Mặt khác, những hệ thống khác nhau đem lại những tác động phân phối khác nhau.
Các hãng (cũng như khách hàng và công nhân của họ) chịu tác động của các hình
thức phạt một cách khác hẳn với quy chế và lợi ích mà trợ cấp đem lại. Về nguyên
tắc, mặc dù những người được lợi nhờ áp dụng hệ thống phạt có thể bù đáp cho
những người bị thiệt thòi, nhưng trên thực tế ít khi thực hiện được những khoản bù
đắp này. Những điểm khác nhau có thể rất lớn trong những tác động phân phối của
các chương trình khác nhau rất nhạy cảm đối với những tranh luận đã nổi lên về hệ
thống chống ô nhiễm thích hợp. Nhưng vẫn còn có những vấn đề khác như: 1)
Những phương pháp khác nhau có các chi phí giao dịch khác nhau khi thực hiện
một cách có hiệu quả; 2) Cần có những thong tin khác nhau để thực hiện chúng
một cách có hiệu quả; 3) Những phương pháp này khác nhau về cách thực hiện khi
có khả năng biến đổi hoặc sự không ổn định về chi phí và lợi ích; 4) Chúng có thể
khác nhau về mức độ dễ dàng trong việc vận dụng để phục vụ các nhóm lợi ích
khác nhau.
25 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 8: Những yếu tố ngoại lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz
Chương 8: Những yếu tố ngoại lai
Những yếu tố ngoại lai: Một vài phân biệt
Các nhà kinh tế phân ra một số yếu tố ngoại lai. Một số yếu tố ngoại lai tác động
có lợi đối với người khác gọi là yếu tố ngoại lai tích cực; những yếu tố ngoại lai
khác có tác hại gọi là yếu tố ngoại lai tiêu cực. Một hãng làm ô nhiễm không khí là
gây ra ngoại lai tiêu cực đối với tất cả những người thở không khí và đối với các
hãng vì máy móc của họ bị hao mòn nhanh hơn khi không khí bị ô nhiễm.
Người nuôi ong đem lại yếu tố ngoại lai tích cực cho chủ vườn táo bên cạnh: nhờ
ong hút mật, số lượng ong càng nhiều táo trong vườn càng đậu nhiều. Và vườn táo
cũng đem lại yếu tố ngoại lai tích cực cho người nuôi ong: táo cây càng nhiều
trong vườn, ong càng sản xuất được nhiều mật. Mỗi cá nhân đều được lợi trực tiếp
và đem lại lợi trực tiếp và đem lại lợi trực tiếp cho nhau mà không có sự bồi
thường nào cả.
Một số yếu tố ngoại lai do các nhà sản xuất tạo ra; số khác do người tiêu dùng.
Trong khi phần lớn ô nhiễm không khí ngày nay là ô nhiễm công nghiệp, thì
nguyên nhân chủ yếu ở Victorian England lại là do đun bằng than trong các hộ gia
đình. Một số người hút thuốc trong phòng không thoáng gió gây ra yếu tố ngoại lai
tiêu cực mà những người không hít dễ nhận thấy. Một hãng làm ô nhiễm dòng
sông gây yếu tố ngoại lai cho cả người sống ở hạ nguồn lẫn người sản xuất có nhà
máy ở hạ nguồn. Yếu tố ngoại lai, chẳng hạn như loại có ảnh hưởng đến chất lượng
không khí, là yếu tố ngoại lai về môi trường, và do đó, có ảnh hưởng đến tất cả
những ai sử dụng môi trường đó. Những yếu tố khác trực tiếp hơn. Nếu tôi để rác
rưởi rơi vãi trên bãi cỏ thì chỉ có những người hàng xóm gần nhất cảm thấy ngay
yếu tố đó.
Có một loại yếu tố ngoại lai quan trọng đặc biệt gọi là những vấn đề nguồn lực
chung. Đặc biệt là các nguồn lực rất khan hiếm mà việc khai thác lại không bị hạn
chế. Ví dụ, một chiếc ao với những người câu cá. Sự khó khăn trong việc câu cá
phụ thuộc vào số lượng người câu cá. Mỗi người câu đều gây ra yếu tố ngoại lai
cho người kia.
Hậu quả của yếu tố ngoại lai
Khi có các yếu tố ngoại lai, thì việc phân bổ các nguồn lực sẽ không hữu hiệu.
Mức sản xuất và chi tiêu trực tiếp cho việc kiểm soát yếu tố ngoại lai sẽ không
được đúng. Ví dụ, bằng cách mở rộng các nguồn lực, một hãng có thể làm giảm
mức ô nhiễm. Sẽ có các lợi ích xã hội lớn; nhưng không có động cơ cá nhân để
hãng chi khoản tiền này.
