Chúng tôi gọi phân tích tăng thuế kèm theo giảm thuế khác là phân tích ảnh hưởng
của thuế khác biệt, và gọi phân tích tăng thuế kèm theo tăng chi tiêu của chính phủ
là phân tích ảnh hưởng thuế đến cân đối ngân sách.
Đôi khi chúng ta quan tâm đến phân tích những kết hợp chính sách không làm thay
đổi một số biến số kinh tế quan trọng. Do đó, tăng thuế có thể dẫn đến giảm mức
tổng cầu và giảm thu nhập quốc dân(khi thu nhập được quyết định bởi cầu). Chúng
ta có thể muốn phân biệt ảnh hưởng của chương trình thuế đối với mức thu nhập
quốc dân (và ảnh hưởng của việc đó đối với phân phối thu nhập) so với tác động
trực tiếp của thuế; do đó chúng ta có thể nhìn vào những kết hợp chính sách làm
cho mức thu nhập quốc dân không bị ảnh hưởng.
30 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 17: Ai thực sự nộp thuế: Phạm vi ảnh hưởng của thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz
Chương 17: Ai thực sự nộp thuế: Phạm vi
ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng của thuế ở Hoa Kỳ
Jeseph Pechman và Benjamin Okner thuộc viện Brookings đã nỗ lực tính toán xem
ai phải chịu gánh nặng thuế ở Hoa Kỳ. Họ giả định rằng tất cả các loại thuế đánh
trực tiếp vào lao động là không dịch chuyển và chỉ có người tiêu dùng phải chịu
thuế doanh thu. Họ đã cân nhắc một tổng thể các giả định đối với thuế công ty và
thuế bảo trợ xã hội (thuế quỹ lương). Trong trường hợp A, một nửa thuế công ty là
do cổ đông chịu, nửa kia do chủ tài sản nói chung chịu (vì các chủ công ty thấy
rằng thu sau khi nộp thuế của họ giảm sút cho nên họ chuyển đầu tư sang hướng
khác, bằng cách giảm tỷ lệ thu đối với các dạng vốn khác). Phù hợp với hầu hết lý
thuyết kinh tế, họ đã giả định rằng phần thuế bảo trợ xã hội của chủ là do công
nhân phải chịu. Trong trường hợp B (thay vì các cổ đông) người tiêu dùng chịu
một nửa thuế thu nhập công ty; người tiêu dùng cũng chịu 1/4 thuế bảo trợ xã hội
và một phần thuế tài sản.
Ngay cả với những sự đơn giản hóa này, những tính toán vẫn vô cùng khó khăn.
Cần phải tính toán lại xem các cá nhân có thu nhập khác nhau đã chi bao nhiêu cho
những hàng hóa họ mua đã bị đánh thuế doanh thu hay không do các công ty sản
xuất ra; các cá nhân có mức thu nhập khác nhau làm chủ bao nhiêu phần tài sản
phải đóng thuế; nhận được bao nhiêu cổ tức chịu ảnh hưởng của thuế công ty.
Hình 17.1: Thuế suất hữu hiệu 1985
Có rất nhiều cách trình bày kết quả. Có một cách là đặt vấn đề xem thuế suất hữu
hiệu thay đổi như thế nào khi thu nhập thay đổi; tức là phần thu nhập nộp thuế của
các cá nhân thuộc các mức thu nhập là bao nhiêu. Kết quả của năm 1985 được
trình bày ở hình 17.1. Trong trường hợp A (đường đậm nét) hệ thống thuế nói
chung có một chút lũy tiến: những người nào dưới đáy 1/10 của phần phân phối
thu nhập thì nộp 17% thu nhập để đóng thuế; những người ở khoảng từ 5/10 nộp
23% và những người ở đỉnh 1/10 nộp 26%. Trong trường hợp B (nét nhỏ) thuế
suất hiện hữu thay đổi rất ít theo mức thu nhập. Những người nghèo nhất thực tế
nộp 24% thu nhập để đóng thuế, và người giàu nhất nộp 25%.
Kết quả thu được của Pechman năm 1985 tương tự như kết quả đã thu được của
năm 1966 và nhiều năm sau đó. Làm thế nào để chúng ta kết hợp được sự không
có tính tích lũy tiến bộ đó với quan điểm rộng rãi cho rằng cơ cấu thuế của chúng
ta là lũy tiến?
Thuế thu nhập cá nhân là lũy tiến. Nhưng tác động lũy tiến của thuế thu nhập thay
thế cho tác động lũy thoái của thuế doanh thu và thuế quỹ lương với mức độ nhỏ
hơn. Điểm khác nhau mang tính quyết định giữa A và B là do thuế thu nhập công
ty. Theo A, thuế này lũy tiến (thuế đối với người nghèo nhất thuộc 1/10 dân cư
chịu 1,6%, thuế với người giàu nhất thuộc 1/10 dân cư chịu 3,6%); nhưng theo tập
hợp các giả thiết thứ hai mà phần nhiều thuế đã chuyển cho người tiêu dùng, thì
thuế này lũy thoái (người nghèo thuộc 1/10 dân cư chịu 2,6% thuế suất hữu hiệu và
các nhóm có thu nhập cao chịu thuế suất từ 1,8% đến 2,2%).
