Mặc dù các nhà kinh tế (hay các triết gia) không giải quyết được những vấn đề cơ
bản về sự lựa chọn những cơ sở hợp lý để xét đoán sự công bằng nhưng vẫn có
nhiều điều để nói. Ví dụ, điều quan trọng là phải miêu tả được một cách đầy đủ
những hậu quả của thuế, và việc đó ít khi làm được miêu tả bằng những khoản thuế
mà mỗi cá nhân nộp trực tiếp. Chúng tôi cố gắng miêu tả các nhóm dân cư khác
nhau chịu ảnh hưởng như thế nào bởi các chương trình thuế khác nhau. Trong mọi
hệ thống thuế có các nhóm nhất định nộp ít hơn mức phải chăng mà họ cần phải
nộp dù đó là sự công bằng theo quan điểm nào. Chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi:
tại sao họ lại được đối xử khác đi như vậy? Có thể là vì (như thế sau này) nếu đối
xử với họ công bằng hơn thì có thể gây ra những bất công khác thậm chí còn xấu
hơn cho luật thuế. Hệ thống thuế cần phải dựa vào những biến số nhất định có thể
quan sát thấy, chẳng hạn như thu nhập hay chi tiêu. Như chúng tôi đã đề cập trước
đây, nhiều quan điểm đã được sử dụng trong thảo luận mang tính triết lý chung
chung của chúng tôi (như về vấn đề phúc lợi) không thể đánh giá một cách trực
tiếp được.
35 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 16: Thuế: Phần nhập môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz
Chương 16: Thuế: Phần nhập môn
Cơ sở nền tảng
Thay đổi kiểu đánh thuế ở Hoa Kỳ
Việc thông qua Hiến pháp sửa đổi lần thứ 16, năm 1913, bằng cách áp dụng thuế
thu nhập đã đánh dấu bước chuyển biến trong cơ cấu thuế của Hoa Kỳ. Trước thời
điểm đó nguồn thu ngân sách chủ yếu của liên bang là thuế tiêu thụ đặc biệt và
thuế quan: trong vòng 60 năm qua, tầm quan trọng của các loại thuế này đã giảm
dần, thuế thu nhập cá nhân và thuế quỹ lương bảo trợ xã hội đã trở thành những
nguồn thu chủ yếu của chính phủ liên bang.
Bảng 16.1 cho thấy tổng thu dự tính của chính phủ liên bang năm 1988, còn bảng
16.2 cho thấy những thay đổi về tầm quan trọng tương ứng của các loại thuế khác
nhau trong thế kỷ qua. Cụ thể là:
a) Tầm quan trọng của các loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân và công ty (gọi
là thuế trực thu) tăng lên rõ ràng; thuế đánh vào hàng hóa (gọi là thuế gián thu) trở
nên ít quan trọng.
b) Trong phạm vi thuế đánh trực thu, vai trò của thuế thu nhập công ty giảm mạnh
mẽ kể từ năm 1960.
Tuy nhiên, những xu thế này không phải là chung: ở châu Âu, trong hai thập kỷ
qua đã ngày càng dựa vào thuế GTGT mà về cơ bản đây là thuế doanh thu quốc
gia. Thuế giá trị gia tăng được đánh vào giá trị hàng hóa tăng thêm của mỗi doanh
nghiệp, nghĩa là giá trị bán hàng hóa đó trừ đi giá trị mua từ doanh nghiệp khác về.
Ở Hoa Kỳ đã có bàn luận về việc áp dụng loại thuế này. Hoa Kỳ đã dựa nhiều hơn
vào thuế thu nhập cá nhân so với Nhật Bản và các nước châu Âu khác, gần một
nửa thu của chính phủ liên bang từ nguồn này.
Xây dựng hệ thống thuế thu nhập
Quan niệm “thu nhập” về lý thuyết dường như khá đơn giản, nhưng trên thực tế,
việc xem cái gì là và cái gì không phải là thu nhập hóa là một vấn đề khó khăn.
Chính phủ đã làm cho các vấn đề trở nên xấu hơn qua việc đánh giá các loại thuế
thu nhập khác nhau với thuế suất khác nhau và qua việc giảm trừ nhiều khoản.
Mỗi một phân biệt được áp dụng bằng luật thuế đòi hỏi phải có những định nghĩa
hợp pháp thận trọng; khi những phân biệt hợp pháp này không tương hợp với với
những phiên biệt về kinh tế, lập tức có ngay ý định làm cho các khoản thu nhập đó
có ở dạng đánh thuế suất thấp.
Nhưng lý do áp dụng nhiều điểm khác nhau là hợp lý. Ví dụ việc miễn giảm thuế
đối với những khoản chi tiêu vào y tế và sức khỏe là vì mọi người cho rằng, những
người bị ốm và phải trả tiền dịch vụ cao nên được đối xử khác với những người
không bị đau ốm. Nhưng dù lý do đó có hợp lý đến đâu, hậu quả là sự phức tạp
trong luật thuế và các cơ hội tránh thuế ngày càng trở nên vấn đề phổ biến.
Ngoài ra, những quy định đặc biệt này còn có những tác động mang tính chất
khuyến khích. Việc miễn, giảm thuế cho các khoản chi tiêu vào y tế có thể làm cho
mọi người chi tiêu nhiều hơn vào y tế so với nếu quy định khác đi. Việc công nhận
tác động khuyến khích này của việc đánh thuế đã có hậu quả tiếp theo. Từ năm
1960 đến năm 1986, hệ thống thuế ngày càng được cho là để khuyến khích những
hoạt động mà xã hội mong muốn. Trong số những ví dụ về việc này, có việc miễn
thuế năng lượng (để khuyến khích tiết kiệm năng lượng) và miễn thuế đầu tư (để
khuyến khích cá nhân và hãng đầu tư nhiều hơn.
Tăng thuế suất thu nhập trong thời gian từ năm 1913 đến 1986, công với sự tăng
cường đối xử đặc biệt đối với số lượng ngày càng lớn các loại thu nhập đã tránh
đến các hoạt động tránh thuế một cách mạnh mẽ. Các thang thuế ngày càng trở nên
phổ biến. Hệ thống này chắc chắn sẽ tạo điều kiện để một số người tăng thu nhập
sau khi nộp thuế, đồng thời cũng là nguồn tạo thu nhập cho nhân viên kế toán, luật
sư về thuế và những người môi giới mà công việc của họ là tập hợp lại toàn bộ hệ
thống thuế theo thang bậc.
Không phải tất cả mọi người đều thuộc diện thuế theo thang bậc này; thang bậc
này quy định một cách thức miễn giảm cao đối với thuế vốn), cao hơn là đối với
tiền lương. Những người ăn lương, chẳng hạn như giáo viên phổ thông, có rất ít cơ
hội để tránh thuế hay nói một cách chính xác hơn là họ nhận thấy mình có ít cơ hội
để trốn thuế. Nhưng trên thực tế, nhiều khoản phụ cấp ngoài của họ như bảo hiểm
sức khỏe, trợ cấp hưu trí, được cấp theo cách cho phép khoản này thoát được thuế.
Đã hình thành một cái vòng luẩn quẩn: vì có nhiều khoản miễn giảm và các quy
định đặc biệt cho nên thuế suất đã phải quy định cao hơn để có lượng thu nhập
thích ứng. Thuế suất cao làm tăng động cơ tìm kiếm những kẽ hở và đối xử đặc
biệt và từ đó làm giảm diện chịu thuế và lại đòi hỏi tiếp tục phải tăng thuế suất lên
nữa.