Mức sản xuất hàng hóa gây ra yếu tố ngoại lai tiêu cực quá mức. Hình 8.1 cho thấy
các đường cung và cầu thông thường. Trước đây chúng tôi đã lập luận rằng khi
không có yếu tố ngoại lai, thì cân bằng thị trường nảy sinh, Qm là hữu hiệu. Đường
cầu phản ánh lợi ích gia tăng của cá nhân nhờ sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa,
và đường cung phản ánh chi phí gia tăng của việc sản xuất ra thêm một đơn vị
hàng hóa. Tại điểm cắt nhau của hai đường, lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên,
mà chỉ phản ánh chi phí cá nhân cận biên thôi – do chính xác nhà sản xuất trực tiếp
phát sinh ra. Nếu việc sản xuất thép làm tăng ô nhiễm, thì có chi phí thực của việc
mở rộng đó cộng thêm vào chi phí quặng, lao động, than cốc, đá vôi dùng để sản
xuất thép. Nhưng ngành thép đã không tính đến giá của ô nhiễm. Do đó, hình 8.1
cũng cho thấy đường chi phí xã hội cận biên, với tổng chi phí tăng thêm để sản
xuất một đơn vị thép. Đường chi phí này nằm bên đường cung của hãng. Hiệu quả
đòi hỏi chi phí xã hội cận biên phải tăng bằng lợi ích cận biên của việc tăng sản
lượng: sản xuất diễn ra tại Qe, là điểm cắt của chi phí xã hội cận biên và đường
cầu. Mức sản lượng có hiệu quả thấp hơn mức cân bằng thị trường.
Hình 8.1: Sản xuất quá lớn gây ra yếu tố ngoại lai tiêu cực
Tương tự như vậy, trong vấn đề nguồn lực chung, lợi ích xã hội cận biên nhỏ hơn
lợi ích cá nhân cận biên. Hãy xem một cái hồ với tổng số cá đánh bắt tăng lên theo
số thuyền đánh cá, nhưng không theo tỉ lệ thuận, nên số lượng cá đánh bắt của mỗi
thuyền giảm khi số thuyền tăng lên. Lợi ích cận biên của một chiếc thuyền thêm đó
nhỏ hơn lượng cá trung bình mỗi thuyền đánh bắt được như trong hình 8.2, một số
cá mà thuyền thêm bắt được lẽ ra là do thuyền khác bắt. Lợi ích cá nhân của việc
một cá nhân thêm nũa quyết định có mua thêm một chiếc thuyền hay không, đơn
giản là bằng lợi ích trung bình khi tất cả đã ra hồ thì tất cả các thuyền đều bắt
được lượng cá như thế), mà lợi ích này lớn hơn lợi ích xã hội cận biên. Do đó, khi
cân bằng thị trường tư nhân có lợi ích trung bình bằng chi phí của một chiếc
thuyền, thì hiệu quả xã hội đòi hỏi lợi ích xã hội cận biên bằng chi phí của một
chiếc thuyền.
Hình 8.2: Vấn đề nguồn lực chung dẫn đến đánh bắt cá quá nhiều
Do đó, có giả định rằng khi có các yếu tố ngoại lai thì cân bằng thị trường sẽ không
hiệu quả.
Những giải pháp tư nhân đối với các yếu tố ngoại biên
Định lý Coase
Như chúng tôi đã trình bày, các yếu tố ngoại lại nảy sinh khi các cá nhân không
phải trả giá cho toàn bộ hậu quả của các hành động của họ. Bắt cá quá nhiều trên
một cái hồ vì mọi người không phải trả tiền để được câu ở đó. Có thể giải quyết
các vấn đề yếu tố ngoại lai bằng cách cấp quyền sở hữu tài sản. Các quyền sở hữu
tài sản được giao cho một người cụ thể để kiểm soát một số tài sản và thu lệ phí sử
dụng tương ứng. Bởi vì không ai có quyền sở hữu để kiểm soát việc tiếp cận với
giếng dầu, cho nên quá nhiều giếng dầu đã được khoan. Khi đã có người kiểm soát
giếng dầu, người đó có động cơ xác định chắc chắn sẽ được khoan cho thích hợp.
Vì hiệu quả kinh tế được nâng cao bởi chính việc có được sự kiểm soát của một
hãng cụ thể đối với toàn bộ bể dầu, cho nên mọi hãng có thể mua đất xung quanh
trên bể dầu và quay vòng lấy lãi. Về mặt này, không cần một sự can thiệp nào bên
ngoài nào để đảm bảo nên có cách giao quyền sở hữu nào là hữu hiệu.
Ngay cả khi các quyền về nguồn lực chung chưa được giao cho một người cụ
thể, thị trường vẫn có thể tìm được cách giải quyết yếu tố ngoại lai một cách có
hiệu quả. Các chủ của các giếng dầu thường tập hợp lại để hợp nhất sản xuất
nhằm giảm bớt số lượng giếng dầu đang được khoan. Những người đánh cá cũng
có thể làm như vậy để thống nhất cách quy định không được đánh bắt quá nhiều.
Việc xác định xem có các yếu tố ngoại lai hay không, các bên liên quan có thể
liên kết lại và thỏa thuận, và bằng cách đó nội bộ hóa các yếu tố ngoại lai và tính
hiệu quả được đảm bảo, được gọi là Định lý Coase.
Ví dụ, khi có người hút thuốc và người không hút thuốc trong một phòng, nếu
thiệt hại của người không hút thuốc cao hơn của người hút thì những người
không hút có thể tập hợp lại và “mua chuộc” để những người kia không hút. Nếu
những người hút thuốc vào khoang tàu không được hút thuốc và việc cấm hút
thuốc làm cho người hút thuốc thiệt hơn, người không hút thuốc có lợi, khi đó
những người hút thuốc tập hợp lại tìm cách “bồi thường” người không hút để cho
phép họ hút.
