Kỹ thuật nhận dạng tiếng nói và ứng dụng trong điều khiển
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành điện tử
và tin học, các hệ thống máy tự động đã dần thay
thế con người trong nhiều công đoạn của công việc.
Máy có khả năng làm việc hiệu quả và năng suất
cao hơn con người rất nhiều. Song cho đến nay, vấn
đề giao tiếp người – máy tuy đã được cải thiện
nhiều nhưng vẫn còn rất thủ công: thông qua bàn
phím và các thiết bị nhập dữ liệu khác. Giao tiếp
với thiết bị máy bằng tiếng nói sẽ là phương thức
giao tiếp văn minh và tự nhiên nhất, dấu ấn giao
tiếp người – máy sẽ mất đi mà thay vào đó là cảm
nhận của sự giao tiếp giữa người với người, nếu
hoàn thiện thì đây sẽ là một phương thức giao tiếp
tiện lợi và hiệu quả nhất.
Do có sự khác biệt về mặt ngữ âm giữa các ngôn
ngữ nên ta không thể áp dụng các chương trình
nhận dạng khác để nhận dạng tiếng Việt. Một hệ
thống nhận dạng tiếng nói ở nước ta phải được xây
dựng trên nền tảng của tiếng nói tiếng Việt.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Vấn đề nhận dạng tiếng nói tiếng Việt chỉ mới được
quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây và
chưa có một chương trình nhận dạng hoàn chỉnh
nào được công bố.
Trên thế giới đã có rất nhiều hệ thống nhận dạng
tiếng nói (tiếng Anh) đã và đang được ứng dụng rất
hiệu quả như: Via Voice của IBM, Spoken Toolkit
của CSLU (Central of Spoken Laguage Understanding)
nhưng trong tiếng Việt thì còn rất nhiều
hạn chế.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này nghiên cứu thử nghiệm một hướng nhận
dạng tiếng nói - tiếng Việt dựa trên việc trích đặc
trưng của tiếng nói bằng phương pháp MFCC
(MelFrequency Ceptrums Coefficients), và nhận dạng
bằng mô hình HMM (Hidden Markov Models).
Đồng thời, một mô hình điều khiển bằng tiếng nói –
tiếng Việt được xây dựng với bộ từ vựng nhỏ, thiết
lập hệ thống điều khiển bằng tiếng nói với một tập
lệnh cố định. Tập lệnh này dùng để điều khiển
Robot, và mô hình điều khiển xe bằng tiếng nói
hoàn chỉnh là một ứng dụng thực tế mang tính thử
nghiệm của đề tài.
2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG
TIẾNG NÓI
Một hệ thống nhận dạng nói chung thường bao gồm
hai phần: phần huấn luyện (training phase) và phần
nhận dạng (recognition phase). “Huấn luyện” là quá
trình hệ thống “học” những mẫu chuẩn được cung
cấp bởi những tiếng khác nhau (từ hoặc âm), để từ
đó hình thành bộ từ vựng của hệ thống. “Nhận
dạng” là quá trình quyết định xem từ nào được đọc
căn cứ vào bộ từ vựng đã được huấn luyện. Sơ đồ
tổng quát của hệ thống nhận dạng tiếng nói được
thể hiện trên hình 1.
Để thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá kết quả,
từ sơ đồ trên chúng tôi chia chương trình nhận dạng
thành ba mô-đun riêng biệt:
! Mô-đun 1: Thực hiện việc ghi âm tín hiệu tiếng
nói, tách tiếng nói khỏi nền nhiễu và lưu vào
cơ sở dữ liệu.
! Mô-đun 2: Trích đặc trưng tín hiệu tiếng nói đã
thu ở mô-đun 1 bằng phương pháp MFCC,
đồng thời thực hiện ước lượng vector các
vector đặc trưng này.
! Mô-đun 3: Xây dựng mô hình Markov ẩn với 6
trạng thái, tối ưu hóa các hệ số của HMM
tương ứng với từng từ trong bộ từ vựng, tiến
hành nhận dạng một từ được đọc vào micro.
