Kinh tế học - Chương 5: Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp

Để biết được mức độ hữu hiệu của HHCC phụ thuộc vào phân phối thu nhập như thế nào, hãy giả sử rằng chính phủ chuyển 1 đô la thu nhập của Crusoe cho Friday. Việc chuyển đó sẽ làm cho đường cầu HHCC của Crusoe dịch xuống, và đường cầu của Friday sẽ dịch lên. Nói chung, không lý do giải thích tại sao những thay đổi này phải vuông góc một cách chính xác với nhau để mức tổng cầu thay đổi một cách bình thường. Với cách phân phối thu nhập mới này, sẽ có mức HHCC hữu hiệu mới. Nhưng hiệu quả vẫn có đặc điểm là tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lẹ chuyển đổi cận biên. Nói cách khác, mỗi điểm trên đường năng lực sử dụng có thể được đặc trưng bởi HHCC khác nhau, nhưng tại mỗi điểm thì tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên.

pdf36 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 5: Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz Chương 5: Hàng hóa công cộng và hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp Định nghĩa hàng hóa công cộng  Những hàng hóa không thể phân biệt theo khẩu phần  Hàng hóa công cộng thuần túy là có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất là nó không thể phân bổ thoe khẩu phần để sử dụng. Thứ hai là người ta không sử dụng nó theo khẩu phần.  Ví dụ rõ ràng nhất về hàng hóa không thể phân theo khẩu phần là quốc phòng. Ví dụ, nếu quốc phòng của chúng ta đạt được mục đích của nó bằng cách ngăn cản sự tấn công của Liên Xô, mọi cư dân của Hoa Kỳ đều được hưởng, không có cách gì để loại trừ bất kể ai không được hưởng lợi ích của các chương trình sức khỏe quốc gia, chẳng hạn tiêm chủng chống bại liệt. Trong một số trường hợp có thể loại trừ ai đó song rất tốn kém. Ví dụ, sẽ rất tốn kém nếu loại trừ các cá nhân ra khỏi việc sử dụng những công viên nhỏ ở địa phương, để làm việc đó có thể làm mất cảnh quan của công viên và phải có những người luôn luôn đứng trực để thu vé vào cổng.  Việc không thể thực hiện phân khẩu phần bằng hệ thống giá cả có nghĩa rằng thị trường cạnh tranh không tạo ra lượng hàng hóa có hiệu quả Pareto. Giả định rằng mọi người đều thấy quốc phòng là có giá trị, nhưng chính phủ lại không cung cấp, thì liệu các hãng tư nhân có cung cấp được không? Để làm việc đó, hãng tư nhân phải thu tiền cung cấp dịch vụ. Nhưng vì mỗi người cho rằng mình sẽ được hưởng dịch vụ bất kể có đóng góp gì hay không, nên anh ta sẽ không tự nguyện trả tiền cho dịch vụ đó. Chính vì thế, mọi người cần phải hỗ trợ hàng hóa này thông qua nộp thuế. Việc cá nhân do dự đóng góp tự nguyện vào HHCC gọi là vấn đề ăn không.  Hai ví dụ khác có thể giúp minh họa bản chất của vấn đề ăn không. Một trong những phương pháp giảm lây bệnh truyền nhiễm là nhờ tiêm chủng. Những người được tiêm chủng cũng chịu chi phí (như sự khó chịu, thời gian, tiền bạc, hay có thể bị phản ứng vì vắc xin). Họ nhận được lợi ích là giảm nguy cơ bị mắc bệnh, nhưng phần lợi lớn của HHCC là giảm khả năng mắc bệnh cho cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, chi phí cá nhân lớn hơn lợi ích cá nhân, nhưng lợi ích của xã hội, kể cả giảm đi khả năng mắc bệnh, lại cao hơn chi phí rất nhiều. Vì vấn đề ăn không mà nhiều khi chính phủ yêu cầu các cá nhân tiêm chủng.  Trong nhiều cộng đồng, các cơ quan chống hỏa hoạn hoạt động một cách tự nguyện. Một số cá nhân trong cộng đồng từ chối đóng góp vào công việc chống hỏa hoạn. Nhưng ở những nơi nhà ở sít nhau, cơ quan cứu hỏa đã luôn phải dập cháy ở nhà của người không có đóng góp, vì sợ rằng hỏa hoạn có thể lan sang nhà có đóng góp. Nhưng cũng có những trường hợp khi có cháy ở nhà không có đóng góp nằm riêng biệt, cơ quan cứu hỏa đã không cứu. Cơ quan này bị phê phán rất mạnh. Đây là ví dụ mà việc loại trừ có thể thực hiện được, cơ quan cứu hỏa có thể không phục vụ cho những người không có đóng góp vào công việc hỗ trợ. Cơ quan cứu hỏa cho rằng nếu không phạt như vậy thì mọi người đều sẽ là những người ăn không.Tại sao lại phải trả, nếu như họ có thể nhận được dịch vụ mà không mất gì? Để tránh việc xảy ra hỏa hoạn mà cơ quan cứu hỏa không cứu chữa, cho nên hầu hết các cộng đồng đều muốn cung cấp dịch vụ cho mọi người: nhưng để tránh vấn đề ăn không thì đòi hỏi tất cả mọi người phải đóng góp qua thuế.  Trong một số trường hợp, tư nhân không có cung cấp HHCC, nhưng vì vấn đề ăn không này nên việc cung cấp đó đã không thích hợp. Ở chương 3, chúng tôi đã lưu ý một chủ tàu lớn có thể rằng ông ta đáng xây dựng trạm ngay cả khi không cần thu lệ phí của những tàu khác nhau, nhưng cân nhắc xem sẽ cung cấp bao nhiêu đèn thì ông ta chỉ nhìn vào lợi ích mà mình sẽ nhận được, chứ không phải toàn bộ lợi ích mà mọi người nhận được.  