Vào giữa những năm 1980, ngày càng nhận thức được rằng, cần cải cách hệ thống
thuế thu nhập. Một số người lo lắng rằng thuế suất thu nhập dẫn đến phi hiệu quả
kinh tế nghiêm trọng và làm cho tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp ở Hoa Kỳ, do đó làm
giảm tốc độ năng suất. Những người khác quan tâm đến sự bất công về mặt xã hội
của hệ thống thuế hiện tại. Như tổng thống Reagan đã nói khi lập luận ủng hộ đạo
luật cải cách thuế, là không có sân chơi bằng phẳng.
Trong khi dường như đã có sự nhất trí rằng hệ thống thuế cần phải được cải cách
thì nhất trí về cải cách như thế nào để dẫn đến đạo luật cải cách thuế năm 1986 lại
là rất mong manh. Cần phải có sự hòa giải rất quan trọng để luật được thông qua.
Thực vậy, những nỗ lực cải cách trước đây đã rất không thành công, ví dụ đạo luật
Cải cách thuế năm 1976 được công chúng coi là “Đạo luật về sự đền bù cho các
luật sư và kế toán viên năm 1976”. Luật cải cách thuế mà Quốc hội thông qua năm
1986 được một số người coi là một đạo luật có ý nghĩa quan trọng nhất được thông
qua kể từ khi áp dụng thuế thu nhập. Những người khác nhau sẽ cho rằng đạo luật
đó không hoàn thiện và sẽ là lý do để có những nổ lực cải cách tiếp theo.
Năm tính chất khả dĩ của hệ thống thuế
Hệ quả kinh tế
Mối quan hệ dai dẳng trong những tranh luận về chính sách thuế vừa qua là liệu hệ
thống thuế hiện nay có kìm hãm, cản trở tiết kiệm và việc làm không, nó có bóp
méo hành vi kinh tế bằng những cách khác không? Ví dụ việc tăng mạnh mẽ số
lượng ngựa Ả Rập vào Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua là do lỗ hỏng đặc biệt trong
cơ cấu thuế. Sự đối xử đặc biệt đối với ngành dầu khí có thể dẫn đến khoan hút quá
nhiều. Xe thùng đường sắt trong một thời gian đã được sử dụng làm phương tiện
trốn thuế cho mãi đến khi chúng được phát hiện ra.
Lịch sử đánh thuế đã được đánh dấu bằng những ví dụ về những tác động gây ra
méo mó. Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, kết quả của việc áp dụng thuế cửa
sổ ở Anh đã dẫn đến nhà ở được xây không có cửa sổ. Nước Anh hiện đại là một
thí dụ khác: xe ba bánh, mặc dù có thể ít an toàn hơn và ít đắt đỏ hơn nhiều xe bốn
bánh nhưng lại bị đánh thuế thấp hơn. Do đó nhiều cá nhân đã dùng xe này hơn là
xe bốn bánh tiện dụng. Xe chở hàng (van) không có cửa sổ bị đánh thuế thấp hơn
xe có cửa sổ nên mọi người lại có động cơ hơn trong việc mua phương tiện vận tải
này chứ không phải mua vì thích cảnh tối tăm.
Thuế ảnh hưởng đến hành vi
Phần lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuế là phức tạp và khó đánh giá. Thuế thu
nhập có ảnh hưởng đến thời gian mà một cá nhân ở lại trường vì tác động đến thu
nhập sau thuế đối với giáo dục, chọn việc làm (bởi vì đối với một số công việc,
phần lớn thu nhập dưới dạng thu miễn thuế) dù cá nhân đó có tham gia vào lực
lượng lao động hay ở nhà trông con, bất kể số giờ làm việc của người nộp thuế
(khi người đó không khai báo việc này), bất kể cá nhân đó có việc làm thêm và cố
gắng trong công việc, bất kể số tiền tiết kiệm được hay hình thức tiết kiệm nào (lựa
chọn tài khoản ở ngân hàng hay thị trường chứng khoán), bất kể cá nhân đó về hưu
vào tuổi nào hay quyết định đi làm thêm sau khi ngoài tuổi 65.
Chi phí hành chính
Có những khoản chi phí lớn liên quan đến việc quản lý hệ thống thuế của chúng ta.
Có những chi phí trực tiếp (chi phí quản lý sở thu) và chi phí gián tiếp mà người
nộp thuế phải gánh chịu. Những chi phí gián tiếp này có nhiều dạng: chi phí thời
gian bỏ ra để điền vào các mẫu, chi phí ghi chép và chi phí cho các nhân viên kế
toán và luật sư. Joel Slemrod ở trường ĐH TH Michigan, đã dự tính rằng chi phí
giấn tiếp có thể nhiều hơn chi phí trực tiếp 5 lần.
Chi phí quản lý hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một là chúng phụ thuộc vào
những ghi chép khi không bị đánh thuế. Các doanh nghiệp phải ghi sổ sách để
phục vụ cho công việc quản lý trong nội bộ; sự tiến bộ công nghệ máy vi tính đã
làm giảm nhiều chi phí liên quan đến sổ sách kế toán của nhiều công ty lớn. Do đó
hệ thống thuế chỉ gây ra khoản chi thêm không đáng kể đối với các công ty lớn
trong việc báo cáo thu nhập của nhân viên của họ. Mặt khác, những người thuê các
hộ gia đình giúp việc thường không ghi chép lại số tiền trả cho họ. Mặc dù pháp
luật yêu cầu, nhưng hầu hết những người đó không báo cáo tiền công trả cho các
hộ giúp việc đó. Họ nhận thấy điều đó phiền phức, nhiều doanh nghiệp nhỏ
cũngtương tự vậy.
Việc ghi chép cần thiết để làm cơ sở đánh thuế trên vốn là một công việc nặng nề,
bởi vì những ghi chép đó thường phải giữ lâu. Một trường hợp đặc biệt là thuế
đánh vào thu trên vốn chủ sở hữu nhà. Người nhận được tiền bán nhà được phép
khất thuế cho đến khi họ mua được nhà tốt hơn. Hãy xem xét trường hợp một
người 22 tuổi mua một cái nhà giá 20.000 đôla năm 1955 và khi 35 tuổi bán nhà đó
với giá 40.000 đôla, sau đó mua một cái nhà mới 50.000 đôla. Anh ta giữ lại cái
nhà này thêm 20 năm nữa và sau đó bán 80.000 đôla. Giả sử anh ta đã chi 1000
đôla để làm mái mới vào nằm 1956, và 1000 đôla để trang bị lại nội thất vào năm
1957, 8000 đôla để làm lại nhà tắm vào năm 1972 và 5000 đôla làm lại hệ thống
điện vào năm 1980. Cuối cùng, năm 1985, anh ta bán nhà để thuê một căn hộ, anh
ta phải nộp thuế cho tổng số 80.000 đôla trừ đi tổng chi phí trước đây (45.000 đôla
gồm chi phí ban đầu là 20.000 cộng với 10.000 đôla cải thiện ngôi nhà hiện tại).
Tức là anh ta phải trả thuế cho phần thu trên vốn là 35.000 đôla. Nhưng anh ta phải
trừ đi toàn bộ chi phí trước đây của anh ta; anh ta phải ghi chép và cất giữ lại tất cả
những gì liên quan đến việc cải tạo nhà kể từ khi anh ta mua cái nhà thứ nhất khi
anh ta ở tuổi 22.
Yếu tố thứ hai quyết định chi phí hành chính của hệ thống thuế là tính phức tạp của
nó. Phần lớn chi phí quản lý hệ thống thuế thu nhập là chi phí nảy sinh từ những
quy định đặc biệt. Ví dụ, các khoản trừ đối với các khoản chi tiêu nhất định bắt
buộc phải ghi chép lại tất cả những chi tiết này.
