Kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng xuất cao
Bí quyết để nuôi tôm P.vannamei theo phương pháp sạch bệnh năng suất cao gồm 3 yếu tố :
1. Nuôi vỗ tích cực;
2. Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm;
3. Rút ngắn thời gian nuôi.
Ba nguyên tắc đó được thể hiện trong quá trình nuôi là :
1. Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khoẻ , giống chóng lớn.
2. Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khoẻ nên phải baỏ đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.
3. Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác chóng lớn rút ngắn thời gian nuôi.
5 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng xuất cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng xuất cao
Bí quyết để nuôi tôm P.vannamei theo phương pháp sạch bệnh năng suất cao gồm 3 yếu tố :
1. Nuôi vỗ tích cực;
2. Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm;
3. Rút ngắn thời gian nuôi.
Ba nguyên tắc đó được thể hiện trong quá trình nuôi là :
1. Giai đoạn mới thả phải cho con giống ăn đầy đủ kể cả thức ăn công nghiệp và thức ăn cao đạm tươi sống như hầu, hà, cá tươi xay nhuyễn để có giống khoẻ , giống chóng lớn.
2. Giai đoạn nuôi tôm trưởng thành phải cho ăn nhiều hơn vì tôm chân trắng là loại tôm ăn khoẻ nên phải baỏ đảm đủ thức ăn cho tôm. Tỉ lệ cho ăn hằng ngày nên chú ý nhiều về buổi tối chiếm 70% ban ngày 30%. Thức ăn phải cho thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh cho tôm để nâng cao khả năng phòng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm.
3. Giai đoạn cuối phải vỗ tích cực, cho ăn đầy đủ các loại thức ăn tổng hợp có bổ sung thêm các loại chế phẩm sinh học kích thích tôm lột xác chóng lớn rút ngắn thời gian nuôi.
Với các biện pháp trên, thời gian nuôi ở các ao thông thường là 60 ngày, ở ao nuôi công nghiệp mật độ cao khoảng 80 ngày có thể thu hoạch, cỡ tôm 50 con/kg.
1. Mật độ con giống
Ao nuôi tôm thịt phải tẩy dọn sạch sẽ, sát trùng kỹ; bón phân gây màu nước. Khi độ pH > 7- 8 mới được thả tôm giống. Chọn ngày có nhiệt độ nước trên 22oC; độ mặn giống như độ mặn ao ương trung gian; nước sâu trên 80 cm mới thả tôm giống.
Trước hết thả một số tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi một ngày để thử nước trước.
Mật độ thả : Tôm P.vannamei có tỷ lệ sống cao nên mật độ phụ thuộc vào độ sâu của nước ao và thiết bị nuôi.
Ao sâu trên dưới 1m, mật độ thường là 12 con/m2; ao sâu trên 1,2m mật độ từ 12 con - 18 con/m2; ao cao sản khép kín mật độ là 50 - 65 con/m2.
Tôm giống tốt nhất là tôm cho đẻ cùng một đợt và thả một lần đủ số lượng nuôi.
Nơi thả giống thường là nơi sâu nhất của ao và đầu ngọn gió.
Khi tôm giống được vận chuyển đến ao nuôi để nguyên cả túi nilông đựng tôm thả xuống ao một thời gian để cho nhiệt độ trong túi và nhiệt độ nước ao cân bằng mới nhẹ nhàng mở túi để tôm tự bơi lội ra ao.
2. Quản lý chăm sóc
2.1 Những yêu cầu về chất lượng nước ao nuôi tôm P.vanamei :
- Nhiệt độ nước từ 20 - 30oC;
- Ðộ mặn từ 5 - 30 tốt nhất là 10 - 25 ;
- pH 8,0 0,3, dưới 7 không thích hợp với tôm P.vannamei;
- Ôxy hoà tan 4 mg/l, không dưới 2 mg/l;
- BoD 5 30 mg/l;
- CoD < 6mg/l;
- Ðộ trong 30 5 cm;
- Màu nước : Màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín;
- Muối hoà như sau : Po4- P -= 0,1 - 0,3 mg/l; SiO4 - S = 2mg/l; NH4 - N = 0,4 mg/l trở lên; NH3 < 0,1 mg/l. tỷ lệ N/P lớn thì tảo khuê nhiều; H2S <0,03 mg/l; Nếu pH thấp H2S dễ làm cho tôm bị ngộ độc.