Tương tự, người hàng xóm đối diện với tôi có thể được hưởng ngắm nhìn vườn hoa tôi trồng như tôi, và ngược lại. Hoa là HHCC; nhưng tôi vẫn trồng hoa (ngay cả khi hàng xóm không đóng góp gì), bởi vì những thú vị mà tôi nhận được. Tất nhiên, sẽ có sự thiếu hoa cung cấp. Khi tôi quyết định bỏ ra bao công sức để làm vườn của mình, tôi sẽ phải cân nhắc giữa thú vị mà tôi sẽ được hưởng với chi phí mà tôi phải bỏ ra, chứ không tính đến thú vị mà tôi sẽ được hưởng với chi phí mà tôi bỏ ra, chứ không tính đến thú vị mà hàng xóm của tôi được hưởng.  Hầu hết hàng hóa được cung cấp trong phạm vi gia đình thường được thực hiện tương tự như cung cấp HHCC trong xã hội: nhiều người thường không phải trả gì khi nhận đồ ăn ở nhà như khi mua ở ngoài nhà hàng, cũng như không nhận được gì khi thực hiện công việc nhà. Việc loại trừ rất tốn kém, nếu không phải là không thể, giống như HHCC vậy. Chi phí quản lý hệ thống giá trong gia đình là không thể thực hiện – hãy tưởng tượng rằng bắt các thành viên trong gia đình trả tiền cho mỗi miếng thức ăn hay mỗi khi sử dụng phòng ở. Do đó, các gia đình thường gặp phải vấn đề người ăn không giống như là xã hội gặp phải. Nhưng trong khi các biện pháp trừng phạt của xã hội (cũng giống như lời quở trách của cha mẹ) đã nhẹ tay đối với vấn đề ăn không trong phạm vi gia đình, thì sự ép buộc ngầm lại thường được dùng cả ở cấp địa phương và cấp quốc gia.  Những hàng hóa không muốn phân biệt theo khẩu phần Đặc điểm thứ hai của HHCC là không muốn loại trừ một ai: tiêu dùng của một cá nhân không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác, chi phí cận biên của việc cung cấp hàng hóa cho thêm một người bằng 0. Nếu chính phủ thành lập một cơ quan quân sự để chống sự tấn công và bảo vệ tất cả chúng ta, thì chi phí quốc phòng cơ bản không bị tác động khi có thêm một đứa trẻ sinh ra hay một cá nhân nào nhập cư vào Hoa Kỳ. Điều này khác hoàn toàn với hàng hóa tư nhân. Nếu tôi đang ngồi ở trên ghế, tôi đã tước đoạt khả năng của những người khác ngồi lên chiếc ghế đó. Nếu tôi ăn một que kem thì bạn không thể nào ăn được que kem đó nữa. Điều quan trọng là phải phân biệt được chi phí cận biên của việc sản xuất hàng hóa. Việc xây dựng thêm nhiều đèn biển sẽ tốn kém hơn, nhưng sẽ không tốn kém hơn nếu có thêm một chiếc tàu sử dụng đèn biển đó. Hàng hóa công cộng không thuần túy  Phi hiệu quả do tư nhân cung cấp HHCC Như chúng ta đã nhận thấy, có thể có nhiều hàng hóa mà chi phí cận biên của việc thêm người sử dụng là bằng 0 hoặc gần bằng 0. Những hàng hóa này tư nhân có thể cung cấp được. Lý do để nhà nước cung cấp là vì nhà nước cung cấp những hàng hóa đó thì sẽ có hiệu quả hơn.Khi có thêm một người sử dụng hàng hóa mà chi phí cận biên không tăng lên thì như chúng ta đã trình bày, hàng hóa đó không cần phân bổ theo khẩu phần. Nhưng nếu hàng hóa đó lại do một hang tư nhân cung cấp, thì hang đó phải thu tiền sử dụng. Và việc phải trả tiền đó làm cho người ta ít sử dụng hàng hóa này. Do đó, nếu hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì sẽ nảy sinh tình trạng hàng hóa đó ở dưới mức sử dụng.  Điều đó được thể hiện ở hình 5.3, trong ví dụ về cây cầu. Chúng tôi đã vẽ đường cầu của cây cầu, miêu tả lượng đi lại theo hàm số của số tiền thu thuế qua cầu. Nếu hạ mức thuế sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng cầu. Công suất của cầu là Qc; đối với mọi mức cầu dưới Qc sẽ không có tắc nghẽn giao thông và không có chi phí cận biên liên quan tới việc sử dụng cầu. Do chi phí cận biên của việc sử dụng là bằng 0, nên hiệu quả đòi hỏi là giá sử dụng phải bằng 0. Nhưng rõ ràng là do đó tiền thu thuế sử dụng cầu cũng sẽ bằng 0.   Hình 5.3: Cây cầu là hàng hóa có thể loại trừ nhưng không nhất thiết phải loại trừ người sử dụng  Tuy nhiên, sự loại trừ có thể được thực hiện: một hãng tư nhân có thể xây dựng cây cầu và thu lệ phí nếu muốn. Cụ thể là hãng có thể thu lệ phí nếu muốn. Cụ thể là hãng có thể thu lệ phí cao hơn mức đủ để trang trải chi phí xây dựng cầu. Nhưng chừng nào hãng thu lệ phí thì việc sử dụng sẽ giảm đi, và một số chuyến đi lại mà lợi ích của nó lớn hơn chi phí xã hôi sẽ không được thực hiện. Chúng ta có thể đo được khoản mất mát phúc lợi bằng tam giác gạch chéo ở hình 5.3. Phần này gọi là sự mất trắng. Để thấy rõ điểm này, chúng ta hãy nhớ lại những điểm của đường cầu đo mức cận biện của cá nhân sẵn sàng trả tiền cho thêm một lượt qua cầu ở mức số lượng sử dụng khác nhau. Giả sử giá p là lệ phí sử dụng cầu. Số lượng đi lại xảy ra sẽ là Qe. Tại Qe mức cận biên của cá nhân sẵn sàng trả tiền cho thêm một lượt qua cầu sẽ đúng bằng p. Chi phí cho việc đi lại thêm bằng 0. Phúc lợi mất mát do không có sự đi lại bằng chênh lệch giữa các khoản cá nhân sẵn sàng trả (lợi ích cận biên của cá nhân) so với chi phí cận biên; do đó, phúc lợi mất mát sẽ đúng bằng p. Với mức sử dụng cao hơn một chút, khoản mất vẫn là mức cận biên sẵn sàng trả tiền, nhưng bây giờ thì nhỏ hơn. Để tìm được tổng phúc lợi bị mất liên quan đến mỗi chuyến đi lại không xảy ra do có thu lệ phí. Tại mức thu lệ phí bằng 0, có Qm lượt đi. Tại mức lệ phí bằng p, có Qc lượt đi. Do vậy, việc thu lệ phí đã làm cho có (Qm – Qc) lượt đi không xảy ra. Sự mất mát phúc lợi do không có lượt đi cuối cùng là 0 (sự sẵn sàng trả tiền cho thêm một lượt đi tại Qm là 0). Như vậy, mức trung bình mất mát phúc lợi do mỗi lượt đi là p/2; và tổng mát mát phúc lợi là p(Qm – Qc)/2, đó là diện tích tam giác gạch chéo trong hình 5.3.  