Kinh tế học - Chương 10: Phân tích chi phí - Lợi ích

Các nhà kinh tế thường gắn những đánh giá này với các quan điểm của họ về tỷ lệ mức độ hữu dụng cận biên của thu nhập giảm dần. Nói chung, người ta thường đặt giả thiết rằng, mỗi đồng đô la gia tăng mà cá nhân nhận được đều làm tăng phúc lợi của cá nhân đó, nhưng với một gia số nhỏ dần. Theo giả thuyết này và một số giả thuyết khác nữa là hàm độ hữu dụng của mỗi cá nhân đều gần giống nhau, thì một đô la cần tăng thêm cho người nghèo có giá trị hơn 1 đô la tăng thêm cho người giàu. Có giá trị hơn bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào tốc độ hữu dụng cận biên giảm dần. Hình 10.3A, hàm hữu dụng gần như là một đường thẳng, độ hữu dụng cận biên thu nhập của người giàu giống như nguoif nghèo. Hình 10.3B, hàm hữu dụng rất cong, do đó độ hữu dụng cận biên thu nhập đối với người giàu thấp hơn nhiều của người nghèo

pdf20 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 10: Phân tích chi phí - Lợi ích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz Chương 10: Phân tích chi phí-lợi ích Phân tích lợi ích-chi phí của tư nhân Các hãng tư nhân luôn phải ra các quyết định về thực hiện một khoản đầu tư nào đó. Chúng tôi đặc trưng quá trình ra quyết định về thực hiện của hãng tư nhân thành 4 bước:  Xác định một tổng thể các dự án có thể thực hiện để xem xét. Nếu hãng thép muốn mở rộng năng lực sản xuất, thì có thể có nhiều cách. Có thể có nhiều loại công nghệ sẵn có để luyện quặng; có nhiều hình dạng thép có thể được sản xuất ra. Bước đầu tiên là liệt kê ra những phương án chủ yếu.  Xác định toàn bộ hậu quả của mỗi phương án. Vì hãng quan tâm chủ yếu đến đầu vào và đầu ra, do đó hãng sẽ quyết định số lượng lao động, quặng sắt, than và các vật liệu khác cần thiết cho mỗi phương án sản xuất. Hãng sẽ đánh giá chất lượng thép do mỗi phương án sản xuất ra; xác định lượng phế thải.  Định giá trị của mỗi lượng đầu vào và đầu ra. Hãng sẽ phải dự tính chi phí của mỗi loại lao động (với tay nghề khác nhau) trong suốt đường đời của nhà máy; dự tính chi phí của các đầu vào khác như than, quặng. Hãng cũng sẽ phải dự tính giá thép mà hãng sẽ bán. Hãng sẽ phải dự tính chi phí xử lý phế thải, lãng phí.  Cộng tất cả chi phí và lợi ích để tính tổng lợi nhuận của dự án. Hãng sẽ thực hiện thực hiện dự án với mức lợi nhuận cao (chệnh lệch tối đa giữa chi phí và lợi ích). Tất nhiên, lãi phải dương. Nếu lợi nhuận của tất cả các dự án dự tính là âm, hãng sẽ không thực hiện, mà đầu tư vốn vào chỗ khác. Phân tích chi phí-lợi ích xã hội Khi đánh giá một dự án, chính phủ cũng sẽ thực hiện một quá trình về cơ bản giống như thế. Tuy nhiên có hai điểm khác nhau cơ bản giữa phân tích chi phí – lợi ích xã hội và cá nhân: Chỉ có những hậu quả của các dự án mà hãng quan tâm là có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của hãng. Còn chính phủ lại quan tâm đến những hậu quả tầm rộng hơn: chẳng hạn như những ảnh hưởng của một con đê đối với hệ sinh thái; tác động của con đê đến việc sử dụng dòng sông vào mục