MỞ ĐẦU
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành trồng nấm mới được phát triển mạnh mẽ.Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn.Sản lượng nấm thu hoạch mỗi năm ngày càng tăng lên rõ rệt.Việc trồng nấm không nhưng tạo nên nguồn thức ăn sạch cho người dân mà còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động.Không những thế, trồng nấm còn giúp cho môi trường giảm thiểu sự ô nhiễm như hiện nay.Vì việc rồng nấm đã tận dụng tất cả các phế thải trong nông nghiệp cũng như công nghiệp ví dụ như rơm rạ, bã mía, mạc cưa hay mạt cao su và bông vải Mặc khác nấm còn là nguồn dược liệu quý hiếm mà con người đang dần biết đến.
Trong đó, nấm bào ngư xám tuy không được nhiều người sử dụng làm dược liệu , tuy nhiên đó lại là một nguồn thức ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của người dân.
Như là được thiên nhiên ưu đãi, nước ta có điều kiện thời tiết thuận lợi cho các loài nấm phát triển. Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió màu ẩm thuận lợi cho việc trồng nấm quanh năm. Cùng với việc có nguồn nguyên liệu dồi dào lực lượng lao động đông đúc càng giúp cho nghề trồng nấm ở nước ta phát triển mạnh mẽ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nghề trồng nấm ở nước ta đã và đang phát triển. Nhiều hộ nông dân có cuộc sống tốt hơn khá giã hơn nhờ việc trồng nấm. Đặc biệt là trồng các loại nấm như bào ngư, nấm rơm, mộc nhĩ.
- Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi cho việc trồng nấm. Mặc khác các nguồn nguyên liệu như : rơm rạ mạc cưa, bã mía . Có nhiều ở nông thôn ở các hộ gia đình. Nguồn nhân lực dồi dào, giá lao động rẽ mạc, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi để cho nấm phát triển, vốn đầu tư ban đầu không quá cao, kỹ thuật trồng không quá phức tạp, nhu cầu tiêu thụ nấm trong nước và trên thế giới đang ngày càng tăng.
- Nấm rất giàu chất dinh dưỡng cho đời sống con người. Nấm được đánh giá là một loại “rau sạch” trong đó chứa nhiều protein va các loại acid amin không gây xơ cứng động mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu, nấm còn chứa nhều loại vitamin B1, B2, C, PP, và các chất như canxi, sắt, kali, magie, photpho, lưu huỳnh
- Nấm được dùng trong kỹ nghệ lên men, kỹ nghệ dược phẩm như chất kháng sinh penicillin, streptomicine Nấm còn có khả năng chữa các bệnh hạ huyết áp, tiểu đường, chống béo phì, chữa các bệnh đường ruột
- Công dụng của nấm rất lớn lại được các ngành chứa năng khuyến khích và nâng đỡ nên nghề trồng nấm ở nước ta sẽ ngày càng phát triển.
Mục đích nghiên cứu
- Trong xã hội hiện nay, con người ta không chỉ chú trọng đến việc ăn đủ no, mặc đủ ấm mà còn quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe.
- Nghiên cứu về những đặc tính sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư xám
- Nghiên cứu về các quy trình trồng và sản xuất nấm bào ngư xám
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm vững những quy trình trồng nấm bào ngư xám.
- Khảo sát tốc độ lan tơ.
- Thống kê số liệu về tốc độ lan tơ.
- Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám.
Phương pháp nghiên cứu:
- Quá trình hoàn thiện các kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư xám được thực hiện tại trại nấm Bảy Yết.
- Thực hiện các quy trình trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám.
- Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên cơ chất là mạc cưa.
- Khảo sát tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên các môi trường hạt, mội trường cọng.
74 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 7200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật trồng nấm bào ngư trên mạt cưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháo ( Pink Gill Oyster Mushroom)
Nấm bào ngư cuống dài , nấm bào ngư màu tro ( Long – stalked Pleurotus)
Nấm bào ngư Đài Loan, Nấm bào ngư ưa nóng ( Cystidi ate Pleurotus , Abalone Pleurotus)
Nấm bào ngư viên bào ( Angels Wings)
Nấm bào ngư phượng vĩ ( Phoenix- tail Mushroom)
Hình 1 Bào ngư phiến hồng Hình 2 Bào ngư vàng
Hình 3 Bào ngư xám Hình 4 Bào ngư tím
Đặc điểm tổng quát của nấm bào ngư xám:
Nấm bào ngư có nhiều chủng khác nhau. Chúng khác nhau về màu sắc hình dạng kích thước, khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau.
Cây nấm có dạng hình phễu lệch gồm 3 bộ phận : mũ, phiến, và cuống nấm. chúng thường mọc tập trung thành từng cụm gồm một số cây nấm nhóm lại với nhau..
Khi nấm trưởng thành, bào tử nấm chín và phát tán ra khỏi mũ nấm. Các luồng không khí đưa bào tử rãi rác ra xung quanh gặp điều kiện môi trường thích hợp từ bào tử nấm mọc ra sợi nấm cấp 1 ( sợi sơ cấp) phát triển thành từng sợi riêng rẽ. sau một thời gian các tế bào ở các sợi nấm khác nhau giao phối với nhau thành hệ sợi nấm cấp 2 ( sợi thứ cấp). Hệ sợi nấm cấp 2 gồm các tế bào có 2 nhóm. Sau một thời gian phát triển từ các tế bào 2 nhân mọc lên quả thể và phát triển thành cây nấm hoàn chỉnh
Hình 5 Hình dáng nấm sò
Đặc điểm sinh học của nấm bào ngư xám
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp và kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh trưởng là tai nấm. Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống tiếp tục.
Bào ngư xám khi nuôi cấy hệ sợi tơ thường xuất hiện các gai nhọn mang dịch nước đen. Bên trong dịch nước này là các bào tử vô tính (oidium). Bào tử này nảy mầm cho lại tơ thứ cấp.
Hình 6 Chu kỳ sinh trưởng của nấm bào ngư
* Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn
Hình 7 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
a. Dạng san hô b. Dạng dùi trống c. Dạng phễu
d. Dạng phễu lệch e. Dạng lá lục bình
Dạng san hô → dạng dùi trống → dạng phễu → dạng phễu lệch → dạng lá lục bình.
Dạng san hô : quả thể mới tạo thành dạng sợi mãnh hình chum.
Dạng dùi trống : mũ xuất hiện dạng khối trònđường kính cuống và mũ không khác nhau bao nhiêu.
Dạng phễu: mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa phễu ( giống hình cái phễu)
Dạng phễu lệch : cuốn lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm mũ.
Dạng lá lục bình: cuốn ngừng tăng trưởng nhưng mũ vẫn tiếp tục phát triển
- Nấm bào ngư là loài có khẳ năng sử dụng lignin mạnh nhất, nhất là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể nấm. Thí nghiệm của Zadrazil (1980) cho thấy hầu hết các cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư P.sp florida và P.cornucopiae đều có sự giảm lignin một cách đáng kể.
- Ở gỗ mà nấm thường mọc, hầu như rất nghèo đạm. Vì vậy, để mọc nấm tốt cần có thêm nguồn đạm thích hợp. Nhiều thí nghiệm bổ sung muối nitrat, muối ammonium và urê cho thấy tơ nấm tăng trưởng tốt nhất trên nguyên liệu có thêm urê. Bột đậu nành cũng là nguồn bổ sung rất tốt cho bào ngư. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng tìm thấy một loại đạm thích hợp cho nấm.
- Chu kỳ phát triển của nấm bào ngư
Hình 8 Chu kỳ phát triển của nấm bào ngư
Đặc điểm sinh trưởng của nấm bào ngư xám
- Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư Nhật thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy ...
Độ ẩm : Độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của tơ và quả thể của nấm. Trong giai đoạn tăng trưởng, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50% - 60% còn độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn hình thành quả thể độ ẩm không khí 85% - 90%. Độ ẩm không khí ở khoảng 7% cho quả thể nhỏ, dưới 60% không ra quả thể, nếu nấm ở giai đoạn phễu lệch hoặc dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm. Nhưng nếu độ mẩ không khí trên 95% thì tai nấm sẽ bị nhũn và rũ xuống.
