Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh

KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHẦN I: KĨ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM CÀNG XANH Tôm càng xanh có tên khoa học là - Macrobrachium rosenbergii. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm. Sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.

doc12 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Nông Nghiệp & PTNT Đồng Tháp Chi Cục Thuỷ Sản KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH PHẦN I: KĨ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TÔM CÀNG XANH Tôm càng xanh có tên khoa học là - Macrobrachium rosenbergii. Trên thế giới tôm phân bố ở khu hệ ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này và dùng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm. Sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Thời gian lột xác của tôm càng xanh. Trọng lượng (g/con)  Chu kỳ lột xác (ngày)   2-5 6-10 11-15 16-20 21-25 26-35 36-60  9 13 17 18 20 22 22-24   Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g. Tôm giao vĩ và đẻ trứng ở nước ngọt sau đó di cư ra vùng cửa sông có độ mặn 8-12%o để trứng nở, tôm bột lớn lên lại di cư vào nước ngọt.Tôm cái có thể sinh sản khi 3-3.5 tháng tuổi. II. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ XÂY DỰNG VUÔNG NUÔI: ( Lựa chọn địa điểm Vuông nuôi phải nằm trong khu quy hoạch. Nên chọn nơi giao thông thuận tiện, có điện lưới, có khả năng chủ động nguồn nước cấp, đảm bảo an ninh. Không nên chọn địa điểm nuôi tôm ở những nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và những vùng đất phèn nặng. Không nên chọn nơi gần nguồn gây ô nhiễm: nhà vệ sinh, nước thải nông nghiệp, khu công nghiệp tập trung, nước thải sinh hoạt. ( Xây dựng vuông nuôi. Khi xây dựng vuông nuôi, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Cần có hệ thống kênh cấp nước, thoát nước riêng biệt. Bờ cần được gia cố kỹ, nhằm tránh thẩm thấu và sạt lỡ khi mùa lũ. Mực nước ở vuông cần duy trì từ 1m trở lên. Nên rào lưới xung quanh để tránh không cho động vật xâm nhập (ếch, nhái,..). và thất thoát tôm. III. CHUẨN BỊ VUÔNG NUÔI : Đối với vuông cũ:Cần loại bỏ, mùn bã hữu cơ trong vuông nuôi. Cần để ướt ít nhất 3 ngày để kiểm tra chất lượng đáy. Nếu đáy có màu đen và mùi hôi, cần nạo vét hết bùn. Phơi đáy vuông ( nếu là đất phèn thì không nên phơi đáy để tránh độ phèn tăng cao). Một số vuông không thể làm khô đáy thì cần rửa và dùng máy bơm hút hết bùn đen ở đáy. Điều chỉnh độ pH của đất, theo hướng dẫn: pH của đất  Bột đá vôi (CaCO3 ) kg/ha  Vôi ( CaO ) kg/ha   > 6,5  1000  500   5-6  2000  1000   5-6  3000  1500   Ghi chú: pH 6,5 nên sử dụng bột đá vôi ( CaCO3). Đối với vuông mới: sau khi đào xong, ngâm nước 4-5 ngày rồi tháo cạn, sau đó tiếp tục cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi tháo cạn, làm 3-4 lần cho đến khi pH đạt yêu cầu và ổn định.