Thứ ba, những phân biệt về thuế suất đối với các cá nhân (với một số cá nhân trả
thuế suất cao hơn những người khác) và đối với các loại thu nhập là lý do để họ
chuyển thu nhập đến các thành viên của các gia đình có thuế suất thấp hơn hoặc
“chuyển” đến những loại thu nhập bị đánh thuế thấp hơn. Làm việc này rất tốn kém
và không cho mọi người làm việc này nữa-xây dựng và ban hành những điều luật
của bộ luật thuế cấm chuyển như thế-cũng tốn kém tiền bạc. Những hạn chế về trừ
tiền lỗ cũng có những tác động tương tự. Ví dụ, các cá nhân có thể được trừ 3000
đôla tổng tiền lỗ ròng thu trên vốn trong năm. Nếu cá nhân bị lỗ lớn thì việc làm đó
có ý nghĩa lớn đối với anh ta.
Thứ tư, đánh thuế một số loại thuế thu nhập có thể tốn ké, hơn đánh thuế những
loại khác. Người ta thường cho rằng chi phí hành chính liên quan đến đánh thuế
vốn lớn hơn nhiều so với đánh thuế lao động.
Tính linh hoạt
Những thay đổi về hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi phải thay đổi thuế suất. Đối với một
số cơ cấu thuế thì những điều chỉnh này khá dễ dàng; đối với những cơ cấu khác
còn đang gây ra những tranh luận lớn; còn đối với những cơ cấu khác nữa thì
những điều chỉnh đó diễn ra một cách tự động.
Ổn định tự động
Ví dụ, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái thì nguồn thu giảm là điều vô cùng hiển
nhiên, vì nó là động lực cần thiết cho nền kinh tế. Khi giá ổn định, cơ cấu thuế lũy
tiến sẽ đảm bảo ổn định “tự động” khi thu nhập giảm xuống do suy thoái, thuế suất
trung bình sẽ giảm, các cá nhân sẽ chịu thuế thấp hơn vì thu nhập của nó thấp hơn.
Mặt khác, khi thu nhập tăng, thuế suất trung bình sẽ tăng. Tuy nhiên trước năm
1981, khi các nhóm thuế đã được chỉ số hóa (tức là đã điều chỉnh theo lạm phát)
trong thời kỳ lạm phát trì trệ (khi nền kinh tế suy thoái đồng thời vẫn lạm phát)
thuế suất trung bình tăng lên, mặc dù vẫn cần có thuế suất thấp hơn để đẩy nền
kinh tế ra khỏi suy thoái . Việc chỉ số hóa nhóm thuế đã góp phần ổn định khi giá
cả tăng lên trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, việc chỉ số hóa đã làm giảm tác
động ổn định của thuế thu nhập trong thời kỳ phát triển và lạm phát.
Những khó khăn về mặt chính trị của việc điều chỉnh thuế suất
Khi những thay đổi thuế suất được coi là khả dĩ thì những nỗ lực nhằm điều chỉnh
thuế thu nhập ở Hoa Kỳ thường bị tranh luận chính trị ngáng đường. Với hệ thống
thuế phức tạp, những thuế suất nào cần được điều chỉnh? có nên tăng tất cả thuế
suất theo tỷ lệ thuận hay là những người nghèo hoặc những người giàu đã phải
chịu phần lớn tỷ lệ nghịch gánh nặng thuế rồi, do đó nên tăng thuế của họ ít hơn là
tăng theo tỷ lệ thuận? Thực vậy, thậm chí không thấy rõ ràng tí nào trong việc làm
thế nào để đánh giá tính công bằng của một đề nghị cải cách. Việc giảm thuế của
những người có mức thu nhập khác nhau với cùng một khoản tiền tương tự hoặc tỷ
lệ phần trăm như nhau có công bằng hơn không? Có nên tập trung vào thuế suất
trung bình mà cá nhân đang nộp, hay tập trung vào thuế suất cận biên? cải cách
thuế có công bằng hay không nếu cải cách đó làm giảm thuế suất một gia đình bình
thường chỉ có một người kiếm ra thu nhập, nhưng lại làm tăng thuế suất của một
gia đình có hai người là ra thu nhập? Nên giảm thuế suất vốn để khuyến khích tiết
kiệm hay nên tăng bởi các chủ vốn có khả năng chịu thuế tốt hơn?
Khó khăn về mặt chính trị trong việc điều chỉnh thuế suất thu nhập cần phải tương
phản với thuế tài sản. Thuế tài sản bị cản trở bởi nhiều vấn đề hành chính, mà vấn
đề quan trọng nhất là khó khăn trong việc đánh giá giá trị của mọi đơn vị tài sản.
Tuy vậy nó vẫn có một số lợi thế: những điều chỉnh về thuế suất được thực hiên
hàng năm một cách rất đơn giản khi cần có những khoản thu nhập cần thiết để thay
đổi dịch vụ công cộng địa phương.
Tốc độ điều chỉnh
Cuối cùng thì, một khía cạnh của “tính linh hoạt” của hệ thống thuế vì mục đích ổn
định nền kinh tế là tính toán thời gian: nhịp độ thực hiện những thay đổi trong luật
thuế (khi đã được ban hành) và độ trễ trong việc thu tiền. Nếu những dao động
trong nền kinh tế diễn ra nhanh thì độ trễ có thể làm giảm hiệu lực. Ví dụ như thuế
thu nhập trong quá trình ổn định nền kinh tế.
Trách nhiệm chính trị
Chính phủ đã thông qua một số văn bản pháp luật nhằm làm cho các doanh nghiệp
có trách nhiệm hơn đối với người tiêu dùng, hạn chế việc lợi dụng người tiêu dùng
không có đủ thông tin. Đạo luật Truth-in-Lending năm 1968 đòi hỏi người cho vay
phải trình bày toàn bộ chi phí của việc vay dưới dạng nào đó để người vay có thể
so sánh đề nghị và yêu cầu cho vay đối với các chủ cho vay khác. Đây là một ví dụ
rõ ràng nhất về loại luật pháp này. Nhiều nhà kinh tế có cảm tưởng rằng chính phủ
cũng không nên lợi dụng các công dân không có thông tin thì mới là công bằng.
Theo quan điểm này, những loại thuế biết rõ ai là người nộp sẽ tốt hơn những loại
thuế mà người chịu thuế không rõ ràng. Do đó, thu nhập cá nhân là loại thuế tốt, và
thuế công ty là loại thuế tồi. Ngay cả các nhà kinh tế cũng không thống nhất được
về việc ai là người thực sự phải trả thuế công ty, đó là đánh thuế thực chất vào các
cổ đông, vào người tiêu dùng, hay vào tất cả các chủ vốn.
Đôi khi người ta có cảm tưởng rằng chính phủ đã không đưa ra chi phí thực của
các dịch vụ do chính phủ tiến hành. Ví dụ, đã có sự nhất trí rộng rãi rằng không có
sự khác nhau có ý nghĩa giữa phần thuế bảo trợ xã hội mà giới chủ phải nộp và
phần người làm nộp. giới chủ chỉ quan tâm đến phần phải trả cho người làm, còn
người làm chỉ quan tâm đến phần được trả để đem về nhà. Không có tác động nào
đến hành vi kinh tế của cả hai bên nếu người ta công bố rằng toàn bộ thuế đều do
người làm thuê phải nộp, và giới chủ phải tăng tiền trả cho người làm đủ để họ nộp
tất cả số thuế đó. Thái độ của công nhân đối với bảo trợ xã hội có thay đổi không
nếu họ nghĩ rằng họ phải chịu toàn bộ chi phí.
