Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp quốc gia Việt Nam

Trong trường hợp của các quỹ REDD+ chi trả theo hoạt động, các nhà tài trợ có sự linh hoạt trong một số lĩnh vực, điều này phản ánh cách tiếp cận theo giai đoạn đối với REDD+ cũng như mức độ 'sẵn sàng' khác nhau của từng quốc gia. Ví dụ như với các quỹ Amazon và GRIF, các nhà tài trợ cho phép thực hiện chi trả khi chưa có Đường cơ sở (RL) hoàn chỉnh cũng như hệ thống MRV chưa vận hành, thay vào đó là cho phép các hệ thống này được phát triển và vận động theo thời gian. Mặc dù có sự linh hoạt chung về chi trả theo kết quả như vậy nhưng các nhà tài trợ thường vẫn chỉ đạo về cách thức sử dụng quỹ (như thông qua thẩm định một số chương trình hoặc hoạt động tài trợ nào đó). Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ cũng có thể phản ánh bối cảnh của quốc gia sở tại. Ở Guyana, tình hình quản trị điều hành yếu kém và nguy cơ tham nhũng cao khiến các nhà tài trợ luôn đưa cải cách quản trị điều hành như là một điều kiện để chi trả theo kết quả thực hiện. Cuối cùng, trong một số trường hợp các nhà tài trợ có thể áp đặt một số điều kiện nhằm thúc đẩy các lợi ích quốc gia của mình, như quảng bá cho các doanh nghiệp của họ chẳng hạn. Như trong trường hợp quỹ FONAFIFO, có một khoản trợ cấp từ Đức với yêu cầu là không quân Đức hoặc các công ty vận tải biển có vị thế bình đẳng với các công ty Costa Rica trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải được quỹ tài trợ. Các yêu cầu cụ thể do các nhà tài trợ cá nhân đặt ra sẽ tiếp tục được xem xét trong giai đoạn tiếp theo khi Chương trình LEAF hỗ trợ thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam.

pdf24 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp quốc gia Việt Nam Giảm phát thải từ rừng ở khu vực châu Á (LEAF) Hiệp định hợp tác: AID-486-A-11-00005 Kinh nghiệm quốc tế về REDD+ và các quỹ lâm nghiệp quốc gia Việt Nam Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Phái đoàn Phát triển Khu vực châu Á (RDMA), Bangkok, Thailand Đệ trình bởi: Winrock International Ngày đệ trình: 16th July 2013 Chương trình Giảm phát thải từ rừng ở khu vực châu Á (LEAF) là một chương trình hợp tác 5 năm, do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Phái đoàn Phát triển Khu vực châu Á (RDMA) tài trợ. Chương trình LEAF được tổ chức Winrock International (Winrock) thực hiện, với sự phối hợp với các đối tác chính là Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Climate Focus và Trung tâm vì Con người và Rừng (RECOFTC). Chương trình LEAF bắt đầu triển khai từ năm 2011 và sẽ tiếp tục đến năm 2016. Mục lục 1 Giới thiệu ......................................................................................................................1 1.1 Thông tin chung .............................................................................................................1 1.2 Vai trò và chức năng của các quỹ REDD+ quốc gia ......................................................2 2 Đánh giá kinh nghiệm và so sánh với các quỹ quốc tế ............................................4 2.1 Cấu trúc quỹ ...................................................................................................................9 2.2 Quản trị và quản lý quỹ ................................................................................................ 10 2.3 Đầu tư tiền quỹ ............................................................................................................. 13 2.4 Tính hợp thức và các tiêu chí lựa chọn ........................................................................ 14 2.5 Công tác đánh giá và “Theo dõi – Báo cáo – Thẩm định” (MRV) ................................. 16 2.6 Các biện pháp bảo đảm an toàn về xã hội và môi trường............................................ 18 2.7 Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ .............................................................................. 19 Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 1 LEAF 1 Giới thiệu 1.1 Thông tin chung Tại kỳ họp thứ 16 Hội nghị các bên (COP16), Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), các bên nhất trí về việc thực hiện REDD+ thông qua một phương pháp tiếp cận theo giai đoạn, bắt đầu với các hoạt động chuẩn bị trước khi chuyển sang các giai đoạn trình diễn, và cuối cùng là các hoạt động định hướng dựa trên kết quả được theo dõi, báo cáo và thẩm định (MRV) một cách đầy đủ và toàn diện. Trong khi ở quy mô quốc tế, cho đến nay phần lớn các hoạt động REDD+ được tập trung vào các hoạt động chuẩn bị, thì sự thay đổi gần đây của nhiều quốc gia trong việc thí điểm chi trả theo kết quả cho thấy sự cần thiết phải xây dựng các phương pháp có hiệu quả, hiệu lực để tiếp nhận, quản lý và giải ngân kinh phí. Việt Nam với những bước tiến nhanh chóng trong việc thực hiện REDD+ đang kỳ vọng sẽ là một trong những quốc gia châu Á đầu tiên nhận được khoản chi trả cho các kết quả của mình. Trong bối cảnh này, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/06/2012) quy định về việc thành lập Quỹ REDD + thuộc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (VNFF) theo đó Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) đã chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị đề cương thành lập quỹ để trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2013. Báo cáo này là bước đầu tiên trong số các hoạt động mà Chương trình LEAF sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc thiết lập Quỹ REDD+. Mục đích của báo cáo là đúc rút kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ các quỹ quốc gia hoặc khu vực với mục đích tương tự như quỹ REDD+ của Việt Nam, trong đó bao gồm một số quỹ REDD+ mới ra đời hoặc quỹ về khí hậu, và cả các quỹ về bảo vệ rừng hoặc môi trường đã hoạt động trong vài thập kỷ. Báo cáo này sẽ tập trung phân tích so sánh của các khía cạnh hoạt động của quỹ REDD+ hoặc quỹ lâm nghiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng các điều kiện kinh tế vĩ mô và các ngành là rất trọng yếu đối với quyết định của các nhà tài trợ và các tổ chức khu vực tư nhân để xử lý các khoản tiền trong quỹ quốc gia. Trong báo cáo, các điều kiện khu vực tín dụng và tài chính có ảnh hưởng đến những cuộc đàm phán xung quanh các khoản chi trả theo kết quả thực hiện sẽ được đề cập nhưng không đi vào chi tiết. Các tiêu chí có liên quan sẽ được phân tích và khuyến nghị riêng. Báo cáo này có cấu trúc như sau: Mục 1.2 trình bày tổng quan về vai trò và chức năng của các quỹ REDD+ quốc gia, trong khi Phần 2 tiến hành phân tích so sánh các quỹ, tập trung vào bảy khía cạnh được dự kiến sẽ là trọng tâm trong thiết kế của Quỹ REDD+ của Việt Nam. Trong mỗi trường hợp, báo cáo sẽ trình bày các phương pháp tiếp cận chính đã được áp dụng cho từng vấn đề cùng các hàm ý tương ứng, nhằm rút ra bài học cho việc thiết kế thành phần tương ứng của quỹ. Phần giới thiệu chi tiết về từng quỹ được trình bày trong Phụ lục 1. Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 2 LEAF 1.2 Vai trò và chức năng của các quỹ REDD+ quốc gia Chi trả REDD+ theo kết quả thực hiện là cách tiếp cận tương đối mới theo hướng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo kiểu "tiền mặt khi giao hàng" và "chi trả theo kết quả" trong đó các khoản chi trả của nhà tài trợ được thực hiện dựa trên điều kiện đạt được những kết quả cụ thể. Trong trường hợp của REDD+, kết quả hội đủ điều kiện chi trả được đo lường theo lượng cắt giảm khí nhà kính (GHG) so với đường tham chiếu cơ sở. Các kết quả bổ sung khác, chẳng hạn như liên quan đến xóa đói giảm nghèo, bảo tồn tài nguyên nước và đa dạng sinh học cũng có thể được khen thưởng về tài chính theo cách này, mặc dù các phương pháp luận thường là chưa phát triển và phổ biến. Một trong những lợi thế của cách chi trả theo kết quả thực hiện là các nước đang phát triển có toàn quyền sở hữu và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc đạt được các kết quả đã cam kết - và đổi lại sẽ được chi trả. Sự chuyển dịch mô hình tài chính từ theo chương trình sang theo kết quả giúp trao quyền cho các tổ chức quốc gia và phân cấp quyết định điều hành nhiều hơn cho cấp quốc gia do vậy củng cố chủ quyền của quốc gia trong thực hiện chương trình. Một trong những đặc thù của chi trả REDD+ theo kết quả thực hiện là quốc gia thụ hưởng có quyền tự chủ cao hơn trong việc sử dụng quỹ. Khởi điểm của việc quản lý và điều hành các khoản thanh toán quốc tế là việc tạo lập các quỹ REDD+ quốc gia. Các quỹ này sẽ cho phép quản lý các khoản đóng góp quốc tế một cách minh bạch, hiệu quả và hiệu suất. Tùy thuộc vào năng lực quốc gia, các quỹ sẽ được phân cấp nhiều hoặc ít hơn và tương tự như vậy với việc ra quyết định. Khả năng "truy cập trực tiếp" của Quỹ Thích ứng cung cấp một số bài học bổ ích về các yêu cầu đã được áp dụng cho các tổ chức quốc gia nhận tài trợ từ Quỹ Thích ứng và có khả năng được áp dụng một cách tương tự như tài trợ cho REDD+. Với Quỹ thích ứng, các quốc gia thành lập các Cơ quan thực thi quốc gia (NIEs). Các cơ quan này - khi được công nhận bởi Hội đồng quản trị Quỹ Thích ứng (AFB) - sẽ quản lý quỹ cùng với các Cơ quan thực thi đa phương (MIEs). Để làm như vậy NIEs phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về tín dụng và phải được Hội đồng quản trị Quỹ chấp thuận (xem Hộp #1). Với cách quản trị quỹ REDD+, các tổ chức tài trợ quốc gia có khả năng đảm nhận vai trò lớn hơn so với Quỹ Thích ứng. Tuy nhiên, có khả năng là các nhà tài trợ sẽ kỳ vọng rằng các tiêu chí tín dụng tương tự sẽ được đáp ứng cho một quỹ REDD+ quốc gia hơn là những yêu cầu để được AFB công nhận (xem Hộp #1). Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 3 LEAF Để thỏa mãn các tiêu chuẩn này, Quỹ REDD+ quốc gia cần đáp ứng được càng nhiều càng tốt các yêu cầu sau: (i) độc lập với chính phủ; (ii) được quản lý bởi một cơ quan / nhóm các nhà quản lý độc lập; (iii) áp dụng các chuẩn kế toán của quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn tín dụng quốc tế; (iv) được quản lý một cách minh bạch. Thiết kế của các các quỹ REDD+ quốc gia sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế và pháp lý của quốc gia đó, các ưu tiên về chính sách đối nội, các tổ chức hiện có, và tính sẵn có của các nguồn lực. Tuy nhiên, một số khía cạnh liên quan đến việc các quỹ quốc gia tương tác như thế nào với quỹ REDD+ quốc tế cũng cần được xem xét. Giao diện giữa tài chính cấp quốc gia và quốc tế đòi hỏi quỹ REDD+ phải đáp ứng được các chức năng sau đây: Tiêu chuẩn tín dụng cho Cơ quan thực thi quốc gia (NIE) thuộc Quỹ Thích ứng: Khi nhất trí lập ra Quỹ thích ứng, các bên tham gia Nghị định thư Kyoto đã quyết định rằng quỹ phải giúp "quản lý tài chính một cách hiệu quả, bao gồm cả việc sử dụng các tiêu chuẩn tín dụng quốc tế" (Quyết định 5/CMP.2). Tại cuộc họp thứ 7, Hội đồng quản trị Quỹ thích ứng đã thông qua các tiêu chuẩn tín dụng sau đây, cần được đấp ứng để trở thành một tổ chức thực thi của Quỹ: a) Tính toàn vẹn tài chính và quản lý tài chính • Lưu giữ chính xác và thường xuyên các giao dịch và số dư, được kiểm toán định kỳ bởi một công ty hoặc tổ chức độc lập • Quản lý và giải ngân quỹ một cách hiệu quả, với các biện pháp an toàn tới người nhận một cách kịp thời • Đưa ra được các kế hoạch và ngân sách có tầm nhìn hướng tới tương lai • Có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng với Quỹ Thích ứng và bên thứ ba b) Năng lực thể chế • Quy trình đấu thầu mua sắm đảm bảo minh bạch, bao gồm tính cạnh tranh • Năng lực tiến hành giám sát và đánh giá • Năng lực xác định, lập và thẩm định dự án / chương trình • Năng lực quản lý hoặc giám sát việc thực hiện dự án / chương trình bao gồm khả năng quản lý các nhà thầu phụ và hỗ trợ thực hiện và giao hàng c) Tính minh bạch và Quyền hạn tự điều tra • Năng lực để đối phó với sự quản lý yếu kém về tài chính và các hình thức sơ suất khác Hộp #1 - Tiêu chuẩn về tín dụng của Quỹ Thích ứng Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 4 LEAF 1. Quản lý mối quan hệ với các thực thể hoạt động theo (a) cơ chế UNFCCC REDD+; (b) các chương trình REDD+ quốc gia hoặc khu vực; và (c) các nguồn đa phương quốc tế và song phương tài trợ REDD+, bao gồm1: a. Yêu cầu và tiếp nhận tài trợ từ các nguồn quốc tế; b. Đệ trình chiến lược REDD+ quốc gia; c. Đệ trình báo cáo REDD+ quốc gia cùng báo cáo MRV; và d. Báo cáo định kỳ tại COP hoặc cơ quan cấp cao về thực hiện REDD+ 2. Chấp thuận và thực hiện: a. Tài trợ quốc tế, tín dụng, và báo cáo thủ tục; b. Các tiêu chuẩn, phương pháp MRV, và các quy trình kỹ thuật khác; c. Tiêu chuẩn xã hội và môi trường, thủ tục khiếu nại. d. Giám sát các mối quan hệ với các thị trường carbon quốc tế. Năng lực của các quỹ REDD+ quốc gia sẽ xác định trách nhiệm mà các thực thể quốc tế sẽ phân cấp cho các tổ chức quốc gia. Số lượng và quy mô tương đối nhỏ hiện tại của các quỹ REDD+ độc lập vẫn là một rào cản đối với việc xây dựng các thể chế tài chính REDD+ dài hạn. Các chính phủ cần đóng vai trò tiên phong trong việc xây dựng thể chế cho các quỹ quốc gia. Với tinh thần như vậy, nghiên cứu này được đánh dấu qua việc tham mưu cho Chính phủ Việt Nam về việc thành lập một quỹ REDD+ quốc gia. 2 Đánh giá kinh nghiệm và so sánh với các quỹ quốc tế Việc xem xét đối sánh được thực hiện với 8 quỹ với những đặc thù riêng về mục tiêu, từ tài trợ cho các khu bảo tồn để tiếp nhận, quản lý và giải ngân kinh phí REDD+ theo hoạt động. Bảng 1 cung cấp một bức tranh tổng quan của từng quỹ. Việc đối sánh được thực hiện thông qua rà soát nội nghiệp các tài liệu cơ bản của quỹ và sau đó là các tài liệu bổ sung bao gồm cả các văn bản pháp luật, biên bản ghi nhớ, tài liệu ý tưởng, quy trình vận hành, hướng dẫn mua sắm và các tài liệu khác hoặc các hướng dẫn khung mô tả cách quỹ được thiết kế, thành lập, và quản lý. Phân tích tập trung vào bảy cấu phần cụ thể có liên quan trọng yếu đến quản lý quỹ một cách hiệu quả và hiệu suất, nhằm làm nổi bật những bài học và thực tiễn tốt nhất từ kinh nghiệm hiện có đối với mỗi cấu phần. Bảy cấu phần bao gồm: (i) Cơ cấu Quỹ - bao gồm thiết kế tổng thể của quỹ, trong đó có tư cách pháp nhân và mối quan hệ với chính phủ, việc tạo ra nhiều cửa sổ giao dịch và dạng thức quỹ cùng các các nguồn kinh phí được sử dụng; 1 Trang 23, Báo cáo về các phương án thể chế đối với REDD+. oar.org/links/REDD+IOA_en.pdf Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 5 LEAF (ii) Quản trị và quản lý quỹ - các loại hình tổ chức chịu trách nhiệm điều hành và quản lý quỹ cùng với các thành phần, chức năng và trách nhiệm của các tổ chức này; (iii) Các nguyên tắc và quy định đầu tư - phương pháp, quy định và hướng dẫn được đặt ra để đầu tư các nguồn lực vào quỹ; (iv) Tính hợp thức và các tiêu chí lựa chọn - kiểu hoạt động và các thực thể hội đủ điều kiện để tài trợ cũng như các tiêu chí lựa chọn người nhận / thụ hưởng; (v) Đánh giá và theo dõi, báo cáo, thẩm định (MRV) - các quy tắc và quy trình để theo dõi và đánh giá một cách hiệu quả, minh bạch (1) tình hình hoạt động tổng thể của quỹ; và (2) tình hình thực hiện các hoạt động tài trợ cho các cá nhân; (vi) Các biện pháp đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường - các quy định và hướng dẫn đặt ra để đảm bảo việc sử dụng quỹ là tương thích với các mục tiêu xã hội và môi trường và không gây ra những hậu quả ngoài ý muốn; (vii) Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ - các yêu cầu được đặt ra bởi các nhà tài trợ quỹ như một điều kiện khi quyên tiền cho quỹ. Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 6 LEAF Bảng 1: Tổng quan về các đặc điểm chính của các quỹ được xem xét Đối tượng tài trợ Quản trị / điều hành Đầu tư Tiêu chí lựa chọn MRV Các biện pháp an toàn Yêu cầu của nhà tài trợ GRIF REDD+ Ngân hàng Thế giới điều hành ủy thác, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị hỗn hợp chính phủ và nhà tài trợ Vốn / danh mục lưu động và cố định Theo Chiến lược phát triển các-bon thấp của Guyana Theo hiệu quả hoạt động quỹ; kiểm toán tài chính hàng năm Theo chính sách của Ngân hàng Thế giới và bên thực thi Các chỉ số về trao quyền kèm theo các chỉ số về thực hiện CBFF REDD+ AfDB điều hành ủy thác, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị nhiều bên, hỗ trợ bởi thực thể quản lý quỹ của tư nhân Đầu tư theo quyết định của người ủy thác Theo 6 tiêu chí Kiểm toán tài chính hàng năm (cả quỹ và dự án) Theo chính sách của AfDB Sử dụng kinh phí quỹ để chống mất rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống MRV, và tăng cường quan hệ đối tác nhà nước - XH dân sự Amazon Fund REDD+ Ngân hàng Quốc gia điều hành ủy thác, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị nhiều bên, hỗ trợ bởi Ủy ban kỹ thuật Vốn lưu động đầu tư vào quỹ đầu tư thu nhập cố định Các dự án cần trực tiếp hoặc gián tiếp giảm mất rừng, đến 20% dành cho các dự án quốc tế hoặc ngoài vùng Amazon Theo hiệu quả hoạt động quỹ; kiểm toán tài chính hàng năm REDD + SES và theo các chính sách của BNDES Không rõ Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 7 LEAF ICCTF Tất cả các ngành giảm nhẹ BĐKH Cơ cấu chính phủ chi phối với UNDP đóng vai trò ủy thác Không Các dự án do các bộ hỗ trợ phù hợp với Ch.trình hành động quốc gia về khí nhà kính Kiểm toán tài chính hàng năm Theo các chính sách của UNDP Không rõ FMM Các hoạt động lâm nghiệp đa dạng Ngân hàng quốc gia điều hành, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị nhiều bên Tối đa hóa đầu tư dài hạn Tùy thuộc các tiểu chương trình Kiểm toán tổng thể của kiểm toán viên liên bang, ở cấp độ người nhận, tùy thuộc chương trình Không có dữ liệu Chủ yếu là trong nước tài trợ; tương lai khi tham gia trong FIP sẽ đòi hỏi đến áp dụng các thủ tục của Ngân hàng Thế giới PROFON ANPE Bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn Pháp nhân độc lập, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị nhiều bên Đầu tư cố định do tư nhân quản lý Từng dự án, tùy theo các nhà tài trợ đơn lẻ Hội đồng quản trị giám sát tất cả các dự án, kiểm toán độc lập hàng năm Các chính sách của World Bank Tài trợ tùy thuộc vào Hiệp định FONAFIF O Bảo tồn bởi các chủ rừng nhỏ và vừa Thực thể bán công, hướng dẫn hội đồng quản trị nhà nước - tư nhân, sử dụng một quỹ ủy thác quốc gia Không có thong tin Tùy thuộc tiểu chương trình; đánh giá theo giá trị sinh thái của đất Tổ chức tư nhân chịu trách nhiệm kiểm toán các báo cáo tham gia; kiểm toán độc lập hàng năm Các chính sách cá biệt về xã hội và môi trường áp dụng cho các quỹ trong nước; tiêu chuẩn của nhà tài trợ Một số dòng vốn có yêu cầu của nhà tài trợ cá nhân Lao EPF Các dự án bảo vệ môi Tổ chức tự trị, hướng dẫn bởi hội đồng quản trị Tài trợ vốn