Quản lý doanh nghiệp hiện đại không thể
thiếu được bộ công cụ hữu hiệu gồm
Benchmarking, phân tích rủi ro/cơ hội và thẻ
điểm cân bằng BSC. Chúng giúp cho việc giám
sát và quản lý chất lượng hoạt động của các DN
trong ngành nước (cấp thoát nước đô thị và thủy
lợi phục vụ nông nghiệp) và hướng tới việc tìm
kiếm cái tốt nhất từ trong cuộc sống năng động
trong thực tế (Best-in-Class của sản phẩm/phần
sản phẩm và quá trình/phần quá trình tốt nhất,
thay vì theo cách cũ là đi xây dựng cái chuẩn và
cố định trong thời gian dài). Từ đó các DN/công
ty phải phấn đấu để đạt được cái tốt nhất đó.
Các DN trong ngành nước ở Đức đã sớm áp
dụng bộ công cụ này từ 20 năm nay, đến nay
chúng đã được hoàn thiện. Trong khoảng thời
gian 2002-2010 trong ngành cấp thoát nước đô
thị ở Việt Nam đã tiến hành xây dựng bước đầu
bộ công cụ Benchmarking đầu tiên, còn trong
ngành thủy nông phục vụ nông nghiệp thì đến
năm 2013 mới ban hành văn bản pháp lý về tính
toán Benchmarking và hầu hết các công ty thủy
nông đã áp dụng. Dù các ngành nước ở Việt
Nam có bắt đầu muộn với hệ thống
Benchmarking, song là những bước đi quan
trọng đầu tiên để xây dựng một bộ công cụ hữu
hiệu hỗ trợ cho công tác quản lý và giám sát các
DN trong ngành nước. Cần có nghiên cứu tiếp
theo để hoàn thiện công tác Benchmarking ở các
DN ngành nước.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm trong xây dựng công cụ giám sát và quản trị chất lượng cho doanh nghiệp ngành nước ở Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 135
THÔNG TIN KHOA HỌC
KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG CÔNG CỤ GIÁM SÁT VÀ QUẢN TRỊ
CHẤT LƯỢNG CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC
Nguyễn Trung Dũng1, 2
Tóm tắt: Công cụ quản lý hữu hiệu như Benchmarking với các chỉ số về an toàn trong cung ứng,
chất lượng nước, dịch vụ khách hàng, bền vững và kinh tế đóng vai trò trọng tâm khi thực hiện
chiến lược hiện đại hóa quản lý ngành nước ở Đức. Tiếp theo là công cụ quản trị rủi ro/cơ hội và
thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Trong khuôn khổ một dự án của Hiệp hội khí đốt và
nước DVGW thì rà soát lại toàn bộ những dự án Benchmarking của 12/16 bang được làm từ năm
1996/97 và hoàn thiện. Với công cụ quản trị hữu hiệu này, trên 6.200 doanh nghiệp trong ngành
nước được quản lý thống nhất. Bài báo này trình bày kinh nghiệm của Đức trong xây dựng và áp
dụng những công cụ quản trị hiện đại cho các đơn vị trong ngành, để từ đó xây dựng một ngành
nước hiện đại, đi đầu ở châu Âu và trên thế giới. Một vài ý tưởng cũng như kinh nghiệm của nước
Đức có thể giúp cho hoàn thiện công tác quản lý ngành cấp thoát nước và thủy nông ở Việt Nam
theo hướng hiện đại.
Từ khoá: Benchmarking, thẻ điểm cân bằng, Balanced scorecard BSC, doanh nghiệp ngành nước,
công ty thủy nông, công cụ hỗ trợ quản lý và giám sát có hệ thống.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi các doanh nghiệp tìm cách quản lý hữu
hiệu hoạt động sản xuất kinh doanh đang được
mở rộng và trở nên phức tạp thì nhu cầu về xây
dựng một hệ thống Benchmarking ngày càng
tăng. Nó làm cơ sở cho quản trị rủi ro và thẻ
điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard).
Những công cụ này có thể lượng hóa và đo
lường một cách hiệu quả tất cả hoạt động của
doanh nghiệp (DN) và giúp cho công tác giám
sát và quản lý một cách hiệu quả các hoạt động
sản xuất và kinh doanh của DN. Sau đây xin
giới thiệu ngắn về chúng.
Công cụ Benchmarking1, ra đời ở Tập đoàn
Xerox (Hoa Kỳ) trong thập niên 1970, sau đó
được áp dụng ở nhiều công ty, hiện được mở
rộng sang các lĩnh vực công như chính phủ,
bệnh viện và trường đại học. Thực chất đó là
1 Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi.
2 Đội tư vấn PIC thuộc dự án VIAIP (Cải thiện nông
nghiệp có tưới của WB7).