Rõ ràng là hệ thống thuế có tác động đến các cá nhân rất khác nhau. Như chúng ta
đã bàn, nó phụ thuộc không chỉ vào thu nhập mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh
quan trọng khác. Những cách tiêu dùng mà người già và người trẻ, người chủ nhà
và người thuê nhà, người thành thị và người nông thôn, người có gia đình và người
khôngrất khác nhau; từ đó thuế suất hữu hiệu cũng khác nhau.
Pechman đã tính thuế suất hữu hiệu trung bình của vốn và lao động (nguồn đem lại
thu nhập) và của tiêu dùng (sử dụng thu nhập) trong nhiều năm từ năm 1966 đến
1985. Kết quả được trình bày ở Bảng 17.1. Theo cả hai giả định A và B, năm 1985,
thuế suất hữu hiệu của vốn chỉ bằng khoảng một nửa thuế lao động ở trường hợp
B. Thay đổi này phản ánh sự tăng tầm quan trọng của thuế quỹ lương và giảm tầm
quan trọng tương đối của thuế công ty. Thuế suất hữu hiệu của tiêu dùng không thể
hiện xu hướng gì, nhưng trong trường hợp B lại cao hơn nhiều so với trường hợp
A. Đó là bởi vì trường hợp B giả định rằng phần lớn thuế công ty, thuế tài sản và
thuế quỹ lương đều chuyển cho người tiêu dùng phải chịu.
Có hai bài học rút ra từ nghiên cứu này. Một là, rõ ràng gánh nặng thuế có thể rất
khác với điều quy định trong luật; hai là, cần phải làm rõ rằng việc xác định gánh
nặng thuế là vấn đề khá phức tạp và có thể khó có ý kiến thống nhất giữa các
chuyên gia. Chúng tôi đã minh họa điều đó bằng cách trình bày hai loại kết quả
này cũng không bao trùm một cách đầy đủ sự tranh luận về gánh nặng thuế. Phân
tích của Pechman giả định rằng tiền lương trước khi nộp thuế không chịu tác động
của thuế thu nhập và giá của người tiêu dùng trước khi nộp thuế không chịu tác
động của thuế doanh thu. Nói cách khác, Pechman giả định rằng, những người ăn
lương chịu thuế thu nhập và người tiêu dùng chịu thuế doanh thu. Việc tiền lương,
giá cả và lãi suất trước khi nộp thuế chịu tác động như thế nào là một trong những
vấn đề trung tâm của phần còn lại của chương này
Phạm vi ảnh hưởng của thuế trên thị trường cạnh tranh
Tác động của độ co dãn
Đường cầu càng dốc, hoặc đường cung càng phẳng thì người tiêu dùng càng phải
chịu thuế nhiều hơn. Chúng ta đo độ dốc của đường cầu bằng độ dốc co dãn của
cầu; độ co dãn của cầu cho tỷ lệ biến động của lượng hàng hóa được tiêu dùng do
tỷ lệ thay đổi giá của hàng hóa đó. Do đó chúng ta nói rằng đường cầu nằm ngang
khi giá hạ một chút làm tăng cầu lớn là đường cầu co dãn vô hạn; và chúng ta nói
rằng đường cầu thẳng đứng khi cầu hoàn toàn không thay đổi và giảm giá là đường
cầu không co dãn.
Tương tự, chúng ta đo độ dốc của đường cung bằng độ co dãn của cung. Độ co dãn
của cung cho thấy tỷ lệ biến đổi lượng hàng hóa cung do thay đổi giá hàng hóa đó.
Do đó, chúng ta nói rằng đường cung thẳng đứng không co dãn khi chúng hoàn
toàn không thay đổi và có thay đổi giá, còn khi đường cung nằm ngang thì độ co
dãn vô hạn.
Đường cầu càng co dãn nhiều và đường cung càng co dãn ít thì người sản xuất
càng phải chịu thuế nhiều hơn; đường cầu càng ít co dãn và đường cung càng co
dãn nhiều thì người tiêu dùng càng phải chịu gánh nặng thuế.
Việc đánh thuế vào người tiêu dùng hoặc người sản xuất có ý nghĩa gì không?
Bây giờ xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu Quốc hội thông qua thuế bia và nói rằng lần
này người tiêu dùng sẽ phải chịu toàn bộ thuế. Đối với mỗi chai bia mua về, người
tiêu dùng phải trả 10 xu thuế. Tất nhiên điều mà người tiêu dùng quan tâm không
phải là ai sẽ nhận số tiền họ nộp thuế mà họ chỉ quan tâm đến tổng chi phí của bia.
Hình 17.4: Các quan điểm về một sắc thuế
Tác động của thứ thuế đó thể hiện ở hình 17.4. Nếu bây giờ chúng ta biểu thị giá
trên trục tung là giá mà người sản xuất nhận được (chứ không phải giá người tiêu
dùng trả) thì thuế đánh vào người tiêu dùng có thể là phần dịch chuyển xuống phía
dưới của đường cầu bằng chính khoản thuế. Nghĩa là nếu người sản xuất nhận
được p1 thì người tiêu dùng phải trả p1+t và mức cầu là Q1, chính bằng lượng của
trường hợp trước khi nộp thuế, người sản xuất định giá là p1+t. Điều cần làm rõ là
không khác biệt gì khi quốc hội đánh thuế người sản xuất hay người tiêu dùng bia.
Phân tích tác động của thuế ở cấp sản xuất
Từ trước đến giờ phân tích tập trung vào động tác của thuế đến cân bằng ngành.