Trong một số trường hợp đã có nỗ lực được tính toán kỹ nhằm thuyết phục các cá
nhân rằng chi phí của chính phủ thấp hơn thực tế. Cũng giống như các doanh
nghiệp thấy rằng họ sẽ bán xe hơi của mình một cách dễ dàng hơn nếu họ nói giá
xe “chỉ trả có 340 đôla một tháng và chỉ phải trả trong 40 tháng thôi” chứ không
phải là “13.600 đôla trả trong ba năm rưỡi”, cũng như vậy, đôi khi chính phủ cũng
thích áp dụng hệ thống thuế mà các cá nhân không bao giờ tính toán được toàn bộ
chi phí của chính phủ. Một trong những lập luận ủng hộ thuế doanh thu là thuế này
ít bị chú ý như những loại thuế khác, chẳng hạn như thuế thu nhập. Các cá nhân
không bao giờ tính được tổng số tiền họ phải trả cho chính phủ.
Cơ cấu thuế đáng tin cậy về mặt chính trị là một cơ cấu thuế được thay đổi pháp
luật và khi đó chính phủ luôn phải đánh giá xem mình chi quá nhiều hay quá ít.
Thuế suất tăng lũy tiến (tăng khi thu nhập tăng) kết hợp với hệ thống thuế không
điều chỉnh theo lạm phát làm cho thu nhập bằng thuế thực tế của chính phủ (tỷ lệ
trong thu nhập quốc dân) tăng lên trong những thời kỳ có lạm phát như đã tăng
trong thời gian 1975-1980. Nhưng phần tăng này của thuế không bao giờ được đưa
trực tiếp vào luật: thực vậy, nhiều người có thể lập luận rằng Quốc hội có thể đã
không áp dụng tăng 10% thuế năm 1980, dù lạm phát đã có ảnh hưởng đúng như
vậy.
Mặc dù, như chúng tôi đã trình bày, trách nhiệm chính trị được mọi người cho là
khả dĩ, nhưng mối quan tâm này vẫn là việc hệ thống thuế có thể bị sử dụng không
đúng hướng trong hệ thống dân chủ như thế nào để theo đuổi những lợi ích của
nhóm thiểu số đặc biệt, hoặc một đa số có thể vì làm thiệt hại cho thiểu số. Do đó
Hiến pháp đã quy định một số hạn chế đối với một số loại thuế mà Quốc hội có
thể áp dụng mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 2. Qua nhiều năm, nhiều hạn chế
này đã bị bỏ hoặc do ít sửa đổi Hiến pháp hoặc bằng những giải trình của tòa án để
được tự do hơn. Năm 1984, Tòa án tối cao đã quy định rằng thuế lợi nhuận trời cho
đánh vào các công ty dầu khí hút dầu ở Alaskan từ North Slope, không phải là vi
phạm quy định của Hiến pháp về đánh thuế thống nhất đối với tất cả các bang.
Sự công bằng
Công bằng theo chiều ngang
Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang là nếu cá nhân về mọi mặt
đều như nhau được đối xử ngang bằng nhau. Nguyên tắc công bằng theo chiều
ngang quan trọng đến mức mà trên thực tế đã được đưa vào Hiến pháp bằng cách
sửa đổi lần thứ 14 (điều khoản bảo vệ sự công bằng ). Do đó, một hệ thống thuế
phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da hay tín ngưỡng, ở Hoa Kỳ sẽ bị coi là không
công bằng theo chiều ngang (không hợp Hiến pháp). Mặc dù ý tưởng nổi bật đã rất
rõ ràng, nhưng vẫn còn có hai khái niệm có thể lẫn lộn trong định nghĩa của chúng
tôi: hai cá nhân như nhau về mọi mặt có nghĩa là gì? Việc hai người được đối xử
ngang bằng nhau có nghĩa gì?
Hãy xem xét hai người sinh đôi như nhau về mọi mặt, mà một người chỉ thích
socola và chỉ kem socola thôi, còn người kia chỉ thích kem vani thôi. Để đơn giản,
chúng ta giả định rằng giá kem socola và giá kem vani bằng nhau. Vậy thì hệ thống
thuế có đối xử công bằng với hai người sinh đôi này ngang bằng nhau hay không,
và nếu thuế suất của hai cây kem này khác nhau? Cuối cùng thì một người phải
nộp thuế cao hơn người kia và về mặt này thì hệ thống thuế tỏ ra không công bằng.
Nhưng hai người sinh đôi có cùng các cơ hội. Người thích socola có thể mua kem
vani nếu muốn và ngược lại. Hệ thống thuế không hề phân biệt đối xử, không phân
biệt các cá nhân. Ví dụ là nghĩ ra, do vậy chúng tôi đưa ra hai hàng hóa về “cơ
bản” như nhau. Trên thực tế có rất nhiều ví dụ về sự đối xử khác biệt của hệ thống
thuế với cá nhân có thị hiếu khác nhau: thuế cao đánh vào rượu mạnh sẽ phân biệt
đối với những người thích rượu mạnh Ecot so với những người thích rượu vang
hoặc bia. Những người thích nghỉ tại nhà nghỉ riêng của mình được đối xử ưu đã
hơn so với những người thích du lịch và các kỳ nghỉ.
Nếu chúng ta nói rằng sự khác nhau về thị hiếu là sự khác nhau quan trọng về mặt
kinh tế mà hệ thống thuế có thể tính đến thì chúng ta có thể nói rằng nguyên tắc
bình đẳng theo chiều ngang không thể áp dụng ở đây. Hai người sinh đôi không
giống nhau về mọi mặt. Khi được đưa ra thái cực này thì nguyên tắc đó nhanh
chóng trở nên sáo rỗng: không có hai người nào hoàn toàn giống nhau. Vậy những
điểm khác nhau có thể chấp nhận là gì? Rất tiêc là nguyên tắc công bằng theo
chiều ngang đã gợi ý cho chúng ta trả lời câu hỏi này quá ít.
Thoạt nhìn có thể thấy tất cả những điểm khác nhau đều không thể chấp nhận: tuổi
tác, giới tính, tình trạng gia đình tất cả đều không giống nhau, không thể chấp
nhận. Trên thực tế, hiện nay chúng ta phân biệt trên cơ sở tuổi tác và trình độ gia
đình. Quốc hội thấy rằng những điểm khác nhau này là hợp lý.
Có thể tuổi tác và tình trạng gia đình là những điểm khác nhau hợp lý bởi vì chúng
ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế của cá nhân. Nhưng nếu đây là những cơ sở có
thể chấp nhận để phân biệt thì có thể có những cơ sở khác có thể chấp nhận hay
không? Ở chương sau chúng tôi sẽ chỉ ra những phi hiệu quả nảy sinh do hệ thống
thuế phụ thuộc vào mức độ phản ứng đối với thuế. Trong gia đình có hai người làm
việc, người có thu nhập thấp hơn thể hiện sự nhậy cảm nhiều hơn đối với mức tiền
công so với người thứ nhất. Trong khi thuế thu nhập hầu như không có tác động gì
đến số đông lao động mà người thứ nhất cung cấp, mà chỉ tác động chủ yếu đến
người thứ hai. Do đó, nếu chính phủ quan tâm đến việc giảm thiểu những phi hiệu
quả do hệ thống thuế gây ra thì chính phủ phải đánh thuế thấp hơn lên người thứ
hai. Như vậy có công bằng không?