Tất nhiên điểm khác nhau đối với những tác động phân phối yếu tố ngoại lai;
người hút thuốc rõ ràng là được lợi hơn trong điều kiện được phép hút nếu người
hút chưa được trả tiền để thôi không hút nữa, so với điều kiện bị cấm hút khi họ
chưa phải bồi thường cho người không hút.
Sự trừng phạt của xã hội
Ví dụ về yếu tố ngoại lai liên quan đến hút thuốc có thể dùng để minh họa cho một
cơ thể khác nhằm kiểm soát các yếu tố ngoại lai: sự trừng phạt và ghi nhớ các giá
trị xã hội. Quy tắc vàng ngọc có thể đã được nghĩ ra nhằm giải quyết các vấn đề
yếu tố ngoại lai: “đối xử với người khác phải như mình muốn họ đối xử với mình”.
Điều ngược lại cũng rất quan trọng: “đừng đối xử với người khác như mình không
muốn họ đối xử với mình”.
Có thể dịch đại thể điều đó bằng ngôn ngữ của các nhà kinh tế học là “hãy tạo ra
những yếu tố ngoại lai tích cực” và “đừng gây ra những yếu tố ngoại lai tiêu cực”.
Cũng giống như trẻ em, chúng ta đều ý thức được rằng có một số hoạt động, như
việc nói to ở bàn ăn, sẽ ảnh hưởng đến người khác, mà bản thân chúng ta không
phải trả giá, ít nhất trả trực tiếp, dưới hình thức bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên, có
những hình thức phạt khác. Cha mẹ thường bắt con cái hành động một cách “được
xã hội chấp nhận” kể cả việc thường không gây những yếu tố ngoại lai tiêu cực và
chỉ có yếu tố ngoại lai tích cực. Mặc dù quá trình xã hội hóa thành công trong việc
tránh được những yếu tố ngoại lai tiêu cực ở cấp gia đình, quá trình đó ít thành
công trong việc giải quyết nhiều loại yếu tố ngoại lai nảy sinh trong xã hội hiện
đại: ngay cả việc dọa phạt 200 đô la đối với việc tiểu tiện bậy cũng không thể buộc
một số người dọn sạch ngay sau khi họ có hành vi ấy ở công viên. Không thể chỉ
dựa vào các cơ chế xã hội để hạn chế các yếu tố ngoại lai.
Thất bại của những giải pháp tư nhân
Nếu như lập luận khẳng định thị trường tư nhân có thể nội bộ hóa các yếu tố ngoại
lai là đúng, thì chính phủ có cần thiết phải can thiệp không? Và nếu những lập luận
đó đúng thì tại sao những thỏa thuận hợp tác lại thất bại khi quan tâm giải quyết
nhiều loại yếu tố ngoại lai?
Về cơ bản, có 3 lý do để chính phủ can thiệp. Một là giải quyết vấn đề HHCC mà
chúng tôi đã trình bày ở Chương 5. Nhiều (nhưng còn xa mới là tất cả) yếu tố
ngoại lai đòi hỏi phải có HHCC, chẳng hạn như không khí, nước sạch: cụ thể là
việc loại trừ một người nào đó ra khỏi việc hưởng các loại hàng hóa này có thể rất
tốn kém. Những người không hút thuốc phải hợp lại bồi thường cho người hút
thuốc để họ không hút nữa. Người không hút sẽ được bao nhiêu để nói rằng anh ta
gần như thờ ơ với việc để cho người khác hút. Anh ta sẽ cố làm người ăn không
nhờ vào nỗ lực của những người không hút thuốc khác, để buộc những người hút
không hút nữa.
Vấn đề của việc tự nguyện đạt đến một giải pháp hữu hiệu trở nên trầm trọng do
thông tin không đủ. Những người hút thuốc sẽ cố thuyết phục đối phương rằng họ
cần nhiều bồi thường để họ thôi hút. Trong mọi tình huống mặc cả như vậy, một
bên có thể phải chịu rủi ro về khả năng không đạt được sự nhất trí để có được lợi
ích nhiều hơn từ cuộc mặc cả đó.
Có thể nảy sinh vấn đề ngay cả khi thị trường đã được hình thành tốt đẹp.
Lý do thứ hai để chính phru can thiệp liên quan đến chi phí giao dịch. Những chi
phí để tập hợp các cá nhân nhằm nội bộ hóa những yếu tố ngoại lai một cách tự
nguyện là rất lớn. Bản thân việc đảm bảo các dịch vụ tổ chức đó đã là HHCC.
Thực vậy, chính phủ có thể được coi đúng như là một cơ chế do các cá nhân dựng
lên để giảm thiệt hại về phúc lợi do các yếu tố ngoại lai gây ra.
