Về mặt lý thuyết, tác động của thuế thu nhập đối với cung lao động là không rõ
ràng và vấn đề đó làm cho nó trở thành quan trọng hơn nhằm xác định một cách
kinh nghiệm những cái trong thực tế có tác động của nó. Nghiên cứu trong lĩnh vực
này đã được mở rộng và đạt được những kết quả quan trọng (nhưng không phải là
không gây ra tranh cãi). Ba phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu những
vấn đề đó: điều tra, các mô hình kinh tế lượng chéo các khu vực, và các thử
nghiệm
28 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 19: Thuế và hiệu quả kinh tế: Cung lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz
Chương 19: Thuế và hiệu quả kinh tế:
Cung lao động
Tác động của thuế đến số lượng lao động được cung cấp
Mối quan hệ giữa lao động và tiêu dùng
Đường cung lao động là mối tương quan giữa giá và lượng cung lao động của mỗi
người hay tất cả mọi người. Có một cách khác để biểu thị mối quan hệ giữa cung
lao động và tiền lương được chỉ ra trong hình 19.2. Hình này cho thấy cách cá
nhân lựa chọn giữa tiêu dùng và giải trí. (Càng bỏ bớt giải trí, giờ làm việc càng
nhiều, do đó tiêu dùng và thu nhập càng lớn).
Hãy xem xét đường giới hạn ngân sách của cá nhân biểu thị trong hình 19.2. Khi
cá nhân làm việc nhiều hơn, anh ta sẽ nhận được nhiều thu nhập hơn và điều đó
cho phép anh ta mua được nhiều hàng hóa tiêu dùng hơn. Để đơn giản, chúng tôi
giả định có một hàng hóa tiêu dùng duy nhất và cá nhân không thể tiết kiệm.
Hình 19.2
Giới hạn ngân sách chỉ ra các khả năng khác nhau về mức tiêu dùng và lao động.
Trong ví dụ này, các cá nhân được trả 5 đôla một giờ. Nếu làm việc 30 giờ một
tuần thì sẽ được 150 đôla. Nếu làm việc 40 giờ sẽ được 200 đôla và nếu làm 50 giờ
sẽ được 250 đôla.
Biểu đồ cũng cho thấy các đường bàng quan của cá nhân đối với làm việc và tiêu
dùng với những kết hợp làm việc và tiêu dùng hàng hóa mà cá nhân bàng quan. Cá
nhân bàng quan, ví dụ như khi lựa chọn làm việc 30 giờ 1 tuần và nhận 175 đôla,
làm việc 40 giờ/tuần và nhận 200 đôla, và việc làm việc 50h/tuần nhận 500 đôla.
Lưu ý rằng cá nhân đòi hỏi tăng thu nhập tuần cao hơn để bù đắp cho việc tăng giờ
làm việc từ 40 lên 50 giờ. Vì khi cá nhân ngày càng làm việc nhiều hơn thì thời
gian rỗi của anh ta trở nên có giá trị hơn so với hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy anh ta
đòi hỏi tăng tiêu dùng nhiều hơn để bù đắp cho tăng liên tục cung lao động của
mình.
Khi không có thuế, cá nhân có thể lựa chọn giữa điểm trên đường giới hạn ngân
sách ở chỗ đường bàng quan của anh ta tiếp tuyến với đường giới hạn ngân sách,
điểm E trên hình 19.2
Tại E, cá nhân yêu cầu đúng 5 đôla bù đắp thêm cho việc lao động thêm 1 giờ. Nói
cách khác, độ dốc của đường bàng quan (tỷ lệ thay thế cận biên của anh ta) chính
bằng độ dốc của đường giới hạn ngân sách, đó là tiền lương của anh ta (độ dốc của
đường giới hạn ngân sách thể hiện mức độ tăng tiêu dùng của cá nhân theo tăng
cung lao động của anh ta. Trong ví dụ của chúng ta, đối với mỗi giờ cá nhân làm
việc thêm anh ta nhận thêm 5 đôla).
Tác động của thu nhập và thay thế của thuế
Bây giờ chúng ta xem thuế đã làm cho việc này biến đổi như thế nào. Giả sử có
thuế thu nhập tỷ lệ thuận. Tức là, một phần thu nhập nhất định mà cá nhân kiếm
được phải trả lại cho chính phủ. Việc đó làm cho đường ngân sách của cá nhân
dịch chuyển xuống phía dưới như được thể hiện trong hình 19.2. Bây giờ có điểm
cân bằng mới gọi là E*. Thu nhập thuế là khoảng theo chiều dọc, tại E*, giữa giới
hạn ngân sách sau thuế và trước thuế, E*A. giới hạn ngân sách trước thuế cho thấy
thu nhập trước thuế của cá nhân tại mức cung lao động tương ứng với E*. giới hạn
ngân sách sau thuế cho thấy mức tiêu thụ của cá nhân. Khoản chênh lệch này là
khoản nộp thuế.
Hình 19.2
Trong ví dụ, chúng tôi đã áp dụng thuế mức 50% và cá nhân vì đóng thuế nên đã
giảm cung lao động từ 40 giờ xuống 30 giờ/tuần. Do đó, thu nhập thuế của chính
phủ là 30 x 2,5 đôla = 75 đôla.
