Kinh tế vĩ mô - Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát - Phan Thế Công
6.3.1. ĐƯỜNG PHILIPS TRONG NGẮN HẠN
• Mô hình đường Phillips trong ngắn hạn có dạng
như sau:
• Trong đó:
là tỷ lệ lạm phát thực tế;
e là tỷ lệ lạm phát dự kiến;
u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế;
u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên;
là giá trị độ dốc của đường Phillip.
• Một mức thất nghiệp thấp tương ứng với một
mức lạm phát cao và ngược lại (sự đánh đổi).
• Độ dốc quyết định rất lớn đến mối quan hệ
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
e u u *
Hình 6.9. Đường Phillips trong ngắn hạn
346.3.1. ĐƯỜNG PHILIPS TRONG NGẮN HẠN
• Nếu tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ
lạm phát dự kiến và ngược lại.
• Nếu có cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía
trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm.
• Nếu có cú sốc cung, giả sử chi phí sản xuất tăng cao, sản lượng và việc làm giảm, nền kinh tế
rơi vào thời kì đình trệ, lạm phát thấp, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp,
lúc này đường Phillips có thể dịch chuyển ra phía ngoài.
37 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế vĩ mô - Bài 6: Thất nghiệp và lạm phát - Phan Thế Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
TS. Phan Thế Công
Giảng viên trường Đại học Thương mại
1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Trình bày được các tác động (tích cực và tiêu cực) của lạm phát và
thất nghiệp trong nền kinh tế.
Chỉ ra được các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
01
02
2
Thất nghiệp
Lạm phát
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
6.1
6.2
6.3
NỘI DUNG BÀI HỌC
3
6.1. THẤT NGHIỆP
Thất nghiệp và các loại
thất nghiệp
Tác động của thất nghiệp
Thực trạng thất nghiệp ở
Việt Nam
6.1.1
6.1.3
6.1.5
Nguyên nhân của thất nghiệp
Các giải pháp hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp ở Việt Nam
6.1.2
6.1.4
4
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP
a. Thất nghiệp
• Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi
lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp và phát luật lao động.
• Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm,
nhưng đang tìm kiếm việc làm.
• Người có việc làm là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, văn hoá,
xã hội.
• Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm
việc làm.
5
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
a. Thất nghiệp
Dân số
Ngoài độ tuổi
lao động
Trong độ tuổi
lao động
Lực lượng lao
động
Ngoài lực
lượng lao động
Có việc
Thất nghiệp
6
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
b. Phân loại thất nghiệp
Theo đặc tính chủ thể
thất nghiệp
Theo lý do
thất nghiệp
Theo nguồn gốc
thất nghiệp
Theo tiếp cận mô
hình cung cầu
7
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
Phân loại thất nghiệp theo đặc tính chủ thể thất nghiệp
Theo giới tính Theo lứa tuổi
Theo vùng
lãnh thổ
Theo
ngành nghề
Theo dân tộc,
chủng tộc
8
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
Phân loại theo lý do thất nghiệp
1 2 3 4
Bỏ việc Mất việc Mới vào
lực lượng lao động
Quay lại
lực lượng lao động
9
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
• Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi một số người lao động đang tìm kiếm công việc tốt hơn,
phù hợp với ý muốn riêng (ví dụ: lương cao hơn, gần nhà hơn) hoặc những người mới bước
vào thị trường lao động hoặc chờ đợi đi làm.
• Thất nghiệp theo mùa vụ: Là một số công việc chỉ thực hiện được theo mùa nhất định.
Ví dụ: đánh cá, làm nông nghiệp, du lịch, xây dựng.
• Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu lao động. Thất nghiệp do
cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về
nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.
• Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu về lao động giảm. Nguồn gốc chính là ở sự
suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi nó gắn liền với thời kỳ
suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
10
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
• Thất nghiệp tự nguyện: Là số lượng người lao động tự nguyện thất nghiệp do công việc và
tiền công chưa phù hợp với ý muốn của mình.
• Thất nghiệp không tự nguyện (hay thất nghiệp chu kỳ): Do chu kỳ kinh tế gây nên, còn gọi là
thất nghiệp do thiếu cầu (theo trường phái Keynes).
• Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động đạt trạng thái
cân bằng. Tại trạng thái cân bằng, thất nghiệp tự nhiên bằng tổng số những người thất nghiệp
tự nguyện.
11
6.1.1. THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
b. Phân loại thất nghiệp
Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
• Tại mức tiền công W1, số lượng lao động
dư thừa là đoạn EF = L2 – L1, đây chính là
con số thất nghiệp tự nguyện.
• Với mức tiền công tối thiểu là W2 cao hơn
mức lương cân bằng của thị trường
lao động W0. Tổng số thất nghiệp
tự nguyện trong trường hợp này sẽ là
đoạn AB.