Lập luận này cho thấy rằng, hàng hóa mà chi phí cận biên của việc cung cấp bằng 0 thì có thể được cung cấp không phải trả tiền, bất kể hàng hóa đó bị đánh thuế hay không. Đôi khi cũng có chi phí cận biên nhỏ của việc sử dụng HHCC, trong trường hợp đó cá nhân chỉ phải nộp bằng chi phí cận biên. Lệ phí của người sử dụng sẽ không đủ để trang trải tổng chi phí cận biên. Lệ phí của người sử dụng sẽ không đủ để trang trải tổng chi phí của HHCC. Khoản thu cần thiết để trang trải chi phí HHCC phải tìm kiếm từ nguồn khác. Mặc dầu hầu hết thuế được sử dụng để huy động các nguồn thu cũng gây ra những chi phí khá lớn, lý do để nhà nước cung cấp hàng hóa có thể thu lệ phí sử dụng chúng là: chi phí liên quan đến thu lệ phí sử dụng HHCC – sự mất mát phúc lợi do giảm tiêu dung – còn lớn hơn chi phí liên quan đến việc huy động thu nhập bằng cách khác, như đánh thuế thu nhập chẳng hạn. Những hàng hóa có thể loại trừ nhưng tốn kém Tất nhiên, có những chi phí liên quan đến việc loại trừ đối với HHTN cũng như đối với HHCC; có nghĩa là có những chi phí liên quan đến việc điều hành hệ thống giá cả. Ví dụ, nhân viên kiểm tra tại các cửa hàng rau quả, những người thu lệ phí trên đường cao tốc và cầu là một phần của những chi phí hành chính liên quan đến điều hành cơ chế giá. Nhưng nếu chi phí của việc loại trừ là khá nhỏ đối với hầu hết HHTN, thì lại có thể là khá hơn đối với một số hàng hóa do công cộng cung cấp. Ngay cả khi có chi phsi cận biên liên quan đến việc sử dụng hàng hóa của mỗi cá nhân, nếu chi phí điều hành hệ thống giá là rất cao, thì có thể sẽ có hiệu quả hơn chỉ bằng cách đơn giản là nhà nước cung cấp hàng hóa và trang trải hàng hóa thông qua các nguồn thu thuế chung. Hình 5.4: Chi phí giao dịch Chúng tôi biểu thị điều này trong hình 5.4. Trong hình này chúng tôi thể hiện một hàng hóa có chi phí sản xuất cận biên cố định là c. (Hãng phải mất c đô la để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa). Tuy nhiên, để bán hàng hóa đã nảy sinh chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch bao gồm tất cả những chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế, chẳng hạn như chi phí cho nhân viên đứng kiểm tra ở cửa hàng và người bán hàng. Chi phí giao dịch làm tăng giá lên p*. Bây giờ giả sử chính phủ cung cấp hàng hóa không phải trả tiền.Việc làm này sẽ loại trừ chi phí giao dịch, và toàn bộ phần ABCD sẽ tiết kiệm được. Sẽ còn có khoản lợi khác khi tiêu dùng tăng lên từ Qe lên Qo, vì những giá trị cận biên của các cá nhân cao hơn chi phí sản xuất cận biên. Phần gạch chéo ABE là khoản lợi này. Mặt khác, nếu các cá nhân sử dụng hàng hóa cho đến khi giá trị cận biên bằng 0, thì khi mở rộng tiêu dùng từ Qo đến Qm, mức cận biên sẵn sàng trả tiền sẽ nhỏ hơn chi phí sản xuất. Điều này rõ ràng là không có hiệu quả. Để quyết định xem nhà nước có nên cung cấp hàng hóa hay không, chúng ta phải so sánh khoản tiết kiệm chi phí giao dịch và cộng với khoản lợi do tăng tiêu dùng từ Qe len Qo với : (1) mất mát do tiêu dùng quá nhiều hàng hóa (phần gạch chéo EFQm trong hình 5.4) cộng với sự mất mát do những méo mó về thuế được sử dụng để có thu nhập cần thiết trang trải cho việc cung cấp hàng hóa. Việc cung cấp bảo hiểm chi phí cao của tư nhân là một trong những lý do để nhà nước cung cấp bảo hiểm. Đối với nhiều loại bảo hiểm, chi phí hành chính (kể cả chi phí bán hàng) liên quan đến cung cấp bảo hiểm của tư nhân là khoảng trên 20% lợi ích đã phân phát, ngược lại với chi phí hành chính liên quan đến bảo hiểm công cộng và khoản này (bỏ qua những méo mó về các thứ thuế dùng để trang trải cho các chương trình bảo hiểm xã hội) thường là dưới 10% giá trị lợi ích. Hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp  Những phương pháp chia khẩu phần HHTN do công cộng cung cấp: cung cấp thống nhất Có thể đây là một phương pháp kiểm soát tiêu dùng hàng hóa tư nhân do công cộng cung cấp sẽ được vận dụng. Bất kỳ phương pháp nào han chế tiêu dùng hàng hóa đều được gọi là hệ thống chia khẩu phần. Giá cả là một hệ thống chia khẩu phần. Chúng ta đã bàn về việc lệ phí sử dụng hàng hóa có thể được áp dụng như thế nào để hạn chế nhu cầu. Một cách thông dụng khác về khía cạnh khẩu phần hàng hóa do công cộng cung cấp là cung cấp một lượng hàng hóa như nhau cho tất cả mọi người. Điển hình là chúng ta đảm bảo trình độ giáo dục phổ thông cho tất cả mọi người, mặc dù một số người muốn học thêm nữa, số khác lại muốn học ít hơn. Những người muốn mua nhiều hơn có thể mua các dịch vụ giáo dục bổ sung trên thị trường tư nhân, như học có thầy riêng. Đây là một bất lợi lớn của việc công cộng cung cấp hàng hóa tư nhân; việc đó không cho phép thích ứng với mức độ khác biệt về nhu cầu và mong muốn của cá nhân như các thị trường tư nhân.  