Thứ ba, điều chỉnh thuế suất hàng hóa tiêu
thụ nội địa để bù đắp một phần cho khoản giảm
thu từ thuế xuất nhập khẩu, hướng tới việc cân
đối ngân sách nhà nước.
Thứ tư, xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu
và đối tượng ưu đãi tài chính. Danh sách các
ngành, lĩnh vực được hưởng mức độ ưu đãi đầu
tư cao hơn cần được rà soát cẩn thân, kỹ lưỡng
để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các
NĐT. Sẽ không hợp lý nếu đặt ra quá nhiều mục
tiêu cho một ngành riêng lẻ như sử dụng nhiều
lao động, sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ
tiên tiến, hướng về xuất khẩu Đồng thời, xem
xét lại việc ưu đãi tài chính đầu tư theo địa bàn,
nhất là ở những địa phương vùng sâu, vùng
xa. Việc đưa ra quá nhiều ưu đãi tài chính cho
các địa phương này vô hình chung tạo ra trách
nhiệm xóa đói giảm nghèo cho địa phương lên
vai NĐT trong khi quan tâm hàng đầu của NĐT
là lợi nhuận. Do đó, chính sách này có thể gây
ra tác dụng ngược, làm NĐT không hứng thú
khi đầu tư vào những địa bàn này. Do vậy, nên
quy hoạch lại các vùng khuyến khích, ưu đãi
đầu tư cho phù hợp với thế mạnh của vùng đó
để những ưu đãi đó phát huy được hiệu quả,
chứ không nên dành ưu đãi cho tất cả các vùng
có khó khăn. Bên cạnh đó, cần xem xét cụ thể
mục tiêu ưu đãi để có chính sách phù hợp, phân
biệt rõ ưu đãi cho dự án đầu tư mới hay dự án
mở rộng. Nếu Chính phủ muốn tạo thêm công
ăn việc làm thì dành ưu đãi cho các dự án mới;
nếu muốn đổi mới công nghệ thì dành ưu đãi
cho các dự án mở rộng; nếu đơn giản chỉ muốn
tăng thêm lượng vốn FDI càng nhiều càng tốt,
thì sẽ không cần phân biệt dự án mới hay dự án
mở rộng.
Tuy nhiên, nếu khuyến khích ưu đãi đầu tư
tài chính quá lớn, thời gian quá dài có thể dẫn
đến triệt tiêu lợi ích của nước nhận đầu tư, thì
dự án đầu tư đó sẽ trở nên vô nghĩa với nước
nhận đầu tư. Mặt khác, trong nhiều trường hợp,
dù áp dụng mạnh mẽ các biện pháp ưu đãi đầu
tư nhưng kết quả thu hút đầu tư không được
như mong muốn, vì còn do nhiều nguyên nhân
như: Chất lượng cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ
kinh tế quốc tế không thuận lợi Do đó, phải
kết hợp đồng thời các biện pháp, giải pháp đồng
bộ thì mới đạt được kết quả thu hút FDI như
mong muốn.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và một số gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
1. Chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút
ĐTNN
So với giai đoạn trước, để tăng tính hấp dẫn
của môi trường đầu tư trong nước, mức thuế
suất thuế TNDN của nhiều nước trên thế giới, cả
các nước phát triển và các nước đang phát triển,
đã được điều chỉnh giảm đáng kể. Trong đó, có
những quốc gia đã thực hiện cắt giảm mức thuế
suất thuế TNDN khá cao. Tuy nhiên, để hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực đến thu ngân sách, việc giảm
thuế suất thuế TNDN đã được các nước tiến hành
từng bước và lộ trình cắt giảm thường được công
bố trước. Song song với việc cắt giảm thuế suất,
một số nước cũng thực hiện các biện pháp để mở
rộng cơ sở thuế, kiểm soát chặt các khoản chi phí
được trừ. Cụ thể:
Mức thuế suất thuế TNDN trung bình của
các nước OECD đã giảm từ 32% năm 2000
xuống 25% năm 2015 và đến năm 2018 còn
22%. Từ năm 2013 đến nay, Anh đã 4 lần giảm
thuế suất thuế TNDN phổ thông, từ 24% xuống
19%. Năm 2017, Mỹ đã giảm mức thuế suất
phổ thông thuế TNDN từ 35% xuống còn 21%.
