Thất bại về thông tin
Nhiều hoạt động của Chính phủ được thúc đẩy bởi thông tin không hoàn hảo
về người tiêu dùng, và cho rằng bản thân thị trường cung cấp quá ít thông
tin. Ví dụ năm 1968, Chính phủ đã thông qua Đạo luật cho vay trên cơ sở tín
chấp (Truth-in-Lending Bill) đòi hỏi những người cho vay về lãi suất thực
trên số tiền vay của họ. Ủy ban Thương mại Liên bang và Cục Quản lý Thực
phẩm và Tân dược đều đã thực hiện nhiều quy chế về nhãn mác, công bố
thành phần sản phẩm,v.v. Đồng thời, Ủy ban Thương mại Liên bang đã đề
nghị những người bán lẻ xe hơi đã dùng rồi phải công bố xem họ đã kiểm tra
những bộ phận khác nhau của xe chưa, và nếu đã thì kết quả kiểm tra là gì.
Những quy chế này đã gây ra nhiều tranh cãi, và dưới sức ép của Quốc hội,
Ủy ban Thương mại Liên bang đã buộc phải ngừng việc này.
58 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 3: Cơ sở kinh tế đối với chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu, theo giả thiết thì các đường bàng quan đều
dốc như hình vẽ. Chúng tôi đã vẽ hai đường bàng quan. Đường trên đưa ra
tất cả các kết hợp mà cá nhân đều thờ ơ tại điểm E’, trong khi đường dưới
cho tất cả những kết hợp mà cá nhân thờ ơ tại điểm E. Rõ ràng là, cá nhân sẽ
được lợi hơn dọc theo đường bàng quan qua điểm E’ so với điểm E, bởi vì ở
mọi mức giờ làm việc, dọc theo đường bàng quan trên thì thu nhập đều cao
hơn.
Bây giờ hãy cân nhắc sự vận động dọc theo đường bàng qua duy nhất. Khi
chúng ta dịch sang bên phải, tăng giờ làm việc của cá nhân, hãy lưu ý rằng
số tiền mà thu nhập của người đó phải tăng để bù đắp cho anh ta làm việc
thêm giờ sẽ tăng lên. Lượng thu nhập thêm chỉ đủ bù đắp vì làm thêm giờ
gọi là tỷ lệ thay thế cận biên của cá nhân giữa làm việc và thu nhập. Theo
biểu đồ, độ dốc của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế cận biên của cá nhân.
Hình 3.3 Quyết định của cá nhân về số giờ làm việc.
Cá nhân tăng tối đa độ hữu dụng của mình tại điểm đường bàng quan tiếp
tuyến giớ hạn ngân sách, tại E.
Tại E, độ dốc của giới hạn ngân sách (hay tiền công) bằng độ dốc của
đường bàng quan,
đó là tỷ lệ thay thế cận biên giữa nghỉ ngơi và thu nhập của cá nhân.
Qua mỗi điểm, cá nhân đều có một đường bàng quan đưa ra những kết hợp
thu nhập và làm việc mà cá nhân không quan tâm tới. Cá nhân muốn đạt tới
đường bàng quan cao nhất có thể được; đó chính là điểm tiếp tuyến giữa
đường bàng quan và giới hạn ngân sách, điểm E.
Tại điểm tiếp tuyến, độ dốc của hai đường tương tự như nhau – tức là tỷ lệ
thay thế cận biên (độ dốc của đường bàng quan bằng tới tiền lương.
Bây giờ hãy nghiên cứu một hãng đại diện. Hãng càng tuyển nhiều lao động,
sản lượng càng cao. Mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào gọi là hàm sản xuất
của hãng; và được biểu diễn trong Hình 3.4. Trong ví dụ đơn giản này, lao
động là đầu vào duy nhất. Độ dốc của hàm sản xuất gọi là sản phẩm cận biên
của lao động; nó đem lại thêm sản lượng do giờ lao động thêm tạo ra. Vì
hãng chuyển dịch vụ lao động thành hàng hóa, các nhà kinh tế đôi khi gọi độ
dốc của hàm sản xuất là tỷ lệ chuyển đổi cận biên.
Hình 3.4 Hàm sản xuất của hãng.
Hãng sản xuất tại điểm giá trị sản phẩm cận biên bằng tiền lương
Hãng mong muốn tăng tối đa lợi nhuận. Khi quyết định thuê bao nhiêu lao
động, hãng so sánh lợi ích tăng thêm mà mình nhận được (giá trị sản phẩm
cận biên) (2) với chi phí tăng thêm (tiền công). Chừng nào giá trị sản phẩm
cận biên của 1 giờ lao động tăng thêm cao hơn tiền công, hãng vẫn còn tiếp
tục tuyển thêm lao động. Như vậy, ở điểm cân bằng thì giá trị sản phẩm cận
biên của lao động sẽ bằng đúng tiền công.
Giả sử rằng cái sẽ được sản xuất ra có giá là 1 đôla. Chúng ta sẽ thấy rằng
hãng sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cận biên (sản phẩm lao động cận biên) bằng với
tiền công. Nhưng hãy nhớ lại rằng, người lao động xác định tỷ lệ thay thế
cận biên bằng với tiền công. Do đó, ở điểm cân bằng thì tỷ lệ thay thế cận
biên bằng với tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Nhưng đây lại chính là cái mà hiệu
quả đòi hỏi phải có. Để thấy được là tại sao như vậy, hãy giả định rằng một
người muốn dành một giờ để nghỉ ngơi, với một giờ đó mà anh ta có thể có
được 4 chiếc kem. Giả sử với 1 giờ làm việc sản xuất được 5 chiếc kem. Rõ
ràng là nên làm việc thêm một giờ ta được lợi hơn. Ngược lại, giả sử trong 1
giờ, và sản lượng sẽ giảm xuống 3 chiếc. Khi đó anh ta sẽ làm rút đi một
giờ, và sản lượng sẽ giảm xuống 3 chiếc. Tuy nhiên người đó lại muốn bỏ đi
4 chiếc cho 1 giờ lao động giảm đi. Do đó, sự cân bằng giữa tỷ lệ thay thế
cận biên và tỷ lệ chuyển đổi cận biên cần đến hiệu quả Pareto của nền kinh
tế và được thị trường cạnh tranh đảm bảo.
__
(1) Đây là một trường hợp thông thường, trong một số trường hợp chi phí
cận biên có thể không tăng. Những ngành không tăng hoặc không giảm được
chi phí, gọi là có chi phí ổng định. Có một số ngành khi chi phí sản xuất cận
biên có thể thực sự giảm mà vẫn tăng quy mô sản xuất.
(2) Giá trị sản phẩm biên của lao động chính là cái mà hãng nhận được nhờ
bán mỗi đơn vị sản phẩm (giá bán) nhân với số lượng sản phẩm tăng thêm
do đơn vị lao động tăng thêm đó làm ra (sản phẩm lao động cân biên, hoặc
tỷ lệ chuyển đổi cận biên).
Cạnh tranh và đổi mới
Phần phân tích vừa trình bày là để giải thích lý do tại sao thị trường cạnh
tranh dẫn đến hiệu quả không giống hoàn toàn như Adam Smith lập luận.
Ông cũng còn quan tâm đến những khuyến khích đổi mới để lợi dụng những
cơ hội mới có thể đem lại lợi nhuận.
Vì hãng phải canh tranh,cho nên những hãng nào thành công nhất sẽ giữ
được độc quyền tạm thời. Đe dọa cạnh tranh sẽ vẫn buộc họ phải có hiệu
quả. Họ phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội có thể có lãi, nếu không các hãng khác
sẽ giành lấy cơ hội và thị trường khỏi tay họ. Định lý thứ nhất của kinh tế
học phúc lợi giải thích tại sao nền kinh tế không thay đổi công nghệ và tất cả
các hãng đều khá nhỏ bé đến mức chúng không có ảnh hưởng đến giá cả,
vẫn có thể có hiệu quả Pareto. Song lập luận của Adam Smith đã dựa vào
triển vọng rộng lớn hơn nhiều.