đích giải trí. Hãng sử dụng giá thị trường để đánh giá số tiền phải trả để mua đầu vào và phần thu nhờ bán sản phẩm. Có hai trường hợp chính phủ có thể không sử dụng giá trị thị trường để đánh giá dự án: (a) trong nhiều trường hợp không có giá trị thị trường vì đầu ra và đầu vào không có bán ngoài thị trường. Không khí trong lành không có giá thị trường, cuộc sống an toàn không có giá, không có giá giữ gìn cảnh thiên nhiên. (b) trong những trường hợp khác, giá thị trường không đại diện hết chi phí hoặc lợi ích xã hội cận biên. Hãy nhớ lại chương 3, khi không có thật bại của thị trường thì giá thị trường phản ánh được chi phí và lợi ích xã hội cận biên. Tương tự, khi không có thất bại của thị trường, chính phủ cũng nên sử dụng giá thị trường đánh giá thị trường khi đánh giá các dự án của mình. Tuy nhiên, chính phủ phải hành động một cách đúng đắn, bởi vì khi có sự thất bại nào đó của thị trường thì giá mà chính phủ sử dụng phải phản ánh được sự thất bại đó của thị trường. Do đó, nếu chính phủ quan tâm đến thất nghiệp, thì chính phủ không nên coi tiền lương cá nhân là thước đo thực chi phí xã hội cận biên của việc tuyển cá nhân đó. Nếu chính phủ cho rằng thị trường vốn hoạt động không tốt, thì chính phủ không nên sử dụng lãi suất thị trường để chiết khấu thu và chi trong tương lai. Đánh giá hàng hóa phi thị trường Ở mục này, chúng ta xem xét một số vấn đề về đánh giá hàng hóa phi thị trường. Thặng dư người tiêu dùng Chúng tôi bắt đầu bằng ví dụ về việc chính phủ có thể đặt giá về nguyên tắc. Chính phủ đang cân nhắc để xây một cây cầu. Có thể thu thuế qua cầu. Đối với mỗi mức thuế, sẽ có một mức cầu nào đó sử dụng cây cầu. Giả sử rằng, quy mô tối thiểu khả thi của cây cầu ở mức giá là 0, thì sẽ có dư công suất như được thể hiện hình 10.1. Do đó, giá chính phủ có thể đặt là 0 (vì chi phí cận biên của việc sử dụng cầu lúc đó là 0); nhưng rõ ràng là giá trị của cầu là dương; cầu giúp cho mọi người tiết kiệm thời gian và họ sẵn sàng nộp lệ phí. Vấn đề là nộp bao nhiêu? Mọi người được lợi bao nhiêu nhờ xây dựng cây cầu? Trước tiên, chúng ta vẽ đường cầu được bù đắp như trong hình 10.1. Đường cầu bù đắp này có thể suy ra cầu đối với bất kỳ hàng tiêu dùng nào khi hạ thấp giá, đồng thời lấy đi một phần thu nhập của cá nhân đủ để người đó không được lợi như khi còn được hưởng giá thấp hơn so với khi giá cao. Để thấy điều đó, trước tiên hãy đặt câu hỏi xem cá nhân đó sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để sử dụng cầu 1 lần, và sẵn sàng trả thêm bao nhiêu để sử dụng 2 lầnBằng cách đặt ra những câu hỏi này, chúng ta có thể kẻ đường cầu bù đắp. Chúng ta gọi đường cầu bù đắp là vì với mỗi câu hỏi, chúng ta đều yêu cầu cá nhân so sánh phúc lợi của cá nhân đó lúc chưa có cây cầu và lúc sử dụng cây cầu một lần, hai lần, ba lần Cần phải phân biệt đường cầu bù đắp với đường cầu thông thường. Thường thường, khi hạ giá hàng thì cá nhân sẽ được lợi; còn khi tăng giá, cá nhân sẽ bị thiệt. Do đó, tại một điểm dọc theo đường cầu thông thường (hoặc không bù