Bảng 1: Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm bào ngư
Loài nấm
Độ ẩm thích hợp của cơ chất (%)
Độ ẩm tương đối (%) của không khí
Thích hợp cho sự sinh trưởng của hệ sợi nấm
Thích hợp cho sự phát triển của quả nấm
P.abolonus
P.sajor-caju
P.ostreatus
60-70
70
60-70
70-80
70-80
70-80
90
80-95
85-90
Nhiệt độ : bào ngư xám mọc ở khoảng nhiệt độ tương đối rộng, ở giai đoạn ủ tơ nhiệt độ cần từ 20oC – 30oC.Nhiệt độ ra quả thể là 24oC – 25oC.
Bảng 2 Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm bào ngư
Loài nấm bào ngư
Nhiệt độ thích hợp cho tăng tơ
Nhiệt độ thích hợp ra nấm
Nhiệt độ thích hợp sản xuất
P.ostreatus
P.florida
P.sajor-caju
P.cortinatus
P.cystidionsus
P.flabellatus
P.eryngii
P.tuber-regium
P.abolonus
P.cornucopiae
20 – 300C
25 – 300C
25 – 300C
27 – 320C
27 – 320C
20 – 280C
20 – 300C
350C
27 – 320C
250C
150C
200C
250C
280C
25 – 280C
20 – 250C
20 – 220C
28 – 300C
250C
15 – 250C
200C ± 50C
250C ± 50C
300C ± 50C
300C ± 50C
300C ± 50C
250C ± 50C
250C ± 50C
---
300C ± 50C
200C ± 50C
Độ pH : Bào ngư xám có khả năng chịu được giao động pH khá tốt. Tuy nhiên khoảng pH thích hợp nhất vẫn là khoảng từ 5 -7
Ánh sáng : ở thể sợi nấm nuôi ngaoì ánh sang không tốt bằng nuôi trong tối. Ánh sang chỉ cnầ thiết trong giai đoạn quả thể. Cụ thể là trong giai đoạn mọc quả thể cần ánh sang nhẹ ( 200 lux), nhằm kích thích nụ phát triển. Giai đoạn phát triển quả thể cần ánh sang khoảng từ 300 lux – 500 lux để thỏa mãn yêu cầu làm quả thể lớn lên. Nếu gaii đoạn này thiếu ánh sáng thì lượng gốc nấm ít, cuống dài , hình dạng không bình thường.
Không khí : không khí phải được lưu thông tốt, nồng độ CO2 giai đoạn ra quả thể không vượt quá 1%. Nếu nồng độ CO2 cao sẽ có hại cho sự sinh trưởng của quả thể ( cuống dài tai không bình thường, quả thể vàng và thối)
Hình 9 Nhà nuôi ủ
Một số điểm lưu ý trong quá trình trồng nấm bào ngư xám:
- Nấm bào ngư rất nhạy cảm với môi trường. Khi nấm ở dạng san hô, nếu nhiệt độ lên trên 320C trong 1 một giờ, nụ nấm bị khô quéo lại như cỏ úa. Cũng như trong giai đoạn này, nếu độ ẩm tăng lên trên 90% nhiều giờ thì nấm non sẽ bị thối nhũng.
Hình 10 Tai nấm bị khô quéo
- Đặc biệt nước tưới nhiễm phèn hơi nặng (pH axit), thì tai nấm ngã vàng, tai bị dị dạng, mũ nấm khô nứt. Trường hợp phèn nhẹ cũng làm trên bề mặt mũ nấm có những nốt sần mở ra thành hốc nhỏ.
- Nấm bào ngư Nhật còn đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng… cả trong nguyên liệu, cũng như không khí nơi nuôi trồng. Tai nấm thưởng sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể.
Hình 11 Bề mặt mũ nấm bị bíến dạng do nhiễm phèn
- Do đó cần lưu ý khâu chế biến nguyên liệu hoặc kiểm tra các điều kiện nuôi trồng khi thấy tai nấm có biểu hiện không bình thường.
- So với các loại nấm trồng khác, thì nấm bào ngư là loài ít bệnh nhất. Chủ yếu thường gặp là hai loại bệnh phổ biến là: mốc xanh Trichoderma sp. và ấu trùng ruồi nhỏ.
- Đối với mốc xanh, ngoài việc tranh giành thức ăn chúng còn thay đổi môi trường sống, tạo ra nhiều tạp chất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nấm bào ngư. Để hạn chế sự phát triển loài mốc này, có hai biện pháp: khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng pH.
- Đối với ấu trùng của ruồi nhỏ, chúng thường chui vào giữa các khe của phiến nấm, cắn phá làm hư hại nấm. Đối với bịch phôi, chúng làm tơ nấm đổi màu, thâm nâu, quằng quện. Tốc độ sinh sản của chúng lại rất nhanh, nên thiệt hại gây ra không phải nhỏ. Nhà trồng vì vậy nên có lưới chắn để không cho chúng lọt vào. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn là đảm bảo vệ sinh nhà trại, không để ổ dịch phát sinh.
- Trong các loại bào tử, thì bào tử nấm bào ngư được ghi nhận là có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đối với vài trường hợp, khi hít phải bào tử nấm, nhạy cảm sẽ biển hiện trong tám giờ, còn ngược lại là từ bốn đến sáu tuần. Người bệnh có triệu chứng khó thở, mệt mỏi, nhức đầu, ho và sốt (có thể tới 390C), đôi khi có nhiều vết đỏ ở tay. Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, rồi dứt, nhưng sau đó lại tái phát và nhất là khi tiếp xúc lại với nấm.
- Để ngăn ngừa bệnh nên tránh hít các bào tử nấm, bằng cách mang khẩu trang hoặc mạng che mặt khi đi vào nhà trồng nấm bào ngư. Có nơi còn dùng mặt nạ (như loại phòng hơi độc) khi thu hái nấm. Có thể tránh vào nhà trồng vào sáng sớm hay trời lạnh, hoặc tưới ẩm nhà trồng để rửa bớt bào tử trước khi vào.
2.3.3.1 Nhạy cảm với môi trường:
- Nấm bào ngư là một trong những loài nấm nhạy cảm với môi trường nhất. Ngoài yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, pH, nồng độ CO2 ..., nấm còn đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, như hoá chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng ... cả trong nguyên liệu cũng như trong không khí môi trường. Tai nấm thường biến dạng hoặc ngưng tạo quả thể. Do đó, cần kiểm tra điều kiện nuôi trồng hoặc nguồn nguyên liệu khi nấm có biểu hiện không bình thường.
2.3.3.2 Dị ứng do dị ứng nấm bào ngư
- Trong các loài nấm trồng, thì đặc biệt thận trọng với bào tử nấm bào ngư. Nhiều người nhạy cảm với loại bào tử này, sẽ biểu hiện ngay trong 08 giờ hoặc 4 – 6 tuần (ở trường hợp khác). Bào tử nấm xâm nhập vào cuống phổi, gây triệu chứng khó thở, mệt mỏi, nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt (có thể đến 390C). Bệnh kéo dài vài ngày rồi dứt, nhưng có thể tái đi tái lại, khi tiếp xúc lại với nguồn bệnh.
- Để tránh hít phải bào tử nấm (nấm bào ngư, cũng như các loài nấm khác), nên đeo khẩu trang khi vào khu vực nhà trồng, nhất là vào sáng sớm khi trời còn lạnh
2.3.4 Thực trạng việc trồng nấm bào ngư xám ở Việt Nam và trên thế giới
* Thực trạng trong nước:
- Việc tổ chức sản xuất nấm bào ngư của các đơn vị chuyên kinh doanh về nấm còn nhiều thiếu sót. Chất lượng giống nấm chưa đảm bảo từ khâu sản xuất đến quá trình nuôi trồng, bảo quản, cách sử dụng. Các giống nấm bào ngư đã và đang được nuôi trồng ở Việt Nam từ nhiều nguồn giống khác nhau. Một số giống được nhập từ một số nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… Một số khác được sưu tầm trong nước, song việc chọn lọc, kiểm tra để đánh giá tiềm năng về năng suất, chất lượng của từng loại, từ đó để nhân giống đại trà phục vụ cho sản xuất hầu như chưa có đơn vị nào đảm trách.
- Khâu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chế biến nấm đạt chất lượng xuất khẩu đến từng hộ gia đình không đầy đủ, do thiếu cán bộ và trình độ kỹ thuật viên non kém. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu và làm công tác kỹ thuật về nấm được đào tạo cơ bản tại các trường đại học, có kinh nghiệm lâu năm và chuyên tâm với nghề nghiệp còn quá ít.
