Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với nền kinh tế ngầm và bài học rút ra cho Việt Nam

Thứ hai, về áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với việc trả lương và các khoản thu nhập Các quốc gia đều khuyến khích và thực hiện áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với việc trả lương và các khoản thu nhập thông qua tài khoản ngân hàng nhằm hạn chế tối đa các giao dịch tiền mặt (yếu tố chủ chốt đại diện cho nền kinh tế ngầm). Dó đó Việt Nam cũng nên xem xét, cân nhắc hướng đến áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với các khoản tiền lương và tiền công theo lộ trình nhất định để các chủ thể trong nền kinh tế có thời gian thích nghi và thực hiện. Thứ ba, áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với các lợi ích an sinh xã hội Đối với Việt Nam, phương thức này đòi hỏi Chính phủ phải có hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện và các cơ quan quản lý thuế cũng phải được trang bị các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mới có thể áp dụng bắt buộc được. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, khả năng áp dụng phương thức quản lý này sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nếu có sự quyết tâm cao thì không có gì là không thể thực hiện được. Thứ tư, áp dụng ngưỡng thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng Đối với Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch đã hình thành từ khá lâu khiến cho nền kinh tế ngầm có được điều kiện thuận lợi để phát triển. Đến thời điểm hiện nay, việc sử dụng tiền mặt khi trao đổi mua bán vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên, do đó để thực hiện phương thức quản lý theo cách áp dụng ngưỡng thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng thì cần được thực hiện có lộ trình. Mặt khác cần nâng cao vận động, tuyên truyền các chủ thể trong nền kinh tế hướng tới việc thanh toán điện tử do sự thuận tiện cũng như lợi ích to lớn mang lại trong việc giảm thiểu quy mô của nền kinh tế ngầm, giúp cơ quan thuế tăng nguồn thu và kiểm soát được các hành vi gian lận.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với nền kinh tế ngầm và bài học rút ra cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 1. Vài nét sơ lược về kinh tế ngầm Kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không có sự thống kê của cơ quan nhà nước (thuế, luật) hoặc các quy định thương mại. Khái niệm kinh tế ngầm ở đây là để đối sánh với nền kinh tế công khai có thể thống kê được. Thuật ngữ này cũng thường được gọi là underdog, nền kinh tế bóng, nền kinh tế song song hoặc kinh doanh ma, chợ đen. Kinh tế ngầm gồm 5 nhóm: (1) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp: như buôn bán hàng cấm (ma tuý, vũ khí, hàng giả...), buôn lậu, buôn người, buôn bán nội tạng người, cờ bạc, hối lộ, tham nhũng, mại dâm... (2) Hoạt động kinh tế ngầm: là các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng không được các doanh nghiệp khai báo với nhà nước (để trốn thuế); (3) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được thống kê: là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng quy mô nhỏ, không thể thống kê đầy đủ (ví dụ: buôn hàng vỉa hè, xe ôm, bán hàng rong...) (4) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình: Là những hoạt động hợp pháp diễn ra trong nội bộ gia đình, ví dụ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NGẦM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Ths. Lê Thị Mai Liên* - Ths. Đỗ Ngọc Sơn** - Ths. Hoàng Vân Ngọc*** Ngày nhận bài: 5/8/2019 Ngày chuyển phản biện: 7/8/2019 Ngày nhận phản biện: 15/8/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/8/2019 Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án Thống kê khu vực kinh tế “chưa được quan sát” - hay còn được gọi là khu vực kinh tế ngầm. Khu vực kinh tế chưa được quan sát là bộ phận cấu thành nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới; quy mô và tính đa dạng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, môi trường pháp lý của mỗi quốc gia. Phần lớn các hoạt động kinh tế này tạo ra việc làm và thu nhập, góp phần ổn định xã hội. Theo các chuyên gia, hiện nay khu vực kinh tế chưa được quan sát chiếm tỷ lệ khá lớn trong các thành phần kinh tế tại Việt Nam. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các hoạt động kinh tế ngầm luôn luôn thay đổi và thích nghi cùng với sự phát triển của số hóa, toàn cầu hóa và xuất hiện các mô hình kinh doanh mới đã tạo sự thay đổi nhanh chóng trong kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan thuế cần tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý thuế, thích nghi với sự thay đổi của các hoạt động kinh tế ngầm. Như vậy, từ phương thức đến xu thế quản lý thuế của mỗi quốc gia cũng cần có sự thay đổi sao cho phụ hợp với loại hình kinh tế này. Bài viết sẽ đề cập đến kinh nghiệm quản lý kinh tế ngầm ở một số quốc gia và từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. • Từ khóa: kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức, quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế. Recently, the Prime Minister has officially approved the Project of Statistics on economic areas known as the underground economic sector. Un Observed economic sector is an integral part of the economy of all countries in the world; The size and the diversity depend on each country’s economic development and legal environment. Most of these economic activities create jobs and income, contributing to social stability. According to experts, at present, the economic sector has not been observed, accounting for a large proportion of all economic sectors in Vietnam. Especially in recent times, underground economic activities are always changing and adapting with the development of digitization, globalization and new business models that have created rapid changes in Socioeconomic. This requires regulators, especially tax authorities, to strengthen and improve the quality of tax administration, adapting to the changes of underground economic activities. Thus, from the method to the tax administration trend of each country also needs to change to suit this type of economy. The paper will discuss the experience of underground economic management in a number of countries and draw lessons for Vietnam. • Keywords: underground economy, informal economy, tax administration, tax administration agencies.... * Viện Chiến lược và Chính sách tài chính** Cục Thuế tỉnh Ninh Bình *** Trường Cao đẳng công nghệ và Kinh tế công nghiệp TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019 58 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn như nông dân tự trồng trọt, chăn nuôi rồi tiêu thụ nông sản ngay trong gia đình, không bán ra bên ngoài; (5) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê: là những hoạt động hợp pháp mà cơ quan thống kê bỏ sót. Kinh tế ngầm được hiểu theo nhiều giác độ nhưng tựu chung lại thì kinh tế ngầm là tất cả các hoạt động kinh tế chưa được đăng ký chính thức, do đó chưa được tính vào GDP chính thức (Friedrich Schneider, 2016). Các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo cơ chế thị trường, dù hợp pháp hay bất hợp pháp nếu thoát khỏi sự kiểm soát trong ước tính về GDP đều được coi là kinh tế ngầm (Smith, 1994). Khái niệm mang nghĩa rộng nhất về kinh tế ngầm, đó là những hoạt động kinh tế mà có thu nhập phát sinh từ đó phá vỡ quy định của pháp luật, phá vỡ nguyên tắc đánh thuế hoặc khó có thể kiểm soát được (Dell Anno, 2003; Dell Anno and Schneider, 2004). Nền kinh tế ngầm được hình thành bởi nhiều lý do: (i) tránh/ trốn thuế (thuế thu nhập, thuế GTGT); (ii) tránh thanh toán các khoản đóng góp an sinh xã hội; (iii) tránh các tiêu chuẩn thị trường lao động hợp pháp (lương tối thiểu, giờ làm việc tối thiểu, tiêu chuẩn an toàn lao động); (iv) tránh việc phải tuân thủ các thủ tục hành chính (hoàn thành bảng câu hỏi thống kê hoặc các hình thức hành chính khác). 