Một số ý kiến trong những cuộc bàn luận vừa qua về vai trò của chính phủ
và thực tế của cạnh tranh đã dựa trên những triển vọng rộng lớn hơn này,
chứ không phải trên quan điểm hẹp hơn được phản ánh trong các định lý cơ
bản.
Những thất bại của thị trường là cơ sở để có hoạt động của chính phủ
Định lý cơ bản thứ nhất của kinh tế học phúc lợi cho rằng nền kinh tế chỉ có hiệu
quả Pareto trong các điều kiện nhất định, như chúng ta đã thấy. Có sáu trường hợp
quan trọng, hay sáu điều kiện, trong đó nền kinh tế không có hiệu quả Pareto. Đó
là những thất bại của thị trường và là những cơ sở để có hành động của Chính phủ.
Thất bại của cạnh tranh
Hàng hóa công cộng
Những yếu tố ngoại lai
Thị trường không hoàn hảo
Thất bại về thông tin
Thất nghiệp, lạm phát và mất cân bằng
Những mối quan hệ giữa những thất bại của thị trường
Thất bại của cạnh tranh
Để bàn tay vô hình hoạt động được, cần phải có cạnh tranh. Trong một số
ngành như ô tô, nhôm, phim chụp ảnh, chỉ có rất ít hãng hoặc một hai hãng
chiếm tỷ trọng thị trường khá lớn. (Khi chỉ có một người cung cấp trên thị
trường, chúng ta nói rằng người đó độc quyền). Đó là thiếu cạnh tranh mạnh
mẽ. Tuy nhiên, chỉ có một số ít hãng trong một ngành không nhất thiết có
nghĩa là các hãng không cạnh tranh với nhau. Nếu có nhiều hãng có tiềm
năng tham gia (trong nước hoặc nước ngoài) thì những hãng hiện hữu không
thể độc quyền; chừng nào các hãng hiện hữu cố gắng chiếm lợi nhuận độc
quyền, thì một hãng có tiềm năng có thể tham giao vào thị trường và làm
cho giá hạ xuống.
Khó khăn thứ hai trong việc xác định xem thị trường có cạnh tranh hay
không, nảy sinh từ vấn đề xác định thị trường. Hãng Dupont có thể chiếm
độc quyền về giấy bóng kính, hay nói rộng ra là các loại chất liệu bóng
trong. Nhưng có các loại giấy gói khác, như giấy mầu nâu có thể thay thế
được và bắt buộc Dupont phải cạnh tranh.
Khi chi phí vận tải cao thì thị trường tương ứng có thể bị hạn chế về mặt địa
lý. Mặc dù có nhiều công ty xi măng ở Hoa Kỳ, người tiêu dùng xi măng ở
Dbuque, ở Iowa, vẫn không thể có được giá xi măng tổng hợp rẻ hơn ở
Ohio. Nếu chỉ có một hãng xi măng duy nhất ở một vùng nào đó, sẽ không
có cạnh tranh (hoặc có thì cũng rất thấp).
Một số hãng độc quyền do Chính phủ tạo ra. Chính phủ Anh cho Công ty
East India quyền đặc biệt trong việc buôn bán với Ấn Độ. Đồng thời, hệ
thống quyền sáng chế cho các nhà sáng tạo độc quyền đối với những phát
minh của họ trong một thời gian nhất định.
Trong những trường hợp khác, có những hàng rào hạn chế tham gia, nảy
sinh từ cái mà các nhà kinh tế quy cho là tăng lợi nhuận theo quy mô. Đó là
những trường hợp khi chi phí sản xuất (cho một đơn vị sản phẩm) giảm theo
quy mô sản xuất. Sẽ ít đắt hơn nếu có máy phát điện lớn hơn phục vụ một
quận, hơn là cho mỗi phường một máy nhỏ. Do đó, có thể sẽ hiệu quả hơn
nếu chỉ có một máy phát điện phục vụ cho cả một thị trường địa phương.
Tương tự, có thể sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ có một công ty điện thoại phục vụ
cho một thị trường, hay một công ty cấp nước (hãy hình dung là việc tăng
gấp đôi đường dây điện, dây điện thoại, đường ống nước, nếu mỗi gia đình
sử dụng điện thoại, điện, nước của các công ty điện, nước, điện thoại khác
nhau). Trong những ngành hiệu quả tăng quy mô, những hãng mới, có sản
lượng thấp, sẽ gặp tình trạng chi phí cao hơn các hãng có công suất lớn.
Khi một hãng chiếm được độc quyền do tăng hiệu quả theo quy mô, chúng
ta gọi đó là độc quyền tự nhiên. Việc thị trường có đặc điểm độc quyền tự
nhiên hay không, phụ thuộc vào các điều kiện. Do đó, việc phát triển các
công nghệ viễn thông mới đã dẫn đến giảm độc quyền tự nhiên của hãng
AT&T đối với các dịch vụ điện thoại từ xa.
Nếu việc tham gia và ra khỏi thị trường là vô giá, thì ngay cả các hãng độc
quyền tự nhiên cũng có hãng khác sẽ tham gia. Nhưng Chính phủ ít khi dựa
vào điều đó. Ở Hoa Kỳ, một số hãng độc quyền tự nhiên đã bị quản lý, đó là
các hãng dịch vụ điện thoại và điện. Một số hãng độc quyền tự nhiên khác
do chính Chính phủ điều hành trực tiếp. Các công ty cấp nước thường do
nhà nước làm chủ và có một sô công ty điện dân dụng (bao gồm cả
Tennessee Valley Authorrity). Ở tất cả các nước, bưu điện là công cộng
(mặc dù việc tư nhân hóa một số dịch vụ của bưu điện đang phát triển nhanh
chóng, chẳng hạn như dịch vụ chuyển bưu phẩm qua đêm). Tuy nhiên, Hoa
Kỳ là trường hợp ngoại lệ, hệ thống điện thoại do tư nhân cung cấp. Ở hầu
hết các nước, dịch vụ điện thoại do nhà nước cung cấp.
Định giá độc quyền và mất mát phúc lợi do độc quyền
Chúng ta đã ghi nhận rằng trong một số điều kiện nhất định, việc chỉ có một
hãng sản xuất có thể có hiệu quả hơn nhiều so với có nhiều hãng. Vậy thì tại
sao độc quyền thường bị coi là điều xấu? Lý do là nếu không được quản lý,
độc quyền (dù là độc quyền tự nhiên hay không) sẽ hạn chế sản lượng để đạt
được giá cao hơn.
Vì chủ hãng tìm cách tăng tối đa lợi nhuận, nên chỉ sản xuất tới điểm mà thu
nhập tăng thêm mà ông ta sẽ nhận được do sản xuất thêm 1 đơn vị đúng vừa
bằng chi phí tăng thêm do sản xuất ra đơn vị tăng thêm đó (tức là chi phí cận
biên). Thu tăng thêm mà ông ta nhận được gọi là thu nhập cận biên. Đối với
địch thủ cạnh tranh hoàn hảo, thu nhập cận biên chính là giá bán. Nhưng đối
với nhà độc quyền thì thu nhập cận biên ít hơn giá bán. Chừng nào nhà độc
quyền tăng doanh số, ông ta biết rằng ông ta sẽ phải hạ giá xuống. Thu nhập
mà ông ta nhận được do bán thêm 1 đơn vị bằng giá đơn vị đó sẽ ít hơn thu
nhập trước, vì việc tăng doanh số làm hạ giá bán tất cả các đơn vị hàng hóa.
Hình 3.5 miêu tả đường thu nhập cận biên và dường cầu mà nhà độc quyền
gặp phải. Ở phần A, chúng ta giả định rằng chi phí cận biên sản xuất là có
định tại tất cả các mức sản lượng. Nhà độc quyền sản xuất ở mức Q*, ở đó
thu nhập cận biên bằng chi phí cận biên. Rõ ràng sản lượng ở Q* thấp hơn ở
mức Q1, khi giá bằng chi phí cận biên. Lưu ý rằng tại Q*, mức giá do việc
cá nhân đánh giá đơn vị hàng hóa tăng thêm cao hơn chi phí cận biên. Vì thế
chúng ta nói có sự mất mát phúc lợi do hạn chế sản lượng do độc quyền gây
ra.
Hình 3.5A
Hình 3.5.B
Hình 3.5 Định giá độc quyền.