1 Hay trong một số tài liệu dịch sang tiếng Việt là định
chuẩn (xác định chuẩn mực). Trong bài này sử dụng
nguyên từ tiếng Anh.
một hệ thống các chỉ số cơ bản đặc trưng để so
sánh và giúp cải thiện năng suất của một DN/tổ
chức. Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh
tình hình hoạt động nội trong một DN/tổ chức
(Benchmarking nội bộ); hoặc giữa các DN/tổ
chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh
vực tương tự (Benchmarking bên ngoài). Có
thể nói, Benchmarking là "một quá trình liên
tục đánh giá, đo lường những sản phẩm, dịch
vụ và các hoạt động của mình so với đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất hoặc những DN/tổ chức
dẫn đầu trong ngành". Phương pháp này cũng
được hiểu như "tìm kiếm những cách thức tốt
nhất trong thực tiễn giúp cho DN hoạt động tốt
hơn trong ngành".
Thẻ điểm cân bằng BSC được Kaplan &
Norton (Harvard University) lần đầu tiên đề
xuất vào đầu thập niên 1990. Hai ông đã phát
hiện một vấn đề khá nghiêm trọng, đó là rất
nhiều công ty có khuynh hướng quản lý DN chỉ
dựa đơn thuần vào chỉ số tài chính. Điều này chỉ
phù hợp với những điều kiện trong quá khứ,
nhưng trong thế giới kinh doanh hiện nay thì đòi
hỏi các DN phải quản lý dựa vào một bộ các chỉ
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 136
số đo lường tốt và hoàn thiện hơn. Chỉ số đo tài
chính là cần thiết, nhưng chỉ số này chỉ cho ta
biết điều đã xảy ra trong quá khứ (hoạt động
kinh doanh đã diễn ra). Ngược lại không cho ta
biết vấn đề gì sẽ xảy ra trong tương lai, mọi hoạt
động DN sẽ ra sao. Điều này cho thấy, chúng ta
đang điều hành DN như lái chiếc ô tô mà chỉ
nhìn vào gương hậu! Thẻ điểm cân bằng BSC là
một hệ thống quản lý, giúp DN thiết lập, thực
hiện, giám sát, đo lường để đạt được các chiến
lược và mục tiêu của mình. Sau khi các DN thiết
lập và phát triển các chiến lược, DN sẽ triển
khai, thực hiện và giám sát chiến lược thông qua
bốn khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Học tập
& phát triển và Quá trình hoạt động nội bộ. Bốn
khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa DN
thành công và DN thất bại.
Ngành thủy lợi/nước gồm hai khối thủy lợi
đô thị và thủy lợi nông nghiệp (sau đây: thủy
nông), là một ngành lớn có nhiệm vụ quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân vì nước là sự sống.
Trong hai khối ngành này có nhiều DN ở trung
ương và địa phương đang hoạt động. Để hiện
đại hóa công tác quản lý và giám sát chất lượng
hoạt động của các DN trong ngành nước cũng
như giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn thì cần
áp dụng các công cụ quản lý hiện đại và hiệu
quả. Trong bài báo này, tác giả trình bày kinh
nghiệm áp dụng Benchmarking và BSC trong
ngành nước ở Đức. Từ đó rút ra những bài học
và khả năng áp dụng ở Việt Nam cũng như góp
phần hoàn thiện hệ thống Benchmarking và
BSC hiện đang có.
2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ GIÁM
SÁT CÁC CÔNG TY CÔNG ÍCH TRONG
NGÀNH NƯỚC Ở ĐỨC BẰNG
BENCHMARKING VÀ BSC
2.1. Bối cảnh của ngành nước (BMU, 2011)
Ngành nước của Đức được chia thành hai
nhóm: cấp nước & tiêu thoát nước thải và công
nghiệp phụ trợ ngành. Nhóm ngành cấp nước &
tiêu thoát nước thải gồm: DN cấp nước, DN tiêu
thoát nước thải, DN cấp nước và tiêu thoát nước
thải, DN cung ứng dịch vụ hỗ trợ trong ngành.
Còn nhóm ngành công nghiệp phụ trợ ngành
gồm: DN sản xuất hệ thống trang thiết bị máy
móc, DN xây dựng, DN xây lắp và cung ứng
cấu kiện, DN sản xuất ống, DN chuyên sửa
chữa đường ống và kênh mương, DN sản xuất
linh kiện và thiết bị đo lường, điều khiển và điều
chỉnh, DN tư vấn và quy hoạch. Còn tưới cho
nông nghiệp thì do diện tích tưới nhỏ và hình
thức tưới phun là chính nên các DN nông
nghiệp tự đảm nhận hoặc liên kết các DN nông
nghiệp với nhau.2 So với các lĩnh vực cơ sở hạ
tầng khác thì cấp nước là một lĩnh vực ngoại lệ
của luật cạnh tranh. Một số nhỏ các DN thuộc tư
nhân, còn phần lớn là tài sản công. Các DN cấp
thoát nước và xử lý nước thải ở Đức được tổ
chức rất phân tán và phân cấp. Theo thống kê
năm 2011, có khoảng 6.200 DN cấp nước (cả
tiêu thoát nước và xử lý nước thải). Trong đó có
những tập đoàn lớn như RWE Gruppe cấp 5,4%
của tổng lượng nước cấp toàn quốc, Berliner
Wasserbetriebe 5%, Gelsenwasser 4,6%, Die
Hamburger Wasserwerke 2,5%, Eurawasser
0,5%. Bức tranh toàn cảnh được thể hiện thông
qua những con số ở Bảng 1.