Australia đã lên lộ trình điều chỉnh giảm dần
mức thuế suất thuế TNDN trong những năm tới
đây, từ mức 30% xuống 25%. Tại khu vực châu
Á, năm 2010, Singapore đã giảm mức thuế suất
thuế TNDN từ 18% xuống 17%. Hàn Quốc đã
cắt giảm thuế suất thuế TNDN từ 22% xuống
20% vào năm 2012. Malaysia giảm thuế suất từ
25% xuống 24% từ năm 2016. Thái Lan cũng
đã giảm mức thuế suất thuế TNDN xuống 20%.
Cùng với việc điều chỉnh thuế suất thuế
TNDN, chính sách ưu đãi thuế trên thế giới
những năm gần đây cũng đã có nhiều sự thay
đổi. Trong số các hình thức ưu đãi thuế, hình
thức miễn, giảm thuế có thời hạn và áp dụng
thuế suất ưu đãi khá phổ biến ở các nước đang
phát triển, tiếp đến là ưu đãi về giảm thuế suất.
Mức thuế suất thuế TNDN phổ thông
ở một số quốc gia1
Quốc gia
Thuế suất
phổ thông (%)
Australia 301
Cam-pu-chia 20
Trung Quốc 252
1 Mức thuế suất 27,5% áp dụng cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu
hàng năm thấp hơn 25 triệu đô la Australia.
2 Mức thuế suất từ 10-20% áp dụng cho DNVVN; 15% áp dụng cho
doanh nghiệp công nghệ cao..
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Ths. Phan Thị Phương Thanh*
Ngày nhận bài: 5/8/2019
Ngày chuyển phản biện: 7/8/2019
Ngày nhận phản biện: 15/8/2019
Ngày chấp nhận đăng: 22/8/2019
Bài viết này tập trung vào kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) trên các khía cạnh sau: (1) Chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút ĐTNN; (2) Chính sách hỗ trợ khác,
trong đó chủ yếu là tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, bình đẳng, cải cách các thủ tục hành chính, đặc
biệt là về điều kiện kinh doanh đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
• Từ khóa: đầu tư nước ngoài, chính sách đầu tư, ưu đãi thuế, cải cách thủ tục hành chính.
This article focuses on the experience of several
countries in the world in attracting foreign
investment (FDI) in the following aspects: (1) Tax
incentive policies to attract foreign investment;
(2) Other supporting policies, mainly creating
an attractive and equal business environment,
reforming administrative procedures, especially on
business conditions for foreign enterprises.
• Keywords: foreign investment, investment
policies, tax incentives, administrative procedure
reform.
* Học viện Tài chính
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 09 (194) - 2019
63Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019
Quốc gia
Thuế suất
phổ thông (%)
Ấn Độ 30
Indonesia 25
Nhật Bản 23,9
Lào 24
Ma-lay-xi-a 24
My-an-ma 25
New Zealand 28
Philippines 30
Nga 20
Xing-ga-po 17
Đài Loan 17
Anh 19
Mỹ 21
Thụy Điển 22
Đan Mạch 22
Nguồn: Deloitte (2017)
Tổng hợp tỷ lệ các hình thức ưu đãi thuế
được áp dụng ở một số khu vực trên thế giới
(% số quốc gia được điều tra có áp dụng)
Miễn,
giảm
thuế có
thời hạn
Giảm
thuế
suất
Giảm
trừ
nghĩa
vụ thuế
Ưu đãi
thuế
cho
R&D
Được
tính
vào chi
phí cao
hơn
Đông Á và
Thái Bình
Dương (12) 92 75 67 83 33
Đông Âu và
Trung Á (16) 88 38 25 31 0
Mỹ La-Tinh và
Ca-ri-bê (25) 88 32 52 12 4
Trung Đông
và Bắc phi (15) 80 40 13 0 0
OECD (33) 21 36 64 76 21
Nam Á (7) 100 43 71 29 71
Khu vực
Xa-ha-ra (45) 78 62 78 11 18
Nguồn: James (2014)