đắp) phúc lợi của cá nhân đều khác. Dọc theo đường cầu bù đắp, khi chúng ta thay đổi giá, chúng ta cho thấy bớt hoặc cho thêm thu nhập cá nhân, để giữ cho cá nhân luôn ở mức lợi ích không đổi. Lợi ích của việc xây dựng cây cầu là phần dưới đường cầu bù đắp và được gọi là thặng dư người tiêu dùng. Những vấn đề suy luận Một vấn đề trọng tâm trong phân tích lợi ích – chi phí xã hội, như đã thấy, là nhiều loại chi phí và lợi ích không mua bán được. Mặc dù, đối với một số hàng hóa tiêu dùng do chính phủ sản xuất ra, chẳng hạn như điện, có giá cả do thị trường định rõ nhưng không có giá cả thị trường cho cuộc sống an toàn, cho không khí trong lành hay những dòng sông không bị ô nhiễm. Đánh giá thời gian Câu ngạn ngữ “thời gian là tiền bạc” đã miêu tả quan điểm đa số của các nhà kinh tế trong việc đánh giá tiết kiệm thời gian nhờ cải thiện hệ thống giao thông, chẳng hạn như một hệ thống tốt đường xe điện ngầm hay mạng lưới đường bộ. Quan điểm thông thường là cố gắng đánh giá mức lương của những người sử dụng hệ thống giao thông; trong một số điều kiện lý tưởng nhất định, tiền lương là thước đo đánh giá của cá nhân về thời gian của họ. Trong các mô hình kinh tế đơn giản cá nhân đã được phác họa khi thực hiện lựa chọn giữa thời gian giải trí và thời gian làm việc. Do bỏ thêm một giờ giải trí, người đó đã tăng được lượng hàng hóa tiêu dùng với tiền lương một giờ. Tại điểm cân bằng, cá nhân đó bàng quan khi lựa chọn giữa việc bỏ thêm một giờ nghỉ ngơi với tăng tiêu dùng lên lượng tiền lương một giờ, hoặc giảm bớt công việc trong một giờ và giảm tiêu dùng với một lượng ngang bằng tiền lương một giờ. Do đó, tiền lương của anh ta là giá trị bằng tiền của thời gian của anh ta. Một số người nói như vậy là đánh giá quá cao giá trị của thời gian: nhiều cá nhân muốn làm việc nhiều hơn mức lương hiện hành, nhưng không thể tìm được thêm việc với mức lương đó; công việc hạn chế số giờ mà họ có thể làm. Đánh giá của cá nhân về thời gian rỗi của họ vì thế mà khá thấp. Theo quan điểm này, phần bù đắp đối với việc giảm thời gain giải trí của cá nhân trong một giờ là thấp hơn nhiều so với tiền công cá nhân có thể nhận. Hiệu quả chi phí Một cách tính nữa được sử dụng rộng rãi khi khó đánh giá lợi ích của một dự án, là phân tích hiệu quả chi phí. Với mục tiêu đã định, vấn đề đơn giản là: cách đạt được mục tiêu hiệu quả nhất là gì? Giả sử chúng ta muốn tránh những vấn đề liên quan đến đánh giá cuộc sống, khi giúp đỡ chính phủ đánh giá cách giảm tỷ lệ tử vong trên đường cao tốc. Chúng ta có thể tính chi phí của việc hoàn thành mục tiêu theo những cách khác nhau. Hoặc chúng ta có thể chỉ ra chi phí cận biên liên quan đến việc giảm dần tỉ lệ tử vong theo mỗi phương pháp và để cho những người thực hiện luật pháp quyết định lựa chọn điểm nào trên đồ thị. Khi Cục An toàn nghề nghiệp và Bảo vệ sức khỏe cân nhắc mức tiêu chuẩn tiếng ồn, Cục đã thực hiện một nghiên cứu hiệu quả – chi phí và tính toán xem có bao nhiêu sẽ được bảo vệ không bị điếc do những tiêu chuẩn này. Sau đó Cục đã tính cho