ban đầu vào quỹ cấp vốn Thẩm định theo trường hợp riêng lẻ Cơ quan quản trị thực hiện đánh Các biện pháp bảo vệ nội bộ Các nhà tài trợ cá nhân tài trợ cho các mảng cụ Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 8 LEAF trường nhiều bên giá tổng thể về hoạt động quỹ, thủ tục đơn giản hóa cho các dự án nhỏ; kiểm toán độc lập hàng năm dựa trên chính sách của Ngân hàng Thế giới thể có thể yêu cầu áp dụng các chính sách / tiêu chuẩn riêng của họ thay thế cho các chính sách chuẩn tắc khác Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 9 LEAF 2.1 Cấu trúc quỹ Phần lớn các quỹ được khảo sát, bao gồm cả các quỹ REDD+, là các quỹ tồn tại độc lập, đứng riêng lẻ chứ không phải là hợp phần của các quỹ khác. Tuy nhiên, nhiều quỹ trong số này có một số quỹ con liên quan đến các chủ đề chuyên biệt (ví dụ như FONAFIFO ở Costa Rica) hoặc với các dự án cụ thể có quy mô lớn (ví dụ như PROFONANPE Peru). Các quỹ cũng đã vận dụng dạng thức quỹ khác nhau để đáp ứng các mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn như PROFONANPE là sự kết hợp giữa các quỹ cung cấp vốn, chìm và hỗn hợp. Quỹ cấp vốn được sử dụng cho các dự án có giống vốn ban đầu tương đối lớn và đòi hỏi sự ổn định tài chính dài hạn; quỹ chìm được sử dụng cho các dự án đòi hỏi tính sẵn có của nguồn tài chính lưu động lớn; quỹ hỗn hợp được sử dụng cho các dự án đòi hỏi một sự cân bằng giữa tính ổn định lâu dài và thanh khoản ngắn hạn. Về nguồn kinh phí, quỹ được xem là thành công nhất đã xoay xở để thu hút được một loạt các nguồn tài trợ, giúp giảm thiểu tác động của các sự kiện chính trị hoặc kinh tế. Các quỹ khí hậu và quỹ REDD+ quốc gia đến nay chủ yếu dựa vào các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt là Na Uy, Đức và Vương quốc Anh, mặc dù Quỹ Amazon cũng đã thu hút được một số lượng nhỏ (4,2 triệu USD) từ công ty dầu khí quốc gia Petrobras. Mặt khác, một số quỹ lâm nghiệp có tuổi đời lâu hơn đã thu hút được nguồn tài chính đáng kể từ khu vực tư nhân trong nước, chủ yếu thông qua các loại thuế và khoản thu bắt buộc, và đối với FFM và FONAFIFO đây là những nguồn tài chính chủ yếu. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cả hai quỹ này tập trung nhiều vào chi trả dịch vụ hệ sinh thái do vậy có mối liên hệ rõ ràng với các khoản thanh toán của khu vực tư nhân. Chi trả tự nguyện từ khu vực tư nhân hoạt động trong cả nước cũng đã được thu hút bởi một số quỹ, và thường dựa trên động cơ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong khi trong tất cả các trường hợp, nguồn này chỉ cấu thành một phần nhỏ kinh phí thì nó vẫn đóng vai trò là 1 sự bổ sung hữu ích cho các nguồn tài chính khác. Trong trường hợp của FONAFIFO, đóng góp đó của khu vực tư nhân đã được tạo điều kiện thông qua việc phát hành chứng chỉ môi trường (ESCs) cũng được xem là bằng chứng về sự đóng góp vào quỹ. Các điểm chính: • Phần lớn là quỹ độc lập, đứng riêng lẻ, mặc dù một số lớn bao gồm một vài quỹ nhỏ hoặc cấu phần theo chủ đề • Các quỹ thành công nhất đã kêu gọi được nhiều dòng vốn • Đa dạng hóa các nguồn tài trợ và huy động sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các khoản chi trả bắt buộc hoặc tự nguyện có thể giúp tăng vốn và hạn chế tác động bởi các biến động chính trị hoặc kinh tế Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 10 LEAF 2.2 Quản trị và quản lý quỹ Phần lớn các quỹ được tìm hiểu tồn tại như thực thể tự trị hoặc bán tự trị với những mức độ độc lập đáng kể đối với chính phủ. Trong hầu hết các trường hợp, đây là các quỹ có tư cách pháp nhân độc lập, có thể như là tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, ủy thác, hoặc một tổ chức phân cấp hoặc thực thể bán công. Hình thức pháp lý chính xác tùy thuộc vào bối cảnh luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, mức độ độc lập với chính phủ liên quan chặt chẽ với tính hiệu quả của quỹ và đặc biệt là khả năng thu hút nhà tài trợ. Kinh nghiệm với PROFONANPE cũng cho thấy rằng việc duy trì quỹ một cách hợp pháp tách rời với chính phủ cũng có thể giúp đảm bảo rằng các chủ nợ của nhà nước không thể truy cập nguồn lực của quỹ khi đất nước có biến cố (vỡ nợ, chủ quyền). Trong khi các quỹ có sự khác nhau về một số khía cạnh liên quan đến cơ cấu quản trị nội bộ, thì trong mọi trường hợp có hai thể chế cơ bản tồn tại: một ban điều hành hay hội đồng quản trị (như ban chỉ đạo, ban giám đốc) và cơ quan quản lý (ví dụ như văn phòng quỹ). Hội đồng quản trị thường được giao chức năng chỉ đạo tổng thể và giám sát quỹ, chẳng hạn như xây dựng quy trình vận hành và đầu tư, trong khi cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động thường nhật của quỹ và trong nhiều trường hợp có trách nhiệm ở mức độ nhất định về tín dụng. Một số quỹ, chẳng hạn như Grif và ICCTF thì trong cơ cấu tổ chức tổng thể có giao một số vai trò và trách nhiệm cụ thể cho bên thực hiện dự án. Các điểm chính: • Đảm bảo tính độc lập của quỹ đối với Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà tài trợ • Tất cả các quỹ đều có hình thức ban điều hành và ban quản lý, trong khi một số quỹ dựa vào các thực thể ủy thác, ủy ban kỹ thuật hoặc các tổ chức nghiệp vụ khu vực tư nhân để tăng hiệu quả. Cơ quan chính phủ có thể hỗ trợ nhưng không đóng vai trò trung tâm • Bảo đảm sự cân bằng giữa đại diện của chính phủ, xã hội dân sự và khu vực tư nhân trong thành phần hội đồng quản trị và bảo đảm quyền biểu quyết ngang bằng của các bên sẽ làm tăng tăng tính hợp pháp và hiệu quả của quỹ • Hạn chế chi phí giao dịch sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của quỹ với các nhà tài trợ. Trong khi chi phí hành chính của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn là từ 10-20%, thì với khu vực tư nhân và các ngân hàng quốc gia tỷ lệ này có thể chỉ là 3% • Đảm bảo trách nhiệm tín dụng phù hợp là chìa khóa của thành công. Các nghĩa vụ tín dụng sẽ áp dụng tối thiểu là với các ủy viên quản trị (người nhận ủy thác), nhưng trong nhiều trường hợp cũng với các cơ quan quản lý hoặc những người quản lý hoặc giải ngân kinh phí Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 11 LEAF Trong hầu hết trường hợp, thành viên của hội đồng quản trị bao gồm đại diện cấp cao từ khu vực công (thường từ nhiều Bộ / ngành), khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Trong một số quỹ REDD+, như Grif và ICCTF, đại diện của xã hội dân sự và khu vực tư nhân chỉ được trao vai trò quan sát viên, tuy nhiên cơ cấu này đã chịu sự chỉ trích đáng kể và được cho là yếu tố cản trở khả năng thu hút nhiều nhà tài trợ đến với Quỹ. Tương tự như vậy, đánh giá của Quỹ môi trường toàn cầu toàn cầu về hiệu quả hoạt động của PROFONANPE cho thấy rằng sự chi phối của chính phủ trong Hội đồng quản trị đã cản trở sự đa dạng hóa (các nguồn vốn) và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của quỹ, vấn đề này sau đó đã được giải quyết. Những kết luận này là phù hợp với nghiên cứu khác về các quỹ bảo tồn quốc tế, trong đó cũng nêu bật tầm quan trọng của việc tránh sự chi phối của chính phủ trong các cơ quan điều hành quỹ, trong khi vẫn cần duy trì ít nhất một đại diện của chính quyền cấp cao, như là chìa khóa cho sự thành công của các quỹ.2 Quyết định về cơ cấu và quyền bỏ phiếu của các thực thể khác nhau trong hội đồng quản trị có sự khác biệt lớn giữa các quỹ. Một số quỹ sử dụng quyết định đồng thuận trong khi những quỹ khác chọn quyết định thông qua bỏ phiếu đa số. Tương tự như vậy, một số quỹ cho mỗi thành viên của hội đồng quản trị một phiếu đơn duy nhất, trong khi Quỹ Amazon lại cho mỗi nhóm bên liên quan (chính quyền trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội dân sự) một phiếu khối đơn duy nhất. Trách nhiệm của hội đồng quản trị thường bao gồm các vấn đề điển hình như thông qua các chính sách và chiến lược tài trợ, theo dõi và giám sát tình hình hoạt động của Quỹ, đề ra các chủ trương đầu tư và thiết lập các quy tắc và điều kiện cho vay / viện trợ. Trong một số trường hợp, hội đồng quản trị cũng có trách nhiệm phê duyệt ngân sách hoặc đề cương tài trợ, đặc biệt đối với các dự án lớn. Tuy nhiên, kinh nghiệm với CBFF cho thấy rằng khi có số lượng lớn các yêu cầu cấp vốn thì việc hạn chế sự tham gia của các cơ quan quản trị trong quy trình ra quyết định ở một ngưỡng nhất định sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả điều hành. Cơ quan quản lý thường bao gồm một đội ngũ cán bộ chuyên trách, được điều hành bởi một Giám đốc. Chức năng của cơ quan này thường bao gồm quản lý tài chính và vận hành quỹ, soạn thảo chiến lược và kế hoạch trình hội đồng quản trị, sàng lọc hoặc phê duyệt sơ bộ các đề cương tài trợ và như trong trường hợp của Lào EPF là trợ giúp cho bên nhận tài trợ trong việc chuẩn bị đề xuất dự án. Cơ quan quản lý thường được hỗ trợ bởi các cơ quan chính phủ hay tổ chức quốc tế. Ví dụ như PROFONANPE được hỗ trợ trong việc giám sát tài chính và kỹ thuật của nhiều chương trình và dự án bởi 2 cơ quan là Sở Tài chính và Hành chính và Sở Phát triển và Giám sát. Trong khi đó với GRIF, các đối tác như Ngân hàng thế giới và UNDP hỗ trợ 2 Barry Spergel và Philippe Taïeb, Đánh giá nhanh về các quỹ ủy thác về bảo tồn, Nhóm công tác tài chính về bảo tồn với các quỹ môi trường (Xuất bản lần thứ 2, 5/2008), trang 27-29. Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 12 LEAF các đơn vị thực hiện dự án để lập tài liệu ý tưởng và đề cương dự án và chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát. Ngoài các thực thể liệt kê ở trên, nhiều quỹ cũng sử dụng dịch vụ ủy thác để quản lý quỹ. Trong trường hợp của các quỹ khí hậu và quỹ REDD+ quốc gia, dịch vụ này thường xuyên được cung cấp bởi một tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Phi (đối với trường hợp CBFF) hoặc UNDP (với ICCTF). Với hầu hết các quỹ lâm nghiệp quốc gia, cũng như Quỹ Amazon, có một ngân hàng quốc gia thực hiện vai trò quản lý ủy thác. Người được ủy thác thông thường chịu trách nhiệm về quản lý tín dụng và đầu tư các nguồn kinh phí theo chính sách hoặc chỉ đạo của các cơ quan quản lý. Người ủy thác là không thay đổi đối với những trách nhiệm tín dụng ủy thác. Trong nhiều trường hợp, một số khía cạnh của trách nhiệm tín dụng uỷ thác cũng được trao cho các cơ quan khác – ví dụ như thành viên của hội đồng quản trị thường phải giải quyết những xung đột về quy định lãi suất, như các giám đốc điều hành, trong khi nhân viên phải tuân thủ bộ quy tắc ứng xử. Trong trường hợp của ICCTF, cơ quan thực hiện cũng phải chịu trách nhiệm tín dụng ủy thác. Trong một số ít trường hợp, các thực thể khu vực tư nhân đã được lồng ghép trong cơ cấu quản trị. Trong trường hợp của CBFF, một hãng quản lý tư nhân (liên doanh giữa SNV và Công ty PricewaterhouseCoopers) được mời giám sát các dự án nhỏ trong khi với FONAFIFO một “nhiếp chính” của khu vực tư nhân đã được sử dụng để giám sát hoạt động của một số lượng lớn người nhận tài trợ. Trong các trường hợp trên, việc sử dụng các thực thể này cho thấy là đã tạo điều kiện nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động, mặc dù kinh nghiệm với FONAFIFO cũng cho thấy sự cần thiết kiểm tra thường xuyên và toàn diện với các thực thể này để đảm bảo giải quyết những xung đột lợi ích. Bằng chứng từ các quỹ khí hậu và quỹ REDD+ quốc gia cho thấy rằng tổ chức tư nhân hoặc ngân hàng nhà nước có khả năng quản lý quỹ hiệu quả hơn các tổ chức quốc tế lớn như UNDP hoặc Ngân hàng Thế giới. Trong trường hợp của ICTFF, chi phí hành chính của UNDP là khoảng 12%, trong khi Ngân hàng Thế giới thường có mức chi từ 10- 15% cho quản lý quỹ.3 Ngược lại dịch vụ ủy thác của Quỹ Amazon là một ngân hàng quốc gia mà chi phí hành chính chỉ có 3%. Kinh nghiệm với Quỹ rừng lưu vực sông Congo cho thấy rằng việc sử dụng một đại lý quản lý quỹ FMA (một liên doanh giữa PricewaterhouseCoopers và SNV) đã giúp tăng hiệu quả phân tán dự án với chi phí thấp hơn nhiều so với Ban thư ký do Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) lập ra. FMA được lập năm 2011 và trong năm này trị giá của các đề cương dự án được phê duyệt tăng 923%. Hiện nay, FMA giám sát gần 80% số dự án đã phê duyệt trong khi chi phí ngân sách 2011-2014 là thấp hơn so với chi phí hành chính của AfDB cho riêng năm 2010 khoảng 35%. 3 trang 11 Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 13 LEAF Quỹ Amazon và ICCTF cũng đã kết hợp các ủy ban kỹ thuật trong cơ cấu quản lý quỹ của mình, mặc dù 2 quỹ này có chức năng khác biệt rõ rệt. Với Quỹ Amazon ủy ban kỹ thuật mang tính độc quyền chịu trách nhiệm phát triển các phương pháp để phát hiện sự thay đổi lượng trữ carbon rừng và ước tính lượng giảm phát thải cho các thanh khoản. Trong khi đó ủy ban kỹ thuật của ICCTF được tạo ra để thực hiện đánh giá kỹ thuật các đề xuất dự án và khuyến nghị phê duyệt tài trợ theo các chỉ tiêu kỹ thuật. 2.3 Đầu tư tiền quỹ Tất cả các quỹ được xem xét, ngoại trừ ICCTF, đều đã tìm cách đầu tư ít nhất là một phần quỹ của họ theo cách này hay cách khác. Trong hầu hết các trường hợp trách nhiệm về đầu tư vốn này được thực hiện bởi người được ủy thác theo như chính sách hoặc hướng dẫn được quy định bởi cơ quan điều hành quỹ, mặc dù các cố vấn đầu tư cũng có thể được mời để cung cấp những tư vấn mang tính chiến lược. Những chính sách này thường hướng tới các chiến lược đầu tư cố hữu liên quan đến tài các sản thu nhập cố định để đảm bảo an ninh và khả năng dự báo trong khi vẫn cho phép truy cập các thanh khoản để cung cấp kinh phí cho các dự án sau khi phê duyệt. Mặc dù với bản chất cố hữu như vậy, một số quỹ vẫn thành công trong việc thu về khoản lợi nhuận đáng kể: Quỹ Amazon đã thu được 5-20% lợi nhuận trong vài năm bằng cách tạo ra một quỹ riêng được quản lý bởi một công ty đầu tư tư nhân. Các chính sách và hướng dẫn có thể phân biệt giữa một vài hạng mục của quỹ hoặc giữa các quỹ / tài khoản con, thường nhằm đảm bảo khung thời gian phù hợp cho các khoản đầu tư. Ví dụ Quỹ cấp vốn thường được đặt trong các khoản đầu tư dài hạn và thường đem lại lợi nhuận cao hơn, có thể duy trì ổn định trong khi vẫn là một nguồn thu nhập đối với hoạt động quỹ. Ngược lại, quỹ chìm nếu có thì thường được đặt trong các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Tầm quan trọng của vấn đề này đã Các điểm chính: • Đầu tư vào tài sản cố hữu trong đó cung cấp truy cập vào vốn lưu động để giữ nguồn kinh phí sẵn có cho giải ngân là cách thức được ưa thích bởi hầu hết các quỹ • Quỹ phải có đủ lượng vốn để có thể đảm bảo tính bền vững lâu dài thông qua việc tạo ra các quỹ cấp vốn mang lại lợi ích hàng năm đủ để tài trợ một phần hoạt động của quỹ • Kinh nghiệm với Quỹ Amazon cho thấy rằng quỹ có thể kiếm được khoản lợi nhuận đáng kể từ đầu tư bằng cách sử dụng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp • Một thực tiễn chuẩn mực cần thông qua các chủ trương, hướng dẫn đầu tư trong đó bao gồm các biện pháp an toàn để ngăn chặn đầu tư vào các hoạt động phá hoại môi trường Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 14 LEAF được nhấn mạnh trong kết quả kiểm toán của FFM trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá một cách cẩn trọng lượng vốn khả dụng quỹ cần để giữ đảm bảo tính sẵn có trong khi vẫn đảm bảo rằng lượng vốn không cần thiết trong một thời gian nhất định được đầu tư vượt ngoài khoảng thời gian đó để có được lợi nhuận lớn hơn. Mặc dù nghiên cứu hiện tại không đánh giá các tiêu chí xã hội và môi trường áp dụng cho các khoản đầu tư, nhưng một đánh giá riêng biệt với các quỹ bảo tồn cho thấy rằng hầu hết các quỹ bảo tồn hiện đang áp dụng các biện pháp sàng lọc về môi trường đối với các khoản đầu tư của họ, kể cả việc phối hợp với các công ty để cải thiện thực tiễn môi trường. Tuy nhiên, sàng lọc về yếu tố trách nhiệm xã hội là ít phổ biến hơn vì tiêu tốn nhiều thời gian và kinh phí hơn.4 2.4 Tính hợp thức và các tiêu chí lựa chọn Tình hợp thức và các tiêu chí lựa chọn thường được đặt ra bởi cơ quan điều hành quỹ để phản ánh các mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của các quỹ. Các quỹ REDD+ được xem xét qua nghiên cứu này đã cho thấy có một loạt các phương pháp để xác định các hoạt động hội đủ điều kiện tài trợ. Ví dụ như GRIF hiện tập trung vào mục tiêu xây dựng năng lực và phát triển nền kinh tế các-bon thấp hơn là các dự án cắt giảm khí thải bởi vì rừng Guyana không phải là nguồn phát thải khí nhà kính lớn. Trong khi đó CBFF lại có xu hướng chỉ tài trợ cho các dự án trực tiếp giúp giảm phát thải, còn Quỹ Amazon dành kinh phí của mình cho cả các dự án trực tiếp giúp giảm mất rừng và những hoạt động xây dựng năng lực. Một số quỹ có các hợp phần riêng biệt, dòng vốn hoặc các quỹ con cho các loại hình hoạt động khác nhau. 4 Barry Spergel và Philippe Taïeb, Đánh giá nhanh về các quỹ ủy thác về bảo tồn, Nhóm công tác tài chính về bảo tồn với các quỹ môi trường (Xuất bản lần thứ 2, 5/2008), trang 58-59. Các điểm chính: • Cho phép một loạt các đối tượng đa dạng nhận tài trợ từ quỹ, bao gồm chính phủ, khu vực tư nhân, phi chính phủ, các tổ chức giáo dục; có thể mở rộng diện bao phủ của quỹ cũng như cải thiện hiệu suất và tính năng động quỹ • Trong xác định các quy trình sử dụng quỹ điều quan trọng là hướng tới sự cân bằng giữa việc đảm bảo các mục tiêu sử dụng được xem xét một cách kỹ lưỡng, chặt chẽ và những hạn chế về năng lực của ứng viên, chẳng hạn như thông qua việc áp dụng các quy trình khác nhau với những quy mô tài trợ khác nhau và hỗ trợ ứng viên trong quá trình xin tài trợ • Các tổ chức quốc tế có thể được sử dụng như các đối tác để hỗ trợ thực hiện dự án Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 15 LEAF Tính hợp thức của các thực thể nhận tài trợ có liên quan chặt chẽ với mục tiêu và phạm vi tổng thể của quỹ. Với các quỹ nhằm bảo tồn các vùng do chính phủ quản lý, chẳng hạn như PROFONANPE, nguồn tài trợ sẽ chủ yếu dành cho các đơn vị nhà nước như ban quản lý khu bảo tồn. Với những quỹ nhằm bảo tồn rừng do tư nhân quản lý như FONAFIFO, FFM hay Lào EPF thì sẽ ưu tiên tài trợ các chủ rừng tư nhân hoặc cộng đồng. Một số quỹ REDD+ đã tìm cách tiếp cận tới những khu rừng do tư nhân, cộng đồng và nhà nước quản lý thông qua một bộ công cụ kết hợp. Với Quỹ Amazon chẳng hạn, 48% kinh phí quỹ dành cho các dự án phân tán đã được giao cho tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ, trong khi 45% kinh phí được phân bổ cho các dự án do chính phủ thực hiện và phần còn lại dành cho các trường đại học. Quỹ GRIF cho phép các thực thể tư nhân tham gia, nhưng đòi hỏi phải có một tổ chức đối tác được chấp thuận trước (Ngân hàng Thế giới, IDB hoặc UNDP) được bao gồm để giám sát quá trình lập và thực hiện dự án. Quỹ ICCTF, ngược lại, đòi hỏi tất cả các dự án đều có sự chỉ đạo của các bộ ngành hoặc