Làm cứng cổ chẩm tại khoa ngoại thần kinh
BÀN LUẬN
Nguyên nhân phần lớn là do chấn thương: 5
và tai nạn sinh hoạt 4, chỉ có hai trường hơp dị
tật bản lề châm cổ. Điều này cũng phù hơp với
nhiều tác giả(4,5).
Nam giới chiếm đa số bởi nam giới là lực
lượng chính trong sản xuất do đó cũng bị chấn
thương nhiều hơn.
Đa số bệnh nhân trong tuổi lao động chỉ có
hai bênh nhân trẻ 9 và 11 tuổi là dị tật bản lề
chẩm cổ.
Triệu chứng lâm sàng đa số là đau cổ và giới
han cử động cổ, có lẽ do đoạn cổ này rộng nên ít
có triêu chứng như liệt hoặc rối loạn cơ tròn, khi
có triệu chứng thường là nặng nề như liệt tứ chi
hoặc ngưng thở.
Trong 11 bênh nhân không có trường hợp
nào kéo cổ điều này cũng phù hơp vói nhiều tác
giả không cần phải kéo cổ trước khi mổ(7).
Chỉ định mổ của chúng tôi thường là mất
vững chẩm cổ do chấn thương như tai nạn lưu
thông hoặc sinh hoạt, hoặc di tật bản lề chẩm cổ,
các trường hợp khác như viêm nhiễm hoặc thấp
khớp không có trong 11 bệnh nhân.
Về kỹ thuật chúng tôi dung bộ dụng cụ
Synthes, đây là bộ dụng cụ với nẹp chẩm có lỗ
bắt vít ở đường giữa và bắt vít hai bên nên rất
vững chắc do đường giữa xương chẩn rất dày.
Các vít cổ chúng tôi chỉ bắt vào C2 và C3, không
cần bắt vít vít vào C2 và C4, có một số tác giả bắt
vít chẩm vào hai bên xương chẩm(8), nơi này
xương chẩm thường mỏng do đó bắt vít thường
không chắc và hay bị rách màng cứng. Một số
tác giả gần đay có chủ trương bắt vít vào Co, C1,
C2(4) nhưng kỹ thuật thường khó hơn nhất là bắt
vào Co. Một số tác giả lại chủ trương dung cab
và Rod để cột vào chẩm và cổ(3) cũng cho kết quả
tốt nhưng phải khoan nhiều lỗ sọ.
Về kết quả: Tất cả 11 bệnh nhân được mổ
đều thành công tốt đẹp. Các vị trí vít ở chẩm và
C2 C3 đều đúng vị trí. Trong 11 bệnh nhân
không có trường hợp nào bị tai biến như thương
tổn thần kinh và mạch máu. Điều quan trọng là
trong mổ phải dùng Carm để dẫn đường để
không có sai sót. Sau mổ các triệu chứng lâm
sàng được cải thiện như phục hồi vận động, bớt
tê, và đặc biệt có hai trường hợp nặng có suy hô
hấp sau mổ có phục hồi tốt tự thở được và phục
hồi vận động và cơ tròn.
Hàn xương sau mổ và không gãy hoặc bong
vít là một vấn đề tối quan trọng quyết định sự
thành bại của cuộc mổ, trong 11 trường hợp đều
hàn xương và không gãy vít hoặc rod, Các
trường hợp ghép xương chúng tôi đều dung gai
sau của đốt sống.
Cắt cung C1 và một phần xương chẩm để
giải ép là một vấn đề quan trọng trong những
trường hợp dập phù tủy nặng hoặc có chèn ép.
Việc giải ép phải cẩn thận và nên dùng khoan
cao tốc để mài C1 và xương chẩm.
Hai trường hợp suy hô hấp sau mổ phải thở
máy một thời gian tại khoa Săn sóc Đặc biệt sau
đó có sự phục hồi của vận động và cảm giác
bệnh nhân được xuất viện.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm cứng cổ chẩm tại khoa ngoại thần kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 312
60 LÀM CỨNG CỔ CHẨM TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH
Nguyễn Đình Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của gãy trật vùng chẩm cổ, kết quả và
ưu điểm của kỹ thuật làm cứng chẩm cổ.