Lý do thứ ba của việc các thị trường hiện hữu có thể không giải quyết được một
cách toàn diện các vấn đề yếu tố ngoại lai là vì các quyền tài sản đã được đưa ra
thường gây ra phi hiệu quả. Nhiều quyền tài sản hiện hữu được hình thành không
thông qua hệ thống pháp luật mà thông qua cái gọi là luật chung. Khi một người
gây ra yếu tố ngoại lai cho người khác, người bị hại kiện người kia. Đôi khi vụ
kiện đó thành công, đôi khi không. Qua năm tháng, bộ luật quyền tài sản và các
quy định được hình thành, định ra một phương cách khá rõ ràng mà theo đó người
phải chịu yếu tố ngoại lai có thể kiện với hy vọng sẽ thành công, và cũng biết khi
nào thì không thành công. Ví du, nếu người không hút thuốc bị ho do một người
nghiện hút trong khoang tàu nơi người đó ngồi thì anh ta không thể kiện người hút
thuốc với hy vọng thắng.
Một số người lập luận rằng việc quyền tài sản được giao như thế nào ít quan trọng
hơn là việc giao được xác định rõ ràng. Trong những ví dụ nêu trên, với các quyền
tài sản được xác định rõ, bên bị thiệt hại do các yếu tố ngoại lai có thể đã bị mua
chuộc bên kia nếu việc đó đáng giá với anh ta.
Lợi thế của việc sử dụng chính phủ làm phương tiện giả quyết các vấn đề yếu tố
ngoại lai là tiết kiệm được các chi phí giao dịch và tránh được những vấn đề người
ăn không thường liên quan đến HHCC.
Những phương cách cứu chữa công cộng đối với các yếu tố ngoại lai
Các biện pháp xử phạt
Đa số các nhà kinh tế nghiêng về sử dụng các biện pháp xử phạt để giải quyết
những vấn đề phi hiệu quả mà yếu tố ngoại lai tiêu cực gây ra: những người gây ra
ô nhiễm không khí hoặc nước phải nộp phạt.
Nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng các hình thức phạt để kiểm soát ô nhiễm rất
đơn giản: nói chung, khi có yếu tố ngoại lai là có chênh lệch giữa chi phí cho xã
hội và chi phí cá nhân, và giữa lợi ích cho xã hội và lợi ích cá nhân. Phạt được tính
cho cá nhân và hãng đúng theo chi phí và lợi ích xã hội do hành vi của họ gây ra.
Các loại thuế (có thể được coi như tiền phạt) và trợ cấp được quy định để hạn chế
bớt ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai, làm cho chi phí tư nhân cận biên bằng chi
phí xã hội cận biên và làm cho lợi ích tư nhân cận biên bằng lợi ích xã hội cận
biên, được gọi là thuế.
Ví dụ, như chúng ta đã trình bày trước đây, về hãng thép gây ô nhiễm không khí.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng hãng chỉ quan tâm đến chi phí tư nhân cận biên của mình
mà không chú ý đến chi phí xã hội cận biên (hai chi phí này chênh lệch nhau bằng
chi phí cận biên của ô nhiễm), cho nên sản lượng thép có thể sẽ cao quá mức. Bằng
cách bắt hãng nộp lệ phí bằng khoản chi phí cận biên của ô nhiễm, thì chi phí tư
nhân cận biên và chi phí xã hội cận biên sẽ bằng nhau..
Các khoản phạt cũng phải đảm bảo để hãng chi một khoản có lợi cho xã hội vào
việc chống ô nhiễm. Giả định rằng, có chi phí xã hội cận biên nhất định đối với các
hãng theo mỗi đơn vị ô nhiễm. Việc giảm bớt ô nhiễm vốn rất tốn kém; với mọi
mức sản lượng thì việc giảm ô nhiễm lại tốn kém hơn. Chúng tôi giả định rằng chi
phí cận biên của việc kiểm soát ô nhiễm cũng tăng lên. Hiệu quả xã hội đòi hỏi lợi
ích xã hội cận biên liên quan đến các khoản chi vào chống ô nhiễm tiếp theo bằng
chi phí xã hội cận biên.
Tương tự như vậy, trong các trường hợp các yếu tố ngoại lai tích cực chính phủ
nên áp dụng trợ cấp.
Quy chế
Ngoài việc sử dụng chế độ phạt hoặc trợ cấp để chống ô nhiễm, chính phủ thường
áp dụng các quy chế để hạn chế những yếu tố ngoại lai tiêu cực. Chính phủ đã đề
ra các tiêu chuẩn chất thải ô tô. Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể liên
quan đến thải hóa chất độc hại. Chính phủ yêu cầu hàng không và đường sắt phải
quy định những chỗ cho người không hút thuốc. Chính phủ đã áp dụng các luật yêu
cầu các công ty dầu lửa có các giếng ở trong cùng một bể dầu phải đồng bộ hóa sản
xuất của họ. Chính phủ áp dụng những quy định về đánh bắt cá và săn bắn nhằm
giảm bớt những phi hiệu quả liên quan đến việc sử dụng quá mức các nguồn lực
chung này. Những ví dụ minh họa các hình thức khác nhau của điều tiết.