Như chúng ta vừa thấy, có thể phân tác động của tăng tiền lương ra làm hai phần:
Tác động thu nhập và tác động thay thế. Thứ nhất, thuế tiền lương làm cho cá nhân
bị thiệt. Vì bị thiệt nên cá nhân tiêu dùng ít đi và làm việc nhiều giờ hơn. Đây là
tác động thu nhập của thuế. Tác động thứ hai là khoản thu từ việc đi làm bị giảm
đi; đối với mỗi giờ làm việc cá nhân đã từng nhận được mức tiền lương là w, bây
giờ chỉ nhận được w(1-t), trong đó t là thuế suất; tức là tiền lương làm việc bị giảm
đi một lượng bằng thuế. Vì tiền công lao động bị giảm nên cá nhân có động cơ làm
việc ít đi. Chúng tôi gọi tác động này là tác động thay thế của thuế; cá nhân thay
thế thời gian rỗi bằng hàng hóa tiêu dùng.
Trong hình 19.3, chúng tôi minh họa hai tác động. Thứ nhất, chúng ta quan sát thấy
rằng nếu dịch chuyển đường giới hạn ngân sách của cá nhân xướng phía dưới (từ
OA xuống CD) giữ cho tốc độ dốc không đổi, như vậy là tăng cung lao động. Sự
dịch chuyển từ E sang Ê là tác động thu nhập. Vì cá nhân nghèo hơn nên anh ta
tiêu dùng ít hàng hóa hơn và ít thời gian giải trí hơn. Tiếp theo chúng ta quan sát
thấy rằng, nếu chuyển đường ngân sách (từ CD sang OB) bằng cách giữ cho cá
nhân vẫn ở trên đường bàng quan như trước thì cung lao động giảm. Sự dịch
chuyển từ E đến E* này là tác động thay thế. Vì tiền lương thấp hơn nên tại mỗi
mức hữu dụng cá nhân đã thay thế thời gian giải trí bằng hàng hóa tiêu dùng: họ
làm việc ít đi.
Hình 19.3: Tác động thu nhạp và tác động thay thế
Trong trường hợp thuế thu nhập tỷ lệ thuận tác động của thu nhập và tác động thay
thế lại làm cho cá nhân làm việc ít đi. Không thể nói được, trên cơ sở lý luận, tác
động nào có ưu thế hơn. Ở phần A của hình 19.3 tác động thay thế chiếm ưu thế
hơn tác động thu nhập, do đó cá nhân giảm cung lao động, E* ở phía trái của E;
còn ở phần B chúng tôi trình bày tình huống mà cả hai tác động này loại trừ nhau,
và cung lao động không bị tác động, E* ở thẳng dưới E.
Trước đây chúng tôi đã chỉ ra rằng, việc thu thuế tỷ lệ thuận làm tăng hay giảm
cung lao động cũng giống như hỏi đường cung lao động dốc lên hay dốc xuống.
Do đó, trong hình 19.1, vì tiền lương giảm từ A xuống B cho nên cung lao động
tăng. Vì tiền lương tiếp tục giảm, từ C xuống D, cung lao động giảm.
Một thước đo mức độ thay đổi của cung lao động khi tiền lương thay đổi là độ co
dãn cung lao động. Nó cho thấy thay đổi tỷ lệ cung lao động do thay đổi tỷ lệ tiền
lương.
Độ co dãn cung lao động = % thay đổi cung lao động/% thay đổi tiền lương
Nếu tăng 1% tiền lương làm tăng 0,25% cung lao động, chúng ta nói rằng độ dãn
của cung lao động là 0,25%. Nếu tăng 1% tiền lương làm giảm 0,5% cung lao động
0,5% ta nói rằng độ co dãn của cung lao động đối với đàn ông rất nhỏ. Công trình
thực nghiệm của các nhà kinh tế cho rằng về dấu hiệu nó là âm, do đó đường cung
lao động có dạng cong về phí sau.
Mặt khác, cũng đã thống nhất rằng, đối với phụ nữ có chồng thì sự đáp ứng cung
lao động là dương, và lớn hơn nhiều so với nam giới. Nếu độ co dãn cung lao động
của phụ nữ có chồng là khoảng 1, thì thuế ở mức 25% sẽ làm giảm lượng cung lao
động của phụ nữ 25%. Vì có những thay đổi trong vai trò của phụ nữ ở nơi làm
việc cho nên có thể có những thay đổi về độ co dãn của cung lao động, nhưng
chúng không thể hiện rõ bằng con số.
Tác động gây méo mó của thuế tiền lương
Chúng ta đã thấy rằng thuế tiền lương chỉ có thể tác động rất nhỏ đối với cung lao
động của nam giới. Điều này có nghĩa rằng thuế này là thuế không gây méo mó
không? Như chúng tôi sẽ trình bày bây giờ, câu trả lời là không. Mặc dù cá nhân
không thay đổi cung lao động của mình, chính phủ vẫn có thể thu được nhiều hơn
mà không gây ra mất mát thêm cho cá nhân như khi thay thuế tiền lương bằng thuế
khoán.