Từ nhiều năm nay ở Đức nhiều lĩnh vực cơ
sở hạ tầng truyền thống đã được tự do hóa và tư
nhân hóa. Song trong ngành nước (thủy lợi đô
thị) thì từ đầu năm 2000 Bộ Kinh tế đã đưa ra ý
tưởng tự do hóa ngành này, nhưng Quốc hội
châu Âu chần trừ trong việc ra quyết định cho
đến năm 2004. Cuối cùng chính sách vẫn không
thay đổi với lý do: bảo vệ tài nguyên nước, đảm
bảo an toàn trong cung ứng và tiêu thoát, đảm
bảo chất lượng nước sạch và mọi người có
quyền tiếp cận nước, song yêu cầu lĩnh vực này
phải hoạt động có hiệu quả hơn. Chính vì vậy
cần phải luôn giám sát hiệu suất cấp nước sạch
và xử lý nước thải.
2 Theo Hiệp hội Nông dân Đức (DBV), diện tích tưới ở
nước này là 373.000 ha (khoảng 2% đất nông nghiệp).
Nguồn nước tưới chính được khai thác từ nước ngầm.
Ngoài ra, có nơi có sử dụng nước thải đô thị sau xử lý
theo 2 cấp (98% nước thải được xử lý cơ học và sinh học
kết hợp với việc tách bỏ các chất). Việc khai thác nước
phục vụ cho nông nghiệp chỉ chiếm ít hơn 1% tổng nhu
cầu nước, trong khi đó trên thế giới vào khoảng 70%. Do
đặc thù này mà các DN nông nghiệp và lâm nghiệp đảm
nhận luôn việc tưới của mình, hoặc liên kết với nhau để
vận hành hệ thống tưới phun di động.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 137
Từ vài thập kỷ nay nước Đức luôn là một
trong những quốc gia đi đầu trong phát triển
khoa học công nghệ và quản lý ngành nước,
không những ở châu Âu mà cả trên thế giới. Để
thực hiện chiến lược hiện đại hóa và trở thành
một ngành nước bền vững theo Tuyên bố của
Hiệp hội DVWK và DWA thì Benchmarking
với việc áp dụng những chỉ số về an toàn, chất
lượng, dịch vụ khách hàng, bền vững và kinh tế
đóng một vai trò trọng tâm. Benchmarking được
coi là những chỉ số "đại diện cho cạnh tranh"
nội tại DN cũng như ngoài DN ở trong và ngoài
ngành (DN tương tự) ở châu Âu và trên thế giới
(Hình 1).
Bảng 1. Một số thông tin về cấp nước, tiêu thoát nước và xử lý nước thải BMU (2011)
Cấp nước công cộng Tiêu thoát nước và xử lý nước thải
- DN cấp nước > 6.200
- Lượng nước cấp năm: 5,2 tỷ m3
- Chiều dài mạng lưới đường ống:
530.000 km
- Giá nước: 1,60 €/m3 nước sạch
(min 1,19 đến max 2,29) năm 2007
- Đầu tư năm 2010: 2,0 tỷ €
- Lực lượng lao động: 60.000 người
- Hệ thống công trình xử lý nước thải: 10.000
- Lượng nước thải được xử lý: 10,1 tỷ m3 (trong đó 5,2 tỷ
m3 nước bẩn, 4,9 tỷ m3 nước mưa và nước ngoại lai)
- Mạng lưới kênh công cộng: chiều dài ~540.000 km,
66.000 hệ thống trữ nước mưa
- Giá: 2,29 €/m3 nước thải (min 2,06 đến max 2,61) năm
2007
- Đầu tư năm 2010: 4,5 tỷ €
- Lực lượng lao động: 40.000 người
2.2. Thực tiễn áp dụng Benchmarking
Theo báo cáo của dự án "Entwicklung eines
Hauptkennzahlensystemes der Deutschen
Wasserversorgung"3 (tiếng Việt: xây dựng một
hệ thống chỉ số chính cho ngành cấp nước của
Đức) và dự án về "Controlling and
Sustainability of Water Sector"4 (giám sát và
phát triển bền vững ngành nước) do DVGW
(Hiệp hội Đức về khí đốt và nước) tiến hành thì
có thể tóm tắt những điểm chính sau:
- Benchmarking là giám sát và so sánh các
chỉ số và hệ chỉ số với những mục tiêu đề ra
(Benchmarks/định chuẩn). Benchmarking
làm cơ sở nền tảng cho quản trị rủi ro/cơ hội
và thẻ điểm cân bằng BSC (Hình 2). Nếu
Benchmarking định hướng phát triển bền
vững và ứng xử thì thẻ điểm cân bằng
BSC định hướng nhiều hơn đến đối tác và
kinh tế;
3 Do 3 đơn vị là IWW Rheinisch-Westfälisches Institut
für Wasserforschung gemeinnützige GmbH ở Müllheim
an der Ruhr, aquabench GmbH ở Köln, Confideon
Unternehmenberatung GmbH ở Berlin, Rödl & Partner ở
Nürnberg cộng tác nghiên cứu.