Phương pháp nghiên cứu: Từ đầu năm 2011 đến tháng 9 năm 2012 chúng tôi đã làm cứng chẩm cổ cho 11
bệnh nhân. Phương pháp mô tả tiền cứu
Kết quả: Nguyên nhân do tai nạn lưu thông: 5, tai nạn sinh hoạt: 4, dị tật vùng bản lề chẩm cổ: 2, Bệnh
nhân vào viện chỉ có triệu chứng đau cổ, giới hạn cử động cổ, tê hai tay: 6, yếu tứ chi, khó thở, rối loạn cơ tròn: 2,
yếu tứ chi và đau, giới hạn cử động cổ: 3. Các thương tổ chủ yếu là vỡ khối bên C1, trật khớp chẩm đội: 9, bệnh
nhân trật khớp và gãy mấu răng C2 do dị tật bản lề chẩm cổ: 2, Tất cả bệnh nhân đều làm cứng bằng dung cụ
Synthes với vít chẩm ở đường giữa nơi xương chẩm dày nhất, các vít cổ được bắt vào C2 và C3.
Kết luận: Tất cả bệnh nhân trong và sau mổ đều có kết quả tốt, lâm sàng cải thiện, hàn xương tốt, không gãy
vít và rod.
Từ khoá: làm cứng cổ chẩm, trật khớp chẩm đội, vỡ khối bên C1
ABSTRACT
OCCIPITOCERVICAL FUSION AT NEUROSURGICAL DEPARTMENT OF CHORAY HOSPITAL
Nguyen Dinh Tung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 312-316
Objectives: Study the clinical characteristics, imaging of the lesion of the occipitocervical fracture-
dislocation, results and technical advantages of occipitocervical fusion
Methods: From early 2011 to September 2012, we have done occipitocervical fusions for 11 patients. The
study was describing and prospective
Results: Traffics accidentc: 5, accident activity: 4, abnormalities of the craniocervical junction: 2, The patient
who hospitalized with symptoms of neck pain, limited neck movement, numbness two hands: 6, weakness of
extremities, difficulty of breathing, sphyncter dysfunction: 2; weakness of extremities and pain, limited neck
movement: 3. The common lesions were the blocks of C1 fractures, occipitoaxial dislocation: 9, abnormalities of the
craniocervical junction: 2. All of the patients were used Synthes instruments with occipital screws and cervical
screws of pedicule C2 and lateral mass of C3.
Conclusions: Patients during and after surgery with good results and clinical improvement, good bone
fusion, no broken screws and rods.
Keywords: occipitocervical fusion, occipitoaxial dislocation, C1 fracture
ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm cứng cổ chẩm là một kỹ thuật đã thực
hiện từ lâu trên thế giới(1,5,10). tuy nhiên tại Việt
Nam chỉ vài bệnh viện có thể thực hiện kỹ thuật
này. Từ nhiều năm nay tại bệnh viện Chợ Rẫy đã
làm cứng cổ chẩm cho nhiều bệnh nhân với
nhiều loại dụng cụ khác nhau, từ dụng cụ tự chế
đến các loại dung cụ đắt tiền, Mục tiêu của
chúng tôi là nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình
ảnh học của thương tổn làm mất vững vùng
chẩm cổ. Đồng thời đánh giá kết quả và ưu điểm
của kỹ thuật làm cứng chẩm cổ tại khoa Ngoại
* Khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Đình Tùng; ĐT: 0838554137, Email: dtungbvcr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 313
Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ đầu năm 1911 đến nay chúng tôi đã điều
trị cho 11 bệnh nhân mất vững vùng chẩm cổ
được làm cứng bằng dụng cụ để kết hợp xương
chẩm và cổ. Phương pháp nghiên cứu của chúng
tôi là tiền cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân được
nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy được làm chẩn
đoán đầy đủ với Xquang quy ước tư thế thẳng
nghiêng, há miệng. Chụp CT scanner và MRI cột
sống cổ. Các bệnh nhân được chỉ định mổ với
các bệnh lý như sau:
- Mất vững chẩm cổ do chấn thương (8,4,10)
- Thấp khớp
- Dị tật bản lề chẩm cổ gây trật chẩm cổ
Tất cả bệnh nhân sau mổ được theo dõi thời
gian 3 tháng, 6 tháng với khám lâm sàng và chụp
xquang kiểm tra.