- Công tác nghiên cứu về công nghệ chọn, tạo giống, công nghệ nuôi trồng nấm bào ngư đạt năng suất cao, chi phí thấp, công nghệ bảo quản nấm đạt chất lượng ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất chưa được chú trọng đúng mức. Các thiết bị, công nghệ trồng nấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
- Hợp đồng xuất khẩu nấm thường không đủ về số lượng, chất lượng còn thấp dẫn đến mất lòng tin với khách hàng nước ngoài.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trị dinh dưỡng và cách ăn nấm trên các phương tiện thông tin đại chúng cón quá ít.
* Tình hình trên thế giới
- Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu sản xuất nấm bào ngư, nấm hương, nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo mô hình công nghiệp được cơ giới hóa chuyên môn rất cao với sản lượng từ 200-1000 tấn/năm.
- Khu vực Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hản Quốc, Thái Lan…) triển khai theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt là ở Trung Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất nhiều nấm nhất trên thế giới. Sản lượng nấm của Trung Quốc trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới.
2.3.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám:
- Dinh dưỡng nấm bào ngư Nhật rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật. Kết quả phân tích cho thấy nấm bào ngư Nhật hàm lượng protein chiếm khoảng 25%, đặc biệt có chứa hơn 18 loại axit amin, ngoài ra còn có carbohydrate, nhiều vitamin và các khoáng chất khác. Sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn ngăn ngừa một số bệnh như: giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, béo phì, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư, v.v.., đồng thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễn dịch, điều hòa huyết áp, dễ tiêu hóa và chống lão hóa.
- Nấm ăn nói chung và nấm bào ngư nói riêng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt, cá, giàu các chất khoáng và các acid amin tan trong nước, các acid amin không thay thế như lyzin, tryptophan, các acid amin chứa nhóm lưu huỳnh. Ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn các vitamin quan trọng.
- Thành phần các chất dinh dưỡng chính của một số loài nấm Bào ngư bao gồm: carbonhydrate, protein, amino acid, chất béo, khoáng chất, hoạt chất và các vitamin được nhiều nhà dinh dưỡng học quan tâm nghiên cứu, nhằm đánh giá vai trò của nấm như nguồn thực phẩm cho con người.
- Carbonhydrate và protein là thành phần chính, chiếm từ 70 đến 90% trọng lượng khô quả thể, tro khoảng 10% chứa nhiều loại chất khoáng. Chất béo có hàm lượng thấp trong hầu hết các loài, dao động trong khoảng 1 - 2%, ngoại trừ P. limpidus (9,4%).
- Giá trị về mặt năng lượng được đánh giá trên cơ sở thành phần protein thô, chất béo và carbohydrate, trị số này thấp khoảng từ 261 - 367 Kcal/100g chất khô.
Bảng 3 Thành phần dinh dưỡng của nấm Bào ngư (%).
Tên loài
Nước
Protein thô
Chất béo
Đường tổng số
Chất xơ
P. cystidiosus
90,2
31
9
17
13
P. abalonus
91,7
32
4
19
3
P. blaoensis
89
25
4
11
8
- Hàm lượng protein thô của nấm ăn dao động trong khoảng 18,4 - 61,5. Từ dẫn liệu ở bảng cho thấy hàm lượng protein thô ở cả 3 loài nấm trên có giá trị trung bình 25 - 32%, trị số này có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng. Trong đó Pleurotus abalonus có hàm lượng đạm cao nhất 32% và thấp nhất là ở Pleurotus blaoensis điều này có thể do Pleurotus blaoensis là loài hoang dại mới được đưa vào nuôi trồng chủ động so với 2 loài còn lại đã được thuần hóa sớm hơn.
- Hàm lượng chất béo nhìn chung là khá thấp, trị số này cao nhất ở loài chuẩn Pleurotus cystidiosus (9%) và bằng nhau ở Pleurotus abalonus và Pleurotus blaoensis.
- Hàm lượng carbonhydrat cao nhất ở Pleurotus abalonus và thấp nhất là ở Pleurotus blaoensis ; hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong Pleurotus abalonus là thấp nhất, do vậy mà về mặt cảm quan cho thấy nấm Pleurotus abalonus có mùi vị thơm ngon nhất trong 3 loài, tiếp đến là Pleurotus cystidiosus.
- Hàm lượng nước của 3 loài trên dao động trong khoảng 89 - 91.7% nghĩa là lượng sinh khối khô chỉ vào khoảng 10% song tỷ lệ chất dinh dưỡng rất đáng kể và cân đối, vượt hơn hẳn các loại rau quả. Do đó quan niệm trước đây coi nấm như là một loại rau là không chính xác. Hàm lượng protein thô của nấm Bào ngư nếu như so với các loại thịt cá lượng protein đạt xấp xỉ 40% trọng lượng khô, trị số sinh năng lượng khá thấp, chỉ cung cấp năng lượng ở mức tối thiểu, đây là một trong những ưu điểm của loài nấm ăn này, thích hợp cho người ăn kiêng.
- Ở nấm bào ngư Nhật còn phát hiện được chất kháng sinh, gọi là pleurotin. Chất này ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram dương (Robins và cộng sự, 1947). Bên cạnh đó, Yoshioka và cộng sự (1975) cũng tìm thấy hai polysaccharide có tính kháng ung bướu. Cả hai đều có nguồn gốc là glucose. Trong đó chất được biết nhiều nhất, bao gồm 69% β (1-3) glucan, 13% galactose, 6% mannose, 13% uronic acid.
Hình 12: Công thức hóa học của pleurotin
Bảng 4 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm bào ngư
Bảng 5 Thành phần một số Vitamin trong nấm Bào Ngư
Tiềm năng phát triển nấm bào ngư xám ở việt Nam:
- Nấm bào ngư đã được trồng tại Việt Nam khoảng 20 năm nay, trên nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau hiện tại thị trường có nhiều loại, nhưng hai loại nấm bào ngư màu xám và màu trắng (nguồn giống Nhật Bản) là được ưa chuộng.
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm bào ngư không khó, chỉ cần người trồng tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn. Hiệu quả kinh tế mà nó mang lại khá cao.
- Hiện nay đã có nhiều nông dân VN thoát nghèo nhờ việc trồng nấm bào ngư. Hiện nay mô hình trồng nấm bào ngư đã được nhân rộng ra nhiều nơi như: Đồng Nai, Bến Tre, Củ Chi, Bình Thuận,Vĩnh Long, An Giang, Bình Dương, Đà Lạt. Đồng Tháp…..Không những giúp người dân thoát nghèo, việc trồng nấm bào ngư đúng quy trình và theo quy mô lớn còn có thể giúp một số doanh nhân biết cách đầu tư làm giàu nhanh chóng.
Chương 3 : Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám trên mạt cưa
Giới thiệu nguyên liệu trồng nấm bào ngư xám
Bào ngư xám có thể trồng trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau
Mạt cưa
Rơm Rạ
Bã mía
Mạt cao su
Bông vải
Tuy nhiên nguyên liệu đang được sử dụng phổ biến là mạt cưa.
Hình 13 Mạt cưa chuẩn bị được đưa đi phối trộn
Cơ chất
Mạt cưa : được nghiền nhỏ từ gỗ khúc. Là cơ chất rất tốt cho sự phát triển của nấm bào ngư cũng như là với bào ngư xám. Nuôi trồng bào ngư trên mạ cưa có nhiều thuận lợi:
Chế biến và bổ sung dinh dưỡng dễ dàng
Có thể khử trùng để hạn chế nhiễm vi sinh vật lạ.
Viêc chăm sóc và thu hái thuận tiện hơn.
Giống gốc
Giống cấp 1
Giống cấp 2
Giống cấp 3
Bảo quản
Môi trường cấp I
Cấy chuyền
Môi trường cấp II
Cấy chuyền
Lựa chọn
Bảo quản
Lựa chọn
Cấy chuyền
Môi trường cấp III
Hình 14 Sơ đồ quy trình nhân giống nấm
Thời gian thu hái rút ngắn lại.
Quy trình phân lập giống:
3.3.1 Tạo môi trường nhân giống:
Cách tạo môi trường phân lập giống là môi tường PGA ( Agar – glucose – dịch chiết khoai tây)
Khoai tây ( 200g ) không mộc mầm, không biến màu xanh. Gọt vỏ cắt nhỏ và mỏng.
Đường glucose 20g ( có thể thay bằng đường kính hoặc đường Maltose )
20g Agar
1 lít nước sạch
Nấu khoai tây chính nhuyễn lọc lấy nước. Bổ sung đường và Agar vào dịch vừa mới được tách chiết và tiếp tục nấu cho sôi.
