Kinh tế học - Chương 9: Phân tích chính sách chi tiêu

Những thảo luận từ trước đến giờ đều tập trung vào hai cơ sở để đánh giá chương trình công cộng: đó là tác động của chương trình đối với phân phối. Chính sách của chính phủ có thể quan tâm đến nhiều mục tiêu. Ví dụ, chính phủ có thể quan tâm đến mức độ khác nhau giữa các cá nhân về chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc giai cấp khi họ học trong cùng một trường. Chính phủ không chỉ quan tâm đến thu nhập của người nghèo, mà còn cả về hình thức bên ngoài ngôi nhà của họ. Và khi những mục tiêu có thể thay thế nhau này được xác định khá tốt rồi; cụ thể là, chính phủ vẫn sử dụng các nhà sản xuất tư nhân bằng cách áp đặt các quy chế mới được nhận trợ cấp. Bằng cách đó, chính phủ quy định rằng các cơ quan nhận trợ cấp của liênbang phải tuân thủ những hành vi nhất định của hành vi. Nếu chính phủ quyết định thực hiện chương trình trợ cấp nhà ở cho người nghèo, chính phủ có thể đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản để mọi người cung cấp nhà ở cho người nghèo nhận được trợ cấp nhà ở.

pdf19 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học - Chương 9: Phân tích chính sách chi tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình kinh tế học - Joseph E. Stiglitz Chương 9: Phân tích chính sách chi tiêu Sự cần thiết phải có chương trình Việc bắt đầu phân tích một chương trình công cộng bằng điều tra lịch sử của chương trình đó và những hoàn cảnh dẫn đến phải có nó là điều rất hữu dụng. Ai và nhóm người nào gây sức ép để thông qua chương trình đó, và những gì được coi là sự cần thiết để có chương trình đó? Ví dụ, khi đạo luật hình thành chương trình bảo trợ xã hội được thông qua năm 1935, lúc đó Hoa Kỳ đang ở giữa cuộc Đại suy thoái. Trước đó, một số ít trong giới chủ đã bảo đảm trợ cấp hưu trí thích hợp cho người làm của mình, và thị trường tư nhân của tiền trợ cấp hàng năm (chính sách bảo hiểm đảm bảo để các cá nhân có được một khoản thu nhập nhất định hàng năm kể từ lúc họ về hưu cho đến khi qua đời, bất kể họ sống được bao lâu) còn chưa được phát triển; nhiều cá nhân tiết kiệm không đủ cho thời gian về hưu và có nhiều người có tiết kiệm thì số tiền của họ lại bị mất do thị trường chúng khoán đã tan vỡ năm 1929. Việc không có đủ tiền tiết kiệm không phải là không có cơ sở và không thể chứng minh được như chúng ta tháy ngày nay; vào thời gian đó, nhiều người đã phải làm việc cho đến khi chết. Họ cần bảo hiểm cuộc sống, để họ chăm sóc gia đình khi nhắm mắt xuôi tay, chứ không phải để cho lúc nghỉ hưu. Nhưng trong thời kỳ Đại khủng hoảng nhiều người đã bị mất việc làm và không có bảo hiểm thất nghiệp. Mọi người cảm thấy rằng xã hội cần phải có quy định nào đó trên cơ sở có hệ thống, chứ không phải chỉ giải quyết vấn đề trước mắt. Những thất bại của thị trường Bước phân tích chương trình công cộng thứ hai là cố gắng gắn nhu cầu với một hoặc nhiều thất bại của thị trường đã được trình bày ở chương 3: cạnh tranh không hoàn hảo; và thông tin không hoàn hảo; thông tin hoàn hảo. Ngoài ra chúng ta lại thấy ở chương 3 là ngay cả khi nền kinh tế có hiệu quả Pareto vẫn còn có hai lý do tiếp theo để chính phủ can thiệp: một là không có lý do gì để cho rằng phân phối thu nhập xuất hiện từ nền kinh tế thị trường thì sẽ có công bằng xã hội; hai là, một số người cho rằng việc đánh giá phúc lợi của mỗi người theo nhận thức của chính họ là tiêu chuẩn không thích hợp để đưa ra đánh giá cuối cùng – có những hàng hóa khuyến dụng chính phủ nên khuyến khích và