phí liên quan đến mỗi tiêu chuẩn. Từ thông tin này, Cục đã tính tổng chi phí và chi phí ròng cận biên. Trên cơ sở đó, một chương trình nghiên cứu đã kết luận “Chương trình bảo vệ nghe có quản lý một cách hiệu quả có thể đem lại phần lớn lợi ích với chi phí thấp hơn so với tiêu chuẩn tiếng ồn thuần túy kỹ thuật công nghiệp”. Nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị sử dụng tai nghe hơn là thay đổi thiết bị trong nhà máy để thực hiện được mức độ bảo vệ tương tự. Giá ngầm và giá thị trường Khi nào có thất bại thị trường thì giá thị trường có thể không phản ứng đúng chi phí hay lợi ích xã hội cận biên. Trong trường hợp đó, các nhà kinh tế cố gắng tính chi phí hoặc lợi ích xã hội cận biên thực, ví dụ như việc thuê thêm một công nhân hoặc nhập khẩu thêm hay xuất khẩu thêm hàng hóa; họ gọi đó là “giá xã hội” hoặc “giá ngầm”. Thuật ngữ giá ngầm nhắc chúng ta nhớ lại rằng giá này không thực sự tồn tại trên thị trường, nhưng nó lại là giá xã hội thực được phả ánh một cách không hoàn hảo trong giá thị trường. Phần khó nhất trong việc tính giá ngầm là theo dõi toàn bộ hậu quả hành vi của chính phủ khi có thất bại của thị trường. Các nhà kinh tế cũng thường không thống nhất với nhau về bản chất thất bại của thị trường, và từ đó về hậu quả hành vi của chính phủ. Ví dụ, một số nhà kinh tế đã lập luận rằng, bởi vì hầu hết các nước kém phát triển có thất nghiệp cao, chi phí xã hội cận biên của việc tuyển thêm một người rất thấp. Nhưng thuê một công nhân thất nghiệp ở thành phố có thể làm cho người lao động di chuyển từ nông thôn vào thành phố. Chi phí xã hội để thuê lao động ở thành phố do đó sẽ làm giảm sản lượng ở nông thôn và tiền lương ngầm sẽ cao hơn so với khi không có sự di dân đến đó. Đương nhiên, điều đó không giống như một công chức làm việc ở một cơ quan đánh giá dự án nào đó có thể tìm ra toàn bộ hậu quả của việc thực hiện dự án. Ông ta không thể chắc chắn có được một “giá ngầm” thích hợp để sử dụng. Do đó, ở một số nước sử dụng rộng rãi phân tích chi phí – lợi ích, ông bộ trưởng kế hoạch có thể hướng dẫn những người đánh giá dự án nên sử dụng giá ngầm nào. Ở Hoa Kỳ, phần lớn phân tích chi phí – lợi ích đều được giả định lương thị trường là tiền lương hợp lý có thể sử dụng. Tỷ lệ chiết khấu để phân tích lợi ích-chi phí xã hội Trong phần thảo luận của chúng ta về phân tích lợi ích – chi phí tư nhân, chúng tôi đã lưu ý rằng 1 đôla của năm sau hoặc năm sau nữa không có giá trị bằng 1 đôla hiện nay. Do đó, thu nhập trong tương lai hoặc chi phí cũng vậy, phải được chiết khấu. Khi quyết định thực hiện dự án hay không, chúng ta nghiên cứu giá trị chiết khấu hiện tại. Để đánh giá các dự án dài hạn, như dự án đắp đê điều, việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu rất quan trọng: nếu sử dụng tỷ lệ 3% lãi suất thì dự án nghe có vẻ thuận lợi và hấp dẫn hơn là 10%. Nếu thị trường vận hành hoàn hảo, lãi suất thị trường sẽ phản ánh được chi phí cơ hội của các nguồn lực đem sử dụng và đánh giá thu nhập tương ứng ở các giai đoạn khác nhau. Nhưng