Phân chia môi trường vào các ống nghiệm ( khoảng 1/3 ống ). Đậy nút bông và đem hấp khử trùng.
Lấy ống nghiệm ra để nghiêng tới khi nguội để tạo môi trường thạch nghiêng. Đây là môi trường thích hợp cho meo phát triển tốt.
Phương pháp phân lập:
Thao tác phân lập phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Các bước như sau:
Sát trùng dụng cụ cấy.
Sát trùng bề mặt quả thể nấm bằng dung dịch HgCl2 0,1% hoặc bằng Alcol. Sau đó rữa lại bằng nước vô trùng.
Dùng dao cắt vài phiến nhỏ trên tai nấm rồi dùng que cấy để cấy vào ống thạch nghiêng.
Đậy nút bông rồi đem đi ủ.
Sau 7 – 10 ngày thì tơ ăn lan đầy ống nghiệm
Hình 15 Tóm tắt quy trình chế biến môi trường thạch
3.3.2 Nhân giống và phân lập giống:
3.3.2.1 Tạo giống gốc:
- Khởi đầu của quá trình nhân giống, hay làm meo giống là phải có giống gốc
- Giống gốc hay giống ban đầu có thể thực hiện bằng nhiều cách
+ Thu nhận và gây nẩy mầm bào tử nấm
+ Tách sợi nấm từ các cơ chất có nấm mọc
- Phân lập từ quả thể nấm (mô thịt nấm). Phổ biến hiện nay người ta thích dùng mô thịt nấm hơn, vì thao tác dễ làm và đặc tính giống ít bị biến đổi (nhân vô tính). Việc phân lập gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm nhất định làm giống, không hiện diện một loài sinh vật nào khác.
Cách tạo môi trường nhân giống
Lúa nấu vừa cho đến mức vừa búp nở, để nguội rồi cho vào chai. Dậy nút bông. Đem hấp khử trùng những chai này ở 1atm / 121oC trong 60 phút ( dùng nồi hấp áp lực cao ). Hoặc có thể khử trùng bằng phương pháp Tyndall
Hình 16 Phân lập giống từ tổ chức mô của nấm bào ngư
Phương pháp nhân giống
Chuẩn bị môi trường nhân giống cấp 2 xong thì tiến hành nhân giống. Dùng kẹp gắp những mẫu thạch có tơ nấm cho vào chai đã được chuẩn bị sẵn môi trường. Rồi đem ủ ở nhiệt độ phòng. Sau khi tơ nấm lan đầy chai ( khoảng 10 ngày ) thì có thể cấy vào cơ chất để cho quả thể
Hình 17 Quy trình phân lập giống
Quy trình làm trại:
- Vật liệu làm nhà nấm làm bằng tre, lá, lưới, nylon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm,xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.
- Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo,thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ ( bằng tre hay sắt ) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20-30cm, mỗi dây cách nhau 20-25cm, mỗi dây có thể treo từ 6-10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4-1,6m chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.
Yêu cầu đối với nhà trồng
Hình 18 Nhà trồng
Gần nguồn nước tưới, không gần nơi có nhiều khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm ỗ rác mương cống chuồng gia súc bịch nấm đã bị hư… vì nấm rất nhạy cảm với môi trường
Nhà trồng nấm không cần quá cao ( vì khó giữ ẩm) thường thì từ 2,5- 3m không nên che rợp quá ( nếu rợp quá thì sẽ thiếu ánh sáng mầm bệnh dễ phát sinh và là điều kiện tốt đễ các mầm bệnh phát triển). Diện tích phải vừa đủ để treo một đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo khoảng 6 bịch, Bịch cuối cugn2 cách mặt nền khoảng 30cm. Bố trí lối đi giữa các hàng dây treo bịch sao cho có thể với tay vừa đủ để chăm sóc và thu hái.
Trời nóng thì nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh thì cần che kính chân nhất là vào ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm không bị gió lùa nhưng cũng không bí quá làm ngộp nấm
Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng.
Cần khử trùng nhà trồng nấm cho sạch sẽ trước khi treo hoặc xếp dàn bịch nấm.
Nhiệt độ thích hợp từ 20-30oC. Độ ẩm không khí cần khoảng 80-90%. Sau khi treo hoặc xếp bịch vào nhà trồng thì ta tiến hành rạch bịch. Mỗi bịch khoảng 9 rạch. Mỗi rạch khoảng 3cm.Hoặc ta có thể lấy bỏ nút gòn trên miệng bọc để quả thể nấm có thể mọc ra từ đó.Làm như vậy thì kích thước và hình dạng những tai nấm khi mọc ra sẽ đều hơn.
Hình 19 Mô hình nhà trồng
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên mạc cưa:
Hình 20 Nấm bào ngư xám
* Sơ đồ quy trình trồng nấm bào ngư
Làm ẩm
Ủ đống
Nguyên liệu
Đảo
Phối trộn Phụ gia
Đóng túi
Khử trùng
Cấy giống
Nuôi sợi
Chăm sóc
Thu hái
Đóng túi và cấy gionggiốngng
Nuôi sợi
Chăm sóc
Thu hái
Hình 21 Sơ đồ quy trình nuôi trồng nấm bào ngư
3.5.1 Xử lý nguyên liệu:
Sàn và đảo trộn mạt cưa:
Sàn mạt cưa là công đoạn khá vất vả, đòi hỏi sức lực và tay nghề. Mạt cưa được đưa vào máy sàn loại bỏ hết các tạp chất những phần lẫn trong quá trình đổ đóng. Ở đây sản xuất thủ công hộ gia đình nên việc sàn mạt cưa cũng được làm bằng thủ công.
Mạt cưa → ủ đống 1 ngày (trộn nước vôi 1% nâng độ ẩm đống ủ lên 60%) → bổ sung dinh dưỡng → đóng bịch → hấp thanh trùng → làm nguội → cấy giống → ủ tơ → rạch bịch → thu hái.
Nguyên liệu bổ sung : tro, magiê, bột nhẹ (CaCO3)
Nước vôi 1- 2% ( 10lít nước – 100 – 200 gr vôi bột)
Chú ý: Nước đưa vào xử lý phải là nước sạch
Nguyên liệu mùn cưa mùn cưa phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, càng để lâu càng tốt cho trồng nấm. Vì khi nguyên liệu ẩm thường có nhiều dinh dưỡng thích hợp với nấm mốc làm nhiễm bịch phôi. Mùn cưa mới, tế bào chưa chết hoàn toàn, có thể còn tồn tại các chất kháng nấm, tơ nấm khó phân hủy (thủy phân chậm) năng suất thấp, mất nhiều thời gian nấm mới mọc. Khi mùn cưa để lâu, tế bào của cây đã chết, sợi nấm mọc dễ dàng hơn. Sau khi lựa chọn, mùn cưa được đưa vào ủ theo công thức sau
- Mùn cưa khô: 100kg
- Nước vôi pha loãng (pH:13): 20-30 lít.
- Thời gian ủ 6 – 7 ngày giữa chu kỳ ủ có đảo trộn. Nhiệt độ ủ 65- 75oC
- Phối trộn nguyên liệu : sau khi nguyên liệu được xử lý (thời gian nhanh chậm tùy thuộc vào từng loại cơ chất khác nhau) nên phối trộn nguyên liệu với nhiều thành phần dinh dưỡng khác.
- Phối trộn nguyên liệu: Nguyên liệu trộn đều, làm ẩm, trộn nhiều lần cho nước ngấm đều trong nguyên liệu. Ẩm độ của nguyên liệu khoảng 65-70%, nghĩa là nếu nấm nguyên liệu (sau khi làm ẩm) trong tay bóp lại thì nguyên liệu sẽ kết khối nhưng nước không nhỏ giọt ra là được
- Công thức phối trộn:
100 kg nguyên liệu đã tạo ẩm
2% cám bắp
2% cám gạo
1% bột nhẹ
- Cách trộn nguyên liệu: nguyên liệu sau khi ủ được trộn với các phụ gia theo tỷ lệ như trên, sau đó đảo đều và kiểm tra độ ẩm lần nữa trước khi đưa vào đóng túi.
Dùng vòi tưới nước đều lên mạt cưa và vôi. Để một thời gian cho vôi nước và mạt cưa thấm vào nhau.Rồi dùng dụng cụ để đảo trộn đóng mạt cưa đó lên.Ta cần phải trộn đều để giúp cho mạt cưa vôi và nước được trộn đều với nhau.