Hãy nhớ lại Chương 18 về định nghĩa thuế khoán: đó là thuế mà quy mô của nó
không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân làm gì. Thuế khoán đòi hỏi cá nhân đóng một
khoản nhất định cho chính phủ chẳng hạn như 100 đôla/tuần, bất kể cá nhân có
mức thu nhập nào. Thuế này đơn giản là làm giảm đường giới hạn ngân sách của
cá nhân xuống như trong hình 19.4. Độ dốc của đường ngân sách không đổi; cá
nhân vẫn nhận thêm khoản tiêu dùng do làm thêm một giờ. Nếu cá nhân làm việc
40h trong tuần thì thu nhập trước thuế của cá nhân đó là 200 đôla. Nhưng thu nhập
sau thuế chỉ là 100 đôla. Nếu làm việc 50h/tuần thì thu nhập trước thuế là 250 đôla
và sau thuế là 150 đôla. Tại mỗi mức cung lao động, thu nhập của cá nhân vẫn bị
giảm đúng 100 đôla. Lưu ý rằng thuế khoán có tác động thu nhập: đó là vì các cá
nhân bị thiệt họ sẽ tiêu dùng ít hàng hóa và giải trí ít hơn (do làm việc nhiều hơn).
Thực vậy, tác động của thuế đúng là tác động của thu nhập mà chúng tôi đã nói tới
ở trên.
Hình 19.4: So sánh tác động của thuế khoán và thuế tỷ lệ đối vớ thu nhập lươngT
Chúng tôi so sánh tác động của thuế khoán và thuế thu nhập lương tỷ lệ thuận bằng
câu hỏi: cung lao động sẽ như thế nào đối với thuế khoán so với thuế thu nhập tỷ lệ
thuận với giả định rằng chúng ta chọn thuế suất ở mức cá nhân vẫn có mức hữu
dụng như cũ như khi có thuế khoán? So sánh này được thể hiện ở Hình 19.4. Với
thuế khoán, cá nhân chọn điểm Ê; với thuế thu nhập, cá nhân chọn điểm E*. Rõ
ràng là với thuế thu nhập lượng cung lao động giảm đi, đây chính là tác động thay
thế mà chúng tôi đã nói trước đây.
Bây giờ chúng tôi muốn so sánh khoản thu được của Chính phủ. Khoản thu của
chính phủ được đo bằng chênh lệch giữa giới hạn ngân sách trước thuế và sau thuế
tại mức cung lao động thực tế. Khoản tăng thu từ thuế thu nhập là khoảng AE*.
Đối với thuế khoán, khoảng giữa giới hạn ngân sách trước và sau thuế là khoán
không thay đổi bất kể mức cung lao động nào. Do đó khoảng cách A^Ê bằng
khoảng cách AF và cả hai đều bằng khoản thu thuế khoán. Rõ ràng là với thuế
khoán, chính phủ thu được nhiều hơn so với thuế thu nhập. Khoản thu tăng thêm
được thể hiện bằng khoảng E*F* trong hình 19.4.
Méo mó khi cung lao động không co dãn
Bây giờ chúng tôi chuyển sang câu hỏi ban đầu: có chăng sự méo nó liên quan đến
thuế thu nhập, nếu độ co dãn cung lao động bằng 0, để số giờ làm việc trước và sau
thuế vẫn như nhau? Câu trả lời là có. Và mức độ méo mó tỷ lệ thuận với độ co dãn
cung lao động bù đắp. Đây là tỷ lệ thay đổi cung lao động theo những cách kết hợp
của: a) Tỷ lệ tăng mức lương; b) Sự bù đắp đủ để giữ cho cá nhân vẫn ở mức hữu
dụng ban đầu (trước khi có sự thay đổi lương).
Ví các cá nhân vãn chỉ dao động trên một đường bàng quan, nếu bằng cách có
được mức thu nhập cao hơn (nhưng mức độ giải trí thấp hơn hoặc làm việc nhiều
hơn) thì họ sẵn sàng bỏ bớt giờ nghỉ ngơi để mức tiêu dùng thêm không bị giảm
dần và độ co dãn cung lao động bù đắp sẽ lớn; tương tự, đường bàng quan của họ
giữa tiêu dùng và giải trí sẽ khá phẳng. Nếu vì họ làm việc nhiều hơn và có thu
nhập cao hơn họ càng ngày càng không muốn bỏ bớt giờ nghỉ ngơi đòi hỏi mức gia
tăng thu nhập ngày càng cao hơn để bù đắp lại thì độ co dãn cung lao động bù đắp
của họ sẽ nhỏ và các đường bàng quan sẽ rất cong. Trong hình 19.5, chúng tôi vẽ
các đường bàng quan, một đường tương ứng với khả năng thay thế thấp giữa lao
động và hàng hóa (độ co dãn cung lao động bù đắp thấp), đường thứ hai tương ứng
với khả năng thay thế thấp giữa lao động và hàng hóa (độ co dãn cung lao động bù
đắp thắp), đường thứ hai tương ứng với khả năng thay thế cao (độ co dãn cung lao
động bù đắp cao).