Trong trường hợp ô nhiễm, chúng ta nên phân biệt giữa hai loại điều tiết quan
trọng: nhưng loại quy chế định việc giám sát, quản lý mức độ ô nhiễm và các hãng
không được vượt qua mức ô nhiễm nhất định; và những quy chế mà chính phủ
dùng để điều tiết quá trình sản xuất – đó là các quy chế đầu vào. Ví dụ, chính phủ
có thể không cho phép khai thác một số tầng than nào đó; hoặc yêu cầu các hãng
sử dụng máy lọc hơi đốt và các phương tiện chống ô nhiễm khác; hoặc yêu cầu
hãng xây dựng ống khói với độ cao nhất định.
Khi dễ dàng kiểm soát mức độ ô nhiễm trực tiếp, nên đưa ra quy chế về đầu vào.
Điều mà xã hội quan tâm là mức ô nhiễm chứ không phải là ô nhiễm gây ra theo
cách nào. Hãng biết cách làm giảm mức độ ô nhiễm hơn là chính phủ. Chính phủ
chủ yếu dựa vào cá quy định về đầu vào, bởi vì trong số trường hợp việc kiểm soát
đầu vào có thể dễ hơn việc tính mức độ ô nhiễm. Nhưng đây chưa phải là lời giải
thích đầy đủ: việc lựa chọn phương pháp điều tiết cũng bị ảnh hưởng của những
tác động chính trị như chúng ta sẽ thấy sau này.
So sánh hình thức phạt và điều tiết
So sánh giữa việc sử dụng điều tiết và các hình thức phạt tương ứng với sự so sánh
giữa sử dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp (hệ chỉ huy) và giá cả trong việc
vận hành nền kinh tế.
Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày về cách thức sử dụng hệ thống giá (khi không
có các yếu tố ngoại lai) để thực hiện phân phối hữu hiệu các nguồn lực. Không chỉ
cần phải có hiệu quả Pareto trong cân bằng cạnh tranh mà mọi phân phối nguồn lực
có hiệu quả Pareto phải được duy trì thông qua cơ chế giá cạnh tranh đảm bảo để
những công việc chuyển giao thích hợp được thực hiện. Tất nhiên, có thể phân bổ
nguồn lực tương tự đơn giản bằng cách chính phủ đưa ra một loạt mệnh lệnh.
Trong những tình huống khi không có chi phí giám sát, không có chi phí và lợi ích
liên quan đến ô nhiễm đều rõ ràng, thì chính phủ có thể thực hiện điều tiết mọi cái
thông qua các hình thức phạt. Do đó, nếu hiệu quả xã hội đòi hỏi không quá một số
lượng đơn vị nào đó ô nhiễm thêm vào không khí trên một tấn thép được sản xuất
ra, thì chính phủ có thể quy định điều đó thành một quy chế hơn là định ra mức
tiền phạt.
Hình 8.8: Tính hiệu quả khi có điều chỉnh giảm ô nhiễm
Khi áp dụng những quy chế đầu vào, thì người điều tiết chỉ có thể đạt được mức
chi tiêu hữu hiệu đối với việc chống ô nhiễm thôi. Nhưng mức sản lượng hiệu quả
của loại hàng hóa gây ô nhiễm lại không đạt được. Do đó, quy chế có một khiếm
khuyết giống như các khoản trợ cấp để chống ô nhiễm, chỉ có điều là mức độ nhỏ
hơn thôi. Trong hình 8.8, chúng tôi đã thể hiện các quy chế làm cho chi phí tư nhân
gia tăng gần bằng nhưng vẫn không bằng chi phí xã hội cận biên, do đó vẫn còn
sản xuất ra nhiều hàng hóa gây ô nhiễm.
Biểu tiền phạt phi tuyến
Hình 8.9: Điều chỉnh và phạt phi tuyến
Biểu tiền phạt phi tuyến bao gồm tiền phạt phụ thuộc vào mức ô nhiễm. Hệ thống
đơn giản này được thể hiện ở hình 8.9. Theo hình này, mức tiền phạt đối với các
loại ô nhiễm đạt tới P* là thấp, nhưng đối với ô nhiễm cao hơn, thì mức tiền phạt
đối với mỗi đơn vị ô nhiễm sẽ rất cao. Thật lý tưởng nếu thấy hãng có chi phí cận
biên như hình của biểu ô nhiễm như trong hình 8.9. Khi đó, tại mỗi mức ô nhiễm,
hãng sẽ có chi phí xã hội cận biên thực. Biểu tiền phạt có hai mức được trình bày ở
hình có thể coi là gần đúng với hàm chi phí xã hội cận biên. Nếu công nghệ kiểm
soát ô nhiễm làm cho mức ô nhiễm giảm xuống rất thấp, thì biểu gần đúng sẽ làm
cho chi phí kiểm soát ô nhiễm quá cao; nếu ngược lại, công nghệ kiểm soát ô
nhiễm làm cho mức ô nhiễm tăng lên rất cao thì mức gần đúng sẽ làm cho chi tiêu
vào kiểm soát ô nhiễm quá ít.
Lựa chọn giữa hình thức phạt, trợ cấp và quy chế
Từ trước đến giờ chúng ta mới chỉ đề cập đến yếu tố ngoại lai tiêu cực, thì có thể
đạt được các phương án phân bổ nguồn lực có hiệu quả Pareto bằng áp dụng hệ
thống phạt, chứ không phải bằng quy chế hoặc trợ cấp.