Cuối cùng ta phải ủ hỗn hợp đó suốt 12 giờ rồi mới được sử dụng.
Hình 22 Máy sàn mạc cưa
Đóng bọc đục lỗ và nhét gòn:
Túi pp dày khoảng 0,5mm và có kích thước 19 x 36 cm, cổ nút, thun, bông, nút gòn.
Dùng túi pp cho nguyên liệu đã làm ẩm vào , nện chặt vừa phải. Nên đóng túi đồng loạt cho đến hết nguyên liệu , không nên để thừa nguyên liệu qua đêm. Nếu không đóng hết thì phải đưa phần nguyên liệu thừa vào đóng ủ để ủ tiếp. mỗi túi thường chứa khoảng 1- 1,2kg nguyên liệu.
Nút nhựa hở hai đầu để làm cổ bịch tra vào làm cổ.
Nén mạt cưa chặt tay để đủ cơ chất cho meo phát triển cũng như là không bị bung ra trong quá trình hấp.
Sau đó ta dùng một cây dài tròn vót nhọn đầu , xoi một lỗ ở giữa xuống tận đáy bịch.
Cuối cùng là dùng bông gòn không thấm làm nút gòn, dùng giấy bao bên ngoài nút bông hoặc làm nắp chụp
Hình 23 Cấu tạo bịch phôi giống
Hình 24 Mạc cưa đã được đóng bọc và nhét gòn
Hình 25 Tạo lỗ hình nón ở giữa bịch phôi
1.Vải bông; 2. Phần giấy dầu xòe ra sau khi buộc chặt, 3. Giống sau khi cấy;
4. Lỗ hình nón
Khử trùng
Sau khi mạt cưa đã được phối trộn, ủ đủ thời gian và nhiệt độ và đóng bọc ta sắp vào vĩ sắt và cho vào lò sấy.
Có thể khử trùng theo phương pháp sau: sử dụng nồi cao áp ( 121o- 125oC/ 90 phút)
Tuy nhiên trong sản xuất thủ công thì người ta hay sử dụng nồi hấp thủ công. Dạng nồi này chỉ tạo được nhiệt độ 100oC. Do vậy mà cần phải kéo dài thời gian khử trùng. Để làm được điều này thì tốt nhất ta nên sử dụng phương pháp Tyndall. Đó là khử trùng 3 lần , Mỗi lần 30 phút và các lần cách nhau 24 giờ
Hoặc ta có thể khử trùng bằng cách khử trùng trong nồi hấp.Sau khi đóng túi, đưa khi khử trùng trong các nồi hấp. Phương pháp đơn giản nhất là hấp cách thủy trong thùng phuy. Thời gian từ 10- 12 giờ, nhiệt độ trong túi nguyên kiệu đạt từ 95- 100oC.
Lò khử trùng có kích thước lớn nhỏ tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu và điều kiện vật chất.
Túi hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men, nút bông chặt không ướt. Sau đó chuyển bịch vào phòng vào phòng cấy đã thanh trùng.
Dể nguội 24- 36 giờ rồi tiến hành cấy giống.
Hình 26 Cấu tạo lò hấp khử trùng
Hình 27 Vỉ sắt hấp khử trùng
Hình 28 Lò hấp
Hình 29 Lò hấp bịch meo giống
3.5.3 Giai đoạn cấy meo
Khi chọn meo giống cần chú ý các đặc điểm sau: quan sát thấy tơ mọc thẳng, nhánh tơ hình lông chim, phân phối đề khắp chai hay bịch, có màu trắng.
Mật độ tơ đóng dày.
Ngửi có mùi nấm bào ngư.
Cách cấy meo
Có rất nhiều loại meo giống khác nhau:
+ Meo hạt
+ Meo giống cọng…
Cách cấy meo: các túi nguyên liệu sau khi hấp để nguội khoảng 18- 20 giờ thì có thể tiến hành cấy giống
Cấy giống cọng: sau khi túi phôi được đưa vào phòng cấy, dùng pince kẹp cọng meo giống cho vào túi mạt cưa đã để nguội.
Cấy bằng hạt: phôi đã được làm nguội cho vào phòng cấy, dùng que sắt khều nhẹ giống từ túi nilon hoặc từ lọ thủy tinh sang túi phôi lắc đều trên bề mặt túi. Lượng giống cấy cứ một lọ hoặc một túi giống cấy 200g được 25- 30 túi phôi.
Thao tác cấy phải được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo hạn chế mầm bệnh lây lan từ không khí. Tốt nhất là thực hiện việc cấy giống trong một nhà riêng sạch sẽ. Tất cả các dụng cụ cấy phải sạch, nên khử trùng trước và sau khi cấy. Thực hiện việc cấy giống bên cạnh đèn cồn.
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định tất cả các quá trình trồng nấm. Trong giai đoạn này mọi thao tác phải hết sức cẩn thận và nhanh nhẹn. Nếu không làm đúng các thao tác sẽ dẫn đến bị nhiễm các vi sinh vât lạ sẽ ăn các tơ nấm khi meo giống ra tơ.Phải hết sức thận trọng trong giai đoạn này.Nếu tơ nấm ra khỏe mạnh sẽ chống lại được các vi sinh vật lạ còn nếu không bịch meo giống sẽ bị nhiễm và không ra nấm được.
Chú ý: chọn giống cấy phải đúng tuổi , lúc bào tử ( màu đen) mới xuất hiện khoảng 1/2 lọ hay túi không nên chọn meo quá già hoặc quá non.
Sau cấy giống phải đưa vào nhà ủ ngay.
Hình 30 Cấy meo cọng Hình 31 Cấy meo hạt
3.5.4 Giai đoạn nuôi ủ tơ nấm
Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:
Sạch sẽ, không khí phải được thông thoáng, được làm vệ sinh định kỳ bằng formol , nước vôi trong. Không cho ánh sáng trực tiếp chiếu vào nhưng cũng không quá tối.
Không bị dột mưa.
Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hay mới thu hoạch xong.
Cứ 5- 7 ngày kiểm tra một lần nhằm phát hiện những mốc xanh mốc cam… để hủy bỏ không để lây nhiễm qua các bịch khác.
Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên vì nước đã cung cấp trong quá trình xử lý nguyên liệu đã vừa đủ cho tơ nấm phát triển. Nếu tưới quá nhiều nước sẽ gây hiện tượng bị úng. Chỉ cần tưới nước nền xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Trong thời gian ươm sợi nấm phát triển lấy chất dinh dưỡng thì nguyên liệu cấy nấm. Sợi tơ có màu trắng trong, đồng nhất. Kiểm tra thấy bịch rắn chắc là nấm phát triển tốt.
Khi thấy tơ ăn trắng bịch thì chuyển ra nhà trồng nấm. Thường thì thời gian nuôi ủ nấm bào ngư khoảng 25- 30 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20-30oC, độ ẩm không khí là 60-70%.
Sau khi tơ đã ăn trắng túi cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích thay đổi môi trường để kích thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể.
Trường hợp sợi nấm không phủ kín được toàn bộ khối nguyên liệu hoặc sợi nấm phát triển yếu ớt là biểu hiện của tình trạng nguyên liệu không tốt hoặc nguyên liệu đã nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Khi phát hiện thấy bịch nấm bị nhiễm cấn lấy ra và đem ra xa phòng ươm nấm rồi chôn xuống đất. Khi phát hiện nấm có màu xanh, do bị nhiễm các loài nấm mốc cũng cần lấy ra loại bỏ và đưa ra xa khỏi phòng ươm và chôn vào đất.
Hình 32 Nhà nuôi ủ
Giai đoạn chăm sóc tưới đón nấm
Chăm sóc: để loại bỏ bụi bám bên ngoài bịch đồng thời tạo sốc nhiệt ta có thể nhúng bịch vào xô nước đến cổ bịch rồi rút ra, treo chúng vào nhà trồng nấm
Yêu cầu của nhà trồng:
+ Gần nguồn nước tưới, không gần nơi có nhiều khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm ỗ rác mương cống chuồng gia súc bịch nấm đã bị hư… vì nấm rất nhạy cảm với môi trường
Nhà trồng nấm không cần quá cao ( vì khó giữ ẩm) thường thì từ 2,5- 3m không nên che rợp quá ( nếu rợp quá thì sẽ thiếu ánh sáng mầm bệnh dễ phát sinh và là điều kiện tốt đễ các mầm bệnh phát triển). Diện tích phải vừa đủ để treo một đợt bịch để đảm bảo độ ẩm. Dây cách dây khoảng 3,5 tất. Mỗi dây treo khoảng 6 bịch, Bịch cuối cugn2 cách mặt nền khoảng 30cm. Bố trí lối đi giữa các hàng dây treo bịch sao cho có thể với tay vừa đủ để chăm sóc và thu hái.