Sản lượng độc quyền thấp hơn sản lượng cạnh tranh, hoặc sản lượng mà tại
đó lợi nhuận bẳng 0.
Đó là mất mát phúc lợi.
Ở phần B, chúng ta giả định rằng chi phí sản xuất cận biên giảm xuống khi
sản lượng tăng; đó chính là điều chúng tôi muốn ngụ ý tăng lợi nhuận theo
quy mô. Do chi phí cận biên thấp hơn chi phí trung bình, cho nên giá được
định bằng với chi phí cận biên, tại Q2, và có thể làm cho hãng bị lỗ. Q1 là
sản lượng cao nhất, tại mức đó hãng hòa vốn, vì tại mức sản lượng này, chi
phí trung bình bằng thu nhập trung bình trên 1 đơn vị sản phẩm (là giá).
Việc sản lượng có hiệu quả Pareto hay không khi sản lượng là Q2, hay ở
mức nào đó thấp hơn, phụ thuộc vào việc lỗ của hãng sẽ được bù đắp như
thế nào. Nói chung, chúng ta chỉ có thể nói rằng sản lượng hiệu quả sẽ nằm
ở khoảng giữa Q1 và Q2. Tuy nhiên, nhà độc quyền sẽ tiếp tục hạn chế sản
lượng, xuống tới mức Q*. Một lần nữa lại bị mất phúc lợi do sự hạn chế này.
Ở Chương 18, chúng tôi sẽ chỉ ra việc đo sự mất phúc lợi này như thế nào do
hạn chế sản lượng của độc quyền.
Hàng hóa công cộng
Một số hàng hóa có thể không do thị trường cung cấp, hoặc nếu thị trường cung
cấp thì có thể cung cấp không đủ số lượng. Ví dụ ở quy mô lớn như quốc phòng; ở
quy mô nhỏ như cứu trợ hàng hải (chẳng hạn như phao biển). Đây là những HHCC
thuần túy.
Chúng có hai đặc điểm quan trọng:
Thứ nhất, chúng không bắt cá nhân nào phải trả tiền thêm khi hưởng lợi HHCC.
Về hình thức, chi phí cận biên bằng không khi có thêm một người sử dụng hàng
hóa này. Chi phí quốc phòng của một nước có 1 triệu người. Chi phí của một cây
hải đăng không phụ thuộc chút nào vào số lượng tầu đi qua đó.
Thứ hai, nói chung thật là khó hoặc không thể không cho các cá nhân hưởng
HHCC. Nếu tôi đặt một cây hải đăng trên một kênh đá nào đó để tầu của tôi đi lại
an toàn, thì khó có thể không cho tầu của người khác hưởng khi chúng đi qua kênh
đó. Nếu chính sách quốc phòng của chúng ta thành công trong việc làm trệch
hướng tấn công của nước ngoài thì tất cả chúng ta đều được hưởng; không có cách
nào để có một cá nhân nào không được hưởng.
Thị trường hoặc không thể cung cấp, hoặc không thể cung cấp đủ HHCC thuần
túy. Hãy xem xét ví dụ về cây đèn biển. Chủ tầu lớn có nhiều tầu có thể quyết định
rằng những lợi ích mà ông ta nhận được từ đèn biển cao hơn chi phí; nhưng khi
tính toán nên đặt bao nhiêu cây đèn, ông ta chỉ cân nhắc xem mình sẽ nhận bao
nhiêu lợi mà không tính xem người khác được lợi bao nhiêu. Do đó sẽ có một số
đèn biển mà tổng số lợi (tính đến tất cả số tầu có thể cần dùng đến chúng) sẽ cao
hơn chi phí, nhưng lợi ích cho mỗi con tầu có thể thấp hơn chi phí. Những cây hải
đăng này có thể sẽ không được xây dựng, và như vậy là không có hiệu quả. Việc
thị trường tư nhân không thể cung cấp, hoặc cung cấp không đủ HHCC, là lý do để
Chính phủ hành động.
Những yếu tố ngoại lai
Có nhiều trường hợp hành động của một người hay một hãng có ảnh hưởng đến
người khác hay hãng khác, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng lại
không bồi thường cho hãng đó, hoặc ngược lại, một hãng đem lại lợi cho hãng
khác nhưng lại không nhận được sự trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó.
Có lẽ ví dụ được bàn đến nhiều trong những năm vừa qua là ô nhiễm không khí và
nước. Khi tôi lái một chiếc xe không trang bị phương tiện kiểm soát ô nhiễm, tôi
đã làm giảm chất lượng không khí. (Tất nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng không
khí do một người gây ra có thể rất nhỏ, nhưng khi nhiều người gây ra thì ảnh
hưởng đó sẽ rất lớn). Như vậy, tôi đã gây hại cho những người khác. Tương tự, nhà
máy hóa chất nằm trên thượng nguồn thải chất hóa học ra dòng sông đã gây tác hại
cho những người sử dụng nước dưới hạ nguồn. Họ có thể phải bỏ ra một số tiền
lớn để làm sách nước khi dùng.
Những ví dụ về việc hàng động của một người gây tác hại cho những người khác
gọi là yếu tố ngoại lai tiêu cực. Nhưng không phải tất cả yếu tố ngoại lai đều tiêu
cực. Có nhiều ví dụ về yếu tố ngoại lai tích cực, khi hành động của một người đem
lại lợi ích cho những người khác. Nếu tôi trồng 1 vườn hoa đẹp trước cửa nhà
mình, hàng xóm của tôi có thể được lợi là ngắm nhìn. Vườn táo có thể đem lại tác
động tích cực cho hàng xóm nuôi ong. Một người làm lại nhà trong một phường
đang bị xuống cấp có thể dem lại lợi ích cho hàng xóm của anh ta.
Còn có nhiều ví dụ khác về yếu tố ngoại lai: ví dụ việc có thêm xe hơi trên một
đường cao tốc đông xe cộ có thể làm tăng tắc nghẽn đường, và tăng khả năng xảy
ra tai nạn. Khi có thêm một người câu trong một cái cao, người này sẽ làm giảm
lượng cá mà những người khác có thể câu được. Nếu có một giếng dầu được khoan
trong cùng một khu vực, việc lấy đi một lượng dầu lớn của một giếng có thể làm
giảm lượng dầu có thể hút lên từ các giếng khác. Khi nào có những yếu tố ngoại lai
như vậy, việc phân bổ các nguồn lực của thị trường có thể không có hiệu quả. Do
các cá nhân không chịu toàn bộ chi phí của các yếu tối ngoại lai tiêu cực mà họ gây
ra, họ sẽ tham gia vào nhiều hoạt động như vậy. Ngược lại, do các cá nhân không
hưởng trọn vẹn lợi ích của các hoạt động đem lại các yêu tố ngoại lai tích cực, họ
sẽ tham gia vào rất ít các hoạt động này. Do đó, người ta cho rằng nếu không có sự
can thiệp như vậy của Chính phủ thì mức độ ô nhiễm sẽ rất cao. Nói một cách
khác, kiểm soát ô nhiễm là yếu tố ngoại lai tích cực, do đó thiếu sự can thiệp của
Chính phủ thì việc kiểm soát ô nhiễm không thực hiện được.
Các Chính phủ giải quyết vấn đề yếu tố ngoại lại theo những cách khác nhau.Trong
một số trường hợp (mà chủ yếu liên quan đến yếu tố tiêu cực) Chính phủ cố gắng
điều hành hoạt động này, ví dụ, Chính phủ đề ra những tiêu chuấn đối với ô tô và
áp dụng các quy chế ô nhiễm không khí và nước của hãng.
Chính phủ có thể sử dụng hệ thống giá cả, bằng cách áp đặt hình phạt đối với yếu
tố ngoại lai tiêu cực và thưởng đối với yếu tố ngoại lai tích cực; các cá nhân phải
nhận thấy lợi và hại mà họ đã đem lại và gây ra cho người khác. Do đó, Chính phủ
có thể áp dụng hình thức phạt theo tỷ lệ gây ra ô nhiễm hơn là điều tiết mức sản
xuất ô tô. Bằng cách bắt nộp lệ phí sử dụng đường, ít nhất là vào giờ cao điểm,
Chính phủ có thể bắt người sử dụng đường ý thức được về chi phí tắc nghẽn mà họ
đã gây ra cho người khác.