5 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nhận dạng tiếng nói và ứng dụng trong điều khiển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NHẬN DẠNG TIẾNG NÓI và ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU KHIỂN
TS. Nguyễn Văn Giáp
KS. Trần Việt Hồng
Bộ môn Cơ điện tử - Khoa Cơ khí – Đại học Bách Khoa TPHCM
nvgiap@dme.hcmut.edu.vn; tvhong@dme.hcmut.edu.vn
TÓM TẮT
Vấn đề nghiên cứu các phương pháp nhận dạng
tiếng nói đã và đang thu hút rất nhiều sự đầu tư và
nghiên cứu của các nhà khoa học trên khắp thế
giới. Tuy nhiên cho đến nay kết quả mang lại vẫn
chưa hoàn toàn làm hài lòng những người nghiên
cứu do tính chất quá phức tạp và không cố định của
đối tượng nhận dạng là tiếng nói con người. Đặc
biệt, đối với tiếng Việt thì kết quả càng còn nhiều
hạn chế. Bài báo trình bày một hướng nhận dạng
tiếng nói tiếng Việt, dựa trên việc trích đặc trưng
tiếng nói bằng phương pháp MFCC và bộ nhận
dạng dùng mạng HMM. Kết quả được kiểm nghiệm
thực tế bằng mô hình xe điều khiển từ xa.
ABSTRACT
Researching and inventing speech recognition
methods have been paid much considerations by
many scientists over the world. However, the
achievements don’t satisfy researchers’ demands
because of the complexity and unstability of speech
until now. Especially with Vietnamese speech, the
results are more unsatisfied. The paper suggests a
synthetic method for recogniting Vietnamese
speech: extract speech’s particularities by MFCC
method and recognize by HMM network. The
results are experimented through a model of RF
controlled car.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành điện tử
và tin học, các hệ thống máy tự động đã dần thay
thế con người trong nhiều công đoạn của công việc.
Máy có khả năng làm việc hiệu quả và năng suất
cao hơn con người rất nhiều. Song cho đến nay, vấn
đề giao tiếp người – máy tuy đã được cải thiện
nhiều nhưng vẫn còn rất thủ công: thông qua bàn
phím và các thiết bị nhập dữ liệu khác. Giao tiếp
với thiết bị máy bằng tiếng nói sẽ là phương thức
giao tiếp văn minh và tự nhiên nhất, dấu ấn giao
tiếp người – máy sẽ mất đi mà thay vào đó là cảm
nhận của sự giao tiếp giữa người với người, nếu
hoàn thiện thì đây sẽ là một phương thức giao tiếp
tiện lợi và hiệu quả nhất.
Do có sự khác biệt về mặt ngữ âm giữa các ngôn
ngữ nên ta không thể áp dụng các chương trình
nhận dạng khác để nhận dạng tiếng Việt. Một hệ
thống nhận dạng tiếng nói ở nước ta phải được xây
dựng trên nền tảng của tiếng nói tiếng Việt.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Vấn đề nhận dạng tiếng nói tiếng Việt chỉ mới được
quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây và
chưa có một chương trình nhận dạng hoàn chỉnh
nào được công bố.
Trên thế giới đã có rất nhiều hệ thống nhận dạng
tiếng nói (tiếng Anh) đã và đang được ứng dụng rất
hiệu quả như: Via Voice của IBM, Spoken Toolkit
của CSLU (Central of Spoken Laguage Under-
standing)… nhưng trong tiếng Việt thì còn rất nhiều
hạn chế.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này nghiên cứu thử nghiệm một hướng nhận
dạng tiếng nói - tiếng Việt dựa trên việc trích đặc
trưng của tiếng nói bằng phương pháp MFCC (Mel-
Frequency Ceptrums Coefficients), và nhận dạng
bằng mô hình HMM (Hidden Markov Models).
Đồng thời, một mô hình điều khiển bằng tiếng nói –
tiếng Việt được xây dựng với bộ từ vựng nhỏ, thiết
lập hệ thống điều khiển bằng tiếng nói với một tập
lệnh cố định. Tập lệnh này dùng để điều khiển
Robot, và mô hình điều khiển xe bằng tiếng nói
hoàn chỉnh là một ứng dụng thực tế mang tính thử
nghiệm của đề tài.