Hình 6.1. Thất nghiệp tự nhiên
12
6.1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT NGHIỆP
Trường phái cổ điển cho rằng giá cả và tiền công
linh hoạt, thị trường lao động luôn đạt trạng thái
cân bằng, còn có thất nghiệp là do ấn định mức tiền công
cao hơn mức tiền công cân bằng.
Hình 6.2. Mức tiền công tối thiểu
cao hơn mức tiền công cân bằng
a. Thất nghiệp theo lý thuyết của trường phái cổ điển
13
6.1.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT NGHIỆP
• Trường phái Keynes cho rằng giá cả và tiền công
thường cứng nhắc, không linh hoạt.
• Giả sử tổng cầu AD suy giảm, cầu lao động giảm
từ DL đến DL’, do giá cả và tiền công không
linh hoạt nên với mức tiền công W1 ta có cầu
lao động là L1 cung lao động là L2, lượng người
thất nghiệp là: E2E0.
• Thất nghiệp loại này còn gọi là thất nghiệp do
thiếu cầu.
Hình 6.3. Thất nghiệp do thiếu cầu
b. Thất nghiệp theo lý thuyết của KEYNES
14
6.1.3. TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP
• Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn
thời gian vô nghĩa, gây áp lực tâm lý và giảm khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu.
• Có thể phải chọn công việc thu nhập thấp, làm việc dưới khả năng.
• Thất nghiệp khiến cho nhiều người đành chấp nhận làm những công việc không đúng nghề.
• Mất việc kéo dài cũng thường đưa đến tình trạng bất ổn trong gia đình của người bị mất việc.
a. Đối với bản thân và gia đình
15
6.1.3. TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
• Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp.
• Thất nghiệp làm cho sản xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.
• Có thể đương đầu với các tệ nạn xã hội.
• Chi nhiều tiền hơn để giải quyết hậu quả từ thất nghiệp như y tế, an ninh xã hội.
• Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm
và giá cả tụt giảm.
b. Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và kinh tế
16
6.1.4. CÁC GIẢI PHÁP HẠ THẤP TỈ LỆ THẤT NGHIỆP
• Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khuyến khích hình thành các trung tâm đào tạo nghề.
• Đa dạng hóa các thành phần kinh tế để tạo việc làm cho xã hội.
• Quy hoạch tạo việc làm trong khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
• Xuất khẩu lao động.
• Phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền thống.
• Phát triển khởi nghiệp.
17
6.1.5. THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
• Đến thời điểm 01/04/2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng 1,4% so với cùng thời điểm
năm 2015.
• Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2,23%. Tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3,96%.
• Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 1/2016 ước tính là 6,47%.
• Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 1/2016 là 1,27%.
• Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 năm nay ước tính là 1,77% (quý
01/2015 tương ứng là 2,43%).
18
Lạm phát
và các loại lạm phát
Nguyên nhân
của lạm phát
Các giải pháp kiềm chế và
kiểm soát lạm phát
Tác động của lạm phát
Thực trạng lạm phát ở
Việt Nam
6.2.1
6.2.2
6.2.4
6.2.5
6.2.3
6.2. LẠM PHÁT
19
6.2.1. LẠM PHÁT VÀ CÁC LOẠI LẠM PHÁT
Trong đó: là tỷ lệ lạm phát, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng
thời kỳ t – 1.
t t 1
t 1
CPI CPI
100%
CPI
t 0
t i i
0 0
i i
p q
CPI ( ) 100
p q
• Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian.
• Giảm phát là khi mức giá giảm xuống liên tục theo thời gian.
20
6.2.1. LẠM PHÁT VÀ CÁC LOẠI LẠM PHÁT (tiếp theo)
Quy mô của lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm.
• Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng tương đối nhanh, với tỷ lệ 2
hoặc 3 con số trong năm.
• Siêu lạm phát: Tỷ lệ lạm phát thường từ 3 con số trở lên.
21
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Nguyên nhân của lạm phát:
• Lạm phát do cầu kéo;
• Lạm phát do chi phí đẩy;
• Lạm phát dự kiến;
• Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ;
• Lạm phát do lãi suất.
22
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
• Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu
tăng nhanh.
• Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá
nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế.
• Khi tổng cầu tăng mạnh, đường AD dịch
chuyển sang phải, mức giá chung tăng lên từ
P1 đến P2, lạm phát xảy ra.
Hình 6.4. Lạm phát cầu kéo
a. Lạm phát cầu kéo
23
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
• Các cơn sốc giá cả thị trường đầu vào đặc
biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện,) là
nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, gây
ra lạm phát chi phí đẩy.
• Đường ASS dịch chuyển sang trái từ ASS0
ASS1, giá cả tăng lên từ P0 P1 gây nên
lạm phát.
Hình 6.5. Lạm phát chi phí đẩy
b. Lạm phát chi phí đẩy
24
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT (tiếp theo)
• Lạm phát dự kiến còn gọi là lạm phát vừa
phải hoặc là tỷ lệ lạm phát ỳ.
