Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, nhất là
từ khi thành lập Trung tâm Địa lý - Tài nguyên vào
năm 1984 và đặc biệt là từ khi thành lập Viện Địa
lý vào năm 1993 đến nay, Viện Địa lý đã không
ngừng phấn đấu để xây dựng một tập thể khoa học
đoàn kết, có năng lực trong nghiên cứu, triển khai
ứng dụng vào thực tiễn các thành tựu về khoa học
địa lý, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá-hiện đại hoá cũng như quá trình phát
triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước. Bước
vào thế kỷ XXI, tự hào với những thành tích của
mình, Viện Địa lý quyết tâm đổi mới hơn nữa về
mọi mặt để xây dựng Viện Địa lý luôn xứng đáng
với vị trí là cơ quan khoa học công nghệ đầu ngành
trong cả nước về lĩnh vực Địa lý, môi trường; đóng
góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng nền
khoa học và công nghệ tiên tiến của nước ta cũng
như đóng góp vào sự phát triển bền vững kinh tế -
xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
đến GS.TSKH. Lê Đức An, nguyên Viện trưởng và
PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, nguyên Phó Viện
trưởng Viện Địa lý và các đồng nghiệp đã nhiệt
tình cung cấp nhiều tư liệu và góp ý cho bài viết.
Nhân dịp này, Viện Địa lý xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến Ban Biên tập Tạp chí Các Khoa học về
Trái Đất đã dành một số của Tạp chí để công bố
các công trình nghiên cứu của Viện trong những
năm qua.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển của viện địa lý, nhìn lại chặng đường của ngành địa lý, viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
289
35(4), 289-293 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013
KỶ NIỆM 20 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VIỆN ĐỊA LÝ, NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG
CỦA NGÀNH ĐỊA LÝ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
LẠI VĨNH CẨM
E-mail: lvcamminh04@yahoo.com
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 15 - 10 - 2013
Viện Địa lý được thành lập theo Quyết định số
24CP ngày 22/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ và
theo Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ ngày
19/6/1993 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia (Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam ngày nay), đến nay được tròn
hai mươi năm. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành
lập, bài viết này giới thiệu tóm tắt về quá trình xây
dựng và phát triển của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hai mươi năm, đó là một khoảng thời gian đủ
dài đối với một người làm nghiên cứu khoa học,
nhưng còn quá ngắn ngủi đối với một Viện nghiên
cứu với chức năng là Viện đầu ngành về khoa học
Địa lý, mà khi thành lập đã là quá chậm trễ so với
các lĩnh vực khác trong đại gia đình các Khoa học
về Trái Đất. Hai mươi năm phấn đấu và trưởng
thành, đội ngũ cán bộ, nghiên cứu viên Viện Địa lý
đã vượt qua nhiều khó khăn và đã gặt hái được
nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng đã nếm
trải cả những điều chưa thành công. Trong khó
khăn, Viện Địa lý đã vươn lên, phấn đấu hết mình
và đã đáp ứng được phần nào sự kỳ vọng của xã
hội khi thành lập Viện 20 năm về trước. Nhờ sự
hợp tác chặt chẽ với các khoa Địa lý tại các trường
Đại học và đồng nghiệp trên cả nước, lại được sự
ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo,
Viện Địa lý đã có đóng góp bước đầu vào việc phát
triển cả về chiều sâu và chiều rộng của khoa học
Địa lý hiện đại, và khẳng định được vị thế của
khoa học đó trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; đồng thời đã có những cống hiến
cụ thể trong việc nghiên cứu đa ngành về điều kiện
tự nhiên và tài nguyên phục vụ quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong cả
nước, đề xuất các giải pháp phát triển các ngành
kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai
và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Trở lại với thời gian, nhiều thế hệ các nhà địa
lý cho rằng, về góc độ nghiên cứu địa lý, có thể nói
tổ chức đầu tiên được thành lập chính là Ban
nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý (còn gọi
là Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa. Tên ban đầu
là Ban Nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học) ra đời
theo Nghị quyết số 34/NQ/TW tháng 12 năm 1953
của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh ký. Sau đó do
nhiều biến động của đời sống xã hội, bộ phận địa
lý đó cũng thay đổi rất nhiều để đáp ứng nhu cầu
của thực tiễn.