Thị trường không hoàn hảo
Hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy không chỉ là những hàng hóa và dịch vụ
thị trường không thể cung cấp một cách đầy đủ. Chừng nào các thị trường tư nhân
không thể đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ, mặc dù chi phí cung cấp thấp
hơn chi phí mà các cá nhân có thể trả, thì có sự thất bại của thị trường mà chúng tôi
gọi là thị trường không hoàn hảo. (Một thị trường hoàn hảo có thể cung cấp tất cả
hàng hóa và dịch vụ mà chi phí của chúng thấp hơn giá mà mọi người sẵn sàng
trả). Một số nhà kinh tế cho rằng, thị trường tư nhân đã được thực hiện một công
việc rất kém trong việc cung cấp bảo hiểm và cho vay, và đây chính là cơ sở để có
các hoạt động của Chính phủ.
Thị trường bảo hiểm
Thị trường tư nhân không cung cấp bảo hiểm cho nhiều rủi ro quan trọng mà mọi
người gặp phải, mặc dù thị trường bảo hiểm ngày nay đã tốt hơn rất nhiều so với
75 năm trước đây. Chính phủ đã phải thực hiện nhiều chương trình bảo hiểm, mà ít
ra cũng là do sự thất bại của thị trường. Năm 1933, tiếp theo sự thất bại của hệ
thống ngân hàng trong cuộc Đại suy thoái, Chính phủ đã thành lập Công ty bảo
hiểm Tiền gửi liên bang. Ngân hàng trả tiền đóng bảo hiểm cho công ty hàng năm,
và tiền này dùng để bảo hiểm tiền gửi bị lỗ do ngân hàng không trả được nợ. Chính
phủ cũng rất tích cực trong việc bảo hiểm lũ lụt. Sau cuộc náo loạn mùa hè năm
1967, hầu hết các công ty bảo hiểm tư nhân đều từ chối bảo hiểm hỏa hoạn trong
một số vùng nội thành, và Chính phủ lại phải đứng ra làm việc này.
Mặc dù việc thiếu thị trường bảo hiểm tư nhân thích hợp có thể là luận cứ chính trị
để có chương trình bảo hiểm công cộng, một số chương trình bảo hiểm công được
xây dựng nhằm chuyển các nguồn lực (một cách trá hình) cho những đối tượng
được hưởng lợi chương trình. Nếu mục tiêu duy nhất và chủ yếu của chương trình
là bảo hiểm, thì chương trình sẽ được xây dựng và được trả theo cách rất khác.
Ví dụ, chương trình sẽ được xây dựng và được trả theo cách rất khác. Ví dụ, một
luận cứ để có chương trình nông nghiệp của Chính phủ là nông dân gặp những rủi
ro lớn do dao động lên xuống của giá cả, mà họ thì không thể mua bảo hiểm những
rủi ro này. Chương trình trợ giá của Chính phủ sẽ giúp nông dân giảm được những
rủi ro đó.
Nhưng những chương trình nông nghiệp của chúng ta không chỉ trợ giá cho nông
dân, mà còn là tăng thu nhập trung bình một cách đáng kể cho nông dân. Chỉ một
phần của món quà này được phản ánh trong ngân sách Chính phủ. Phần còn lại
được phản ánh trong giá cả cao hơn mà người tiêu dùng phải trả để mua nông sản.
Nếu mục tiêu thực của chương trình trợ giá là trợ cấp thu nhập cho nông dân nhằm
giúp họ giảm thiểu rủi ro, thì có những cách để làm việc đó có hiệu quả hơn và ít
tốn kém hơn. Ví dụ, Chính phủ có thể bảo hiểm giá cá, theo mức phản ánh chính
xác chi phí cung cấp bảo hiểm đó.
Thị trường vốn
Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đóng vai trò tích cực không chỉ trong
việc tìm cách khắc phục những khiếm khuyết của thị trường rủi ro, mà còn cải
thiện ảnh hưởng của thị trường vốn không hoàn hảo. Trước năm 1965, các cá nhân
đã gặp khó khăn trong việc vay tiền để trang trải chi phí cho cao học. Vào năm đó,
Chính phủ đã thông qua quy định cấp bảo lãnh cho tiền vay của sinh viên. Khi
chương trình được mở rộng vào những năm 1970, mục tiêu ban đầu là cho sinh
viên vay tiền đã nhập vào mục tiêu thứ hai là trợ cấp giáo dục: tiền lãi thường thấp
hươn nhiều so với lãi suất thị trường.
Nhưng đấy chỉ là một trong một số chương trình cho vay của Chính phủ. Hiệp hội
thế chấp quốc gia liên bang cấp vốn để thế chấp nhà (gọi là Fanny Maes); Chính
phủ cấp vốn cho nông dân vay; Ngân hàng xuất nhập khẩu cấp vốn vay cho các
doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế; cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ cấp
vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ,v.v Trong mỗi trường hợp đó đều có những
lý do là việc vay được ở thị trường tín dụng bị hạn chế trước khi áp dụng các
chương trình của Chính phủ.
Thị trường phụ trợ
Cuối cùng, chúng tôi tở lại vấn đề thiếu thị trường phụ trợ. Giả sử tất cả mọi người
đều thích uống cà phê có đường, không có đường thì cà phê sẽ đắng và không thể
uống được. Hơn nữa, giả định rằng không có thị trường đường nếu không có cà
phê. Do đó, một nhà kinh doanh dự định sản xuất cà phê, nhưng vì đường không
được sản xuất, nên đã qyết định không sản xuất cà phê nữa, vì sẽ không bán được.
Và một người kinh doanh khác cũng tính xem có sản xuất đường không, nhưng do
không sản xuất cà phê nên anh ta cũng sẽ không sản xuất đường nữa, vì biết rằng
sẽ không bán được. Tuy nhiên, nếu hai nhà kinh doah kết hợp lại thì sẽ có một thị
trường tốt cho cà phê và đường. Mỗi một hành vi đơn độc có thể không theo đuổi
được lợi ích công cộng, nhưng nếu cùng hành động thì có thể được.
Ví dụ cụ thể đó rất đơn giản, và trong trường hợp này, sự phối hợp (giữa người có
khả năng sản xuất đường và người sản xuất cà phê) có thể thực hiện giữa các cá
nhân mà không cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Song, cũng có nhiều trường
hợp cần phối hợp trên quy mô lớn, đặt biệt là ở các nước kém phát triển, và việc
này có thể đòi hỏi kế hoạch của Chính phủ. Những lý do tương tự cũng được đưa
ra làm cơ sở cho các chương trình đổi mới nông thôn của nhà nước. Để tái thiết
những khu vực lớn của thành phố, đòi hỏi sự phổi hợp giữa các nhà máy, các nhà
buôn bán lẻ, các chủ nhà cho thuê và các doanh nghiệp khác. Một trong những mục
tiêu của các cơ quan phát triển của Chính phủ là đảm bảo sự phối hợp (nếu thị
trường hoàn hảo, thì giá cả thị trường có thể thực hiện chức năng “phối hợp” này).
Cần phải rất thận trọng trong việc phân tích sự đáp ứng thích hợp của Chính phủ
với thị trường không hoàn hảo. Có thể có những lý do tốt là các nhà sản xuất tư
nhân không thể cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Có thể có những chi phí
giao dịch lớn khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Ngân hàng có thể không cấp
một số loại tiền vay, vì có khả năng không trả được nợ, và khả năng đó cao đến
mức để thu được số lợi nhuận tương tự trên các vốn cho vay khác, ngân hàng phải
tăng tỷ suất lãi rất cao, làm cho nhu cầu vay giảm đi.