4 Do Lehrstuhl für Betriebswirtschaft, insb.
Umweltwirtschaft und Controlling, Uni Duisburg-Essen
nghiên cứu.
- Benchmarking được chia làm 2 phần: (1)
Benchmarking cho toàn DN mở rộng, gồm tất
cả các mảng mà DN phụ trách như cấp nước
sạch và xử lý nước thải; (2) Benchmarking cho
từng quá trình sản xuất, ví dụ cho khai thác
nước, xử lý nước, phân phối và hòa mạng, ...
Ngoài ra còn phân biệt hai loại Benchmarking:
Hệ thống chỉ số về kết quả sản xuất (metric
Benchmarking) và hệ chỉ số về tối ưu hóa giai
đoạn sản xuất (process Benchmarking);
- Đặc biệt khi xây dựng Benchmarking thì
cần phải nhóm các chỉ số thành các hệ thống chỉ
số mà có thể phản ánh mối quan hệ nhân quả
khi so sánh các chỉ tiêu về sản lượng được ấn
định và/hay quá trình sản xuất nhất định nào đó.
- Mục đích cuối cùng là tìm ra một DN, một
sản phẩm hay bán sản phẩm, một công đoạn hay
tiểu công đoạn tốt nhất ở khía cạnh nào đó (ví
dụ hiệu quả kinh tế, bền vững, hiệu quả năng
lượng, hiệu quả trong sử dụng nguyên vật liệu,
...), hay còn gọi là Best-in-Class (tốt nhất trong
tập, nhóm, khối). Tiếp đến là xác định tiềm
năng cải thiện khi hướng về cái tốt nhất đó. Để
tổng quát hóa việc làm này bằng công thức toán
học (1) và (2). Vector Best-in-Class được chọn
là mục tiêu cho tất cả DN hướng tới.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 138
Hình 1. Benchmarking ở vị trí trung tâm hướng
tới ngành nước bền vững (Schaefer, 2004)
Hình 2. Bộ công cụ giám sát
(Benchmarking – Quản trị rủi ro –
Thẻ điểm cân bằng BSC) (Schaefer, 2004)
(1) (2)
Trong đó: P=Sản phẩm/phần sản phẩm hay
công đoạn/phần công đoạn; VS=An toàn trong
cấp nước; Q=Chất lượng nước; KS=Dịch vụ
khách hàng; NH=Bền vững; W=Kinh tế
i=doanh nghiệp 1÷I; j=chỉ số hay thông tin
bối cảnh 1÷J; k= sản phẩm/phần sản phẩm, hay
công đoạn/phần công đoạn (ví dụ công đoạn
lắng, lọc, kết tủa trong cấp nước sạch) 1÷K
- Metric Benchmarking dựa chủ yếu vào các
chỉ số đã được Hiệp hội nước quốc tế IWA đề
xuất và thử nghiệm cho lĩnh vực nước sạch và
nước thải. Các công ty đã dựa vào hệ chỉ số này
và cụ thể hóa cho trường hợp của mình.
- Trong ngành cấp nước sạch, Benchmarking
đã được áp dụng từ năm 1996-97 ở các bang của
Đức với sự hỗ trợ của các công ty tư vấn khác
nhau. Hệ thống các chỉ số thì rất khác nhau như
trong Bảng 2 (bang có ít nhất có 58 chỉ số, nhiều
nhất 119) và liên tục được cải thiện/cập nhật.
Chúng khác nhau do mục tiêu, yêu cầu về mức
độ chi tiết và phạm vi đề ra. Từ đó có đề xuất cơ
cấu cho một hệ thống chỉ số tích hợp của ngành
cấp nước sạch (Hình 3). 19 chỉ số ngành để dễ so
sánh với các nước trong EU và quốc tế, 95 chỉ số
chính, 18 chỉ số đặc tính cơ cấu.