2. Quản lý thuế đối với các hoạt động kinh tế ngầm ở một số quốc gia Hiện nay ở nhiều nước, công tác quản lý thuế được tăng cường và hướng đến áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của kỹ thuật số nhằm giảm cơ hội phát triển của các hoạt động kinh tế ngầm và tăng cường phát hiện hành vi gian lận. Một yếu tố rất quan trọng của nền kinh tế ngầm là thanh toán bằng tiền mặt dễ cho phép người bán không báo cáo các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, nếu phương thức thanh toán điện tử được sử dụng thay vì tiền mặt thì các giao dịch khó có thể giấu diếm. Do đó, các quốc gia có xu hướng quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử và thanh toán lương và các khoản thu nhập thông qua thanh toán điện tử nhằm giảm quy mô nền kinh tế ngầm. 2.1. Áp dụng bắt buộc hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử là một loại hình của thanh toán điện tử trong đó các tài liệu giao dịch như lệnh mua, điều khoản thanh toán và tín dụng được gửi theo phương thức kỹ thuật số giữa các bên có liên quan, đang dần được các chính phủ và các cơ quan quản lý có thẩm quyền bắt buộc theo dõi và đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế trực tiếp và quy định hải quan. Cho đến nay, các quốc gia yêu cầu hoặc sớm yêu cầu hóa đơn được ký điện tử và gửi ngay cho Chính phủ - đối với tất cả các giao dịch - bao gồm Argentina, Brazil, Trung Quốc, Croatia, Hy Lạp, Hungary, Indonesia, Ý, Philippines, Bồ Đào Nha, Romania và Venezuela. Trong khi đó, các quốc gia áp dụng các yêu cầu về lập hóa đơn điện tử theo phân đoạn thị trường như Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan và Thụy Điển. Khi các chính phủ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bắt buộc, các doanh nghiệp phải đối mặt với một điều kiện chặt chẽ hơn về tuân thủ thuế. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, nhìn chung đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp, người bán hàng hóa, dịch vụ và các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Việc lập hóa đơn điện tử được áp dụng cho các đối tượng giao dịch B2G (giữa doanh nghiệp và chính phủ), B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân) Tại Trung Quốc, cơ sở quản lý thuế là bằng hóa đơn. Theo mô hình truyền thống là quản lý thông qua hóa đơn giấy có dấu của cơ quan thuế. Tuy nhiên, cùng với việc cải cách quản lý thuế, Trung Quốc áp dụng việc điện tử hóa các con dấu, chữ ký và điện tử hóa hóa đơn. Nhiều cơ quan nhà nước đã sử dụng con dấu, chữ ký điện tử, nhiều Bảng: Quy mô nền kinh tế ngầm ở một số quốc gia giai đoạn 2003-2016 (% so với GDP chính thức) Năm Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Úc 13,7 13,2 12,6 11,4 11,7 10,6 10,9 10,3 10,1 9,8 9,4 10,2 10,3 9,8 Canada 15,3 15,1 14,3 13,2 12,6 12 12,6 12,2 11,9 11,5 10,8 10,4 10,3 10 Nhật Bản 11 10,7 10,3 9,4 9 8,8 9,5 9,2 9 8,8 8,1 8,2 8,4 8,5 New Zealand 12,3 12,2 11,7 10,4 9,8 9,4 9,9 9,6 9,3 8,8 8 7,8 8 7,8 Mỹ 8,5 8,4 8,2 7,5 7,2 7 7,6 7,2 7 7 6,6 6,3 5,9 5,6 Trung bình các quốc gia khác ở OECD 12,2 11,9 11,4 10,4 10,1 9,6 10,1 9,7 9,5 9,2 8,6 8,6 8,6 8,3 Trung bình 28 nước EU 22,6 22,3 21,8 21,1 20,3 19,6 20,1 19,9 19,6 19,3 18,8 18,6 18,3 17,9 Trung bình 03 nước không thuộc EU 20,1 19,7 19,1 18,3 17,6 17 17,5 17,2 16,8 16,3 15,7 15,7 15,8 16 Nguồn: Friedrich Schneider (2016) Nền kinh tế ngầm hay khu vực kinh tế không chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan, tuy nhiên vẫn luôn chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cũng như hiệu lực của hệ thống pháp luật ở mức độ khác nhau và tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Sự tồn tại của nền kinh tế ngầm có nhiều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, trong đó vấn đề gây thất thu cho ngân sách nhà nước (chẳng hạn như các hoạt động giao dịch bằng tiền mặt được thực hiện nhưng không hoặc có sự kiểm soát chưa đầy đủ của nhà nước...). Điều này thực sự ngày càng đặt ra thách thức trong công tác quản lý đối với cơ quan quản lý thuế. Tỷ lệ trốn/tránh thuế (gồm thuế gián thu và thuế thu nhập) do nền kinh tế ngầm gây ra ở Ba Lan khoảng 4,2% GDP chính thức năm 2014, khoảng 1,9% ở Đức