Điều này được minh họa trong hình 5.6, trong đó chúng tôi đã vẽ đường cầu của hai người khác nhau. Nếu hàng hóa do tư nhân cung cấp, cá nhân 1 là người có nhu cầu cao sẽ sử dụng Q1, trong khi cá nhân 2 có nhu cầu cho mỗi người một lượng trong khoảng giữa là Q*. Tại mức tiêu dùng này người có nhu cầu cao sẽ sử dụng ít hơn mức mong muốn; mức cận biên sẵn sàng trả tiền của anh ta thấp hơn chi phí cận biên (nhưng vì anh ta không phải trả gì để có được thứ đó, và cònđánh giá , hàng hóa đó là tốt, tất nhiên anh ta sẽ sử dụng đến mức Q*).   Hình 5.6: Những méo mó liên quan đến việc cung cấp thống nhất   Đối với một số bảo hiểm nhất định, chẳng hạn như bảo hiểm xã hội đối với hưu trí, chính phủ cung cấp một mức tối thiểu thống nhất. Một lần nữa, những người nào muốn mua nhiều hơn vẫn có thể mua, nhưng những người muốn mua ít hơn lại không thể mua. Tuy nhiên, sự méo mó ở đây có thể không lớn lắm, nếu như mức cung cấp thống nhất khá thấp thì sẽ có ít người tiêu dùng hơn mức họ mong muốn, và phần tiết kiệm chi phí hành chính mà chúng tôi đã đề cập đến trước đây có thể lớn hơn phần bù đắp đối với méo mó nhỏ liên quan đến cung cấp mức bảo hiểm tối thiểu thống nhất. Mặt khác, hệ thống kết hợp công và tư trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ có thể làm tăng đáng kể tổng chi phí giao dịch (hành chính) lên trên mức đáng lẽ chúng ta phải có, nếu như chỉ khu vực công hoặc khu vực tư chịu trách nhiệm về cung cấp.  * Những hàng hóa do công cộng cung cấp mà có chi phí cận biên lớn liên quan đến việc cung cấp cho thêm nhiều người, gọi là HHTN do công cộng cung cấp. Xếp hàng là phương pháp chia khẩu phần Phương pháp thứ hai để chia khẩu phần được chính phủ sử dụng rộng là xếp hàng: đúng ra là các cá nhân trả tiền cho việc nhận hàng hóa hoặc dịch vụ do công cộng cung cấp, chính phủ lại đòi hỏi họ trả một khoản chi phí bằng thời gian chờ đợi. Điều đó cho phép một sự thích ứng nào đó của mức cung cấp đối với nhu cầu của cá nhân. Những người có nhu cầu cao hơn về mặt dịch vụ y tế sẽ sẵn sàng xếp hàng ở phòng khám của bác sĩ. Ở đây tiền không phải là cơ sở mong muốn đối với việc phân chia khẩu phần dịch vụ y tế: Tại sao người giàu lại có quyền lớn hơn để có sức khỏe tốt so với người nghèo? Người ta lập luận rằng xếp hàng có thể là biện pháp hữu hiệu để phân biệt đối xử giữa người thực sự cần (những người sẵn sàng xếp hàng) và những người ít cần dịch vụ y tế hơn. Nhưng xếp hàng chưa phải là biện pháp hoàn chỉnh để xác định ai là người xứng đáng được hưởng dịch vụ y tế, bởi vì những người không có việc làm và những người về hưu, mặc dù không cần dịch vụ y tế lắm, vẫn sẽ sẵn sàng xếp hàng hơn là một ủy viên quản trị công ty đang bận bịu, hoặc một số người lương thấp bắt buộc phải làm tới hai công việc. Trên thực tế chúng ta thay thế sự sẵn sàng trả tiền như là tiêu chuẩn phân phối dịch vụ y tế bằng sự sẵn sàng đợi ở phòng khám của bác sỹ. Ngoài ra, có chi phí xã hội thực khi sử dụng xếp hàng làm phương tiện chia khẩu phần, đó là mất thời gian xếp hàng; đây là sự phí phạm có thể tránh được nếu sử dụng giá làm phương tiện chia khẩu phần. Thay đổi cân bằng giữa cung cấp công cộng và cung cấp tư nhân Nhiều hàng hóa do công cộng cung cấp có thể hoặc do công cộng hoặc di tư nhân cung cấp. Thường thường những hàng hóa này do của công cộng và tư nhân cung cấp. Việc cân bằng giữa cung cấp của công cộng và tư nhân ở các nước rất khác nhau và thường thay đổi qua thời gian. Việc thay đổi cân bằng giữa cung cấp HHCC và tư nhân một phần có liên quan đến thay đổi công nghệ. Sự phát triển cáp truyền hình đã làm cho việc buộc phải trả tiền sử dụng máy thu hình được dễ dàng hơn. Máy vi tính làm giảm chi phí hành chính của hệ thống thu. Ví dụ hiện nay có thể thu lệ phí sử dụng đường cao tốc nhanh hơn vào giờ cao điểm. Mỗi xe hơi hay mỗi góc đường đều có thể lắp phương tiện điện tử để đo việc sử dụng đường của mỗi cá nhân trong giờ cao điểm, cũng như sử dụng điện thoại hiện nay. Hệ thống này đã được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm ở Hồng Kông năm 1985. Thay đổi cân bằng cũng liên quan tới sự thay