- Đặc biệt quan trọng – tiếp theo Tuyên bố của
Hiệp hội DVWK và DWA về "Benchmarking
trong ngành nước" – là các Hiệp hội này phải ban
hành những quy tắc (set of rules) để đảm bảo chất
lượng cũng như những văn bản hướng dẫn về một
hệ thống Benchmarking dựa vào các chỉ số trong
ngành. Các bước thực hiện Benchmarking trong
ngành nước dựa vào văn bản Hướng dẫn của Hiệp
hội DWA và DVGW được thể hiện ở Hình 4.
Bảng 2. Tổng quan về Benchmarking và loại chỉ số so sánh trong lĩnh vực nước ở Đức
Các đặc tính của sản xuất5
Bang ở Đức Tổng chỉ số VS Q KS NH W
Thông
tin bối
cảnh6
Baden-Würtemberg
Bayern
60
60
5
5
5
5
2
5
8
8
40
40
14
14
5 Performance indicator
6 System/Situation indicator/descriptor
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 139
Các đặc tính của sản xuất5
Bang ở Đức Tổng chỉ số VS Q KS NH W
Thông
tin bối
cảnh6
Brandenburg
Hessen
Nordrhein-Westfalen
Niedersachsen
Rheinland-Pfahl
Saarland
97
116
61
119
114
58
9
10
5
9
10
7
5
10
5
6
10
9
6
8
2
6
8
0
31
16
8
36
15
11
46
72
41
62
71
31
14
28
14
18
25
32
Giải thích: VS=An toàn trong cấp nước, Q=Chất lượng, KS=Dịch vụ khách hàng, NH=Bền vững,
W=Kinh tế
Hình 3. Đề xuất hệ thống chỉ số tích hợp của ngành cấp nước sạch (Merkel & Léva, 2014)
Bảng 3. Những chỉ số so sánh được đề xuất trong một Benchmarking thống nhất
A. Chỉ số và thông tin bối cảnh về chỉ số An toàn trong cung ứng
A1) Chỉ số chính và chỉ số thông tin hoàn cảnh: (1) Khai thác tận dụng tài nguyên: sử dụng nguồn tài nguyên nước được đảm
bảo về pháp lý, tận dụng quyền lấy nước riêng, tận dụng thỏa thuận lấy nước từ nơi khác đến, tận dụng nguồn nước được đảm
bảo về pháp lý vào ngày cao điểm; (2) Khai thác công suất của hệ thống trang thiết bị: tỷ lệ khai thác hết công suất xử lý nước,
tỷ lệ chứa đầy bể chứa vào ngày cao điểm; (3) Giám sát chất lượng; Độ tin cậy; Thiệt hại
A2) Chỉ số ngành (hay thông tin bối cảnh): Mức độ
B. Chỉ số và thông tin bối cảnh về chỉ tiêu Chất lượng
B1) Chỉ số chính và thông tin hoàn cảnh: Chất lượng nước uống và dịch vụ; Giám sát trang thiết bị: thực hiện việc giám sát
mạng lưới đường ống, kiểm tra chỗ dò rỉ; Tổn thất nước:
B2) Chỉ số ngành (hay thông tin bối cảnh): chất lượng nước uống, hệ thống quản lý, tỷ lệ thất thoát thực tế tính cho chiều dài
đường ống
C. Chỉ số và thông tin bối cảnh về chỉ tiêu Dịch vụ khách hàng
C1) Chỉ số chính và thông tin hoàn cảnh: Chăm sóc khách hàng, Chất lượng dịch vụ, Phàn nàn của khách, Hài lòng của khách,
Hóa đơn thanh toán
C2) Chỉ số ngành (hay thông tin bối cảnh): Hài lòng của khách về chất lượng nước, hài lòng về dịch vụ, hài lòng về tỷ lệ giá và
lượng dịch vụ,
D. Chỉ số và thông tin hoàn cảnh về chỉ tiêu Bền vững: Bảo vệ tài nguyên, Sử dụng tài nguyên, Duy trì về kỹ thuật (bảo dưỡng
sửa chữa), Duy trì về kinh tế, Chỉ số về nhân sự/xã hội
E. Chỉ số và thông tin hoàn cảnh của chỉ tiêu Kinh tế
E1) Chỉ số chính và thông tin bối cảnh: (1) Phân tích doanh thu/thu nhập: Tổng doanh thu, tổng thu nhập, doanh thu phụ thuộc
vào khối lượng, doanh thu không phụ thuộc vào khối lượng; (2) Phân tích chi phí: Tổng chi phí, chi phí vận hành, chi phí vốn,
tổng chi tiêu, chi tiêu cho vận hành, chi tiêu vốn; (3) Phân tích chi tiêu theo các loại và nhiệm vụ chi: Chi tiêu cho nhân viên,
chi tiêu cho vật tư, khác
E2) Chỉ số ngành (hay thông tin bối cảnh):
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 140
Hình 4. Các bước thực hiện Benchmarking trong ngành nước (cấp nước và xử lý nước thải)
theo văn bản Hướng dẫn của Hiệp hội DWA và DVGW7
2.3. Quản trị rủi ro/cơ hội và thẻ điểm cân
bằng BSC dựa vào Benchmarking7
Để các doanh nghiệp trong ngành nước phát
triển bền vững thì hệ thống các chỉ số phải
hướng tới việc hỗ trợ thông tin cho quản lý rủi
ro/cơ hội (Risk management). Nhiệm vụ của
phần này là xác định những rủi ro tiềm ẩn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh càng sớm càng
tốt, phân loại chúng theo các xác suất có khả
năng xảy ra và mức độ rủi ro (theo dự đoán).