(6,5 - 8,5 tốt nhất pH= 7.0) Lấy nước vào vuông:Sau khi đã xử lý và tháo rửa vuông, tiến hành lấy nước. Nguồn nước cấp vào vuông nuôi phải được qua lớp lưới lọc có mắt nhỏ để ngăn cá tạp và các động vật ngoài tự nhiên lọt vào vuông nuôi. Nếu sau khi lọc mà vẫn xuất hiện cá tạp thì sử dụng Saponin hoặc rễ cây thuốc cá để diệt tạp (dây thuốc cá:100-150kg /10.000 m3 ), kiểm tra độ pH, nếu đạt yêu cầu thì tiến hành gây màu nước. Gây màu nước: ( khi thả tôm bột nhỏ hơn P10 ) Nước vuông đạt yêu cầu để thả tôm có màu vàng xanh đến nâu của tảo lục, tảo kim. Nên chọn những ngày ấm và có ánh sáng mặt trời để tiến hành gây màu nước theo cách sau đây: - Dùng 30-50 kg NPK (5:10:3) cho 1 ha. Nếu sau 3 ngày nước vẫn chưa có màu, cần bổ sung 2-3 kg/ha, sau 3 ngày kiểm tra màu nước, nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục làm như trên đến khi vuông có màu tốt. - Dùng 01 kg bột đậu nành + 01 kg bột cám gạo + 0,5 kg bột cá nấu chín, trộn đều, ủ qua đêm hòa vào nước tạt đều khắp vuông nuôi làm liên tục 3-4 ngày vào lúc sáng sớm. Kiểm tra pH nước, nếu đạt yêu cầu tiến hành thả giống. Lưu ý: Để ngăn địch hại (ếch, nhái, cóc...) vào sinh sản cần dùng lưới nilon bao chắn vuông ương tôm giống trước khi lấy nước vào vuông ương. Ngoài ra ta có thể căn lưới để làm giá thể cho tôm bám, nhắm hạn chế tôm ăn thịt lẫn nhau và tăng diện tích ruộng nuôi. IV. KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG VÀ THẢ GIỐNG: ( Chọn giống 1. Chọn tôm đều cỡ: Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3 – 5cm (trong trường hợp chọn từ tôm Post thì tôm Post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 –2cm). Trong trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%. 2. Chọn tôm khỏe Bắt một ít tôm giống (khoảng 80 – 100 con) cho vào một cái chậu có nước cao 7 – 10cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra. Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha Formol với nồng độ 100ppm (pha 1ml Formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh. Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như: – Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu. – Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình V. – Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân). – Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước. 3. Chọn tôm không bị bệnh Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu. Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Vậy khi mua tôm giống nên chọn mua con giống từ những trại tôm hoặc cơ sở có uy tín và cung cấp con giống có chất lượng . ( Thả giống : Cần tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản địa phương. Mỗi vuông nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Nên vận chuyển tôm giống vào lúc sáng sớm hay chiều tối nhằm tránh nhiệt độ quá cao gây sốc cho tôm. Thời gian vận chuyển con giống từ trại giống về nơi nuôi càng nhanh càng tốt ( không quá 10 giờ ). Trước khi thả giống cần so sánh các yếu tố môi trường ( pH, nhiệt độ,…) giữa trại giống và vuông nuôi để khi thả tôm thực hiện điều chỉnh môi trường từ từ nhằm tránh gây sốc cho tôm, nên lấy mẫu tôm khoảng 100 con đem về ao để thử nước trước. Nên thả tôm giống xuống vuông nuôi vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Chọn đầu hướng gió để thả tôm. Tôm giống trong các túi ny lon được ngâm xuống vuông nuôi khoảng 30 phút cho đến khi cân bằng nhiệt độ. Mở túi ny lon cho nước vào từ từ để tôm giống tự bơi ra ngoài vuông nuôi. Mật độ thả giống trong vuông ương nên từ 100-150 con/m2. Sau thời gian ương 1 – 1,5 tháng, tôm đạt kích cỡ tôm giống (40-60mm) chuyển sang nuôi tôm thịt. Mật độ thả nuôi từ 5 – 15 con/m2 tuỳ theo điều kiện và kinh nghiệm của người nuôi. V. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VUÔNG NUÔI: ( Các thông số môi trường Các thông số môi trường nước nuôi thích hợp cho tôm càng xanh được giới thiệu trong bảng sau. Các thông số môi trường nước nuôi tôm càng xanh Thông số  Giới hạn tối ưu  Ghi chú   pH  7.5-8.5  Dao động hàng ngày < 0.5   Oxy hòa tan  5-6 mg/l  Không dưới 4 mg/l   Độ kiềm  80-130 mg/l  Phụ thuộc vào dao động của pH   Độ trong  30-40 cm  Đo bằng sécchi   H2S  < 0.03 mg/l  Độc hơn khi pH giảm thấp   NH3  < 0.1 mg/l  Độc hơn khi pH và nhiệt độ lên cao   Các thông số trên phải được theo dõi, điều chỉnh để duy trì trong suốt quá trình nuôi. 1. Duy trì độ pH: - Độ pH của nước vuông thường biến đổi theo chu kỳ ngày, đêm và chu kỳ nuôi. Cần đo pH 2 lần/ ngày vào lúc 6h và 18 h. - Nếu pH >8,5 cần tiến hành thay nước hoặc xử lý theo một trong hai cách sau: + Đường cát: 2-3g/m3 rải đều khắp mặt vuông vào khoảng 9-10h sáng, kết hợp với sục khí ( để kích thích phát triển vi sinh vật phân hủy hữu cơ ) + Dấm ăn: 5-10 ml/m3 tạt đều khắp mặt vuông vào khoảng 10-12 giờ sáng. - Nếu pH < 6,5 sử dụng bột đá vôi (CaCO3 ) hoặc Dolomite. Nếu là vuông phèn ( nước thường có màu vàng ) cần rắc vôi dọc theo bờ vuông. Ngay sau khi trời mưa to, cần bón vôi xuống vuông. - Sau khi điều chỉnh pH, cần duy trì độ kiềm 80-130 mg/lít. 2. Duy trì hàm lượng oxy hòa tan ( DO ): Cần sử dụng thiết bị để kiểm tra lượng oxy hòa tan hàng ngày, đặc biệt là vào sáng sớm, kết hợp quan sát biểu hiện của tôm và kiểm tra đáy vuông. Nếu hàm lượng oxy hòa tan dưới 4ml/l, tôm có hiện tượng bất thường ( dạt bờ, nổi đầu, kéo đàn…) và đáy vuông có màu đen thì tăng cường oxy cho vuông nuôi hoặc thay nước 10-20% lượng nước trong vuông. Để tăng cường oxy cho vuông có thể sử dụng quạt nước hoặc dùng viên oxygen rải xuống. Nếu ngửi nước vuông nuôi có mùi hôi, đáy có màu đen cần khẩn cấp thay nước và xử lý nền đáy bằng yuaca. 3. Duy trì màu nước: - Nếu độ trong < 25 cm nên thay nước tầng mặt 15-20% lượng nước trong vuông để loại bỏ bớt tảo. - Nếu nước vuông nuôi có bọt hoặc độ trong cao(> 50 cm) cần thay 15-20% lượng nước trong vuông kết hợp với bón đá vôi ( 200kg-300kg/ha ) và phân NPK gây màu vào sáng sớm để tăng lượng tảo trong vuông. Nếu thấy có nhiều tảo độc xuất hiện trong vuông cần xử lý ngay, có thể dùng H2O2 (oxy già) tạt xuống vuông vào lúc nắng gắt (2 – 4 lít/1000 m2) 4. Duy trì chất lượng đáy vuông: - Sau mỗi lần cho ăn kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn, để kịp thời điều chỉnh nhằm tránh để thức ăn thừa, gây tích tựu ở đáy vuông. - Liên tục kiểm tra thức ăn và bùn đáy vuông tại khu vực cho tôm ăn: + Nếu bùn đáy vuông có màu nâu hoặc có một lớp mỏng màu nâu trên