Tuy nhiên, gần đây cũng đã có một số quốc
gia thực hiện thu hẹp phạm vi ưu đãi thuế nhằm
đảm bảo tính trung lập của hệ thống chính sách
thuế, ví dụ như trường hợp Jamaica, Ai Cập hay
Trung Quốc. Năm 2013, Jamaica đã thực hiện
một công cuộc cải cách thuế khá toàn diện, xóa
bỏ nhiều chính sách ưu đãi thuế. Ai Cập năm
2005 cũng đã ban hành Luật thuế thu nhập mới,
qua đó đã bãi bỏ chính sách miễn, giảm thuế có
thời hạn và áp dụng các quy định chuyển tiếp
cho các dự án đang thực hiện. Nguồn vốn FDI
vào Ai Cập trong năm sau đó (2005-2006) vẫn
tăng gấp đôi (IMF, 2015). Tương tự, cuối thập
niên 2000, Trung Quốc cũng đã thực hiện đơn
giản hóa chính sách ưu đãi thuế trong lần cải
cách thuế năm 20083. Theo đó, Trung Quốc đã
thống nhất áp dụng thuế suất thuế TNDN đối
với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài và thu hẹp phạm vi áp dụng ưu đãi
thuế, chuyển từ ưu đãi dựa theo địa bàn sang
dựa chủ yếu theo ngành nghề.2
Chính sách ưu đãi thuế ở một số quốc gia
trên thế giới có thể tóm lược như sau:
a) Ưu đãi về giảm mức thuế suất
Ưu đãi về giảm thuế suất, đặc biệt là thuế
suất thuế TNDN đang được áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới. Theo đó, các doanh nghiệp
có dự án đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích
đầu tư như ngành công nghệ cao, DNNVV,
có thể được hưởng ưu đãi về thuế suất trong
một thời hạn nhất định. Cụ thể ở một số nước
như sau:
Ở Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN
phổ thông là 25%, trong khi đó các DNNVV
được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 10%-
20%, doanh nghiệp công nghệ cao được áp
dụng thuế suất 15%. Tuy nhiên, trong giai đoạn
2015-2017, để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển
của các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp có
thu nhập chịu thuế thấp còn được ưu đãi nhiều
hơn, cụ thể như sau: i) Doanh nghiệp có thu
nhập chịu thuế nhỏ hơn 200.000 NDT áp dụng
thuế suất 10%; ii) Doanh nghiệp có thu nhập
chịu thuế từ 200.000 - 300.000 NDT áp dụng
thuế suất 20% trong giai đoạn 01/01/2015-
30/9/2015; thuế suất 10% trong giai đoạn
01/10/2015 - 31/12/2017.
3 Từ 01/01/2008, hầu hết các hình thức ưu đãi thuế áp dụng riêng đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bị bãi bỏ, kể cả miễn, giảm
thuế có thời hạn.
64 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Ở Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phổ
thông là 20% nhưng các DNNVV được áp dụng
thuế suất ưu đãi ở mức thấp hơn. Theo đó, các
DNNVV có thu nhập chịu thuế từ 300.000
bạt trở xuống được miễn thuế, từ 300.001-
3.000.000 bạt được áp dụng mức thuế suất 15%
và trên 3 triệu bạt áp dụng mức thuế suất 20%.
Ở Malaysia, mức thuế suất thuế TNDN phổ
thông là 24%. DNNVV với quy mô vốn nhỏ
hơn 2,5 triệu Ringit được áp dụng thuế suất
18% cho phần thu nhập chịu thuế đến 500 nghìn
Ringit và phần còn lại chịu thuế suất 24%.
Ở Australia, mức thuế suất thuế TNDN phổ
thông là 30% còn mức thuế suất thuế TNDN đối
với doanh nghiệp nhỏ là 27,5% và áp dụng cho
doanh nghiệp có tổng thu nhập ít hơn 25 triệu
AUD trong năm tài chính 2017-2018 và ít hơn
50 triệu AUD trong năm tài chính 2018-2019.