Năm 1959, sau khi Uỷ ban Khoa học Nhà nước
được thành lập, Nhà nước giao cho Uỷ ban thành
lập Viện nghiên cứu liên hợp các khoa học tự nhiên
với sự giúp đỡ của Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô (cũ). Năm 1961, Uỷ ban KHNN bắt đầu tuyển
cán bộ tốt nghiệp từ các trường đại học ở trong và
ngoài nước, để xây dựng Viện nghiên cứu này. Ban
Sinh vật - Địa học của UBKHNN được giao nhiệm
vụ chuẩn bị cán bộ cho việc xây dựng các bộ phận
nghiên cứu về Sinh vật và Địa học (bao gồm Địa
chất và Địa lý). Năm cán bộ đầu tiên được tuyển về
tổ Địa lý của bộ phận Sinh vật - Địa vào giữa
năm 1961.
290
Đầu năm 1967, Ủy Ban KH&KTNN quyết định
thành lập Viện Khoa học Tự nhiên, trên cơ sở các
bộ phận nghiên cứu của Uỷ ban. Các tổ nghiên cứu
của Ban Sinh vật - Địa học được tổ chức thành 3
phòng chuyên môn trong đó có phòng Địa lý.
Tháng 5 năm 1975, Nhà nước quyết định thành
lập Viện Khoa học Việt Nam, trong đó có Viện
Các Khoa học về Trái Đất. Phòng Địa lý trở thành
một trong những phòng nghiên cứu của Viện Các
khoa học về Trái Đất.
Năm 1981, Phòng Địa lý được tách ra khỏi
Viện Các Khoa học về Trái Đất, trở thành phòng
Địa lý trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam.
Năm 1983, Viện Khoa học Việt Nam ra quyết
định thành lập phòng Địa lý - Bản đồ trên cơ sở
Phòng Địa lý trực thuộc Viện KHVN và Phòng
Bản đồ được tách ra từ Viện Các Khoa học về
Trái Đất.
Tháng 7 năm 1984, Viện Khoa học Việt Nam
Quyết định thành lập Trung tâm Địa lý - Tài
nguyên trên cơ sở sát nhập Trung tâm Nghiên cứu
Không gian và Phòng địa lý - Bản đồ.
Năm 1993, Viện Địa lý được thành lập và hoạt
động cho đến nay.
Địa lý học vốn được coi là một trong những
ngành khoa học cổ nhất của tri thức nhân loại, đã
có những đóng góp to lớn trong sự hình thành và
phát triển của nhiều nền văn minh trên thế giới.
Trong nhiều thế kỉ, địa lý học tồn tại trong tâm
thức con người như là một khoa học mô tả thuần
tuý, nhưng trong quá trình chuyển mình của toàn
xã hội nửa cuối thế kỷ trước, với sự thúc đẩy mạnh
mẽ của cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ,
khoa học Địa lý đã bám sát thực tiễn để giải quyết
những nhu cầu bức xúc của xã hội nên các kiến
thức địa lý ngày càng được các nhà kinh tế, các nhà
quản lý quan tâm và được sử dụng rộng rãi trong
sự phát triển kinh tế-xã hội. Trước sự biến đổi sâu
sắc, toàn diện, nhanh chóng về kinh tế- xã hội- môi
trường toàn cầu, khoa học Địa lý đang tự đổi mới
để trở thành khoa học hành động phục vụ thực tiễn.