Việc nghiên cứu xem thuế có ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi của một hãng
sẽ rất có ích . Ở hình 17.5, trước khi đánh thuế, hãng có giá Po và tăng chi phí cận
biên MC. Hãng tăng tối đa lợi nhuận của mình bằng cách định giá (khoản thu được
của sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm) bằng với chi phí cận biên (chi phí thêm do
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm).
Hình 17.5: Tác động của thuế đến chi phí cận biên
Bây giờ, chính phủ đánh thuế với mức t trên mỗi đơn vị sản phẩm của hãng. Chi
phí để hãng sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm bây giờ là MC’ = MC+ t, đó là
chi phí sản xuất cận biên cộng với thuế, do đó hãng sẽ giảm sản xuất của mình
xuống Q’o. Nhưng khi tất cả các hãng đều giảm sản phẩm của họ thì giá sẽ tăng
lên. Cân bằng mới gồm cả giá P1 và sản lượng là Q1, ở đó giá mới bằng chi phí
sản xuất cận biên cộng với thuế.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế và cầu, cung lao động
Những quy tắc cơ bản mà chúng tôi vừa đưa ra có thể áp dụng với tất cả các loại
thuế trên thị trường cạnh tranh. Trong hình 17.6A chúng tôi trình bày các đường
cầu và cung của thị trường lao động. Không có khác biệt gì nếu thuế lao động đánh
vào người tiêu dùng (trong trường hợp này hãng trả tiền sử dụng lao động) hay
vào người sản xuất (trong trường hợp này là các cá nhân bán sức lao động của họ).
Phạm vi ảnh hưởng của thuế là như nhau. Sự phân biệt mà quốc hội đã đưa ra là
một nửa thuế bảo trợ xã hội do giới chủ trả và một nửa do giới thợ trả tuyệt đối
không có sự khác nhau gì trong các tác động thuế. Những hậu quả vẫn phải là như
nhau dù quốc hội có nói các hãng phải trả tất cả thuế hay các cá nhân phải trả.
Hình 17.6A
Ai là người thực sự phải nộp thuế điều đó phụ thuộc vào độ co dãn của cung cầu
lao động. Như người ta vẫn hay đòi hỏi nếu cung lao động không co dãn lắm (tức
là gần như thẳng đứng) thì hầu hết gánh nặng thuế rơi vào công nhân, bất kể hệ
thống pháp luật quy định ra sao.
Hình 17.6B
Một số nhà kinh tế cho rằng đường cung lao động trên thực tế cong về phía sau
trong hình 17.6B. Khi tiền lương cao lên hơn một mức nhất định, cung lao động
giảm xuống. Các cá nhân quyết định rằng với mức sống cao hơn khi họ đã có mức
tiền lương cao hơn họ sẽ làm việc ít đi. Do đó tiền lương cao hơn làm giảm cung
lao động chứ không phải làm tăng. Trong trường hợp này, thuế lao động có thể làm
giảm mức lương mà có khi cao hơn cả thuế, vì giảm lương làm cung lao động tăng
lên và nó lại làm lương hạ nữa.
Đánh thuế các yếu tố và hãng hóa không co dãn
Như chúng tôi đã lưu ý, nếu độ co dãn của cung lao động hay hàng hóa bằng
không, thì người cung cấp chịu thuế hoàn toàn. Một ví dụ cổ điển về hàng hóa có
độ co dãn cung bằng không là đất bạc màu. Do đó nếu đánh thuế đất này thì toàn
bộ gánh nặng thuế sẽ rơi vào chủ đất.
Đáng tiếc là khó phân biệt được giữa giá trị của đất đã được cải tạo và đất không
được cải tạo. Ở nhiều nơi trên đất nước Hoa Kỳ, ví dụ đất ở vùng hoang dã không
tiếp cận đường, nước gần như không có giá trị. Rất khó xác định bao nhiêu phần
giá trị của đất thành phố có thể coi là do “không cải thiện được”. Vì độ co dãn
cung của cải tạo đất rất lớn cho nên thuế đất có thể dịch chuyển trong khoảng rộng.
Một ví dụ nữa về yếu tố có cung không co dãn về lâu dài là dầu thô. Thuế dầu chủ
yếu do các chủ mỏ dầu chịu. Vì một tỷ lệ nghịch của dầu thế giới là do người bên
ngoài quốc gia tiêu dùng chủ yếu làm chủ, cho nên các quốc gia tiêu dùng có động
cơ mạnh mẽ trong việc đánh thuế dầu. Tất cả các chủ sở hữu các giếng dầu ở Hoa
Kỳ phản đối rất mạnh thuế này và họ là nhóm ở hậu trường đủ mạnh để làm việc
đó một cách thành công. Ở Hoa Kỳ, thuế dầu thấp hơn nhiều so với các nước Tây
Âu. Phân tích này áp dụng đối với thuế đánh vào người sử dụng dầu cũng như
người sản xuất dầu. Như chúng ta đã thấy, điều này tạo ra một sự khác nhau nhỏ
trong cách đánh thuế chính thức. Do đó, thuế xăng cũng chỉ do các chủ giếng dầu
phải chịu. Và nó hoàn toàn đúng khi có một số yếu tố sản xuất. Để sản xuất xăng
cần một số đầu vào lao động và vốn thêm vào dầu thô. Nhưng ngành công nghiệp
xăng mặc dù rất lớn chỉ là một trong số nhiều người dùng lao động và vốn, vì vậy
việc đánh thuế xăng không thể có tác động lớn đến giá xăng mà ngành công nghiệp
trả cho lao động và vốn của nó. Nếu giá (trước thuế) của xăng giảm hạ, toàn bộ
gánh nặng của sự giảm này rơi vào chủ sở hữu dầu thô.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong môi trường độc quyền và môi trường cạnh tranh
Mối quan hệ giữa thay đổi giá và thuế
Trong trường hợp cạnh tranh, chúng tôi đã chỉ ra rằng giá đối với người tiêu dùng
tăng một lượng thường là thấp hơn thuế và mức tăng giá phụ thuộc vào độ co dãn
của cung cầu. Còn kết quả đối với nhà độc quyền thì phức tạp hơn nhiều.