Rõ ràng là mức độ mất trắng với khả năng thay thế cao (độ co dãn bù đắp lớn) sẽ
cao hơn nhiều so với khả năng thay thế thấp.
Mức độ mất trắng cũng tăng rất nhanh theo mức thuế như chúng ta đã thấy ở
chương trước. Trên thực tế, với những loại thuế thấp, mức độ này tăng theo bình
phương thuế suất; tức là bằng hai lần thuế suất nhân với khoản mất mát lũy thừa 4.
Điều này trở nên đặc biệt quan trọng khi chúng ta nhớ lại rằng điều đáng quan tâm
là tổng thuế suất cận biên mà cá nhân phải chịu. Ví dụ, hãy xem xét cá nhân có
mức thu nhập thấp và trung bình phải chịu 15% thuế suất cận biên theo luật thuế
liên bang hiện nay. Sự sai lệch không chỉ liên quan đến 15% thuế thu nhập. Nếu
một cá nhân khi nộp toàn bộ thuế bảo trợ xã hội thì tổng thuế suất cận biên của cá
nhân đó chỉ riêng đối với thuế suất liên bang đã xấp xỉ 30%, do đó sự mất trắng
tăng lên gấp 4 lần so với mức 15%.
Trong chương trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng đối với thuế hàng hóa thấp thì tỷ lệ
mất trắng so với thu nhập tăng sẽ tỷ lệ thuận theo phần trăm thuế suất và theo độ
co dãn bù đắp của cầu. Với thuế đánh vào thu nhập lương, tỷ lệ mất trắng này tỷ lệ
thuận theo phần trăm thuế suất và theo độ co dãn của cung lao động bù đắp:
Hình 19.5: Tác động thay thế và mất trắng do thuế
Rất tiếc là những cách tính mức độ nhạy bén của cung lao động đối với những thay
đổi về tiền lương dẫn đến những tính toán hoàn toàn khác nhau về độ co dãn cung
lao động bù đắp. Trong số 14 nghiên cứu chủ yếu vừa qua của John Pencave,
Trường ĐHTH Stanford, có 5 nghiên cứu đã đạt được kết quả độ co dãn bù đắp
âm, không phù hợp với lý thuyết. Trong khi kết quả dương, con số lớn nhất là
0,84% và nhỏ nhất là 0,04. Nếu các nhà kinh tế về lao động phải bỏ phiếu cho độ
co dãn tốt nhất, thì con số trung bình có thể là 0,11. Với thuế thu nhập tiền lương
là 28% và sử dụng con số 0,11, thì mất trắng của thuế tiền lương sẽ nhỏ hơn 2%
của thuế thu nhập tăng, trong khi đó với con số lớn nhất đã có được về độ co dãn
của cung lao động bù đắp thì mất trắng do thuế này gần bằng 12% của thu nhập
tăng.
Thuế và sự tham gia của lực lượng lao động nữ
Trong vòng 80 năm qua, đã có những thay đổi lớn trongsuwj tham gia của các
nhóm khác nhau vào lực lượng lao động. Tỷ lệ phụ nữ đi làm đã tăng lên gấp đôi,
từ 20,4% năm 1900 lên 55,3 năm 1986. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định đi
làm nhưng những yếu tố kinh tế (và cả thuế) là quan trọng hơn cả. Sự tham gia của
phụ nữ có thể còn tăng gơn nữa nếu như không có những quy định thiếu khuyến
khích trong hệ thống thuế. Những ảnh hưởng này còn nghiêm trọng hơn nữa đối
với những gia đình thu nhập rất thấp và rất cao.
Để thấy được hệ thống phúc lợi thông qua thuế khuyến khích phụ nữ có thu nhập
thấp tham gia vào lực lượng lao động như thế nào, chúng ta xem hình 19.6. Đây là
trường hợp chính phủ đã gắn mức bảo đảm cao đối với thu nhập tối thiểu kèm theo
với thuế cận biên cao (100%). Trong trường hợp này sẽ không được tăng tiêu dùng
từ thời điểm giải trí bị mất cho đến điểm H. Đây chính là trường hợp xảy ra với
một số vấn đề trong hệ thống phúc lợi của chúng ta. Ví dụ, từ năm 1981, trợ cấp
cho các gia đình đông con phải nuôi (AFDC-the Aid to Families with Dependent
Children) đã bảo đảm 100% thuế suất hữu hiệu đối với thu nhập của người mẹ, tức
là đối với mỗi đôla mà người mẹ kiếm được thì người mẹ đó mất một đô la trợ cấp.
Hình 19.6 biểu thị giới hạn ngân sách của người mẹ này. Nếu ý thích của bà tương
thích với các đường bàng quan u và u’, thì rõ ràng là quyết định tối ưu nhất của bà
sẽ là không đi làm. Khi không đi làm, thì bà được nhận toàn bộ trợ cấp của AFDC
và bà đạt được đường bàng quan u. Cũng thấy rõ nếu cho bà được giữ 50 xu trên
mỗi đô la thì bà vẫn đi làm, sẽ giảm chi tiêu của chính phủ và làm cho bà được lợi
hơn.