2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG NHẬN DẠNG
TIẾNG NÓI
Một hệ thống nhận dạng nói chung thường bao gồm
hai phần: phần huấn luyện (training phase) và phần
nhận dạng (recognition phase). “Huấn luyện” là quá
trình hệ thống “học” những mẫu chuẩn được cung
cấp bởi những tiếng khác nhau (từ hoặc âm), để từ
đó hình thành bộ từ vựng của hệ thống. “Nhận
dạng” là quá trình quyết định xem từ nào được đọc
căn cứ vào bộ từ vựng đã được huấn luyện. Sơ đồ
tổng quát của hệ thống nhận dạng tiếng nói được
thể hiện trên hình 1.
Để thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá kết quả,
từ sơ đồ trên chúng tôi chia chương trình nhận dạng
thành ba mô-đun riêng biệt:
! Mô-đun 1: Thực hiện việc ghi âm tín hiệu tiếng
nói, tách tiếng nói khỏi nền nhiễu và lưu vào
cơ sở dữ liệu.
! Mô-đun 2: Trích đặc trưng tín hiệu tiếng nói đã
thu ở mô-đun 1 bằng phương pháp MFCC,
đồng thời thực hiện ước lượng vector các
vector đặc trưng này.
! Mô-đun 3: Xây dựng mô hình Markov ẩn với 6
trạng thái, tối ưu hóa các hệ số của HMM
tương ứng với từng từ trong bộ từ vựng, tiến
hành nhận dạng một từ được đọc vào micro.
2.1 Thực hiện mô-đun 1
Nhiệm vụ của mô-đun này là thu tín hiệu từ micro,
dùng kỹ thuật xử lý đầu cuối để phát hiện phần tín
hiệu tiếng nói và phần tín hiệu nhiễu. Từ đó ta có
thể tách tiếng nói ra khỏi nền nhiễu (chỉ thu tín hiệu
tiếng nói mà không thu tín hiệu nhiễu nền).
Tuy có nhiều phương pháp tách tiếng nói khác
nhau, nhưng qua quá trình nghiên cứu và thử
nghiệm các tác giả nhận thấy sự kết hợp giữa
phương pháp hàm năng lượng thời gian ngắn và tỉ
lệ qua điểm zero cho kết quả tốt hơn.
Phương pháp này dựa vào tính chất năng lượng của
tín hiệu tiếng nói thường lớn hơn năng lượng của
tín hiệu nhiễu và tỉ lệ qua điểm zero của nhiễu sẽ
lớn hơn tín hiệu tiếng nói. Hình 2 cho thấy mối
quan hệ giữa tín hiệu thu được, giá trị của hàm
năng lượng thời gian ngắn và tỉ lệ qua điểm zero.
Hình 2 Sự tương quan giữa tín hiệu tiếng nói và
nền nhiễu.
Với một cửa sổ kết thúc tại mẫu thứ m, hàm năng
lượng thời gian ngắn E(m) được xác định bởi:
( ) ( ) ( )[ ]∑∞
−∞=
−=
n
nmwnsmE 2
(2.1) [4-6]
Đồ thị của hàm năng lượng thời gian ngắn của một
đoạn tín hiệu được thể hiện trên hình 3.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
-0.8
-0.6
-0.4
-0.2
0
0.2
0.4
Signal
Time (s)
Am
p
(a)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Short-Time Energy
Time (frame)
(b)
Hình 3 Tín hiệu (a)
và năng lượng thời gian ngắn (b)
Tỷ lệ qua điểm zero (zero crossing rate) là một
thông số cho biết số lần mà biên độ tín hiệu đi qua
điểm zero trong một khoảng thời gian cho trước
được xác định bởi:
( ) ( ){ } ( ){ } ( )nmwnsns
N
mZ
m
Nmn
s −
−−
= ∑
+−= 1 2
1sgnsgn1
trong đó, N là chiều dài của cửa sổ w(m-n).