Các quốc gia khác trong khu vực như Lào,
Căm-pu-chia cũng áp dụng các quy định ưu
đãi về thuế suất thuế TNDN, ví dụ, các công
ty niêm yết ở Lào được áp dụng mức thuế suất
thuế TNDN 20% trong 4 năm kể từ khi niêm
yết so với mức thuế suất thuế TNDN phổ thông
là 24%.
b) Ưu đãi về miễn, giảm thuế có thời hạn
Trong số các hình thức ưu đãi thuế, miễn,
giảm thuế có thời hạn là hình thức được áp dụng
phổ biến nhất, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Trong thập niên 1980, gần 40% các quốc
gia có thu nhập trung bình ở khu vực Xa-ha-ra
áp dụng hình thức miễn, giảm thuế có thời hạn.
Tuy nhiên, đến năm 2005, có hơn 80% các quốc
gia ở khu vực này áp dụng miễn giảm thuế có
thời hạn (Keen, 2015). So với các nước đang
phát triển, tỷ lệ các quốc gia phát triển có sử
dụng hình thức ưu đãi về kỳ miễn, giảm thuế
thấp hơn đáng kể. Chỉ có 21% số quốc gia thuộc
OECD có áp dụng hình thức ưu đãi này. Gần
đây, một số nước phát triển đã bãi bỏ hình thức
ưu đãi miễn, giảm thuế có thời hạn. Cụ thể ở
một số nước như sau:
Tại Trung Quốc, pháp luật về thuế TNDN
của nước này cho phép: i) miễn thuế trong 1
năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp
trong 2 năm tiếp theo đối với các ngân hàng
nước ngoài, ngân hàng liên doanh, các liên
doanh góp vốn cổ phần hoạt động tại các khu
phát triển công nghệ mới và công nghệ cao,
hoặc tại các đặc khu kinh tế có thời gian hoạt
động từ 10 năm trở lên; (ii) miễn thuế trong 2
năm đầu có lãi và 50% số thuế phải nộp cho 3
năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp có thời
gian hoạt động từ 10 năm trở lên trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc tại địa bàn có
điệu kiện kinh tế khó khăn, hoặc các vùng miền
núi, vùng sâu, vùng xa; (iii) miễn thuế trong 5
năm đầu có lãi và giảm 50% số thuế phải nộp
cho 5 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp
có thời gian hoạt động từ 15 năm trở lên trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng cảng, cầu tàu, giao
thông vận tải, năng lượng, hoạt động trong các
đặc khu kinh tế.
Ở Thái Lan, thời gian được miễn thuế TNDN
có thể kéo dài tối đa đến 11 năm, trong đó, đối
với dự án đầu tư vào ngành, nghề ưu tiên có thể
được miễn thuế tối đa đến 8 năm và nếu vào địa
bàn ưu tiên có thể được miễn thuế TNDN tối
đa thêm 3 năm. Đối với một số dự án, sau khi
hết kỳ miễn thuế TNDN còn có thể được giảm
50% số thuế TNDN phải nộp trong vòng 5 năm
tiếp theo4. Tuy nhiên, pháp luật về thuế TNDN
của Thái Lan quy định trong một số trường hợp
số thuế được miễn trong thời kỳ ưu đãi không
được vượt quá số vốn đầu tư của dự án được
khuyến khích.3
Malaysia thực hiện ưu đãi thuế cho các dự
án mới quan trọng từ 01/01/2016, theo đó miễn
100% thuế TNDN trong 05 năm đối với công ty
thành lập mới, công ty thực hiện mở rộng dự án
sản xuất thực phẩm; trong 10 năm đối với công
ty thực hiện dự án sản xuất thực phẩm mới. Một
số ngành (công nghiệp vũ trụ, công nghệ sinh
học) được miễn thuế TNDN trong thời gian
từ 10 đến 15 năm.
Bên cạnh các quy định về miễn, giảm thuế
TNDN, một số quốc gia còn áp dụng một số quy
định về miễn, giảm thuế TNCN để thu hút đầu
tư. Song phạm vi các khoản thu nhập được miễn
thuế cũng có sự khác biệt giữa các nước, tùy
thuộc vào định hướng chính sách của mỗi nước,
ví dụ, có nước cho phép miễn thuế đối với thu
nhập từ đầu tư vốn (Nam Phi, Argentina...), thu
4 Được xác định là 20 địa phương có thu nhập bình quân đầu người thấp
nhất.
