Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng

Sedimentation in the Bang La and Ngoc Hai intertidal zones was carried out to study by sedimentary traps and sediment cores. Accumulation rate of sediment calculated by traps in September, 2008 and April, 2009, chronology of sediment cores use 210Pb and CRS model for calculated. Sediments deposited in traps and surface sediments in intertidal zone are coarse aleurites (Md = 0.057 - 0.087 mm), fine aleurites muds (Md = 0.010 - 0.025 mm), aleuritic - pelitic muds (Md = 0.008 - 0.009 mm). In the Bang La intertidal zone, accumulation rate of sediments in rainy season was in a range from 0.07 - 13.76 g/cm2/year, in the dry season in a range from 1.34 - 6.98 g/cm2/year. In the Ngoc Hai intertidal zone, accumulation rate of sediments in rainy season was in a range from 8.55 - 22.81 g/cm2/year, in dry season in a range from 1.82 - 6.84 g/cm2/year. Sedimentation rate in the Bang La intertidal zone was in a range from 0.13 - 1.18 cm/year in period 1894 - 2008, in the Ngoc Hai intertidal zone was in a range from 0.13 - 15.00 cm/year in period 1935-2008. Sedimentation processes in intertidal zone is depend on vegetations and geomorphology, and the highest accumulation rate of sediments is in mangrove forest, lower accumulation rate of sediments is outside mangrove forest.

pdf13 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T11 (2011). Số 1. Tr 1 - 13 LẮNG ðỌNG TRẦM TÍCH TRÊN BÃI TRIỀU BÀNG LA VÀ NGỌC HẢI, HẢI PHÒNG ðẶNG HOÀI NHƠN, HOÀNG THỊ CHIẾN, NGUYỄN THỊ KIM ANH, BÙI VĂN VƯỢNG, NGUYỄN NGỌC ANH, PHẠM HẢI AN, VŨ MẠNH HÙNG Viện Tài nguyên và Môi trường biển PHAN SƠN HẢI Viện Hạt nhân ðà Lạt Tóm tắt: Lắng ñọng trầm tích trên bãi triều Bàng La - Ngọc Hải, Hải Phòng ñã ñược nghiên cứu bằng bẫy và lỗ khoan trầm tích. Bẫy trầm tích ñược nghiên cứu trong 2 mùa trong các năm 2008 và 2009, tuổi lỗ khoan trầm tích ñược xác ñịnh bằng 210Pb sử dụng mô hình CRS ñể tính. Trầm tích lắng ñọng và tầng mặt trên bãi triều là các trầm tích có kích thước hạt nhỏ, gồm 3 loại trầm tích là bột lớn (Md = 0,057 - 0,087 mm), bùn bột nhỏ (Md = 0,010 - 0,025 mm), bùn sét bột (Md = 0,008 - 0,009 mm). Bãi triều Bàng La có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao ñộng trong khoảng 1,34 - 6,98 g/cm2/năm, về mùa mưa trong khoảng 0,07 - 13,76 g/cm2/năm. Bãi triều Ngọc Hải có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao ñộng trong khoảng 1,82 - 6,84 g/cm2/năm, về mùa mưa trong khoảng 8,55 - 22,81 g/cm2/năm. Tốc ñộ bồi tụ nổi cao ở bãi triều Bàng La dao ñộng trong khoảng 0,13 - 1,18 cm/năm trong giai ñoạn 1894 - 2008, tốc ñộ bồi tụ nổi cao ở bãi triều Ngọc Hải dao ñộng trong khoảng 0,26 - 15,00 cm/năm trong giai ñoạn 1935 - 2008. Lắng ñọng trầm tích trên bãi triều chịu ảnh hưởng rất lớn của thảm thực vật ngập mặn và vị trí của ñịa hình. Kết quả ño ñược cho thấy tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích lớn nhất gặp trong rừng ngập mặn, bên ngoài rừng ngập mặn có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích nhỏ hơn. Từ khóa: 210Pb, lắng ñọng trầm tích, bãi triều, Bàng La, Ngọc Hải. I. MỞ ðẦU Nghiên cứu quá trình lắng ñọng trầm tích trên bãi triều có ý nghĩa trong việc bảo vệ, chống xói lở bờ biển, và ñánh giá quá trình mở rộng bãi triều ven biển. Vai trò của rừng 2 ngập mặn trong dải ven bờ ñược xem như là tác nhân làm giảm năng lượng sóng, giảm tốc ñộ dòng chảy tạo ñiều kiện cho quá trình lắng ñọng diễn ra, quá trình này ñã ñược ñề cập nhiều ở Việt Nam nhưng là những nghiên cứu mang tính ñịnh tính. Các con số mang tính ñịnh lượng về tốc ñộ lắng ñọng bao nhiêu và lắng ñọng như thế nào vẫn còn là vấn ñề mới và ít tài liệu công bố ở Việt Nam ñặc biệt với ven bờ Hải Phòng. Lắng ñọng trầm tích ñã ñược nghiên cứu khá sớm (Nguyễn Quang Tuấn và Nguyễn Chu Hồi, 1999; ðặng Hoài Nhơn, 2008) nhưng là những nghiên cứu trên rạn san hô trên ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh. Sau này, các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài (Van den Bergh G.D. et al., 2007; Santen P.V. et al., 2007; Janssen-Steldera B.M . et al., 2002) ñã tiến hành nghiên cứu lắng ñọng trầm tích ở cửa sông Ba Lạt. Lắng ñọng trầm tích còn ñược nghiên cứu ở bãi triều Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình (Trần ðình Lân và Trần ðức Thạnh, 1991), khu vực Tây Nam ðồ Sơn (Bùi Văn Vượng và ðinh Văn Huy, 2006). Bài báo này góp phần làm sáng tỏ quá trình lắng ñọng trầm tích trên các bãi triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tài liệu Tài liệu trình bày trong bài báo này là kết quả của hai ñợt khảo sát vào mùa khô năm 2008 và mùa mưa năm 2009 tại bãi triều Bàng La và Ngọc Hải (hình 1). Trên bãi triều Bàng La và Ngọc Hải mỗi bãi triều khảo sát 1 mặt cắt, mỗi mặt cắt có 4 trạm bẫy trầm tích tại các vị trí khác nhau từ bãi triều cao ñến bãi triều trung. Tại phần rìa ngoài của rừng ngập mặn chúng tôi ñã thu mẫu hai lỗ khoan, một ở bãi triều Bàng La có tọa ñộ 20041’48’’N - 106044’24’’E và một ở bãi triều Ngọc Hải có tọa ñộ 20043’28’’N - 106047’26’’E. Lỗ khoan thu tại bãi triều Bàng La có chiều dài 40 cm, tại bãi triều Ngọc Hải có chiều dài 60 cm. Mẫu các lỗ khoan này ñược cắt có ñộ dày 1 - 3 cm ñem phân tích 210Pb, 226Ra tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân ðà Lạt. 2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm bẫy ngoài hiện trường Bẫy trầm tích ñặt trong bãi triều có thực vật ngập mặn từ bãi triều cao ñến bãi triều trung ñược chia ra làm các ñoạn như ñầu rừng ngập mặn, giữa rừng ngập mặn, chân rừng ngập mặn và ngoài rừng ngập mặn. Tại mỗi ñiểm ñặt 3 bẫy. Bẫy ñược làm bằng vải bạt nilong (canvas) có kích thước 40 x 40 cm ñược ñặt sát xuống mặt bãi quan trắc 24 giờ 3 trong kỳ nước cường. Sau 24 giờ, trầm tích lắng ñọng trên mặt bẫy ñược thu mang về phòng thí nghiệm phân tích. Tính tốc ñộ tích lũy khối trầm tích Mẫu bẫy sau khi ñược thu ñem rửa mặn và loại bỏ lá cây, các vật bất thường rồi sấy khô ñem cân và phân tích thành phần ñộ hạt. Sau ñó tính tốc ñộ tích lũy khối lượng trầm tích bằng công thức (1): vg = m/s/t (1) Trong ñó: vg: khối lượng tích lũy trầm tích (g/cm2/năm) ; m: khối lượng (g) trầm tích trên mặt bẫy; s: diện tích mặt bẫy (cm2); t: thời gian (năm) Phương pháp phân tích ñộ hạt trầm tích Trầm tích bẫy sau khi ñã ñược loại bỏ muối và vật chất hữu cơ ñược phân tích bằng rây cho cấp hạt trầm tích lớn hơn 0,063 mm và pipét phân tích các cấp hạt nhỏ hơn 0,063 mm, phân loại trầm tích theo Lisitzin A.P. (1986). Phương pháp phân tích 210Pb, 226Ra Phân tích hoạt ñộ 210Pb tổng số (210Pbtổng) có trong lỗ khoan trầm tích bằng máy quang phổ anpha sau khi ñã phá mẫu với axít và cho hấp phụ 210Pb với ñĩa bạc (Phan Sơn Hải, 1999). 226Ra trong trầm tích ñược ño trực tiếp mẫu trên máy quang phổ gama. 210Pbdư (210Pbexccess) bằng 210Pbtổng số trừ ñi 226Ra, hoạt ñộ 210Pbdư mới có ý nghĩa cho việc ñịnh tuổi trầm tích. Mô hình tính tuổi trầm tích Việc lựa chọn mô hình ñể tính tuổi trầm tích, tốc ñộ bồi tụ nổi cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhiều mô hình tính tuổi ñã ñược các nhà khoa học trên Thế giới sử dụng như mô hình CIC (constant initial concentration), CIA (constant initial activity), CSA (constant specific activity), CF-CS (constant flux - constant sedimention), CRS (constant rate of supply), SIT (sediment isotope tomography), ứng với mô hình người ta có những ñiều kiện ñể áp dụng. Chúng tôi chọn mô hình CRS ñể tính, bởi vì mô hình này ñược nhiều nhà khoa học sử dụng tính tuổi trầm tích cho các thủy vực ven bờ. Mô hình ñịnh tuổi CRS của 210Pb ñược ñưa ra (Krishnaswami S. et al., 1971) và sau này ñược phát triển (Appleby P.G. and Oldfield F., 1978; Robbins J.A., 1978; Appleby P.G., Oldfield F., 4 1992) và ñến nay ñã ñược sử dụng rộng rãi. Các công thức tính tuổi trầm tích (2) và tốc ñộ bồi tụ nổi cao (3) ở dưới ñây. Hình 1: Sơ ñồ khu vực nghiên cứu 5 ))( )0(ln(1 xA A t λ= (2) Trong ñó: t: thời gian (năm); λ: hằng số = 0,031; A(0): tổng lượng 210Pbdư trong cột khoan (210Pbdư); A(x): lượng 210Pbdư tích lũy ñến ñộ sâu x. Tốc ñộ bồi tụ nổi cao (vh) của thủy vực ñược tính theo công thức 3 sau: 1−− = nn tt l vh (3) vh: tốc ñộ bồi tụ nổi cao (cm/năm) l: bề dày của lát cắt trầm tích (ví dụ lát cắt dày 2 cm, 3cm): tn và tn-1: là thời gian (năm) ứng với mỗi lát cắt thứ n, n-1 trong lỗ khoan tính theo công thức (2) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. ðặc ñiểm trầm tích tầng mặt và trầm tích lắng ñọng trên bãi triều Trầm tích tầng mặt bãi triều và trầm tích lắng ñọng trên bẫy chủ yếu là trầm tích là hạt mịn có kính thước nhỏ hơn 0,100 mm, gồm có 3 loại là bột lớn, bùn bột nhỏ và bùn sét bột. Bột lớn có ñường kính (Md) = 0,057 - 0,087 mm, ñộ chọn lọc (S0) = 2,768 - 4,611, ñộ lệch (Sk) = 0,138 - 0,233. Bùn bột nhỏ có Md = 0,010 - 0,025 mm; S0 = 3,118 - 4,007; Sk = 0,608 - 1,767. Bùn sét bột có Md = 0,008 - 0,009 mm; S0 = 3,803 - 4,170; Sk = 2,332 - 2,754. Hầu hết các loại trầm tích bẫy và tầng mặt ñều có ñộ chọn lọc kém (S0 > 2,2) thể hiện môi trường lắng ñọng khá yên tĩnh, chỉ chịu tác ñộng của ñộng lực mạnh khi có ñiều kiện thời tiết bất thường. 