Chúng tôi loại trừ những bệnh nhân sau:
- Mổ bằng các dụng cụ khác
- Không chụp đủ CT, MRI
- Không theo dõi đầy đủ
Kỹ thuật
Dụng cụ
Bộ dụng cụ mà chúng tôi sử dụng với vít
chẩm đường kính: 3,5 mm, dài: 8mm - 14mm. Vít
C2 đường kính: 3,5 mm, dài: 28 - 30mm. Vít vào
C3 đường kính: 3,5 mm, dài: 16mm - 18mm. Bộ
rod với đường kính 3mm
Tất cả bệnh nhân mổ được gây mê bằng nội
khí quản với ống nội khí quản lò xo (hình 1)
Bệnh nhân được mổ với tư thế nằm sấp kê gối
Đầu dược cố định bằng khung mayfield, tư
thế cổ cơ năng
Đường rạch là đường giữa từ ụ chẩm
ngoài tới gai đốt sống cổ C4 C5 (hình 2)
Dùng dao điện cắt cân cơ để bộc lộ xương
chẩm và khối bên từ C1 đến C4
Dùng khoan điện tốc độ cao khoan vào
đường giữa xương chẩm với đường kính mũi
khoan 3,0, sâu vào hết bản ngoài xương sọ, dùng
taro 3,5 đễ khoan vào lỗ xương chẩm. Khoan 2
đến 3 lỗ.
Hình 1: Bệnh nhân được gây mê nội khí quản bằng
ống nội khí quản lò xo
Hình 2: Đường rạch da từ ụ chẩm tới C4,C5
Bắt nẹp xương chẩm với vít 3,5mm dài
10mm (Hình 3).
- Khoan vào chân cung C2: Dùng khoan
tốc độ cao với mũi khoan 3,0 mm dài 28 mm.
Mũi khoan được đặt tại trung tâm khối khớp
C2. Dùng spatul xác định bờ trong và bờ trên
chân cung hướng mũi khoan vào trong 20 độ
và hứng lên trên 20 độ. Dùng taro 3,5 để mở
rộng lỗ khoan. Bắt vít C2 bằng vít 28 mm
đường kính 3,5 mm.
- Khoan vào C3 bằng mũi khoan 3,3 x16 mm
vào trung tâm khối khớp C3 hướng ra góc trên
ngoài của C3. Bắt vít C3 với đường kính 3,5 dài
16mm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 314
Hình 3: Bắt vít vào ụ chẩm và C2,C3
- Uốn rod theo chiều cơ năng của cột sống cổ
chẩm. Đặt rod và bắt vít nắn trật nếu có (Hình 4)
Nếu tủy và hành não bị chèn ép nhiều
dùngkhoan điện cao tốc để cắt C1 và một phần
xương chẩm
Hình 4: Đặt Rod bắt vít và nắn trật
Hình 5: Xquang kiểm tra sau mổ
- Ghép xương mào chậu hoặc gai sau cột
sống để ghép vào chẩm cổ
- Dùng Carm để kiểm tra trong và sau mổ
(Hình 5).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ năm 2011 đến nay chúng tôi đã tiến hành
phẫu thuật cho 11 bệnh nhân với các kết quả
như sau như sau
- Tuổi trẻ nhất 9 tuổi , lớn nhất là 63 tuổi
- Giới: Nam: 8 Nữ: 3
Nguyên nhân tai nạn
- Tai nạn lưu thông: 5
- Tai nạn sing hoạt: 4
- Dị tật vùng chẩm cổ: 2
Triệu chứng lâm sàng
- Yếu tứ chi, khó thở, rối loạn cơ tròn: 2
- Đau cổ, giới hạn cử động cổ, tê tay: 6
- Yếu tứ chi, đau cổ, tê tay: 3
Thương tổn
- Vỡ khối bên C1, trật khớp chẩm đội: 9
- Dị tật C1, trật khớp chẩm đội: 2
Biến chứng trong lúc mổ
- Biến chứng mạch máu: 0
- Biến chứng thần kinh: 0
Thời gian mổ
- Trung bình 3 giờ
- Truyền máu : 0
- Nhiễm trùng: 0
- Dò dịnh não tủy: 0
- Hàn xương: 11
- Gãy vít, gãy rod, sút vít: 0
Kết quả lâm sàng
Có hai bệnh nhân yếu tứ chi, khó thở, rối
loạn cơ tròn, sau mổ phải thở máy, hồi sức tại
ICU nhưng đều phục hồi tốt tự thở có phục hồi
vận động và cơ tròn
Ba bệnh nhân yếu tứ chi sau mổ theo dõi đều
có phục hồi vận động.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 315
Sáu bệnh nhân trước mổ không liệt chỉ tê
và đau cổ sau mổ đều tốt không có biểu hiện
xấu hơn.