Thất bại về thông tin
Nhiều hoạt động của Chính phủ được thúc đẩy bởi thông tin không hoàn hảo
về người tiêu dùng, và cho rằng bản thân thị trường cung cấp quá ít thông
tin. Ví dụ năm 1968, Chính phủ đã thông qua Đạo luật cho vay trên cơ sở tín
chấp (Truth-in-Lending Bill) đòi hỏi những người cho vay về lãi suất thực
trên số tiền vay của họ. Ủy ban Thương mại Liên bang và Cục Quản lý Thực
phẩm và Tân dược đều đã thực hiện nhiều quy chế về nhãn mác, công bố
thành phần sản phẩm,v.v.. Đồng thời, Ủy ban Thương mại Liên bang đã đề
nghị những người bán lẻ xe hơi đã dùng rồi phải công bố xem họ đã kiểm tra
những bộ phận khác nhau của xe chưa, và nếu đã thì kết quả kiểm tra là gì.
Những quy chế này đã gây ra nhiều tranh cãi, và dưới sức ép của Quốc hội,
Ủy ban Thương mại Liên bang đã buộc phải ngừng việc này.
Những người phản đối các quy chế về công bố thông tin này đồng ý rằng
chúng không cần thiết (thị trường hoàn hảo cung cấp đủ động cơ để các hãng
công khai những thông tin thích hợp), không phù hợp (người tiêu dùng đòi
hỏi rất ít thông tin mà luật pháp quy định phải công khai), và tốn kém cho cả
Chính phủ là người quản lý lẫn cho các hãng là người phải thực hiện luật
pháp. Những người ủng hộ cho rằng, mặc dù khó quản lý một cách có hiệu
quả, nhưng những quy chế này vẫn rất hữu dụng.
Tuy vậy, vai trò của Chính phủ trong việc bù đắp những thất bại về thông tin
còn vượt quá những biện pháp thông thường đó để bảo vệ người tiêu dùng.
Về nhiều khía cạnh, thông tin là hàng hóa công cộng. Việc cung cấp thông
tin cho thêm một người không làm giảm lượng thông tin mà những người
khác nhận được. Hiệu quả đòi hỏi thông tin phải được phổ biến không mất
tiền hoặc, chính xác hơn, là chỉ phải trả tiền cho việc chuyển thông tin đó.
Thị trường tư nhân thường cung cấp thông tin một cách không hợp lý, cũng
giống như khi nó cung cấp những hàng hóa công cộng khác. Ví dụ dễ nhận
thấy nhất về hoạt động của Chính phủ trong lĩnh vực này là Cục Thời tiết
của Hoa Kỳ. Một ví dụ nữa là việc cơ quan giám sát bờ biển Hoa Kỳ cung
cấp thông tin cho tầu biển.
Thất nghiệp, lạm phát và mất cân bằng
Có thể, những triệu chứng được công nhận rộng rãi nhất về “thất bại của thị
trường” là những cảnh thất nghiệp cao định kỳ, của cả công nhân lẫn máy móc, là
bệnh dịch của các nền kinh tế tư bản trong vòng hai thế kỷ qua. Mặc dầu những
suy thoái và trì trệ này đã trở nên rất khiêm tốn kể từ sau Thế chiến thứ hai, và có
thể là do các chính sách của Chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn trên 10% năm
1982; tuy nhiên, vẫn là thấp so với thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ là 24%.
Hầu hết các nhà kinh tế đều lấy tỷ lệ thất nghiệp cao này làm bằng chứng hiển
nhiên là trong thị trường có một cái gì đó làm việc không tốt. Đối với một số nhà
kinh tế, thất nghiệp cao là bằng chứng năng động và có tính thuyết phục nhất về
thất bại của thị trường.
Việc thị trường không thể tạo ra toàn dụng nhân công, một thất bại nghiêm trọng
của thị trường, không tự nói lên rằng có vai trò của Chính phủ. Cần phải nói thêm
rằng, có các chính sách để Chính phủ cải thiện hoạt động của nền kinh tế. Vấn đề
này là chủ đề tranh luận từ lâu nay.
Những vấn đề nảy sinh từ thất nghiệp và lạm phát rất quan trọng và đủ phức tạp
đến mức xứng đáng mở một khóa học riêng của kinh tế học vĩ mô (macro). Nhưng
chúng tôi chỉ đề cập tới một số khía cạnh của những vấn đề này ở Chương 28;
trong chương đó chúng tôi quan tâm đến hậu quả thâm hụt của Chính phủ và cố
gắng nghiên cứu một số cách thức quan trọng mà những cân nhắc kinh tế vĩ mô có
ảnh hưởng đến xây dựng chính sách thuế.
Những mối quan hệ giữa những thất bại của thị trường
Những thất bại thị trường mà chúng ta đã bàn đến không loại trừ lẫn nhau.
Những vấn đề thông tin thường là một phần của lý do mất thị trường. Đến
lượt mình, các yếu tố ngoại lai cũng thường được coi là do bị mất thị trường:
nếu một ngư dân phải nộp lệ phí sử dụng khu vực đánh cá – nếu có thị
trường quyền đánh cá – thì sẽ không bao giờ xẩy ra trường hợp đánh bắt cá
quá mức. Hàng hóa công cộng đôi khi được quan niệm là một trượng hợp
cực đơn của yếu tố ngoại lai, khi những người khác được lợi từ việc sản xuất
hàng hóa của tôi cũng nhiều như tôi được hưởng lợi của họ. Thực vậy, phần
lớn những nghiên cứu vừa qua đã thất nghiệp đều cố gắng gắn thất nghiệp
một trong những thất bại của thị trường.
Phân phối lại và hàng hóa khuyến dụng: Hai cơ sở tiếp theo để có hành động của
chính phủ
Những nguyên nhân trên đây về thất bại của thị trường làm cho nền kinh tế phi
hiệu quả khi không có sự can thiệp của Chính phủ, tức là nền kinh tế thị trường, và
nếu để nền kinh tế đó tự vận hành thì sẽ không có hiệu quả Pareto. Nhưng ngay cả
khi nền kinh tế có hiệu quả Pareto, vẫn có hai lý do tiếp theo để Chính phủ can
thiệp.
Thứ nhất là phân phối thu nhập. Việc nền kinh tế Pareto chưa nói được điều về
phân phối thu nhập; thị trường cạnh tranh có thể gây ra phân phối thu nhập không
công bằng; nó có thể dành cho một số người quá ít nguồn để họ có thể sinh sống.
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của Chính phủ là phân phối thu nhập.
Đấy là mục tiêu cấp bách để có các hoạt động phúc lợi, như chương trình trợ giúp
các gia đình đông con. Việc chúng ta nghĩ một cách có hệ thống như thế nào về
vấn đề phân phối là chủ đề của chương tiếp theo.
Lý do thứ hai để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu quả Pareto nảy sinh
từ vấn đề là cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình. người
ta thường lập luận rằng việc đánh giá phúc lợi của mỗi cá nhân theo trực giác của
riêng anh ta, như là với tiêu chuấn hiệu quả Pareto – là tiêu chuẩn không thích hợp
hoặc không đầy đủ đối với việc đánh giá phúc lợi.
Ngay cả khi có đầy đủ thông tin, người tiêu dùng vẫn có thể có những quyết định
“tồi”. Mọi người vẫn tiếp tục hút thuốc mặc dầu hút thuốc có hại cho họ, và mặc
dầu họ biết điều đó. Mọi người không chịu thắt dây an toàn, mặc dù biết rằng thắt
dây sẽ tăng khả năng sống khi xảy ra tai nạn, và thậm chí biết được tác dụng của
dây an toàn. Nhiều người vẫn tiếp tục mua ngũ cốc ăn sáng có nhiều đường, mặc
dầu họ biết rằng nhiều vấn đề nghiêm trọng đã được đặt ra về giá trị dinh dưỡng
của ngũ cốc đối với con cái họ. Có những người cho rằng Chính phủ nên can thiệp
vào những trường hợp này, khi mà các cá nhân không làm cái vì lợi ích tốt nhất
của họ; loại can thiệp này là hành vi mạnh mẽ hơn việc chỉ đơn giản cung cấp
thông tin – Những hàng hóa mà chính phủ bắt buộc mọi người phải sử dụng, như
dây an toàn, giáo dục cơ sở, gọi là hàng hóa khuyến dụng.