Mặt khác, một số phụ nữ trước đây cảm thấy việc xin trợ cấp AFDC không hấp
dẫn, có thể sẽ lại xin sau khi có cải cách về phúc lợi và những phụ nữ này cũng có
thể sẽ làm việc ít đi. Do đó, một phụ nữ có đường bàng quan v và v’ (nét đậm) đã
làm việc h giờ trước khi có cải cách phúc lợi, sẽ giảm giờ làm xuống h’ sau khi có
cải cách phúc lợi.
Hình 19.6: Tác động của AFDC đối với giới hạn ngân sách và cung lao động
Lý do phụ nữ ở các gia đình có thu nhập thấp không muốn đi làm việc là rất khác
nhau. Có những lý do mang tính lý thuyết cho thấy rằng thuế có thể có những tác
động khác nhau đối với những người chủ gia đình (thường là đàn ông) hơn là đối
với những lao động phụ khác (thường là phụ nữ có gia đình). Bởi vì hầu hết các gia
đình dồn các thu nhập lại, nên thuế suất cận biên đối với đồng đô la đầu tiên thu
được của lao động phụ thường là cao. Do đó, tác động thay thế rất lớn và sự giảm
cung phụ thường là cao. Do đó, tác động thay thế rất lớn, và sự giảm cung lao động
và sự mất trắng có thể cao hơn nhiều so với lao động chính. Những phát hiện qua
thực nghiệm này chúng tôi sẽ trình bày ở chương này rất phù hợp với quan điểm
này.
(Tất nhiên, tổng tác động của thuế tiền lương đối với cung lao động của phụ nữ về
mặt lý thuyết là không rõ ràng. Trong khi tác động thu nhập, kể cả giảm thu nhập
sau thuế của người chồng sẽ làm tăng cung lao động, còn tác động thay thế thì làm
giảm cung lao động).
Có một số cơ sở để cho rằng phụ nữ sẽ nhạy bén hơn với sự thay đổi tiền lương sau
thuế. Khi một phụ nữ có gia đình mà không đi làm, bà ta vẫn tham gia sản xuất; chỉ
vì phục vụ của bà ta không được tiền tệ hóa, nên không bị đánh thuế. Thường
thường, khi bà đi làm, gia đình sẽ phải thay thế những dịch vụ đó bằng cách này
hay cách khác. Có thể thuê một người nào đó lau nhà, nấu cơm có thể ăn đồ nguội
hoặc đi ăn hiệu (thực ra là mua các dịch vụ nấu nướng mà trước đây người phụ nữ
trong gia đình làm). Do đó thu ròng đem về gia đình trên thực tế thấp hơn nhiều so
với tổng thu nhập của người vợ. Ví dụ, giả sử người vợ kiếm được 10.000 đôla
mỗi năm, nhưng gia đình lại phải chi hết 7000 đôla để trả cho dịch vụ thay thế
những gì mà người vợ trước đây phải làm. Do đó thu nhập ròng của gia đình là
3000. Xét theo góc độ hiệu quả kinh tế thì phụ nữ nên đi làm việc. Năng suất làm
việc của họ tại nơi làm việc cao hơn ở nhà. Nhưng hãy xét điều gì xảy ra nếu do
thu nhập của người chồng mà bà thuộc diện thuế 33%. Thu nhập sau thuế của bà
chỉ còn 6700 đôla, nhưng lại phải bỏ ra 7000 để trả cho dịch vụ thay thế công việc
nội trợ của bà. Do quyết định đi làm nên thu nhập sau thuế của gia đình bà đã
giảm. Vì quyết định đi làm được cân nhắc trên cơ sở kinh tế nên bà ta không có
động cơ đi làm nữa. Mặc dù thuế chỉ chiếm 33% thu nhập của bà, thuế vẫn cao
hơn 100% thặng dư thu nhập sau khi đã trả tiền dịch vụ thay thế. Do đó, không có
gì ngạc nhiên khi thấy phụ nữ rất nhạy bén với vấn đề tiền lương.
Những yếu tố hạn chế việc làm nửa ngày (part-time) có thể làm cho tác động xấu
của hệ thống thuế thu nhập và phúc lợi trầm trọng thêm đối với việc tham gia vào
lực lượng lao động. Các cá nhân có thể quyết tâm làm việc cả 40 giờ hoặc không
làm việc. Nếu muốn, một phụ nữ có thể làm việc 20 giờ, nhưng với hai thái cực
không làm việc và làm việc cả ngày thì phụ nữ thường thích không làm việc hơn vì
thu nhập bị giảm do thuế thu nhập.
Quyết định nghỉ hưu
Quyết định cung lao động quan trọng cuối cùng là nghỉ hưu. Trong Chương 13
chúng ta đã thấy rằng sự tham gia vào lực lượng lao động của những người trên 65
tuổi đã giảm rõ ràng. Chúng ta cũng đã thấy các chương trình bảo trợ xã hội có ảnh
hưởng như thế nào đến quyết định nghỉ hưu. Song nó còn chịu ảnh hưởng của
nhiều biện pháp khác nữa của chính phủ. Như việc đánh thuế tiền tiết kiệm có ảnh
hưởng đến động cơ tiết kiệm của cá nhân và điều này có tác động qua lại mạnh mẽ
với các quyết định nghỉ hưu. Việc đảm bảo giáo dục công cộng có chất lượng cao
làm giảm nhu cầu tiết kiệm đối với những người có con; điều này có nghĩ rằng họ
có thể có nhiều tiền tiết kiệm hơn cho thời kỳ nghỉ hưu.