Sau khi cân nhắc các khía cạnh chi phí và lợi
ích thì đề ra các biện pháp để giám sát và điều
khiển tiếp theo cho quá trình sản xuất và kinh
doanh. Trong đó việc lựa chọn, kết hợp và liên
kết các chỉ số trong các hệ thống chỉ số để có
thể giúp cho việc xác định các mối quan hệ
nhân quả giữa các yếu tố thành công quan trọng
và các cơ hội tiềm ẩn rủi ro kinh doanh. Tác
động của rủi ro và cơ hội "đáng kể" trong việc
phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra được thể hiện
trong bốn phương diện riêng của thẻ điểm cân
bằng BSC (xem mục 1).
3. VIỆC ÁP DỤNG BENCHMARKING
TRONG NGÀNH NƯỚC Ở VIỆT NAM
Theo Báo cáo về đánh giá, chiến lược và lộ
trình phát triển ngành nước đô thị năm 2010
(VWSA, 2007) thì ở Việt Nam có gần 68 công
ty cấp nước đô thị, chủ yếu phục vụ cho các tỉnh
lỵ, với tổng công suất lắp đặt 5,5 triệu m3/ngày
(thực tế 4,8 triệu m3/ngày). Hiệu quả quản lý bị
hạn chế do không có được những thông tin
chính xác và cập nhật về tình trạng của tài sản
hạ tầng. Ngoài ra, mức giá nước sạch thấp và
thiếu cơ chế trách nhiệm giải trình khiến DN
không có động lực để vận hành và bảo trì mạng
7 Nguồn: Văn bản hướng dẫn ngành (Das Merkblatt DWA-
M 1100 & das DVGW-Merkblatt W 1100).
lưới phân phối. Tỷ lệ nước thất thu theo báo cáo
đã giảm từ 39% năm 2000 xuống còn 30% năm
2009. Con số bình quân chính thức này không
phản ánh được tình hình chung vì có nơi tỷ lệ
thất thoát lên tới 75%. Với hỗ trợ của WSP/WB
về tài chính, cơ sở lý luận và kỹ thuật thì
Benchmarking cho cấp nước đô thị đã được tiến
hành qua các đợt: Đợt 1 (năm 2002) đã thu thập
số liệu, phân tích, đánh giá, so sánh kết quả của
67 công ty cấp nước tỉnh thời kỳ 1997-2000;
Đợt 2 (2003 & 2004) với sự hỗ trợ của WB và
ADB thì tiến hành chương trình Benchmarking
về hoạt động cấp nước đô thị giai đoạn 2001-
2003; Đợt 3 (2008) với sự hỗ trợ của WSP-WB,
Benchmarking tiến hành nghiên cứu đánh giá
cấp nước đô thị thời kỳ 2004-2007 và có 66
công ty tham gia; Đợt 4 (2010) Benchmarking
được tiến hành cho cấp nước đô thị Việt Nam
giai đoạn 2007-2009 với mục đích: (1) Tiếp tục
nâng cao nhận thức về Benchmarking và lợi ích
của nó đối với ngành cấp nước đô thị; (2) Tập
trung nghiên cứu giai đoạn 2007-2009 trong đó
kết hợp rà soát và hiệu chỉnh số liệu 2007 đã
khảo sát đợt trước (năm 2008); (3) Đẩy mạnh
việc giám sát hoạt động của các công ty để nâng
cao hiệu quả ngành và (4) Phát hiện những mặt
yếu để tìm biện pháp khắc phục (tiêu hao điện
năng; chống thất thoát; nâng cao chất lượng
quản lý ngành). Việc xếp hạng các công ty
trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu chủ yếu, ví dụ:
- Tỷ lệ thất thoát nước: tối đa 100 điểm cho
mức thất thoát dưới 10% và trung bình quốc gia
50 điểm.