Quan điểm này cho rằng Chính phủ nên can thiệp vì Chính phủ biết cái gì có lợi
nhất đối với con người hơn là chính họ, được gọi là thói gia trưởng. Khác với quan
điểm gia trưởng, nhiều nhà kinh tế và triết gia xã hội cho rằng Chính phủ nên tôn
trọng ý thích cá nhân. Với quyền hạn nào mà những người chống lại vai trò gia
trưởng của Chính phủ đặt câu hỏi là, liệu một nhóm người có thực sự có khả năng
áp đặt ý muốn và ý thích đối với nhóm người khác không? Mặc dù cũng có những
trường hợp mà vai trò gia trưởng của Chính phủ cũng có lợi, nhưng các nhà kinh tế
lập luận rằng thật khó có thể phân biệt các trường hợp. Và họ lo lắng một khi
Chính phủ đã đảm nhận vai trò đó rồi, những nhóm có quyền lợi đăc biệt sẽ cố lạm
dụng Chính phủ để tiếp tục thực hiện quan điểm của riêng mình buộc các cá nhân
phải hành động như thế nào hoặc phải tiêu dùng cái gì.
Lập luận của phái gia trưởng ủng hộ hoạt động của Chính phủ hoàn toàn khác với
lập luận rằng hút thuốc gây ung thư, và vì những người bị ung thư được chữa bệnh
ở bệnh viện công và được nhà nước trợ cấp, vì thế mà người hút thuốc gây ra tác
hại đối với những người không hút. Tuy nhiên, có thể giải quyết vấn đề này bằng
cách bắt những người nghiện thuốc phải trả toàn bộ chi phí, ví dụ như đánh thuế
thuốc lá. Hoặc giả như người hút thuốc trong phòng đông người thực sự gây tác hại
cho người không hút. Việc này có thể giả quyết được. Những người thuộc quan
điểm gia trưởng có thể lập luận rằng, mọi người không được hút thuốc ngay cả
trong nhà họ, và ngay cả khi đã đánh thuế thì thuế đó cũng cộng cả tác hại mà
người hút thuốc gây ra cho cả người không hút. Mặc dù ít người chấp nhận quan
điểm vai trò gia trưởng đối với hút thuốc, nhưng vai trò gia trưởng này chắc là một
vấn đề qua trọng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như chính sách của Chính phủ về
tân dược và rượu, cũng như phổ cập giáo dục phổ thông.
Hai cách đánh giá về vai trò của chính phủ
Ở chương 1, chúng ta đã thấy là có hai cách phân tích hoạt động của khu vực công
cộng: phương pháp chuẩn tắc, tập trung vào những việc mà Chính phủ nên làm; và
phương pháp thực chứng, tập trung vào miêu tả và giải thích cả những việc mà
Chính phủ nên làm và hậu quả của việc đó là gì. Bây giờ chúng ta sẽ bàn về thất
bại của thị trường, phân phối và hàng hóa khuyến dụng với hai phương pháp phân
tích đó.
Phân tích chuẩn tắc
Những định lý cơ bản của kinh tế học phúc lợi rất hữu dụng, bởi vì chúng phác họa
vai trò của Chính phủ. Khi không có thất bại của thị trường và hàng hóa khuyến
dụng, tất cả những gì Chính phủ cần phải làm là chăm lo phân phối thu nhập (các
nguồn lực). Hệ thống doanh nghiệp tư nhân đảm bảo để các nguồn lực được sử
dụng một cách có hiệu quả.
Nếu có những thất bại của thị trường (như cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin
không đầy đủ, thị trường không hoàn hảo, các yếu tố ngoại lai, hàng hóa công cộng
và thất nghiệp) thì có thể dự đoán rằng thị trường sẽ không có hiệu quả Pareto.
Điều đó cho thấy vai trò của Chính phủ là cần thiết. Nhưng có hai đặc điểm quan
trọng.
Thứ nhất, cần phải chỉ ra rằng, ít nhất là về nguyên tắc, có một cách thức nào đó để
can thiệp vào thị trường làm cho mọi người cũng được lợi mà không làm cho ai bị
thiệt thòi, đó là thực hiện cải thiện Pareto. Thứ hai, cần phải chỉ ra rằng khi cố
gắng sửa đổi khiếm khuyết của thị trường, thì các quá trình chính trị và các cơ cấu
hành chính quan liêu của xã hội dân chủ không thể can thiệp vào cải thiện Pareto
đã được đề ra.
Tuy nhiên, việc có thể có các chính sách cải thiện Pareto, không nhất thiết là cơ sở
để Chính phủ can thiệp. Đồng thời chúng ta cũng phải cân nhắc hậu quả của Chính
phủ ở bất kỳ dạng nào với bản chất nhất định của qá trình chính trị. Sự phân biệt
giữa Chính phủ lý tưởng và Chính phủ thực tế không có vai trò gì trong thảo luận
của chúng ta về hai định lý cơ bản về kinh tế phúc lợi. Trong cuộc thảo luận đó,
chúng tôi đã chỉ ra rằng khi không có thất bại của thị trường thì ngay cả một Chính
phủ lý tưởng cũng không thể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Ngày nay,
đứng trước những thất bại đó của thị trường, chúng ta phải tìm hiểu xem Chính phủ
sẽ hành động thế nào nếu chúng ta phải đánh giá liệu hành vi của Chính phủ có
chữa được các thất bại của thị trường hay không.
Những năm 1960, người ta thường lấy sự thất bại của thị trường để chỉ ra rằng
chương trình của Chính phủ có thể dẫn đến cải thiện Pareto (một số người có thể
được lợi mà không làm cho người khác bị thiệt), và kết luận rằng chính vì thế mà
cần đến sự can thiệp của Chính phủ. Khi các chương trình được đưa vào thực hiện
và không đạt được điều mong muốn thì tội lại đổ lên đầu những nhà quan liêu hành
chính hoặc do xáo trộn chính trị. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy ở Chương 6 và
chương 7, ngay cả các quan chức lẫn các chính khách nếu có những hành vi trung
thực, thì bản chất của Chính phủ vẫn có thể giúp giải thích những thất bại của
Chính phủ.
Các chương trình công cộng, ngay cả những chương trình nhằm giảm thất bại thị
trường, được đề ra trong các nền dân chủ là do các quá trình phức tạp, chứ không
phải do các Chính phủ lý tưởng hoặc do những kẻ chuyên quyền nhân từ nào cả.
Phân tích thực chứng
Phương pháp phân tích về thất bại của thị trường đối với việc tìm hiểu vai trò của
Chính phủ, chủ yếu là phương pháp thông qua phân tích thực chứng. Phương pháp
phân tích thất bại thị trường đã tạo cơ sở để nhận biết những tình huống mà Chính
phủ cần làm một điều gì đó, sau khi và cân nhắc những thất của Chính phủ.
Một số nhà kinh tế cho rằng, các nhà kinh tế nên chú trọng không phải vào phân
tích chuẩn tắc mà vào phân tích thực chứng, vào việc mô tả hậu quả các chương
trình của Chính phủ và bản chất của các quá trình chính trị.
Tính phổ biến của phương pháp phân tích thất bại thị trường đã làm cho nhiều
chương trình được chuẩn y theo thuật ngữ thất bại thị trường. Nhưng đó chỉ đơn
giản là tu từ học. Thường có sự khác nhau lớn giữa mục tiêu đã định của một
chương trình (đó là sửa chữa trục trặc thị trường) và việc thiết kế chương trình. Tu
từ chính trị có thể thất bại của thị trường để đảm bảo khỏi vị giá cả thường hay
thay đổi và hậu quả đối với nông trại quy mô nhỏ, nhưng các chương trình nông
nghiệp của Chính phủ trên thực tế lại có thể chuyển thu nhập cho nông trại lớn. Có
thể hiểu được nhiều hơn về các lực lượng chính trị trong thực tế và mục tiêu thực
của các chương trình, bằng cách nghiên cứu xem chúng được xây dựng và thực
hiện như thế nào, hơn là nghiên cứu mục tiêu đã định trước theo luật.