• Khi nhà sản xuất dự kiến tăng giá (AS dịch
chuyển sang trái) đồng thời những chính sách
từ phía Chính phủ (tăng cung tiền đều đặn
hàng năm) khiến chi tổng cầu tăng (AD dịch
chuyển sang phải).
• Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành
thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một
thời gian.
Hình 6.6. Lạm phát được dự đoán trước
c. Lạm phát dự kiến
25
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT (tiếp theo)
• Nếu lượng cung tiền danh nghĩa tăng thì giá cả sẽ tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ
lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền.
• Lạm phát có thể được coi là một hiện tượng tiền tệ.
• Lượng tiền tăng càng nhanh thì lạm phát càng cao.
d. Lạm phát do lý thuyết số lượng tiền tệ
26
6.2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT (tiếp theo)
• Lãi suất danh nghĩa lại biến động theo lạm phát. Khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ
thay đổi theo.
• Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
• Khi tỷ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền,
càng giữ nhiều tiền càng thiệt.
e. Lạm phát do lãi suất
27
6.2.3. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
• Phân phối lại thu nhập, của cải của công chúng, tài nguyên của đất nước.
• Làm giảm thu nhập thực tế của công chúng, ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo, người có
mức lương cố định, sinh viên.
• Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế và việc làm, có những hãng sản xuất–kinh doanh
có thể phát triển và ngược lại.
28
6.2.4. CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
Hai nhóm giải pháp chính để kiềm chế lạm phát là Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa
thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt. Cụ thể:
• Cắt giảm cầu đối với một số mặt hàng;
• Giảm chi tiêu của Chính phủ;
• Kiểm soát tiền lương, tăng thuế (chủ yếu là thuế thu nhập) nhằm hạn chế chi tiêu của xã hội;
• Giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, tăng cung đầu ra;
• Gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp như giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay,
tăng chi tiêu cho đầu tư.
29
6.2.5. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Hình 6.7. Lạm phát – tăng trưởng giai đoạn 1997–2014 (%)
Nguồn: IFS; Số năm 2014 của Tổng cục Thống kê
30
6.2.5. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Hình 6.8. Giá cả hàng hóa trong nước giai đoạn 2010–2014 (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
31
6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
• Alban William Housego “A. W.” “Bill” Phillips, (1914-1975) là một nhà kinh tế học người
New Zealand, làm việc ở trường kinh tế học London. Công trình nổi tiếng của ông là đường
Phillips, đưa ra năm 1958.
• Lý thuyết cho ta thấy có sự đánh đổi lạm phát nhiều để có ít thất nghiệp hơn và ngược lại.
32
6.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP (tiếp theo)
6.3.1 Đường Phillips trong ngắn hạn
Đường Phillips trong dài hạn6.3.2
33
6.3.1. ĐƯỜNG PHILIPS TRONG NGẮN HẠN
• Mô hình đường Phillips trong ngắn hạn có dạng
như sau:
• Trong đó:
là tỷ lệ lạm phát thực tế;
e là tỷ lệ lạm phát dự kiến;
u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế;
u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên;
là giá trị độ dốc của đường Phillip.
• Một mức thất nghiệp thấp tương ứng với một
mức lạm phát cao và ngược lại (sự đánh đổi).
• Độ dốc quyết định rất lớn đến mối quan hệ
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
e u u*
Hình 6.9. Đường Phillips trong ngắn hạn
34
6.3.1. ĐƯỜNG PHILIPS TRONG NGẮN HẠN
• Nếu tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ
lạm phát dự kiến và ngược lại.
• Nếu có cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía
trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm.
• Nếu có cú sốc cung, giả sử chi phí sản xuất tăng cao, sản lượng và việc làm giảm, nền kinh tế
rơi vào thời kì đình trệ, lạm phát thấp, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp,
lúc này đường Phillips có thể dịch chuyển ra phía ngoài.
35
6.3.2. ĐƯỜNG PHILLIPS TRONG DÀI HẠN
• Đường Phillips dài hạn có dạng:
• Là đường thẳng đứng cắt trục hoành tại điểm xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
• Tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát thay đổi như
thế nào.
• Trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
0 (u u*) hay u u*
36
TỔNG KẾT BÀI HỌC
• Thất nghiệp: Thất nghiệp và các loại thất nghiệp; Nguyên nhân thất nghiệp;
Tác động của thất nghiệp; Các giải pháp hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp; Thực trạng thất
nghiệp ở Việt Nam.
• Lạm phát: Lạm phát và các loại lạm phát; Nguyên nhân lạm phát; Tác động của
lạm phát; Các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát; Thực trạng lạm phát ở
Việt Nam.
• Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: Đường Phillips trong ngắn hạn và
dài hạn.
37
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_vi_mo_bai_6_that_nghiep_va_lam_phat_phan_the_cong.pdf