nhiều người cho rằng các thị trường vốn hoạt động không tốt. Hơn nữa, thuế có thể gây ra những méo mó lớn. Do đó, không rõ là lãi suất nào của thị trường nên được áp dụng: lãi suất chính phủ có thể vay, hay lãi suất mà những người nộp thuế có thể vay? Mặc dù các nhà kinh tế chưa thống nhất về mức thực tế có thể áp dụng nhưng đã thống nhất về nguyên tắc. Một là, cần phải cân nhắc xem dự án sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào, ai sẽ được hưởng lợi. Điều đó thường là chủ đề của các cuộc tranh cãi. Ví dụ, một dự án của chính phủ chen mất chỗ dự án tư nhân. Khi đó phần giảm ròng về tiêu dùng trong thời gian thực hiện dự án sẽ khác nhiều so với chi phí thực hiện trực tiếp và nói chung là nhỏ hơn; và phần tăng ròng về tiêu dùng trong thời kỳ tiếp theo cũng nhỏ hơn. Nếu cá nhân được hưởng lợi của dự án cũng là những người phải chịu chi phí, chúng ta chỉ phải sử dụng tỷ lệ thay thế cận biên của họ, họ sẽ sẵn sàng đến mức nào để đổi giữa đám tiêu dùng nào để đổi giữa giảm tiêu dùng hiện tại để lấy cái lợi trong tiêu dùng tương lai. Vì vậy tỷ lệ thay thế cận biên của họ liên quan trực tiếp với lãi suất vay và cho vay của họ, cho nên trong trường hợp này chúng ta có thể sử dụng lãi suất thị trường để tính chi phí và lợi ích của các thời kỳ khác nhau. Điều quan trọng là phải nhớ rằng, phần chúng ta chiết khấu là thay đổi ròng về tiêu dùng ở mỗi thời kỳ. Thay đổi đó có thể khác nhiều so với chi phí trực tiếp hoặc lợi ích của các dự án ở mỗi thời kỳ bởi vì dự án sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và tiết kiệm của tư nhân. Nếu dự án của chính phủ lấn mất chỗ của dự án tư nhân có cùng quy mô thì chi phí thuần túy của dự án bằng 0. Nếu cả hai có cùng kết quả trong một thời kỳ thì chúng ta có thể dễ dàng quyết định việc thực hiện dự án: chúng ta phải thực hiện dự án của chính phủ nếu kết quả của dự án cao hơn dự án tư nhân; và cũng tương tự như thế, nếu tỷ suất lợi nhuận của dự án chính phủ cao hơn của dự án tư nhân. Theo quan điểm đó, không có gì đáng ngạc nhiên, được gọi là quan điểm chi phí cơ hội, thì tỷ suất lợi nhuận của người sản xuất được sử dụng để đánh giá dự án. Đánh giá sự rủi ro/mạo hiểm Sai lầm phổ biến nhất khi cố gắng giải quyết những bất ổn định của lợi ích và chi phí của dự án là cho rằng khi gặp rủi ro chính phủ nên sử dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn. Hãy nhớ lại rằng tỷ lệ chiết khấu liên quan đến giá trị của đồng đô la tại một thời điểm và giá trị của nó tại thời điểm khác. Để thấy được việc tăng tỷ lệ chiết khấu có thể dẫn đến những hậu quả ngớ ngẩn như thế nào, hãy xem xét một dự án đòi hỏi chi tiêu khi kết thú. giả định rằng có sự không chắc chắn về chi phí đó. Chúng ta thường cho rằng sự không chắc chắn này có thể làm cho dự án kém hấp dẫn hơn nếu chúng ta biết chắc chắn chi phí kết thúc này. Nhưng hãy cân nhắc xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn để bù đắp sự rủi ro đó: giá trị hiện tại của những chi phí đó giảm đi và dự án có vẻ hấp dẫn hơn hoặc ít hấp dẫn