Hòa trong dòng chảy chung đó, Viện Địa lý
luôn là người đi đầu trong lĩnh vực điều tra cơ bản
các điều kiện tự nhiên, đánh giá tài nguyên phục vụ
phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng hợp lý lãnh thổ,
phát triển bền vững. Viện Địa lý cũng là những
người đi đầu trong việc vận dụng quan điểm tiếp
cận hệ thống, tổng hợp, định lượng, tin học hoá địa
lý, coi đó là quan điểm chủ đạo thống nhất chi phối
toàn bộ quá trình nghiên cứu của mình. Trong 20
năm qua, các cán bộ Viện Địa lý đã chủ trì và tham
gia thực hiện nhiều đề tài các cấp, trong đó có trên
50 đề tài cấp Nhà nước, 14 dự án hợp tác quốc tế,
hàng trăm đề tài cấp Bộ, Tỉnh. Các kết quả nghiên
cứu có chất lượng tốt và được cơ quan quản lý các
cấp, các tổ chức hợp tác với Viện đánh giá cao,
đóng góp có hiệu quả cho sự phát triển của đất
nước nói chung và của ngành khoa học Địa lý
nói riêng.
Các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng
điều tra cơ bản đã góp phần quan trọng trong việc
xây dựng các công trình quân sự, dân sự, các công
trình công nghiệp, hạ tầng xã hội nhằm mục đích
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng cho đất nước và nhiều địa phương. Đặc biệt
nhiều đề tài, đề án đã và đang nghiên cứu xây dựng
cơ sở khoa học cho quy hoạch, tổ chức không gian
phát triển các khu vực miền núi, hải đảo, các khu
vực vùng sâu, vùng xa của đất nước như trên hệ
thống các đảo thuộc hệ thống đảo huyện đảo
Trường Sa, hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, các khu
vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Mê Kông,... Có thể nói sau hai
mươi năm, hầu hết các huyện ở Việt Nam đều đã
ghi dấu chân các cán bộ nghiên cứu của Viện
Địa lý.
Viện Địa lý là những người đầu tiên và đi đầu
trong nghiên cứu địa lý tổng hợp, cảnh quan học,
sinh thái cảnh quan, phát triển và áp dụng phương
pháp đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực
tiễn ở Việt Nam. Nhiều công trình đã được tiến
hành trên cả nước ở các tỷ lệ khác nhau, nhiều bài
báo và sách chuyên khảo đã được công bố, một số
nghiên cứu sinh đã được đào tạo đảm bảo sự kế
thừa và phát triển liên tục của ngành khoa học này.
Viện Địa lý là tổ chức đi đầu trong việc vận
dụng các công nghệ mới như viễn thám, GIS, toán
ứng dụng vào các công trình nghiên cứu địa lý tổng
hợp, địa lý chuyên ngành như Địa mạo, Địa lý sinh
vật, Tài nguyên đất, Khí hậu, Tài nguyên nước
mặt, Tài nguyên nước ngầm, Địa lý nhân văn, ở
nước ta với những thành quả được các đồng nghiệp
trong nước ghi nhận.
Viện Địa lý là tổ chức đầu tiên xây dựng và
phát triển các chuyên ngành nghiên cứu về Địa
mạo kiến trúc hình thái, Sinh khí hậu, Thoái hóa
291
đất, với nhiều ứng dụng trong thực tiễn ở
Việt Nam.
Viện Địa lý là một trong những đơn vị có nhiều
kinh nghiệm trong xây dựng các tập bản đồ toàn
quốc và cho các địa phương. Nhiều cán bộ của
Viện tham gia xây dựng Tập Atlas Quốc gia đã
được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Viện Địa lý là một trong những đơn vị dẫn đầu
trong xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý
(GIS) về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế -
xã hội để hỗ trợ cho công tác hoạch định chính
sách phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cấp
tỉnh được đánh giá cao như ở tỉnh Quảng Trị, tỉnh
Savannakhet (nước CHDCND Lào),
Các nghiên cứu của Viện Địa lý đã góp phần
không nhỏ vào kết quả xác định ranh giới ngoài
thềm lục địa thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu
với các số liệu khảo sát đo sâu, địa chấn, từ, trọng
lực, các điểm cơ sở. Tổ chức và xây dựng thành
công cơ sở dữ liệu 3D thềm lục địa Việt Nam cũng
như phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm tra
các yếu tố thuộc ranh giới ngoài thềm lục địa. Kết
quả đã được trình lên Ủy ban Biển của Liên Hợp
Quốc, được các cơ quan hữu quan trong và ngoài
nước đánh giá cao. Đây là một đóng góp quan
trọng của Viện Địa lý trong công tác bảo vệ chủ
quyền đất nước.
