Kỹ thuật phân tích ra quyết định đầu tư chứng khoán của công ty đầu tư Đầu tư Phân phối Satico

LỜI MỞ ĐẦU Bối cảnh Ngành đầu tư chứng khoán tuy đã 10 năm tuổi, nhưng vẫn được xem là lĩnh vực đầu tư khá mới so với các ngành khác trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, và cũng rất non trẻ so với chứng khoán của các nước trong khu vực. Tuy đã qua thời kỳ sôi động, nhưng hấp lực của thị trường chứng khoán (TTCK) đến các NĐT vẫn còn khá lớn. Vì vậy những vấn đề đi kèm, như: thông tin dùng để phục vụ cho lĩnh vực này cũng rất sôi động. Không phải NĐT nào cũng trang bị kỹ cho mình kiến thức về đầu tư chứng khoán. Sự dễ dàng để tung ra một hay nhiều thông tin với tốc độ phát tán cực nhanh mà công nghệ thông tin mang lại, thì càng làm cho sự tiện ích của thông tin tác động đến NĐT biết chọn lọc, hay tác hại đến những ai tùy tiện tin vào đó. Lực lượng các NĐT cá nhân, tổ chức hùng hậu, tuy nhiên mỗi người có một chiến lược đầu tư riêng. Có trường phái đầu tư mạo hiểm, đầu tư chỉ dựa vào tin đồn thổi, không quan tâm đến các báo cáo tài chính hay chỉ số Có nhóm người chỉ thích “lướt sóng”, mua bán ngắn hạn trong vài ngày với mục tiêu lợi nhuận thấp, thậm chí còn có tư tưởng “được ăn cả ngã về không” Không thể phủ nhận những thành công của họ, nhưng song song đó là những rủi ro đến với những NĐT non kinh nghiệm. Bên cạnh đó có những NĐT “có kỷ luật, nhẫn nại” hơn, đầu tư có phân tích nghiên cứu, mà đại đa số đối tượng này thuộc NĐT tổ chức. Sử dụng thông tin như thế nào cho đúng? “Nếu như chìa khóa của vấn đề là toàn bộ thông tin trong quá khứ thì những người giàu nhất phải là những người trông thư viện” – Warren Buffett NĐT tổ chức thường có đội ngũ nghiên cứu để theo dõi và đánh giá tình hình vỹ mô, tình hình doanh nghiệp một cách bài bản, có thể tiếp cận được với các doanh nghiệp trong “tầm ngắm” để có thông tin chính xác, “diễn dịch” được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thành những quyết định mua bán tin cậy. Quá trình đầu tư chất xám này đòi hỏi mục tiêu lợi nhuận rất cao; và tất nhiên là thời gian hoàn vốn dài. Việc nghiên cứu phân tích trước khi đầu tư này thật sự cần thiết với những NĐT chuyên nghiệp, đặc biệt với những chiến lược đầu tư dài hạn thì lại càng phải chú trọng nghiên cứu phân tích thông tin. Sử dụng thông tin một cách thông minh là chìa khóa dẫn đến thành công! Vậy nghiên cứu phân tích thông tin như thế nào để đưa ra những nhận xét chính xác, cần thiết và đầy đủ cho NĐT ra quyết định?!? Đó là vấn đề xuyên suốt trong bài luận tốt nghiệp này. Từ lý thuyết đi đến thực tiễn Làm việc trong một công ty có hoạt động về đầu tư tài chính chứng khoán – Công ty CP Đầu tư Phân phối SATICO (Satico Corp), tôi có được những trãi nghiệm thực tiễn với quá trình ra quyết định đầu tư của Công ty mình. Những quyết định đầu tư giá trị lớn vào các công ty đã phát hành cổ phiếu ra công chúng, bằng cách mua lại cổ phần với những cam kết trở thành NĐT chiến lược Để đưa ra một quyết định đầu tư, Satico Corp phải xây dựng một quy trình nghiên cứu phân tích logic, thu thập, xử lý thông tin để đưa ra các báo cáo kết quả phân tích tùy theo từng đối tượng đầu tư. Vậy quá trình nghiên cứu này như thế nào? Để cụ thể hóa vấn đề, trong bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin đưa ra quá trình nghiên cứu phân tích đầu tư vào Công ty CP dịch vụ công nghệ tin học HPT (HPT Vietnam), trong phạm vi dữ liệu thu thập từ các website hoặc từ nguồn thông tin do chính HPT Vietnam cung cấp. Từ đó đưa ra những số liệu, báo cáo kết quả nghiên cứu để làm nền tảng cho việc Satico Corp ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu công ty đó hay không? Chỉ rõ tầm quan trọng của việc phân tích trong đầu tư chứng khoán. Giới thiệu Bài khóa luận tốt nghiệp này chỉ đúc kết lại những gì tôi đã học tập, nghiên cứu từ thực tế tại Satico Corp dưới góc độ của một Kế toán đã qua chương trình đào tạo cử nhân Quản Trị Kinh Doanh. Bố cục của Báo cáo như sau: Chương 1: nhắc lại một vài lý thuyết căn bản của Đầu tư Chứng khoán và một số khái niệm căn bản trong nghiên cứu phân tích đầu tư chứng khoán. Phần này giúp tôi hệ thống lại kiến thức căn bản để có thể đào sâu vào trình bày nội dung chủ yếu của đề tài.Chương 2: giới thiệu khái quát về Satico Corp, là công ty giúp tôi có được những kiến thức thực tế để đưa vào Báo cáo này. Trình bày về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức và sơ nét về định hướng đầu tư của Satico Corp.Chương 3: để bài khóa luận tốt nghiệp được thực tế hơn, tôi chọn một cổ phiếu công ty từ Danh mục đầu tư của Satico Corp đưa vào minh họa cho quá trình nghiên cứu phân tích đầu tư, đó là cổ phiếu của HPT Vietnam, vào thời điểm bắt đầu đầu tư HPT là cổ phiếu giao dịch tự do trên thị trường OTC, đến thời điểm này đang được giao dịch trên sàn UpCOM Trong chương này còn trình bày về quá trình nghiên cứu phân tích HPT Vietnam, bỏ qua giai đoạn chọn lọc đối tượng đầu tư, bài khóa luận bắt đầu từ việc thu thập, xử lý thông tin để cho ra kết quả của việc phân tích, thông qua cái nhìn từ những báo cáo nghiên cứu, những con số thực tế giúp NĐT có cơ sở đưa ra quyết định đầu tư. Cuối cùng là phần nêu nhận xét về công việc nghiên cứu phân tích đầu tư có tác dụng như thế nào trong bối cảnh lượng cung các loại chứng khoán trên thị trường hiện nay khá cao, có đa dạng các loại sản phẩm để NĐT lựa chọn. Giải đáp các câu hỏi: NĐT nên dựa vào đâu để ra quyết định đầu tư? Có phải việc đầu tư có phân tích là đầu tư an toàn?

doc58 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật phân tích ra quyết định đầu tư chứng khoán của công ty đầu tư Đầu tư Phân phối Satico, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham gia hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng: Giám đốc và toàn thể nhân viên Satico Corp tự nguyện tham gia các hoạt động từ thiện hoặc các công tác xã hội để phát triển cộng đồng, tôn trọng pháp luật. 2.3.2 Sơ đồ tổ chức và chức năng các phòng ban: Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Satico Corp Chức năng của các phòng ban: a. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty do HĐQT bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích hợp pháp của công ty, Hội đồng quản trị của Satico Corp hiện có 04 thành viên. b. Giám đốc: - Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những mục tiêu, chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. - Hoạch định, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư cụ thể đến các bộ phận có liên quan. - Đại điện tiếp xúc, quan hệ với cấp lãnh đạo của các công ty tiềm năng. c. Phòng Tài chính – Kế toán: - Thực hiện các chức năng ghi chép và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và báo cáo trực tiếp Giám đốc. - Tham mưu với Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, các công tác dài hạn chính trong phạm vi toàn Công ty. - Theo dõi, ghi chép các phát sinh liên quan đến Quỹ đầu tư chứng khoán. - Hỗ trợ BP. Nghiên cứu Đầu tư để làm báo cáo phân tích các công ty tiềm năng. d. Phòng Nghiên cứu Đầu tư: - Tham mưu Giám đốc xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn vốn sẵn có gắn liền với nhiệm vụ của Công ty. - Nghiên cứu nắm bắt thị trường, tìm kiếm, nghiên cứu các công ty tiềm năng giúp Giám đốc đưa ra quyết định đầu tư. - Thường xuyên cập nhật thông tin về các công ty sở hữu cổ phần, đánh giá hiệu quả đầu tư. - Tổ chức trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư tài chính, thực hiện nghiệp vụ tư vấn doanh nghiệp, giám sát kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty sở hữu cổ phần. e. Phòng Hành chính – Quản trị nhân sự: - Thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn về lĩnh vực công tác hành chính quản trị toàn công ty. - Tổ chức thực hiện các công việc hành chính, văn thư, lưu trữ tại văn phòng Công ty theo quy định thủ tục hành chính của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty. - Tổ chức thực hiện các công tác lễ tân, hội họp của Công ty. - Thực hiện các công tác tuyển dụng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công ty. - Tham mưu, xây dựng các chính sách chế độ tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách khác đối với người lao động. Định hướng và chiến lược đầu tư của Satico Corp 2.4.1 Định hướng đầu tư Satico Corp đề ra chiến lược đầu tư dài hạn “có kỷ luật, nhẫn nại” và “đầu tư giá trị”, không đầu tư vào những cổ phiếu công ty không hình dung được tương lai 5 hoặc 10 năm nữa chúng sẽ ra sao. Đối tượng tiềm năng mà Satico Corp nhắm tới là các công ty đứng hàng top 10 trong ngành, có số vốn điều lệ nhỏ, khoảng 50 tỷ, giá trị cổ phiếu còn thấp gần với giá trị sổ sách (book value). Satico Corp quan niệm những cổ phiếu có giá thị trường cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách và được các NĐT khác quan tâm có thể trong ngắn hạn sẽ mang lại lợi nhuận, nhưng xét dài hạn thì các cổ phiếu này không thể mang lại lợi nhuận tối ưu như các cổ phiếu tiềm năng mà Satico Corp lựa chọn. Khi chọn được công ty tiềm năng, Satico sẽ tìm hiểu các thông tin và dần dần tiếp cận với đội ngũ quản lý của công ty đó, nhằm xác định giá trị tương lai của cổ phiếu dựa vào các kết quả thu thập được như: nền tảng sẵn có, định hướng hoạt động, đội ngũ quản lý… từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Trên các trang web về chứng khoán đều có sẵn dữ liệu để đánh giá tình hình tài chính các công ty đại chúng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là “Tại sao Satico Corp không sử dụng nguồn thông tin sẵn có này mà phải tự thực hiện nghiên cứu, phân tích?”. Có 4 lý giải để trả lời cho câu hỏi này: Một là, thời buổi thông tin nhiễu loạn, sẽ không có gì lạ khi phát hiện mỗi công ty chứng khoán, thậm chí các dịch vụ báo cáo tài chính độc lập, đưa ra một chỉ số P/E khác nhau cho một mã chứng khoán và mức chênh lệch cũng khá xa. Có thể các công ty chứng khoán hoặc các đơn vị cung cấp thông tin sử dụng những phương pháp hiệu chỉnh riêng để phù hợp với bản chất con số, nhưng sự khác biệt so với báo cáo gốc của doanh nghiệp (thường đã được kiểm toán) không được giải thích làm cho người sử dụng thông tin không biết tin vào ai. Hai là, tùy theo đặc thù từng ngành nghề của Công ty được phân tích mà Người phân tích phải nghiên cứu những khía cạnh thông tin nào cho phù hợp. Mà các thông tin có sẵn thì thường là theo một form mẫu chuẩn, không phù hợp nhu cầu của người sử dụng thông tin. Ba là, các thông tin có sẵn có thể bị bóp méo nhằm mục đích kiếm lợi cá nhân, không thể tùy tiện tin vào. Bốn là, muốn có được Báo cáo phân tích chuyên sâu thì cần phải tự phân tích, vì thông tin sẵn có thường là thông tin tổng quát, chưa đủ cơ sở để ra quyết định đầu tư. 2.4.2 Chiến lược đầu tư Satico Corp đề ra những quy định nghiêm ngặt trong đầu tư để người ra quyết định không đi sai định hướng ban đầu. Đó là những nguyên tắc mà Satico Corp đã đúc kết từ những công ty quản lý quỹ lớn, có bề dày kinh nghiệm. 2.4.2.1 Mục tiêu đầu tư Satico Corp sẽ đầu tư vào danh mục đầu tư tăng trưởng và đa dạng hóa, phần lớn tập trung vào những cổ phiếu của các công ty hoạt động tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển lâu dài; bao gồm các công ty (i) có cơ hội phát triển tốt trong thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, minh bạch và có vị trí nhất định trên thị trường có liên quan; và (ii) có hệ thống quản trị công ty tốt, đội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh bền vững và tình hình tài chính lành mạnh. 2.4.2.2 Lĩnh vực đầu tư Công nghệ thông tin Tài chính, ngân hàng; Xuất nhập khẩu nông sản tập trung vào những mặt hang chủ lực của quốc gia; Bất động sản Các ngành nghề và dịch vụ khác Phân bổ tài sản Vốn Điều lệ của Công ty (khoảng 2 triệu USD) sẽ được đầu tư theo tỉ lệ sau: Đầu tư từ 50% đến 70% của Vốn Điều lệ của Quỹ vào cổ phiếu OTC; Đầu tư từ 20% đến 40% của Vốn Điều lệ của Quỹ vào cổ phiếu niêm yết; Từ 0% đến 10% của Vốn Điều lệ của Quỹ vào tiền mặt và những công cụ nợ. Cơ cấu tài sản nói trên là cơ cấu tài sản đầu tư mục tiêu dài hạn phù hợp với chiến lược đầu tư của Satico Corp. Trong những trường hợp đặc biệt (theo quyết định của nhà quản lý), cơ cấu tài sản có thể khác biệt với cơ cấu mục tiêu nói trên, để thích nghi với tình hình thị trường tài chính. Tài sản đầu tư Satico Corp sẽ đầu tư chủ yếu vào các tài sản sau: Cổ phiếu chưa niêm yết (OTC); Cổ phiếu niêm yết; Trái phiếu công ty; Tiền gửi có kỳ hạn; Các tài sản khác. Hạn chế đầu tư Satico Corp áp dụng các quy định về hạn chế đầu tư nghiêm ngặt. Điều này nhằm tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Vốn đầu tư được sử dụng phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư sau đây: Không đầu tư quá 15% giá trị tài sản ròng của Công ty vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức niêm yết; Không đầu tư quá 30% giá trị tài sản ròng của Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức chưa niêm yết (OTC). Không đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Phương pháp lựa chọn đầu tư Đối với cổ phiếu: Satico Corp sẽ tập trung đầu tư vào các công ty chưa niêm yết và có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiêu chí lựa chọn các công ty này như đã nêu bên trên. Tiếp theo đó, Satico Corp sẽ tiến hành phân tích các đối tượng đầu tư nhằm quyết định tỉ lệ phân bổ tài sản của mình vào các đối tượng đó. Satico Corp sẽ áp dụng nguyên tắc quản lý được gọi là “định hướng tăng trưởng giá trị” theo đó các khoản đầu tư tăng trưởng sẽ được thực hiện sau khi Công ty đã xem xét kỹ mức giá và thời điểm đầu tư. Đối với các công cụ nợ: Công ty sẽ áp dụng chính sách quản lý tích cực trong đầu tư vào công cụ nợ, thường dưới hình thức những khoản tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn. Satico Corp cũng sẽ đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi của các công ty có các tiêu chuẩn được nêu tại phần Mục tiêu đầu tư. CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH – RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ Giới thiệu về 1 công ty tiêu biểu trong Danh mục đầu tư – HPT Vietnam Sơ nét về HPT Vietnam - Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIN HỌC HPT - Tên tiếng Anh : HPT VIETNAM CORPORATION - Trụ sở : 60 