- Số nhân viên/1000 đấu nối: tối đa 100 điểm
cho mức tốt nhất 3 nhân viên/1000 đấu nối và
trung bình quốc gia 50 điểm. Nếu mức trên 35
nhân viên/1000 đấu nối được 0 điểm.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 141
Bảng 4 trích dẫn việc tính điểm các chỉ tiêu
và xếp hạng các công ty trong toàn quốc. Nếu so
sánh với mức độ xây dựng Benchmarking ở
Đức thì đây được coi là bước sơ khai đầu tiên
với những kết quả nhất định trong quản lý
ngành. Trong quá trình nghiên cứu áp dụng tiếp
theo để hoàn thiện Benchmarking thành công cụ
quản lý và giám sát chất lượng hoạt động của
các công ty và doanh nghiệp ngành nước.
Bảng 4. Bảng đánh giá cho điểm phân theo nhóm công ty (VWSA, 2007)
Tỷ số vận hành NV/1000 đấu nối Thất thoát nước Tổng điểm, xếp hạng
Nhóm và
tên công ty
Chi
phí/doanh
thu
Điểm
Nhân
viên/đấu
nối
Điểm % thất thoát Điểm
Tổng
điểm
Thứ tự
Nhóm đặc biệt: Công suất thiết kế > 1.000.000 m3/ngày
Hà Nội 0.51 61 4.9 80 33% 43 184 1
Hồ Chí Minh City 0.89 13 4.1 90 41% 30 133 2
Nhóm A: Công suất thiết kế > 100.000 m3/ngày
Thừa Thiên Huế 0.40 77 3.2 98 15% 87 262 1
Ba Ria Vũng Tàu 0.44 71 3.4 96 12% 95 262 1
An Giang 0.29 94 2.5 100 24% 63 257 2
Bình Dương 0.19 100 6.7 63 13% 92 255 3
Hải Phòng 0.65 42 4.5 85 17% 81 208 4
Đồng Nai 0.28 95 9.3 49 26% 58 202 5
Tiền Giang 0.43 73 4.8 82 38% 35 190 6
Cần Thơ 0.58 50 7.0 60 20% 74 184 7
Quảng Ninh 0.60 48 8.0 50 18% 79 177 8
Đà Nẵng 0.73 32 3.7 93 32% 45 170 9
Thủy nông là một lĩnh vực của tài nguyên
nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có
nhiều đặc thù riêng. Theo báo cáo của Tổng cục
Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 93 công ty thủy
nông, quản lý hơn 6.600 hồ chứa nước, 10.000
trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn,
234.000 km kênh mương, gần 26.000 km đê các
loại. Ngân hàng thế giới, Chương trình quốc tế
về công nghệ và nghiên cứu tưới tiêu IPTRID,
Tổ chức nông nghiệp & lương thực của Liên
hợp quốc FAO, Viện quản lý tưới quốc tế IWMI
và Ủy ban tưới tiêu quốc tế ICID đã khởi xướng
xây dựng phương pháp luận về Benchmarking
trong tưới tiêu và năm 2001 đã xây dựng phần
mềm trực tuyến OIBS (Online Irrigation
Benchmarking Services) cho tính toán
Benchmarking (Ngô Đăng Hải, 2010).
Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày
30.09.2013 ban hành bộ chỉ số đánh giá quản lý
khai thác hệ thống công trình thủy lợi cùng với
định nghĩa chi tiết của các chỉ số này. Đây là kết
quả của một dự án được quốc tế hỗ trợ dựa vào
hướng dẫn của IWMI. Năm 2014 thì 44/63 công
ty thủy nông đã tính toán lần đầu tiên
Benchmarking. Mức độ tính toán ở cấp công ty
hay đến trạm/đội/hệ thống thủy lợi thì tùy thuộc
vào từng công ty thủy nông. Đây là bộ
Benchmarking đầu tiên trong ngành thủy nông.
Song bộ chỉ số này có tác dụng gì và sử dụng
như thế nào trong quản lý thì cần có những
nghiên cứu kỹ và sâu hơn. Ngoài ra trong báo
cáo của Trần Sỹ Vinh (2018) có đề xuất bộ tiêu
chí bổ sung và hướng dẫn thực hành đánh giá
hiệu quả hoạt động của các công ty thủy nông.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 142
5. KẾT LUẬN
Quản lý doanh nghiệp hiện đại không thể
thiếu được bộ công cụ hữu hiệu gồm
Benchmarking, phân tích rủi ro/cơ hội và thẻ
điểm cân bằng BSC. Chúng giúp cho việc giám
sát và quản lý chất lượng hoạt động của các DN
trong ngành nước (cấp thoát nước đô thị và thủy
lợi phục vụ nông nghiệp) và hướng tới việc tìm
kiếm cái tốt nhất từ trong cuộc sống năng động
trong thực tế (Best-in-Class của sản phẩm/phần
sản phẩm và quá trình/phần quá trình tốt nhất,
thay vì theo cách cũ là đi xây dựng cái chuẩn và
cố định trong thời gian dài). Từ đó các DN/công
ty phải phấn đấu để đạt được cái tốt nhất đó.
