Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt Nam

Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở miền núi nƣớc ta T lý thuyết và các kinh nghiệm trong và ngoài nước, có thể đi tới một số giải pháp phát triển DLCĐ một cách bền vững ở miền núi nước ta: Một là, cần khai thác được thế mạnh của địa phương về tài nguyên sinh thái, tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc sắc; nhấn mạnh bản sắc dân tộc. Hai là, phải xây dựng được cơ chế liên kết giữa các bên liên quan để gắn bó trách nhiệm và lợi ích một cách khoa học, phù hợp, minh bạch và hài hòa. Ba là, Nhà nước, các tổ ch c phi chính phủ và các doanh nghiệp cần đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho cộng đồng, hỗ trợ ban đầu cho người dân tham gia làm DLCĐ. Bốn là, các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng cần phải được tập huấn thường xuyên nh m nâng cao kiến th c, kỹ năng làm DLCĐ. Cộng đồng cần phải được trao quyền và đóng vai trò chủ thể của DLCĐ tại địa phương, ch không còn là đối tượng đơn thuần của sự phát triển; trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các bên liên quan. Năm là, phát huy vai trò động lực chính của doanh nghiệp, khuyến khích, tạo cơ hội và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào DLCĐ. Sáu là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị ở địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân, lãnh đạo thôn/bản, các tổ ch c chính trị - xã hội trong cộng đồng nêu cao tinh thần làm chủ trong DLCĐ theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân quản lý, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Bảy là, Nhà nước cần đóng vai trò nhạc trưởng trong phát triển DLCĐ: i) xây dựng quy hoạch mạng lưới các điểm DLCĐ; ii) đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực du lịch cộng đồng; iii) xây dựng các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào DLCĐ; iii) hỗ trợ xây dựng quy chế phối hợp và làm trọng tài trong việc tổ ch c thực hiện quy chế phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) MỤC LỤC Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 07, tháng 09 năm 2018 Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI Trần Chí Thiện - Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt Nam ............................................................................................................................................................. 2 Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Bình An - Chế độ hưu trí - Kinh nghiệm của một số quốc gia và kiến nghị ............................................................................................................................................................. 7 Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Hoàng Yến - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 12 Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ Tống Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Hải Nam - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh .......................................... 16 Dƣơng Hoài An, Đào Quang Dũng, Đỗ Xuân Luận, Trần Quốc Tuấn - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Bắc: Trường hợp tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............................................................................................................................................. 22 Đỗ Anh Tài, Phạm Thị Thanh Mai - Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần đây ............................................................................................................................................................. 28 Nguyễn Thành Luân, Trần Nhật Tân, Hà Văn Thắng, Đỗ Trƣờng Sơn - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ gia đình b ng ch ng t điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai................................... 36 Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại tỉnh Sơn La ............................................................................................................................... 42 Nguyễn Tiến Long, Lục Mạnh Thiếp - Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................. 49 Dƣơng Hoài An, Cù A Gia, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Đánh giá hiệu quả của các hộ trồng mận tam hoa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai: B ng ch ng t chỉ số Malmquist ...................................... 