Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
Kỹ thuật làm lồng ấp Vật liệu: Chuẩn bị cho một
lò ấp khoảng 100 trứng: –1 thùngtôn lồng vào trong
thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng
tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy.
–Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng.
–Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để
đặt trứng lên gọi là đệm trứng.
–3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng (đèn Hoa Kỳ)
–1 nhiệt kế để ở khay trứng.
–Mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong
khoảng giữa thùng.
–Bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm (nếu khôngcó có thể phun bằng miệng).
Cách làm:
–Khoét 3 lỗ, ở đáy thùng cách đều nhau để lọt bóng đèn dầu hỏa để sưởi ấm vào
bên trong. (Đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).
–Chọn trứng (khoảng 100 trứng) đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt.
–Đốt 3 đèn dầu lên. Coi nhiệt kế để đạt được nhiệt độ 3705 –380C (vịt 38,5 –
390C) rồi vặn nhỏ đèn –làm sao để luôn trong quá trình ấp đều giữ được nhiệt độ
này nhờ vào bộ phận điều chỉnh của đèn. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa
lên đủ mức cần thiết, sau đó mở hé ra cho thoáng
4 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2769 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà
Kỹ thuật làm lồng ấp Vật liệu: Chuẩn bị cho một
lò ấp khoảng 100 trứng: – 1 thùng tôn lồng vào trong
thùng xốp để giữ được nhiệt tốt. Kích thước thùng
tôn khoảng 60 x 60cm, có nắp đậy.
– Một tấm lưới cắt bằng mặt trong của thùng tôn làm khay đựng trứng.
– Một bao may bằng vải thấm nước đựng một lớp trấu bên trong trải lên khay để
đặt trứng lên gọi là đệm trứng.
– 3 đèn dầu hỏa có chân, có đủ bóng (đèn Hoa Kỳ)
– 1 nhiệt kế để ở khay trứng.
– Mấy viên gạch kê thùng lên cách mặt đất khoảng 20cm và kê khay trứng trong
khoảng giữa thùng.
– Bình xịt nước phun sương tạo độ ẩm (nếu không có có thể phun bằng miệng).
Cách làm:
– Khoét 3 lỗ, ở đáy thùng cách đều nhau để lọt bóng đèn dầu hỏa để sưởi ấm vào
bên trong. (Đèn đặt bên dưới, chỉ miệng bóng đèn chui vào thùng).
– Chọn trứng (khoảng 100 trứng) đều nhau và có trống đặt lên đệm trứng một lượt.
– Đốt 3 đèn dầu lên. Coi nhiệt kế để đạt được nhiệt độ 3705 – 380C (vịt 38,5 –
390C) rồi vặn nhỏ đèn – làm sao để luôn trong quá trình ấp đều giữ được nhiệt độ
này nhờ vào bộ phận điều chỉnh của đèn. Nắp đậy chỉ sử dụng khi nhiệt độ chưa
lên đủ mức cần thiết, sau đó mở hé ra cho thoáng.
– Về độ ẩm: Vài ngày cần phun sương nước một lần (độ ẩm khoảng 80%).
– Đảo trứng: Khi đảo nhớ đánh dấu các vị trí hiện tại bằng cùng 1 ký hiệu. Mỗi
ngày đảo từ 6 – 7 lần trong 10 ngày đầu. Sau đó giảm dần chỉ cần 3 – 4 lần trong
ngày. Nhớ khi đảo vị trí các mặt của trứng đồng thời cũng đảo vị trí giữa và bên
cạnh đệm trứng.
– Sau 7 ngày cần soi trứng để loại bỏ những trứng không có phôi. Cách soi: Cầm
trứng đặt trước một cái phễu giấy bìa trước ngọn đèn. Nếu trứng không có phôi sẽ
không có đường dây máu phát triển. Thông thường những trứng hỏng sẽ có
khoảng trống là một hình chéo.
Với gà ấp 19 – 20 ngày trứng sẽ nở, với vịt 28 ngày, ngan 40 ngày.
Chăm sóc nuôi dưỡng gà con không có mẹ.
Sau khi gà nở hết không nên cho ăn trong 24 giờ đầu để gà tiêu hết lòng đỏ. Tuy
nhiên cần cho uống nước bằng cách đặt vài cái ly trong đựng đầy nước sạch úp
ngược vào cái đĩa để nước rỉ ra dần và gà sẽ được uống nước sạch.
1. Nhiệt độ: Lúc gà ra khỏi lồng ấp gà vẫn cần duy trì nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ
môi trường bên ngoài. Tuần đầu 350C sau đó giảm dần. Cần đóng những chuồng
úm diện tích khoảng 2m2, cao 1,5m. Tuần đầu lót lưới 5mm, tuần 2 lưới 1cm, tuần
3 lưới 1,5cm bên dưới rải báo và treo hai ngọn đèn khoảng 40 W. Tuần đầu dùng
đèn cả ngày lẫn đêm. Tuần 2 chỉ dùng ban đêm. Tuần 3 chỉ dùng khi mưa gió rét,
bão. Tuần 4, có thể thả gà xuống đất, chỉ nhốt vào ban đêm. Nếu không có điện có
thể che chuồng thật kín gió và rải một lớp trấu để giữ nhiệt độ ấm hơn.
2. Thức ăn: Có thể cho ăn bằng thức ăn gà con (thức ăn công nghiệp) hoặc bằng
tấm gạo, bắp xay, vừng. Có bổ sung ít bột cá nhạt hoặc đậu nành rang xay nhỏ,
đầu cá vụn nấu chín hoặc giun, mối... Từ tuần 2 cho thêm rau xanh như rau
muống, cải bắp... xắt nhỏ.
3. Quy trình phòng bệnh:
Để đề phòng bệnh viêm rốn và bạch lỵ có thể cho uống kháng sinh trong 4 ngày
đầu tiên; Ampiseptin gói 5g, hoặc Ampicoli gói 5g; một gói hòa một lít nước.
Làm vacxin
– 5 ngày: Dùng vacxin Laxota nhỏ mắt mũi.
– 10 – 12 ngày: Chủng đậu và gumboro nhỏ mắt mũi.
– 21 ngày: Dùng Laxota lần 2.
– 35 ngày: Chích Imopest: 0,3cc/con. Lặp lại sau mỗi 3 tháng đối với gà nuôi đẻ
và gà trống giống. Chích vacxin tụ huyết trùng 1cc/con cùng một lúc. Lặp lại sau
mỗi 6 tháng đối với gà giống.
– Có thể bổ sung thường xuyên trong nước uống, vitamin, vitason liều 2g/lít nước.
Lịch xổ giun: Mỗi tháng xổ giun một lần với levamison liều một gói 5g/3kg gà
nhỏ hoặc 5kg gà lớn.
Phòng bệnh cầu trùng: Khi có những triệu chứng cầu trùng ở những con đầu tiên
(phân tiêu chảy, có máu trong phân) thì dùng Anticoc với liều 1g/lít nước, hoặc
Rigecoccin gói 5g 1 gói/lít nước. Dùng thuốc 5 – 6 ngày.
Phòng trị bệnh Gumboro: Nếu thấy gà ủ rũ, tiêu chảy phân nhớt sau một đợt thời
tiết không thuận lợi (quá nóng hoặc quá lạnh), dùng Vitamin C, đường Glucoza và
Eleotrolyte. Liều lượng: 100gr Vitamin C, nửa kilôgam đường Glucoza và 2 gói
Eleotrolyte cho 50 lít nước, dùng 3 – 5 ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- zz_8134.pdf