Các nghiên cứu của Viện Địa lý đã góp phần
hoàn thiện cơ sở lý luận xây dựng mô hình phát
triển kinh tế - xã hội bền vững dải ven biển và hải
đảo theo các tuyến trọng điểm cũng như đề xuất
các mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững
cho khu vực ven biển và các đảo vùng biển Đông
Bắc (thuộc tỉnh Quảng Ninh) và Tây Nam (thuộc
địa phận hành chính tỉnh Kiên Giang).
Các nghiên cứu của Viện Địa lý lần đầu tiên đã
xác định được quá trình động lực học, dự báo sự
vận chuyển, bồi lắng bùn cát tại Lạch Huyện, Nam
Đồ Sơn (Hải Phòng) trước và sau khi xây dựng
cảng nước sâu, đề xuất giải pháp khắc phục bồi
lắng, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến môi trường
sinh thái Cát Bà, Đồ Sơn. Những nghiên cứu
tương tự đã được thực hiện ở các vùng cửa sông
khác như Cửa Việt (Quảng Trị), Cửa Nhật Lệ
(Quảng Bình),...
Viện Địa lý cũng tập trung nghiên cứu các nội
dung, đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp lưu
vực sông, xây dựng được các phần mềm ứng dụng
mô hình toán để quản lý chất lượng nước sông,
đánh giá khả năng tiếp nhận thải của từng tiểu lưu
vực và của từng đoạn sông và đề xuất các phương
án tổng thể bảo vệ môi trường nhiều lưu vực ở cả
miền Bắc, miền Trung và miền Nam nước ta.
Trong những năm gần đây, gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế-xã hội, nước ta luôn phải
đối mặt với nhiều dạng tai biến thiên nhiên như
bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, trượt lở đất, sạt lở bờ
sông và bờ biển, cát bay, hạn hán, nhiễm mặn,
hoang mạc hoá,... trong đó các tai biến lớn (tai biến
dị thường) xảy ra đã vượt qua nhận thức hiện tại
của con người, ngày một thường xuyên hơn, diễn
biến phức tạp hơn, gây hậu quả thật khó lường hết
được. Việc cảnh báo, dự báo sớm những tai biến tự
nhiên hiện nay là yêu cầu thực tiễn hết sức bức xúc
nhưng nó lại là một trong những vấn đề đặc biệt
khó khăn của khoa học và công nghệ không phải
chỉ ở nước ta mà ngay cả ở những nước có trình độ
khoa học cao, công nghệ tiên tiến, công nghiệp
phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu và tiếp tục nhận
thức rõ về các tai biến là rất cần thiết để chủ động
hơn trong việc đề xuất chiến lược phòng tránh,
giảm nhẹ thiệt hại do các tai biến gây ra.
Với các đề tài nghiên cứu theo hướng bảo vệ
môi trường và phòng tránh thiên tai, Viện Địa lý đã
tập trung giải quyết những vấn đề rất cấp bách
trong giai đoạn hiện nay như xây dựng cơ sở khoa
học và những giải pháp bảo vệ môi trường, phòng
tránh thiên tai ở khu vực bị thiên tai lũ lụt lớn miền
Trung, xác định nguyên nhân và các giải pháp khắc
phục, hạn chế quá trình hoang mạc hoá vùng Trung
Bộ, nghiên cứu quá trình sạt lở bờ sông, bờ biển,
đề xuất các chiến lược khai thác hợp lý dải cát ven
biển nước ta,... Các kết quả đạt được của các đề tài,
đề án này là những đề xuất khả thi về những giải
pháp giảm nhẹ và cảnh báo thiên tai, góp phần tạo
nên sự ổn định trong phát triển của khu vực lãnh
thổ rộng lớn của nước ta.
Đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến những
vấn đề rất mới về công tác quản lý môi trường như
quản lý môi trường nước các lưu vực sông, các
chiến lược môi trường của dải ven biển, xung đột
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ảnh
hưởng của chất thải độc hại đến môi trường sống,...
Kết quả nghiên cứu của các đề tài này giúp cho nhà
nước định ra những chiến lược và giải pháp quản
lý môi trường ở các vùng, khu vực khác nhau.
292
Đã chủ trì và thực hiện tốt các đề tài, dự án
thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ
trọng điểm của Nhà nước từ các vùng sinh thái đặc
thù trên đất liền ra đến biển trong bối cảnh toàn cầu
hóa và biến đổi khí hậu.
Các nghiên cứu của Viện Địa lý đã góp phần
xây dựng hệ thống quản lý hạn hán và hệ thống
quản lý sa mạc hoá vùng đồng bằng sông Hồng và
Nam Trung bộ, đề xuất các giải pháp chiến lược và
tổng thể quản lý hạn quốc gia, phòng ngừa, ngăn
chặn và phục hồi các vùng hoang mạc hóa, sa mạc
hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần
ổn định sản xuất, phát triển bền vững kinh tế -
xã hội.
Các nghiên cứu của Viện Địa lý đã góp phần
làm rõ xu thế suy thoái tài nguyên môi trường đất,
nước vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và đưa
ra các giải pháp ngăn ngừa suy thoái, khai thác hợp
lý đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố địa lý,
các nghiên cứu của Viện đã đánh giá được hiện
trạng, làm sáng tỏ các tác nhân gây hạn kiệt và
lòng sông cạn ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú
Yên, đề xuất các giải pháp khoa học kỹ thuật
phòng tránh, khắc phục lòng sông cạn cho các tỉnh
từ Quảng Nam đến Phú Yên.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang
tác động rất mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống,
Viện Địa lý đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa
số liệu, xây dựng các mô hình hóa quan hệ giữa
các nhân tố biến đổi khí hậu và các tai biến tự
nhiên, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên
các yếu tố môi trường và kinh tế - xã hội, và đến sự
quản lý và quy hoạch chiến lược ở nhiều vùng
trong cả nước.
Viện Địa lý đã xây dựng thành công quy trình
công nghệ dự báo ô nhiễm dầu trên biển dựa trên
sự tích hợp công nghệ viễn thám và mô hình dự
báo lan truyền ô nhiễm dầu trên biển, tiến hành
phân vùng nguy cơ ô nhiễm dầu, đồng thời xây
dựng quy trình công nghệ dự báo ô nhiễm dầu do
sự cố phục vụ cho công tác xử lý ô nhiễm và giảm
thiểu ảnh hưởng đến môi trường - sinh thái, phát
triển kinh tế - xã hội.
Các kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý về các
dải cát ven biển miền Trung và đánh giá hiện trạng
môi trường tự nhiên, xã hội và thực trạng quản lý,
bảo vệ tài nguyên môi trường ở các huyện dọc
tuyến đường Hồ Chí Minh, làm rõ các nguyên
nhân suy thoái và dự báo tác động môi trường của
tuyến đường Hồ Chí Minh và đề xuất các mô hình
thích hợp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường
tuyến đường Hồ Chí Minh được đánh giá là bộ tài
liệu đầy đủ và có giá trị thực tiễn cao.