hơn. Việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn làm lẫn lộn sự đánh giá thu nhập ở các thời điểm khác nhau với đánh giá mạo hiểm; đây là hai vẫn đề tách biệt nhau. Để đánh giá rủi ro, các nhà kinh tế áp dụng quan điểm gái trị tương đương chắc chắn. Giả sử có một dự án đánh giá rất mạo hiểm, năm sau sản phẩm của dự án có thể là 0 đôla hoặc 100 đôla; khả năng kết quả là 50-50, giá trị trung bình là 50 đôla. Tuy nhiên nếu chúng ta không thích mạo hiểm thì rõ ràng là chúng ta thích dự án có kết quả chắc chắn là 50 đôla. Trên thực tế, chúng ta có thể thích dự án có kết quả thấp hơn giá trị trung bình và rủi ro thấp hơn. Nếu chúng ta bàng quan trong việc lựa chọn giữa dự án có giá trị trung bình là 50 đôla và một dự án hoàn toàn an toàn với giá trị 45 đôla, thì chúng ta có thể nói rằng 45 đô la là giá trị tương đương của sự chắc chắn của dự án mạo hiểm có giá trị trung bình 50 đôla. Hay, chúng ta có thể nói rằng yếu tố chiết khấu mạo hiểm/rủi ro là 10% tức là, chúng ta quy đổi giá trị trung bình với 10% để có được giá trị tương đương chắc chắn. Để đánh giá các dự án mạo hiểm, chúng ta chỉ cần lấy giá chiết khấu hiện tại của giá trị tương đương của sự chắc chắn. Bẳng cách ấy, các dự án mạo hiểm phải có tỷ lệ hoàn vốn cao hơn các dự án an toàn với giá trị tương đương chắc chắn có thể chấp nhận như nhau. Khoản thu mà dự án mạo hiểm phải kiếm thêm để bù đắp là phần thưởng mạo hiểm của dự án. Làm thế nào để đánh giá rủi ro của nhiều dự án khác nhau? Trong một số trường hợp, ví dụ như rủi ro phát điện chính phủ có thể xem tư nhân đánh giá chúng thế nào. Nhưng đối với những mạo hiểm không có của dự án tư nhân để so sánh thì vấn đề sẽ phức tạp hơn. Những cân nhắc về phân phối Trọng lượng phân phối Cách đưa trọng lượng phân phối xã hội vào phân tích chi phí – lợi ích xã hội là rất rõ ràng. Chúng tôi chia dân cư thành các nhóm thu nhập; ví dụ, 1/4 là nhóm thu nhập thấp nhất, 1/4 nhóm thấp thứ hai;... Sau đó đánh giá mức độ được nhận lợi ích ròng của mỗi nhóm; bằng cách đó, nếu gắn trọng lượng vào nhóm thứ nhất, thì những người giàu hơn sẽ có trọng lượng nhỏ hơn. Sau đó đem nhân lợi ích với trọng lượng để có “lợi ích đã được cân đo”. Cộng với kết quả của tất cả cả các nhóm, ta sẽ có lợi ích ròng đã được cân đo của cả dự án có thể có lợi ích ròng chưa được cân đo là âm và lợi ích ròng đã được cân đo là dương . Do đó, tính hấp dẫn của dự án có thể phụ thuộc vào trọng lượng được tính như thế nào cho các nhóm. Các nhà kinh tế thường gắn những đánh giá này với các quan điểm của họ về tỷ lệ mức độ hữu dụng cận biên của thu nhập giảm dần. Nói chung, người ta thường đặt giả thiết rằng, mỗi đồng đô la gia tăng mà cá nhân nhận được đều làm tăng phúc lợi của cá nhân đó, nhưng với một gia số nhỏ dần. Theo giả thuyết này và một số giả thuyết khác nữa là hàm độ hữu dụng của mỗi cá nhân đều gần giống nhau, thì một đô la cần tăng thêm cho người nghèo có giá trị hơn 1 đô la tăng thêm cho người giàu. Có giá trị hơn bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào tốc độ hữu dụng cận biên giảm dần. Hình 10.3A, hàm hữu dụng gần như là một đường thẳng, độ hữu dụng cận biên thu nhập của người giàu giống như nguoif nghèo. Hình 10.3B, hàm hữu dụng rất cong, do đó độ hữu dụng cận biên thu nhập đối với người giàu thấp hơn nhiều của người nghèo. Nhiều nhà kinh tế đã lập luận rằng mức “co dãn” hợp lý của độ hữu dụng cận biêng của thu nhập là khoảng từ 1 đến 2. Họ cố gắng phóng đoán mức co dãn của độ hữu dụng cận biên từ việc quan sát hành vi cá nhân trong nhìều tình huống khác nhau đặc biệt là hành vi của cá nhân khi có rủi ro. Mức co dãn của độ hữu dụng cận biên càng lớn thì cá nhân càng l0 lắng về giảm thu nhập. Do đó, họ sẽ mua bảo hiểm nhiều hơn. Có thể phỏng đoán về mức độ sợ rủi ro từ những lượng bảo hiểm đã mua với mức lãi khác nhau. Có một số người nói rằng khi tính toán lợi ích-chi phí thực sự, có thể bỏ qua những tính toán phân phối, mặc dù có thể muốn đề cập một cách riêng biệt cách thức dự án ảnh hưởng đến các nhóm khác nhau. Những người khác thì kiên quyết cho rằng những tính toán về phân phối là trọng tâm của việc đánh giá chính sách công cộng. Quan điểm thứ nhất có thể có một số cơ sở. Những người ủng hộ quan điểm này đồng ý rằng nếu chính phủ muốn phân phối lại thu nhập, chính phủ phải làm trực tiếp. Có nhiều dự án công cộng (không thuần túy là hàng hóa công cộng) mà mục đích của nó là phân phối lại phúc lợi. Trong trường hợp đó, bỏ qua những cân nhắc phân phối khi đánh giá thì dường như bỏ qua toàn bộ vấn đề của dự án hoặc chương trình. Do đó, lập luận chủ yếu ủng hộ sự hỗ trợ giáo dục cấp liên bang là vì những hậu quả phân phối của nó; vì vây, phân tích lợi ích – chi phí của chương trình giáo dục phải tận dụng trọng lượng phân phối. Ảnh hưởng của chương trình công cộng đối với sự bất công Quan điểm cơ bản thứ hai để đưa những tính toán phân phối vào đánh giá chương trình là tìm hiểu ảnh hưởng của chương trình đó đối với phân phối thu nhập sau khi nộp thuế và sau khi trợ cấp. Để đánh giá được tác động đó, chúng ta cần có một cách đo lường nào đó về sự bất công. Trong phần tiếp theo đây chúng tôi miêu tả một cách thường được áp dụng. Hình 10.4 Có một cách thể hiện được áp dụng ở hình 10.4. Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ dân cư với các mức thu nhập như nhau; việc phân phối với số lượng lớn người thu nhập rất thấp và số lượng ít người thu nhập rất cao tất nhiên là sẽ bất công hơn nhiều so với phân phối mà thu nhập tập trung vào mưc strung bình. Do đó, ở hình 10.4, phân phối thu nhập được đánh dấu B là bất công A. Đường Lorenz Một cách khác miêu tả phân phối thu nhập được thể hiện ở hình 10.5. Chúng tôi xếp hạng các cá nhân từ mức thu nhập thấp nhất đến cao nhất. Chúng tôi cộng thu nhập của người nghèo nhất 1% của dân cư, người nghèo nhất 2%, người nghèo nhất 3%Sau đó chúng tôi tính xem người nghèo nhất 1% có được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập, người nghèo nhất 2% được bao nhiêu Chúng tôi vẽ phác những con số đó lên hình 10.5. Những đường này phác họa tỷ lệ thu nhập quốc dân mà các nhóm thu nhập khác nhau trong đân cư kiếm được và được gọi là đường Lorenz. Hình 10.5 Khái quát hơn thì, nếu đường Lorenz này nằm trong đường kia thì phân phối thu nhập theo đường thứ hai ít công bằng hơn đường thứ nhất. Rất tiếc như chúng ta đã thấy trước đây, nguyên tắc Pareto có sự hướng dẫn chưa thích hợp đối với hầu hết các mục tiêu công cộng, để chắc chắn xem việc một đường Lorenz nằm ngoài đường kia thường có tác dụng rất hạn chế hay không, vì hai lý do: thứ nhất, thường là không đáp ứng tiêu chuẩn, tức là, một đường Lorenz này cắt đường Lorenz khác. Khi hai đường Lorenz cắt nhau, chúng ta không thể khẳng định được đường nào thể hiện sự phân phối thu nhập công bằng hơn. Theo một số cách đo lường sự bất công thì B ít công bằng hơn C; theo cách khác thì C lại ít công bàng hơn B. Và điều không kém phần quan trọng là chúng ta phải chuyển sang đánh đổi giữa bất công và thu nhập trung bình. Xã hội sẵn sàng trả bao nhiêu để giảm bất công bằng? Có những vấn đề mang tính định lượng đòi hỏi đo lường sự bất công, bằng những con số. Nếu một đường Lorenz nằm trong đường kia chúng ta có thể nói rằng cách phân phối thu nhập này công bằng hơn cách kia, nhưng đó không phải là đánh giá định lượng sự khác nhau. Hệ số Gini Người ta thường dùng hệ số Gini là thước đo sự khác nhau giữa các cách phân phối thu nhập. Đường Lorenz càng gần với đường chéo thì phân phối thu nhập đó càng bình qưân hơn. Chúng ta có thể đo được khoảng cách từ đường chéo bằng diện tích giữa đường cong và đường chéo. Diện tích đó được gọi là hệ số Gini. Khi khoảng đó là 0, thì hệ số Gini cũng bằng 0 và không có sự bất công; khi khoảng cách đó là 1/2, thì toàn bộ phúc lợi tập trung vào tay những người giàu có nhất, và khi đó hệ số Gini là 1. Do đó, hệ số Gini phải nằm giữa 0 và 1. Đối với HOa Kỳ và các nước phát triển, hệ số Gini là khoảng trên dưới 0,3. Chỉ số nghèo khổ Một số thước đo khác cũng đã được sử dụng rộng rãi trong phân tích chính sách là tỷ lệ dân cư rơi xuống dưới mức nghèo khổ. Giới hạn nghèo khổ được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để có thể tồn tại. Tất nhiên không rõ điều đó chính xác là gì, bởi vì những người ở giới hạn nghèo khổ ở Hoa Kỳ có thu nhập cao hơn nhiều so với mức thu nhập của những người ở hầu hết các nước nghèo hơn. Chỉ só nghèo khổ có nhiều tính chất khác thường. Chỉ số này không chú ý tới mức độ mà các nhân ở dưới hay ở trên giới hạn nghèo khổ mà nó chỉ tính đến tỷ lệ dân số nằm dưới một mức độ cụ thể. Một số nhà kinh tế cho rằng tất cả các chính sách của chính phủ thường quá tập trung vào giảm thước đo nghèo khổ chứ không phải vào giảm bản thân sự nghèo khổ; do đó việc sử dụng chỉ số nghèo khổ buộc các chính phủ chú trọng đến việc chuyển những người ở dưới đường nghèo khổ lên trên đường đó. Tất nhiên, đó là cách có hiệu quả nhất để giảm thước đo nghèo khổ, nhưng như vậy chỉ cải thiện được rất ít đời sống của những người thu nhập thấp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_10_0915.pdf
Tài liệu liên quan