58 Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Huyền - Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................................ 66 Đàm Văn Khanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông và sinh viên ............................................................................................................................................... 72 Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm xúc của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội ........................................................... 78 Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thanh Trực, Lê Thị Ngọc Anh - Hoạt động giám sát giao dịch trên thị trường ch ng khoán phái sinh tại Việt Nam ........................................................................................ 82 Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lƣơng Ngọc Sơn - Giải pháp và cơ chế chính sách nh m thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 88 Đinh Thị Vững, Nguyễn Thị Ngân - Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 95 Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) 2 KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CHO MIỀN NÚI VIỆT NAM Trần Chí Thiện Tóm tắt Gần đây, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang dần trở thành một xu hướng phát triển mới đầy tiềm năng ở những vùng nông thôn có tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa đặc sắc. Ở miền núi nước ta, với phong cảnh núi rừng hùng vĩ và các di sản văn hóa đậm đà bản sắc của 54 dân tộc anh em, đã xuất hiện nhiều mô hình DLCĐ có tác dụng rõ rệt trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường; bảo tồn các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử của địa phương. Bài viết này sử dụng các phương pháp tổng quan tài liệu nhằm nêu bật khái niệm, vai trò của DLCĐ; đánh giá các kinh nghiệm của các mô hình DLCĐ; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững DLCĐ ở các vùng nông thôn miền núi nước ta. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, kinh nghiệm, giải pháp, nông thôn miền núi, Việt Nam. EXPERIENCE AND SOLUTIONS TO SUSTAINABLE COMMUNITY BASED TOURISM FOR THE MOUNTAINOUS REGIONS OF VIETNAM Abstract Recently, community based tourism (CBT) has been gradually becoming a new potential development trend in rural areas where there is a richness in natural resources and a uniqueness in cultural resources. In mountainous areas, with the landscape of majestic mountains and special cultural heritage of the identity of 54 ethnic groups, many CBT models have been developed. They have clearly positive impacts on creating jobs and increasing incomes for the local people, contributing to environmental protection and conservation; preserving the cultural and historical heritage of the locality. This article uses meta analysis to highlight the concept and the role of CBT; to evaluate the experience of the CBT models; thereby proposes some valuable solutions to sustainable CBT in rural mountainous areas of our country. Keywords: Community based tourism, experience, solutions, rural mountainous areas, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Miền núi nước ta với cảnh sắc thiên nhiên núi r ng hùng vĩ, có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc. Nơi đây có 54 dân tộc anh em sinh sống, có bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đậm đà, nên có tiềm năng to lớn trong phát triển DLCĐ. Gần đây, đã xuất hiện một số mô hình DLCĐ ở nông thôn miền núi nước ta bước đầu mang lại hiệu quả cao. Trong đó, cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia tổ ch c các hoạt động, các loại hình và sản phẩm du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao dân trí và khả năng làm chủ của người dân, bảo tồn và phát triển các tài nguyên vật thể và phi vật thể, bảo vệ môi trường sinh thái. Ở những nơi đây, DLCĐ đang dần trở thành một sinh kế mới trong phát triển bền vững ở nhiều địa phương miền núi. Tuy vậy, ở đa số các cộng đồng thôn bản, người dân bản địa còn thụ động, chưa phát huy vai trò làm chủ của mình trong quá trình tham gia DLCĐ nên hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường chưa cao; phát triển DLCĐ còn mang nặng tính phong trào; chưa dựa trên những luận c khoa học vững chắc. Điều đó, dẫn