Trời nóng thì nên làm vách hở chân để thông thoáng, trời lạnh thì cần che kính chân nhất là vào ban đêm để giữ ấm cho nấm. Nhà có khả năng giữ ẩm không bị gió lùa nhưng cũng không bí quá làm ngộp nấm
Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng.
Cần khử trùng nhà trồng nấm cho sạch sẽ trước khi treo hoặc xếp dàn bịch nấm.
Nhiệt độ thích hợp từ 20-30oC. Độ ẩm không khí cần khoảng 80-90%. Sau khi treo hoặc xếp bịch vào nhà trồng thì ta tiến hành rạch bịch. Mỗi bịch khoảng 9 rạch. Mỗi rạch khoảng 3cm.Hoặc ta có thể lấy bỏ nút gòn trên miệng bọc để quả thể nấm có thể mọc ra từ đó.Làm như vậy thì kích thước và hình dạng những tai nấm khi mọc ra sẽ đều hơn.
Hình 33 Rạch bịch để ra tơ
Trong thời gian này độ ẩm đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất do vậy mà cần phải tưới nước. Tuy nhiên khoảng 5-8 ngày sau khi rạch bịch mới được tưới.
Cách tưới : không tưới thẳng và trực tiếp vào bịch phôi mà chỉ phun sương tạo mưa nhẹ cho nước rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng. Tùy theo thời tiết mà ta tưới nước nhiều hay ít để tạo độ ẩm cho nhà trồng, mỗi ngày tưới từ 1 – 2 lần là đủ nên tưới vào buổi chiều ( nếu trời mưa dầm ẩm ướt ta không nên tưới vì lúc này độ ẩm không khí đã đủ).
Khi tưới nước nấm cần lưu ý:
Nguồn nước tưới phải sạch. Nếu nước bị nhiễm phèn nhiễm mặn thì tai nấm sẽ bị biến dạng.
Tưới với lượng nước vừa đủ, nếu thừa sẽ làm cho bịch phôi bị úng làm giảm năng suất đồng thời tạo điều kiện cho các loài mốc lạ xuất hiện và là môi trường tốt cho chúng phát triển.
Không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm, hoặc tưới nước với giọt quá lớn rất dễ làm tai nấm nhũn ra rũ xuống và chết.
Thu hái nấm
Nên thu hái nấm đúng tuổi không hái khi nấm còn quá non hoặc quá già.
Việc hái nấm bào ngư phải tiến hành ở giai đoạn trưởng thành, đó là lúc tai nấm chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình ( lúc đó mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống, nếu mép không quằn xuống tức là tai nấm đó bị già)
Nấm thu hái ở giai đoạn này không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn ít bị hư hỏng ( không bị gãy mép khi thu hái) có thể bảo quản nấm tươi lâu hơn
Khi thu hái nấm ta nên hái từng chùm không nên tách lẽ từng tai nấm. Ta dùng tay kéo hết phần cuống nấm kéo nhẹ ra ngoài. Chú ý nên cẩn thận hết hết phần gốc nấm ra ngoài, không nên để sót lại phần cuống nấm trong bịch vì như vậy bịch phôi sẽ rất dễ bị nhiễm các mầm bệnh.
Kết thúc một đợt thu hái khoảng từ 4 – 5 ngày thì ta ngưng tưới nước khoảng một tuần để tơ nấm phục hồi sau đó mới tiếp tục tưới nước.
Nếu cảm thấy bịch phôi bị xốp nhẹ thì ta có thể nén chặt lại.
Sau đợt thu hái đầu tiên ta ngưng tưới nước một thời gian sau đó tiếp tục tưới và chăm sóc như lúc đầu và cứ như vậy lặp lại khoảng 3 – 4 lần là kết thúc quá trình thu hái.
Tổng thời gian thu hái nấm là khoảng từ 65 – 75 ngày , mỗi túi thu hái được từ 3 – 4 đợt mỗi đợt cách nhau 20 – 25 ngày. Sau khi thu hái hết nấm, bịch phôi đó ta sử dụng làm phân bón hoặc làm nguyên liệu trồng nấm rơm.
Hình 34 Quả thể nấm Hình 35 Phiến nấm
3.6 Một số hiện tượng bất thường thường gặp trong và trình chăm sóc và hướng giải quyết
- Nấm bào ngư có sức sống mạnh, tuy nhiên nấm lại rất nhạy cảm với môi trường như nhiệt độ lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không mọc hoặc héo nhũn. Nước tưới bị nhiễm phèn nhiễm mặn cũng làm nấm không phát triển được…Và có một ố bệnh thường gặp ở nấm là bệnh mốc xanh, bệnh dòi nấm…
Bệnh mốc xanh : bệnh này là do loài Tricloderman.sp đây là loại mốc phát triển trên gỗ, làm bịch nấm thâm đen lại. Để hạn chế sự xâm nhập phát triển của loại nấm này thì phải thực hiện thao tác cấy meo nhanh, khử trùng nguyên liệu thật kỹ.
Bệnh dòi nấm : trong trường hợp này dòi chui vào các khe của tai nấm, cắn phá làm hư hại nấm. Tốc độ sinh trưởng của có rất nhanh nên vì vậy mà gây thiệt hại không nhỏ. Để hạn chế bệnh này thì nhà nấm cần có lưới chắn và điều quan trọng là nhà trại phải được vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra ta còn thấy trong giai đoạn ủ tơ có xuất hiện mốc cam. Đây là loại mốc nhưng không gây hại nhiều cho nấm. Khi xuất hiện cam ta không cần phải xử lý bịch meo như bỏ đi hay đem chôn mà ta cứ để bịch meo giống trên giàn và chăm sóc bình thường. Một thời gian sau mốc cam đó sẽ biến mất. Tuy nhiên có một số trường hợp mốc cam có sức sống mạnh hơn tơ nấm thì nó sẽ tiêu diệt các sợi tơ nấm. Nếu ta chăm sóc kỹ thì tơ nấm sẽ vượt qua được mầm bệnh.
Hình 36 Mốc xanh
Hình 37 Mốc cam hại nấm
3.7 Những khó khăn và thuận lợi trong viêc trồng nấm
3.7.1 Thuận lợi
- Nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dồi dào: phế liệu của nông nghiệp như cỏ dại, rơm rạ, mùn cưa, thân cây, lõi bắp, thân cây đậu, bã mía, phân gà, phân chuồng…
- Vốn đầu tư không cao, tùy thuộc vào mô hình sản xuất.
- Vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn. Chẳng hạn như nấm rơm thu hoạch sau 15 ngày nuôi trồng, nấm mèo và bào ngư sau 2 tháng đã có sản phẩm bán ra thị trường.
- Ít tốn đất, hiệu quả sử dụng đất rất cao vì có thể trồng trên giàn kệ nhiều tầng, không choán chỗ đất nông nghiệp, tận dụng được đất không trồng trọt được, lại có tác dụng cải tạo đất bằng bã sau khi thu hoạch nấm.
- Giá trị kinh tế cao: nhiều loại nấm ăn có giá trị xuất khẩu như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm hương.
- Lao động trồng nấm nhẹ nhàng, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng mọi nguồn lao động.
- Ít tiêu tốn nước hơn so với nhiều loại cây trồng.
- Bã phế liệu sau khi trồng nấm là phân bón tốt cho cây trồng hoặc dùng nuôi giun cho nuôi gia cầm và cá.
- Trồng nấm không có mùi thối, lại biến phế thải thành chất có ích hợp quy luật tự nhiên góp phần tích cực cho nông nghiệp bền vững.
3.7.2. Khó khăn
- Nhiều khó khăn của nông nghiệp nói chung như thời tiết, các yếu tố môi trường, sâu bệnh làm cho sản lượng nấm không ổn định,…Tuy đã được công nghiệp hóa một phần, chủ động hơn trong việc khống chế các yếu tố môi trường nhưng nhiều tình huống vẫn khó tránh khỏi.
- Loại hình sản xuất liên quan chặt chẽ với các vi sinh vật, khâu làm giống phải làm riêng trong phòng thí nghiệm, đòi hỏi kỹ thuật cao, do đó vấn đề sản xuất giống nấm đối với người nuôi trồng còn gặp nhiều hạn chế.