Thứ nhất, đường chi phí cận biên càng dốc thì thay đổi sản lượng càng nhỏ, và do
đó, giá tăng càng ít. Nếu đường chi phí cận biên hoàn toàn thẳng đứng thì không có
thay đổi sản lượng cũng như giá; và người sản xuất chịu toàn bộ thuế. Đường cung
hay chi phí cận biên hoàn toàn thẳng đứng nếu không tăng giá làm lượng cung
tăng. Những ví dụ chuẩn là cung đất bạc màu hoặc cung những bức tranh của Van
Gogh. Điều đó, gây ra sự song hành đối với các thị trường cạnh tranh.
Hình 17.7: Đánh thuế sự độc quyền
Mặt khác, với đường chi phí cận biên nằm ngang như trong hình 17.7, thì mức độ
chịu thuế của người sản xuất và người tiêu dùng phụ thuộc vào dạng của đường
cầu. (So với thị trường cạnh tranh, nơi mà người tiêu dùng chịu toàn bộ thuế).
Hình 17.7A và B minh họa hai khả năng. Đối với đường cầu trực tuyến như trong
phần A, giá tăng bằng đúng một nửa thuế. Với đường cầu luôn co dãn (trong đó giá
tăng 1% sẽ làm giảm cầu 2%, bất kể ở mức giá nào), như ở phần B, giá luôn là cấp
số nhân của thu cận biên. Từ đó, nếu thu cận biên tăng lên t thì giá phải tăng nhiều
hơn: tăng giá bao giờ cũng cao hơn mức độ tăng thuế. Có tới trên 100%chuyển
sang cho người tiêu dùng chịu.
Thuế theo giá trị (ad valorem) và thuế cụ thể (specific)
Còn có một điểm khác nhau quan trọng nữa giữa việc đánh thuế các ngành cạnh
tranh độc quyền. Đối với các ngành cạnh tranh hình thức đánh thuế không gây ra
điểm khác nhau . Chúng ta có thể chọn giữa một thứ thuế cụ thể được quy định
bằng một khoản cố định trên một đơn vị sản phẩm và thuế theo giá trị (ad valorem)
được quy định bằng tỷ lệ phần trăm giá trị sản phẩm. Tất cả những gì có ý nghĩa để
xác định tác động của thuế là mức độ khác nhau giữa giá mà nhà sản xuất nhận
được và giá người tiêu dùng trả, chúng tôi gọi là cái nêm ở giữa hai giá.
Tuy nhiên, trong trường hợp độc quyền, ảnh hưởng của thuế giá trị và thuế cụ thể
khác nhau hoàn toàn. Trong phần phụ trương chúng tôi sẽ chỉ ra rằng để có mọi
khoản thu của chính phủ sản lượng của nhà độc quyền phải nộp thuế giá trị cao
hơn so với thuế cụ thể. Trên cơ sở đó, thuế giá trị tốt hơn thuế cụ thể.
Trong cả ngành cạnh tranh lẫn độc quyền, quản lý hai loại thuế này đều có thể gây
ra vấn đề. Nói chung, một loại thuế cần áp dụng cho nhiều loại hàng hóa có chất
lượng khác nhau. Nếu đánh thuế vào từng đơn vị sản phẩm thì các sản phẩm thấp
hơn sẽ chịu tỷ lệ xuất thuế cao hơn và do đó nó là yếu tố hữu hiệu không khuyến
khích sản xuất ra những sản phẩm chất lượng kém.
Mặt khác, quản lý có số lượng bán ra thường dễ dàng hơn quản lý giá cả, đặc biệt
là khi các hãng bán nhiều loại hàng hóa. Nếu những hàng hóa đó bị đánh thuế giá
trị với thuế suất khác nhau thì những hàng hóa chịu thuế cao hơn sẽ được ghi giá
thấp đi trong chứng từ hóa đơn và người quản lý thuế sẽ không thể giám sát được.
Những vấn đề quản lý này có thể đã có vai trò quan trọng hơn trong việc quyết
định hình thức đánh thuế so với sự phân tích của các nhà kinh tế và những tác động
gây méo mó so sánh của chúng.
Phạm vi ảnh hưởng của thuế ở các nhóm độc quyền
Giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là cấu trúc thị trường nhóm
độc quyền. Các nhóm độc quyền như thị trường hàng không, thị trường cho thuê xe
hơi, mỗi nhóm này tác động vào nhóm kia một cách có chiến lược. Nếu một nhóm
thay đổi giá cả hay sản lượng của mình thì những nhà sản xuất khác cũng có thể
thay đổi giá cả và sản lượng của họ nhưng rất khó dự đoán những phản ứng này.