Ví dụ sau đây minh họa khó khăn trong việc xác định ý nghĩa của việc đối xử công
bằng. Giả sử chúng ta đồng ý rằng đàn ông và phụ nữ có mức thu nhập như nhau
trong suốt cuộc đời nên được đối xử công bằng vì những mục tiêu bảo trợ xã hội.
Vậy thì toàn bộ lợi ích dự tính đối với phụ nữ và nam giới có giống nhau không?
Tính trung bình phụ nữ sống lâu hơn nam giới do đó những quy tắc này đem lại
những kết quả khác nhau. Nếu phụ nữ nhận lợi ích hàng năm như nam giới thì tổng
dự tính của phụ nữ do dó sẽ lớn hơn rất nhiều so với của nam giới. Nhiều người
cho rằng kết quả này không công bằng.
Công bằng theo chiều dọc
Nguyên tắc công bằng theo chiều ngang nói rằng các cá nhân giống nhau nên được
đối xử như nhau còn nguyên tắc công bằng theo chiều dọc nói rằng một số người
có khả năng nộp thuế cao hơn những người khác và họ phải làm như vậy. Có 3 vấn
đề: về nguyên tắc, cần xác định ai là người phải nộp thuế cao hơn; thực hiện
nguyên tắc đó, tức là viết ra những quy tắc phù hợp với nguyên tắc này; nếu một số
người có khả năng nộp thuế cao hơn, thì cao hơn bao nhiêu?
Ba tiêu chuẩn này đã được đưa ra để đánh giá việc ai sẽ nộp thuế cao hơn. Một số
người có thể bị coi có khả năng phải nộp thuế cao hơn; một số khác có điều kiện
kinh tế tốt hơn; và một số khác có thể nhận được nhiều lợi ích hơn từ những phần
chi chung của chính phủ.
Ngay cả khi đã thống nhất áp dụng nguyên tắc nào thì vẫn còn có những tranh luận
về cách thức đo lường khả năng nộp, điều kiện kinh tế tốt hoặc lợi ích họ nhận
được. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng những biện pháp chung, chẳng hạn
như thu nhập hoặc tiêu dùng để đánh giá khả năng nộp thuế và tình trạng kinh tế.
Khả năng nộp thuế so với phúc lợi kinh tế
Những ví dụ sau đây có thể giúp minh họa vì sao không thống nhất được cơ sở
đánh thuế. Trước tiên hãy xem xét quan điểm cho rằng những người được lợi hơn
phải nộp thuế nhiều hơn. Một câu hỏi rất quyết định là làm thế nào mà nói được
rằng ai đó được lợi hơn. Hãy xem xét trường hợp một công nhân làm công việc
đơn giản không có được sự thích thú gì trong công việc. Ông ta không sung sướng
vì vợ con vừa bị chết vì tai nạn ô tô và người ta nói rằng sau hai năm nữa ông ta sẽ
chết vì bệnh ung thư. Một người khác lại rất hạnh phúc, trẻ khỏe và hấp dẫn không
có một chút thu nhập nào. Có thể mọi người đều đồng ý rằng người thứ hai được
lợi hơn người thứ nhất nhưng hệ thống thuế đánh vào người thứ nhất với mức thuế
suất cao hơn. Rõ ràng hệ thống thuế dựa vào khái niệm được xác định hẹp về phúc
lợi. Không thể do lường toàn bộ phúc lợi và như vậy là điều cố hữu.
Điều này cần được so sánh chẳng hạn như với việc phân chia công việc và bổng
lộc trong một gia đình. Chúng ta có thể phải đánh giá nhu cầu và khả năng. Chúng
ta có thể chi nhiều hơn cho con cái vì chúng vừa trải qua những điều bất hạnh
bằng cách ấy bù đắp cho chúng.
Bây giờ hãy xem xét ví dụ về Joe Smith và người anh em sinh đôi của anh ta là
Jim. Họ giống nhau về năng lực và trình độ giáo dục. Joe quyết định làm nghề giáo
viên đại học về kinh tế. Anh dạy sáu giờ mỗi ngày thời gian còn lại anh đi câu cá,
bơi và chơi thuyền. Anh rất hài lòng và không nghi ngờ gì là anh phải nộp thuế rất
thấp. Còn Jim trở thành chuyên gia tư vấn kinh tế. Anh ta làm việc 70 giờ mỗi tuần
và không còn thời gian để câu cá, đi bơi, chơi thuyền. Như vậy, các cơ hội kinh tế
của hai người giống nhau, nhưng họ lại lựa chọn khác nhau. Một người có thu
nhập cao, một người có thu nhập thấp. Việc Jim phải nộp thuế cao hơn nhiều so
với Joe có công bằng không? Joe cho rằng những cơ hội kinh tế không phải là cơ
sở công bằng để đánh thuế, mà là mức độ ưu việt của các cơ hội xã hội đã cho mà
các nhân chớp được, tóm lại, thu nhập thực tế là cơ sở thích hợp để đánh thuế. Còn
Jim thì cho rằng không phải thu nhập mà là khả năng kiếm được thu nhập mới là
xác đáng.
Ví dụ này minh họa được hai điểm: là một, trong khi các cơ sở triết học của việc
Jim và Joe có quan điểm khác nhau về phúc lợi kinh tế và khả năng nộp thuế có thể
là cơ sở hợp lý để đánh thuế thì, trên thực tế, những biện pháp tương tự (ví dụ như
thu nhập, thu nhập tiềm năng, tiêu dùng) lại được sử dụng. Hai là, ngay cả khi họ
đồng ý rằng khả năng nộp là cơ sở hợp lý để đánh thuế, thì vẫn còn tranh luận về
việc đo bằng thu nhập và thu nhập tiềm năng có phải là cách tốt nhất hay không.
Trên thực tế, không thể lấy cái mà các cá nhân đã làm để làm cơ sở đánh thuế. Ở
Hoa kỳ, chúng ta sử dụng thu nhập (với nhiều điều chỉnh mà chúng ta sẽ bàn đến
sau) làm cơ sở để đo phúc lợi kinh tế. Một số cá nhân cho rằng, mức tiền công là
chỉ số tốt nhất về các cơ hội kinh tế của cá nhân chứ không phải thu nhập vì thuế
thu nhập làm cho những người lựa chọn làm việc nhiều hơn phải nộp thuế nhiều
hơn.
Tiêu dùng là cơ sở đánh thuế
Cũng có một số quan điểm rất phổ biến là cả hai điều trên đây không phải là cơ sở
“công bằng” để đánh thuế. Cả hai đề tương ứng với phần đóng góp của cá nhân
cho chính phủ, là giá trị sản phẩm kinh tế của cá nhân. Phải chăng sẽ công bằng
hơn nếu đánh thuế cá nhân dựa vào cái họ nhận chứ không phải cái họ đóng góp
vào xã hội, tức là trên cơ sở tiêu dùng chứ không phải thu nhập?
Thu nhập và tiêu dùng khác nhau ở tiết kiệm. Tức là, thu nhập (Y) là tiêu dùng (C)
hoặc tiết kiệm (S): C+S=Y hoặc C=Y-S
Do đó, vấn đề chủ yếu là có nên miễn thuế cho tiết kiệm không. Có thể chỉ ra rằng
điều đó cũng giống như câu hỏi có nên miễn thuế cho khoản thu từ tiền tiết kiệm
(tiền lãi, cổ tức, thu trên vốn) không. Ví dụ sau đây sẽ miêu tả những quan điểm
trái ngược nhau về công bằng.