Nhiều thuật toán phát hiện đầu cuối được dựa trên
độ lớn của tín hiệu năng lượng thời gian ngắn và tỉ
lệ qua điểm zero để cố gắng phát hiện chính xác
đến mức có thể. Quá trình cơ bản của thuật toán
như sau: một mẫu tín hiệu nhỏ của nền nhiễu được
lấy trong suốt khoảng “lặng” (silence) cho đến
trước điểm bắt đầu của tín hiệu tiếng nói. Từ đây
ngưỡng tiếng nói được xác định dựa trên năng
lượng khoảng lặng và năng lượng đỉnh. Ban đầu,
những điểm kết thúc được xác định ở những nơi
năng lượng tín hiệu vượt qua ngưỡng này, sau đó ta
tính khoảng cách giữa hai điểm xem có thoả mãn
độ dài của một từ hay không. Tương tự ta áp dụng
cho tỉ lệ qua điểm zero.
Ví dụ: tín hiệu thu vào từ micro bao gồm nhiễu nền
và tiếng nói có đồ thị như sau:
Hình 4 Tín hiệu của từ “tới”.
Qua quá trình xử lý theo chu trình trên ta có được
đồ thị dạng xung như sau:
Hình 1 Sơ đồ tổng quát hệ thống nhận dạng tiếng nói.
Môđun 1 Môđun 2 Môđun 3
Tiếng nói Nhiễu (2.2)
Tỉ lệ qua điểm zero
Hàm năng lượng
thời gian ngắn
Hình 5 Dạng xung sau xử lý kết hợp hàm năng
lượng thời gian ngắn và tỉ lệ qua điểm zero
Từ hình 5 ta thấy chỉ cần xác định độ dài tối thiểu
của một từ là ta có thể tách từ ra khỏi nền nhiễu.
Đến đây mô-đun 1 đã hoàn thành nhiệm vụ. Đây là
một phần rất quan trọng trong một hệ thống nhận
dạng tiếng nói, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
nhận dạng.
2.2 Thực hiện mô-đun 2
Đến đây chúng ta đã có được các mẫu tiếng nói đã
được khử nhiễu. Mô-đun 2 thực hiện việc trích đặc
trưng các mẫu tiếng nói đã thu ở mô-đun 1. Có
nhiều phương pháp trích đặc trưng khác nhau như:
wavelets, LPC, MFCC… Ở đây chọn phương pháp
MFCC (trích đặc trưng theo thang tần số Mel) do
tốc độ tính toán cao, độ tin cậy lớn và đã được sử
dụng rất hiệu quả trong các chương trình nhận dạng
tiếng nói trên thế giới.
Sơ đồ giải thuật phương pháp MFCC như sau:
Hình 6 Quá trình tính các hệ số MFCC.
! Cửa sổ hoá tín hiệu (Windowing)
Những phương pháp đánh giá phổ cổ điển chỉ đáng
tin cậy trong trường hợp tín hiệu dừng (stationary
signal), ví dụ một tín hiệu mà những đặc trưng là
bất biến đối với thời gian. Đối với tín hiệu tiếng nói
thì điều này chỉ có được trong một khoảng thời gian
ngắn, việc này có thể thực hiện được bằng cách
“cửa sổ hoá” một tín hiệu x’(n) thành một chuỗi
liên tục những cửa sổ tuần tự xt(n), t=1,2,……,T,
gọi là những frame.
Trong hệ thống nhận dạng tự động thì dạng cửa sổ
thường dùng nhất là Hamming window, đáp ứng
xung của nó là một hàm cosin tăng:
( )
−=
−
−
=
khaùcn
Nn
N
n
nw
0
1,...,0
1
2cos46.054.0 π
! Phân tích phổ
Nếu những giá trị có khoảng cách đều nhau, tức là
xem
N
kw π2= , thì biến đổi Fourier rời rạc (DFT)
của tất cả các frame của tín hiệu là:
( ) .1,...,0)( /2 −== NkeXkX Nkjtt π
Bên cạnh đó nếu số mẫu N là bội số của 2 (N=2p, p
là số nguyên) thì độ phức tạp tính toán sẽ giảm
đáng kể khi dùng phương pháp FFT (Fast Fourier
Transform).