bề mặt là đáy có chất lượng tốt. + Nếu nước có màu đen, nhiều tảo đáy thì dùng mọi biện pháp ( trừ sử dụng hóa chất ) để loại bỏ tảo đáy, kết hợp thay 15-20% lượng nước và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. + Nếu bùn đáy có màu đen thì sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ, giảm lượng thức ăn ( 10%) trong 2 ngày, thay nước 15-20% lượng nước, kết hợp với dùng bơm để hút bùn đen ở đáy và quạt nước để tăng cường oxy. 5. Cấp nước và thay nước: - Chỉ thay nước trong trường hợp thực sự cần thiết để điều chỉnh các yếu tố hoặc cấp nước để bổ sung khi mực nước trong vuông bị cạn. - Nguồn nước cấp phải lọc qua lưới mắt nhỏ. - Nên thay nước từ từ và thực hiện nhiều lần để tránh gây sốc cho tôm. VI. QUẢN LÝ THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN: ( Lựa chọn thức ăn 1. Cần lựa chọn thức ăn của những cơ sở sản xuất có uy tín và sử dụng loại thức ăn chuyên dùng cho tôm càng xanh và có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trong đó cần lưu ý hàm lượng đạm tối thiểu cho tôm càng xanh từ 35% giảm dần đến 23% khi tôm xuất bán (10-20 con / kg) và độ bền của thức ăn trong nước ít nhất 2 giờ ( theo tiêu chuẩn ngành). 2. Cần kiểm tra thông tin trên bao bì để biết chi tiết chất lượng và hạn sử dụng của thức ăn, đối chiếu các chỉ tiêu chất lượng ghi trên nhãn với phiếu kiểm tra chất lượng của lô hàng. Khi có nghi ngờ, cần lấy mẫu để kiểm tra chất lượng và kháng sinh cấm. 3. Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát đồng thời có biện pháp ngăn chuột và côn trùng xâm hại. Lưu ý: không nên sử dụng các loại thức ăn không phù hợp (thức ăn dùng cho tôm sú), thức ăn kém chất lượng, meo, mốc... ( Phương pháp cho ăn 1. Lượng thức ăn sử dụng trong ngày được tính toán dựa trên tổng lượng và kích cỡ tôm trong vuông, kết hợp với kiểm tra trên sàng ăn. Thời điểm cho ăn trong ngày phụ thuộc vào lứa tuổi của tôm, thường là 5 lần/ ngày: lần 1 ( 6h), lần 2 (10h), lần 3 (14h), lần 4 (18 h), lần 5 (20h) sau đó giảm dần còn 2 – 3 lần/ ngày. 2. Trong 2 tháng đầu, do tập tính của tôm phân bố ở khu vực ven bờ nên thức ăn cần được rải ở vùng nước gần bờ. Từ tháng thứ 3 thức ăn được rải đều khắp vuông. Tránh rải thức ăn nơi đáy dơ bẩn và quá sát bờ. Các vị trí có nhiều chất cặn bã lắng tụ nên làm dấu bằng cọc để tránh cho tôm ăn ở đó. Nên tắt sục khí 15 phút trước khi cho ăn, sau 1 giờ kiểm tra sàng ăn và bật lại máy sục khí (nếu có máy sụt khí). Từ ngày nuôi thứ 21 trở đi, sử dụng sàng ăn để điều chỉnh thức ăn. Lượng thức ăn cho vào sàng 2 tháng đầu là 3%, các tháng còn lại là 4% tổng trọng lượng thức ăn, chia đều cho các sàng sau khi đã rải hết thức ăn xuống vuông để tránh tình trạng tôm vào sàng ăn trước, dẫn đến việc kiểm tra lượng thức ăn sẽ không chính xác. Căn cứ vào lượng thức ăn còn dư trên sàng để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau, cách tiến hành như sau: - 4 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ): Giảm 10% thức ăn cho lần sau. - 3 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ) : Giảm 3-5% thức ăn cho lần sau. - 2 