Một số ít nhà kinh tế có quan điểm cực đoan cho rằng phân tích chuẩn tắc là không
phù hợp. Họ đặt ra câu hỏi: Những nhận định về việc Chính phủ nên làm gì có mức
độ phù hợp như thế nào? Cũng giống như người ta có thể miêu tả về sự cân bằng
thị trường mà không cần tham khảo xem “nên” phân bổ các nguồn lực như thế nào,
người ta cũng có thể miêu tả sự cân bằng chính trị mà không cần biết Chính phủ
nên làm gì. Kết quả phụ thuộc vào quy tắc quá trình chính trị, những động cơ của
những người tham gia vào quá trình đó,v.vNếu người ta hiểu đầy đủ bản chất
của Chính phủ, thì sẽ hiểu hoàn toàn cái mà Chính phủ sẽ làm. Có rất ít cơ hội để
bàn về điều chính phủ nên làm.
Tuy có điều gì đó đúng sự thật trong quan điểm này, nó vẫn rất cực đoan: những
bàn luận của các nhà kinh tế (và cả những người khác) về vai trò mà Chính phủ
“nên” giữ là một phần quan trọng của quá trình chính trị trong nền dân chủ hiện
đại. Nhiều nhà lập pháp xác nhận rằng, như vậy là họ thường xuyên tìm kiếm sự
giúp đỡ của các nhà kinh tế của các nhà kinh tế chống lại thuế quan, hạn ngạch và
các hạn chế buôn bán khác, tuy không phải lúc nào cũng được chấp nhận, nhưng
cũng đã có tác động quan trọng đối với phạm vị hạn chế thương mại.
Tổng kết
Phần này tóm tắt các nội dung của Chương 3.
1. Phân bổ nguồn lực có đặc điểm là không ai có thể được lợi mà cũng không làm
cho ai đó bị thiệt gọi là phân bổ có hiệu quả Pareto.
2. Trong một số điều kiện nhất định, thị trường cạnh tranh đem lại phân bổ nguồn
lực có hiệu quả Pareto. Khi các điều kiện cần thiết không được đảm bảo thì đó là
căn cứ để Chính phủ can thiệp vào thị trường.
3. Có sáu lý do tại sao cơ chế thị trường không đem lại phân bổ nguồn lực có hiệu
quả Pareto: thất bại của cạnh tranh; hàng hóa công cộng; yếu tố ngoại lai; thị
trường không hoàn hảo; thất bại thông tin và thất nghiệp.
4. Ngay cả khi thị trường có hiệu quả Pareto, vẫn có hai cơ sở nữa để Chính phủ
hành động: Thứ nhất, thị trường cạnh tranh có thể là lý do phân phối thu nhập
không khả dĩ về mặt xã hội. Thứ hai, một số người cho rằng ngay cả khi được
thông tin đầy đủ, các cá nhân vẫn không đưa ra được đánh giá tốt về những hàng
hóa mình dùng, cho nên, đó là cơ sở để điều tiết hạn chế tiêu dùng một số hàng hóa
và để cung cấp công cộng một số hàng hóa khác – gọi là hàng hóa khuyến dụng.
5. Mặc dầu việc có thất bại của thị trường ngụ ý rằng Chính phủ có thể hành động,
song điều đó không có nghĩa là một chương trình cụ thể nhằm sửa chữa thất bại
của thị trường không nhất thiết là khả dĩ. Để đánh giá các chương trình của Chính
phủ, cần phải tính đến không chỉ riêng các mục tiêu, mà cả cách thực hiện các
chương trình đó.
Chương 3 đã trình bày các khái niệm cơ bản dưới đây:
Bàn tay vô hình: Invissible hand
Các định định lý cơ bản về kinh tế học phúc lợi: Fundamental theorems of welfare
economics
Phân bổ nguồn lực có hiệu quả Pareto: Pareto-efficient resource allocation
Đường khả năng hữu dụng: Utility possibilities curve
Cơ chế thị trường phân cấp: Decentralized market mechanism
Tỷ lệ thay thế cận biên: Marginal rate of substitution
Hàm sản xuất: Production function
Tỷ lệ chuyển đổi cận biên: Marginal rate of transformation
Chi phí cận biên: Marginal cost
Lợi ích cận biên: Marginal benefit
Lợi nhuận theo quy mô: Returns to scale
Độc quyền tự nhiên: Natural monopoly
Thu nhập cận biên: Marginal revenue
Hàng hóa công cộng: Public goods
Yếu tố ngoại lai: Externalities
Thị trường không hoàn hảo: Incomplete markets
Hàng hóa khuyến dụng: Merit goods.
Phần này đặt ra các câu hỏi và vấn đề giúp người đọc nhớ lại những nội dung của
Chương 3.
1. Đối với mỗi chương trình sau đây, hãy thảo luận xem những thất bại nào của thị
trường có thể là một phần căn cứ:
a) Yêu cầu thắt dây an toàn trên ô tô
b) Quy chế về ô nhiễm do ô tô
c) Quốc phòng
d) Bồi thường thất nghiệp
e) Chăm sóc y tế (cho người có tuổi)
f) Trợ cấp y tế (cho người nghèo)
g) Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang
h) Thế chấp do liên bang bảo hiểm
i) Luật yêu cầu chủ cho vay nêu công khai lãi suất thực (luật về lãi suất thực)
j) Cục khí tượng quốc gia
k) Đổi mới thành thị
l) Bưu điện
m) Chính phủ nghiêm cấm dùng thuốc mê
n) Kiểm soát tiền cho thuê nhà
2. Nếu mục đích chủ yếu của các chương trình đới đây của Chính phủ trong mỗi
lĩnh vực là giảm một số thât bại nào đó của thị trường thì chương trình đó được xây
dựng như thế nào là tốt nhất?
a) Trợ giá nông nghiệp
b) Hạn ngạch nhập khẩu (trong những năm 1950)
c) Quy chế về thuế đặc biệt đối với các ngành năng lượng
3. Nhiều chương trình của Chính phủ có thể vừa phân phối lại thu nhập vừa sửa
chữa trục trặc của thị trường? Những thất bại nào của thị trường liên quan đến mỗi
chương trình sau, và chúng sẽ được giải quyết thế nào nếu như không có các mục
tiêu phân phối?
a) Chương trình cho sinh viên vay
b) Giáo dục tiểu học công cộng
c) Hỗ trợ của nhà nước cho các trường đại học
d) Bảo trợ xã hội.
Phụ trương: Hiệu quả Pareto và cân bằng cạnh tranh – phân tích bằng biểu đồ
Có ba điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto. Giữa bất kỳ hai hàng hóa nào, tỷ lệ
thay thế cận biên của các cá nhân phải như nhau (điều đó gọi là hiệu quả trao đổi):
Tỷ lệ thay thế cận biên của tất cả các hãng những đầu vào khác nhau phải như nhau
(gọi là hiệu quả sản xuất); và tỷ lệ chuyển đổi cận biên giữa bất kỳ hai hàng hóa
nào đều phải bằng tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng (gọi là hiệu quả sản
xuất hỗn hợp). Ở đây chúng tôi sẽ giải thích tại sao cần phải có các điều kiện đó
và, nếu như không có thất bại của thị trường, thì thị trường cạnh tranh sẽ đảm bảo
thỏa mãn những điều kiện đó như thế nào.
Hiệu quả trao đổi
Hiệu quả trao đổi liên quan đến cách phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa
các cá nhân. Hãy xem xét nền kinh tế với cung hàng hóa cố định (giả sử cung táo
và cam cố định). Để đơn giản, chúng ta giả sử có hai người là Robinson Crusoe và
Friday. Cái mà Crusoe không nhận được thì Friday nhận được. Do đó chúng ta có
thể trình bày tất cả các cách phân bổ có thể thực hiện trong một hộp (gọi là Hộp
Edgeworth – Bowley, mang tên hai nhà kinh tế – toán học người Anh đầu thế kỷ
20) mà trong đó trục hoành là tổng cung táo và trục tung là tổng cung cam. Trong
Hình 3.6 cái mà Crusoe nhận được đo bằng góc trái – dưới (O) và Friday nhận
được đo bằng góc phải – trên (O’). Với cách phân bổ thể hiện bằng điểm E, Crusoe
nhận được OA táo và OB cam, trong khi đó Friday nhận phần còn lại (là O’A’ táo;
và O’B’ cam). Lúc này, chúng ta vẽ đường bàng quan của Friday trong hoàn toàn
bình thường nếu bạn lộn ngược cuốn sách.