đổi mức sống (thu nhập đầu người). Đu quay trẻ em được cung cấp ở công viên, ngoài ra còn có đu quay do tư nhân mua trang bị trong vườn của họ. Lợi thế của việc cung cấp dịch vụ công cộng là sự sử dụng phần lớn trong ngày. Lợi thế của cung cấp tư nhân là tiết kiệm được chi phí di chuyển. Nếu chi phí di chuyển (kể cả giá trị thời gian đi ra công viên) làm tăng tương đối chi phí của chiếc đu, người ta có thể nghĩ được việc cung cấp tư nhân. Albert Hirschman, thuốc Viện nghiên cứu nâng cao của Princeton, đã gợi ý rằng những kiểu thay đổi này là hậu quả của thay đổi thị hiếu. Ông lập luận rằng có những dao động theo chu kỳ trong cân bằng giữa sự tiêu dùng công cộng và tư nhân. Khi các cá nhân thấy không hài lòng đới với cái mà họ nhận được trong đời sống riêng tư, họ sẽ chuyển sự chú ý sang dịch vụ công cộng và hàng hóa công cộng. Nhưng những dự đoán của họ về sự thỏa mãn mà họ sẽ nhận đượctrong khu vực công cộng cũng không hoàn hảo, do đó khi không hài lòng họ lại quay sang thị trường tư nhân. Những điều kiện về hiệu quả đối với HHCC  Đường cầu hàng hóa công cộng  Trong chương 3, chúng ta đã miêu tả cân bằng thị trường của một hàng hóa tư nhân (kem) là điểm cắt của đường cầu và đường cung. Chúng ta đã chỉ ra rằng tại điểm này, lợi ích cận biên của việc sản xuất thêm một đơn vị bằng chi phí cận biên. Chính vì thế mà cân bằng của thị trường là có hiệu quả Pareto.  Chúng ta có thể sử dụng một cơ chế tương tự để miêu tả mức hiệu quả sản xuất HHCC. Chúng ta có thể vẽ đường cầu của mỗi cá nhân đối với HHCC theo cách tương tự như đã vẽ đường cầu HHTN của họ.  Các cá nhân không mua HHCC. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỏi xem họ có thể cần bao nhiêu nếu như họ phải trả tiền bao nhiêu đó cho mỗi đơn vị HHCC mà họ có thể dùng thêm. Đây không phải là một câu hỏi hoàn toàn mang tính giả định, vì khi chi tiêu vào HHCC tăng lên thì thuế của cá nhân cũng tăng lên. Chúng tôi gọi khoản trả thêm này của cá nhân trong mỗi đơn vị HHCC thêm là giá thuế của anh ta. Trong phần thảo luận tới, chúng ta sẽ giả định là chính phủ quyết định đánh thuế các cá nhân khác nhau với những mức giá thuế khác nhau.  Giả định rằng giá thuế của một cá nhân là p, tức là, đối với mỗi đơn vị HHCC cá nhân đó phải trả p. Do đó tổng số mà cá nhân đó có thể chi tiêu (hạn chế ngân sách của anh ta) là:  C + pG = Y  Trong đó C là tiêu dùng HHTN của anh ta; G là tổng lượng HHCC được cung cấp; và Y là thu nhập của anh ta.  Hạn chế ngân sách chỉ ra những kết hợp hàng hóa (mà ở đây là HHCC và HHTN) mà cá nhân có thể mua với mức thu nhập và mức giá thuế đã định. Chúng tôi trình bày hạn chế ngân sách ở Hình 5.7A bằng đường BB. Dọc theo đường giói hạn ngân sách, nếu chi tiêu của chính phủ thấp hơn, tiêu dùng HHTN rõ ràng sẽ cao hơn. Cá nhân muốn có được mức hữu dụng cao nhất, phù hợp với giới hạn ngân sách của anh ta. Trong độ hữu dụng cao nhất, phù hợp với giói hạn ngân sách của anh ta. Trong hình 5.7 A, chúng tôi đã vẽ những đường bàng quan của cá nhân giữa HHCC và HHTN. Cá nhân sẵn sàng bỏ một số HHTN nếu nhận được thêm HHCC. Lượng HHTN mà cá nhân sẵn sàng bỏ để nhận một đơn vị HHCC (và nhận HHTN ít hơn) nên lượng HHTN mà anh ta sẵn sàng bỏ đi để có thêm một đơn vị HHCC và trở nên nhỏ hơn, tức là cá nhân có tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần. Trên biểu đồ, tỷ lệ thay thế cận biên là độ dốc của đường bàng quan. Do đó, vì cá nhân sử dụng nhiều HHCC hơn và ít HHTN hơn, nên đường bàng quan trở nên phẳng hơn .   Hình 5.7 A    Hình 5.7 B  Hình 5.7: Đường cầu HHCC Độ hữu dụng cao nhất của cá nhân là ở điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan và đường giới hạn ngận sách,điểm E trong phần A. Tại điểm này, độ dốc của đường giới hạn ngân sách và độ dốc của đường bàng quan là như nhau. Độ dốc của đường giới hạn ngân sách cho chúng ta thấy cá nhân phải bỏ bao nhiêu HHTN để nhận thêm một đơn vị HHCC, lượng đó bằng giá thuế của cá nhân. Độ dốc của đường bàng quan cho chúng ta thấy cá nhân sẵn sàng bỏ bao nhiêu HHTN để nhận thêm một đơn vị HHCC. Do đó, tại điểm mà cá nhân ưa thích nhất, lượng HHTN mà cá nhân sẵn sàng bỏ để nhận thêm một đơn vị HHCC. Khi chúng ta giảm giá thuế, đường giới hạn ngân sách chuyển dịch từ BB sang BB’, và điểm ưa thích nhất của cá nhân chuyển sang E’. Mức cầu của cá nhân về HHCC sẽ tăng rất nhiều. Bằng cách tăng hoặc giảm giá thuế, chúng ta có thể vẽ đường cầu HHCC theo cách tương tự như vẽ đường cầu HHTN. Trong hình 5.7B, chúng ta đã vẽ đường cầu tương tự như vẽ đường cầu tương ứng trong phần A. Các điểm E và E’ trong phần A cho thấy lượng cầu HHCC ở mức giá thuế P1 và P2. Chúng ta có thể vẽ thêm nhiều điểm nữa cho B bằng cách chuyển đường giói hạn ngân sách ra xa hơn trong phần A. Chúng ta có thể sử