Vị trí lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu thường là gần đáy ao nơi cho tôm ăn. Ðiểm lấy mẫu chỉ tiêu pH cách mặt nước 0,5m. Ðiểm lấy mẫu đo nhiệt độ ở tầng giữa của ao. Sau khi trời mưa to hoặc bão xong phải đo cả ở tầng mặt và tầng đáy.
2.2 Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước :
- Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước bằng cách sử dụng máy quạt nước;
- Từ ngày bắt đầu thả giống đến ngày thứ 20 chỉ phải quạt nước vào ban đêm, những ngày trời râm và khi bổ sung nước ngọt mỗi ngày 2 - 4 tiếng;
- Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40, mỗi đêm tăng lên 4 - 6 tiếng;
- Từ ngày thứ 40 trở đi quạt cả ban ngày và ban đêm, thời gian mỗi lần 4 - 6 tiếng;
- Nhu cầu máy quạt nước cho ao nuôi :
+ Thường ao có độ sâu 1,5m diện tích 5000 m2 phải dùng 4 - 6 máy;
+ Ao sâu 1,5 m trở lên cần 6 - 8 máy, máy đặt cách bờ 4 - 5m.
- Nếu nước ao bị xấu đi, sinh vật phù du chết nhiều làm màu nước thay đổi hoặc tôm bị bệnh phải dùng thuốc chữa bệnh thì phải mở máy liên tục cả ngày trừ những lúc cho tôm ăn.
2.3 Thay nước, bổ sung nước
Nói chung các ao nuôi năng suất cao phần lớn thực hiện mô hình ít thay nước. Nhưng trường hợp sau đây phải chú ý cần thay nước (tốt nhất là nước ngọt) :
- Màu nước đột nhiên biến thành trong, hoặc biến đen, biến trắng hay các màu khác;
- pH dưới 7,5 hoặc trên 9; biến động ngày đêm trên 0,5;
- Sau khi chạy máy quạt nước mặt nước xuất hiện nhiều bọt không tan; vật lơ lửng ở trong nước nhiều lên; H2S, NH3, COD vượt quá chỉ tiêu cho phép.
- Ðộ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.
Lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%. Trong một giờ không quá 10% lượng nước cần thay (nếu muốn tăng lượng nước trong một giờ lên thì trước đó phải tháo một lượng nước trong ao, sau đó vừa thêm nước vừa tháo nước đến lúc đạt độ cao cần thiết thì thôi). Khi tôm lớn đạt cỡ 8 cm thì thêm nước ngọt để hạ độ mặn xuống 10 .
Việc thêm nước ngọt có ý nghĩa rất lớn cho việc phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh, ký sinh và một số virus gây bệnh cho tôm sống ở nước mặn đều bị chết khi gặp nước ngọt.
2.4 Biện pháp xử lý H2S và NH4
ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH3 không được quá 0,5 mg/l; H2S không được quá 0,1 mg/l; nếu quá lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.
Biện pháp khống chế H2S và NH3 như sau :
+ Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm ăn hằng ngày phải hợp lý; sử dụng vi khuẩn quang hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao;
+ Chú ý cải tạo đáy ao bằng cách giữa vụ nuôi bón thêm vôi CaCo3 hoặc bột đá để ôxy hoá các chất lắng đọng ở đáy ao; lượng vôi dùng cho mỗi m3 là 30 - 40g;
+ Dùng thức ăn nuôi tôm chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm chất nước, ô nhiễm đáy ao.
3. Quản lý thức ăn
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm là thức ăn. Thức ăn tốt chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.
Thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm, không thiếu, không thừa vừa thúc đẩy tôm lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm, không gây lãng phí để đội giá thành của tôm lên cao là không kinh tế. Tính toán thức ăn cho tôm hợp lý cần phải nắm vững 5 điểm sau :
- Số lượng tôm có trong ao;
- Kích cỡ của tôm lớn/bé;
- Tình trạng sức khoẻ của tôm và tình hình lột xác của tôm;
- Chất lượng nước ao nuôi;
- Tình hình dùng thuốc cho tôm trong thời gian qua.
Số lượng thức ăn có quan hệ đến chiều dài tôm như sau :
+ Tôm có chiều dài 1 - 2cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 150 - 200% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 3cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 100% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 4cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 50% trọng lượng tôm;
+ Tôm có chiều dài 5cm, lượng thức ăn cho ăn hằng ngày bằng 32% trọng lượng tôm.
4. Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn
Từ nguyên tắc lượng ít, lần nhiều cần phải chú ý không cho tôm ăn khi :
§ Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc hoặc bị thối ;
§ Nước ao bị ô nhiễm nặng;
§ Trời đang mưa to, gió lớn;
§ Tôm đang nổi đầu;
§ Tôm đang lột xác.
Cho tôm ăn ít khi : Giai đoạn tôm còn nhỏ.
Cho tôm ăn nhiều khi : - Giai đoạn tôm bắt đầu trưởng thành đến cuối kỳ nuôi :
- Trời nắng ấm, gió nhẹ;
- Tôm khoẻ chất nước tốt.
Thời gian cho ăn 5 đến 6 lần trong ngày, tỉ lệ thức ăn trong ngày phân bổ như sau :
+ Từ 18h00 đến 19h00 cho ăn 35%;
+ Từ 23h00 đến 00h00 cho ăn 15%;
+ Từ 4h00 đến 5h00 cho ăn 25%;
+ Từ 10h00 đến 11h00 cho ăn 15%;
+ Từ 14h00 đến 15h00 cho ăn 10%.
Nhìn chung, số lượng thức ăn chủ yếu bón về ban đêm chiếm 70 - 80% ban ngày chỉ chiếm 20 - 30%.
5. Cách xác định thức ăn thừa thiếu
Mỗi ao có diện tích 1.500m2, dùng một vó kiểm tra thức ăn để kiểm tra. Vó đặt cách bờ ao 3 - 4m nơi gần máy quạt nước là nơi có nhiều tôm đến ăn. Thức ăn cho vào vó khoảng 1- 2% mỗi lần cho ăn. Thời gian kiểm tra thức ăn trong vó phụ thuộc vào cỡ tôm.
Tôm nuôi trong tháng đầu, có chiều dài khoảng 5cm. Thời gian kiểm tra 3 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 40- 50 ngày có chiều dài trên 8cm. Thời gian kiểm tra 2- 2,5 giờ một lần. Tôm nuôi trong khoảng 60 ngày, có chiều dài trên 9cm. Thời gian kiểm tra 1,5 giờ một lần, đến hết thời gian kiểm tra nói trên, thức ăn trong vó vừa hết là đủ.
6. Cách xác định tỷ lệ sống của tôm
- Thả tôm giống vào giai đặt trong ao nuôi có mật độ giống như tôm nuôi trong ao, sau mười ngày xác định một lần; tỷ lệ sống trong gia nói chung kém ngoài ao 5- 10%;
- Dùng chài quăng nhiều lần ở nhiều điểm khác nhau trong ao để tính ra tỷ lệ sống của tôm trong ao theo công thức :
Số tôm đánh được bình quân trong một chài (con)
Tỉ lệ sống =
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -- - - -
x Diện tích
Diện tích chài (m2) ao (m2)K
K là hệ số kinh nghiệm nếu :
§ Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,4;
§ Nước sâu 1m, chiều dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,2;
§ Nước sâu 1,2m, chiều dài của tôm 6- 7cm, hệ số K=1,5;
§ Nước sâu 1,2m, chiền dài của tôm 8- 9cm, hệ số K=1,3.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ky_thuat_nuoi_tom_the_chan_trang_nang_xuat_cao_8458.doc