Chúng ta xem xét một cặp sinh đôi nữa, hai bà Prudence và Spendthrift. Cả hai
cùng có khoản thu nhập như nhau trong suốt cuộc đời mình. Prudence tiết kiệm
được 20′% tiền lương, tích lũy được một khoản cho nghỉ hưu của bà. Còn
Spendthrift thì chi tiêu hết số tiền tiết kiệm được cho nên khi về hưu bà phải xin trợ
cấp. Theo hệ thống thuế hiện hành, Prudence phải nộp thuế cao hơn nhiều bà
Spendthrift (bởi vì Prudence phải nộp thuế cho khoản lãi tiết kiệm và thu nhập của
bà, trong khi đó bà lại nhận lợi ích của chính phủ ít hơn).
Prudence cho rằng hệ thống thuế hiện hành là không công bằng bởi các cơ hội
kinh tế định cho cả hai người là như nhau. Bà đặt câu hỏi: “Chính phủ có nên bắt
buộc tôi là người bảo trợ cho chị tôi hay không, một khi mà chính bản thân chị tôi
không muốn tự giúp mình?” Phải chăng là bất công khi trừng phạt Prudence bằng
một khoản thuế thêm và thưởng cho chị của bà cuộc sống khá hơn? Chị của bà trả
lời rằng, quá khứ không tạo nên sự khác nhau nào: khi họ bắt đầu về hưu thì có sự
khác nhau về thu nhập. Thực tế là thu nhập của Prudence cao hơn Spend rất nhiều
vì thế Prudence có khả năng nộp thuế nhiều hơnđể hỗ trợ cho chính phủ (và cho
chị mình).
Quan điểm của Prudence là bây giờ nhận được hỗ trợ nhiều hơn một phần trên cơ
sở công bằng nhưng điều quan trọng hơn nhiều là hệ thống thuế hiện hành có thể
làm cho tỷ lệ tiết kiệm của Hoa Kỳ thấp. Một quan điểm ngày càng được ủng hộ
cho rằng, cơ sở để đánh thuế phải là thu nhập trong suốt cuộc đời chứ không phải
thu nhập trong một ngày, một giờ hay thâm chí một năm. Thu nhập suốt cuộc đời
là giá trị chiết khấu hiện tại của thu nhập cá nhân.
Hãy nhớ lại phần thảo luận của chúng ta ở chương 10. Chúng ta đã gặp phải vấn đề
cộng lợi ích (và chi phí) của những dự án nảy sinh trong những thời điểm khác
nhau. Chúng tôi đã lập luận rằng, 1 đôla của thời kỳ sau có ít giá trị hơn một đô la
hiện nay. Nếu chúng ta nhận một đô la hiên nay chúng ta có thể gửi vào ngân hàng
và sẽ có r+1 đô la trong tương lai (r là lãi suất). Nếu r là 10% chúng ta sẽ có 1,10%
đô la trong tương lai. Do đó chúng ta có thể thờ ơ việc nhận 1 đôla hôm nay hoặc
nhận 1,10 đô la trong tương lai là 1,0 đôla. Tức là chúng ta đã chiết khấu khoản thu
trong tương lai vì khoản đó ít có giá trị hơn. Nếu một cá nhân sống thêm hai thời
kỳ nữa và nhận tiền lương là Wo thì ở thời kỳ thứ nhất, người nhận W1 ở thời kỳ
thứ hai, thì giá trị chiết khấu hiện tại thu nhập Y* của người đó là:
Y*= latex w_1$ /(1+r)
Tất nhiên, giá trị chiết khấu hiện tại tiêu dùng của cá nhân trong suốt cuộc đời phải
bằng giá trị chiết khấu hiện tại thu nhập của người đó (nếu không tính đến của thừa
kế). Tức là nếu Co là tiêu dùng của cá nhân trong thời kỳ đầu thì C1 là tiêu dùng ở
thời kỳ thứ hai
Y*= + /(1+r)
Do đó, rõ ràng là nếu chúng ta cho rằng cơ sở đúng đắn để đánh thuế là thu nhập
suốt đời của cá nhân thì cũng giống như việc cho là cơ sở đúng đắn để đánh thuế là
tiêu dùng trong suốt cuộc đời cá nhân.
Quan điểm lợi ích
— Trước đây chúng tôi đã lưu ý rằng, một lập luận ủng hộ sử dụng tiêu dùng làm
cơ sở hợp lý để đánh thuế là dường như đánh thuế cá nhân trên cơ sở cái mà cá
nhân đó lấy ra khỏi hệ thống kinh tế là công bằng hơn. Một số nhà kinh tế đã đi xa
hơn và lập luận rằng, các cá nhân phải góp phần hỗ trợ cho chính phủ theo tỷ lệ lợi
ích mà họ nhận qua dịch vụ công cộng. Những nguyên tắc thu tiền dịch vụ công
cộng cũng tương tự như các nguyên tắc áp dụng đối với các dịch vụ tư nhân. Và
thuế có thể được coi một cách đơn giản như “thù lao” dịch vụ công cộng.
Trong một số ít trường hợp, quan điểm lợi ích đã được áp dụng một cách rộng rãi:
lệ phí (thuế) sử dụng cầu và đường. Sử dụng thuế xăng dầu để tài trợ cho đường sá
có thể là một cơ chế đơn giản gắn lợi ích (sử dụng đường, được đo bằng lượng
xăng dầu đã dùng) với thuế.
Các nhà kinh tế phần nhiều không thấy đồng ý với quan điểm cho lợi ích là cơ sở
đánh thuế chủ yếu là vì không thể xác định được lợi ích mà mỗi cá nhân được
nhận. Tất cả chúng ta đều nhận được lợi ích chi tiêu quốc phòng, nhưng làm thế
nào có thể phân định xem mỗi người nhận được bao nhiêu? Đối với nhiều loại chi
tiêu, việc đánh giá lợi ích khi chúng được gắn với sử dụng là chúng có tính chất
gây méo mó. Lấy việc sử dụng các dịch vụ công cộng làm cơ sở đánh thuế có thể
làm giảm mức sử dụng và từ đó dẫn đến phân bổ các nguồn lực phi hiệu quả.
Luôn có những lựa chọn giữa công bằng và hiệu quả trong việc đánh thuế lợi ích
(trong những trường hợp có thể đánh loại thuế này). Khi không có thuế lợi ích thì
không thể xác định xem ai là người được hưởng lợi ích công cộng; nếu kinh phí
xây dựng cầu được lấy từ nguồn thu chung thì những người sử dụng cầu sẽ bị thiệt.
Nếu họ phải trợ cấp cho những người sử dụng cầu thì thật sự không công bằng.
Những cơ sở đánh thuế khác
Nguyên tắc công bằng theo chiều dọc nói rằng, những người được lợi hơn hay có
khả năng nộp hơn phải đóng góp nhiều hơn để hỗ trợ cho chính phủ. Nguyên tắc
công bằng theo chiều ngang nói rằng những người được hưởng lợi ngang bằng
nhau (có khả năng nộp như nhau) không phải đóng góp một lượng như nhau. Phần
thảo luận của chúng ta về hai nguyên tắc này là nêu lên những khó khăn trong việc
xác định xem ai được lợi hơn ai. Làm thế nào để chúng ta có thể điều chỉnh khi các
cá nhân có nhiều điểm khác nhau. Chúng ta hãy xem xét ba ví dụ. Trong ba trường
hợp luật thuế hiện hành đã có những điều chỉnh đối với những điểm khác nhau đó.
Tuy nhiên vẫn còn một tranh luận về việc liệu những điều chỉnh đó có hợp lý hay
không.