Các DN trong ngành nước ở Đức đã sớm áp
dụng bộ công cụ này từ 20 năm nay, đến nay
chúng đã được hoàn thiện. Trong khoảng thời
gian 2002-2010 trong ngành cấp thoát nước đô
thị ở Việt Nam đã tiến hành xây dựng bước đầu
bộ công cụ Benchmarking đầu tiên, còn trong
ngành thủy nông phục vụ nông nghiệp thì đến
năm 2013 mới ban hành văn bản pháp lý về tính
toán Benchmarking và hầu hết các công ty thủy
nông đã áp dụng. Dù các ngành nước ở Việt
Nam có bắt đầu muộn với hệ thống
Benchmarking, song là những bước đi quan
trọng đầu tiên để xây dựng một bộ công cụ hữu
hiệu hỗ trợ cho công tác quản lý và giám sát các
DN trong ngành nước. Cần có nghiên cứu tiếp
theo để hoàn thiện công tác Benchmarking ở các
DN ngành nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Đăng Hải (2010): Nghiên cứu áp dụng phần mềm trực tuyến Benchmarking (OIBS) đánh giá
hiệu quả của các hệ thống thuỷ nông, Tạp chí KHTL và MT số 31, 12/2010.
Trần Sỹ Vinh (2018): Đề xuất bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hành đánh giá hiệu quả hoạt động của
các công ty khai thác công trình thủy lợi, Báo cáo của đội tư vấn PIC.
VWSA (2007): Benchmarking – cấp nước đô thị Việt Nam giai đoạn 2007-2009, Hiệp hội cấp nước
Việt Nam
BMU (2017): Wasserwirtschaft in Deutschland Grundlagen, Belastungen, Maßnahmen
DBV (2013): Verantwortungsvolle Wassernutzung durch Landwirtschaft in Deutschland, DBV zum
Weltwassertag am 22.03.2013
Lux, A., Scheele, U. & Schramm, E. (2005): Benchmarking in der Wasserwirtschaft -
Möglichkeiten und Grenzen einer Erweiterung des Benchmarking um ökologische und soziale
Aspekte, Heft 17, Deutsches Institut für Urbanistik
Malano, H. & Burton, M. (2001): Guidelines for Benchmarking performance in the irrigation and
drainage sector, IPTRID Secretariat Food and Agriculture Organization of the UN, Rome
Merkel, W. & Lévai, P. (2014): Entwicklung eines Hauptkennzahlensystems der Deutschen
Wasserversorung, Tạp chí energie|wasser-praxis của DVGW-Jahresvenue
MULEWF(2016): Benchmarking Wasserwirtschaft – Öffentlicher Abschlussbericht Bench-marking
Wasserwirtschaft Rheinland für das Erhebungsjahr 2013, Bộ Môi trường, nông nghiệp, dinh
dưỡng, trồng nho và lâm nghiệp của bang Rheinland-Pfalz
Pütz, T. (2010): Benchmarking, Balanced Scorecard, VDI 4491 Logistik Controlling
Stemplewski, J.; Lange, C. & Schaefer, S. (2005): Balanced Scorecard als Führungs-instrument in
der Wasserwirtschaft, in Journal Abwasser, Abfall, 52. Jg., S. 924-926
Schaefer, S. (2004): Controlling und Nachhaltigkeit in der Wasserwirtschaft, in: Umwelt-
WirtschaftsForum, 12. Jg., Nr. 4, S. 4-9
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 143
Abstract:
EXPERIENCES IN DEVELOPING EFFECTIVE TOOLS FOR MONITORING AND
QUALITY MANAGEMENT OF COMPANIES IN WATER SECTOR IN GERMANY
Effective management tools such as Benchmarking with indicators on supply safety, water quality,
customer service, sustainability and economy play a central role in the implementation of the
modernization strategy in German water sector. This is followed by a risk/opotunity management
and balanced scorecard BSC. Within the framework of a project of the Gas and Water Association
DVGW, all the 12/16 benchmarking projects in Germany made in 1996/97 was reviewed and
improved. With this effective management tool, more than 6,200 companies in the water sector are
managed uniformly. This article presents the German experience in developing and applying
modern managment tools in water sector, thereby building a modern water industry, leading in
Europa and world. Irrigation and drainage sector in Vietnam with its own characteristics, when
implementing the restructuring plan in the irrigation sector and the Irrigation Law we should have
strong management tools to manage the sector more effectively and the German experiences are
good example.
Keywords: Benchmarking, Balanced scorecard BSC, Irrigation Management Company IMC,
support tools for system management and monitoring.
Ngày nhận bài: 05/5/2018
Ngày chấp nhận đăng: 11/6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_nghiem_trong_xay_dung_cong_cu_giam_sat_va_quan_tri_chat.pdf