BÀN LUẬN
Nguyên nhân phần lớn là do chấn thương: 5
và tai nạn sinh hoạt 4, chỉ có hai trường hơp dị
tật bản lề châm cổ. Điều này cũng phù hơp với
nhiều tác giả(4,5).
Nam giới chiếm đa số bởi nam giới là lực
lượng chính trong sản xuất do đó cũng bị chấn
thương nhiều hơn.
Đa số bệnh nhân trong tuổi lao động chỉ có
hai bênh nhân trẻ 9 và 11 tuổi là dị tật bản lề
chẩm cổ.
Triệu chứng lâm sàng đa số là đau cổ và giới
han cử động cổ, có lẽ do đoạn cổ này rộng nên ít
có triêu chứng như liệt hoặc rối loạn cơ tròn, khi
có triệu chứng thường là nặng nề như liệt tứ chi
hoặc ngưng thở.
Trong 11 bênh nhân không có trường hợp
nào kéo cổ điều này cũng phù hơp vói nhiều tác
giả không cần phải kéo cổ trước khi mổ(7).
Chỉ định mổ của chúng tôi thường là mất
vững chẩm cổ do chấn thương như tai nạn lưu
thông hoặc sinh hoạt, hoặc di tật bản lề chẩm cổ,
các trường hợp khác như viêm nhiễm hoặc thấp
khớp không có trong 11 bệnh nhân.
Về kỹ thuật chúng tôi dung bộ dụng cụ
Synthes, đây là bộ dụng cụ với nẹp chẩm có lỗ
bắt vít ở đường giữa và bắt vít hai bên nên rất
vững chắc do đường giữa xương chẩn rất dày.
Các vít cổ chúng tôi chỉ bắt vào C2 và C3, không
cần bắt vít vít vào C2 và C4, có một số tác giả bắt
vít chẩm vào hai bên xương chẩm(8), nơi này
xương chẩm thường mỏng do đó bắt vít thường
không chắc và hay bị rách màng cứng. Một số
tác giả gần đay có chủ trương bắt vít vào Co, C1,
C2(4) nhưng kỹ thuật thường khó hơn nhất là bắt
vào Co. Một số tác giả lại chủ trương dung cab
và Rod để cột vào chẩm và cổ(3) cũng cho kết quả
tốt nhưng phải khoan nhiều lỗ sọ.
Về kết quả: Tất cả 11 bệnh nhân được mổ
đều thành công tốt đẹp. Các vị trí vít ở chẩm và
C2 C3 đều đúng vị trí. Trong 11 bệnh nhân
không có trường hợp nào bị tai biến như thương
tổn thần kinh và mạch máu. Điều quan trọng là
trong mổ phải dùng Carm để dẫn đường để
không có sai sót. Sau mổ các triệu chứng lâm
sàng được cải thiện như phục hồi vận động, bớt
tê, và đặc biệt có hai trường hợp nặng có suy hô
hấp sau mổ có phục hồi tốt tự thở được và phục
hồi vận động và cơ tròn.