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 09 (194) - 2019
65Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019
nhập từ các chương trình tiết kiệm nhà ở dài hạn
(Hàn Quốc). Một số quốc gia quy định miễn
thuế TNCN đối với thu nhập của hộ gia đình
thuộc lĩnh vực nông nghiệp (Sri Lanka, Canada,
Hàn Quốc) và đối với cổ tức của các thành
viên đầu tư vào nông nghiệp.
c) Ưu đãi thuế thông qua giảm trừ nghĩa
vụ thuế và giảm trừ thu nhập chịu thuế theo
đầu tư
Một số quốc gia bên cạnh áp dụng mức thuế
suất ưu đãi và miễn, giảm thuế thu nhập trong
thời hạn nhất định còn thực hiện chính sách
giảm nghĩa vụ thuế và giảm trừ thu nhập chịu
thuế theo đầu tư, nhất là ở các nước phát triển.
Trong khu vực châu Á cũng có quốc gia áp dụng
hình thức ưu đãi này, ví dụ như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ASEAN
như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Ở Hàn Quốc, nhằm khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư tăng sản lượng, phát triển công
nghệ và nguồn nhân lực, tiết kiệm năng lượng,
bảo vệ môi trường, Hàn Quốc áp dụng chính
sách giảm nghĩa vụ thuế theo đó: Doanh nghiệp
đầu tư máy móc, trang thiết bị trước 31/12/2012
để tăng sản lượng, đảm bảo an toàn được giảm
trừ 3% số thuế TNDN phải nộp, riêng đối với
DNNVV mức giảm trừ là 7%. Doanh nghiệp
đầu tư phát triển công nghệ, nguồn nhân lực cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển, đào tạo nghề
được giảm trừ 10% số thuế phải nộp. Doanh
nghiệp đầu tư nhằm tiết kiệm năng lượng trước
31/12/2011 và đầu tư nhằm bảo vệ môi trường
trước 31/12/2013 được giảm trừ 10% số thuế
phải nộp. Số thuế chưa được giảm trừ sẽ được
chuyển sang 5 năm tiếp theo.
Ở Malaysia, một số doanh nghiệp có vốn đầu
tư lớn, khó thu hồi vốn trong thời gian ngắn có
thể lựa chọn hình thức ưu đãi thuế khác như
giảm trừ thuế đối với vốn đầu tư. Theo đó,
doanh nghiệp có thể được giảm trừ tới 60% vốn
đầu tư trong thời gian 10 năm. Số giảm trừ chưa
được sử dụng hết có thể được chuyển sang các
năm tiếp theo.
d) Ưu đãi thông qua miễn, giảm thuế gián
thu
Chính sách ưu đãi thông qua miễn, giảm
thuế gián thu cũng được nhiều nước trên thế
giới thực hiện, đặc biệt là chính sách thuế nhập
khẩu. Nhiều quốc gia cho phép miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc, thiết bị và nguyên vật
liệu, đặc biệt là nguyên vật liệu để sản xuất hàng
xuất khẩu, ví dụ như ở Thái Lan, Singapore,
Malaysia hay Indonesia. Ở một số quốc gia, để
hỗ trợ và thúc đẩy người dân tăng mức chi tiêu
cho một số lĩnh vực ưu tiên, pháp luật về thuế
GTGT cho phép áp dụng mức thuế suất 0% đối
với một số hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong
nước, ví dụ, ở Nam Phi hay ở Anh. Tuy nhiên,
trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập với việc
cắt giảm hàng rào thuế quan, vai trò của chính
sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đã giảm đáng kể
so với trước đây.
e) Các hình thức ưu đãi khác
Ở một số quốc gia khác, để hỗ trợ các doanh
nghiệp tăng cường hoạt động nghiên cứu
KH&CN, pháp luật về thuế TNDN cho phép
doanh nghiệp được giảm trừ một tỷ lệ nhất định
nghĩa vụ thuế TNDN dựa trên trên tổng chi
phí cho lĩnh vực KH&CN doanh nghiệp thực
hiện, ví dụ, ở Nhật Bản là từ 8-10%; Ca-na-da
là 15%; Bồ Đào Nha là 32,5% và Anh là 10%.