hàng hóa tồi chính phủ không nên khuyến khích hoặc nên cấm. Trong một số trường hợp, thực chất thất bại của thị trường rất rõ ràng: quốc phòng là hàng hóa công cộng thuần túy và như chúng tôi đã lập luận trước đây, thiếu sự cung cấp của chính phủ, những hàng hóa này sẽ luôn bị thiếu. Trong những trường hợp khác, câu trả lời không rõ ràng như vậy, và có thể không có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế và bản chất thất bại của thị trường. Một số nhà kinh té cho rằng giáo dục là HHCC. Nhưng đa số họ lập luật rằng, về thực chất giáo dục là HHTN, và để lý giải cho việc công cộng cung cấp hàng hóa này cần phải nghiên cứu ở chô khác: ở hậu quả của việc phân phối của công cộng cung cấp hoặc ở việc giáo dục và hàng hóa khuyến dụng cần thiết cho việc vận hành một xã hội dân chủ. Vấn đề nhu cầu đối với công cộng cung cấp một hàng hóa dịch hay dịch vụ nào đó, barnthaan nó không có nghĩa rằng đã có sự thất bại của thị trường. Tóm lại, một phần nhu cầu đối với cung cấp cung cấp công cộng là do thiếu hiểu biết về thị trường và về việc chính phủ có khả năng làm việc đó tốt hơn. Việc xác định xem thị trường có thất bại hay không là một bước quan trọng trong việc xác định quy mô hoạt động thích hợp của chính phủ. Các hình thức can thiệp của chính phủ Giáo dục đại học: một ví dụ Những quy định cụ thể của chương trình, ví dụ như những nhận định chính xác về tiêu chuẩn thích hợp, thường là rất quyết định trong việc xác định thành công của chương trình, tác động phân phối và những hiệu quả của chương trình đó. Nếu các tiêu chuẩn hợp lý của một chương trình trợ cấp nào đó của chính phủ được định ra quá rộng, thì những người không có nhu cầu có thể nhận được phần lớn tiền. Ngoài ra, sẽ nảy sinh những méo mó khi các cá nhân thay đổi hành vi của họ khi cố gắng thỏa mãn những tiêu chuẩn hợp lý. Sự công bằng và hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện nhiều phân biệt có thể đã rõ ràng về nguyên tắc, nhưng khó quản lý trong thực tế. Sự phân biệt giữa người bị đói và người không bị đói là một phân biệt quan trọng, nhưng để đề ra chương trình cung cấp thực phẩm cho người đói đòi hỏi một phương pháp dễ dàng nào đó để xác định xem ai là người đói. Sự xác định quá hẹp sẽ dẫn đến việc nhiều người cần lại không nhận được sự giúp đỡ, và sẽ bị nhiều người phải nộp thuế phản đối vì họ đóng góp vào sự hỗ trợ này. Do không thể xác định chính xác xem ai xứng đáng được nhận sự giúp đỡ, cho nên có sự đánh đổi giữa hai loại sai lầm nghiêm trong quá trình xây dựng quy chế: phủ nhận sự giúp đỡ đối với những người đáng được; giúp những người không đáng được. Mọi người có thể khác nhau ở sự đánh giá về tầm quan trọng của hai loại sai lầm này. Hãy xem xét ví dụ về giáo dục đại học. Đây là hàng hóa do công cộng cung cấp: mỗi bang đều có hệ thống riêng các trường đại học, cao đẳng và trung học. Trợ cấp trực tiếp cho các trường đại học tư ở Hoa Kỳ rất hạn chế trong khi ở các nước khác (như Canada) lại rất phổ biến và trợ cấp trên cơ sở số lượng sinh viên được tuyển vào. Ở Hoa Kỳ, chính phủ liên bang trợ cấp khá lớn cho việc nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Phần lớn hỗ trợ của liên bang về giáo dục đại học dưới dạng hỗ trợ cho người tiêu dùng đó là sinh viên. Mặc dù không có những chương trình hỗ trợ chung, nhưng có hai chương trình chọn lọc lớn. Một là, từ sau thế chiến thứ hai, nhiều cựu chiến binh đi học ở các trường cao đẳng và đại học do chính phủ chịu chi phí; sự ưu đãi của hỗ trợ này được coi là sự hấp dẫn lớn đối