Do tác động của thuế đối với lượng cung cầu lao động
Điều tra
Về mặt lý thuyết, tác động của thuế thu nhập đối với cung lao động là không rõ
ràng và vấn đề đó làm cho nó trở thành quan trọng hơn nhằm xác định một cách
kinh nghiệm những cái trong thực tế có tác động của nó. Nghiên cứu trong lĩnh vực
này đã được mở rộng và đạt được những kết quả quan trọng (nhưng không phải là
không gây ra tranh cãi). Ba phương pháp đã được sử dụng để nghiên cứu những
vấn đề đó: điều tra, các mô hình kinh tế lượng chéo các khu vực, và các thử
nghiệm.
Điều tra
Thứ nhất là điều tra các cá nhân, hỏi xem việc đánh thuế có tác động họ trong việc
quyết định đi làm không. Không có gì đáng ngạc nhiên là những câu trả lời nhận
được là hỗn hợp. Một số người cho rằng, thực tế, họ làm việc vất vả hơn vì họ phải
bù lại phần mà bị chính phủ đã thu mất của họ; những người khác lại cho là ngược
lại. Mặc dù những nghiên cứu này có khẳng định những niềm tin của những nhà lý
thuyết rằng tác động đến cung lao động là không xác định, những nghiên cứu đó
vẫn có tác dụng rất hạn chế: không đưa ra được những chỉ số định lượng chính xác
về mức độ tác động.
Các kỹ thuật thống kê sử dụng thông số của thị trường
Phương pháp thứ hai là sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích xem trong quá
khứ các cá nhân đáp ứng những thay đổi tiền lương sau thuế như thế nào. Nói
chung, chúng tôi không có được các số liệu về những người cụ thể phản ứng như
thế nào với thay đổi tiền lương. Nhưng chúng tôi có các số liệu về những người có
mức lương khác nhau làm việc bao nhiêu giờ. Những người có mức lương cao hơn
dường như làm việc nhiều giờ hơn. Từ đó chúng tôi tính ra mức tác động “trung
bình” của tiền lương đối với giờ làm việc.
Đối với điểm này, chúng tôi chỉ đơn giản miêu tả mối tương quan giữa hai biến số
kinh tế. Bây giờ chúng tôi muốn sử dụng nó để đưa ra suy luận, một sự phỏng đoán
hoặc nhận định về tác động của số tiền lương đem về nhà thấp hơn do bị đánh thuế
chẳng hạn. Để đưa ra suy luận như vậy, chúng tôi phải giả định: lý do mà các cá
nhân nhận lương cao hơn làm việc nhiều hơn như đã quan sát thấy họ quyết định
làm việc nhiều hơn vì tiền lương cao hơn; hay nói cách khác, những người nhận
tiền lương cao hơn về thực chất giống như người nhận tiền lương thấp hơn; điểm
khác nhau quan trọng nhất là ở sự khác nhau trong cách trả và đây chính là điểm
khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số lượng giờ làm. Tất nhiên còn có những
điểm khác nhau quan trong khác và những phân tích về hệ thống tinh vi hơn nhằm
thấy được những điểm khác nhau này(ví dụ tuổi tác, giới tính); những phân tích
ấy nhằm thấy được ai là người cùng giới, cùng lứa tuổi(hay có những đặc điểm
chung gì) có phải là những người nhận tiền lương cao hơn là người làm nhiều giờ
hơn không.
Trong số những nghiên cứu đó đã có hai kết quả thống nhất về tác động của việc
tiền lương thay đổi đối với cung lao động. Toàn bộ tác động đối với cung lao động
của nam giới rất nhỏ nhưng nữ giới lại rất lớn. Hãy nhớ rằng, mất mát liên quan
đến thuế là phản ánh của tác động thay thế. Mặc dù toàn bộ tác động của thuế có
thể là không đáng kể những tác động thu nhập bù đắp cho tác động thay thế thì có
thể là có tác động thay thế đáng kể và do đó có mất trắng đáng kể. Không có được
sự nhất trí về mức độ mất trắng lớn hay nhỏ.