Mặt khác, những hệ thống khác nhau đem lại những tác động phân phối khác nhau.
Các hãng (cũng như khách hàng và công nhân của họ) chịu tác động của các hình
thức phạt một cách khác hẳn với quy chế và lợi ích mà trợ cấp đem lại. Về nguyên
tắc, mặc dù những người được lợi nhờ áp dụng hệ thống phạt có thể bù đáp cho
những người bị thiệt thòi, nhưng trên thực tế ít khi thực hiện được những khoản bù
đắp này. Những điểm khác nhau có thể rất lớn trong những tác động phân phối của
các chương trình khác nhau rất nhạy cảm đối với những tranh luận đã nổi lên về hệ
thống chống ô nhiễm thích hợp. Nhưng vẫn còn có những vấn đề khác như: 1)
Những phương pháp khác nhau có các chi phí giao dịch khác nhau khi thực hiện
một cách có hiệu quả; 2) Cần có những thong tin khác nhau để thực hiện chúng
một cách có hiệu quả; 3) Những phương pháp này khác nhau về cách thực hiện khi
có khả năng biến đổi hoặc sự không ổn định về chi phí và lợi ích; 4) Chúng có thể
khác nhau về mức độ dễ dàng trong việc vận dụng để phục vụ các nhóm lợi ích
khác nhau.
Chi phí giao dịch
Các chế độ về quy chế và phạt đòi hỏi phải có các cachs thức điều hành và giám
sát khác nhau từ phía chính phủ. Cả hai chế độ này đều không phải là vì lợi ích của
công ty thép khi công nó đã gây ra bao nhiêu ô nhiễm. Cũng không vì lợi ích của
bất kỳ người sử dụng thép nào (trong thị trường cạnh tranh), bởi vì mọi hình phạt
được áp dụng là do mức ô nhiễm quá cao, hoặc vì mọi khoản chi tiêu vào các
phương tiện kiểm soát ô nhiễm suốt các quy chế đã được ban hành đồng thời cho
người sử dụng. Và nếu việc kiểm soát là vì lợi ích của người tiêu dùng, nếu việc
kiểm soát đó lại tốn kém, thì không ai muốn làm việc đó cả. Chúng ta có vấn đề
hàng hóa công cộng cổ điển. Gánh nặng của việc kiểm soát, giám sát phải do chính
phủ làm rõ xem hang có vượt quá mức quy định về ô nhiễm hay không. Việc này ít
tốn kém hơn nhiều so với việc xác định mức ô nhiễm chính xác mà chế độ phạt đòi
hỏi.
Những đòi hỏi về thông tin
Tương tư, những hệ thống kiểm soát yếu tố ngoại lai khác nhau đòi hỏi những
thông tin khác nhau để thực hiện những hệ thống đó. Có lẽ sẽ rất thích hợp nếu giả
định rằng chính phủ đã có dự trù phải chăng về chi phí xã hội cận biên liên quan
đến ô nhiễm. Nhưng có thể chính phủ không được thông tin đầy đủ về công nghệ
chống và kiểm soát ô nhiễm, ít nhất là không được thông tin đầy đủ như các hãng
tư nhân. Điều này rất đúng trong trường hợp các phương tiện kiểm soát ô nhiễm
chưa được phát triển. Không phía nào có đầy đủ thông tin: cả hai đều chỉ phỏng
đoán, nhưng vì các nhà sản xuất biết về công nghệ trong ngành của họ hơn chính
phủ, nên sự phỏng đoán của họ tỏ ra đúng hơn. Những nhà sản xuất tư nhân không
có động cơ để tiết lộ thông tin của họ cho chính phủ, mà họ có lý do để cố thuyết
phục chính phủ tin rằng rất khó đưa ra một phương tiện chống ô nhiễm để có thể
đáp ứng yêu cầu của các quy định nghiêm ngặt của chính phủ. Nếu chính phủ
không đưa ra những quy định nghiêm ngặt mà cho phép các hãng trong vài năm
nữa mới đưa ra công nghệ, thì các hãng không bị ép buộc phải tuân thủ: họ có thể
cho rằng khi thời hạn cho phép đã hết, nếu công nghệ vẫn chưa có thì chính phủ
cũng không thể đóng cửa ngành đó.
Sự biến thiên trong chi phí cận biên và lợi ích cận biên của kiểm soát ô nhiễm
Chi phí của kiểm soát ô nhiễm (và lợi ích) sẽ khác nhau ở các nơi, các thời gian và
các hãng. Lợi ích xã hội cận biên của kiểm soát ô nhiễm ở Los Angeles rất khác
với ở Montana. Chi phí kiểm soát ô nhiễm một loại than này có thể khác cá loại
than khác. Về mặt nguyên tắc, các quy chế này hay chế độ phạt kia cần phải nhận
thức những điểm khác nhau này. Do đó, cần có các loại quy chế khác nhau đối với
các hoàn cảnh, mức phạt khác nhau, đối với mỗi cộng đồng, mỗi hãng, mỗi điểm
thời gian. Những đòi hỏi về thông tin để thực hiện hệ thống cụ thể này là rất lớn.
