Trong dài hạn, Trung tâm thông tin và
Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia đưa ra
hai kịch bản: (i) Kịch bản cơ sở: kinh tế vĩ
mô về cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2021-2025 có thể đạt trung bình
7%/năm, lạm phát 3,5-4,5%, tỷ giá VND/
USD tăng 1,5-2%/năm. Nền kinh tế có sự
chuyển đổi tương đối rõ nét, tuy vẫn chủ
yếu dựa vào những động lực tăng trưởng
cũ, nhưng chất lượng, hiệu quả được cải
thiện hơn. Việt Nam sẽ bước vào nhóm
các quốc gia thu nhập trung bình cao ở
cuối giai đoạn. (ii) Kịch bản cao: đổi mới
mô hình tăng trưởng, sẽ tập trung hơn
vào phát triển khoa học - công nghệ và
đổi mới sáng tạo, thay vì phụ thuộc vào
những động lực tăng trưởng cũ. Theo đó,
tốc độ tăng trưởng có thể đạt mức 7,5%
trong giai đoạn 2021-2025; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhanh hơn và chuyển trọng
tâm sang khu vực dịch vụ; lạm phát ở
mức 3,5-4,5%.
Dù lựa chọn kịch bản nào thì thực thi
chính sách vẫn rất cần được lưu ý và cải
thiện mạnh mẽ hơn khi sự quan tâm đối
với cải cách môi trường kinh doanh theo
Nghị quyết 02 của Chính phủ đã ít nhiều
giảm sút; năng suất và chất lượng lao
động tuy được đề cập nhiều, song chưa
có biện pháp mới và cụ thể. Bên cạnh đó,
những nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung, chưa được thực sự truyền tải sâu
sắc vào hệ thống chính sách, tư duy và
hành động của bộ máy nhà nước và nhân
dân; sự hứng khởi với EVFTA và EVIPA
(dù còn chờ phê chuẩn) chưa đi kèm với
tâm thế chuẩn bị kỹ và cụ thể cho các cải
cách thể chế kinh tế liên quan; việc thực
hiện CPTPP còn chậm dù Hiệp định này
đã có hiệu lực. /.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế Việt Nam năm 2019 và triển vọng năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
22Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
Năm 2019, kinh tế Việt Nam đối mặt
với nhiều rủi ro và bất ổn gia tăng của
kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu,
cũng như một số khó khăn ở trong nước.
Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố thuận
lợi là công tác điều hành chính sách, cải
cách kinh tế của đất nước đã thể hiện
nhiều điểm sáng, đóng góp quan trọng
vào những kết quả tích cực về kinh tế,
xã hội.
1. Bức tranh tổng quát về kinh tế
Việt Nam năm 2019
Tốc độ tăng GDP cả năm đạt 7,02%,
thấp hơn một chút so với mức tăng năm
2018 (7,08%), vượt xa so dự báo của
nhiều tổ chức quốc tế (6,8%) (Hình 1).
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019
VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2020
TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh *
Tóm tắt: Thông qua các số liệu thống kê thực tế của các cơ quan Nhà nước, bài
báo trình bày về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm 2019, những kết
quả đạt được và đưa ra một số nhận xét đánh giá, đồng thời giới thiệu hai kịch bản dự
báo triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, cũng như các biện pháp cần
quan tâm.
Từ khóa: Kinh tế, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, CPI, GDP, cơ cấu kinh tế.
Abstract: The article presents the economic development by the year 2019 and
provides two forecast scenarios for Vietnam’s economy by the year 2020.
Keywords: Economy, economic (-al), economic growth, inflation, economic struture.
* Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP 2009 – 2019
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
23Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
Tốc độ tăng trưởng của khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chậm lại, chỉ đạt
2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng
chung, thấp nhất trong vòng ba năm trở
lại đây. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn về thị trường tiêu thụ nông sản
và chưa tận dụng được cơ hội xuất khẩu
từ các hiệp định tự do thương mại mà
Việt Nam tham gia, đặc biệt là tác động
xấu kéo dài của dịch tả lợn châu Phi tới
ngành chăn nuôi. Riêng ngành thủy sản
(cả trong lĩnh vực nuôi trồng và khai thác)
tăng trưởng khá tốt, đạt 6,12%.
Khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp
tục là động lực tăng trưởng của nền kinh
tế, với tốc độ tăng giá trị gia tăng là 8,9%,
đóng góp 50,4% vào tăng trưởng chung
của nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tăng 11,29%. Đáng lưu
ý là sau ba năm sụt giảm liên tục, ngành
khai khoáng tăng trưởng dương, phần nào
bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu
thô, nhưng gây ra lo ngại về việc quay trở
lại mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào
khai thác và xuất khẩu khoáng sản như
giai đoạn trước năm 2016.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch
vụ đạt 7,3%, đóng góp 45% vào mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế. Các ngành
dịch vụ thị trường có mức tăng khá, như:
ngành vận tải, kho bãi tăng 9,12%; bán
buôn và bán lẻ tăng 8,82%; hoạt động tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%.
Cơ cấu kinh tế năm 2019 có chuyển
biến tích cực với tỷ trọng khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống
13,96% GDP, so với mức 14,68% của năm
2018; tỷ trọng của khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 34,49%, của khu vực
dịch vụ chiếm 41,64% và của thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng dần trở
lại: tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng
trước, mức tăng cao nhất trong 9 năm qua;
tính chung quý IV/2019 tăng 2,01% so
với quý trước và tăng 3,66% so với quý
IV/2018; bình quân năm 2019 tăng 2,79%
so với mức bình quân năm 2018, dưới mục
tiêu Quốc hội đề ra và cũng là mức tăng
bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua.
Các yếu tố chủ yếu tác động tới CPI gồm:
điều chỉnh tăng giá một số nhóm hàng do
Nhà nước quản lý giá; điều chỉnh giảm 3
lần liên tiếp giá xăng dầu; tăng giá nhóm
hàng lương thực - thực phẩm là cao nhất
(đạt 3,42%) chủ yếu do thiếu hụt nguồn
cung thịt lợn vì nạn dịch tả Châu phi. Lạm
phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng
2,01% so với bình quân năm 2018.
Tính đến ngày 20/12/2019, tổng
phương tiện thanh toán (M2) tăng 12,1%
so với cuối năm 2018 (cùng kỳ năm 2018
tăng 11,3%); huy động vốn của các tổ
chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm
2018 tăng 11,5%); tăng trưởng tín dụng
của nền kinh tế tăng 12,1% (cùng kỳ năm
2018 tăng 13,3%). Tỷ giá VNĐ/USD ổn
định hơn so với năm 2018.
Năm 2019, vốn đầu tư toàn xã hội thực
hiện theo giá hiện hành ước đạt 2.046,8
nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm
trước và bằng 33,9% GDP, bao gồm: vốn
khu vực nhà nước đạt 634,9 nghìn tỷ đồng,
chiếm 31% tổng vốn và tăng 2,6% so với
năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt
942,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 46% và tăng
17,3% - là một điểm sáng trong hoạt động
đầu tư; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt 469,4 nghìn tỷ đồng, chiếm
23% và tăng 7,9% với sự dịch chuyển của
một số đối tác quan trọng, như Trung Quốc
(kể cả Hồng Kông): 10,26 tỷ USD, chiếm
32,3% tổng vốn đăng ký, gấp 2,9 lần so với
cùng kỳ, Hàn Quốc: 5,73 tỷ USD, chiếm
18% tổng vốn đăng ký, Singapore: 4,5 tỷ
USD, chiếm 14,1% tổng vốn đăng ký.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
24Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
Bảng 1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ
USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với
năm trước, được thúc đẩy bởi sự phát triển
mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước
trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng
trưởng tới 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ
tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(4,2%). Cán cân thương mại hàng hóa năm
2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức
cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng
cao trong bối cảnh kinh tế thế giới và
thương mại toàn cầu chậm lại. Kim ngạch
hàng hóa xuất khẩu cả năm ước đạt 263,45
tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong
đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,10 tỷ
USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ
USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng
giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm
trước). Điều đó cho thấy khá nhiều doanh
nghiệp trong nước đã khai thác hiệu quả
một số hiệp định thương mại tự do (FTA),
đặc biệt đối với những mặt hàng nước ta
có lợi thế. Trong năm 2019 có 32 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất
khẩu (6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%), trong đó
điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu
lớn nhất đạt 51,8 tỷ USD, chiếm 19,7%
tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5,3% so
với năm trước; điện tử, máy tính và linh
kiện đạt 35,6 tỷ USD, tăng 20,4%; hàng
dệt may đạt 32,6 tỷ USD, tăng 6,9%; máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,3
tỷ USD, tăng 11,9%; giày dép đạt 18,3 tỷ
USD, tăng 12,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt
10,5 tỷ USD, tăng 18,2%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
25Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam vẫn
tăng chậm do một số thách thức, như giảm
sút thương mại toàn cầu nói chung, tiếp tục
chịu sự cạnh tranh mạnh bởi các nước chú
trọng hơn thị trường nội địa của họ, việc
thiết lập các hàng rào kỹ thuật tinh vi hơn
và gia tăng bảo hộ thương mại, cũng như
gia tăng các yếu tố chi phí đầu vào (giá
điện, giá xăng, lương tối thiểu vùng,).
Năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu ước đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7%
so với năm 2018, trong đó khu vực kinh
tế trong nước đạt 108,01 tỷ USD, tăng
13,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 145,50 tỷ USD, tăng 2,5%.
Đáng lưu ý, xuất nhập khẩu ngày càng
phụ thuộc vào khu vực FDI, thặng dư cán
cân thương mại chủ yếu là nhờ thặng dự
thương mại của khu vực này.
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu
năm đến thời điểm 15/12/2019 ước đạt
1.414,3 nghìn tỷ đồng, bằng 100,2% dự
toán năm, là năm thứ hai liên tiếp vượt dự
toán. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu
năm đến thời điểm 15/12/2019 ước đạt
1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự toán
năm, trong đó chi thường xuyên đạt 927,9
nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát
triển 246,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; chi
trả nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5%.
Các chỉ tiêu về nợ công (56,1% GDP), nợ
nước ngoài (45,8% GDP) tiếp tục giảm và
bảo đảm ngưỡng an toàn.
Tuy nhiên, tái cơ cấu đầu tư công chưa
có nhiều chuyển biến. Trong vốn đầu tư
của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách
Nhà nước thực hiện năm 2019 ước tính
đạt 342,9 nghìn tỷ đồng, bằng 89,5% kế
hoạch năm và tăng 5,8% so với năm trước
(năm 2018 bằng 92,1% và tăng 12,2%).
Nhiều công trình trọng điểm đang ách tắc
vốn, gây những hệ lụy tiêu cực, như tăng
thêm chi phí cho NSNN khi phải trả lãi cho
khoản vốn tồn đọng từ phát hành TPCP,
làm chậm tiến độ giải ngân vốn đối ứng
của khu vực kinh tế tư nhân, giảm động
lực huy động vốn đầu tư xã hội, từ đó ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Phát hành
TPCP được thực hiện linh hoạt, đến cuối
tháng 11 đạt giá trị 187,9 nghìn tỷ đồng,
tương đương 72% kế hoạch và tăng 30%
cùng kỳ 2018. Thị trường trái phiếu doanh
nghiệp (TPDN) tiếp tục sôi động với quy
mô tăng khoảng 10,2% GDP (2018: 8,6%
GDP), vượt mục tiêu 7% GDP năm 2020
của Chính phủ đề ra.
2. Một số thành tựu nổi bật trong
năm 2019 và một số năm gần đây
a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kết
quả ấn tượng
Tăng trưởng kinh tế dần được cải
thiện và thể hiện xu hướng phục hồi rõ nét
trong những năm gần đây, giai đoạn 2016-
2020 ước đạt bình quân khoảng 6,74% so
với mức trung bình 5,94%/năm giai đoạn
2011-2015 nhờ sự quyết tâm lớn của Chính
phủ với các giải pháp điều hành nền kinh
tế một cách hiệu quả, cũng như lực đẩy từ
các cộng đồng doanh nghiệp và sức cầu từ
bên ngoài đối với hàng hóa Việt Nam.
GDP bình quân đầu người năm 2019
dự kiến đạt 3.000 USD/người, gấp 1,5 lần
năm 2015 (NCIF). Giai đoạn 2016-2019,
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
nhất, trung bình 6,84%/năm. Theo Ngân
hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam đã vượt qua
mức tăng trưởng trung bình của nhóm các
nước có thu nhập trung bình thấp và vươn
lên mức cao nhất từ năm 2017 đến nay.