với các đăng ký vào các lực lượng vũ trang. Hai là những khoản cho vay cấp liên bang và vay do liên bang bảo lãnh, nhất là cho những người có thu nhập thấp và trung bình, thường là với lãi suất trợ cấp. Trong những năm vừa qua đã có sự bàn luận rộng rãi về hai chương trình mới. Một là cho phép các cá nhân trừ chi phí đào tạo ra khỏi thu nhập của mình khi tính thuế thu nhập, hoặc được nhận lại phần miễn thuế đối với khoản chi cho đào tạo giáo dục. Thứ hai là chứng phiếu giáo dục: tất cả mọi người đều phải được phát giấy chứng nhận cho phép họ đi học với trị giá ví dụ là 4000 đô la, ở trường công hoặc trường tư. Ở Chương 15, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết. Không nên đánh giá cao tầm quan trọng của việc xác định các chương trình trợ cấp. Thường thường, các chương trình mới có thể được đề ra để đạt các mục tiêu của chương trình cũ với chi phí ít hơn và hiệu quả hơn. Tầm quan trọng của các đặc điểm thiết kế cụ thể Những quy định cụ thể của chương trình, ví dụ như những nhận định chính xác về tiêu chuẩn thích hợp, thường là rất quyết định trong việc xác định thành công của chương trình, tác động phân phối và những hiệu quả của chương trình đó. Nếu các tiêu chuẩn hợp lý của một chương trình trợ cấp nào đó của chính phủ được định ra quá rộng, thì những người không có nhu cầu có thể nhận được phần lớn tiền. Ngoài ra, sẽ nảy sinh những méo mó khi các cá nhân thay đổi hành vi của họ khi cố gắng thỏa mãn những tiêu chuẩn hợp lý. Sự công bằng và hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện nhiều phân biệt có thể đã rõ ràng về nguyên tắc, nhưng khó quản lý trong thực tế. Sự phân biệt giữa người bị đói và người không bị đói là một phân biệt quan trọng, nhưng để đề ra chương trình cung cấp thực phẩm cho người đói đòi hỏi một phương pháp dễ dàng nào đó để xác định xem ai là người đói. Sự xác định quá hẹp sẽ dẫn đến việc nhiều người cần lại không nhận được sự giúp đỡ, và sẽ bị nhiều người phải nộp thuế phản đối vì họ đóng góp vào sự hỗ trợ này. Do không thể xác định chính xác xem ai xứng đáng được nhận sự giúp đỡ, cho nên có sự đánh đổi giữa hai loại sai lầm nghiêm trong quá trình xây dựng quy chế: phủ nhận sự giúp đỡ đối với những người đáng được; giúp những người không đáng được. Mọi người có thể khác nhau ở sự đánh giá về tầm quan trọng của hai loại sai lầm này. Những hậu quả mang tính hiệu quả Những phản ứng của khu vực tư nhân đối với các chương trình hoạt động của chính phủ Một trong những đặc điểm quan trọng của nền kinh tế thị trường hỗn hợp như nền kinh tế của Hoa Kỳ là chính phủ chỉ có sự kiểm soát rất hạn chế đối với nền kinh tế đó, ví dụ, khu vực tư nhân có thể phản ứng với mọi chương trình của chính phủ khi có tổn hại nhiều đến lợi ích được coi là của khu vực đó. Khi chính phủ tăng trợ cấp bảo trợ xã hội, thì phúc lợi của người có tuổi có thể không tăng lên một lượng tương ứng xét về lâu dài: các cá nhân có thể giảm trợ cấp cho cha mẹ già. Do đó, hỗ trợ cộng đồng cũng chen lấn hỗ trợ tư nhân, mặc dù không phải trên cơ sở 1 đôla đổi lấy 1 đôla. Một lĩnh vực khác cũng phải tính đến sự phản ứng đáng kể của khu vực tư nhân đối với chương trình của chính phủ, đó là nông nghiệp. Từ lâu chính phủ đã rất quan tâm đến mức độ lên xuống của giá nông sản. Khi sản lượng ở mức rất thấp, giá tăng lên rất nhanh; khi sản lượng cao, giá giảm xuống. Nông dân biết điều đó, và chính đó là động cơ để họ dự trữ một số nông sản, với chi phí bảo quản thấp lúc giá xuống thấp và đem bán khi giá tăng. Việc làm như vậy đã làm