và 2,9% ở Cộng hòa Séc6. Theo World Bank (2018)7, quy mô nền kinh tế ngầm so với GDP ít hơn 1% thì tỷ lệ thất thu thuế so với GDP cao hơn 0,125%. Theo nghiên cứu của Nguyen Thai Hoa (2019)8, quy mô của nền kinh tế ngầm ở Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ khá lớn và có sự tăng trưởng mạnh kể từ năm 2007 cùng với sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế ngầm và hiện chiếm khoảng 15%-27% GDP, nguồn thu thuế tiềm năng bị mất đi hàng năm khoảng từ 3,3% đến 5% GDP. 2. Quản lý thuế đối với các hoạt động kinh tế ngầm ở một số quốc gia 6 Friedrich Schneider et al (2015), “Shadow economy and tax evasion in the EU”. Journal of Money Laundering Control, ISSN: 1368-5201. Publication date: 5 January 2015 https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/JMLC-09-2014-0027/full/html 7 Rajul Awasthi and Michael Engelschalk (2018), “Taxation and the Shadow Economy: How the Tax System Can Stimulate and Enforce the Formalization of Business Activities” World Bank Policy Research Working Paper, 2018. 8Nguyen Thai Hoa (2019), “How large is Vietnam’s informal economy?”. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/ecaf.12328 TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 09 (194) - 2019 59Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn văn bản hành chính không phải ban hành bằng giấy. Hóa đơn điện tử ở Trung Quốc được định nghĩa là hóa đơn có thông tin được mã hóa, số hóa đưa lên mạng, do vậy nó khác biệt hoàn toàn với hóa đơn truyền thống bằng giấy. Trung Quốc có những công cụ xác nhận danh tính, chữ ký điện tử giúp đảm bảo độ chính xác của thông tin trên mạng. Việc thay đổi này đã tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc giám sát của cơ quan thuế do có thể giám sát tức thì thay vì giám sát hậu kỳ như trước đây. Cơ quan thuế Trung Quốc cũng có bộ phận/đơn vị làm nhiệm vụ thống kê, phân tích dữ liệu hàng ngày để đưa ra kết quả, và các kết quả phân tích sẽ tự động đưa ra các cảnh báo. Khi tiến hành thanh kiểm tra, công việc sẽ được triển khai khá thuận lợi vì mức độ kiểm chứng là dễ dàng. Ví dụ, có thể phát hiện hành vi chuyển giá (chẳng hạn việc hạ thấp giá bán hàng để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài). Có ba vấn đề cơ quan thuế muốn biết đó là: Lưu thông dòng tiền, lưu thông hàng hóa và lưu thông hóa đơn thì lưu thông dòng tiền sẽ khó giả mạo nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc và cho tất cả các doanh nghiệp. Mỗi hóa đơn có 1 mã QR, con dấu của cơ quan thuế và hệ thống ký mã hiệu, dùng để quét thông tin trên từng hóa đơn. Thông qua hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có thể kiểm tra được lượng hàng tồn kho của một doanh nghiệp. Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện xây dựng Cục thuế điện tử nhằm thực hiện chiến lược số hóa quốc gia. Xing-ga-po đã cho phép áp dụng hóa đơn điện tử từ năm 2003. Doanh nghiệp có thể phát hành hóa đơn điện tử mà không cần sự chấp thuận trước của cơ quan thu nội địa (IRAS) nhưng phải tuân thủ hướng dẫn lưu giữ hồ sơ đối với doanh nghiệp đăng ký GST. Doanh nghiệp có thể thuê bên thứ ba tạo hóa đơn điện tử và tín dụng điện tử. Theo hướng dẫn lưu giữ hồ sơ, thì hồ sơ hóa đơn điện tử có thể được giữ bằng phần mềm kế toán. Thêm vào đó, mặc dù IRAS không yêu cầu chữ ký số (IRAS, 2013b) thì hồ sơ hóa đơn điện tử phải được lưu giữ và hoạt động với độ tin cậy và tính xác thực cần thiết. Vào đầu tháng 11 năm 2008, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ bắt buộc phải phát hành hóa đơn điện tử. Như vậy, Xing-ga-po đã đưa ra quy định bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử B2G từ năm 2008 và áp dụng đối với đối tượng là các nhà cung cấp. Hàn Quốc đã triển khai hệ thống thuế GTGT vào năm 1976 và để giúp cải thiện công tác thu thuế, quốc gia này đã yêu cầu áp dụng toàn bộ hóa đơn điện tử đối với B2G và B2B vào năm 2010. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân khác, trước đây việc sử dụng hóa đơn điện tử được áp dụng đối với một số nhóm đối tượng nhất định. Tuy nhiên, sau đó việc áp dụng hóa đơn điện tử được áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp (từ năm 2011) và hóa đơn điện tử được áp dụng theo ngưỡng doanh thu và ngưỡng này được điều chỉnh giảm dần (từ năm 2012 là 1 tỷ KRW (khoảng 910 ngàn đô la Mỹ và từ 01/07/2014 là 300 triệu KRW (tương đương khoảng 270 ngàn đô la). Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm 6.700 tỷ Won chi phí cho toàn xã hội. Mexico cũng là một quốc gia áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử. Năm 2010, mô hình xuất hóa đơn điện tử qua internet (CFDI) được công bố. Năm 2011: Các công ty có doanh thu lớn hơn 4 triệu peso phải áp dụng CFDI. Ngày 1/1/2014, Mexico triển khai bắt buộc áp dụng CFDI với các công ty có doanh thu từ 250,000 peso trở lên, và cho việc phát hành tiền lương hoặc chứng từ lương. Sau đó, các hình thức hóa đơn truyền thống đã dần dần không còn được sử dụng rộng rãi mà thay vào đó là hóa đơn điện tử. Mục tiêu chính của việc bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử là chống gian lận thuế và giảm nền kinh tế phi chính thức. Để có thể phát hành một hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan thuế Mexico (SAT) và có được chữ ký số và con dấu kỹ thuật số từ SAT. Thêm vào đó, chỉ có định dạng XML là hợp lệ đối với một hóa đơn điện tử. Tác động của việc áp dụng hóa đơn điện tử khá rõ rệt trong việc làm giảm quy mô nền kinh tế ngầm khoảng 4% GDP và tăng nguồn thu thuế GTGT tương đương 21% ngân sách hàng năm của Mexico. 2.2. Áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với việc trả lương và các khoản thu nhập Về cơ bản, quy định này đưa ra nghĩa vụ thực hiện bắt buộc thanh toán điện tử (không dùng tiền mặt) đối với các khoản tiền lương và tiền công thông qua chuyển khoản ngân hàng (Croatia, Slovenia, Bosnia, Uruguay). Theo dữ liệu của World Bank, năm 2014 hơn 70% người nhận lương ở các quốc gia được phân tích đã nhận TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019 60 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn tiền lương vào tài khoản của họ thông qua các tổ chức tài chính (ví dụ 74,6% ở Bulgaria; 77,5% ở Bosnia, tỷ lệ cao nhất là 97% ở Slovenia). Lượng tiền được trả thông qua tài khoản ngân hàng sẽ tự nhiên làm tăng khối lượng thanh toán điện tử (thay thế các giao dịch bằng tiền mặt) sẽ giúp giảm quy mô của nền kinh tế ngầm. Theo EY (2019), việc quy định thanh toán tiền lương và tiền công thông qua tài khoản ngân hàng ước tính giúp quy mô của nền kinh tế ngầm giảm khoảng 0,28% GDP ở Ba Lan; 0,13% GDP ở Cộng hòa Séc; 0,1% GDP ở Bulgaria 2.3. Áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với các lợi ích an sinh xã hội Quy định này bắt buộc chính phủ phải trả một số lợi ích an sinh xã hội cho người thụ hưởng dưới hình thức thanh toán điện tử, ví dụ thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc/và thẻ trả trước. Cơ chế của quy định này tương tự như nghĩa vụ thanh toán tiền lương và tiền công. Việc thanh toán khoản trợ cấp thất nghiệp và ốm đau thông qua chuyển khoản ngân hàng là bắt buộc ở Bulgaria, Croatia và Slovenia. Ở Ý, tất cả các khoản giải ngân viện trợ xã hội được thực hiện qua thẻ trả trước. Ngoài ra tất cả các lợi ích an sinh xã hội (bao gồm cả lương hưu) được thanh toán điện tử ở Đan Mạch, Thụy Điển, Uruguay. Theo ước tính của EY (2019), nếu áp dụng quy định bắt buộc thanh toán điện tử đối với các khoản lương hưu thì có thể giảm quy mô nền kinh tế ngầm khoảng 0,59% GDP ở Ban Lan; 0,47% GDP ở Cộng hòa Séc; 0,45% GDP ở Slovakia và 0,31% GDP ở Croatia; 0,18% GDP ở Slovenia; 0,16% GDP ở Bulgaria. Nếu áp dụng quy định bắt buộc thanh toán điện tử đối với các khoản trợ cấp thất nghiệp thì có thể giảm quy mô nền kinh tế ngầm khoảng 0,013% GDP ở Slovakia; 0,011% GDP ở Cộng hòa Séc. 2.4. Áp dụng ngưỡng thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng Quy định này nhằm xác định một giá trị tiền tệ nhất định (ngưỡng) cho một giao dịch mà nếu vượt quá thì không cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng tiền