dụng cách này để vẽ các đường cầu HHCC của Crusoe và Friday. Sau đó, chúng ta có thể cộng chúng lại theo chiều dọc để có đường cầu trong hình 5.8. Cộng theo chiều dọc là hợp lý, bởi vì HHCC thuần túy cần cung cấp cho các cá nhân với cùng một lượng như nhau. Chia theo khẩu phần là không thể thực hiện đượcvà cũng là không mong muốn, bởi vì sử dụng HHCC của một cá nhân không làm giảm đi sự hưởng thu của bất cứ người nào. Hình 5.8: Tổng cầu HHCC Đường cầu có thể coi như “đường sẵn sàng trả tiền cận biên”. Tức là, tại mỗi mức sản lượng HHCC, đường đó đều cho biết cá nhân sẽ sẵng sàng trả bao nhiêu để có thêm một đơn vị HHCC (giá thuế HHCC mà cá nhân phải trả là bằng tỉ lệ thay thế cận biên của cá nhân đó, mà tỷ lệ đó đơn giản là sẽ cho biết cá nhân sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu hàng hóa tư nhân để có thêm một đơn vị HHCC). Do đó, tổng số theo chiều dọc của các đường cầu là bằng đúng tổng của sự sẵn sàng trả tiền cận biên của cá nhân, tức là tổng lượng mà tất cả các cá nhân sẵn sàng trả để có thêm một đơn vị HHCC. Tương tự, bởi vì mỗi điểm trên đường cầu của một cá nhân là tỷ lệ thay thế cận biên của anh ta tại mức chi tiêu của chính phủ, nên bằng cách cộng các đường cầu theo chiều dọc . chúng ta có thể có được tổng các tỷ lệ thay thế cận biên. Kết quả đó là tổng cầu trong hình 5.8. Chúng ta có thể vẽ đường cung cũng giống như đối với HHTN, đối với mỗi mức sản lượng, giá trị biểu thị lượng những hàng hóa khác phải bỏ để sản xuất thêm một đơn vị HHCC, đây chính là chi phí cận biên, hoặc tỉ lệ chuyển đổi cận biên. Tại mức sản lượng mà tổng cầu bằng cung (hình 5.9), tổng số sẵn sàng trả tiền cận biên (tổng tỉ lệ thay thế cận biên) bằng đúng chi phí cận biên hoặc tỉ lệ chuyển đổi cận biên. Bởi vì tại điểm này, lợi ích cận biên do sản xuất thêm một đơn vị HHCC bằng chi phí cận biên, cho nên mức sản lượng được miêu tả bằng điểm cắt nhau của đường tổng cung và đường tổng cầu HHCC là có hiệu quả Pareto. Mặc dù chúng ta đã xây dựng được đường cầu HHCC của cá nhân một cách giống như cách xây dựng đường cầu HHTN của cá nhân đó, vẫn có một số điểm khác nhau quan trọng giữa hai loại đường đó. Cụ thể là, trong khi cân bằng thị trường xảy ra tại điểm giao nhau của đường cung và cầu, thì chúng ta lại không đưa ra một lời giải thích nào về lý do tại sao cung cân bằng HHCC phải xảy ra tại điểm giao nhau của đường cầu mà chúng ta đã vẽ, với đường cung. Chúng ta mới chỉ xác minh được rằng nếu nó xảy ra thì mức sản lượng HHCC sẽ có hiệu quả Pareto. Đã có những quyết định về mức sản lượng HHCC do công cộng sản xuất ra, so chính phủ làm ra, và không phải do tư nhân sản xuất, từ đó, sản lượng có xảy ra ở điểm này hay không còn phụ thuộc vào bản chất của quá trình chính trị. Đây là chủ đề chúng ta sẽ nói nhiều ở chương sau. Hình 5.9: Sản xuất có hiệu quả HHCC Hơn nữa, trong khi thị trường cạnh tranh về HHCC, tất cả mọi cá nhân đều phải chịu giá như nhau nhưng tiêu dùng những lượng khác nhau (phản ánh những điểm khác nhau về thị hiếu), thì HHCC phải được cung cấp với lượng như nhau cho các cá nhân được hưởng, và chúng ta đã đặt giả thiết rằng chính phủ có thể định giá thuế khác nhau đối với HHCC. Một cách tư duy về giá này là giả định đã có thông báo trước về phần chi tiêu công cộng mà người đó phải gánh chịu. Nếu một cá nhân phải gánh chịu 1% chi phí công cộng thì khoản chi của chính phủ 1 đô la sẽ làm cá nhân tốn 1 xu, trong khi đó nếu cá nhân phải chịu 3% chi tiêu công cộng thì mỗi đô la tăng chi tiêu công cộng sẽ làm cá nhân phải chịu 3 xu. Cuối cùng là, chúng ta phải nhấn mạnh rằng chúng ta đã đặc trưng mức hiệu quả Pareto của chi tiêu vào HHCC tương đương với phân phối thu nhập. Như chúng ta sẽ thấy trong phần sau, mức hiệu quả chi tiêu vào HHCC nói chung sẽ phụ thuộc vào phân phối thu nhập. Hiệu quả Pareto và phân phối thu nhập Hãy nhớ lại phần thảo luận của chúng ta ở Chương 3 và Chương 4, có nhiều cách phân phối nguồn lực có hiệu quả Pareto. Mỗi điểm trên biểu đồ năng lực sử dụng đều có hiệu quả Pareto. Cân bằng thị trường khi không có thất bại thị trường tương ứng với một trong những điểm đó. Cũng bằng cách tương tự như vậy, không có phương án cung HHCC duy nhất tối ưu Pareto. Điểm giao nhau của đường cung và đường cầu trong hình 5.9 là một trong những mức cung có hiệu quả Pareto, nhưng cũng có những phương án khác nữa với nhiều ý nghĩa mang tính phân phối khác nhau. Hình 5.9: Sản xuất có hiệu quả HHCC Để biết được mức độ hữu hiệu của HHCC phụ thuộc vào phân phối thu nhập như thế nào, hãy giả sử rằng chính phủ chuyển 1 đô la thu nhập của Crusoe cho Friday. Việc chuyển đó sẽ làm cho đường cầu HHCC của Crusoe dịch xuống, và đường cầu của Friday sẽ dịch lên. Nói chung, không lý do giải thích tại sao những thay đổi