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM. - Website : - Lĩnh vực hoạt động: HPT cung cấp các dịch vụ phần mềm cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho lĩnh vực phân phối bán lẻ. Bên cạnh các phần mềm đóng gói do HPT tự xây dựng như: Chương trình Quản lý nhân sự, Chương trình Quản lý kho hàng v.v.., HPT còn phát triển các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp; gia công, xuất khẩu phần mềm theo yêu cầu; phát triển web và giải pháp thương mại điện tử; tư vấn và triển khai giải pháp ERP; tư vấn, thiết kế và triển khai các giải pháp ứng dụng dựa trên công nghệ tiên tiến của Oracle và Microsoft HPT hiện đứng trong top 5 doanh nghiệp trong ngành CNTT tại Việt Nam: đứng thứ 4 thị phần trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và đứng thứ 5 trong lĩnh vực phần mềm, tuy nhiên so với các doanh nghiệp đầu ngành thì qui mô hiện tại của HPT còn khá nhỏ. Theo đề án phát triển được Chính phủ định hướng năm 2009 thì trong những năm sắp tới CNTT vẫn có tốc độ tăng trưởng khá cao có khả năng đạt gấp từ 2 -3 lần GDP, đây là cơ hội phát triển khá lớn cho những lĩnh vực kinh doanh hiện có của HPT. Năm 2009, mặc dù các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng khá nhiều bởi suy thoái kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh của HPT rất tốt. Doanh thu đạt 702 tỷ đồng tăng 55,7% so với năm 2008, và vượt 40,1% kế hoạch năm 2009. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,7tỷ tăng126% so với 2008 Quá trình HPT Vietnam trở thành công ty đại chúng Được thành lập vào năm 1995 với tên đăng ký là Công ty TNHH Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT. Năm 2004, HPT Vietnam chuyển đổi hình thức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn thành Công ty Cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT với mức vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Tháng 11/2007, HPT Vietnam lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng, và chính thức giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC. Ngày 17/06/2010, HPT có phiên giao đầu tiên trên sàn UpCOM, với số lượng cổ phiếu niêm yết là 5.989.299 cổ phiếu, tương đương giá trị cổ phiếu đăng ký giao dịch (theo mệnh giá): 59.892.990.000đ Hiện tại, Công ty có 5 cổ đông lớn, trong đó Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên HĐQT nắm giữ tổng cộng 31,34% tổng số vốn cổ phần. Cổ đông lớn còn lại là CTCP Đầu tư Phân phối SATICO, nắm giữ 8.7% tổng số vốn cổ phần. Quy mô đầu tư của Satico Corp vào cổ phiếu của HPT Vietnam Tính đến thời điểm 31/12/2009, Satico Corp nắm giữ khoảng 520.000 cổ phiếu, chiếm 8.7% trên tổng số cổ phiếu của công ty HPT Vietnam. Để tổng quát hóa quy mô đầu tư của Satico Corp vào HPT Vietnam, tôi xin giới thiệu cơ cấu các thành viên góp vốn của HPT Vietnam tại thời điểm ngày 31/12/2009. Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn cổ phần của HPT Vietnam tại thời điểm 31/12/2009 Nguồn: Báo cáo phân tích HPT Vietnam của VDSC Quy trình phân tích HPT Vietnam Thu thập thông tin Bộ phận Nghiên cứu phân tích đầu tư chịu trách chính trong quá trình phân tích, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của bộ phận Kế toán về số liệu phân tích Báo cáo Tài Chính. Giai đoạn đầu, người phân tích thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, chủ yếu là qua các trang web; thông tin thu thập là thông tin thô – chưa qua phân tích hoặc chưa kiểm định lại. Các nguồn thu thập thông tin: Từ website của HPT Vietnam: Đây là cách tìm kiếm thông tin đơn giản và phổ biến. Trong thời buổi công nghệ thông tin, việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu bằng website là phương thức hiệu quả và tiết kiệm nhất. Vậy nên, đa phần các công ty đại chúng đều có website riêng. Một mục không thể thiếu trên website của các công ty đại chúng là mục thông tin dành cho cổ đông. Riêng với HPT Vietnam, người phân tích vào website, kích chọn vào mục “Quan hệ cổ đông”. Tại đây, HPT Vietnam cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết cho các cổ đông, và xa hơn nữa là cho các đối tác, NĐT tham khảo như: - Thông tin tài chính: đăng tải Báo cáo tài chính của các kỳ kinh doanh theo Quý, theo Năm, Bảng cáo bạch (là báo cáo do HPT phát hành khi đấu giá bán cổ phần, hoặc khi niêm yết lên sàn.. để giới thiệu về bản thân công ty theo quy định của SGDCK) - Thông tin cổ đông: gồm có thông tin khác liên quan đến HPT Vietnam, như các thông báo cổ tức, thông báo những sự kiện bất thường đáng chú ý, những hoạt động nổi bật của Công ty, Thư mời họp Đại hội Cổ Đông… Ngoài mục “Quan hệ cổ đông” ra, người tham quan website còn có thể vào các mục khác để tìm hiểu về bản thân Công ty. Thông tin từ website của công ty có thể xem là nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy, tuy nhiên lượng thông tin khá phổ thông, không chuyên sâu và chưa đủ. Sau đây xin giới thiệu về giao diện website của công ty HPT, người tìm kiếm thông tin có thể dễ dàng tìm kiếm những thông tin căn bản từ nguồn này. Hình 3.1: Ảnh chụp website của HPT Vietnam Từ website của các công ty chứng khoán Thông tin thu thập từ phương tiện này cũng như từ website riêng, nhưng cao cấp hơn là các số liệu đã qua xử lý một phần, trở thành dữ liệu thứ cấp, nhằm cung cấp thêm các thông tin tài chính về công ty được báo cáo cho người tìm kiếm thông tin. Ví dụ như: các báo cáo tài chính được thống kê so sánh giữa các kỳ (Quý, Năm); hoặc có thêm các chỉ tiêu tài chính (EPS, P/E, P/B…) được tính sẵn, tuy nhiên như đã nói ở phần 2.4 – Chương 2, mức độ tin cậy vào các số liệu này chỉ ở mức tương đối vì vậy Satico Corp chỉ dùng để tham khảo nhanh. Người tìm kiếm thông tin có thể đăng nhập vào bất kỳ trang web nào về chứng khoán, để thu thập cho mình những thông tin cần thiết. Tôi xin giới thiệu tiện ích mà một trong số những website về chứng khoán mang lại. Sau đây là giao diện của một trang web mà dữ liệu được cung cấp bởi công ty chứng khoán Sacombank, tại địa chỉ www.sbsc.com.vn Hình 3.2: Ảnh chụp website của Công ty Chứng khoán Sacombank Nguồn: www.sbsc.com.vn Với HPT Vietnam, vì công ty này chỉ mới lên sàn nên dữ liệu về công ty này trên các website công ty chứng khoán chưa nhiều, tôi xin trích dẫn hình ảnh minh họa của báo cáo tài chính một công ty khác được lấy từ website www.sbsc.com.vn Hình 3.3: Ảnh chụp Báo cáo Lợi nhuận 5 năm gần kề của một Công ty đại chúng Nguồn: www.sbsc.com.vn Từ các forum chuyên về chứng khoán: Đó là các forum của những công ty như www.cafef.vn , www.f319.com , www.sanotc.com, www.vietstock.vn, www.vinabull.com … Kết quả ranking đo traffic vào website của CaféF trên Alexa là 56 và là hàng đầu trong các dịch vụ về thông tin tài chính, phản ảnh mức độ quan tâm của cộng đồng NĐT đối với thông tin tài chính qua kênh thông tin này. Tại đây, người phân tích có thể tìm thấy những thông tin bổ ích mà một nhóm NĐT có quan tâm đến loại một cổ phiếu nào đó, sẽ tập họp lại lập một chuyên đề (topic) từ đó cung cấp thông tin cho nhau, cùng thảo luận, đánh giá cổ phiếu này.., hoặc có thể là rỉ tai nhau các thông tin nội bộ công ty mà chưa được công bố thông tin rộng rãi, đây chưa hẳn là thông tin