Ví dụ thứ nhất về sức khỏe. Rõ ràng là một người bị ốm và có thu nhập là 10.000
đôla khác với một người khỏe có thu nhập tương tự. Hầu hết chúng ta đều có thể
nói rằng người bị ốm thiệt hơn người khỏe (với các điều kiện khác nhau). Ốm hay
khỏe không thể thấy ngay được. Vì vậy luật thuế khó điều chỉnh theo tình trạng sức
khỏe. Nhưng lại có một phương án: đó là chi tiêu cho y tế. Những người nào chi
dùng nhiều hơn vào viện phí thì nói chung bị thiệt nhiều hơn người không phải chi
gì. Luật thuế hiện hành không cho phép trừ viện phí nếu vượt quá 7,5% thu nhập
của cá nhân đó.
Ví dụ thứ hai liên quan đến hôn nhân. Những cá nhân đã có gia đình khác với
những người chưa có. Những điều tra của các nhà xã hội học cho thấy rằng, người
đàn ông có vợ thì hạnh phúc hơn. Bằng chứng đó liệu có sức thuyết phục đến đâu,
nhưng sự thật là đàn ông có gia đình thường sống lâu hơn và có sức khỏe tốt hơn.
Điều đó nói lên rằng đàn ông có vợ với một khoản thu nhập nhất định sẽ tốt hơn
người có thu nhập tương đương nhưng không có vợ. Vậy có phải nguyên tắc bình
đẳng theo chiều dọc ngụ ý rằng đàn ông có vợ phải nộp thuế cao hơn? Luật thuế
hiện hành không đối xử phân biệt đối với đàn ông có vợ mà cả hai vợ chồng đều có
thu nhập tương tự (không phải vì lý do vừa nêu ra), trong đó khi hôn nhân có thể
giảm thuế cho đàn ông và đàn bà có mức thu nhập khác nhau.
Ví dụ thứ 3 là xử lý thuế đối với việc sinh con. Hãy xem xét hai cặp vợ chồng có
thu nhập khác nhau. Cả hai cặp đều muốn có hai con. Nhưng một cặp không có
khả năng sinh đẻ. Còn cặp kỉa rất may mắn đã có hai con. Rõ ràng là cặp có hai
con may mắn hơn. Nguyên tắc ai may mắn hơn phải nộp thuế nhiều hơn nói rằng
cặp có hai con này phải nộp thuế nhiều hơn. Trên thực tế, theo quy định nộp thuế
hiện hành thì cặp có hai con lại trả thuế ít hơn.
Những phân tích từ trước đến giờ cho thấy rằng, mặc dù các nguyên tắc công bằng
theo chiều ngang và theo chiều dọc xem ra có vẻ “hợp lý” để xác định một hệ
thống thuế công bằng. Nhưng thực tế ra tác dụng của chúng rất hạn chế. Nhưng
vấn đề khó khăn là: làm thế nào để có thể nói được ai trong hai người lợi hơn? Ai
có khả năng đóng thuế nhiều hơn? Chúng ta ngụ ý gì khi đối xử một cách công
bằng? Và không giải đáp được. Hơn nữa, nguyên tắc công bằng theo chiều dọc
cũng không cho chúng ta biết được người được lợi hơn có thể đóng góp bao nhiêu
để hỗ trợ chính phủ, tất cả những gì chúng ta biết được là người đó phải đóng thuế
nhiều hơn.
Vì những lý do trên, các nhà kinh tế đã phải tìm kiếm những nguyên tắc khác làm
cơ sở cho một hệ thống thuế công bằng hơn.
Đánh thuế có hiệu quả Pareto và các hàm phúc lợi xã hội
Một quan điểm khác đặt lại vấn đề xây dựng hệ thống như là tiêu chuẩn về kinh tế
học phúc lợi (mà chúng tôi đã trình bày ở chương 4). Một là cố gắng xác định xem
(với điều kiện chính phủ có đầy đủ thông tin và công cụ) tổng thể cơ cấu thuế có
hiệu quả Pareto là gì, tức là một hệ thống không một ai có thể được lợi hơn mà
không làm người khác bị thiệt. Sau đó lựa chọn trong nhiều cơ cấu thuế có hiệu
quả Pareto bằng cách sử dụng hfam phúc lợi xã hội, thể hiện một số cách tóm tắt
thái độ của xã hội đối với phúc lợi của cá nhân khác nhau.
Các nhà kinh tế đã sử dụng hai hàm phúc lợi xã hội đặc biệt: hàm vị phúc lợi (phúc
lợi xã hội bằng tổng lợi ích cá nhân) và hàm Rawlsian (phúc lợi xã hội bằng hữu
dụng của cá cá nhân bị thiệt nhất). Sử dụng hàm phúc lợi xã hội không chỉ nói lên
việc thuế sẽ tăng lên bao nhiêu theo thu nhập, mà còn nói lên, ví dụ, có nên hay
không và trong điều kiện nào được phép trừ chi phí vào y tế. Bây giờ chúng ta sẽ
xem mỗi hàm có ý nghĩa gì đối với xây dựng hệ thống thuế.
Thuyết vị lợi
Theo truyền thống, người ta cho rằng thuyết vị lợi là cơ sở để đánh thuế lũy tiến
tính thuế suất của người giàu cao hơn của người nghèo. Theo thuyết này, thuế phải
là cái mà độ hữu dụng cận biên của thu nhập – đó là phần mất đi khi lấy bớt một
đôla của cá nhân – sẽ không thay đổi đối với mọi cá nhân. Nếu độ hữu dụng cận
biên của thu nhập của Jim cao hơn của Joe thì việc giảm thuế của Jim 1 đôla và
tăng của Jim cao hơn phần mất của Joe. Vì việc lấy bớt một đôla của người giàu
làm cho anh ta mất ít hơn về lợi ích so với lấy đi một đôla của người nghèo, cho
nên thuyết vị lợi dường như có thể là cơ sở để đánh thuế lũy tiến.
Nhưng lập luận này đã không tính đến một điều là, thu nhập của cá nhân phụ thuộc
vào công việc (nỗ lực) của anh ta, và việc tăng thuế đố với khoản thu nhập kiếm
thêm đó có thể dẫn đến giảm nỗ lực của cá nhân. Do đó, có thể là việc tăng thuế
suất trên thực tế làm giảm thu của cá nhân do chính phủ gây ra có thể rất lớn. Lập
luận trước đây có thể giả định rằng thu nhập có thể không bị đánh thuế tác động.
Hiện nay đã công nhận rộng rãi rằng nó bị tác động. Một khi nó có bị tác động thì
thuyết vị lợi đòi hỏi rằng chúng ta phrai so sánh sự giảm độ hữu dụng do tăng thuế
với lợi ích thu nhập. Chúng ta đòi hỏi: Thay đổi hữu dụng/Thay đổi thu nhập , phải
như nhau đối với tất cả các cá nhân. Nếu một nhóm nào đó có cung lao động rất co
dãn (tức là khi thuế suất tăng, cung lao động của họ bị giảm mạnh mẽ), thì việc
tăng thuế suất thu nhập đối với nhóm đó sẽ đem lại rất ít thu nhập. Do đó, không
nên đánh thuế nặng những người này.