! Lọc xử lý
Những nghiên cứu về sinh lý học chứng tỏ rằng
mức độ cảm nhận đối với tần số tín hiệu tiếng nói
của con người không theo một tỉ lệ tuyến tính. Ứng
với mỗi tone là có một tần số f, được đo bằng đơn
vị Hz. Để mô tả chính xác sự tiếp nhận tần số của
hệ thống thính giác, người ta đã xây dựng một
thang khác – thang Mel. Thang tần số mel tuyến
tính ở tần số dưới 1000 Hz và logarit ở tần số trên
1000 Hz. Một quan hệ ánh xạ tương ứng giữa thang
tần số thực (vật lý, Hz) và thang tần số sinh lý Mel
được cho bởi công thức sau:
+=
1000
1
2log
1000
10
Hz
mel
F
F
hay
+=
1000
1log.2595 10
Hz
mel
F
F
(2.3)
Việc phân tích phổ sẽ thể hiện những đặc trưng tín
hiệu tiếng nói mà do chính hình dạng của vùng phát
âm tạo ra. Những đặc trưng phổ của tín hiệu tiếng
nói sẽ có được sau khi cho qua những bộ lọc. Đối
với thang tần số Mel thì một lọc cho mỗi thành
phần tần số mong muốn (hình 7). Bộ lọc này có đáp
ứng tần số dạng tam giác, và khoảng cách hay băng
thông được xác định bởi một hằng số Mel.
Hình 7 Một ví dụ về bộ lọc thang Mel
! Tính năng lượng logarit (LOG)
Các bước trước đóng vai trò làm phẳng phổ, thực
hiện một xử lý giống như tai của con người. Đến
bước này tính toán logarit của bình phương độ lớn
những hệ số tại ngõ ra bộ lọc. Chú ý rằng tai người
thực hiện rất tốt việc xử lý độ lớn và logarit. Hơn
thế nữa, xử lý độ lớn thì loại bỏ những thông tin
không cần thiết trong khi xử lý logarit thực hiện
một nén động, trích đặc trưng ít nhạy đối với những
biến đổi động.
! Tính phổ tần số mel
Bước cuối cùng trong việc tính phổ tần số mel
(MFCC) bao gồm thực hiện biến đổi ngược DFT
trên độ lớn logarit của ngõ ra của bộ lọc.
Chú ý rằng do năng lượng phổ log là thực và đối
xứng nên biến đổi DFT ngược được nói gọn là
chuyển đổi cosine rời rạc (Discrete Cosine
Transform – DCT). Tính chất của DCT là tạo ra
những đặc trưng rất khác nhau. DCT cũng có tác
dụng làm phẳng phổ nếu chỉ có những hệ số đầu
tiên được giữ lại. Trong nhận dạng tiếng nói thì số
hệ số MFCC thường nhỏ hơn 15. [6]
Sau khi tín hiệu tiếng nói được trích đặc trưng thì
mỗi từ được được đặc trưng bởi một ma trận hệ số
thực. Do mô hình HMM rời rạc được ứng dụng để
nhận dạng nên những vector đặc trưng này phải
được ước lượng vector (VQ) thành một chỉ số
codebook rời rạc. Thuật toán phổ biến dùng để thiết
kế codebook là LBG (Linde, Buzo và Gray).
Hình 8 Ước lượng vector VQ trong nhận dạng.
Phương pháp được sử dụng để ước lượng vector là
phương pháp K-means.
2.3 Thực hiện mô-đun 3
Sau khi đã thực hiện xong 2 mô-đun trên thì chúng
ta đã có một cơ sở dữ liệu các vector đặc trưng ứng
với từng từ. Trong mô đun này chúng ta sẽ xây
dựng một mô hình Markov ẩn với dữ liệu huấn
luyện là các vector đặc trưng có được từ mô-đun 2.
Sơ đồ huấn luyện và nhận dạng bằng mô hình
HMM được thể hiện trên hình 9 với bộ từ vựng
gồm 3 từ: tới, lui, trái.
Huấn luyện:
Nhận dạng:
,,,,,,= O
Hình 9 Sơ đồ mô hình HMM
Ứng với mỗi từ cần nhận dạng thì chúng ta có một
cơ sở dữ liệu các đặc trưng từ các lần đọc khác
nhau (như trên sơ đồ là 3 lần lấy mẫu). Sau đó ta sẽ
ước lượng các thông số của mô hình ( )πλ ,,BA=
để xác suất P(O|λ) đạt cực đại, tương ứng với mỗi
từ là một λ xác định. Để nhận dạng một từ thì ta chỉ
việc tính xác suất chuỗi quan sát của từ đó ứng với
các λ đã được huấn luyện, và chọn mẫu nào có xác
suất lớn nhất.