đáng tin cậy nhưng ắt hẳn sẽ giúp người phân tích nắm bắt thông tin thị trường, chủ động được tình hình lên xuống của giá cổ phiếu. Hình 3.4: Topic về HPT Vietnam trên forum SanOTC Nguồn: www.sanotc.com Từ các phương tiện khác: a. Tin tức từ báo chí, các công cụ thống kê ngành b. Các công ty tài chính khác: báo cáo phân tích của các tổ chức tài chính chuyên nghiệp như các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán,… với đội ngũ nhân viên phân tích kinh nghiệm, nhạy bén, họ cho ra báo cáo về các công ty rất đáng tin cây cậy. Satico Corp sàng lọc thông tin từ các báo cáo này để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Thông tin trực tiếp từ HPT Vietnam: Đối với một số công ty có Bộ phận Quan hệ cổ đông tốt, sẽ dễ dàng để một NĐT liên hệ yêu cầu cung cấp các thông tin liên hỗ trợ vấn đề ra quyết định đầu tư. Các thông tin như: Báo cáo tài chính, Nghị Quyết Đại hội cổ đông, Tài liệu / Biên bản họp Đai hội cổ đông… có thể được cung cấp qua email, bưu điện, hoặc đến trực tiếp công ty để nhận. Tuy nhiên để tìm kiếm những thông tin nội bộ, để đánh giá năng lực quản lý, hay thực trạng “sức khỏe” của HPT Vietnam, Satico Corp phải trở thành cổ đông của HPT, có trong tay một lượng cổ phần vừa đủ, để có thể yêu cầu sắp xếp một cuộc hẹn gặp mặt trực tiếp để trao đổi với các cấp lãnh đạo, hoặc tham quan công ty HPT Vietnam… Phân tích thông tin: Từ dữ liệu thu thập được qua các phương tiện trên, người phân tích tiến hành sàng lọc, lựa chọn những thông tin cần sử dụng trong quá trình phân tích; xác định tổng quát những vấn đề cần phân tích để hỗ trợ cho việc sàng lọc thông tin. Đồng thời phân loại các thông tin theo từng nội dung phân tích, bao gồm: + Báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh của những năm gần nhất: dữ liệu từ Báo cáo tài chính các năm… + Các chỉ số tài chính: căn cứ vào báo cáo tài chính, nhất là bảng thuyết minh BCTC. + Vị thế của đối tượng phân tích so với các công ty cùng ngành: thu thập thông tin từ các Tổ chức chuyên thống kê, báo cáo ngành, báo cáo của chính bản thân các công ty cùng ngành… + Kế hoạch, định hướng của đối tượng phân tích: Báo cáo thường niên, Nghị quyết Đại hội cổ đông, từ nguồn thông tin trực tiếp… + Thông tin về đội ngũ quản lý: thường có trong bảng cáo bạch của công ty, các bản tin tức, hoặc từ nhận xét đánh giá của người đã tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ quản lý này… Trong báo cáo phân tích, sau khi trích dẫn những con số, dữ liệu thống kê..; người phân tích đưa ra những nhận định cá nhân về tình hình, vấn đề đã nêu. Phần này giúp người đọc hiểu ý đồ của người phân tích khi đưa vào những nội dung đó. Các phương diện thông tin cần phải phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh Ngoài việc đọc Báo cáo tài chính của từng thời kỳ (quý / năm), người ra quyết định cần phải có cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính qua từng thời kỳ, để có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, từ số liệu thu thập được trong Báo cáo tài chính các kỳ, người phân tích tập họp lại, lên bảng tổng hợp nhiều thời kỳ của một số chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính, thường thì những chỉ tiêu tiêu biểu cần thiết mới được đưa vào bảng thống kê này. Số liệu của nhiều kỳ được thống kê trên cùng một bảng tính có thể giúp người phân tích so sánh tình hình biến động của các chỉ tiêu qua từng thời kỳ phân tích. Chỉ số tài chính Có thể xem chỉ số tài chính là vẻ đẹp tìm ẩn sau những con số khô khan trên báo cáo tài chính. Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một công ty với các công ty khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay… Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của công ty cũng như giúp nhà đầu tư kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của công ty. Nói chung, phân tích các chỉ số tài chính là cách nhanh nhất để đánh giá giá trị cổ phiếu của một công ty. Vị thế của HPT Vietnam so với các công ty cùng ngành Satico Corp quan niệm rằng không thể đánh giá giá trị của một công ty khi nó đứng một mình. Với một nhà quản trị nói chung và ngưuời phân tích thông tin nói riêng, việc phân tích môi trường bên trong là quan trọng, nhưng môi trường bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. HPT là công ty thuộc ngành CNTT, chuyên sâu hơn đó là ngành Tích hợp hệ thống. Đây là một ngành không còn mới mẻ tại Việt Nam, vì thế cũng có không ít đối thủ cạnh tranh. Vậy nên phân tích vị thế của HPT so với ngành là công việc cần thiết trong phân tích thông tin. Kế hoạch, định hướng Đầu tư dài hạn là mua giá trị của công ty trong tương lai, do đó những kế hoạch, định hướng phát triển quyết định mức lợi nhuận đạt được của HPT Vietnam trong tương lai, từ đó làm tăng giá trị cổ phiếu. Và giá trị đầu tư được tăng lên chính là mục tiêu của Satico Corp. Thông tin về đội ngũ quản lý Khi xem xét một khoản đầu tư tiềm năng, Satico Corp xem xét các yếu tố trọng yếu liên quan đến chất lượng đội ngũ quản lý, kể cả cam kết của ban điều hành cao cấp trong việc tăng cường củng cố đội ngũ quản lý của họ. Đó là bởi vì Satico Corp tin rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ phát triển của bất kỳ công ty nào đều là do năng lực và tính cách của đội ngũ quản lý. Ra quyết định đầu tư Satico sử dụng thông tin đã phân tích kết hợp với sự phán đoán về tình hình thị trường chứng khoán trong tương lai để ra quyết định đầu tư. Và tất nhiên là phải dựa trên chiến lược đầu tư đã vạch sẵn, được nêu ở phần 2.4.2 bên trên, như mục tiêu đầu tư, lĩnh vực đầu tư, và không rơi vào các hạn chế đầu tư. Nếu đối tượng đầu tư, ở đây là công ty HPT Vietnam, đáp ứng đủ các điều kiện tiên quyết trên và người ra quyết định tính toán được lợi nhuận kỳ vọng có thể đạt được với mức rủi ro thấp, thì Satico sẽ ra quyết định đầu tư. Phân tích nghiên cứu & đánh giá công ty HPT 3.3.1 Phân tích ngành công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐANG TĂNG TRƯỞNG TỐT “Chiến lược phát triển CNTT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” được Thủ tướng duyệt ngày 6/10/2005 đã xác định rõ “CNTT và truyền thông là công cụ hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, được nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển”. Định hướng phát triển đến năm 2015 là xây dựng Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử và thương mại điện tử để VN đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN, kỳ vọng đạt tổng doanh số khoảng 15 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Do vậy, tiềm năng phát triển ngành CNTT là rất lớn trong những năm tới. Thực hiện chiến lược trên, ngành CNTT VN nói chung đang đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Trung bình trong giai đoạn 2005-2008, ngành đạt tốc độ tăng trưởng 25%/năm trong khi thế giới chỉ đạt tốc độ khoảng 5,5%/năm. Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ngành CNTT giai đoạn 2005-2009 Theo dự báo của IDC - một tổ chức nghiên cứu thị trường có uy tín, tốc độ tăng trưởng ngành CNTT ở VN sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức 17%-20% trong các năm tới. Biểu đồ 3.3: Dự báo tăng trưởng ngành CNTT giai đoạn 2009-2013 NHU CẦU TÍCH HỢP HỆ THỐNG CÒN RẤT LỚN Hạ tầng và mức độ ứng dụng CNTT của chính phủ và doanh nghiệp VN còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cho nên, đây là thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp trong mảng tích hợp hệ thống tiếp tục khai thác. Tại kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử VN giai đoạn 2006-2010, thủ tướng đã chỉ đạo đến năm 2010 phải đưa các dịch vụ công lên mạng, trong đó ưu tiên các dịch vụ: thuế điện tử, hải quan điện tử, các thủ tục XNK điện tử, đăng ký kinh doanh qua mạng… Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2009 (nguồn: website Bộ Công thương) của Bộ Công thương, một số chương trình về dịch vụ công trực tuyến đã và đang được triển khai như: Đề án quản lý và cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (eCosys) do Bộ Công thương chủ trì. Dự án ứng dụng TMĐT vào mua sắm công do Bộ KH&ĐT chủ trì. Dự án thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính chủ trì. Dự án khai và nộp thuế điện tử do Bộ Tài chính chủ trì. Các dự án nói trên đòi hỏi việc triển khai các hệ thống tích hợp đồng bộ trong tất cả các khâu liên quan về quản lý hành chánh công. Trong thị trường tài chính, Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…) thống nhất sử dụng các tiêu chuẩn công nghệ ứng dụng trao đổi, tích hợp thông tin. Cho nên, thời gian qua, có rất nhiều ngân hàng lớn đã tập trung đầu tư công nghệ để theo kịp tiêu chuẩn công nghệ như Vietcombank, Viettinbank, Techcombank, Agribank, Đông Á... Kho bạc nhà nước (KBNN) đang trong giai đoạn kết thúc dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin – tin học KBNN đến năm 2010 và đang xây dựng chiến lược ứng dụng CNTT đến năm 2020. Cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán năm 2007, nhiều công ty chứng khoán lớn cũng nhanh chóng thiết lập hệ thống tích hợp để phục vụ khách hàng, nhất là từ sau khi hình thức giao dịch “không sàn” có hiệu lực từ tháng 1/2009 đối với HOSE và từ tháng 2/2010 đối với HNX. Đây là mảng thị trường được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tích hợp hệ thống tập trung phục vụ trong thời gian vừa qua. Với khoảng trên 40 ngân hàng cùng trên 100 công ty CK đang hoạt động, thị trường công nghệ phục vụ cho ngành tài chính đang là một thị trường hấp dẫn. Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp lớn trong nước cũng đang ráo riết triển khai hệ thống thông tin trong quản lý để nâng cao trình độ và hiệu quả hoạt động. Kinh Đô, Vinamilk, Tân Hiệp Phát, ICP… lần lượt triển khai hệ thống ERP trong quản trị doanh nghiệp. Đây là một tín hiệu khả quan thể hiện khả năng nắm bắt xu hướng hiện đại hóa hệ thống thông tin của các doanh nghiệp, có tác dụng tạo ra xu hướng cho các doanh nghiệp còn lại. Theo dự báo của công ty nghiên cứu thị trường IDC (www.idc.com), tốc độ tăng trưởng các hoạt động dịch vụ CNTT (không bao gồm thiết bị phần cứng) trong giai đoạn 2008-2013 nằm trong khoảng 16-18%/năm. Biểu đồ 3.4: Dự báo tăng trưởng các hoạt động dịch vụ CNTT của Việt Nam (ĐVT: triệu USD) giai đoạn 2009-2013 Trong mảng tích hợp hệ thống, về phía các công ty cung cấp dịch vụ, có thể dễ nhận thấy hoạt động này đang chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lợi nhuận của các công ty công nghệ hàng đầu. Chẳng hạn, trong năm 2009, tập đoàn FPT đạt lợi nhuận 1.700 tỷ thì có đến 540 tỷ (~ 30%) từ công ty CP tích hợp hệ thống (nguồn: FPT công bố thông tin ngày 19/1/2010). Với CMC, đơn vị đứng thứ 2 trên thị trường công nghệ, mảng tích hợp hệ thống (từ công ty CMC SI) cũng giúp đem lại lợi nhuận ổn định khoảng 40-50% tổng lợi nhuận trong 3 năm qua (nguồn: Bản cáo bạch CMC, trang 36/97). Như vậy, có thể nói, trong giai đoạn Việt Nam đang phát triển và hội nhập nhanh chóng với thế giới hiện nay, ngành CNTT nói chung và mảng tích hợp hệ thống nói riêng đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Nhu cầu tích hợp hệ thống là lớn và là cơ sở để các công ty tích hợp hệ thống tiếp tục đề ra mục tiêu tăng trưởng khoảng 20-30% trong các năm tiếp theo. Vị thế của HPT Vietnam so với các công ty cùng ngành VỊ THẾ CÁC CÔNG TY TÍCH HỢP HỆ THỐNG TRONG NGÀNH Trong khuôn khổ phần phân tích này, tôi tập trung trả lời câu hỏi “HPT đang tăng trưởng như thế nào so với các công ty trong TOP 5 về tích hợp hệ thống?” Vị thế của các công ty trong phần phân tích này được đánh giá chủ yếu dựa trên tăng trưởng về Doanh số - Lợi nhuận trong mảng tích hợp hệ thống trong 3 năm qua (2007-2008-2009). Khách hàng hiện tại của mỗi công ty trong TOP 5 cũng được liệt kê ra để hình dung định hướng khách hàng. Trong báo cáo đánh giá năng lực và xếp hạng doanh nghiệp CNTT năm 2009 (ICT Ranking 2009) do Hội tin học TP. HCM (HCA) thực hiện – dựa trên 4 nhóm yếu tố i) kết quả kinh doanh, ii) khả năng tài chính, iii) trình độ quản lý, iv) nguồn nhân lực – kết quả xếp hạng năng lực tổng thể và theo doanh số năm 2009 cho TOP 5 trong lĩnh vực dịch vụ tích hợp hệ thống như sau: Bảng 3.1: Bảng xếp hạng các công ty làm dịch vụ THHT theo năng lực tổng thể Nguồn: Hội tin học TP. HCM (HCA) Bảng 3.2: Bảng xếp hạng các công ty làm dịch vụ THHT theo doanh số 2009 Nguồn: Hội tin học TP. HCM (HCA) Cũng tương ứng với bảng xếp hạng trên, theo thông tin từ Bộ Thông tin và truyền thông, trong năm 2009, tổng doanh thu cả thị trường tích hợp hệ thống VN khoảng 400 triệu USD, trong đó thị phần phân bố như sau (trích dẫn từ phân tích của BVSC cho cổ phiếu CMG): Biểu đồ 3.5: Thống kê thị phần tích hợp hệ thống năm 2009 Tôi chọn ra 5 công ty hàng đầu trong mảng tích hợp hệ thống để phân tích về vị thế gồm: FIS (FPT), CMC SI, HPT, HIG, SBD (các công ty được gọi theo tên viết tắt). Tinh Vân và VDC mặc dù nằm trong top 5 bảng xếp của HCA nhưng không được chọn vào rổ phân tích vì Tinh Vân chủ yếu tập trung vào mảng tư vấn giải pháp, tư vấn triển khai và cung cấp phần mềm (thiếu đi mảng cung cấp phần cứng), VDC tập trung vào mảng truyền dẫn qua internet nên không phù hợp với mục tiêu của báo cáo này. HIG được chọn thay thế vì doanh số trong mảng tích hợp hệ thống còn cao hơn cả HPT, dù rằng không xuất hiện trong danh sách xếp hạng trong mảng này của HCA. HPT ĐANG TĂNG TRƯỞNG NHƯ THẾ NÀO SO VỚI TOP 5? Lưu ý Tôi lấy BCTC, bản cáo bạch của các công ty top 5 trong 3 năm 2007-2009 để làm cơ sở phân tích. Tuy nhiên, do BCTC của các công ty không tách biệt từng mảng kinh doanh nên tôi phải đặt ra một số giả định ở mức hợp lý nhất có thể để có thể tiến hành việc so sánh tương quan giữa các công ty. Một số giả định quan trọng là: Giả định toàn bộ doanh số và lợi nhuận của FIS là từ tích hợp hệ thống. Giả định lợi nhuận đóng góp từ mảng tích hợp hệ thống tương ứng với đóng góp của doanh thu vào số tổng đối với tất cả công ty. Giả định tỷ lệ doanh số từ tích hợp hệ thống của năm 2009 giống với tỷ lệ này của năm 2008 đối với tất cả công ty. Về doanh số trong mảng tích hợp: (ĐVT: tỷ đồng) Biểu đồ 3.6: Doanh thu từ hoạt động Tích hợp hệ thống của top 5 công ty từ 2007-2009 Về doanh số, có thể nhận thấy trong top 5 có 2 nhóm khá cách biệt. Nhóm đầu gồm FIS và CMC SI dẫn đầu về thị phần, doanh số. Nhóm sau là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa HPT, HIG và SBD. Điều này hiện cũng tương đối phù hợp với quy mô và tầm vóc của các DN trong top 5: FIS có khoảng 2000 nhân viên, CMC SI khoảng 500, các DN còn lại nằm trong khoảng 150-200 nhân viên cho mảng tích hợp hệ thống. FIS gần như “phủ sóng” ở các đô thị lớn nhất (TPHCM, HN, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ…), kế đến là CMC SI. Nhóm còn lại có địa bàn tập trung hoặc ở TPHCM (HPT, SBD), hoặc ở HN (HIG). Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm (2007-2009) về doanh thu Công ty FIS CMC (SI) HPT HIG SBD Tăng trưởng doanh số TB 27.8% 7.8% 13.5% 37.5% 45.8% Về tốc độ tăng trưởng doanh thu, FIS thể hiện tốc độ tăng trưởng rất ổn định, vững chắc, duy trì vị thế của người dẫn đầu. CMC có phần chững lại trong tăng trưởng doanh số tích hợp hệ thống. Ban lãnh đạo CMC cũng thừa nhận phần tập trung trong năm 2009 là về phân phối và đang quyết tâm tập trung vào mảng tích hợp hệ thống trong năm 2010. HIG và SBD đều có mức tăng ấn tượng, gấp đôi trong vòng 2 năm. HPT giữ tốc độ tăng trưởng doanh số ở mức ổn định nhưng không quá ấn tượng so với các đối thủ khác. Tốc độ tăng trưởng trung bình của mảng tích hợp hệ thống, như đã nói ở phần tổng quan, đang được kỳ vọng khoảng 20-30%/năm. Về lợi nhuận (đơn vị: tỷ đồng): Biểu đồ 3.7: Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động Tích hợp hệ thống của các công ty thuộc top 5 từ 2007-2009 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm (2007-2009) về lợi nhuận THHT Công ty FIS CMC (SI) HPT HIG SBD Tăng trưởng lợi nhuận TB 50.2% 7.8% 60.1% 24.96% 2% FIS tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu về lợi nhuận với mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội, trung bình 50%/năm, ở mức cao hơn trung bình của thị trường. Nhóm thứ hai là cuộc cạnh tranh giữa CMC SI và HIG khi mức lợi nhuận của năm 2009 đang khá gần nhau. Như đã nói ở trên, CMC SI có phần bị chậm lại trong năm 2009 nên HIG có cơ hội gần bắt kịp. HPT có bước tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng, có thể nói là tăng trưởng nhanh nhất trong top 5 SI khi lợi nhuận gấp đôi năm trước trong 2 năm liên tiếp. Cũng nên lưu ý tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của HPT có được do xuất phát điểm còn tương đối thấp so với các đối thủ (lợi nhuận năm 2007 từ tích hợp hệ thống chỉ khoảng 5 tỷ) nên khả năng duy trì tốc độ này là một thách thức lớn cho ban lãnh đạo HPT trong thời gian sắp tới. SBD có phần suy giảm khá nhiều về mức lợi nhuận đóng góp của mảng tích hợp trong năm 2009, mặc dù doanh số vẫn giữ được xu hướng tăng. Trong tăng trưởng về lợi nhuận, đối thủ liền kề của HPT là HIG với khoảng cách gần gấp 3 lần của năm 2009. HPT sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong các năm tới để có thể vươn lên vị trí thứ ba trong top 5. Cũng nên lưu ý là HPT có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và có tiềm năng vươn lên chiếm vị trí thứ 3 về doanh số và lợi nhuận, đặc biệt, trong bối cảnh HPT hiện có vốn điều lệ thấp nhất trong top 5. Như vậy, nhìn chung, HPT là một công ty có quy mô thuộc loại nhỏ nhất trong top 5 nhưng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng. Với vị thế này, tiếp tục tập trung vào mảng tích hợp hệ thống và tăng trưởng về doanh số ở mức 20-30%/năm, HPT sẽ có rất nhiều tiềm năng trở thành công ty đứng trong top 3 trong lĩnh vực tích hợp hệ thống trong vòng 3-5 năm tới. Điều quan trọng là HPT sẽ chọn phân khúc khách hàng mục tiêu nào và định hướng tập trung nguồn lực ra sao? Thông tin về khách hàng mục tiêu của HPT sẽ được nói rõ hơn trong phần sau - Kế hoạch, phương hướng hoạt động. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và chỉ số tài chính công ty HPT Dữ liệu thu thập từ BCTT, báo cáo thường niên của HPT, được chắt lọc và thống kê trên một bảng tổng hợp. Sau đây là Báo cáo tài chính tóm tắt của HPT trong giai đoạn 2006 - 2009 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2006 - 2009 Chỉ tiêu (ĐVT: 1.000đ) 2006 2007 2008 2009 Vốn điều lệ 20,000,000 36,000,000 38,476,550 38,476,550 Vốn chủ sở hữu 23,102,407 40,871,692 45,834,835 52,218,149 Tổng tài sản 124,631,776 228,853,172 214,115,257 304,840,460 Tổng nợ phải trả 101,287,125 187,746,156 168,272,280 252,329,576 Doanh thu HĐKD chính 247,118,550 427,385,711 459,952,456 703,997,546 Doanh thu HĐ tài chính 225,518 1,312,588 3,533,473 4,073,797 Giá vốn hàng bán 212,768,007 362,590,233 377,780,105 615,794,412 Lợi nhuận trước thuế 2,531,943 6,977,479 11,607,684 24,863,132 Lợi nhuận sau thuế 1,822,999 5,023,785 9,079,798 20,512,084 ROA 1.46 % 2.20 % 4.24 % 6.73 % ROE 7.89 % 12.65 % 19.85 % 39.28 % ROS 0.74 % 1.17 % 1.96 % 2.90 % EPS 911 1,584 2,394 5,409 BV 11,666 11,417 11,915 13,648 Hệ số Nợ / Tổng tài sản 0.81 0.82 0.79 0.83 Hệ số Nợ / Vốn CSH 4.38 4.59 3.67 4.83 Doanh thu thuần /Tổng tài sản 1.98 1.87 2.15 2.31 Về doanh thu HĐKD chính Biểu đồ tăng trưởng Doanh thu Năm 2006 -> 2009 - 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 800,000,000 2006 2007 2008 2009 Biểu đồ 3.8: Biểu đồ tăng trưởng Doanh thu HĐKD chính của HPT Bảng 3.6: Tăng trưởng doanh thu HĐKD giai đoạn 2006-2009 Công ty HPT (ĐVT: triệu đồng) 2006 2007 2008 2009 TB (2006-2009) Doanh thu HĐKD chính 247,118 427,386 459,952 703,998 459,614 Tăng trưởng doanh thu hàng năm N/A 72% 8% 53% 44% Năm 2009, nhiều công ty trong ngành bị tác động bởi suy thoái kinh tế nhưng hoạt động của HPT rất ấn tượng, doanh thu tăng 55,7% so với năm trước và đạt 701,9 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 127% so với năm 20908 và đạt 20,5 tỷ đồng, EPS tương ứng đạt 5.446 VND. Lợi nhuận sau thuế tăng do một phần từ hoạt động kinh doanh chính (tăng khoảng 65% và đạt xấp xỉ 15 tỷ đồng). Phần còn lại là do trong năm 2009 HPT đã tiến hành chuyển nhượng hơn 1.000 m2 đất tại đường Hoàng Văn Thụ. Mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2006 - 2009 đạt 44%/năm, tốc độ phát triển tuy không đều nhưng sau mỗi năm đều tăng; đặc biệt năm 2008 dù ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế thế giới khi các công ty khác không đạt kế hoạch lợi nhuận, thậm chí lỗ, nhưng HPT vẫn giữ doanh thu tăng so với 2007. Doanh thu tăng sau mỗi năm cho thấy HPT ngày càng mở rộng thị phần, từng bước tạo vị thế trong ngành CNTT nói chung, tích hợp hệ thống nói riêng. Về lợi nhuận sau thuế Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận Năm 2006 -> 2009 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 1 2 3 4 Biểu đồ 3.9: Biểu đồ tăng trưởng Lợi nhuận HĐKD chính của HPT Bảng 3.7: Tăng trưởng LNST HĐKD giai đoạn 2006-2009 Công ty HPT (ĐVT: triệu đồng) 2006 2007 2008 2009 TB (2006-2009) Lợi nhuận sau thuế HĐKD chính 1,823 5,024 9,080 20,512 9,110 Tăng trưởng LNST hàng năm N/A 178% 80% 128% 129% Mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm trong giai đoạn 2006 - 2009 khá ấn tượng, gần 130%/năm à cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu rất nhiều, so sánh tương ứng với mức độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thì