cơ quan chính phủ cấp trung ương hoặc địa phương, một yếu tố được xem là đã góp phần khiến chỉ có ba dự án đã được phê duyệt tính cho đến nay. Các yêu cầu về thủ tục thường xuyên thay đổi tùy theo loại hình và quy mô dự án. Với quỹ Lào EDF, các dự án nhỏ (đến 60.000 USD) cần điền mẫu đơn 5-6 trang và nộp tại Lào, trong khi các dự án lớn đòi hỏi phải có đề xuất dự án chi tiết được viết bằng tiếng Anh. Có hỗ trợ lập đề xuất cho cả các dự án nhỏ và lớn. Với hệ thống PES, cần xuất trình quyền sử dụng, mặc dù yêu cầu này đã bị chỉ trích là quá độc quyền, rườm rà, và trong một số trường hợp đã được nới lỏng cho một số đối tượng (ví dụ như các cộng đồng bản địa trong trường hợp quỹ FONAFIFO). Đối với chương trình cho vay, chủ quỹ thường đòi hỏi bằng chứng về tín dụng và tài sản thế chấp. Một số quỹ quốc gia về REDD+ và khí hậu như CBFF, Amazon, và ICCTF sử dụng các biểu mẫu cho các loại đơn và đề xuất, trong khi các quỹ khác ít cứng nhắc hơ khi chỉ đòi hỏi tài liệu ý tưởng của dự án để xem xét tài trợ. Về khung thời gian của dự án, các quỹ REDD+ thường tập trung vào các dự án từ ngắn hạn đến trung bình. Quỹ CBFF tài trợ các dự án với thời gian tối đa là 3 năm, trong khi quỹ Amazon chủ yếu tài trợ các dự án 2-4 năm. Quỹ PROFONANPE với mục tiêu tập trung vào các khu bảo tồn quốc gia lại thường tài trợ các dự án dài hạn, mặc dù trong chu trình dự án thường xuyên rà soát để đảm bảo mục tiêu dự án có thể được điều chỉnh khi cần thiết. Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 16 LEAF 2.5 Công tác đánh giá và “Theo dõi – Báo cáo – Thẩm định” (MRV) 2.5.1 Đánh giá tình hình hoạt động tổng thể của quỹ Trong hầu hết các trường hợp, việc đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động của quỹ được thực hiện bởi hội đồng quản trị thông qua các kỳ đánh giá hàng năm hoặc nửa năm. Báo cáo thường được cơ quan quản lý chuẩn bị, và bao gồm các chi tiết về hoạt động và tài chính trong đó có một phần tổng quan về các dự án và tình hình thực hiện. Báo cáo sau khi được hội đồng quản trị chấp thuận thì thường được công bố công khai hoặc như trong trường hợp của Quỹ Lào EPF thì được đệ trình cho Chính phủ - một thực tiễn được các nhà tài trợ đánh giá là tốt nhất. Tất cả các quỹ đều mời kiểm toán độc lập để rà soát và đánh giá các báo cáo, hồ sơ tài chính hàng năm của Quỹ. Một số quỹ như GRIF, cũng phải thực hiện kiểm toán độc lập về giảm phát thải và các chỉ số khác về hoạt động, được thực hiện bởi bên thứ ba (công ty kiểm toán tư nhân hoặc phi chính phủ) đã được sự thống nhất giữa Guyana và Na-Uy. Kết quả kiểm toán thường được yêu cầu đăng tải trên mạng, bằng tiếng Anh. Trong trường hợp cần có thêm đợt kiểm toán đặc biệt thì đối với quỹ CBFF Hội đồng quản trị sẽ thông qua còn trong đối với quỹ GRIF thì do nhà tài trợ phê duyệt. Các điểm chính: • Thông thường, hội đồng quản trị tiến hành đánh giá tổng thể tình hình thực hiện quỹ hàng năm hoặc nửa năm và điều chỉnh các chính sách và chiến lược cho phù hợp • Một thực tiễn chuẩn là các quỹ mời bên thứ ba tham gia kiểm toán tài chính hàng năm theo quy chuẩn của quốc tế, trong khi một số quỹ cũng cung cấp cho kiểm toán số liệu về giảm phát thải hoặc các yếu tố khác • Cách tốt nhất là cần công khai và cung cấp miễn phí các tài liệu báo cáo đánh giá hoạt động của quỹ • Một số các nhà tài trợ có thể yêu cầu tiến hành các đánh giá bất thường, thường là với chi phí của nhà tài trợ Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 17 LEAF 2.5.2 “Theo dõi – Báo cáo – Thẩm định” (MRV) các hoạt động do cá nhân tài trợ Dạng thức MRV được sử dụng ở mức độ dự án nói chung phụ thuộc vào loại hình và quy mô của dự án. Quỹ PROFONANPE, bao gồm các dự án lớn do các cơ quan nhà nước thực hiện, đòi hỏi phải có báo cáo hàng quý, nửa năm và hàng năm (ở mức độ chi tiết khác nhau) về kết quả thực hiện, ngân sách và các vấn đề phát sinh cần được trình lên Ban chỉ đạo, trong khi việc phê duyệt ngân sách hàng năm được thực hiện tùy thuộc vào các chỉ số hoàn thành chỉ tiêu của năm trước. Đối với các dự án nhỏ hơn do khu vực tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ thực hiện, việc giám sát thường được thực hiện thông qua các báo cáo hàng năm với cơ quan điều hành hoặc như trong trường hợp của quỹ GRIF là các đơn vị đối tác. Với các quỹ REDD+ các kế hoạch MRV chi tiết, bao gồm cả chỉ số hoạt động và lịch trình giám sát, thường được lập trên cơ sở cụ thể của dự án, trong khi hầu hết các dự án phải kiểm toán tài chính hàng năm. Khi có một số lượng lớn bên nhận tài trợ, chẳng hạn như với quỹ PES, việc thuê tư vấn tiến hành MRV có thể giúp giảm chi phí. Với quỹ FONAFIFO, các doanh nghiệp tư nhân thực hiện giám sát các đối tượng tham gia PES, và chính là những người chi trả MRV. Tuy nhiên, thực tiễn này tạo ra nguy cơ xung đột lợi ích, khiến cần phải thường xuyên thanh kiểm tra các doanh nghiệp MRV. Cuối cùng, khi bên nhận tài trợ có năng lực thấp, việc đơn giản hóa công tác báo cáo có thể làm giảm gánh nặng cho bên tham gia. Với quỹ Lào EDF chẳng hạn thì bên nhận khoản tài trợ nhỏ (ở mức nào đó) chỉ cần báo cáo miệng tại một số cuộc họp tập thể, bởi vì nhiều người trong số này có rất ít khả năng viết báo cáo chi tiết. Các điểm chính: • Các yêu cầu MRV thường liên quan đến các loại hình và quy mô của các dự án và bên nhận tài trợ • Với hầu hết các quỹ REDD+ cơ chế MRV thường được nhất trí theo từng dự án cụ thể • Sử dụng các thực thể khu vực tư nhân để thực hiện MRV có thể giúp giảm chi phí, nhưng lại làm tăng nguy cơ xung đột lợi ích Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 18 LEAF 2.5.3 “Theo dõi – Báo cáo – Thẩm định” (MRV) đối với các khoản chi trả theo hoạt động Các quỹ nhận được các khoản chi trả theo kết quả hoạt động REDD+ (GRIF và Amazon) không bị cản trở bởi thực tế là đường cơ sở (RL) mạnh hoặc các hệ thống MRV carbon rừng vẫn chưa được thiết lập trong nước, mà thay vào đó là sử dụng các ước tính và số liệu đại diện về mất rừng của phương pháp tiếp cận tạm thời. Chẳng hạn như Quỹ Amazon sử dụng một tham số 100tCO2e/ha để ước tính lượng phát thải carbon từ diện tích rừng và áp dụng một chuỗi số liệu lịch sử mà không thể được điều chỉnh theo mô hình. Trong trường hợp của Guyana, Chính phủ đã đồng ý cho