giảm mức độ giao động giá. Đồng thời nó cũng phục vụ cho một số chức năng xã hội rất hữu ích: chuyển các nguồn lực từ một thời kỳ chúng có ít giá trị sang thời kỳ chúng có giá trị hơn. Nhưng vì dự trữ không phải là không tốn kém, nên dao động giá cả không thể loại trừ. Chính phủ rất quan tâm đến mức độ dao động giá. Chính phủ đã cố gắng ổn định giá bán nông sản của nông dân bằng cách đảm bảo mức giá tối thiểu. Những chương trình này đã làm nhụt động cơ dự trữ hàng hóa của khu vực tư nhân và dẫn đến việc chính phủ phải trả tiền cho việc dự trữ những lượng hàng hóa lớn, pho mát, sữa, lúa mì Tác động thu nhập và thay thế và nảy sinh phi hiệu quả Những hậu quả của việc phân phối Đánh giá các hậu quả của việc phân phối Như chúng tôi dã trình bày, những người khác nhau được lợi khác nhau nhờ những chương trình cụ thể của chính phủ. Mặc dù đã thấy rõ là không thể xác đinh xem mỗi người được lợi bao nhiêu, điều quan trọng là biết được các nhóm trong xã hội chịu tác động như thế nào. Đối với các chương trình khác nhau, chúng tôi sẽ tập chung vào nhóm xã hội khác nhau, và lợi ích đối với mỗi người trong khuôn khổ một nhóm thu nhập khác nhau. Do đó chương trình giảm giá dầu đốt đối với những người có thu nhập dưới mức cụ thể nào đó rõ ràng đã đem lại lợi ích cho người nghèo chứ không phải người giàu, nhưng chỉ lợi ích cho một số người nghèo hơn là những người khác. Nếu mức chênh lệch trong sử dụng dầu đốt của người nghèo rất lớn thì cách này có thể xem là cách giúp đỡ người nghèo không công bằng, chừng nào những người dùng nhiều dầu đốt chưa được coi là đặc biệt xứng đáng được giúp đỡ. Trong trường hợp khác, chúng tôi cố gắng xác định xem người sản xuất bị tác động như thế nào. Điều này, thường là trọng tâm phân tích khi đánh giá các chương trình nhằm giúp đỡ các ngành cụ thể. Chẳng hạn như chương trình cho vay của chính phủ đối với các công ty lớn nhận thầu công trình bảo trợ xã hộ, chúng tôi có thể trình bày về tác động của khác nhau đối với người lớn tuồi hiện tại so với người trẻ tuổi – người già trong tương lai. Chúng tôi gọi những tác động này là tác động phân phối qua thời gian của chương trình. Trong những trường hợp khác, chúng tôi muốn xác định tác động đến vùng hay tác động đến nội thành, so với ngoại thành hoặc thành thị so với nông thôn. Khi lợi ích của một chương trình đem lại cho người nghèo theo tỷ lệ nghịch (tức là họ nhận được nhiều hơn đóng góp vào chi phí cho chương trình thông qua hệ thống thuế), chúng tôi nói rằng, hệ thống phân phối của chương trình là lũy tiến. Nếu lợi ích đem lại cho người giàu theo tỷ lệ nghịch, chúng tôi gọi tác động thu nhập đó là lũy lùi. Thường có tranh cãi ai là người được hưởng lợi ích thực sự của một chương trình và triển vọng người đó sẽ nhận được do tác động phân phối của chương trình được xác định chủ yếu theo nhóm mà chương trình dự định tập trung vào. Ví dụ trợ cấp của chính phủ cho giáo dục cao đằng thường được coi giúp đỡ cho con em người nghèo học trung cấp, và do đó được coi có tác động phân phối lại tích cực. Nhưng những nghiên cứu cụ thể, thì con em của giới trung lưu và trên trung lưu thường học cao đẳng, và dù chính phủ trợ cấp theo cách nào thì họ cũng được hưởng. Do đó lợi ích ròng dành cho con em giói trung lưu và trên trung lưu là tỷ lệ nghịch và trợ cấp của nhà nước là lũy lùi. Không rõ thu nhập của cha mẹ có phải là trung tâm chú ý thích hợp hay không; vì người được hưởng giáo dục không phải là cha mẹ mà là con cái chính con cái là người sẽ nhận lương cao hơn nhờ trình độ giáo dục cao hơn. Chúng ta hãy so sánh hậu quả của trợ cấp trực tiếp của nhà nước cho các trường đại học (cho phép các chương trình thu phí thấp hơn) so với những hậu quả của chương trình cho sinh viên vay. Tính trung bình, mỗi người học đại học là những người có thu nhập cao hơn nhiều so với những người không học đại học. Chương trình cho vay vó thể lũy tiến hơn hệ thống hiện hành, trong đó thậm chí cả học sinh cao trung đã bỏ học, lương thấp cũng được trợ cấp để học cao học. Công bằng và phân phối Những thảo luận về chính trị thường tập trung vào sự công bằng của các đề nghị khác nhau mà mỗi bên cho rằng đề nghị của bên mình công bằng hơn. Rất đáng tiếc là những khái niệm về sự công bằng chưa được xác định rõ; mọi người thường có thường có những nhìn nhận mâu thuẫn về thế nào là công bằng. Một gia đình thuộc bậc trung lưu yêu quý con cái, nhưng đã quyết định hạn chế sinh con ra vì lý do tài chính và họ chỉ có hai con và họ cảm tưởng rằng thật không công bằng khi họ phải hỗ trợ cho con cái của ai đó chỉ vì người kia không chịu sử dụng các phương pháp hạn chế sinh đẻ. Một gia đình tiết kiệm được 40.000 đô la để cho con vào trường cao đẳng có thể cảm thấy rằng không công bằng vì họ không nhận được trợ cấp hoặc vay của chính phủ, trong khi đó, người hàng xóm liền kề cũng có thu nhập tương tự lại được hưởng những kỳ nghỉ nhiều tiền vào mỗi mùa đôngvà được nhận trợ cấp của chính phủ. Một người không lập gia đình và một gia đình cả hai vợ chồng đều đi làm đều nghĩ không công bằng khi lợi ích mà họ nhận được từ chương trình bảo trợ xã hội thấp hơn nhiều so với những người mà vợ (chồng) người đó không có việc làm ở ngoài gia đình. Nhưng người có vợ (chồng) không có việc làm ở ngoài gia đình có thể cảm thấy việc người đó nhận được nhiều hơn là công bằng, vì gia đình đó không nhận được suất thu nhập thứ hai. Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả Do sự thiếu rõ ràng trong thuật ngữ không thiên vị, cho nên chúng tôi cố gắng để tránh dùng từ đó. Thay vì, chúng tôi cố gắng tập trung vào phân tích về việc xác định tác động của các chương trình. Trong nhiều chương trình chi tiêu, luôn có sự lựa chọn (đánh đổi) giữa các mục tiêu hiệu quả và công bằng (phân phối lại thu nhập cho những người cần thiết). Có thể xây dựng chương trình chi tiêu tiến bộ hơn nhưng phải tốn kém. Việc tăng trợ cấp bảo trợ xã hội có thể rất đáng ao ước xát từ giác độ mục tiêu phân phối nhất định, nhưng tăng trợ cấp có thể dẫn đến việc nghỉ hưu sớm và thuế cao hơn để tài trợ cho những trợ cấp đó có thể làm giảm hứng thú làm việc. Trợ cấp thất nghiệp cao hơn có thể tăng thu nhập của một số người trong số những người đang rất cần, nhưng bảo hiểm thất nghiệp có thể làm cho cá nhân cảm thấy không thích đi tìm việc làm khác. Những bất đồng ý kiến về mục đích của các chương trình thường xuất phát từ nhwuxng bất nhất không chỉ về giá trị, tức là tầm quan trọng tương ứng của những cân nhắc công bằng so với hiệu quả, mà còn về bản chất của sự đánh đổi: sẽ bị giảm bao nhiêu hiệu quả do cố gắng thay đổi cơ cấu lợi ích của một số chương trình nào đó nhằm làm cho tác động phân phối của nó tiến bộ hơn. Ví du, nếu do chính của việc người thất nghiệp không kiếm được việc làm do không có việc làm thì mức độ trợ cấp thất nghiệp sẽ có ít tác động lên việc tìm kiếm việc làm. Nhưng nếu bảo hiểm thất nghiệp có ít ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm. Nhưng nếu bảo hiểm thất nghiệp có ít ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm thì không có nhiều đánh đổi lắm giữa hiệu quả và công bằng và đường giới hạn phù hợp với quan điểm của Spendthrift; nếu tìm công việc rất nhạy bén với bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ có sự đánh đổi đáng kể và đường giới hạn hiệu quả công bằng sẽ phù hợp với nhận thức của Scrooge. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đánh đổi giữa hiệu quả công bằng rất hay gặp phải trong quá trình đánh giá những điều kiện cụ thể của các chương trình chính phủ. Quyết định thu lệ phí qua cầu có nghĩa là ai được hưởng lợi qua cầu đều phải chịu chi phí. Đối với nhiều người, điều đó là tốt vì các lý do công bằng. Thật ra không công bằng nếu bắt tất cả những người không đi qua cầu cũng phải trả tiền. Nhưng lại có chi phí hiệu quả bằng tiền và bằng thời gian: tiền lương của người thu lệ phí và thời gian của người đi mô tô. Hơn nữa, nếu một số lái xe không được khuyến khích sử dụng cầu thì sẽ có những mất mát khác về hiệu quả do sử dụng không hết công suất. Đánh giá chương trình Những thảo luận từ trước đến giờ đều tập trung vào hai cơ sở để đánh giá chương trình công cộng: đó là tác động của chương trình đối với phân phối. Chính sách của chính phủ có thể quan tâm đến nhiều mục tiêu. Ví dụ, chính phủ có thể quan tâm đến mức độ khác nhau giữa các cá nhân về chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc giai cấp khi họ học trong cùng một trường. Chính phủ không chỉ quan tâm đến thu nhập của người nghèo, mà còn cả về hình thức bên ngoài ngôi nhà của họ. Và khi những mục tiêu có thể thay thế nhau này được xác định khá tốt rồi; cụ thể là, chính phủ vẫn sử dụng các nhà sản xuất tư nhân bằng cách áp đặt các quy chế mới được nhận trợ cấp. Bằng cách đó, chính phủ quy định rằng các cơ quan nhận trợ cấp của liên bang phải tuân thủ những hành vi nhất định của hành vi. Nếu chính phủ quyết định thực hiện chương trình trợ cấp nhà ở cho người nghèo, chính phủ có thể đưa ra những tiêu chuẩn cơ bản để mọi người cung cấp nhà ở cho người nghèo nhận được trợ cấp nhà ở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chính phủ rất khó xác định rõ ràng (và quy định trước) tất cả các mục tiêu của mình, hoặc định hình các mục tiêu đó dưới dạng các quy định hay tiêu chuẩn. Hơn thế nữa, còn có mức độ về vấn đề ban hành những quy định này. Người ta thường cho rằng các nhà sản xuất tư nhân khi không có những quy định được định rõ ràng và ban hành, sẽ đơn giản theo đuổi mục tiêu tăng tối đa lợi nhuận bất kể các mục tiêu khác mà họ có thể đưa ra. Trong những trường hợp này, có lập luận để chính phủ đảm nhận trách nhiệm trực tiếp đối với hoạt động này. Tương tự cũng có vấn đề là chừng nào chính phủ còn cấp kinh phí cho hoạt động này, thì chính phủ không tránh khỏi phải đưa ra các quy định mà một trong số đó có thể tác động ngược lại, đặc biệt là tác động đến hiệu quả kinh tế; do đó, nhiều lợi thế được cho là thuộc về hiệu quả của sản xuất tư nhân có thể bị mất. Những vấn đề này đã dấy lên những cuộc thảo luận về các chương trình chứng phiếu trường học, có thể cấp tiền cho sinh viên để sử dụng vào học ở mọi trường tư công. Quá trình chính trị Trong xã hội dân chủ, nhiều nhóm và cá nhân tham gia xây dựng và thực hiện các chương trình của chính phủ. Những cá nhân này có những mục tiêu khác nhau và quan điểm khác nhau về sự vận hành của nền kinh tế. Chương trình được chấp thuận là do sự thỏa hiệp giữa quan điểm của họ. Sự thỏa hiệp này có thể không tập hợp được quan điểm của mọi cá nhân, và nhiều người có thể nhất trí về lượng nước cho vào nước