này phải vuông góc một cách chính xác với nhau để mức tổng cầu thay đổi một cách bình thường. Với cách phân phối thu nhập mới này, sẽ có mức HHCC hữu hiệu mới. Nhưng hiệu quả vẫn có đặc điểm là tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lẹ chuyển đổi cận biên. Nói cách khác, mỗi điểm trên đường năng lực sử dụng có thể được đặc trưng bởi HHCC khác nhau, nhưng tại mỗi điểm thì tổng tỉ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Việc mức HHCC hữu hiệu phụ thuộc vào phân phối thu nhập có một ý nghĩa quan trọng là người ta không thể tách những cân nhắc, tính toán về hiệu quả của việc cung cấp HHCC khỏi những cân nhắc về phân phối thu nhập. Mọi thay đổi trong phân phối thu nhập, chẳng han như xảy ra do thay đổi cơ cấu thues thu nhập, sẽ kèm theo những thay đổi tương ứng trong mức sản lượng HHCC. Những hạn chế đối với phân phối thu nhập và cung HHCC có hiệu quả Khi đánh giá tác dụng của các chương trình, hình như các chương trình, hình như các chính phủ thường quan tâm đến vấn đề ai được lợi. Chính phủ thường coi trọng lợi ích mang lại cho người nghèo hơn là đối với người giàu. Cũng như phân tích trước đây cho rằng có thể đơn giản cộng các tỷ lệ thay thế cận biên, những lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng trả tiền ở cận biên để tăng thêm HHCC, đối xử công bằng giữa người giàu và người nghèo. Vậy,những cách tiếp cận này được phối hợp như thế nào? Trong chương 4, chúng tôi đã chỉ cho thấy việc chúng ta vẽ đường khả năng hữu dụng chỉ đơn giản bằng cách lấy bớt các nguồn lực của người này để cho người kia. Hãy nhớ lại câu chuyện về nền kinh tế của Robinson Crusoe, trong quá trình chuyển cam của Crusoe cho Friday, một số cam đã bị mất. Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, chúng ta sử dụng chủ yếu hệ thống thuế và hệ thống phúc lợi để phân phối lại các nguồn lực. Không chỉ có chi phí hành chính trong việc điều hành những hệ thống này là lớn, chúng còn có những tác động khuyến khích quan trọng, ví dụ như đối với tiền tiết kiệm và quyết định làm việc của cá nhân. Phân phối các nguồn lực thông qua các hệ thống thuế và phúc lợi là tốn kém, có nghĩa rằng chính phủ có thể có những cách thức khác để đạt mục tiêu phân phối lại của mình. Một trong những cách đó là tập hợp những tính toán phân phối vào việc đánh giá các dự án của chính p Đánh thuế gây ra méo mó và cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả Vấn đề thu để chi tiêu vào HHCC được huy động từ thuế, như thuế thu nhập mà nó có những tác động khuyến khích mạnh mẽ, có một số ảnh hưởng đối với cung cấp HHCC một cách có hiệu quả. Lượng HHTN mà cá nhân phải từ bỏ để nhận thêm một đơn vị còn lớn hơn nữa, nếu chính phủ có thể huy động được bằng cách khác không gây ra những tác động khuyến khích đó và không tốn kém trong việc quản lý. Chúng ta có thể vẽ ra đường khả thị, thể hiện mức tiêu dùng HHTN tối đa theo mỗi mức HHCC, với mỗi mức thuế của chúng ta. Hệ thống thuế gây ra nhiều phi hiệu quả, do đó đường khả thi này nằm trong đường giới hạn năng lực sản xuất, như trong hình 5.10. Hình 5.10: Đường khả thi Lượng HHTN mà chúng ta phải từ bỏ để có thêm một đơn vị HHCC,có tính đến cả chi phí tăng thêm, gọi là tỷ lệ chuyển đổi kinh tế cận biên, vì nó ngược lại với tỉ lệ chuyển đổi vật chất cận biên mà chúng ta đã sử dụng trong phân tích trước đây. Tỷ lệ sau hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ, còn tỷ lệ chuyển đổi kinh tế cận biên thì có tính đến chi phí liên quan tới các loại thuế cần thiết để tài trợ cho khoản tăng chi tiêu công cộng. Do đó, chúng ta thay thế điều kiện trước đây là: tỷ lệ chuyển đổi vật chất cận biên phải ngang bằng với tổng các tỷ lệ thay thế cận biên, bằng điều kiện mới là: tỷ lệ chuyển đổi kinh tế cận biên phải ngang bằng với tổng các tỷ lệ thay thế cận biên. Việc đánh thuế gây ra những méo mó, làm cho HHCC trở nên đắt tiền hơn, do đó thường dẫn đến ý kiến cho rằng mức hiệu quả của HHCC sẽ nhỏ hơn là nó có thể có khi đánh thuế mà không gây ra méo mó. Thực vậy, rõ ràng là nhiều tranh luận trong những năm vừa qua về mức cung cấp HHCC mong muốn đã xoay quanh vấn đềnày. Có những người cho rằng những méo mó do hệ thống thuế gây ra không lớn lắm, trong khi đó những người khác lại cho rằng cái giá của việc cố gắn tăng thêm thu nhập đối với HHCC là rất lớn. Họ có thể thống nhất về quy mô lợi ích xã hội mà chi tiêu thêm của chính phủ đem lại, nhưng không thống nhất về chi phí. Hình 5.11: Đường Laffer Trong hình 5.11, chúng tôi đã vẽ đường khả thi, trong đó có mức HHCC tối đa có thể được cung cấp; những nỗ lực của chính phủ nhằm huy động thêm thu nhập, bằng cách đánh thuế thêm, làm cho các cá nhân giảm bớt nỗ lực và các hang giảm bớt đầu tư, từ đó dẫn đến mức tiêu dùng HHTN thấp hơn, và