- Người trồng nấm khó tìm được nguyên nhân gây bệnh ở nấm, do đó chưa có biện pháp phòng trừ hoặc khắc phục.
- Nấm tươi cần phải tiêu thụ nhanh, chính vì vậy đòi hỏi người nuôi trồng nấm phải trang bị kiến thức về các phương pháp bảo quản và chế biến nấm.
- Chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật cho nghề nuôi trồng nấm, nước ta vẫn còn quan niệm đây là nghề phụ, tranh thủ, tận dụng các nguồn phụ phẩm của nông nghiệp và lao động nhàn rỗi.
3.8 Kết quả và thảo luận:
3.8.1 Tốc độ lan tơ:
3.8.1.1 Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm của tơ nấm và hình thái của nấm bào ngư xám trên môi trường thạch (giống cấp một):
Môi trường thạch là môi trường dùng để nhân giống cấp một trong sản xuất và cũng là môi trường dùng để giữ giống, ở đây là môi trường PGA cải tiến.
Công thức môi trường PGA cải tiến:
- Nước chiết 1 lít.( bao gồm 75g giá đỗ, 300g khoai tây, 100g chuối)
- Glucose 20g.
- Cao nấm men 1g, Agar 20g.
- Nước chiết gồm có:.
- Môi trường PGA cải tiến được thực hiện như sau:
- Khoai tây, chuối, giá đỗ được gọt vỏ rửa cắt lát, cho vào nồi đun chung với giá đỗ, nước, đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy nước chiết và bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. Sau đó bổ sung thêm Agar và cao nấm men, đun cho các chất này hòa tan đều vào nhau sau đó đợi nguội đến khoảng 500C (áp vào má có thể chịu được) đem rót vào trong các ống nghiệm, đĩa Petri và bình tam giác, dùng để phân lập, cấy chuyền giống nấm và khảo sát tốc độ lan tơ của nấm. Với ống nghiệm rót 1/3 chiều dài ống nghiệm, còn với bình tam giác và đĩa Petri thì đổ dày khoảng 1 cm. Không đổ môi trường vào các dụng cụ trên khi đang quá nóng vì hơi nước sẽ đọng lại trên thành, nắp sau đó rơi xuống làm ướt bề mặt thạch. Cũng không đổ môi trường khi đã nguội vì đang đổ có thể môi trường đã bị đông vón lại. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121,1oC, 1at trong 25 phút hấp xong để nguội.
- Việc khảo sát tốc độ lan tơ nấm và mô tả hình thái đối tượng nghiên cứu trên môi truờng thạch được tiến hành làm như sau:
- Dùng dao vô trùng chọn cắt một đoạn còn non, rửa sạch bằng HgCl2 0,1%. Tiếp tục rửa lại bằng nước cất nhiều lần. Thấm khô bằng giấy bản đã khử trùng. Dùng dao lam đã khử trùng gọt một lượt mỏng (lưỡi dao chỉ gọt một đường không quay lại để tránh nhiễm trùng). Dùng tiếp các lưỡi dao gọt cho đến khi được một miếng mô nấm đã sạch lớp bẩn phía ngoài. Cắt một lớp mỏng khoảng 100µm, dùng panh cấy đưa vào ống nghiệm dựng thạch nghiêng. Đặt miếng mô thật êm trên mặt thạch.
- Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Sau đó để ống nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 250C. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn ty màu trắng phát triển nhanh và không có biểu hiện nhiễm bệnh. Sau ba ngày, các mẫu cấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới. Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấm thuần khiết làm giống cấp một.
- Các ống giống cấp một sẽ được ủ cho tơ nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ phòng 26 – 30oC, quá trình ủ tiến hành trong môi trường ánh sáng khuếch tán nhẹ 500-1.000 lux.
- Tiến hành quan sát và ghi nhận kết quả kể từ khi sợi nấm bắt đầu bám vào bề mặt môi trường.
- Vẽ biểu đồ, nhận xét kết quả.
Hình 38 Nhân giống
1. que cấy; 2. Tổ chức mô; 3. nấm bào ngư; 4. đèn cồn; 5.ống thạch nghiêng
3.8.1.2 Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm cuả nấm bào ngư Nhật trên môi trường hạt (giống cấp hai)
Môi trường hạt lúa có bổ sung cám gạo cũng là môi trường được chọn để nhân giống cấp hai đối với nấm bào ngư Nhật.
Công thức môi trường hạt:
- Thóc hạt: 89%
- Cám gạo: 10%
- CaCO3 : 1%
- Nước đủ ẩm: 60-65%
Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau: Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở bung ra thì ngừng lại. Tiếp theo cho hạt thóc đã nở bung vào chai thủy tinh rồi bổ sung thêm 10% cám gạo, 1% CaCO3. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121,1oC (2500F) trong 90 phút hấp xong để nguội.
Để khảo sát tốc độ lan tơ chúng tôi tiến hành như sau:
- Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trường hạt.
- Tiến hành theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Loại bỏ các mẫu cấy xuất hiện khuẩn lạc của nấm mốc. Thu nhận các mẫu cấy có tơ nấm màu trắng phát triển bình thường để làm giống cấp hai.
- Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng.
- Thu nhận kết quả kể từ khi tơ nấm bung ra và bám vào môi trường đến khi ăn trắng toàn bộ chai, đo ngẫu nhiên với thời gian từ 2 ngày trở lên.
- Nhận xét đặc điểm phát triển.
- Xử lí số liệu vẽ biểu đồ mô tả.
Hình 39 : Nhân giống cấp hai
3.8.1.3 . Khảo sát tốc độ lan và đặc điểm tơ nấm của nấm bào ngư Nhật trên môi trường cọng mì (giống cấp ba)
Môi trường cọng mì bổ sung cám gạo là môi trường nhân giống cấp ba đối với nấm bào ngư Nhật.
Công thức môi trường cọng mì:
- Cọng mì: 89%
- Cám gạo: 10%
- CaCO3 : 1%
- Nước đủ ẩm: 60-65%
Quá trình chuẩn bị môi trường cọng mì được tiến hành như sau: cọng mì ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi cọng mì chín thì ngừng lại. Cho cọng mì vào chai thủy tinh rồi bổ sung thêm 10% cám gạo, 1 % CaCO3. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121,1oC trong 90 phút hấp xong để nguội.
Để khảo sát tốc độ lan tơ chúng tôi tiến hành như sau:
- Cấy các giống cấp hai (trong môi trường hạt) vào trong chai thủy tinh có môi trường cọng mì.
- Quan sát sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Loại bỏ các mẫu cấy nhiễm bệnh. Thu nhận các mẫu cấy có khuẩn ty màu trắng, phát triển bình thường làm giống cấp ba.
- Nuôi ủ tơ ở nhiệt độ phòng.
- Thu nhận kết quả kể từ khi tơ nấm bung ra và bám vào môi trường đến khi ăn trắng toàn bộ chai, đo ngẫu nhiên với thời gian từ 2 ngày trở đi.
- Nhận xét đặc điểm phát triển.
- Xử lí số liệu vẽ biểu đồ mô tả.
Hình 40: Cấy giống từ chai giống cấp hai sang chai giống cấp ba
1.Chai giống cấp hai; 2. Chai giống cấp
3.8.2 Phương pháp thu nhận kết quả:
Tốc độ lan tơ của tơ nấm được đo 3 lần bằng thước, đơn vị cm. Lấy giá trị trung bình.
Quan sát hình thái bên ngoài và mô tả.
3.8.2.1: Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường hạt:
- Để biết được tốc độ lan của tơ nấm trên môi trường hạt (cũng là môi trường nhân giống trong sản xuất) tiến hành cấy giống nấm đã phân lập được vào các chai có chứa môi trường hạt lúa và bổ sung dinh dưỡng như trên. Tiến hành theo dõi và thu nhận kết quả.
Bảng 6 Tốc độ lan của tơ nấm bào ngư Nhật trên môi trường hạt
Thời gian (ngày)
Chiều dài sợi nấm (mm)
6
17
12
35
15
45
20
51
23
60
25
66
27
70
30
88
Hình 41 Sự lan tơ của nấm bào ngư xám trên môi trường hạt
Nhận xét:
Môi trường hạt lúa làm môi trường nhân giống cho loài bào ngư Xám vì những lý do chính sau: Thành phần môi trường dễ kiếm, dễ thực hiện và môi trường này đã được sử dụng để nhân giống thành công cho rất nhiều loại nấm, trong đó có rất nhiều loài bào ngư khác.