chấm, một người cho rằng cần vắt thêm chanh vào, người kia phải cho thêm kem, thì giải pháp thỏa hiệp ở đây là cho mỗi thứ một ít và kết qủa có thể thật thảm hại: không phù hợp với bất kỳ mục tiêu nào của nhà bếp. Nghiên cứu về quá trình chính trị thực hiện một chương trình chi tiêu cụ thể nào đó có thể đi sâu hơn vì hai lý do. Một là, chúng ta có thể hiểu được tại sao chương trình lại như nó hiện hữu. Trước đây chúng ta đã bàn về chương trình ổn định giá nông nghiệp của chính phủ. Có thất bại của thị trường mà chương trình đó hướng vào: đó là các cá nhân không thể nhận được bảo hiểm vì nhiều rủi ro quan trọng mà họ có thể phải đối mặt, kể cả những rủi ro liên quan đến sự biến động giá cả. Nhưng việc xem xét kỹ hơn chương trình chỉ ra rằng, nếu đó là mục tiêu duy nhất của chương trình thì chương trình phải được xây dựng theo một cách hoàn toàn khác. Một trong những mục tiêu của chương trình là chuyển nguồn lực (thu nhập) của dân cư khác đến cho nông dân. Nếu đó là mục tiêu thì còn có nhiều cách hữu hiệu khác để chuyển nguồn lực cho đến cho nông dân; toàn bộ trợ cấp đều có thể phù hợp với chương trình đó. Nhưng mục tiêu được xác định rõ ràng, nếu tất cả các khoản trợ cấp được định rõ ràng, thì không rõ là chương trình có được chấp thuận không. Các cử tri ở các quận thành phố có thể chống lại quyết liệt, nhưng họ lại không phản đối chương trình dưới dạng các khoản trợ cấp phi hiệu quả hiện có, chỉ vì họ không biết được bản chất của các khoản trợ cấp. Những quy định cụ thể của chương trình có thể có những hậu quả phân phối mạnh mẽ đối với các nhóm dân cư cụ thể. Nếu có thể tổ chức một nhóm cho phù hợp, thì có thể làm cho quá trình chính trị thực hiện các quy định đó vì lợi ích của nhóm. Điều đó đưa chúng ta đến lý do thứ hai là sự quan trọng của việc nghiên cứu quá trình chính trị thực hiện những chương trình chi tiêu. Một số chương trình ảnh hưởng mạnh của sức ép chính trị hơn những chương trình khác. Ví dụ như chương trình có tổng thể các quy định về kỹ thuật và nhiều quy định chi tiết. Một chương trình như thế sẽ chịu áp lực để có những quy chế thiên vị các nhóm ích lợi đặc biệt nào đó. Khi cần có chuyên gia kỹ thuật thì khó có thể có lời khuyên kỹ thuật không thiên vị. Những người có thể cung cấp thông tin thường có lợi ích nhất định trong kết quả cuối cùng. Tóm tắt Ở chương 9 này chúng ta đã phân tích chính sách chi tiêu của chính phủ. Tuy nhiên đấy không phải là những công thức đơn giản có thể đem áp dụng một cách mù quáng đối với tất cả các vấn đề mà không có cân nhắc, tính toán. Dưới đây là những nội dung chính đã nói đến ở chương này, có tám yếu tố lớn trong phân tích các chương trình chi tiêu công cộng:  Xác định nhu cầu, nguồn sản sinh ra cầu đối với chương trình của chính phủ.  Xác định thất bại của thị trường (nếu có) và đảm bảo chắc chắn xem điều gì là quan tâm đối với (những hậu quả) phân phối thu nhập hiện tại hoặc đối với cung cấp hàng hóa khuyến dụng.  Xác định các chương trình có thể áp dụng thay thế nhằm giải quyết các vấn đề đã thấy rõ, lưu ý đặc biệt đến tầm quan trọng của các đặc điểm thiết kế nhằm xác định hậu quả của chương trình.  Xác định hậu quả mang tính hiệu quả của các chương trình  Xác định sự lựa chọn giữa công bằng và hiệu quả  Xác định mức độ đạt các mục tiêu chính sách công bằng của các chương trình  Xác định tác động của quá trình chính trị đến việc xây dựng và thực hiện các chương trình công cộng như thế nào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_9_3964.pdf
Tài liệu liên quan