Hàn xương sau mổ và không gãy hoặc bong
vít là một vấn đề tối quan trọng quyết định sự
thành bại của cuộc mổ, trong 11 trường hợp đều
hàn xương và không gãy vít hoặc rod, Các
trường hợp ghép xương chúng tôi đều dung gai
sau của đốt sống.
Cắt cung C1 và một phần xương chẩm để
giải ép là một vấn đề quan trọng trong những
trường hợp dập phù tủy nặng hoặc có chèn ép.
Việc giải ép phải cẩn thận và nên dùng khoan
cao tốc để mài C1 và xương chẩm.
Hai trường hợp suy hô hấp sau mổ phải thở
máy một thời gian tại khoa Săn sóc Đặc biệt sau
đó có sự phục hồi của vận động và cảm giác
bệnh nhân được xuất viện.
KẾT LUẬN
Trong hai năm chúng tôi đã làm cứng cổ
chẩm cho 11 bênh nhân bằng dụng cụ sylthes.
Các bệnh nhân được mổ có lâm sàng chủ yếu
như đau và giới hạn cử động cổ, yếu tứ chi, rối
loạn cảm giác. Có hai bệnh nhân bị yếu tứ chi,
suy hô hấp và rối loạn cơ tròn. Thương tổn chủ
yếu là do mất vững chẩm cổ
Các bệnh nhân trong và sau mổ có kết quả
tốt như cải thiện lâm sàng tốt. Không có biến
chứng trong và sau mổ như tổn thương mạch
máu, thần kinh, không dò dịch não tủy và nhiễm
trùng sau mổ theo dõi thấy hàn xương tốt,
không có hiện tượng gãy vít, rod và lỏng vít.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 316
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dickman CA.. Douglas RA. (1990). Occipitocervical fusion:
Posterior Stabilization of the Craniovertebral Junction and
Upper Cervical spine. BNI Quarterly. Vol. 6. No 2 pp.2-14.
2. Frankel BM., Hanley M (2010). Posterior occipitocervical (Co-
3) fusion using polyaxial occipital condyle to cervical spine
screw and rod fixation: a radiographic and cadaveric analyse.
J Neurosurg: spine.volum 12.pp.509-516.
3. Garrido BJ., Puschak TJ. ( 2009). Occipitocervical fusion using
contoured rods and medial offset connector: Discription of a
new technique. Orthopedics. vol.32.Issue 10.
4. Greenberg MS. (2006). Spine and spinal Cord. In: Handbook
of Neurosurgery.Theime. Sixth edition . New York. pp 288-377
5. Lennarson PJ, Traynelis VC. (2006). Degenerative and
Rheumatologic Diseases of the Occipitocervical Junction. In:
Richard G. Fessler. Laligam Sekha. Atlas of Neurosurgical
Techniques .Theime.New York .pp 13-22.
6. Lu NY. Sabry J. FF (2000).Occipital screws in occipitalcervical
fusion and their relation to the venous sinous :an anatomic
and radiographic study. Orthopedics. vol 23(7) :717-719
7. Menezes AH (2006).Abnormalities of the Craniocervical
Junction.In:Richard G. Fessler. Laligam Sekha. Atlas of
Neurosurgical Techniques. Theime.P.P. 3-11
8. Ramos A and Uribe JS. (2012).Occipitocervical fusion. In : Ali
A.Baaj.Juan S.Uribe.Mark S.Greenberg.Handbook of Spine
Surgery:Theime.New York.Stuttgart. pp.199-208
9. Vale FL.. Oliver M (1999). Regid Occipitocervical. Neurosurg
focus 6(6): Article 8.
10. Wertheim S. Bohlman HH (1987). Occipitocervical fusion.
Indication. technique. and long-term results in thirteen
patients . J Bone joint Surg Am. vol.69(6):833-836.
Ngày nhận bài: 16/04/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 25/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_cung_co_cham_tai_khoa_ngoai_than_kinh.pdf