mức độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm như bảng 3.7 trên là hợp lý. Nghĩa là năm 2008 vẫn là năm có tốc độ tăng trưởng yếu nhất, và năm 2007 là cao nhất. Theo góc nhìn thận trọng, nhà đầu tư cũng nên cảnh giác với tốc độ tăng trưởng quá ấn tượng như HPT vừa qua, liệu có phải HPT đã cố gắng khai thác hết tiềm lực của mình trong những năm qua, và liệu HPT còn có thể giữ được tốc độ tăng trưởng ấn tượng này cho những năm tới không?!? Khả năng sinh lợi Bảng 3.8: Các hệ số tài chính biểu thị khả năng sinh lời của HPT năm 2007-2009 Chỉ tiêu lợi nhuận của HPT trong những năm vừa qua tương đối ổn định, tỷ suất lợi nhuận gộp duy trì khá ổn định ở mức 12% - 13%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) duy trì ở mức 2,2% - 4,5%, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) ổn định xoay quanh mức 30% trong 2 năm gần đây. Chỉ số ROE và ROA đều tăng là tín hiệu tốt, theo nhận xét tương quan, tỷ lệ tăng của ROE khá tương đồng so với ROA, tuy nhiên chỉ số ROE cao hơn ROA khá nhiều (khoảng gấp 6 lần) chứng tỏ HPT đang sử dụng đòn bẩy tài chính để giữ được đà tăng trưởng. Năm 2009, với vốn chủ sở hữu 50 tỷ đồng, HPT gánh khoản nợ phải trả lên đến 250 tỷ đồng (biết trong đó có 21 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi vào đầu năm 2010, với trái tức phải trả là 10%/năm). Còn lại khoảng 200 tỷ đồng là vốn vay, đây có lẽ cũng là một thách thức cho HPT trong giai đoạn lãi suất tương đối cao tại thời điểm cuối năm 2009 đầu năm 2010. Tuy vậy, HPT vẫn chứng tỏ khả năng xoay sở đồng vốn của mình rất tài qua chỉ số ROE năm 2009 là 39%, tỷ lệ này vượt xa lãi suất vay và việc sử dụng vốn vay hiệu quả giúp cho chỉ số EPS năm 2009 đạt 5.400 VND. Cấu trúc tài chính Bảng 3.9: Các hệ số biểu thị cấu trúc tài chính của HPT năm 2007-2009 Tỷ lệ hàng tồn kho/ Tổng tài sản và Khoản phải thu/ Tổng tài sản có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2009 với tỷ lệ lần lượt là 9,07% và 75,1%. Tỷ lệ này tăng do một số dự án lớn đã bàn giao hàng hoá nhưng còn đang trong giai đoạn triển khai chưa thu tiền khách hàng. Tỷ lệ Tổng nợ/ Tổng tài sản và Nợ vay/ Tổng tài sản trong những năm qua tương đối ổn định. Nhưng nếu so với các công ty khác cùng ngành thì việc sử dụng đòn bẩy nợ của HPT khá lớn, tạo nên áp lực cho HPT trong việc chi trả lãi vay. Tỷ lệ Nợ vay của 3 năm gần đây chiếm 50% tổng tài sản. Nhận thấy Tổng nợ chiếm khoảng 80% tổng tài sản là tỷ lệ khá cao, tuy nhiên trong đó có 30% là công cụ vay nợ từ cổ đông theo hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi thời hạn 2 năm. Đầu năm 2010, HPT đã thực hiện chuyển đổi 21 tỷ đồng trái phiếu với tỷ lệ 1:1 để nâng vốn điều lệ lên 60 tỷ đồng. Việc chuyển đổi này giúp cho HPT cân đối được cấu trúc tài chính của mình. Định giá cổ phiếu HPT Dự tính doanh thu: Biểu đồ 3.10: Dự tính doanh thu và lợi nhuận của HPT giai đoạn 2010-2014 Nguồn: VDSC Năm 2009 doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPT lần lượt vượt 40,1% và 117,4% kế hoạch đề ra, tăng 55,7% và 126,6% so với năm 2008. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế ước tính năm 2010 lần lượt đạt khoảng 850 tỷ đồng và 30 tỷ đồng. Các năm tiếp theo từ 2010 – 2014 doanh thu tăng trưởng trong khoảng 13% - 19%, tỷ suất lợi nhuận gộp vẫn duy trì ổn định ở mức 12% - 13%. Các tham số trong mô hình định giá: Chi phí sử dụng vốn của HPT Re = 21%, WACC = 16% Mức chi trả cổ tức là 15%, tốc độ tăng trưởng dài hạn khoảng 8,7%/năm Kết quả định giá: Bảng 3.10: Mô hình định giá cổ phiếu HPT tính theo giá ngày 19/04/2010 Nguồn: VDSC Tháng 4/2010, giá trị cổ phiếu HPT được công ty chứng khoán VDSC định giá là 31.353đồng/cổ phiếu. Tại thời điểm này, chỉ số VN-Index đang ở khoảng 540 điểm, giá cổ phiếu HPT giao dịch trên thị trường OTC ở mức 17.000đồng/cổ phần. Bảng 3.11 sau sẽ cho thấy giá trị thị trường của HPT đang được giao dịch với giá rẻ so với giá trị nội tại, và so với các công ty cùng ngành. Bảng 3.11: Tóm tắt số liệu kinh doanh các công ty trong ngành CNTT Nguồn: VDSC Dựa vào bảng số liệu trên, nếu HPT được giao dịch ở mức giá 17.000 đồng/cổ phiếu: - P/E = 3,1 à thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành. - P/B = 1,3 à vẫn ở mức thấp, chỉ cao hơn HIG (P/E = 1,1) Trường hợp HPT được điều chỉnh giao dịch đúng giá trị định giá 31.300đồng/cổ phiếu, các chỉ số P/E và P/B lần lượt là 5,7 và 2,3; thì các chỉ số tài chính này vẫn ở mức hợp lý so với các công ty cùng ngành. Vậy, việc cổ phiếu HPT được giao dịch với mức giá 31.300đồng/cổ phiếu là điều hoàn toàn có thể xãy ra. 3.3.4 Thông tin về đội ngũ quản lý Lực lượng quản lý của HPT Vietnam trãi đều các phần hành, trong đó cán bộ quản lý có chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số, gồm có: + Ông Ngô Vi Đồng - là một trong những thành viên tham gia sáng lập HPT Vietnam và là Giám đốc của HPT Vietnam từ năm 1995. Khi mới được thành lập, HPT Vietnam là một công ty nhỏ, đội ngũ chỉ có 5 cán bộ nhân viên, với vốn điều lệ là 400 triệu VNĐ. Dưới sự lãnh đạo của Ông, HPT Vietnam liên tục lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, HPT Vietnam đã xây dựng được môi trường làm việc hiện đại, mở rộng hoat động ra nhiều lĩnh vực, tăng trưởng mạnh về nhân sự, doanh số và lãi suất. HPT Vietnam ngày hôm nay với khoảng 300 cán bộ nhân viên đã trở thành một công ty cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại Việt Nam, có trụ sở chính và nhiều Chi nhánh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, một Chi nhánh tại Hà nội + Ông Đinh Hà Duy Linh - gia nhập HPT Vietnam ngay từ những ngày đầu thành lập và là một trong những thành viên đầu tiên xây dựng công ty, ông có nhiều đóng góp trong việc định hướng, xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của HPT Vietnam + Ông Nguyễn Quyền - gia nhập HPT Vietnam từ năm 1997, Ông đã trải qua nhiều bộ phận, phòng ban kỹ thuật của HPT Vietnam và đã góp phần tích cực trong việc thực hiện thành công nhiều dự án triển khai ứng dụng và xây dựng hạ tầng cơ cở CNTT cho các khách hàng quan trọng của HPT Vietnam. Bên cạnh đó, mỗi thành viên HĐQT đều có chức năng nhiệm vụ quản lý riêng giúp HPT Vietnam có được sự quản lý chặt chẽ từ mọi phần hành, đó là: + Bà Đinh Hà Duy Trinh: là người trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động tài chính kế toán từ năm 1995. Ngay từ những ngày đầu thành lập HPT Vietnam, bà đã chịu trách nhiệm lãnh đạo và xây dựng đội ngũ nhân viên Kế toán - Xuất Nhập khẩu. Hệ thống tài chính vững mạnh do bà điều hành đã góp phần to lớn vào thành tích chung của HPT Vietnam, tạo nên sức mạnh cho sự phát triển bền vững của công ty. + Ngoài ra còn các TV HĐQT khác tuy không là cán bộ quản lý thường trực tại HPT Vietnam, nhưng cũng đóng góp ý kiến khách quan theo hướng nhìn nhận từ bên ngoài, giúp HPT ngày càng phát triển. 