Nghiên cứu vừa qua của Jerry Hausman ở Viện MIT về cung lao động đã cố gắng
tính đến cả việc các cá nhân khác nhau về thị hiếu đối với hàng hóa và giải trí và
những chi tiết tương ứng của hệ thống thuế và các chương trình phúc lợi của chúng
ta. Những kết quả nghiên của ông như sau:
a). Các loại thuế ở cấp liên bang (tại mức năm 1988) làm giảm cung lao động trung
bình của một người đàn ông có gia đình gần 6,5%. Cung lao động ít bị thay đổi do
Luật cải cách thuế năm 1986; toàn bộ phần tăng chỉ là 0,9%. Vì cải cách này hạ lãi
suất cận biện của những người có thu nhập trên trung bình nhiều hơn nên cải cách
thuế đã kích thích được cung lao động của những người thuộc nhóm thu nhập này
tăng khoảng trên dưới 1,5%.
b). Vì tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng lên, sự mất trắng do tổng thuế đánh vào lao
động (kể cả thuế bảo trợ xã hội, thuế thu nhập trung bình cấp bang và thuế doanh
thu) vẫn còn khá lớn; ngay cả khi cải cách thuế rồi đối với một nam giới có gia
đình trung bình thì đó vẫn còn là 13,5% (so với 16,5% trước năm 1986). Đối với
đần ông có gia đình thu nhập trên trung bình (khoảng 45.000 đôla năm 1985), sự
mất trắng là khoảng 25,6% thu hiện nay, so với 32,6% theo luật thuế cũ và 54,2%
trước nawm1981. Những ước lượng tính toán mất trắng này là những kết quả ước
đoán cao của Hausman về mức độ tác động thay thế. Tuy nhiên, có nhiều nghiên
cứu cho rằng, mức độ đó là khá nhỏ, tương xứng với sự mất trắng nhỏ.
c). Trong khi cung lao động nam giới không nhạy bén mấy với thay đổi lương, thì
cung lao động nữ lại khá linh hoạt. Theo tính toán của Hausman độ co dãn của
cung lao động nữ là 0,9. Người ta cũng tính được là năm 1988, thuế suất thu nhập
cận biên của liên bang đối với một phụ nữ có gia đình làm việc cả ngày làm việc
trung bình là 28%, làm giảm cung lao động nữ xuống là 0,9 x 28%= 25,2%. Thuế
suất cận biên này chỉ thấp hơn theo luật thuế cũ một chút, khi đó là 30%. Mặt khác
công nhân có thu nhập thấp hơn (làm việc nửa ngày) được giảm thuế suất rất
nhiều. Tác động thuần túy là luật cải cách thuế năm 1986 làm tăng cung lao động
của người vợ lên 2,64%. Một lần nữa, hệ số mất trắng so với thu nhập vẫn còn cao:
25%, nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với con số có được là 58% theo luật thuế
trước năm 1981.
Mức độ đáp ứng của lao động đối với phụ nữ là chủ gia đình nằm ở khoảng giữa
của nam giới và nữ giới có chồng.
Những thử nghiệm
Những khía cạnh khác đối với cung lao động
Sự nỗ lực
Thứ nhất, thảo luận đó bỏ qua nhiều quyết định quan trọng của cá nhân có
tác động đến chất lượng lao động cung cho thị trường. Các cá nhân rất thận
trọng về nỗ lực trong công việc; một trong những lợi ích sẽ nhận được do có
nỗ lực là lợi ích về tài chính từ khoản tiền mà cá nhân sẽ được trả hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp do được đề bạt. Tất nhiên nhận tiền lương hoặc tiền công
chỉ là một lý do của sự làm việc chăm chỉ. Họ còn làm việc chăm chỉ vì địa
vị vì sự công nhận của các đồng nghiệp Việc không phủ nhận những yếu
tố này (mặc dù chúng tỏ ra quan trọng hơn trong ngành nghề chuyên môn
đòi hỏi tay nghề cao và kỹ năng quản lý) mọi sự phân tích của chúng tôi đòi
hỏi là lợi ích về tài chính phải là một phần động cơ của các cá nhân. Đối với
hầu hết cá nhân, làm việc trong hầu hết các ngành nghề điều này rõ ràng là
đúng.
Lựa chọn công việc
Cơ cấu thuế có ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc. Những cá nhân có năng lực
ngang bằng nhau, nói chung không nhận được tiền công như nhau trong mọi công
việc. Một số công việc khá khó chịu, do đó các cá nhân phải được bù đắp để làm
những công việc đó. Ví dụ như công việc làm vệ sinh hoặc những công việc đòi
hỏi giờ làm kéo dài hoặc không thuận tiện. Có những công việc được coi là khá
thoải mái; các cá nhân thích nhận những công việc đó ngay cả khi họ được trả tiền
công thấp hơn so với công việc khác đòi hỏi những kỹ năng tương tự. Ví dụ, giáo
viên làm việc ít giờ hơn trong một năm so với những ngành nghề khác.
Mức tiền lương mà cá nhân sẵn sàng nhận làm tùy thuộc vào thuộc tính phi tiền tệ
này. Khi một công việc có tính chất hấp dẫn thì tiền tiền lương có thể thấp hơn.
Nhưng khi công việc thiếu hấp dẫn về mặt tiền tệ thì tiền lương phải cao hơn để bù
đắp lại. Hệ thống thuế đã bắt phạt các công việc này vì các cá nhân có nghề này bị
đánh thuế tất cả các phần bù đắp bằng tiền và một phần đó để bù đắp lại cho tính
chất tiêu cực phi tiền tệ của công việc. Ví dụ, các cá nhân bàng quan giữa việc dạy
trượt tuyết 10.000 đôla một năm, hoặc kỹ sư vệ sinh với 20.000 đôla tiền lương
một năm. Theo giả định thì cả hai người này đều được lợi và người ta cho rằng họ
phải nộp thuế như nhau. Chúng ta hãy áp dụng thuế thu nhập lũy tiến 15% đối với
mọi khoản thu nhập trên 5000 đôla. Huấn luyện viên trượt tuyết phải nộp 750 đôla
còn kỹ sư vệ sinh phải nộp 1500 đôla và tổng thuế là 2250 đôla. Như vậy với mức
thu nhập sau thuế họ có thể thích làm huấn luyện viên trượt tuyết hơn. Khái quát
hơn thì hệ thống thuế đã gây ra sự méo mó trong phân bổ lao động.