Dựa vào các tài liệu tham khảo và những thông tin
về các hệ thống nhận dạng đã xây dựng thành công
chúng tôi thấy rằng: đối với nhận dạng tín hiệu
tiếng nói thì mô hình HMM thường được chọn là
mô hình trái phải (left-right) có từ 5 đến 6 trạng
thái. Qua quá trình thử nghiệm, mô hình có 6 trạng
thái cho kết quả tốt hơn nên trong chương trình của
mình, các tác giả đã xây dựng một HMM với số
trạng thái là 6, xem hình 10.
Hình 10 Mô hình HMM trái phải với 6 trạng thái.
3 MÔ HÌNH HỆ THỐNG XE ĐIỀU KHIỂN
Sơ đồ mô hình xe vô tuyến điều khiển bằng tiếng
nói từ máy tính được trình bày trên hình 11.
λtới λlui λtrái
Tới Lui Trái Những mẫu huấn luyện
Ước lượng
thông số
P(O/λtới) P(O/λlui) P(O/λtrái)
Xe vô tuyến có thể được điều khiển từ xa bằng
tiếng nói từ máy tính. Tiếng nói là từ lệnh sẽ được
thu vào và nhận dạng trên bộ nhận dạng tiếng nói,
và cấp chuỗi từ nhận dạng được cho bộ quyết định
để xuất lệnh điều khiển thông qua cổng COM. Một
mạch giao tiếp máy tính thông qua cổng nối tiếp
(RS232) được thiết kế để điều khiển. Mạch giao
tiếp nhận tín hiệu và đóng mở các khoá để chuyển
thành tín hiệu của bộ điều khiển từ xa. Mỗi khi có
một khoá được đóng hoặc một tổ hợp phím được
nhấn, bộ điều khiển từ xa sẽ mã hóa thích hợp và
đưa ra anten phát. Tín hiệu điều khiển được điều
chế và truyền đến xe bằng sóng vô tuyến với tần số
sóng mang FC = 27MHz. Bộ điều khiển trên xe sẽ
tiến hành điều khiển vận hành xe. Mô hình hoạt
động tốt với bộ từ vựng gồm 4 từ: phải, trái, tới, lui
với kết quả tốt (99%).
4 KẾT LUẬN
Mô hình thử nghiệm nhận dạng tiếng nói tiếng Việt
theo hướng kết hợp MFCC và HMM tuy còn nhiều
hạn chế nhưng đã đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Chương trình được sử dụng để điều khiển robot với
bộ từ vựng nhỏ (dưới 16 từ) cho độ chính xác có
thể chấp nhận được (trên 90%). Trong thời gian tới
nhóm tác giả sẽ tối ưu hóa chương trình nhận dạng
để đạt được kết quả cao hơn và tăng tốc độ xử lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. Phạm Văn Ất , Kỹ thuật lập trình C, Nhà
xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 1999.
2. Nguyễn Hoàng Hải – Nguyễn Khắc Kiểm, Lập
trình Matlab, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ
Thuật, 2003.
3. PGS.TS. Nguyễn Hữu Phương, Xử lý tín hiệu
số, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2000.
4. Lê Tiến Thường, Xử lý tín hiệu số và wavelets,
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí
Minh, 2002.
5. Claudio Becchetti and Lucio Prina Ricotti,
Speech Recognition Theory and C++
Implementation, JOHN WILEY & SONS,
LTD, 2000.
6. Gordon E.Pelton, Voice Processing, McGraw
Hill, 1992.
7. John R.Deller & John G.Proakis & John H. L.
Hansen, Discrete – Time Processing of Speech
Signals, Macmillan Publishing Company,
1993.
8. F.J. Owens, Signal Processing of Speech,
Macmillan, 1993.
Bộ điều khiển
trên xe
phải trái
tới
lui
anten
thu
phải trái tới lui
Bộ điều khiển từ xa
SW1 SW2 SW3 SW4
anten
phát
Hình 11 Sơ đồ tổng quan hệ thống thử nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 230_book210408.pdf