Trên thực tế, điều đó buộc phải có các loại quy định khác nhau thích ứng với các
điều kiện luôn thay đổi. Ở những địa phương cho rằng chi phí xã hội cận biên tại
địa phương lớn hơn, thì nên có các quy định của địa phương bổ sung vào những
quy định chung này. Bằng cách ấy California đã có những quy định rất nghiêm
ngặt về ô nhiễm của ô tô so với ở các bang và địa phương khác trong nước, bởi vì
có xu thế là ô nhiễm của ô tô kết hợp với không khí ẩm của Thái Bình Dương sẽ
gây sương mù trong thành phố.
Chính trị học và sự lựa chọn hình thức sửa đổi các yếu tố ngoại lai
Vì chi phí về các quy định đối với các hãng không lớn lắm, nên mức độ của các
quy chế là đối tượng xem xét về mặt chính trị. Hình thức của các quy chế không
chỉ chịu tác động của chi phí kinh tế, mà còn chịu tác động về quyền lực của các
nhóm lợi ích đặc biệt bị các quy định chi phối. Nhóm lợi ích có quyền lực chính trị
có thể ngăn chặn một tạp hợp các quy định có thể áp dụng và làm cho nhóm bị suy
yếu.
Những vấn đề liên quan đến đền bù
Trong khi hệ thống phạt có thể có hiệu quả Pareto, thì không phải tất cả mọi người
đều được lợi với chế đô phạt so với hai chế độ khác – trợ cấp hoặc quy chế. Tuy
nhiên, về nguyên tắc, những người được lợi lại được đền bù nhiều hơn người bị
thiệt. Khó khăn là ở chỗ ít khi thực hiện được việc đền bù; trong nhiều trường hợp,
rất khó xác định được ai sẽ là người được đền bù.
Nói chung trong quá trình xác định để bồi thường đối với các yếu tố ngoại lai,
những vần đề tương tự thường nảy sinh. Ví dụ, một nhà máy thép làm ô nhiễm
không khí vùng xung quanh. Những người sống ở gần nhà máy chắc chắn bị hại do
ô nhiễm gây ra. Nhưng nếu nhà máy thép được xây dựng trước khi họ mua nhà thì
giá mua sẽ phải phản ánh thực tế là không khí ở đó bị ô nhiễm; họ sẽ trả tiền mua ít
hơn bình thường. Người phải chịu thiệt chính là người chủ của ngôi nhà khi nhà
máy thép được xây dựng nên (hoặc khi nhà máy được công bố sẽ xây dựng ở đó).
Hoặc, giả sử rằng trước khi nhà máy thép được xây dựng, nhà ở đó đã có rồi.
Trong trường hợp này thì người bị thiệt là người chủ đất. Nhưng vì đất đai ở gần
nhà máy, nên cũng có thể gia tăng giá trị đất cao hơn thiệt hại do ô nhiễm gây ra.
Khi giá trị tài sản (như đất đai) tăng lên hoặc giảm xuống nhằm phản ánh sự đền bù
xung quanh (mức độ không khsi trong lành, địa điểm gàn gũi), thì chúng tôi coi giá
trị bồi thường đó đã được vốn hóa.
Chỉ có người tiêu dùng sản phẩm của ngành gây ô nhiễm, người chủ tư bản trong
ngành đó và người hít thở không khí ở gần hãng gây ô nhiễm là chịu ảnh hưởng
của hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Công nhân cũng có thể bị tác động. Việc áp dụng
hệ thống tiền phạt có thể làm cho một số nhà máy phải đóng cửa. Công nhân của
các nhà máy đó bị thất nghiệp. Họ phải chịu tốn kém để tìm việc khác. Nếu chi phí
tìm việc khác và chuyển chỗ ở không lớn lắm thì họ không bị tác động xấu; nhưng
trong nhiều trường hợp những chi phí này rất lớn, và bồi thường thất nghiệp chỉ đỡ
được một phần gánh nặng của họ. Do đó, về nguyên tắc, nếu phải áp dụng chế độ
phạt thì họ sẽ được bồi thường.
Các biện pháp pháp lý đối với các yếu tố ngoại lai
Việc sử dụng luật pháp để giải quyết các yếu tố ngoại lai có một lợi thế rất lớn.
Chính vì dựa vào chính phủ để đảm bảo cho các yếu tố ngoại lai không xảy ra mà
phía chịu thiệt hại là những người có quyền lợi trực tiếp, thường đứng ra lãnh nhận
trách nhiệm thực thi luật pháp. Rõ ràng đây là điều hữu hiệu hơn về mặt thông tin,
vì có thể bên bị thiệt hại biết rõ tác hại đó xảy ra hơn chính phủ.
Tuy nhiên, để có hiệu quả, các quyền tài sản phải được để ra và phải được xác định
thống nhất. Do đó không thể sử dụng hệ thống luật pháp để giải quyết các yếu tố
ngoại lai mà chúng tôi đã nêu liên quan đến các nguồn lực chung. Theo định nghĩa,
không ai có thể loại trừ những người khác sử dụng các nguồn lực chung này, và đo
cũng chính là cái gây ra yếu tố ngoại lai. Quá trình để hình thành các quyền về tài
sản thông qua hệ thống pháp luật không phải là lý do để hình thành bộ luật về
quyền tài sản có thể giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến yếu tố ngoại lai nảy
sinh trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật có hai lợi thế quan trọng
so với các phương pháp khác để xác định quyền tài sản thông qua luật pháp. Nó
không nhạy cảm lắm với áp lực của nhóm lợi ích và toàn bộ sự phức tạp của các
loại yếu tố ngoại lai xảy ra trên thực tế thường được làm sáng tỏ thông qua quá
trình xét xử.