đến sự thiếu hiệu quả và thiếu bền vững trong phát triển DLCĐ. Ở nước ta, đã có nhiều thông tin báo chí quảng bá về những thành công ban đầu của các mô hình DLCĐ nhưng chưa có nhiều công trình khoa học nghiên c u về lý luận và tổng kết thực tiễn về DLCĐ. Vì vậy, nghiên c u đưa ra khái niệm về bản chất của DLCĐ, vai trò của phát triển DLCĐ; khảo sát đánh giá kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững DLCĐ ở các địa phương miền núi nước ta, là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài báo sử dụng các dữ liệu th cấp t các xuất bản phẩm trong và ngoài nước. Các phương pháp được sử dụng là các phương pháp tổng quan tài liệu. Một là, các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (theory analysis and synthesis methods) được áp dụng để khám phá khái niệm và vai trò của DLCĐ. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ thiết với nhau, không thể tách rời. Phân tích được tiến hành theo định hướng tổng hợp; còn tổng hợp được tiến hành trên cơ sở phân tích. Trong nghiên c u lý thuyết, người nghiên c u phải v a phân tích, v a tổng hợp. Hai là, các phương pháp đánh giá điển hình Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) 3 và chuyển giao lợi ích (pilot evaluation and benefit transfer methods). Phương pháp đánh giá điển hình được dùng để đánh giá các kinh nghiệm phát triển DLCĐ của các cộng đồng điển hình. Phương pháp này được kết hợp với phương pháp chuyển giao lợi ích để t lý luận và các kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất giải pháp phát triển DLCĐ b ng cách chuyển giao các kinh nghiệm thực tiễn của các mô hình DLCĐ cho các cộng đồng khác ở miền núi nước ta. 3. Khái niệm và vai trò của Du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là gì? Anuar và Sood (2017) đã phát biểu rất súc tích: “Du lịch được tiến hành bởi cộng đồng địa phương ở một vùng nông thôn được gọi là du lịch cộng đồng”. Võ Quế (2003) đã đưa khái niệm: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương th c phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ ch c cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần t phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”. Bộ Tiêu chuẩn ASEAN về DLCĐ cho r ng: “DLCĐ là một loại hình du lịch trao quyền cho cộng đồng quản lý sự tăng trưởng của hoạt động du lịch, đạt được những khát vọng về sự thịnh vượng của cộng đồng, đảm bảo được sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Du lịch cộng đồng là những hoạt động du lịch mà cộng đồng sở hữu, vận hành và quản lý hoặc điều phối ở cấp cộng đồng. Các hoạt động này đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua hỗ trợ các sinh kế bền vững và bảo vệ các giá trị truyền thống văn hóa - xã hội và bảo tồn các tài nguyên di sản văn hóa và thiên nhiên” (ASEAN Secretariat, 2016). Như vậy, về bản chất, DLCĐ là một loại hình du lịch trong đó, cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia tổ ch c các hoạt động du lịch như xây dựng, khai thác, quản lý và bảo tồn các tài nguyên du lịch; trên cơ sở phối hợp với các tổ ch c liên quan như các cơ quan chính phủ, các tổ ch c phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; nếu tổ ch c tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực và bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường cho người dân và cho cộng đồng. Đặc điểm của DLCĐ là có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phối hợp với các bên liên quan. Quá trình tham gia của người dân được phát triển t thấp đến cao theo 6 cấp độ tham gia: Hình th c (pseudo), bị động (passive), tự phát (spontaneous), làm chủ trực tiếp (direct host), tích cực (active) và làm chủ đích thực (authentic host) (Tosun, 2000). Cộng đồng càng đạt đến trình độ tham gia cao hơn, DLCĐ tại điểm đến càng phát triển hiệu quả và bền vững hơn. Vai trò của DLCĐ Anuar và Sood (2017) đã khẳng định: DLCĐ có ảnh hưởng rất tích cực đối với phát triển nông thôn. Về kinh tế, nó tạo ra nhiều việc làm thu nhập cao và đóng góp cho các quỹ của cộng đồng để phát triển các tài sản chung như xây dựng trường học, trạm y tế,Về xã hội, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình xây dựng phương án DLCĐ, và thực thi và đánh giá quá trình phát triển DLCĐ đã tạo ra cơ hội trao quyền cho các thành viên cộng đồng; phát triển kiến th c, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để phát triển DLCĐ; tạo cơ hội để phát triển sinh kế cho cộng đồng. Về môi trường, nó tăng cường năng lực của cộng đồng trong quản lý và bảo tồn các tài nguyên du lịch, cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. APEC (2000), đã khái quát hóa một cách toàn diện vai trò của DLCĐ: DLCĐ có thể hỗ trợ cộng đồng địa phương tạo thu nhập, đa dạng hóa kinh tế địa phương, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và cơ hội cho phát triển giáo dục. DLCĐ đồng thời cung cấp cho cộng đồng bản địa thêm các nguồn thu nhập thay thế (cho nông nghiệp) và trở thành công cụ để giảm nghèo. 