Khác với nhà cạnh tranh hoàn hảo hoặc nhà độc quyền, nhóm độc quyền có đường
cầu mà chỉ có họ mới đoán được.
Không có lý thuyết nào được đông đảo chấp nhận về hành vi của hãng trong nhóm
độc quyền và do đó khó có thể đưa ra các dự đoán nhất định về phạm vi ảnh hưởng
của việc đánh thuế trong trường hợp này. Một số nhà kinh tế cho rằng, các nhóm
độc quyền không thể tăng giá, họ định ra cho người tiêu dùng khi thuế thay đổi.
Mỗi nhóm độc quyền có thể cho rằng nếu tăng giá của mình lên thì các hãng khác
sẽ chiếm mất phần. Một kết luận ngược lại sẽ xảy ra nếu mỗi nhóm độc quyền đều
nghĩ các địch thủ của mình sẽ tăng giá thích hợp mỗi khi có một loại thuế mới.
Trong trường hợp này tất cả đều tăng giá đồng loạt và bằng cách ấy đã chuyển
gánh nặng thuế cho người tiêu dùng.
Cho đến khi các nhà kinh tế hiểu biết hơn về hành vi của nhóm độc quyền, sẽ chưa
có lý thuyết chung về phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường nhóm độc
quyền
Các loại thuế tương đương
Thuế thu nhập và thuế giá trị gia tăng
Một ví dụ rõ ràng về sự giống nhau cơ bản giữa thu nhập quốc dân (đó là tất cả
những gì mà người dân trong xã hội chúng ta nhận được) và sản lượng quốc gia
(tất cả những gì sản xuất ra). Vì giá trị thu nhập và giá trị sản lượng phải như nhau,
cho nên đánh thuế thống nhất đối với thu nhập (tức là thuế suất đánh vào tất cả
nguồn thu nhập phải như nhau) và đánh thuế thống nhất đối với sản lượng (tức là
đánh thuế sản lượng với thuế suất như nhau) là phải tương đương. Thuế doanh thu
thống nhất toàn diện là một thuế thống nhất đối với sản lượng do đó phải tương
đương với thuế thu nhập thống nhất.
Việc sản xuất ra mỗi hàng hóa bao gồm một số bước. Giá trị sản phẩm cuối cùng là
tổng giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sản xuất. Chúng ta có thể đánh thuế vào giai
đoạn cuối của quá trình sản xuất hoặc mỗi giai đoạn của cả quá trình. Thuế đánh
vào giai đoạn cuối gọi là thuế doanh thu. Thuế đánh ở mỗi giai đoạn gọi là thuế giá
trị gia tăng. Do đó, thuế giá trị gia tăng thống nhất và thuế doanh thu thống nhất
toàn diện là tương đương, cả hai đều tương đương với thuế thu nhập thống nhất.
Thuế giá trị gia tăng được sử dụng ở hầu hết các nước châu Âu; và đã có sự thảo
luận về việc áp dụng loại thuế này vào Hoa Kỳ. Vì thuế giá trị giá trị gia tăng
thống nhất tương đương với thuế thu nhập thống nhất (tỷ lệ thuận) nên việc thay
thế hệ thống thuế thu nhập hiện nay của chúng ta bằng thuế giá trị gia tăng sẽ
tương đương với sự thay nó bằng hệ thống thuế thu nhập tỷ lệ thuận.
Sự tương đương của thuế thu nhập và thuế tiền lương
Giả sử rằng các cá nhân không nhận được khoản thừa kế nào và không để lại di
chúc gì. Khi đó thuế lương thống nhất và thuế tiêu dùng thống nhất là tương
đương. Nói cách khác, thuế tiêu dùng tương đương với thuế thu nhập, trong đó tiền
lãi và các khoản lợi tức từ vốn khác được miễn thuế. (Hệ thống thuế hiện hành của
chúng ta, trong đó một phần lợi tức từ vốn miễn thuế có thể được coi là hệ thống
nằm ở khoảng giữa thu nhập và thuế tiêu dùng).
Có thể thấy rõ nhất sự tương đương là bằng cách nhìn vào giới hạn ngân sách suốt
đời của cá nhân (trong đó không có thừa kế hoặc di chúc nào cả). Để đơn giản,
chúng tôi chia cuộc đời của một con người thành hai giai đoạn. Thu nhập lương
của cá nhân là w1 ở thời kỳ thứ nhất, và w2 ở thời kỳ thứ hai. Cá nhân phải quyết
định xem chi dùng bao nhiêu trong thời kỳ đầu khi còn trẻ và bao nhiêu khi về già.
Nếu bây giờ anh ta giảm tiêu dùng đi 1 đôla và đầu tư vào đâu đó thì thời kỳ sau
anh ta sẽ có 1+r đôla, trong đó ra là lãi suất. Với lãi suất 10%, anh ta sẽ có 1,10
đôla. giới hạn ngân sách là đường thẳng trong hình 17.8.
Hình 17.8: So sánh tác động của thuế tiêu dùng và thuế lương
Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra với giới hạn ngân sách khi đánh thuế lương 20%.
Khoản mà các nhân có thể tiêu dùng sẽ dịch xuống. Độ dốc của đường giới hạn
ngân sách vẫn không đổi: vẫn là trường hợp giảm 1 đôla tiêu dùng ở thời kỳ đầu,
cá nhân có thể nhận được 1,1 đôla ở thời kỳ tiếp theo.