Quá trình giải quyết liên quan đến yếu tố ngoại lai có 5 hạn chế. Một là, việc kiện
tụng tốn kém rất lớn. Tất nhiên là không rõ chi phí đó có lớn như chi phí hành
chính của việc ban hành hệ thống quy chế hoặc phat hay không. Đối với nhiều yếu
tố ngoại lai, những thiệt hại có thể là quá nhỏ so với giá trị chi phí hành chính của
việc ban hành hệ thống quy chế hoặc phạt hay không. Đối với nhiều loại yếu tố
ngoại lai, những thiệt hại có thể là quá nhỏ so với giá trị chi phí của việc giải quyết
theo bất cứ hệ thống nào Vì những thiệt hại đó do công chúng và xã hội chịu nếu
áp dụng chế độ quy chế và phạt, còn tư nhân chịu trong chế độ đưa ra hệ thống tư
pháp, cho nên việc quyết định xem có nên loại bỏ yếu tố ngoại lai hay không sẽ có
hiệu quả hươn theo chế độ tư pháp, nhưng không có hiệu quả hơn theo chế độ tư
pháp nhưng sẽ không có hiệu quả đối với các hệ thống khác.
Hai là, vì những người gây ra yếu tố ngoại lai biết rằng việc kiện tụng rất tốn kém,
cho nên họ sẽ gây ra chúng cho đến mức mà bên bị hại phải tốn kém nếu đi kiện.
Đó chính là lý do gây phi hiệu quả. Có một cách để giải quyết vấn đề này là áp
dụng những khoản thiệt hại tương tự như hệ thống thiệt hại ba bên như trong
trường hợp chống độc quyền; đó là khi hãng tỏ ra có hành vi cạnh tranh và gây
mất mát thiệt hại về lợi nhuận cho các đối thủ cạnh tranh của mình, thì hãng đó
phải đền bù cho bên bị thiệt hại một khoản bằng khoản được coi là do hãng đó gây
ra. Đối với ô nhiễm, chế độ này có thể đảm bảo để các hãng không gây ra yếu tố
ngoại lai làm thiệt hại hơn 1/3 chi phí kiện cáo.
Ba là, thường không xác định được mức thiệt hại và thường không có sự rõ ràng về
kết quả của hầu hết các vụ kiện. Nếu chi phí kiện lớn thì sự không chắc chắn lại là
một trở ngại nữa đối với những người sử dụng hệ thống tòa án để giải quyết vấn đề
yếu tố ngoại lai.
Bốn là, chi phí cao trong kiện cáo và kết quả không chắc chắn của quá trình xử
kiện có nghĩa là, trên thực tế, có sự phân biệt trong việc tiếp cận chế độ pháp luật
và các chế độ này mâu thuẫn với những gì chúng ta hiểu về hệ thống tư pháp.
Cuối cùng là, trong nhiều trường hợp có nhiều bên bị hại, không một ai chịu đựng
nổi khoản mất mát đủ lớn để đáng đi kiện, nhưng các bên bị hại cùng chịu chung
những thiệt hại đủ lớn có thể được bồi thường khi họ đi kiện. Một lần nữa lại có
các vấn đề người ăn khôn. Sẽ phải trả giá, nếu ai đó để cho người khác phải đệ đơn
kiện, và nếu họ thắng thì người đó có thể tự đứng bên nguyên bằng cách sử dụng
những phát hiện trước đây của chính mình như là tiền lệ. Việc đó sẽ giúp giảm chi
phí kiện cáo xuống rất nhiều.
Hệ thống pháp luật muốn giải quyết vấn đề người ăn không rất quan trọng này
bằng cách tạo ra một loại kiện gọi là kiện cáo cho nhóm hành động. Luật sư lập hồ
sơ kiện thay cho toàn bộ nhóm người bị hại. Nếu thành công, luật sư sẽ thu lệ phí
của tất cả mọi người trong nhóm, tất cả những người được lợi từ quyết định của tòa
án. Không có sự nhất trí về cách vận hành tốt nhất của hệ thống này, cụ thể là
không một người bị hại nào có thể kiểm soát được chi phí cho tư pháp, và những
chi phí này thường khá lớn (hoặc ít nhất cũng bằng mức mà các bên bị hại đòi hỏi;
các luật sư thì cho rằng mức chi phí cao tùy thuộc bản chất của các sự kiện).
Nói tóm lại, hệ thống pháp luật là một khung khổ có thể giải quyết các loại yếu tố
ngoại lai nhất định. Hệ thống đó cũng là một phương tiện sửa chữa quan trọng đối
với một số yếu tố ngoại lai không được giải quyết một cách triệt để bằng một số
biện pháp đã được thảo luận trong chương này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_8_6758.pdf