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ) : Giữ nguyên thức ăn cho lần sau. - 1 sàng còn thức ăn ( từ 20% trở lên ): Tăng 3-5% thức ăn cho lần sau. - 4 sàng hết thức ăn : Tăng 10% thức ăn cho lần sau. *Ghi chú : Trong thời gian tôm lột vỏ, nhiệt độ trong vuông quá cao hoặc quá thấp, hoặc khi có dấu hiệu bệnh v.v… cần điều chỉnh giảm lượng thức ăn cho phù hợp để tránh thức ăn thừa làm ô nhiễm nước vuông. VII. QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM: ( Ngăn ngừa lây nhiễm chéo 1. Dụng cụ chăm sóc ( chài, sàng kiểm tra …) dùng riêng cho từng vuông hoặc phải khử trùng bằng Chlorine 65% ( nồng độ 5 g/100 l ) khi sử dụng cho vuông khác. 2. Người chăm sóc vuông nuôi phải khử trùng tay, chân trước khi chuyển sang chăm sóc vuông khác. Những vuông tôm đã nhiễm bệnh hoặc nguy hiểm nhiễm bệnh cần cử người chăm sóc riêng. 3. Không chuyển tôm nghi nhiễm bệnh sang vuông khác. 4. Thường xuyên vệ sinh, dọn sạch các bụi cây trên bờ. 5. Bờ cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời những nơi rò rĩ. 6. Tôm chết, tôm bị bệnh phải được dọn và tiêu hủy, những nơi có xác tôm chết cần được khử trùng. ( Giám sát sức khỏe tôm nuôi và xử lý sự cố : Hàng ngày kiểm tra 2 lần các dấu hiệu ngoại quan của tôm trên sàng ăn, kết hợp kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để nhận biết tình trạng sức khỏe của tôm. Lưu ý các hiện tượng tôm bám bờ, kéo đàn, nổi đầu, chim ăn cá xuất hiện, kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên thân tôm… 1. Nếu tôm có màu sáng đẹp, phụ bộ đầy đủ, đường chỉ thức ăn ở lưng đều ( liên tục ) là tôm bình thường. 2. Nếu tôm giảm ăn, màu sắc thay đổi, đường chỉ thức ăn mờ, không liên tục, chim ăn cá xuất hiện, có tôm chết là tôm có dấu hiệu bệnh. Cẩn lấy mẫu để xét nghiệm bệnh hoặc báo cáo cơ quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý. 3. Nếu thấy tôm bỏ ăn, dạt bờ, có phân trắng, bẩn ở vỏ, mang và các dấu hiệu bất thường, cần giảm lượng thức ăn cho tôm và thay 15-20 cm nước, sau đó dùng bột đá vôi 200-300kg/ ha rải đều khắp mặt vuông. Nếu sau 2 ngày bệnh không giảm, cần hỏi ý kiến cơ quan quản lý thủy sản địa phương, người có chứng chỉ thú y thủy sản để được hướng dẫn biện pháp xử lý. IIX. THU HOẠCH Có thể thu tỉa tôm cái mang trướng ( nếu thả tôm thường) sau 3-4 tháng nuôi vì đền gai đoạn này tôm cái phát triển rất chậm và không lớn được bao nhiêu nửa, nếu ta nuôi tiếp tục. Tôm cái còn cạnh tranh thức ăn, làm cho mật độ trong vuông nuôi trở nên dày và ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm đực. Và thu hoạch toàn bộ sau 5-6 tháng nuôi. Khi thu hoạch cuối vụ, có thể dùng chày hoạc lưới kéo và tát cạn nước để bắt hết tôm còn sót lại. Sản lượng trung bình 1.5-3 tấn/ha. PHẦN II: MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TÔM CÀNG XANH VÀ CÁCH PHÒNG -TRỊ I.MỘT SỐ BỆNH CỦA TÔM CÀNG XANH: 1/Bệnh đóng rong: Nguyên nhân: do ao nuôi bị nhiễm bẩn có thể do thức ăn dư thừa hoặc nền đáy cải tạo không được sạch. Chính các nguyên nhân này làm nguồn nước xấu đi tạo điều kiện cho các tiêm mao trùng và các tảo dạng sợi phát triển mạnh và chúng ký sinh lên tôm