4. Khái quát về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở nƣớc ta Mặc dù đã phát triển t lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, DLCĐ là một xu thể mới xuất hiện và phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Theo Viện Nghiên c u Phát triển Du lịch, đến năm 2016, cả nước đã có 219 mô hình phát triển DLCĐ, Các mô hình này tồn tại dưới hai hình th c. Thứ nhất, do tổ ch c quốc tế khởi phát, điều phối và hỗ trợ cả về kỹ thuật và nguồn lực vật chất. Tuy nhiên, các dự án này thường không bền vững do các dự án chỉ tồn tại 3 - 5 năm nên việc trao quyền và năng cao năng lực cho cộng đồng bản địa để tiếp tục khai thác du lịch bị gặp khó khăn. Thứ hai, cộng đồng và doanh nghiệp trong nước tự phát xây dựng và triển khai DLCĐ phù hợp với năng lực sẵn có. Đây là hình th c phổ biến đang phát triển nhanh chóng, chiếm khoảng 80% số mô DLCCD hiện có. Ưu điểm của hình th c này là dựa trên sự tin tưởng và đồng thuận lần nhau giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Nhược điểm là có hạn chế về mặt kỹ thuật, tính tự phát cao, không có tính đồng nhất giữa các cộng đồng (điểm đến), gặp khó khăn trong công tác điều phối của cơ quan quản lý nên khó đảm bảo chất lượng và khó duy trì bền vững (Hương, 2016). Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) 4 5. Khảo sát một số kinh nghiệm phát triển các mô hình du lịch cộng đồng Kinh nghiệm nước ngoài Tại mô hình DLCĐ tại Vườn quốc gia Gunung Halimun- Indonesia, các tổ ch c quốc tế đã đầu tư làm một số đường đi lại; xây dựng hệ thống vệ sinh môi trường, các điểm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; tổ ch c các lớp tìm hiểu về hệ sinh thái, đặc biệt là các loại động vật quý hiếm để nâng cao nhận th c cho cộng đồng về bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và nền văn hóa bản địa. Ban Quản lý Vườn quốc gia đã tích cực hỗ trợ cộng đồng chủ động đưa ra phương hướng và kế hoạch phát triển du lịch. Cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào việc tổ ch c các dịch vụ du lịch cung cấp cho khách đến tham quan, đồng thời tham gia công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa, phong tục tập quán (Harada, 2003). Ở mô hình DLCĐ tại bản Huay Hee - Thái Lan, các bên tham gia trong mô hình du lịch và các công ty lữ hành đã đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng cho việc phát triển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho cộng đồng dân cư, truyền thông quảng bá tài nguyên, các sản phẩm du lịch của vùng đối với khách du lịch. Cộng đồng dân tộc tham gia sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách du lịch. Du lịch cộng đã trở thành sinh kế chính của người dân (Naipinit & Maneenetr, 2010). Dự án DLCĐ ở khu vực xung quanh Vườn quốc gia Voi Addo (AENP) ở Nam Phi đã khám phá cách th c tối đa hóa sự liên kết giữa các tác nhân. Sau khi đối thoại nhiều bên, các nhóm diễn kịch, các đội hợp xướng, các nhóm nghệ thuật và thợ thủ công ở vùng Addo đã được lập ra, góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm du lịch chủ yếu liên quan đến động vật hoang dã (Rose và Khanya, 2001). Kinh nghiệm trong nước Các mô hình DLCĐ tại chùa Hương gồm: (1) Mô hình cộng đồng dân cư cung cấp các dịch vụ du lịch tại đền Trình chùa Hương gắn liền với vai trò quản lý của Hội Người cao tuổi; (2) Mô hình cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch tại bến Đục chùa Hương gắn liền với vai trò quản lý của UBND xã Hương Sơn; (3) Mô hình cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch tại các điểm du lịch như chùa Thiên Trù, Hương Tích, Hình Bồng, Long Vân; Tuyết Sơn và chùa Giải Oan...gắn liền với vai trò quản lý của trưởng thôn và trụ trì các nhà chùa cũng là những mô hình thành công; v a giải quyết tốt việc cộng đồng dân cư phục vụ du khách, tăng thu nhập, v a gìn giữ được văn hóa tâm linh và bảo về được môi trường sinh thái. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan (doanh nghiệp, cộng đồng và nhà chùa) đã được xây dựng một cách phù hợp và đã phát huy tác dụng tốt (Võ Quế, 2003). Ở mô hình du lịch sinh thái với chương trình homestay ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) kết hợp cùng Ban quản lý Vườn Quốc gia và người dân địa phương được xây dựng và phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa trên nguyên tắc về sự liên kết giữa khả năng khai thác tài nguyên hợp lý, bền vững và trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên của cộng đồng địa phương. Cơ chế phối hợp đã dược dự án xây dựng một cách thích hợp. Nhờ đó, thu nhập của hộ dân tham gia chương trình homestay có cơ hội thu được hàng trăm triệu đồng/năm đối với hoạt động du lịch trên (WWF, 2017). Ở Làng DLCĐ tại xã Mai Hịch, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, b ng phương pháp hỗ trợ tích cực cho cộng đồng trong khu vực, kết hợp giữa hỗ trợ về kỹ thuật và một phần tài chính của nước ngoài, lựa chọn mô hình đơn giản, chuyên nghiệp, trong đó tận dụng tối đa năng lực, nguyên vật liệu, kỹ thuật phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của người dân bản địa đã tạo ra một ấn tượng khác biệt so với các khu vực homestay khác trong tỉnh Hòa Bình và xây dựng ý th c làm du lịch chuyên nghiệp cho cộng đồng (Hường, 2011). Tỉnh Lào Cai hiện có tới trên 300 điểm lưu trú tại gia (homestay), tập trung chủ yếu ở các huyện Sapa, Bắc Hà, Bát Xát. Người dân được chính quyền hỗ trợ về cơ sở vật chất, được tham gia tập huấn kỹ năng làm DLCĐ. DLCĐ đã tạo việc làm cho hơn 2600 lao động, các nghề thủ công (thổ cẩm, chạm khắc bạc, đồ lưu niệm,) phát triển mạnh mẽ. Các điểm DLCĐ có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp 3 lần so với các thôn, bản không làm du lịch; nguồn thu của các hộ làm dịch vụ du lịch cũng cao gấp t 5 lần so với các hộ khác, đạt t 25 - 60 triệu đồng/năm (Khánh Trang, 2018). Ở mô hình DLCĐ ở thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có sự phối hợp một cách nhịp nhàng giữa công ty lữ hành, ban quản lý thôn, đội văn nghệ thôn và các hộ homestay. Toàn thôn có 29 hộ đang tham gia là DLCĐ, mỗi hộ có t 10 - 20 phòng nghỉ homestay. Khách đến tham quan được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Tày, thưởng th c các làn điệu then, dàn tính do đội văn nghệ của thôn phục vụ; được thưởng th c các đặc sản rau r ng, đặc sản thủy sản t Hồ Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) 5 Ba Bể. Nhiều hộ dân làm DLCĐ đã có thu nhập cao, thậm chí có hộ đạt m c thu nhập đến hơn 100 triệu đồng/năm (Báo Du lịch, 2018). Các hạn chế của các mô hình DLCĐ hiện nay Kinh nghiệm ở trong và ngoài nước đã cho thấy trong phát triển các mô hình DLCĐ, các hạn chế sau thường sảy ra: Thứ nhất, nhận th c và trình độ của người dân địa phương, của lãnh đạo địa phương, về cả kiến th c và kỹ năng làm DLCĐ còn rất hạn chế của người dân bản địa còn hạn chế. Cộng đồng địa phương ở nhiều nơi chưa nhận rõ vai trò chủ thể của mình nên chưa thực sự chủ động trong kết nối với các bên liên quan trong trong phát triển DLCĐ. Anuar và Sood (2017) đã chỉ ra những hạn chế phổ biến của các mô hình DLCĐ ở các nước đang phát triển là phần lớn các cộng đồng địa phương không có đủ hiểu biết về DLCĐ, họ không biết rõ những cái giá phải trả và những khó khăn gắn với phát triển du lịch nhanh chóng tại cộng đồng. Thứ hai, sự tham gia của người dân trong DLCĐ còn ở trình độ thấp, chủ yếu là ở các cấp độ tham gia hình th c, tham gia thụ động hoặc tham gia tự phát (Hương, 2016). Thứ ba, người dân còn có tâm lý ỷ nại, trông chờ vào sự trợ giúp của bên ngoài (các tổ ch c chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp), khi không còn dự án, các hoạt động du lịch khó được duy trì và phát triển (Hương, 2016). Thứ tư, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan ở nhiều nơi được xây dựng chưa khoa học và được tổ ch c thực hiện chưa minh bạch, hài hòa nên chưa lôi kéo được sự tham gia tích cực, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các bên liên quan. Sự hợp tác giữa các bên có thể bị đình chỉ bởi mối quan hệ quyền lực thiếu bình đẳng (Okazaki, 2008). Thứ năm, khi khách du lịch tăng lên nhanh chóng, vệ sinh, môi trường trong cộng đồng có nguy cơ bị xuống cấp, ảnh hưởng đến tính bền vững của DLCĐ (Anuar và Sood, 2017). Thứ sáu, tại các điểm DLCĐ, vẫn còn nhiều người dân địa phương không tham gia DLCĐ; do thiếu hiểu biết và thiếu nguồn lực, cộng đồng địa phương nhiều khi không thống nhất với nhau trong DLCĐ (Tosun, 2000). 6. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở miền núi nƣớc ta T lý thuyết và các kinh nghiệm trong và ngoài nước, có thể đi tới một số giải pháp phát triển DLCĐ một cách bền vững ở miền núi nước ta: Một là, cần khai thác được thế mạnh của địa phương về tài nguyên sinh thái, tài nguyên văn hóa, lịch sử đặc sắc; nhấn mạnh bản sắc dân tộc. Hai là, phải xây dựng được cơ chế liên kết giữa các bên liên quan để gắn bó trách nhiệm và lợi ích một cách khoa học, phù hợp, minh bạch và hài hòa. Ba là, Nhà nước, các tổ ch c phi chính phủ và các doanh nghiệp cần đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho cộng đồng, hỗ trợ ban đầu cho người dân tham gia làm DLCĐ. Bốn là, các hộ dân tham gia làm du lịch cộng đồng cần phải được tập huấn thường xuyên nh m nâng cao kiến th c, kỹ năng làm DLCĐ. Cộng đồng cần phải được trao quyền và đóng vai trò chủ thể của DLCĐ tại địa phương, ch không còn là đối tượng đơn thuần của sự phát triển; trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các bên liên quan. Năm là, phát huy vai trò động lực chính của doanh nghiệp, khuyến khích, tạo cơ hội và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào DLCĐ. Sáu là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị ở địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để người dân, lãnh đạo thôn/bản, các tổ ch c chính trị - xã hội trong cộng đồng nêu cao tinh thần làm chủ trong DLCĐ theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân quản lý, dân kiểm tra và dân hưởng thụ. Bảy là, Nhà nước cần đóng vai trò nhạc trưởng trong phát triển DLCĐ: i) xây dựng quy hoạch mạng lưới các điểm DLCĐ; ii) đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực du lịch cộng đồng; iii) xây dựng các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào DLCĐ; iii) hỗ trợ xây dựng quy chế phối hợp và làm trọng tài trong việc tổ ch c thực hiện quy chế phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển DLCĐ. 7. Kết luận DLCĐ có tiềm năng phát triển to lớn ở miền núi nước ta. Nghiên c u các mô hình phát triển DLCĐ trên thế giới và một số mô hình DLCĐ ở nước ta cho phép nhận diện được một số thành công cũng như khó khăn, trở ngại. Căn c vào lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, các giải pháp về phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, về xây dựng cơ chế liên kết giữa các bên liên quan; về đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và trao quyền làm chủ cho người dân, về phát huy vai trò động lực của doanh nghiệp, vai trò nhạc trưởng của Nhà nước đã được đề xuất nh m phát triển bền vững DLCĐ ở miền núi nước ta. Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Anuar A. and Sood N. (2017). Community Based Tourisrm: Understanding, Benefits and Challenges. Journal of Tourism and Hospitality, 2017, 6/1. [2]. APEC. (2000). Towards Knowledge Based Economies in APEC. Economic Committee. PEC Secretariat, Singapore. [3]. ASEAN Secretariat. (2016). Community- based Tourism Standard. [4]. Báo Du Lịch. (2018). Bắc Kạn: phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Bể. Theo Báo Bắc Kạn. [5]. Nguyễn Thị Lan Hương. (2016). Nghiên c u kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương tại Việt Nam. [6]. Võ Quế. (2009). Nghiên c u xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương- Hà Tây. Đề tài cấp Bộ. [7]. Rose D., Khanya P.U. (2002). Pro-Poor Tourism: Harnessing the World’s Largest Industry for the World’s Poor. IIED. [8]. Tosun C. (2000). Limits to Community Participation in the Tourism Development Process in Developing Countries. Tourism Management, 21.613-633. [9]. Khánh Trang. (2018). Du lịch cộng đồng: sinh kế mới cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Cập nhật 8/8/2018. [10].WWF. (2018). Community-based Ecotourism, based-ecotourism-MCMNP. Thông tin tác giả: Trần Chí Thiện - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: tranchithienht@tueba.edu.vn Ngày nhận bài: 05/9/2018 Ngày nhận bản sửa: 20/09/2018 Ngày duyệt đăng: 28/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_va_giai_phap_phat_trien_ben_vung_du_lich_cong_do.pdf