Bây giờ chúng ta hãy xác định độ hữu dụng của Crusoe. Hiệu quả Pareto đòi hỏi
chúng ta phải tăng tối đa độ hữu dụng của Friday với độ hữu dụng còn lại cho
Crusoe không đổi. Do đó chúng đặt câu hỏi, giả sử Crusoe trên đường bàng quan
Uc, thì đường bàng quan cao nhất mà Friday có thể có sẽ như thế nào? Hãy nhớ
rằng độ hữu dụng của Friday tăng lên khi chúng ta dịch xuống và sang trái (Friday
có nhiều hàng hóa hơn và Crusoe ít hơn) Friday đạt độ hữu dụng cao nhất khi
đường bàng quan tiếp tuyến đường của Crusoe tại E. Tại điểm này độ dốc của các
đường bàng quan này bằng nhau, nghĩa là các tỷ lệ thay thế cận biên của cam đổi
lấy táo là như nhau.
Hình 3.6 Hiệu quả trao đổi.
Các bên của Hộp Edgeworth – Bowley cho ta những phương án cung táo và cam.
OA và OB là tiêu dùng hai loại hàng hóa của Crusoe. Friday sẽ nhận được cái mà
Crusoe không nhận được, nghĩa là O’A’ và O’B’. Hiệu quả Pareto đòi hỏi sự tiếp
tuyến của hai đường bàng quan (tại điểm E), khi tỷ lệ thay thế cận biên của cam lấy
táo là bằng nhau.
Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất là nói về phân bổ một lượng hàng hóa nhất định giữa những cá
nhân, và phân bổ đó không tính đến vấn đề sản xuất. Sản xuất có hiệu quả là nói về
việc phân bổ nguồn lực nhất định làm đầu vào sản xuất ra hàng hóa. Giả sử rằng có
lượng cung cố định hai đầu vào là lao động và đất, để sản xuất ra táo và cam.
Chúng ta biểu diễn tổng cung các nguồn (đầu vào) bằng một chiêc hộp như trong
Hình 3.7. Đầu vào nào không được dùng để sản xuất táo sẽ dùng để sản xuất cam.
Mỗi điểm trong hộp là một cách phân bổ cụ thể giữa hai đầu vào đó.
Trong Hình 3.7, chúng ta vẽ các đường đẳng trị. Đường đẳng trị là tổng thể những
kết hợp có thể thực hiện các đầu vào vừa đủ để sản xuất một lượng sản phẩm nhất
định. Chúng ta có thể có mức sản lượng tương tự nếu tăng đầu vào lao động và
giảm đầu vào đất. Chúng ta gọi độ dốc của đường đẳng trị là tỷ lệ thay thế cận biên
của đất để lấy lao động; nó cho 1 lượng đất tăng thêm cần để thay cho giảm lao
động bằng 1 đơn vị.
Một lần nữa hãy nhớ rằng số lượng đầu vào dùng để sản xuất táo được đo từ O’. Vì
thế, các đường đẳng trị của táo có dạng như vậy; trông chúng hoàn toàn bình
thường nếu lật ngược cuốn sách. Rõ ràng là hiệu quả sản xuất đòi hỏi rằng, đối với
mọi mức sản xuất cam, sản lượng táo đều được tăng tối đa. Khi chúng ta chuyển
xuống dưới và phía trái, thì nhiều nguồn lực được dùng để sản xuất táo hơn, do đó,
những đường đẳng trị qua những điểm này là mức sản lượng táo cao hơn. Nếu
chúng ta cố định mức sản lượng cam ở điểm tương đương với Qo, thì rõ ràng là
sản lượng táo được tăng tối đa bằng cách tìm đường đẳng trị tiếp tuyến với Qo. Tại
tiếp điểm, độ dốc của các đường đẳng trị là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên
của đất để lấy lao động như nhau trong sản xuất táo cũng như trong sản xuất cam.
Một lần nữa, chúng ta thấy rằng cân bằng cạnh tranh sẽ thỏa mãn được điều kiện
này. Tại mọi mức sản lượng, mỗi hãng đều muốn giảm thêm chi phí. Nếu chi phí 1
đơn vị đất đắt gấp đôi 1 đơn vị lao động, hãng sẽ chỉ thuê đất đến mức mà sản
phâm cận biên của đất bằng hai lần sản phẩm cận biên của lao động. Nói cách
khác, tỷ lệ cận biên thay thế kỹ thuật sẽ bằng tỷ lệ giá lao động so với giá đất.
Trong thị trường cạnh tranh, tất cả các hãng đều gặp phải giá cả như nhau, và vì
vậy các hãng sẽ có tỷ lệ thay thế cận biên giữa các đầu vào. Điều đó sẽ đảm bảo
cho hiệu quả sản xuất.
Hình 3.7 Hiệu quả sản xuất.
Các bên của Hộp Edgewworth – Bowley cho thấy cung nguồn lực có thể thực hiện
của đất và lao động. Nguồn lực để sản xuất cam là OA và OB; nguồn lực không
dùng để sản xuất cam sẽ được dùng để sản xuất táo, đó là O’A’ và O’B’. Hiệu quả
sản xuất đòi hỏi sự tiếp tuyến của các đường đẳng trị. Tại các điểm tiếp tuyến này,
như điểm E, tỷ lệ thay thế cận biên của đất để lấy lao động là như nhau trong sản
xuất táo và cam.
Hiệu quả kết hợp sản phẩm
Để lựa chọn được sự kết hợp tốt nhất để sản xuất táo và cam, chúng ta cần cân
nhắc cả cái gì là khả thi về kỹ thuật lẫn ý thích của cá nhân. Đối với mỗi mức sản
lượng cam, chúng ta có thể xác định từ công nghệ để tăng tối đa sản lượng táo.
Việc đó sẽ tạo ra đường năng lực sản xuất. Với đường năng lực sản xuất đã định,
chúng ta lại muốn có được độ hữu dụng cao nhất có thể đạt được. Để đơn giản,
chúng ta giả định rằng tất cả các cá nhân đều có khẩu vị giống nhau. Trong Hình
3.8, chúng tôi đã thể hiện cả đường năng lực sản xuất và đường bàng quan giữa táo
và cam. Độ hữu dụng được tăng tối đa tại điểm tiếp tuyến của đường bàng quan và
đường năng lực sản xuất. Độ dốc của đường năng lực sản xuất gọi là tỷ lệ chuyển
đổi cận biên; ngĩa là chúng ta có thể có thêm bao nhiêu cam nếu giảm sản xuất táo
xuống 1 đơn vị. Tại tiếp điểm E, các độ dốc của đường bàng quan và đường năng
lực sản xuất là như nhau, tức là, tỷ lệ thay thế cận biên của cam để lấy tạo bằng
với tỷ lệ chuyển đổi cận biên.
Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao, trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ chuyển đổi cận
biên bằng với giá tương ứng của táo so với cam. Nếu bằng cách giảm sản xuất táo
1 đơn vị, mà giả sử các hãng có thể tăng sản xuất cam lên 1 đơn vị, và bán cam cao
hơn giá táo, thì bằng việc tăng tối đa lợi nhuận, các hãng sẽ mở rộng sản xuất cam.
Chúng tôi cũng đã chỉ ra tại sao trong điều kiện cạnh tranh, tỷ lệ thay thế cận biên
của người tiêu dùng sẽ bằng tỷ lệ giá. Do cả hai tỷ lệ thay thế và chuyển đổi cận
biên đều bằng tỷ lệ giá, cho nên tỷ lệ chuyển đổi cận biên phải bằng tỷ lệ thay thế
cận biên của người tiêu dùng. Từ đó, trong thị trường cạnh tranh lý tưởng, cả ba
điều kiện cần thiết để có hiệu quả Pareto đều được đáp ứng.
Hình 3.8 Hiệu quả kết hợp sản phẩm
Hiệu quả kết hợp sản phẩm đòi hỏi rằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên bằng tỷ lệ thay
thế cận biên của người tiêu dùng. Để đạt được độ hữu dụng cao nhất của người tiêu
dùng, đường bằng quan và đường năng lực sản xuất phải tiếp tuyến (tại điểm E).
Tại bất kỳ điểm nào khác, chẳng hạn điểm E’, độ hữu dụng đều thấp hơn điểm E.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_3_5947.pdf