mặt. Trong trường hợp vượt quá ngưỡng giá trị tiền mặt quy định thì các giao dịch được thay thế bằng các khoản thanh toán điện tử bổ sung, đây cũng là cách thức mà cơ quan quản lý thuế áp dụng nhằm làm giảm quy mô của nền kinh tế ngầm và tăng nguồn thu thuế cho nhà nước. Ngưỡng thanh toán tiền mặt đã được áp dụng ở Bulgary, Croatia, Cộng hòa Séc, Slovakia... Tại Croatia, theo hoạt động chống rửa tiền và Đạo luật khủng bố tài chính, số tiền tối đa có thể được phép thanh toán bằng tiền mặt được giới hạn ở mức 105.000 HRK. Theo Đạo luật đăng ký tiền mặt thì ngưỡng tối đa thanh toán tiền mặt là 5.000 HRK cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên tác động làm giảm quy mô nền kinh tế ngầm tại Croatia vẫn không khả quan. Tại Slovakia, từ ngày 1/1/2012, ngưỡng thanh toán tiền mặt đối với giao dịch B2B, C2B và B2C lên tới 5.000 Euro. Tại Cộng hòa Séc, hạn mức thanh toán tiền mặt trong một ngày là 350.000 CZK (khoảng 14.000 Euro). Tại Bulgary, ngưỡng tối đa thanh toán tiền mặt là 10.000 leva (khoảng 5.112 Euro). Tại Bỉ, từ 16/4/2012, ngưỡng thanh toán tiền mặt giảm xuống từ 15.000 Euro xuống 5.000 Euro. Tại Hy Lạp, mức tối đa đối với giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ là 1.500 Euro. Tuy nhiên, ở phần lớn các quốc gia châu Âu, hiện tại ngưỡng thanh toán tiền mặt vẫn tương đối cao (từ 5.000 Euro đến 15.000 Euro), do đó tác động trong việc giảm thanh toán tiền mặt vẫn không đáng kể vì tiền mặt chủ yếu được người tiêu dùng sử dụng cho các giao dịch có giá trị thấp, qua đó tác động không nhiều đến nền kinh tế ngầm. Vì vậy, ở các quốc gia mà ngưỡng thanh toán tiền mặt càng thấp thì mức độ thanh toán điện tử càng cao sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đến nền kinh tế ngầm. 3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, nền kinh tế ngầm hiện đang giảm dần về quy mô, tuy nhiên sự hiện hữu của kinh tế ngầm vẫn còn đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan quản lý thuế. Theo đó, các phương thức quản lý cũng cần có những điều chỉnh nhằm đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế nói chung, cũng như nền kinh tế ngầm nói riêng. Thứ nhất, về áp dụng bắt buộc hóa đơn điện tử Hóa đơn điện tử là một trong những thành tựu của nền kinh tế số, vai trò quan trọng của hóa đơn điện tử được khẳng định do những lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại. Đối với cơ quan thuế, việc quy định doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử giúp giảm chi phí quản lý, dễ dàng truy xuất các số liệu thống kê báo cáo trên hệ thống, cơ quan thuế có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu đầu ra và đầu vào của các DN, hỗ trợ việc hoàn thuế được thuận tiện TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁ Soá 09 (194) - 2019 61Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn TAØI CHÍNH QUOÁC TEÁSoá 09 (194) - 2019 và chính xác. Do nền kinh tế kỹ thuật số khiến cho việc thu thuế phức tạp hơn nên chính phủ các nước ngày càng tận dụng công nghệ để tăng cường thu thuế gián thu và hải quan và biện pháp khả thi nhất là hóa đơn điện tử. Việt Nam trong thời gian qua đã thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, theo đó việc quy định rõ ràng về áp dụng hóa đơn điện tử là một bước tiến lớn nhằm hướng tới đạt được hiệu quả về công tác quản lý thuế, kiểm soát được dòng tiền, qua đó sẽ giảm được quy mô của nền kinh tế ngầm. Thứ hai, về áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với việc trả lương và các khoản thu nhập Các quốc gia đều khuyến khích và thực hiện áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với việc trả lương và các khoản thu nhập thông qua tài khoản ngân hàng nhằm hạn chế tối đa các giao dịch tiền mặt (yếu tố chủ chốt đại diện cho nền kinh tế ngầm). Dó đó Việt Nam cũng nên xem xét, cân nhắc hướng đến áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với các khoản tiền lương và tiền công theo lộ trình nhất định để các chủ thể trong nền kinh tế có thời gian thích nghi và thực hiện. Thứ ba, áp dụng bắt buộc