Bây giờ hãy xem xem chuyện gì sẽ xảy ra với giới hạn ngân sách khi áp dụng thuế
tiêu dùng 20%. Đúng như trước đây, lượng tiêu dùng của cá nhân sẽ dịch xuống
và độ dốc của giới hạn ngân sách không đổi. Nếu cá nhân chi 1 đôla hôm nay, anh
ta sẽ nhận 20% hàng hóa ít hơn vì số hàng hóa ít hơn 20% vì thuế. Sự đánh đổi
giữa chi tiêu hôm nay và chi tiêu ngày mai vẫn không thay đổi. Thuế tiền lương và
thuế tiêu dùng là tương đương. Chỉ có thời gian thu của chính phủ là khác giữa hai
loại thuế; đây có thể là điều quan trọng nếu thị trường vốn không hoàn hảo.
Lại có thể có một số cách để chúng ta có thể đánh thuế tương đương. Chúng ta có
thể đánh thuế thu nhập tiền lương trong mỗi thời kỳ, miễn thuế đối với tiền lãi cổ
tức và các khoản lợi tức từ vốn khác. Hoặc chúng ta có thể đánh thuế tiêu dùng ở
mỗi thời kỳ bằng cách lấy tổng thu nhập theo báo cáo của các cá nhân trừ đi tổng
tiết kiệm.
Sự tương đương của thuế tiêu dùng suốt đời và thuế thu nhập suốt đời
\ Phân tích này có một cách lý giải quan trọng khác. Tiếp tục ví dụ trên là cuộc đời
của cá nhân chia ra làm hai thời kỳ, chúng ta viết công thức giới hạn ngân sách là :
C1 + C2/1 +r = w1+w2/1+r
Vế trái là giá trị triết khấu hiện tại của tiêu dùng cá nhân và vế phải là giá trị chiết
khấu hiện tại thu nhập lương của cá nhân đó. Khi không có của thừa kế gì, giá trị
chiết khấu tiêu dùng hiện tại phải bằng giá trị chiết khấu thu nhập (tiền lương). Do
đó, thuế tiêu dùng suốt cuộc đời và thuế dựa vào thu nhập suốt đời là tương đương,
như đã thấy ở Chương 16.
Những nhân tố tác động đến phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế
Phạm vi ảnh hưởng của thuế khi có cân bằng từng phần và tổng thể
Còn một số yếu tố quan trọng khác cần phải tính đến trong mọi phân tích phạm vi
ảnh hưởng hoàn toàn. Một là có sự khác biệt quan trọng giữa thuế trong một ngành
duy nhất và thuế ảnh hưởng đến nhiều ngành. Trên đây chúng ta đã nghiên cứu
thuế đánh vào một ngành nhỏ là bia. Có sự giả định trước là thuế đó không có ảnh
hưởng đáng kể đối với mức tiền lương. Một sự phân tích cho rằng tất cả giá cả và
tiền lương vẫn không đổi là sự phân tích cân bằng từng phần.
Rất đáng tiếc là nhiều loại thuế có ảnh hưởng cùng một lúc đến nhiều ngành. Thuế
thu nhập công ty có ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp của công ty. Nếu do
thuế mà doanh nghiệp bị giảm nhu cầu vốn thì vốn nhàn rỗi không được thu hút
vào phần còn lại của nền kinh tế (khu vực không tham gia công ty) sẽ làm giảm lợi
tức từ vốn ở ngành đó. Do đó, chúng ta không thể giả định rằng cái mà các công ty
phải trả để có vốn là độc lập với thuế đánh vào khu vực đó. Để phân tích tác động
của thuế công ty đòi hỏi phải phân tích sự cân bằng trong toàn nền kinh tế chứ
không phải chỉ các doanh nghiệp bị đánh thuế. Chúng ta gọi phân tích này là phân
tích cân bằng tổng thể. Có nhiều ví dụ mà tác động cân bằng tổng thể của thuế có
thể khác cơ bản với ảnh hưởng cân bằng từng phần. Ví dụ, nếu có thể dịch chuyển
vốn khá dễ dàng từ khu vực công ty sang khu vực phi công ty của nền kinh tế, thì
thuế vốn công ty ở cả hai khu vực của nền kinh tế cùng phải chịu ngang bằng nhau;
chúng phải cùng có thu hồi vốn sau thuế như nhau.
Tác động ngắn hạn so với tác động dài hạn
Cần phải phân biệt giữa phạm vi ảnh hưởng của thuế ở tầm dài hạn với ngắn hạn.
Về ngắn hạn, nhiều cái có thể cố định, nhưng về lâu dài lại biến thiên. Khi hiện tại
vốn sử dụng ở một ngành nào đó (chẳng hạn như ngành thép) không thể dễ dàng
chuyển dịch để sử dụng ở ngành khác thì về lâu dài đầu tư mới có thể dich chuyển
sang các ngành khác. Do đó thuế đánh vào lợi tức vốn trong ngành công nghiệp
thép có thể có thể có những tác động rất khác về lâu dài so với trước mắt.
Nếu tiền tiết kiệm bị đánh thuế thì ảnh hưởng ngắn hạn của nó rất nhỏ. Nhưng về
lâu dài thuế không khuyến khích được tiết kiệm và điều đó có thể làm giảm dự trữ
vốn. Việc giảm dự trữ vốn sẽ làm giảm nhu cầu lao động (và tăng năng xuất lao
động) và đến lượt mình sẽ dẫn đến giảm tiền lương. Kết quả là ảnh hưởng lâu dài
của thuế lên tiết kiệm hay vốn có thể ảnh hưởng đến công nhân, mặc dù về ngắn
hạn thì không.