Ngoài ra, một số quốc gia cho phép áp dụng
cơ chế giảm trừ bổ sung vào thu nhập chịu
thuế một tỷ lệ ở mức cao hơn số chi thực tế
chi cho một số hoạt động cần khuyến khích,
đặc biệt là đối với các khoản chi tiêu cho lĩnh
vực KH&CN. Đối với chi tiêu cho hoạt động
KH&CN, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 150%, ở
Nga là 250%, Thái Lan là 200%, Brazil là 160%
và Nam Phi là 150%, Singapore là 200%.
Bên cạnh đó, cơ chế hoàn thuế đối với lợi
nhuận tái đầu tư cũng được một số quốc gia áp
dụng, ví dụ, như In-đô-nê-xi-a cho phép doanh
nghiệp nếu sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư tại
năm có lợi nhuận hoặc năm sau sẽ được miễn
thuế TNDN đối với phần lợi nhuận tái đầu tư.
Trung Quốc gần đây để đối phó với cải cách
thuế của Mỹ và nhằm mục tiêu giữ lại nguồn lợi
nhuận trong nước cũng đã áp dụng chính sách
hoàn thuế đối với tái đầu tư.
2. Các chính sách hỗ trợ khác
Bên cạnh các chính sách ưu đãi thuế, chính
phủ các nước cũng thực hiện nhiều biện pháp bổ
trợ khác nhằm thu hút ĐTNN, trong đó chủ yếu
là các biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu
66 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
tư kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh bình
đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài, xóa bỏ hạn chế ĐTNN đối
với một số lĩnh vực nhạy cảm hoặc cải cách
thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp. Cụ thể:
Trung Quốc: Theo Thông tư hướng dẫn thu
hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày
17/01/2017, Trung Quốc thực hiện tự do hóa
các lĩnh vực cho ĐTNN; mở cửa cho ĐTNN
từng bước vào các lĩnh vực nhạy cảm như viễn
thông, giáo dục, internet, công nghiệp, giao
thông vận tải; các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo
chiến lược “Made in China 2025”; xóa bỏ quy
định về vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp
ĐTNN; sửa đổi danh mục hạn chế ĐTNN (giảm
danh sách các ngành cấm thu hút đầu tư từ 63
ngành/lĩnh vực năm 2017 xuống còn 48 ngành/
lĩnh vực, giảm danh sách các ngành cấm thu
hút đầu tư trong khu vực thương mại tự do từ
95 ngành/lĩnh vực xuống còn 45 ngành/lĩnh
vực) Doanh nghiệp ĐTNN trong các ngành
được khuyến khích có thể tiếp tục được hưởng
lợi về chi phí sử dụng đất (70% mức giá cấp đất
tối thiểu).