Thuyết vị lợi cũng đã từng được coi là cơ sở của nguyên tắc công bằng theo chiều
ngang. Nếu mọi người đều có hàm hữu dụng như nhau thì những người có thu
nhập giống nhau phải chịu thuế suất như nhau. Giả sử hai người có thu nhập như
nhau, nhưng một người phải nộp thuế với thuế suất cao hơn. Vì độ hữu dụng cận
biên giảm dần, cho nên độ hữu dụng cận biên thu nhập của người đó có thể cao
hơn của người kia. Tăng thuế đối với những người chịu thuế suất thấp hơn có thể
làm cho người đó giảm độ hữu dụng ít hơn so với tăng độ hữu dụng do giảm thuế
đối với người chịu thuế suất cao. Một lần nữa lập luận này có thể là đúng nếu thu
nhập không bị tác động. Nhưng nó lại bị tác động do đó lập luận này có thể không
có hiệu lực nữa.
Lập luận này cho rằng tư tưởng vị lợi có hàm ý công bằng theo chiều nang có thể
được minh họa tốt nhất bằng câu chuyên về các thủy thủ của con tàu bị đắm. Số
thực phẩm của đoàn thủy thủ chỉ có thể sống sót nếu bớt đi một người. Công bằng
trong trường hợp này có nghĩa là tất cả mọi người đều chết, còn theo quan điểm vị
lợi ích thì rõ ràng là tình thế đó xấu hơn trường hợp chỉ có một người bị chết mà
thôi.
Hàm phúc lợi xã hội theo thuyết Rawls
Một số nhà kinh tế và triết học cho rằng quan điểm vị lợi không đủ công bằng vì
nó không chú ý đầy đủ đến sự bất công. Ở chương 4, chúng ta đã thảo luận về quan
điểm của John Rawls rằng xã hội có thể chỉ quan tâm đến phúc lợi của người bị
thiệt, rằng chính phủ đã xây dựng hệ thống thuế (và các chính sách khác) để tăng
tối đa phúc lợi của người đó. Chức năng phúc lợi xã hội này, nhằm tăng tối đa
phúc lợi của người bị thiệt, có một số tác động đơn giản và trực tiếp đến chính sách
thuế: tăng thuế suất đối với tất cả mọi người (trừ người bị thiệt) tời điểm mà thu
nhập bằng thuế tăng lên được tối đa. Điều này không nhất thiết có ý nghĩa là người
giàu phải chịu thuế bằng 80 hay 90% thu nhập, hay thậm chí thuế suất cận biên
phải luôn tăng theo thu nhập. Có thể lại là những người có thu nhập rất cao nhưng
lại có cung lao động nhạy bén với thuế hơn là người có thu nhập trung bình.
Có người lập luận rằng không chỉ có tiêu chuẩn của Rawls là đủ bình đẳng. Sự
thay đổi làm cho một người có lợi hơn còn những người khác không bị ảnh hưởng
gì kể cả đến những người bị thiệt vẫn có thể là thay đổi xã hội không mong muốn
nếu người được lợi hơn đó là người đặc biệt giàu. Về mặt này, bản thân sự bất
công là tiêu cực xã hội hoặc là lý do để gây ra tiêu cực xã hội. Sự chênh lệch về
của cải có thể là lý do để gây ra tiêu cực xã hội. Sự không công bằng về mặt hành
hóa trong nhiều tình huống chính trị dẫn đến sự không công bằng về quyền lực
chính trị và điều đó có thể được sử dụng để tạo lợi thế cho người giàu trong khi
người nghèo phải chịu thiệt.
Các nhà kinh tế có đóng góp gì để thảo luận về sự công bằng
Mặc dù các nhà kinh tế (hay các triết gia) không giải quyết được những vấn đề cơ
bản về sự lựa chọn những cơ sở hợp lý để xét đoán sự công bằng nhưng vẫn có
nhiều điều để nói. Ví dụ, điều quan trọng là phải miêu tả được một cách đầy đủ
những hậu quả của thuế, và việc đó ít khi làm được miêu tả bằng những khoản thuế
mà mỗi cá nhân nộp trực tiếp. Chúng tôi cố gắng miêu tả các nhóm dân cư khác
nhau chịu ảnh hưởng như thế nào bởi các chương trình thuế khác nhau. Trong mọi
hệ thống thuế có các nhóm nhất định nộp ít hơn mức phải chăng mà họ cần phải
nộp dù đó là sự công bằng theo quan điểm nào. Chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi:
tại sao họ lại được đối xử khác đi như vậy? Có thể là vì (như thế sau này) nếu đối
xử với họ công bằng hơn thì có thể gây ra những bất công khác thậm chí còn xấu
hơn cho luật thuế. Hệ thống thuế cần phải dựa vào những biến số nhất định có thể
quan sát thấy, chẳng hạn như thu nhập hay chi tiêu. Như chúng tôi đã đề cập trước
đây, nhiều quan điểm đã được sử dụng trong thảo luận mang tính triết lý chung
chung của chúng tôi (như về vấn đề phúc lợi) không thể đánh giá một cách trực
tiếp được. Ngay cả thu nhập mà chúng ta sẽ thấy sau này, cũng không được xác
định một cách rõ ràng như hình dung ban đầu. Do đó, nhiều điều bất công theo
hình dung là có trong hệ thống thuế của chúng ta, chỉ đơn giản là những hậu quả
của những khó khăn nội tại của việc chuyển những quan điểm dường như đã được
xác định rõ sang thành ngôn ngữ chính xác mà bất kỳ luật thuế nào cũng đòi hỏi.
Trong những trường hợp khác, bằng cách cân nhắc một cách kỹ lưỡng tác động của
các quy định khác nhau trong luật thuế và những thay đổi liên quan đến các quy
định đó đối với những nhóm khác nhau, chúng ta có thể hiểu sâu hơn lý do tại sao
một nhóm cho rằng thay đổi quy định nào đó là công bằng. Chúng tôi sẽ cố gắng
phân biệt những trường hợp mà sự bất công được sử dụng chỉ để theo đuổi lợi ích
riêng của một nhóm với các trường hợp có quan điểm hợp lý ở mức độ nào đó về
đạo đức hoặc triết lý và nhấn mạnh đến những đòi hỏi cá nhân.
Tóm tắt chương 16
Năm đặc điểm mà một hệ thống thuế tốt phải có là:
Hiệu quả kinh tế
Đơn giản về hành chính
Tính linh hoạt
Tính nhạy cảm về mặt chính trị
Sự công bằng
Hai khía cạnh lớn của sự công bằng là công bằng theo chiều ngang và công bằng
theo chiều dọc.
Trong khi một số người cho rằng thuế cần phải gắn với lợi ích thì số khác lại cho
rằng thuế cần phải gắn với khả năng nộp thuế của cá nhân. Song vẫn có những
người cho rằng chúng liên quan đến việc đo lường mức sống. Đồng thời cũng có
sự bất đồng về việc làm thế nào để đo lường tốt nhất khả năng nộp thuế hay tình
trạng kinh tế của cá nhân. Mọi hệ thống thuế cần phải sử dụng những biến số dễ
nhìn thấy nhất như thu nhập và tiêu dùng. Một số người đồng ý rằng sẽ công bằng
hơn nếu đánh thuế cá nhân dựa vào cái mà cá nhân đó lấy của xã hội (cái họ tiêu
dùng) hơn là dựa vào đóng góp của họ cho xã hội (thu nhập của họ).
Quan điểm vị lợi cho rằng nên lựa chọn hệ thống thuế làm tăng tối đa tổng độ hữu
dụng. Quan điểm Rawls cho rằng cần lựa chọn hệ thống thuế nào tăng tối đa được
phúc lợi của những người bị thiệt.
Cơ cấu thuế có hiệu quả Pareto là cơ cấu tăng được phúc lợi của một nhóm hay
một cá nhân để chính phủ đạt được khoản thu đã định và những người khác đạt
mức hữu dụng đã định, không có ai được lợi mà không làm cho người khác bị
thiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_16_9351.pdf