phép các sử dụng các chỉ số cho phếp tiếp nhận các khoản chi trả tiếp theo trong đó bao gồm việc tạo lập một đường cơ sở và hệ thống MRV để báo cáo tại UNFCCC cấp độ 3. Đồng thời, mức chi trả theo mỗi tCO2e sẽ bị khấu trừ nếu tỷ lệ mất rừng vượt quá một mức tối đa đã nhất trí trước đó. 2.6 Các biện pháp bảo đảm an toàn về xã hội và môi trường Đối với các quỹ REDD+, việc có một hệ thống mạnh mẽ để thực hiện các biện pháp an toàn về xã hội và môi trường được coi là tối quan trọng để thu hút các nguồn tài trợ. Các điểm chính: • Với các quỹ REDD+ không cần thiết phải có đường cơ sở (mức tham chiếu) ở quy mô toàn diện và các hệ thống MRV sẵn có để nhận được khoản chi trả theo kết quả hoạt động; tuy nhiên, các chỉ số cố hữu được áp dụng để thay thế • Với một số quỹ, việc đáp ứng các chỉ số về quản trị, trong đó bao gồm cả đường cơ sở RL và các hệ thống MRV được xem như một yêu cầu để nhận được các khoản chi trả tiếp theo Các điểm chính: • Đối với các quỹ REDD+, các hệ thống mạnh mẽ để đảm bảo an toàn là rất quan trọng để thu hút các nguồn tài trợ • Trong trường hợp kinh phí nhận được từ nhiều nhà tài trợ, các biện pháp đảm bảo an toàn quỹ cần phải có mức độ nghiêm ngặt tối thiểu như quy định chung của từng nhà tài trợ để tránh việc phải áp dụng các biện pháp an toàn của từng nhà tài trợ cụ thể cho từng nguồn tài trợ cụ thể Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 19 LEAF Đối với các quỹ môi trường hoặc quỹ lâm nghiệp quốc gia, tính chất quan trọng này vẫn được duy trì, dù mức độ có thể thấp hơn. Đa số các nhà tài trợ quốc tế công đòi hỏi phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn của mình cho các dự án hoặc chương trình mà họ tài trợ hoặc các biện pháp an toàn có mức độ nghiêm ngặt ngang bằng bằng hoặc cao hơn. Thông thường, khi nguồn vốn của quỹ được cung cấp bởi nhiều nhà tài trợ thì có 2 phương thức chính được sử dụng để đảm bảo các yêu cầu về an toàn. Thứ nhất là áp dụng biện pháp an toàn của nhà tài trợ theo dự án mà họ tài trợ. Chẳng hạn như với FONAFIFO, là quỹ mà chỉ có một phần nhỏ do các nhà tài trợ quốc tế cung cấp, và được sử dụng để tài trợ các dự án cụ thể. Đối với những quỹ mà nguồn kinh phí của nhà tài trợ được dùng để tài trợ cho các hoạt động / dự án đạng hơn hoặc khi các dòng tài trợ được gộp vào trong một tài khoản chung thì thường sẽ phải áp dụng biện pháp an toàn nghiêm ngặt có khả năng đáp ứng yêu cầu của hầu hết các nhà tài trợ. Như quỹ PROFONANPE (được thành lập với nguồn vốn giống ban đầu của GEF) áp dụng các biện pháp an toàn của Ngân hàng Thế giới, trong khi Quỹ Amazon sử dụng cả hai tiêu chuẩn REDD+ SES và BNDES trong đó bao gồm tiêu chuẩn về miễn phí thông báo và chấp thuận trước (FPIC). Trong khi đó, quỹ EPF Lào đã xây dựng khung an toàn xã hội và môi trường (ESSF) riêng của mình phù hợp với các biện pháp của Ngân hàng Thế giới. Ngoài các thực tiễn trên, một số quỹ được quản lý theo ủy thác của các tổ chức quốc tế và được yêu cầu phải áp dụng các chính sách an toàn của các tổ chức này. Như trong trường hợp quỹ CBFF áp dụng chính sách an toàn của AfDB và ICCTF áp dụng các biện pháp của UNDP. 2.7 Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ Các nhà tài trợ khi xem xét tài trợ cho một quỹ sẽ tìm kiếm sự đảm bảo rằng những khoản đóng góp đó sẽ được quản lý một cách đúng đắn và phù hợp với những chính sách tài trợ và mục tiêu chiến lược của họ. Điều này thường bao gồm các yêu cầu như thẩm định kỹ lưỡng, lập kế hoạch chu đáo, quản lý tài chính minh bạch, giám sát chặt chẽ và báo cáo hiệu quả. Một số nhà tài trợ (như Ngân hàng Thế giới) cũng sẽ tìm kiếm vai trò trong việc phê duyệt các kế hoạch và chính sách. Ngoài ra, nhiều nhà tài trợ Các điểm chính: • Các yêu cầu của nhà tài trợ thường sẽ phản ánh bối cảnh điều hành và các khía cạnh khác của nước sở tại cũng như các mục tiêu chiến lược và lợi ích quốc gia của nhà tài trợ • Thông thường, các quỹ đáp ứng những yêu cầu của nhà tài trợ bằng cách áp dụng chúng với từng dự án cụ thể hoặc áp dụng các quy tắc và thủ tục nghiêm ngặt đối với tất cả các khâu quản lý quỹ Nghiên cứu quốc tế về các quỹ REDD+ Việt Nam CA No. AID-486-A-11-00005 20 LEAF quốc tế công sẽ áp dụng một số điều khoản và yêu cầu chung, trong đó thường bao gồm các biện pháp an toàn về xã hội / môi trường và các quy định về quản lý tài chính. Như đã thảo luận trong phần 2.6 về các biện pháp đảm bảo an toàn, các quỹ thường đáp ứng các yêu cầu này bằng cách áp dụng với từng dự án cụ thể, hoặc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đủ để đáp ứng hầu hết các nhà tài trợ chính. Trong trường hợp của các quỹ REDD+ chi trả theo hoạt động, các nhà tài trợ có sự linh hoạt trong một số lĩnh vực, điều này phản ánh cách tiếp cận theo giai đoạn đối với REDD+ cũng như mức độ 'sẵn sàng' khác nhau của từng quốc gia. Ví dụ như với các quỹ Amazon và GRIF, các nhà tài trợ cho phép thực hiện chi trả khi chưa có Đường cơ sở (RL) hoàn chỉnh cũng như hệ thống MRV chưa vận hành, thay vào đó là cho phép các hệ thống này được phát triển và vận động theo thời gian. Mặc dù có sự linh hoạt chung về chi trả theo kết quả như vậy nhưng các nhà tài trợ thường vẫn chỉ đạo về cách thức sử dụng quỹ (như thông qua thẩm định một số chương trình hoặc hoạt động tài trợ nào đó). Các yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ cũng có thể phản ánh bối cảnh của quốc gia sở tại. Ở Guyana, tình hình quản trị điều hành yếu kém và nguy cơ tham nhũng cao khiến các nhà tài trợ luôn đưa cải cách quản trị điều hành như là một điều kiện để chi trả theo kết quả thực hiện. Cuối cùng, trong một số trường hợp các nhà tài trợ có thể áp đặt một số điều kiện nhằm thúc đẩy các lợi ích quốc gia của mình, như quảng bá cho các doanh nghiệp của họ chẳng hạn. Như trong trường hợp quỹ FONAFIFO, có một khoản trợ cấp từ Đức với yêu cầu là không quân Đức hoặc các công ty vận tải biển có vị thế bình đẳng với các công ty Costa Rica trong việc cung cấp các dịch vụ vận tải được quỹ tài trợ. Các yêu cầu cụ thể do các nhà tài trợ cá nhân đặt ra sẽ tiếp tục được xem xét trong giai đoạn tiếp theo khi Chương trình LEAF hỗ trợ thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_quoc_te_ve_redd_va_cac_quy_lam_nghiep_quoc_gia_v.pdf