Indonesia: Trong giai đoạn 2015-2017,
Chính phủ Indonesia đã đưa ra 16 gói kích thích
và bãi bỏ quy định nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh, thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, trong đó tập trung vào việc bãi bỏ
quy định, cắt giảm các quy định hạn chế trước
đây và tăng cường hoạt động thực thi pháp
luật nhằm hỗ trợ doanh nghiệp; giảm thời gian
cấp phép các dự án mới, thời gian cấp đất và
mua sắm hàng hóa dịch vụ công được nhanh
chóng; rút ngắn và đơn giản hóa quá trình xin
giấy phép kinh doanh (nộp trực tuyến tất cả các
tài liệu cần thiết để xin cấp giấy phép đầu tư
thay cho việc phải thực hiện thông qua nhiều cơ
quan như trước đây); tiếp tục ưu đãi thuế cho
các ngành trong khu kinh tế đặc biệt, đồng thời
miễn thuế cho hai ngành: sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp kỹ thuật số, đồng thời cho phép
nới lỏng danh mục đầu tư bị cấm hoặc hạn chế
của quốc gia đối với một số lĩnh vực ưu tiên như
dệt may
Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc ưu đãi
ĐTNN thông qua việc trợ cấp tiền mặt đối với
các khoản ĐTNN thỏa mãn một số điều kiện
nhất định như: Yếu tố công nghệ cao, hiệu quả
của việc chuyển giao công nghệ, quy mô tạo
việc làm, liệu ĐTNN có trùng với đầu tư trong
nước hay không, quyền sở hữu của địa điểm thực
hiện dự án đầu tư Cụ thể: Dự án đầu tư có tỷ
lệ ĐTNN từ 30% trở lên thuộc một trong trường
hợp sau đây sẽ đủ điều kiện nhận trợ cấp tiền
mặt: (1) hình thành nhà máy mới hoặc mở rộng
nhà máy hiện có (hoặc một cơ sở kinh doanh
trong trường hợp kinh doanh phi sản xuất) và
thực hiện hoạt động kinh doanh có công nghệ
cao; (2) hình thành nhà máy mới hoặc mở rộng
nhà máy hiện có để sản xuất các bộ phận và vật
liệu để thúc đẩy chuyên môn hóa các tập đoàn
và thỏa mãn là vật liệu đóng góp đáng kể vào
giá trị gia tăng cao của sản phẩm cuối cùng; Vật
liệu đòi hỏi công nghệ tiên tiến và có hiệu ứng
lan tỏa công nghệ cao; Vật liệu đóng vai trò là
nền tảng của một ngành công nghiệp hoặc có
hiệu ứng liên kết giữa các ngành; (3) hình thành
nhà máy mới (hoặc một cơ sở kinh doanh trong
trường hợp kinh doanh phi sản xuất) hoặc mở
rộng cơ sở hiện có mà tạo ra số việc làm lớn hơn
so với quy định cụ thể của từng ngành, lĩnh vực;
(4) hình thành cơ sở mới hoặc mở rộng cơ sở
hiện có về hoạt động R&D và đi kèm với yếu tố
công nghệ cao hoặc trường hợp một tổ chức phi
lợi nhuận nhận được sự ĐTNN để thành lập mới
hoặc mở rộng một cơ sở nghiên cứu; (5) đầu
tư có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế được
Ủy ban ĐTNN công nhận, thỏa mãn điều kiện
là một công ty nước ngoài sở hữu các doanh
nghiệp ở ba quốc gia trở lên đặt một trụ sở khu
vực tại Hàn Quốc và có quyền kiểm soát từ hai
quốc gia trở lên. Ngoài ra, cổ phần của công
ty mẹ cần có ít nhất 50% và doanh thu trung
bình hàng năm của công ty mẹ xét trong 5 năm
gần nhất phải đạt 3 nghìn tỷ KRW trở lên; Công
ty nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp
chiến lược theo đạo luật về phát triển quốc gia
cân bằng và được công nhận rằng ngành công
nghiệp liên quan sẽ đóng góp cho sự phát triển
kinh tế của địa phương.
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 09 (194) - 2019
67Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
3. Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về các chính
sách ưu đãi nhằm tăng cường thu hút FDI của
một số nước, có thể rút ra một số gợi ý chính
sách cho Việt Nam, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xem xét rà soát cải cách chính
sách thuế theo hướng hợp lý hóa cơ cấu thuế
suất, mở rộng cơ sở tính thuế; cải cách quản lý
hành chính về thuế, áp dụng các loại thuế tiên
tiến phù hợp với nguyên tắc của thị trường và
thông lệ quốc tế. Việt Nam là quốc gia đang
phát triển và yêu cầu phải điều chỉnh chính sách
thuế càng trở nên cấp thiết vì đến nay, Việt Nam
vẫn còn thiên về bảo hộ sản xuất trong nước
và khuyến khích xuất khẩu thông qua hệ thống
thuế quan và trợ cấp, trong đó có không ít biện
pháp không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, thực hiện lộ trình giảm thuế hợp
lý và tương thích với đặc điểm kinh tế, có tính
tới tương quan và kết cấu mặt hàng xuất nhập
khẩu trên các thị trường khác nhau, không làm
biến động ngân sách nhà nước, cũng như hài
hòa giữa các địa phương trong cả nước.