Nền kinh tế mở so với nền kinh tế đóng
Sự phân biệt giữa tác động ngắn hạn và dài hạn quan trọng là vì các chính phủ và
giới chính trị thường là những người có tầm nhìn thiển cận. Họ quan sát ảnh
hưởng trung hạn mà không nhận thấy rằng toàn bộ hậu quả thuế có thể không phải
là cái mà họ dự kiến. Bản chất của những ảnh hưởng cân bằng tổng thể phụ thuộc
vào việc nền kinh tế đóng (không có buôn bán với nước khác) hay mở. Nếu một
nước nhỏ và mở cửa như Thụy Sĩ mà đánh thuế vốn thì tỷ lệ hoàn vốn trước thuế
sẽ có thể thích ứng hoàn toàn để bù đắp thuế (nếu không các nhà đầu tư có thể rút
vốn ra khỏi Thụy Sĩ và đầu tư ở nơi khác); thuế có thể do các yếu tố khác chịu.
Trên thực tế, đường cung vốn sẽ co dãn vô tận. Tất nhiên sự phân tích tương tự có
thể áp dụng với mọi bang ở Hoa Kỳ.
Những thay đổi gắn với chính sách
Khía cạnh cuối cùng của phân tích phạm vi ảnh hưởng mà chúng ta cần thảo luận
là: gần như không bao giờ chính phủ chỉ có thể thay đổi từng chính sách một. Giới
hạn ngân sách cơ bản của chính phủ cho thấy, thu thuế cộng với tăng mức độ thâm
hụt (tăng vay) phải bằng chi tiêu của chính phủ. Nếu chính phủ tăng một thuế suất
nào đó thì hoặc là phải giảm một thuế suất khác, giảm vay hoặc tăng chi tiêu lên.
Những kết hợp chính sách khác nhau sẽ có những tác động khác nhau. Chúng ta
không thể chỉ đơn giản đặt ra câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu chính phủ tăng các
loại thuế thu nhập? Chúng ta cần phải làm rõ xem là thuế thu nhập có kéo theo
giảm thuế khác, tăng chi tiêu của chính phủ, hay giảm vay của chính phủ không.
(Thường thường sự thay đổi kèm theo có thể hiểu được nhưng không rõ ràng, ví
dụ, nếu tăng thuế lên, sẽ thâm hụt ít hơn).
Chúng tôi gọi phân tích tăng thuế kèm theo giảm thuế khác là phân tích ảnh hưởng
của thuế khác biệt, và gọi phân tích tăng thuế kèm theo tăng chi tiêu của chính phủ
là phân tích ảnh hưởng thuế đến cân đối ngân sách.
Đôi khi chúng ta quan tâm đến phân tích những kết hợp chính sách không làm thay
đổi một số biến số kinh tế quan trọng. Do đó, tăng thuế có thể dẫn đến giảm mức
tổng cầu và giảm thu nhập quốc dân(khi thu nhập được quyết định bởi cầu). Chúng
ta có thể muốn phân biệt ảnh hưởng của chương trình thuế đối với mức thu nhập
quốc dân (và ảnh hưởng của việc đó đối với phân phối thu nhập) so với tác động
trực tiếp của thuế; do đó chúng ta có thể nhìn vào những kết hợp chính sách làm
cho mức thu nhập quốc dân không bị ảnh hưởng.
Tương tư, nhiều loại thuế có tác động tới mức tích lũy vốn. Giảm dự trữ vốn sẽ
giảm dự trữ tiền lương. Và một lần nữa người ta lại muốn phân biệt giữa tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp của thuế do tác động của chính nó đến tích tụ vốn.
Đặc biệt, đây chính là một tình huống nếu người ta cho rằng có thể sử dụng công
cụ khác để bù đắp những ảnh hưởng gián tiếp này. Nếu thuế thừa kế làm giảm tích
lũy vốn thì nó có thể làm giảm bớt mức tác động bằng cách cho miễn thuế đầu tư.
Chúng ta có thể xem xét một số chính sách không gây tác động đến tích lũy vốn;
chúng ta gọi phân tích ảnh hưởng của đó là phân tích ảnh hưởng tăng trưởng cân
đối.
Khái quát hơn thì, chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến lương và giá, giống
như ảnh hưởng của thuế, và những ai được hưởng lợi cuối cùng không phải là
những người mà chương trình chính phủ dự kiến. Nếu chính phủ tăng thuế suất và
dùng tiền thu được để mua hàng hóa tiêu dùng, và nếu những hàng hóa đó ít nhất
có thể thay thế một phần hàng hóa tiêu dùng tư nhân thì thuế sẽ không khuyến
khích tiêu dùng tư nhân hiện tại (khuyến khích tiết kiệm); điều này sẽ đúng dù cá
nhân đó là người đi vay hay người cho vay. Nếu chính phủ dùng tiền thuế để mua
tư liệu sản xuất để làm tăng tiêu dùng sau này và nếu tiêu dùng sau này do chính
phủ cấp ít nhất cũng thay thế một phần tiêu dùng tư nhân trong tương lai, như vậy
là thuế không khuyến khích tiết kiệm nhưng khuyến khích tiêu dùng tư nhân (hiện
tại). Một lần nữa điều này sẽ đúng đối với cả người đi vay và người cho vay.