gây ra hiện tượng đóng rong. Ngoài ra, nguồn nước có nhiều chất hữu cơ lơ lững và nuôi với mật độ cao cũng góp phần gây bệnh. Phân bố và lan truyền bệnh: bệnh xảy ra ở hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm. Ký sinh trùng thường bám ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể tôm như ở thân, mang , các phụ bộ chân, râu, chủy, cuống mắt… tỷ lệ cảm nhiễm rất cao, đặc biệt là khi nuôi tôm trong môi trường nước tù bẩn. Triệu chứng bệnh: vỏ tôm dơ bẩn, tôm hoạt động yếu ớt, kém ăn, nổi lên hoặc bơi dọc theo bờ, các tôm này sẽ chết sau đó vài ngày. Tác hại: tôm bệnh nhiều sẽ khó di động và lột xác, khó khăn trong trao đổi khí và gây chết khi hàm lượng oxy thấp. Tôm bị bệnh thường chậm lớn, làm giảm năng suất nuôi. Phòng và trị bệnh: - Phải giữ môi trường nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ (do sử dụng nhiều thức ăn tươi sống), phải giữ hàm lượng oxy cao. - Vớt các tảo nổi trên mặt nước. - Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm nền đáy. - Cho ăn thức ăn đủ dinh dưỡng: trộn các premix, vitamin vào thức ăn và cho ăn liên tục nhiều ngày. - Định kỳ dùng vôi bột 2- 3kg/ 100m3 nước hoặc các chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy( Bios, Zeo vi sinh,…). - Dùng rể dây thuốc cá 1-1,5kg/ 100m3 nước nhằm kích thích tôm lột xác. 2/Bệnh đốm nâu và hoại tử phụ bộ: Nguyên nhân: tôm bị chấn thương cơ học, bị ký sinh trùng đã gây tổn thương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công lên lớp vỏ và cơ. Nhằm phản ứng lại sự tấn công của vi khuẩn, cơ thể tôm tiết ra sắc tố đen tạo nên bệnh màu đen tại nơi nhiễm khuẩn. Phân bố và lan truyền bệnh: - Bệnh thường xuất hiện ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm nhưng thường gặp ở tôm trưởng thành và nhất là tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm bẩn và thiếu thức ăn. - Trên cơ thể tôm xuất hiện các chấm đen nhỏ ẩn dưới vỏ hoặc chấm đen xuất hiện từng chùm ở vỏ, ở thân hoặc ở vùng mang. Triệu chứng: trên vỏ, thân hoặc mang xuất hiện các chấm đen hoặc tụ lại thành chùm. Tôm bị bệnh nặng thường ít ăn, chậm lớn, ít hoạt động, nằm im ở đáy ao, râu và chân bị cụt. Tác hại: Bệnh này ít lây lan và những đốm đen này chỉ giới hạn trong một vùng. Các chấm đen có ở biểu mô ngoài nên mỗi khi tôm lột vỏ các vết đen này vẫn không mất đi. Bệnh này đã từng gây thiệt hại không nhỏ làm năng suất tôm nuôi giảm đến 30%. Phòng và trị bệnh: * Phòng bệnh:Hạn chế các nguồn gây sốc và các chấn thương cơ học lên tôm. Giữ môi trường nuôi luôn sạch, ao cần được dọn tẩy, phơi nắng cẩn thận trước khi đưa tôm vào nuôi, nước lấy vào ao phải qua hệ thống lắng lọc. * Trị bệnh:Trộn kháng sinh Florfenicol, với liều 12-15 mg/ 1kg thể trọng tôm nuôi hoặc kháng sinh Tiamulin 15mg - 20mg/ 1kg tôm nuôi cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. Lưu ý: Trong quá trình trộn thuốc nên áo bên ngòai bằng dầu gan mực hoặc Lecithin. 