Thứ ba, điều chỉnh thuế suất hàng hóa tiêu
thụ nội địa để bù đắp một phần cho khoản giảm
thu từ thuế xuất nhập khẩu, hướng tới việc cân
đối ngân sách nhà nước.
Thứ tư, xác định rõ ràng và cụ thể mục tiêu
và đối tượng ưu đãi tài chính. Danh sách các
ngành, lĩnh vực được hưởng mức độ ưu đãi đầu
tư cao hơn cần được rà soát cẩn thân, kỹ lưỡng
để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các
NĐT. Sẽ không hợp lý nếu đặt ra quá nhiều mục
tiêu cho một ngành riêng lẻ như sử dụng nhiều
lao động, sử dụng nhiều vốn, áp dụng công nghệ
tiên tiến, hướng về xuất khẩu Đồng thời, xem
xét lại việc ưu đãi tài chính đầu tư theo địa bàn,
nhất là ở những địa phương vùng sâu, vùng
xa. Việc đưa ra quá nhiều ưu đãi tài chính cho
các địa phương này vô hình chung tạo ra trách
nhiệm xóa đói giảm nghèo cho địa phương lên
vai NĐT trong khi quan tâm hàng đầu của NĐT
là lợi nhuận. Do đó, chính sách này có thể gây
ra tác dụng ngược, làm NĐT không hứng thú
khi đầu tư vào những địa bàn này. Do vậy, nên
quy hoạch lại các vùng khuyến khích, ưu đãi
đầu tư cho phù hợp với thế mạnh của vùng đó
để những ưu đãi đó phát huy được hiệu quả,
chứ không nên dành ưu đãi cho tất cả các vùng
có khó khăn. Bên cạnh đó, cần xem xét cụ thể
mục tiêu ưu đãi để có chính sách phù hợp, phân
biệt rõ ưu đãi cho dự án đầu tư mới hay dự án
mở rộng. Nếu Chính phủ muốn tạo thêm công
ăn việc làm thì dành ưu đãi cho các dự án mới;
nếu muốn đổi mới công nghệ thì dành ưu đãi
cho các dự án mở rộng; nếu đơn giản chỉ muốn
tăng thêm lượng vốn FDI càng nhiều càng tốt,
thì sẽ không cần phân biệt dự án mới hay dự án
mở rộng.
Tuy nhiên, nếu khuyến khích ưu đãi đầu tư
tài chính quá lớn, thời gian quá dài có thể dẫn
đến triệt tiêu lợi ích của nước nhận đầu tư, thì
dự án đầu tư đó sẽ trở nên vô nghĩa với nước
nhận đầu tư. Mặt khác, trong nhiều trường hợp,
dù áp dụng mạnh mẽ các biện pháp ưu đãi đầu
tư nhưng kết quả thu hút đầu tư không được
như mong muốn, vì còn do nhiều nguyên nhân
như: Chất lượng cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ
kinh tế quốc tế không thuận lợi Do đó, phải
kết hợp đồng thời các biện pháp, giải pháp đồng
bộ thì mới đạt được kết quả thu hút FDI như
mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
Bộ Tài chính (2019) Báo cáo kinh nghiệm các nước về
chính sách thu hút ĐTNN
Magnus Bloomstrom and Ari Kokko (2003), The economics
of foreign direct investment incentives, Working paper 168,
Charles Oman (1999), Policy competition for foreign
direct investment : a study of competition among governments
to atract FDI,
pdf;
https://www.gov.uk/government/publications/corporation-
tax-to-17-in-2020
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/
Documents/Tax/dttl-tax-withholding-tax-rates.pdf
global-outlook-for-tax-policy/$File/EY-2018-global-outlook-
for-tax-policy.pdf
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/global/
Documents/Tax/dttl-tax-corporate-tax-rates.pdf
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/cn/
Documents/international-business-support/deloitte-cn-ibs-
thailand-tax-invest-en-2017.pdf
budget-tax-incentives-companies
TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_quoc_te_ve_chinh_sach_thu_hut_dau_tu_nuoc_ngoai.pdf