3.3.5 Kế hoạch, phương hướng hoạt động Tầm nhìn chiến lược của HPT Vietnam đến năm 2015 là “xây dựng HPT trở thành công ty dịch vụ CNTT, Truyền thông và Phát triển phần mềm đẳng cấp quốc tế”. Mục tiêu cụ thể đến 2015 HPT nằm trong nhóm các công ty: Top 3 cung cấp giải pháp CNTT tại thị trường Việt Nam Top 10 cung cấp dịch vụ phần mềm cho thị trường trong và ngoài nước Duy trì và phát triển định hướng chuyên nghiệp về cung cấp các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT cho các khách hàng là cơ quan, doanh nghiệp trong nước và khu vực. Mở rộng các hướng hoạt động về dịch vụ CNTT và viễn thông cho đối tượng khách hàng đại chúng trong 1-2 năm sắp đến. HPT có một nhược điểm nhỏ trong định hướng khách hàng mục tiêu, định hướng được đánh giá là chưa rõ ràng: mặc dù HPT có hướng đi riêng là tập trung vào nhóm ngân hàng, vốn đang đòi hỏi phải được nâng cấp về mặt công nghệ. Nhưng trong tổng số hơn 40 ngân hàng trên toàn quốc hiện nay, có lẽ thị phần tích hợp hệ thống không còn nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số cái tên chưa được đề cập đến trong danh sách khách hàng của các công ty khác, và có thể trở thành khách hàng tiềm năng như: Đại Tín, Liên Việt, Tín nghĩa, Miền Tây, Kiên Long, Nam Á, Nam Việt… rồi sẽ phải nâng cấp hệ thống thông tin để phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng. Vấn đề là sau nhóm ngân hàng, đâu sẽ là ưu tiên tập trung tiếp theo? Doanh nghiệp tư nhân hay các cơ quan hành chánh công? Ngành chứng khoán hay bảo hiểm? Bán lẻ hay y tế? Về vấn đề này, tôi vẫn chưa thấy rõ định hướng của HPT. Đánh giá và ra quyết định đầu tư HPT có các chỉ tiêu cơ bản tốt, khả năng sinh lời cao và tiềm năng tăng trưởng ổn định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài han, trong khi đó, các chỉ số giá thị trường lại cho thấy giá HPT đang giao dịch với giá rẻ - HPT là cơ hội tốt để Satico đưa vào danh mục đầu tư. Kết quả nghiên cứu phân tích giúp Satico Corp xác định được các yếu tố: + Giá trị hiện tại của cổ phiếu HPT (book value) + Giá trị kỳ vọng tương lai của cổ phiếu HPT là 50.000đ/cổ phần. Tin rằng kỳ vọng này có rủi ro thấp, vì dựa vào tốc độ tăng trưởng ổn định và giá trị cổ phiếu được VDSC định giá trong thời điểm hiện tại. Với loại cổ phiếu phòng thủ như HPT thì sẽ an toàn cho Satico trong thời kỳ thị trường chứng khoán VN diễn biến xấu như hiện nay. Tuy nhiên một khi thị trường hồi phục, thì những cổ phiếu có giá trị cốt lõi bền vững như HPT sẽ tăng cao giá trị trên thị trường. + Mức độ rủi ro khi đầu tư vào HPT Vietnam là thấp, vì giá giao dịch trên thị trường gần với giá trị sổ sách (chỉ số P/B cuối năm 2007 là 3,0; cuối năm 2008 là 1,0 và cuối năm 2009 là 1,2); kết cấu Nợ phải trả / Tài sản của các năm 2007, 2008 có chỉ số gần bằng 0.8 là mức độ an toàn,… + Cơ cấu đội ngũ quản lý tâm huyết, giúp đảm bảo các kế hoạch định hướng có thể thực hiện được. + Tốc độ tăng trưởng nhanh và đều. + Rủi ro kinh doanh: rủi ro đặc thù trong kinh doanh của hPT chính là yếu tố con người, đặc biệt là HPT phải cạnh tranh về nguồn nhân lực đối với các công ty lớn. Ngoài ra HPT cũng không tránh khỏi các rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái do HPT chuyên nhập khẩu các thiết bị CNTT. Với qui mô là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, được đánh giá đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, HPT Vietnam có rất nhiều cơ hội để phát triển đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thử thách. Vì vậy, với mức lợi nhuận kì vọng, Satico Corp đã ra quyết định đầu tư dài hạn vào HPT Vietnam. Kế hoạch mua vào được thực hiện trong nhiều đợt, kéo dài từ đầu năm 2008 đến giữa năm 2009, tùy vào tình hình TTCK ở từng thời điểm. Và đây là khoản đầu tư có cam kết là đầu tư lâu dài, thời gian đầu tư chính xác vẫn chưa xác định, nhưng không ngắn hơn 5 năm. Nhận xét chung Xu thế đầu tư hiện nay của các NĐT cá nhân là “mua theo tin đồn, bán theo thông tin”, điều này thật rủi ro. Trong thời buổi thông tin nhiễu loạn, NĐT không biết phải tin vào đâu, không thể cứ mãi đầu tư theo xu hướng, theo tin đồn. Một khi các NĐT đã dầy dặn kinh nghiệm, thì kỹ thuật nghiên cứu phân tích để ra quyết định đầu tư sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều trong đầu tư chứng khoán. Quá trình nghiên cứu phân tích đòi hỏi nhân lực, kiến thức và thời gian, như thế có thể sẽ làm cho NĐT mất cơ hội. Vì vậy nên quá trình nghiên cứu tỉ mỉ như nội dung đã trình bày có thể chỉ ứng dụng được cho những NĐT dài hạn, NĐT tổ chức – ví dụ như Satico Corp. Riêng những NĐT “lướt sóng” có thể sử dụng những thông tin phân tích có sẵn do các tổ chức, công ty chứng khoán công bố. Vậy đầu tư có phân tích mang lại lợi ích gì? Một người đầu tư không qua nghiên cứu, không biết được giá trị tương lai thì việc đầu tư không khác gì đánh bạc. Họ sẽ không hiểu họ đang nắm giữ gì trong tay, và nó có giá trị như thế nào. Chính vì vậy khi thị trường biến động, họ sẽ dễ dàng bị suy chuyển định hướng ban đầu. Đây là dạng đầu tư có nhiều rủi ro. Qua thực tế Satico đầu tư vào cổ phiếu HPT, tôi nhận thấy những kết quả nghiên cứu giúp nhà quản lý mạnh dạn ra các quyết định trong quá trình mua cổ phiếu HPT. Vào thời điểm đầu năm 2008, TTCK Việt nam còn ở đỉnh điểm, khi đó Satico Corp đã mua một lượng cổ phiếu HPT. Nếu không tin tưởng vào giá trị tương lai của cổ phiếu HPT thì khi TTCK VN lao dốc, Satico Corp đã chạy theo đa phần các NĐT để bán ra chốt lỗ. Nhờ vào kỳ vọng mà Satico Corp đã vẫn kiên trì mua thêm cổ phần của HPT khi VN-Index liên tục giảm điểm, ngay cả khi giá giao dịch của cổ phiếu HPT đã xuống thấp, dưới giá trị sổ sách, Satico Corp vẫn kiên trì mua thêm. Tất cả những quyết tâm này đều nhờ vào việc Satico Corp hiểu rõ giá trị thực và giá trị tương lai của HPT, thông qua việc nghiên cứu phân tích đối tượng đầu tư. Tuy nhiên không thể đòi hỏi các chỉ tiêu, chỉ số mà kết quả nghiên cứu đưa ra đều tốt; thì NĐT mới đưa ra quyết định đầu tư. Vì các cổ phiếu tốt có thể đã được các NĐT khác nhận thấy và giá trị giao dịch của cổ phiếu đó đã được đẩy lên cao, cơ hội lợi nhuận không nhiều, ví dụ: trong phần định giá ta thấy cổ phiếu FPT có các chỉ số tài chính rất tốt so với HPT, nhưng đồng thời giá trị giao dịch cũng đã cao ở mức giá 86.000đồng/cổ phiếu… Điều mà người phân tích cần làm là đưa ra các căn cứ cụ thể để NĐT có thể tin tưởng được rằng giá trị cổ phiếu của công ty này tuy vẫn còn thấp, các chỉ số tài chính chưa hẳn là tốt nhất tại thời điểm phân tích nhưng các chỉ số ở mức an toàn và có khả năng sẽ tốt hơn trong tương lai. Đây chính là đầu tư cho giá trị tương lai, để làm được điều này việc đầu tư phải qua nghiên cứu phân tích để đưa ra quyết định. ---//--- TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Bảo Hoa, “Đầu tư Chứng khoán nhất định thành công”, NXB Lao động Xã hội, 2006. Nguyễn Minh Kiều, “Tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê, 2006. Báo cáo tài chính 2007 - Báo cáo thường niên 2008, 2009 của HPT Bản cáo bạch, báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành. Sổ tay nhân viên Công ty SATICO – lưu hành nội bộ Công ty SATICO Website công ty HPT Vietnam – Đánh giá xếp hạng năng lực doanh nghiệp CNTT – ICT Ranking Báo cáo thương mại điện tử VN 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2. Noi dung Luan Van -- Hang Anh Thu 506401101.doc
  • doc1. Bia va muc luc Luan van- Hang Anh Thu 506401101.doc
Tài liệu liên quan