Giáo dục
Trước đây chúng ta đã bàn đến việc các chương trình khác nhau của chính phủ có
thể có tác động đến các quyết định của cá nhân về việc khi nào thì thôi làm việc
(tức là vào thời điểm nghỉ hưu). Tương tự, nhiều chương trình của chính phủ có tác
động đến quyết định của cá nhân khi nào tham gia vào lực lượng lao động (tức là
đi học bao nhiêu lâu). Các trường đại học và trung cấp được trợ cấp và các chương
trình cho vay trợ cấp đã khuyến khích học sinh ở lại trường; việc không cho phép
các khoản chi tiêu vào học phí được miễn thuế đã không khuyến khích cho tiêu vào
đào tạo vì lợi ích mà đào tạo đem lại dướu dạng tiền lương cao hơn sẽ bị đánh thuế.
Cung lao động và những quyết định khác trong hộ gia đình
Quyết định mà chúng tôi đã miêu tả liên quan đến cung lao động vừa có ảnh hưởng
đến vừa chịu tác động của nhiều quyết định khác trong nội bộ hộ gia đình và bản
thân các quyết định cũng bị nhiều chính sách của chính phủ tác động. Cả kết hôn
và ly hôn đều chịu tác động của chính sách thuế (xem chương 21). Những quy định
về bảo trợ đã xử phạt các cuộc hôn nhân ngắn đi đến li dị là: người vợ cũ chỉ được
hưởng trợ cấp sau khi cặp đó sống với nhau được 10 năm. Chính sách thuế hiện
hành không khuyến khích sự tham gia vào lực lượng lao động của người vợ, nhưng
lại khuyến khích con cái: phần lớn chi phí cho đứa con là chi phí cơ hội về thời
gian của người mẹ, đó là tiền lương bị mất của bà ta. Ở một số nước có quan tâm
đến việc giảm dân số, chính phủ đã ban hành các chính sách (như trợ cấp con, đối
xử bằng thuế ưu đãi hơn đối với các gia đình đông con, cung cấp các phương tiện
chăm sóc trẻ em) để khuyến khích tái sản xuất. Những nước khác, như Trung Quốc
có quan tâm đến những hậu quả kinh tế của việc tăng dân số nhanh, đã ban hành
những chính sách nhằm giảm tỷ lệ sinh đẻ.
Chúng tôi cũng đã lưu ý đến tầm quan trọng của tiết kiệm trong việc quyết định
nghỉ hưu. Tiết kiệm cũng chịu tác động của chính sách thuế và các chương trình
chi tiêu của chính phủ. Việc cung cấp bảo hiểm y tế và các chương trình chăm sóc
sức khỏe làm cho những khoản tiết kiệm dự phòng ít quan trọng hơn. Các chương
trình cho sinh viên vay cũng làm cho việc tiết kiệm dành cho việc học tập của con
cái ít quan trọng hơn.
Điểm quan trọng cần phải nhớ là mặc dù chúng ta nghiên cứu những tác động của
mọi chính sách đối với mỗi quyết định riêng nhưng trên thực tế tất cả các quyết
định đều có thể tác động qua lại với nhau, và thực tế là tất cả các quyết định của
chính phủ đều có một số tác động nào đó, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, đến mỗi
quyết định.
Dạng bù thêm
Tóm tắt
Trên cơ sở lý thuyết, ảnh hưởng của việc đánh thuế đối với việc cung cấp sức lao
động là không rõ ràng. Ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế hoạt động theo
chiều hướng trái ngược nhau. Ảnh hưởng của thu nhập làm tăng thêm số lượng lao
động; còn ảnh hưởng của thay thế thì lại làm giảm đi.
Bằng chứng thực tế cho thấy rằng đối với nam giới các ảnh hưởng của thu nhập và
thay thế thực tế là loại trừ lẫn nhau, do vậy, tác động tổng cộng của thuế lên việc
cung cấp sức lao động của nam giới là không lớn; trong khi đối với nữ giới, có thể
có những ảnh hưởng rõ rệt đối với sự tham gia lao động. Mặt khác ngay cả dù cho
ảnh hưởng tổng cộng đối với nam giới là nhỏ thì ảnh hưởng thay thế ra kèm theo
đó là sự mất trắng về thuế là rất lớn.
Hệ thống thuế khuyến khích những công việc có lợi nhuận không phải nộp thuế
cao; và khuyến khích các dạng bù thêm mà không bị đánh thuế hay các phần bù
thêm mà không bị đánh thuế hay các phần phụ thu bị đánh thuế nhẹ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_19_3214.pdf