Chương này chỉ tập trung vào phân phối gánh nặng thuế chứ không tập trung vào
hậu quả phân phối của các chương trình chi tiêu của chính phủ và tác động của
việc đánh thuế đến hiệu quả kinh tế. Trong khi hai chương tới, chúng ta sẽ quay lại
vấn đề chi tiêu hiệu quả của việc đánh thuế. Ở chương 20 chúng tôi sẽ trình bày
những cân nhắc về phân phối và hiệu quả được cân đối như thế nào để xây dựng
thuế.
Tóm tắt chương 17
Dù thuế đánh vào người cung cấp yếu tố hay hàng hóa hoặc đánh vào người tiêu
dùng cũng đều không có gì khác nhau. Người chịu thuế phụ thuộc vào độ co dãn
cầu và cung và phụ thuộc vào việc thị trường đó cạnh tranh hay không. Thuế làm
thay đổi giá có liên quan và chính sự tương ứng của thị trường quyết định ai là
người chịu thuế.
Trên thị trường cạnh tranh, nếu cung hoàn toàn không co dãn hoặc cầu hoàn toàn
co dãn thì người sản xuất là người chịu thuế. Nếu cung hoàn toàn co dãn và cầu
không co dãn thì người tiêu dùng chịu thuế hoàn toàn.
Thuế đánh vào nhà độc quyền có thể chuyển dịch trên 100%, tức là giá do người
tiêu dùng trả có thể tăng lên cao hơn thuế.
Thuế sản phẩm (thuế doanh thu thống nhất), thuế thu nhập tỷ lệ thuận và thuế giá
trị gia tăng thống nhất đều là tương đương. Thuế tiền lương thống nhất và thuế tiêu
dùng thống nhất là tương đương.
Những nghiên cứu thực dụng về người chịu gánh nặng thuế ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng,
mức độ lũy độ lũy tiến của cơ cấu thuế phụ thuộc chủ yếu vào các giả định về
phạm vi ảnh hưởng của thuế đối với vốn và quỹ lương. Trong khi theo một giả
định, hệ thống thuế hiện hành ở Hoa Kỳ có mức độ nào đó lũy tiến thì theo giả
định khác lại cho là có rất ít mức độ lũy tiến.
Ảnh hưởng cân bằng tổng thể của thuế có thể khác với ảnh hưởng cân bằng từng
phần khi có tính đến tác động ngược lại của tất cả các ngành. Ảnh hưởng của thuế
có khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn.
Gần như là chính phủ không bao giờ có thể thay đổi từng chính sách một. Ảnh
hưởng của thuế khác biệt tập trung vào việc khi thay thế một loại thuế này bằng
một loại thuế khác sẽ ảnh hưởng ra sao đối với phân bổ gánh nặng thuế.
Phụ trương: so sánh những tác động của thuế theo giá trị và thuế hàng hóa cụ thể
đối với nhà độc quyền
Giả sử chính phủ áp dụng thuế đánh vào sản phẩm của nhà độc quyền. Chúng tôi
cho rằng thuế giá trị (một thứ thuế dựa trên tỷ lệ % cố định của giá trị doanh số) sẽ
làm giảm sản lượng ít hơn thuế cụ thể (môt thứ thuế cố định đánh vào mỗi đơn vị
được bán) đối với mọi mức thu của chính phủ.
Lý do là thuế giá trị làm giảm thu cận biên một lượng ít hơn thuế, trong khi thuế cụ
thể làm giảm thu cận biên một lượng đúng bằng thuế. Do đó, nhà độc quyền định
doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên, nếu doanh thu cận biên bị giảm một
lượng ít hơn, sản lượng cũng được giảm một lượng ít hơn, sản lượng cũng bị giảm
một lượng ít hơn.
Hình 17.9: So sánh tác động của thuế cụ thể và thuế giá trị đối với nhà độc quyền
Chúng ta có thể thấy điều đó qua hình 17.9. Phần A minh họa tác động của thuế
hàng hóa cụ thể. Trước đây chúng tôi đã thể hiện tác động của loại thuế này bằng
lượng tăng chi phí cận biên. Có thể biểu thị tác động của loại thuế này bằng cách
giảm giá của hãng với lượng bất kỳ đã bán tức là khi đường cầu dịch xuống. Cả
đường cầu và đường thu cận biên đều dịch xuống một khoảng bằng thuế t.
Khi áp dụng thuế giá trị, nếu cá nhân trả giá p cho một hàng hóa thì người sản xuất
nhận được một lượng là p(1-t^), ở đây t^ là tỷ lệ thuế giá trị. Do đó, thuế là hàm
của giá thị trường. Nếu giá là bằng 0 thì sẽ không có thuế. Tác động của thuế là
làm cong đường cầu ở phần B chứ không phải làm dịch nó xuống một cách đồng
đều như ở phần A. Thuế giá trị làm giảm thu cận biên xuống (1-t^)MR – tức là
giảm một lượng t^p. Vì giá cao hơn thu cận biên, cho nên thu cận biên giảm một
lượng ít hơn thuế. Từ đó với mọi mức cân bằng sản lượng, thuế giá trị đều làm
tăng thu nhiều hơn, như trong hình, hoặc tương tự, đối với mọi mức thu thuế, sản
lượng sẽ cao hơn so với chế độ thuế giá trị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_17_6942.pdf