Môi trường hạt chứa nhiều đạm là điều kiện thuận lợi cho tơ nấm phát triển.
- Sau khi cấy giống từ môi trường thạch vào, sau 3 ngày đầu quan sát thấy mẫu cấy đứng yên hay chưa bung sợi, do tơ nấm chưa thích ứng ngay được với môi trường mới. Đến ngày thứ 4 mẫu cấy bung sợi, tơ nấm từ nhiều phía vươn ra bám vào môi trường. Đến ngày thứ 6 tơ nấm ăn sâu vào môi trường, tơ nấm của 17 mm. Đến ngày 12 sợi nấm lan ra thêm được một khoảng là 35 mm và tốc độ lan trung bình của tơ nấm trong 6 ngày ( từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12). Đến ngày thứ 15, tơ nấm đã dài 45 mm.
Sau 23 ngày tuổi, chiều dài sợi nấm lúc này là 60mm hệ sợi đã trở lên dày hơn, kết cấu chặt chẽ và sợi bện chặt có màu trắng ngà.
Tốc độ lan tơ ổn định qua từng thời gian.Cho thấy môi trường hạt là môi thuận lợi cho tơ nấm bào ngư xám phát triển mạnh mẽ.
3.8.2.2 Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường cọng:
Thời gian (ngày)
Chiều dài sợi nấm (mm)
6
19
12
30
15
44
20
47
23
50
25
55
27
63
29
67
30
80
Bảng 7 Tốc độ lan tơ trên môi trường cọng
Hình 42 Tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên môi trường cọng
Nhận xét:
Những ngày đầu, mẫu cấy đứng yên hay chưa bung sợi tơ nấm chưa thích ứng ngay được với môi trường mới. Đến ngày thứ 6 tơ nấm ăn sâu vào môi trường là 19mm. Sau 20 ngày tuổi, hệ sợi đã trở lên dày hơn, kết cấu chặt chẽ và sợi bện chặt có màu trắng ngà đặc trưng.
Đến ngày thứ 27, chiều dài sợi nấm là 63mm hệ sợi đã trở lên dày hơn, kết cấu chặt chẽ và sợi bện chặt có màu trắng ngà đặc trưng.
Tốc độ lan tơ trên môi trường cọng mì chậm hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt
3.8.2.3 Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa:
Thời gian (ngày)
Chiều dài sợi nấm (mm)
6
22
12
66
20
96
26
140
30
160
Bảng8Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa
Hình 43 Tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên mạt cưa
Nhận xét:
Mạt cưa là cơ chất tốt cho nấm bào ngư nói chung và bào ngư xám nói riêng. Trên cơ chất là mạt thì ta thấy tốc độ lan tơ diễn ra nhanh. Trong 6 ngày tốc độ lan tơ đạt 22mm. Càng gần về ngày thứ 30 thì tốc độ lan tơ càng nhanh.
Tốc độ lan tơ diễn ra trên mạt cưa nhanh hơn so với các cơ chất khác như trên môi trường cọng hạt
Chương 4 : Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận:
Tốc độ đi tơ trên môi trường cọng mì chậm hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt vì chất dinh dưỡng trên môi trường cọng mì kém hơn trên môi trường thạch và môi trường hạt.
Từ việc xây dựng đươc quy trình trống nấm bào ngư xámt trên cơ chất là mạt cưa. Các địa phương có thể tận dụng mạt cưa làm cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư. Việc sử dụng mạt cưa làm cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư sẽ giúp đỡ bà con có thu nhập, kinh tế ổn định hơn. Giải quyết được vấn đề môi trường tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Nấm bào ngư Xám có những ưu điểm sau: thích ứng nhiệt rộng, tăng trưởng tạo thể quả lớn, dễ nuôi trồng, quả thể của nấm bảo quản được lâu và vận chuyển ít bi hư hại hơn nấm bào ngư trắng. Vì thế nấm bào ngư Xám rất thích hợp cho việc nuôi trồng phổ biến rộng rãi tại nhiều địa phương trên nước ta.
4.2 Kiến nghị
Phải có thêm những nghiên cứu sâu hơn về nấm bào ngư Xám. Phải có sự đầu tư về mặt khoa học cũng như kỹ thuật.
Có những ứng dụng trồng nấm bào ngư Xám trên các cơ chất khác nhau, có như vậy chúng ta mới phát huy hết gái trị dinh dưỡng cũng như giới hạn sinh hcọ của chúng.
Chương 5: Tài liệu tham khảo
Giáo trình khái quát về nhân giống và sản xuất giống ( bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn )
Câu lạc bộ nấm trồng Việt Nam - www.v3.mushclub.vn
Tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò nấm mỡ, nấm sò, nấm hương ( GS.TS Đường Hồng Dật
Giáo trình môn khái quát về nghề nhân giống và sản xuất nấm – nghề nhân giống và sản xuất nấm sơ cấp ( bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn)
Tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư ( Nguyễn Hoài Vững – trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN)
Tập bài giảng kỹ thuật trồng và chế biến nấm ( Ths Nguyễn Thị Sáu – trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ )
Nguyễn Lân Dũng, 2005: Công nghệ nuôi trồng nấm, tập I, II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
GS.TS.Trần Đình Đằng, TS Nguyễn Hữu Ngoan, 2007: Tổ chức cơ sở sản xuất một số loại nấm ăn ở trang trại và gia đình (nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò). Nhà xuất bản nông nghiệp.
Nguyễn Thị Thanh Kiều, 2004: Nghiên cứu sự phân hủy Lignin của một số nấm đảm và khả năng ứng dụng, Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TpHCM
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Bào ngư phiến hồng
Hình 2 Bào ngư vàng
Hình 3 Bào ngư xám
Hình 4 Bào ngư tím
Hình 5 Hình dáng nấm sò
Hình 6 Chu kỳ sinh trưởng của nấm bào ngư
Hình 7 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
Hình 8 Chu kỳ phát triển của nấm bào ngư
Hình 9 Nhà nuôi ủ
Hình 10 Tai nấm bị khô quéo
Hình 11 Bề mặt mũ nấm bị bíến dạng do nhiễm phèn
Hình 12: Công thức hóa học của pleurotin
Hình 13 Mạt cưa chuẩn bị được đưa đi phối trộn
Hình 14 Sơ đồ quy trình nhân giống nấm
Hình 15 Tóm tắt quy trình chế biến môi trường thạch
Hình 16 Phân lập giống từ tổ chức mô của nấm bào ngư
Hình 17 Quy trình phân lập giống
Hình 18 Nhà trồng
Hình 19 Mô hình nhà trồng
Hình 20 Nấm bào ngư xám
Hình 21 Sơ đồ quy trình nuôi trồng nấm bào ngư
Hình 22 Máy sàn mạc cưa
Hình 23 Cấu tạo bịch phôi giống
Hình 24 Mạc cưa đã được đóng bọc và nhét gòn
Hình 25 Tạo lỗ hình nón ở giữa bịch phôi
Hình 26 Cấu tạo lò hấp khử trùng
Hình 27 Vỉ sắt hấp khử trùng
Hình 28 Lò hấp
Hình 29 Lò hấp bịch meo giống
Hình 30 Cấy meo cọng
Hình 31 Cấy meo hạt
Hình 32 Nhà nuôi ủ
Hình 34 Rạch bịch để ra tơ
Hình 34 Quả thể nấm
Hình 35 Phiến nấm
Hình 36 Mốc xanh
Hình 37 Mốc cam hại nấm
Hình 38 Nhân giống
Hình 39 : Nhân giống cấp hai
Hình 40: Cấy giống từ chai giống cấp hai sang chai giống cấp ba
Hình 41 Sự lan tơ của nấm bào ngư xám trên môi trường hạt
Hình 42 Tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên môi trường cọng
Hình 43 Tốc độ lan tơ của nấm bào ngư xám trên mạt cưa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm bào ngư
Bảng 2 Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm bào ngư
Bảng 3 Thành phần dinh dưỡng của nấm Bào ngư (%).
Bảng 4 Giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm bào ngư
Bảng 5 Thành phần một số Vitamin trong nấm Bào Ngư
Bảng 6 Tốc độ lan của tơ nấm bào ngư Nhật trên môi trường hạt
Bảng 7 Tốc độ lan tơ trên môi trường cọng
Bảng 8 Khảo sát tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao cao thuc tap.doc