Từ năm 2017 đến nay, khu vực FDI
liên tục duy trì mức tăng trưởng cao, trên
12% trong nền kinh tế nước ta. Tăng
trưởng của khu vực kinh tế nhà nước
giảm sút, từ 5,2% năm 2016 xuống 3,6%
năm 2018 và dự kiến tiếp tục giảm, dưới
4% trong giai đoạn 2019-2020. Khu vực
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
26Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
kinh tế ngoài nhà nước thì chưa có sự bứt
phá đáng kể, chỉ đạt khoảng 7%/năm.
Khu vực FDI tăng nhanh có thể chứa
đựng nhiều rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt
trong bối cảnh những tập đoàn lớn chi phối
sản xuất, kinh doanh và thay đổi chiến lược
của mình. Đó là chưa kể những rủi ro khó
kiểm soát phát sinh từ khu vực này, như
chuyển lợi nhuận về nước, chuyển giá,
lách thuế, gian lận thương mại,v.v.
b) Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ khu
vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp và
xây dựng
Với tốc độ tăng trưởng tương đối cao,
ngành công nghiệp và xây dựng đóng góp
trung bình 2,82 điểm phần trăm (so với
2,76 điểm phần trăm của ngành dịch vụ)
vào mức tăng trưởng chung trong giai
đoạn 2016-2018. Đồng thời, tỷ trọng
ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ
cấu kinh tế đã tăng từ 39,9% giai đoạn
2011-2015 lên 44% giai đoạn 2016-2020.
Như vậy, công nghiệp (nhất là công nghiệp
chế biến) và xây dựng đã trở thành động
lực chủ yếu cho tăng trưởng GDP.
c) Khu vực kinh tế tư nhân trong
nước ngày càng đóng góp lớn hơn cho
phát triển
Ước tính, khu vực kinh tế ngoài nhà
nước chiếm hơn 40% vào năm 2020 và
đóng góp lớn nhất trong tổng đầu tư toàn
xã hội chủ yếu nhờ những biện pháp cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia (tháo gỡ khó
khăn, rào cản đối với doanh nghiệp, giảm
thủ tục hành chính,) và khuyến khích
khởi nghiệp.
Trong khi tái cơ cấu đầu tư công chưa
hiệu quả, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
vẫn chưa có nhiều cải thiện. Hệ số ICOR
giảm từ 6,42% năm 2016 xuống 5,97%
năm 2018 và dự kiến dưới mức 6% trong
các năm 2019-2020. Hệ số ICOR trung
bình giai đoạn 2016-2020 vẫn ở mức cao:
6,11% (2011-2015: 6,25%). Việc triển khai
Luật Đầu tư công sửa đổi (tháng 6/2019)
kỳ vọng sẽ có sự thay đổi tích cực hơn.
Môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cải
thiện tích cực được các tổ chức quốc tế
ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp đánh
giá cao, đặt nhiều kỳ vọng vào những nỗ
lực cải cách của Chính phủ. Điểm số và
vị trí của Việt Nam trong Bảng xếp hạng
môi trường kinh doanh liên tục được cải
thiện từ năm 2014; riêng năm 2019 xếp
thứ 70/190 nền kinh tế, đạt 68,8 điểm.
Trong hai năm gần đây (2018-2019), mặc
dù điểm số vẫn được cải thiện, nhưng
tốc độ chậm lại và thứ hạng mỗi năm
giảm 1 bậc. Trong khu vực ASEAN, Việt
Nam đứng thứ 5 sau các nước Singapore,
Malaysia, Thái Lan và Brunei về xếp
hạng môi trường kinh doanh. Theo Ngân
hàng thế giới (2019), cùng với Indonesia,
Việt Nam thực hiện nhiều cải cách nhất
trong 16 năm qua; mỗi nước cùng có 42
cải cách.
Theo kết quả xếp hạng của Diễn đàn
kinh tế thế giới năm 2019, năng lực cạnh
tranh của Việt Nam đã được cải thiện đáng
kể. Chỉ số Năng lực cạnh tranh 4.0 của Việt
Nam tăng 10 bậc so với 2018 (từ thứ hạng
77) và tăng 13 bậc so với năm 2017.
3. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm
2020
Kinh tế toàn cầu năm 2020 tiếp tục đối
mặt với những nguy cơ, rủi ro và bất ổn, có
khả năng suy giảm vào năm 2020, do xung
đột thương mại giữa các nền kinh tế chủ
chốt vẫn căng thẳng, hoạt động sản xuất trì
trệ tại nhiều quốc gia, các diễn biến bất lợi
trên thị trường tài chính - tiền tệ, tình trạng
nợ gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Nhiều tổ
chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới giảm
tăng trưởng: OECD (tháng 9/2019) dự báo
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
27Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 06/2019
ở mức 2,9% năm 2019 và 3% năm 2020,
UNCTAD (tháng 9/2019) dự báo ở mức
2,3% năm 2019, IMF dự báo ở mức 3,3%
năm 2019 và 3,6% năm 2020.
Tình hình kinh tế thế giới tất yếu
sẽ tác động tới sự phát triển kinh tế của
Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phấn đấu
của mình, trong đó có những bước tiến
triển trong quá trình đàm phán/phê chuẩn
một số hiệp định thương mại tự do mới
(RCEP, CPTPP, EVFTA) có thể củng cố
niềm tin hơn cho nhà đầu tư nước ngoài
đối với Việt Nam.
Trong ngắn hạn, dự báo tăng trưởng
kinh tế năm 2020 đạt 6,7%, xuất khẩu đạt
7,6%, thặng dư thương mại dự báo ở mức
2,3 tỷ USD và lạm phát bình quân năm ở
mức 3,2%.
Trong dài hạn, Trung tâm thông tin và
Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia đưa ra
hai kịch bản: (i) Kịch bản cơ sở: kinh tế vĩ
mô về cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng
giai đoạn 2021-2025 có thể đạt trung bình
7%/năm, lạm phát 3,5-4,5%, tỷ giá VND/
USD tăng 1,5-2%/năm. Nền kinh tế có sự
chuyển đổi tương đối rõ nét, tuy vẫn chủ
yếu dựa vào những động lực tăng trưởng
cũ, nhưng chất lượng, hiệu quả được cải
thiện hơn. Việt Nam sẽ bước vào nhóm
các quốc gia thu nhập trung bình cao ở
cuối giai đoạn. (ii) Kịch bản cao: đổi mới
mô hình tăng trưởng, sẽ tập trung hơn
vào phát triển khoa học - công nghệ và
đổi mới sáng tạo, thay vì phụ thuộc vào
những động lực tăng trưởng cũ. Theo đó,
tốc độ tăng trưởng có thể đạt mức 7,5%
trong giai đoạn 2021-2025; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhanh hơn và chuyển trọng
tâm sang khu vực dịch vụ; lạm phát ở
mức 3,5-4,5%.
Dù lựa chọn kịch bản nào thì thực thi
chính sách vẫn rất cần được lưu ý và cải
thiện mạnh mẽ hơn khi sự quan tâm đối
với cải cách môi trường kinh doanh theo
Nghị quyết 02 của Chính phủ đã ít nhiều
giảm sút; năng suất và chất lượng lao
động tuy được đề cập nhiều, song chưa
có biện pháp mới và cụ thể. Bên cạnh đó,
những nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung, chưa được thực sự truyền tải sâu
sắc vào hệ thống chính sách, tư duy và
hành động của bộ máy nhà nước và nhân
dân; sự hứng khởi với EVFTA và EVIPA
(dù còn chờ phê chuẩn) chưa đi kèm với
tâm thế chuẩn bị kỹ và cụ thể cho các cải
cách thể chế kinh tế liên quan; việc thực
hiện CPTPP còn chậm dù Hiệp định này
đã có hiệu lực. /.
Tài liệu tham khảo
1. Tổ chức thương mại thế giới (2019). Số liệu thống kê và triển vọng thương mại.
https://www.wto.org/english/news_e/pres18_e/pr822_e.htm
2. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2019). Báo cáo kinh tế vĩ mô quý
III/2019. Chương trình hỗ trợ Austrialia về hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam;
3. Tổng cục Hải quan. Trực tuyến. Truy cập tại: www.customs.gov.vn
4. Tổng cục Thống kê. Trực tuyến. Truy cập tại: www.gso.gov.vn
5. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (2019). Triển vọng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025: Cơ hội và thách thức từ các Hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế.
Ngày nhận bài: 13/12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kinh_te_viet_nam_nam_2019_va_trien_vong_nam_2020.pdf