thanh toán điện tử đối với các lợi ích an sinh xã hội Đối với Việt Nam, phương thức này đòi hỏi Chính phủ phải có hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện và các cơ quan quản lý thuế cũng phải được trang bị các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mới có thể áp dụng bắt buộc được. Vì vậy trong bối cảnh hiện nay, khả năng áp dụng phương thức quản lý này sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nếu có sự quyết tâm cao thì không có gì là không thể thực hiện được. Thứ tư, áp dụng ngưỡng thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng Đối với Việt Nam, thói quen dùng tiền mặt trong các giao dịch đã hình thành từ khá lâu khiến cho nền kinh tế ngầm có được điều kiện thuận lợi để phát triển. Đến thời điểm hiện nay, việc sử dụng tiền mặt khi trao đổi mua bán vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên, do đó để thực hiện phương thức quản lý theo cách áp dụng ngưỡng thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng thì cần được thực hiện có lộ trình. Mặt khác cần nâng cao vận động, tuyên truyền các chủ thể trong nền kinh tế hướng tới việc thanh toán điện tử do sự thuận tiện cũng như lợi ích to lớn mang lại trong việc giảm thiểu quy mô của nền kinh tế ngầm, giúp cơ quan thuế tăng nguồn thu và kiểm soát được các hành vi gian lận. Tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wik Kinh tế ngầm là một thị trường nơi mà tất cả các hoạt động thương mại được tiến hành mà không có sự thống kê của cơ quan nhà nước (thuế, luật) hoặc các quy định thương mại. Khái niệm Kinh tế ngầm ở đây là để đối sánh với nền kinh tế công khai có thể thống kê được. Thuật ngữ này cũng thường được gọi là underdog, nền kinh tế bóng, nền kinh tế song song hoặc kinh doanh ma, chợ đen. Friedrich Schneider (2016), “Estimating the Size of the Shadow Economies of Highlydeveloped Countries: Selected New Results”. https://www.ifo.de/DocDL/dice-report-2016-4-schneider- december.pdf Smith, P. (1994), “Assessing the Size of the Underground Economy: the Canadian Statistical Perspectives”, Canadian Economic Observer 11, 16–33. Dell’Anno, R. (2003), “Estimating the Shadow Economy in Italy: A Structural Equation Approach”, Working Paper 2003- 7, Department of Economics, University of Aarhus, Aarhus, Denmark. Dell’Anno, R. and F. Schneider (2004), “The Shadow Economy of Italy and other OECD Countries: What Do We Know?”, Discussion Paper, Department of Economics, University of Linz, Linz. Áo, Bỉ, Bulgary, Croatia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ai Len, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, South Cyrus, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh. Friedrich Schneider et al (2015), “Shadow economy and tax evasion in the EU”. Journal of Money Laundering Control, ISSN: 1368-5201. Publication date: 5 January 2015 https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/ JMLC-09-2014-0027/full/html Rajul Awasthi and Michael Engelschalk (2018), “Taxation and the Shadow Economy: How the Tax System Can Stimulate and Enforce the Formalization of Business Activities” World Bank Policy Research Working Paper, 2018. Nguyen Thai Hoa (2019), “How large is Vietnam’s informal economy?”. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.1111/ ecaf.12328 Báo cáo về Quản lý các hoạt động chuyển giá và chính sách tài chính hỗ trợ, quản lý thương mại điện tử” tại Tô Châu, Trung Quốc (2018). Điều này dẫn tới rất nhiều công ty in hóa đơn giấy buộc phải đóng cửa invoicing-in-singapore-set-rise-in-2015 Nguyễn Đại Trí (2017), “Nghiên cứu hình thành cơ sở dữ liệu và giải pháp thúc đẩy sử dụng hóa đơn điện tử”. https://www.coupa.com/blog/how-e-invoicing-will-close- the-vat-gap-and-change-the-world EY (2019), “Reducing the shadow economy through electric payments: Croatia”. https://www.europe-consommateurs.eu/fileadmin/user_ upload/eu-consommateurs/PDFs/PDF_EN/Limit_for_cash_ payments_in_EU.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_quoc_te_ve_quan_ly_thue_doi_voi_nen_kinh_te_ngam.pdf