3/ Bệnh đục thân: Nguyên nhân: do các điều kiện môi trường, vận chuyển, va chạm cơ học, gây sốc tôm như nhiệt độ, nồng độ muối. Phân bố và lan truyền bệnh: gặp ở tôm bột và tôm trưởng thành. Triệu chứng bệnh: một vùng hay nhiều vùng của cơ bị mờ đục, sau đó vết mờ đục lan dần ra các vùng khác. Tôm bị bệnh này còn gọi là tôm sữa Phòng trị bệnh: loại bỏ các nguồn gốc gây sốc, ngăn ngừa các điều kiện biến đổi môi trường gây sốc tôm ( vận chuyển và thả tôm đúng qui trình kỹ thuật), cho tôm ăn đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường VitaminC và khoáng chất. 4/Bệnh đen mang: Nguyên nhân: do chất cặn bã bám vào mang, bệnh thường xảy ra trong những ao có nền đáy quá do bẩn, tảo phát triển mạnh hoặc do cho ăn tươi sống quá nhiều, tôm ăn không hết gây ô nhiễm ao, các vi khuẩn sẽ tấn công gây tổn thương mang làm mang có màu đen. Phân bố và lan truyền bệnh: bệnh gặp ở tôm trưởng thành. Triệu chứng bệnh: do sự tập trung các sắc tố đen trên bề mặt của mang làm mang có màu đen. Những vết màu đen thường phân bố đối xứng hai bên mang. Tác hại: bệnh này không lây lan, bằng cách lột xác tôm có thể loại bỏ những vết thương trên vỏ mang. Bệnh này chưa thấy làm chết tôm nhưng làm giảm giá trị Phòng và trị bệnh: * Phòng bệnh:Định kỳ sử dụng Bios 1-1.5kg/1000m2 (men vi sinh) hoặc Zeolite hạt xuống nền đáy vuông. * Trị bệnh:Trộn kháng sinh trong thức ăn để ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây tổn thương, Trộn kháng sinh Florfenicol, với liều 12 -15 mg/1kg tôm nuôi, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. *Lưu ý: Trong quá trình trộn thuốc nên áo bên ngòai bằng dầu gan mực hoặc Lecithin. 5/Bệnh mềm vỏ: Nguyên nhân: Do trong thành phần thức ăn cho tôm không đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu nguồn caxi, phospho và vitamin D cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Phân bố và lan truyền bệnh: bệnh gặp ở mọi giai đọan phát triển của tôm. Triệu chứng bệnh: Sau 24 giờ lột xác vỏ tôm không cứng lại được, sau đó bị cong veo, nứt nẻ. Tác hại: tôm rất dễ bị nhiễm trùng và bị địch hại tấn công. Phòng và trị bệnh: Cần cho tôm ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung khoáng vi lượng và định kỳ bón vôi với liều 3kg/100m3 /tuần/lần. 6/ Bệnh phân trắng: Nguyên nhân: Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Những trường hợp dễ mắt bệnh: + Những ao nuôi ít thay nước có nhiều tảo. + Thức ăn quản lý không tốt gây nhiễm đường ruột của tôm. + Điều kiện môi trường nuôi không tốt làm giảm sức đề kháng của tôm làm cho mầm bệnh tấn công. Triệu chứng bệnh: Khi kiểm tra sàn ăn thấy phân tôm có dạng sợi màu trắng nổi lên mặt nước và gom lại ở cuối gió. + Tôm giảm bắt mồi, gầy yếu. + Tôm thường nhiễm bệnh vào ngày thứ 40 – 50 ( Tỉ lệ nhiễm thấp) từ ngày 80 – 90 ( tỉ lệ nhiễm rất cao). Phòng và trị bệnh: * Phòng bệnh: Bảo quản thức ăn thật tốt, không sử dụng thức ăn quá hạn, nhiễm nấm mốc. Định kỳ bổ sung men tiêu hoá vào thức ăn, nguồn nước nuôi phải là nguồn nước sạch. * Trị bệnh: Dùng kháng sinh Tiamulin 15 -20 mg/ 1kg tôm nuôi hoặc Doxyciline 30 – 40 mg/1kg tôm nuôi, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. Nên kết hợp xử lý nền đáy bằng chế phẩm sinh học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_tap_huan_tcx_5936.doc