mức thu nhập từ thuế cũng thấp hơn (từ đó, chi tiêu của chính phủ cũng giảm xuống). Đường này đã trở nên phổ biến trong những năm vừa qua với tên là đường Laffer, mang tên Arthur Laffer, thuộc trường ĐHTH Nam California, mặc dù những người khác trước đây cũng đã nêu ra khả năng mà đường cong này có thể ảnh hưởng. Nó đã đảm bảo một trong những cơ sở tốt cho cái sẽ được gọi là kinh tế học về cung, cho rằng việc giảm thuế suất, sẽ làm cho thu thuế tăng lên. Mặc dù điều này rõ ràng về mặt lý thuyết là có thể vẫn không có bằng chứng rằng điều đó có liên quan đến thuế suất hiện hành, như chúng tôi sẽ trifnhbafy ở chương 19 Chính phủ hữu hiệu với tư cách là HHCC Một trong những HHCC quan trọng nhất là sự quản lý của chính phủ: Tất cả chúng ta đều được lợi nếu có một chính phủ tốt hơn, hữu hiệu hơn và có khả năng phản ứng tốt hơn. Thực vậy, “chính phủ tốt” có cả hai đặc trưng của HHCC mà chúng tôi đã nêu ra trước đây: rất khó loại trừ và không muốn loại trừ một ai khôngđược hưởng lợi ích mà chính phủ tốt đemlại. Nếu chính phủ có thể trở nên hữu hiệu hơn, và có thể giảm thuế, không phải giảm mức cung cấp của chính phủ, thì tất cả chúng ta sẽ được lợi. Chính khách nào làm được việc đó có thể nhận được sự đền bù nào đó, nhưng sự đền bù đó chỉ là một phần lợi ích mà những người khác được hưởng . Cụ thể là, số người bỏ phiếu chống chính khách thành công trong việc này cũng nhiều bằng số người ủng hộ và bầu cho chính khách đó, và người không đi bầu, muốn ăn không trên hoạt động chính trị của người khác, cũng như được lợi như những người khác. Tóm tắt Chương này đã xác định loại hàng hóa quan trọng, HHCC thuần túy . Loại hàng hóa này có hai đặc điểm quan trọng:  Không thể loại trừ các cá nhân ra khỏi việc hưởng lợi từ các loại hàng hóa đó.  Không muốn loại trừ các cá nhân ra khỏi việc hưởng lợi của hàng hóa đó, bởi vì việc hưởng lợi đó không làm giảm lợi của những người khác. Trong khi chỉ có ít ví dụ về HHCC thuần tuy, chẳng hạn như quốc phòng, còn đối với hầu hết hàng hóa do công cộng cung cấp đều có thể loại trừ, nhưng thường là việc sử dụng dưới mức của các phương tiện công cộng. Thị trường tư nhân hoặc là không cung cấp hoặc là cung cấp một cách không đầy đủ của HHCC. Vấn đề cố ý xoay xở để được cung cấp HHCC nảy sinh do các cá nhân cố trở thành kẻ ăn không hay đơn giản là hưởng lợi HHCC do người khác trả hộ. Đối với HHTN do công cộng cung cấp có thể sử dụng một số phương pháp chia khẩu phần hơn là dùng hệ thống giá cả; đôi khi sử dụng xếp hàng; trong khi đó có những lúc người ta phải sử dụng biện pháp cấp theo định lượng cố định cho tất cả mọi người. Cả hai biện pháp này đều không có hiệu quả. Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng HHCC được cung cấp tới điểm mà tại đó tổng tỷ lệ thay thế cận biên bằng tỷ lệ chuyển đổi cận biên. Mức độ khác nhau của hiệu quả Pareto về việc tiêu dùng HHCC sẽ liên quan đến các phương án phân phối thu nhập khác nhau. Quy tắc cơ bản đối với mức cung HHCC hữu hiệu cần được thay đổi khi có tồn phí liên quan đến huy động thu và phân phối lại thu nhập. Sự quản lý hữu hiệu của chính phủ tự thân là một hàng hóa công cộng. Phụ trương: Cách giải thích khác về hiệu quả của HHCC bằng đường Leftower Trong phụ chương này chúng tôi đưa ra một giải thích khác, bằng đồ thị, về điều kiện hiệu quả cơ bản đối với HHCC: Tổng tỷ lệ thay thế cận biên = Tỷ lệ chuyển đổi cận biên Trong hình 5.12A chúng tôi đã thêm đường bàng quan của Crusoe vào đường giới hạn năng lực sản xuất. Nếu chính phủ cung cấp tới mức HHCC là G và đồng thời muốn chắc chắn là Crusoe sẽ có mức độ hữu dụng gắn với đường bàng quan U1 trong sơ đồ, thì lượng HHTN là “còn lại” cho Friday là khoảng cách thẳng đứng giữa đường giới hạn năng lực sản xuất và đường bàng quan. Tương ứng, chúng tôi gọi khoảng này là đường Leftover. Đường này được vẽ ở hình 5.12B. Bây giờ chúng tôi vẽ thêm vào hình 5.12B các đường bàng quan của Friday. Độ hữu dụng cao nhất mà Friday có thể nhận được là điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan và đường Leftover, phù hợp với đường giới hạn năng lực sản xuất và mức độ hữu dụng của Crusoe. Hình 5.12: Xác định hiệu quả sản xuất HHCC Có một cách đơn giản để thể hiện điều kiện tiếp tuyến này. Vì đường Leftover là chênh lệch giữa đường giới hạn năng lực sản xuất đối với nền kinh tế và đường bàng quan thứ nhất của cá nhân, cho nên độ dốc của đường Leftover là khoảng chênh lệch giữa độ dốc của đường giới hạn năng lực sản xuất và độ dốc của đường bàng quan thứ nhất của cá nhân. Độ dốc của đường giới hạn năng lực sản xuất là tỷ lệ chuyển đổi cận biên, còn độ dốc của đường bàng quan thứ nhất là tỉ lệ thay thế cận biên của anh ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_5_2053.pdf
Tài liệu liên quan