Ngày 01 tháng 3 năm 1995, Thủ tướng Chính
phủ đã ra quyết định số 122/TTg công nhận Viện
Địa lý là cơ sở đào tạo sau đại học bậc Tiến sĩ. Sau
18 năm hoạt động đào tạo sau đại học, cơ sở đào
tạo của Viện đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công
nhận và được giao quy chế đào tạo tự chủ. Để đáp
ứng các yêu cầu mới của đào tạo trình độ Tiến sĩ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Địa lý đã hoàn
thiện và ban hành Quy trình đào tạo Tiến sĩ (các
quy định về tuyển sinh, quá trình đào tạo, bảo vệ
luận án,...). đồng thời ký kết văn bản hợp tác với
các cơ sở đào tạo truyền thống trong nước như
Khoa Địa lý, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Khoa
Địa lý, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Khoa Địa lý,
trường ĐH Sư phạm Huế và ở nước ngoài như
Đức, Bỉ, Ucraina, Nga. Với thành tích và kinh
nghiệm đào tạo đã đạt được, Viện Địa lý đã được
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số
265/QĐ-BGDĐT ngày 18/1/2012 giao trách nhiệm
đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho các
trường Đại học, Cao đẳng giai đoạn 2010 -2020
thuộc Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện
nay, với các quy định và quy chế cụ thể, Viện Địa
lý đang quản lý trên 35 NCS và hàng năm thường
tuyển 5 - 8 NCS cũng như làm các thủ tục cho 5 - 6
NCS nhận bằng Tiến sĩ. Theo Quy định tự chủ,
đến nay Viện đã cấp được bằng Tiến sĩ cho 02
NCS và đang chờ để cấp bằng cho 06 NCS khác.
Bên cạnh đó, đào tạo chuyển giao và tập huấn cũng
được đẩy mạnh. Các lớp tập huấn là cầu nối cho
các nghiên cứu khoa học của Viện Địa lý vào thực
tế ở các địa phương.
Trong hai mươi năm qua, được sự chỉ đạo của
các cấp lãnh đạo và sự giúp đỡ của Ban Hợp tác
Quốc tế, Viện Địa lý đã chủ động triển khai nhiều
hoạt động quốc tế. Quan hệ hợp tác quốc tế của
Viện Địa lý không ngừng mở rộng đem lại những
hiệu quả to lớn không chỉ trong công tác nghiên
cứu khoa học mà còn trong đào tạo, nâng cao năng
lực của các cán bộ và công bố các kết quả khoa học
của Viện. Hiện nay, Viện Địa lý đang hợp tác
nghiên cứu với nhiều nước, các tổ chức trên thế
giới như Đan Mạch, Đức, Bỉ, Nga, Ucraina, Ấn
Đô, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, tạo ra những
bước tiến vững chắc trong hợp tác quốc tế, đặc biệt
hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học.
Viện Địa lý cũng đã đăng cai, đồng tổ chức
293
nhiều hội thảo quốc tế tại Việt Nam:
- Hội nghị Viễn thám Châu Á năm 2005, 2010
- Hội nghị Quy hoạch và bảo vệ môi trường cho
các thành phố lớn giữa Việt Nam và Cộng hòa
Liên Bang Đức, năm 2011.
- Hội nghị Địa tin học và vấn đề quản lý rủi ro
thiên tai, năm 2013.
Thông qua các hợp tác nghiên cứu và hội nghị
quốc tế, Viện còn cử nhiều lượt cán bộ của Viện
tham gia thực tập và học tập tại các nước bạn.
Từ kết quả nghiên cứu các đề tài, đề án, các nhà
khoa học trong Viện đã công bố nhiều kết quả
nghiên cứu của mình trên các tạp chí, hội nghị
khoa học trong và ngoài nước. Theo thống kê sơ bộ
(thật khó để thống kê hết kết quả này trong suốt hai
mươi năm qua) các cán bộ nghiên cứu của Viện
Địa lý đã đăng được trên 1000 bài báo trên các Tạp
chí, Hội nghị khoa học trong và ngoài nước, 34
sách chuyên khảo và giáo trình phục vụ giảng dạy.
Viện Địa lý đã xây dựng website của Viện Địa lý
và đi vào hoạt động từ năm 2011 với tên miền “IG-
VAST.ac.vn”.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, lực
lượng cán bộ nghiên cứu, viên chức của Viện Địa
lý không ngừng được tăng cường và nâng cao trình
độ. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức là 130
người, trong đó, số biên chế là 82 và số hợp đồng
là 48, gồm 01 PGS.TSKH, 04 PGS.TS, 22 TS, 26
ThS, 63 CN&KS, 08 là các cán bộ viên chức khác.
Các cán bộ của Viện đang có xu hướng trẻ hóa, đội
ngũ cán bộ có trình độ trên đại học (TS, ThS) của
Viện ngày càng được gia tăng, trong đó các cán bộ
trẻ có trình độ dưới 40 tuổi chiếm khoảng 40%
tổng số cán bộ có trình độ trên đại học. Các cán bộ
của Viện đã liên tục tự trau dồi năng lực khoa học
của mình. Nếu những năm 2000 - 2005, toàn Viện
Địa lý chỉ có 2 Nghiên cứu viên cao cấp và 8
Nghiên cứu viên chính thì đến nay Viện Địa lý đã
có 8 Nghiên cứu viên cao cấp và 23 nghiên cứu
viên chính.
Viện Địa lý hiện có 14 phòng nghiên cứu, 01
phòng Quản lý tổng hợp và 02 trạm nghiên cứu
trong đó Trạm Nghiên cứu Tổng hợp Đa ngành Tài
nguyên và Môi trường Miền Trung (tại Tp. Đồng
Hới - Quảng Bình) đã hoạt động ổn định và Trạm
Nghiên cứu quan trắc Đồng bằng Bắc Bộ (tại Cồn
Vành - Thái Bình) bắt đầu đi vào hoạt động.
Viện Địa lý từ chỗ phải ngồi xen ghép với các
đơn vị khác, nay đã có trụ sở chính tại nhà A27, 18
Hoàng Quốc Việt với diện tích sử dụng là 2758,0
m2, cùng với hai trạm nghiên cứu đặt tại Đồng Hới
(Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình).
Viện Địa lý cũng đã tranh thủ mọi nguồn lực để
xây dựng phòng thí nghiệm phân tích địa lý tổng
hợp với các thiết bị máy móc tương đối đồng bộ,
đang được Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn thẩm
định để cấp bằng chứng nhận đạt tiêu chuẩnVLAS.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, nhất là
từ khi thành lập Trung tâm Địa lý - Tài nguyên vào
năm 1984 và đặc biệt là từ khi thành lập Viện Địa
lý vào năm 1993 đến nay, Viện Địa lý đã không
ngừng phấn đấu để xây dựng một tập thể khoa học
đoàn kết, có năng lực trong nghiên cứu, triển khai
ứng dụng vào thực tiễn các thành tựu về khoa học
địa lý, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá-hiện đại hoá cũng như quá trình phát
triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước. Bước
vào thế kỷ XXI, tự hào với những thành tích của
mình, Viện Địa lý quyết tâm đổi mới hơn nữa về
mọi mặt để xây dựng Viện Địa lý luôn xứng đáng
với vị trí là cơ quan khoa học công nghệ đầu ngành
trong cả nước về lĩnh vực Địa lý, môi trường; đóng
góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng nền
khoa học và công nghệ tiên tiến của nước ta cũng
như đóng góp vào sự phát triển bền vững kinh tế -
xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
đến GS.TSKH. Lê Đức An, nguyên Viện trưởng và
PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, nguyên Phó Viện
trưởng Viện Địa lý và các đồng nghiệp đã nhiệt
tình cung cấp nhiều tư liệu và góp ý cho bài viết.
Nhân dịp này, Viện Địa lý xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến Ban Biên tập Tạp chí Các Khoa học về
Trái Đất đã dành một số của Tạp chí để công bố
các công trình nghiên cứu của Viện trong những
năm qua.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4110_14535_1_pb_7321_2107843.pdf