2. Tốc ñộ tích lũy khối lượng trầm tích trên bãi triều Bãi triều Bàng La về mùa mưa có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,07 - 13,76 g/cm2/năm, trung bình là 7,06 g/cm2/năm. Về mùa khô tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 1,34 - 6,98 g/cm2/năm, trung bình 4,50 g/cm2/năm (hình 2). 6 Hình 2: Tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích trên bãi triều Bàng La Hình 3: Tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích trên bãi triều Ngọc Hải Bãi triều Ngọc Hải về mùa khô có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 1,82 - 6,84 g/cm2/năm, trung bình 4,03 g/cm2/năm. Về mùa mưa tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 8,55 - 22,81 g/cm2/năm, trung bình 12,48 g/cm2/năm (hình 3). 3. Tuổi trầm tích trong lỗ khoan và tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều Tuổi trầm tích trong lỗ khoan thu ở bãi triều Bàng La (0–40 cm) có tuổi từ năm 1894 – 2008. Tốc ñộ bồi tụ nổi cao của bãi triều 0,13 - 1,18 cm/năm, trung bình 0,52 cm/năm (hình 4, hình 5). 7 HPI-LK (Bµng La) 210Pbd− (Bq/kg) 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 § é s © u (c m ) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Hình 4: Hoạt ñộ 210Pbdư trong lỗ khoan bãi triều Bàng La § é c a o s o v í i 0 m H § ( cm ) 150 156 162 168 174 180 186 HPI-LK (Bµng La) Tèc ®é båi tô næi cao (cm/n¨m) 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 N ¨ m 1896 1904 1912 1920 1928 1936 1944 1952 1960 1968 1976 1984 1992 2000 2008 Hình 5: Tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều Bàng La 8 Tuổi trầm tích lỗ khoan bãi triều Ngọc Hải (0 – 60 cm) có tuổi từ năm 1935 - 2008. Tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều dao ñộng trong khoảng 0,26 - 15,00 cm/năm, trung bình 2,94 cm/năm (hình 6, hình 7). HPII-LK (Ngäc H¶i) 210Pbd− (Bq/kg) 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 § é s © u ( cm ) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Hình 6: Hoạt ñộ 210Pbdư trong lỗ khoan bãi triều Ngọc Hải § é c a o s o ví i 0 m H § ( cm ) 128 136 144 152 160 168 176 184 HPII-LK (Ngäc H¶i) Tèc ®é båi tô næi cao (cm/n¨m) 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 N ¨ m 1936 1944 1952 1960 1968 1976 1984 1992 2000 2008 Hình 7: Tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều Ngọc Hải 9 IV. THẢO LUẬN Sự thay ñổi của hoạt ñộ 210Pb quan sát thấy trong cột lỗ khoan trầm tích phản ánh sự thay ñổi về môi trường lắng ñọng trầm tích. Nguồn cung cấp trầm tích, các quá trình thuỷ văn và ñiều kiện ñịa hình là những yếu tố quyết ñịnh ñến tốc ñộ tích tụ khối lượng và ñộ nổi cao bãi triều. Bãi triều Bàng La có sự thay ñổi môi trường trầm tích mang tính chất từ từ của quy luật tự nhiên ít mang tính ñột ngột ảnh hưởng của hoạt ñộng nhân sinh. Dựa vào tốc ñộ bồi tụ nổi cao (hình 5) chúng tôi chia ra làm 4 giai ñoạn lắng ñọng trầm tích cơ bản. Giai ñoạn 1 diễn ra từ 1894 - 1952 biểu hiện bằng tốc ñộ bồi tụ nổi cao của bãi triều nhỏ (0,13 - 0,18 cm/năm); Giai ñoạn 2 từ 1952 - 1991, tốc ñộ bồi tụ nổi cao (0,27 - 0,48 cm/năm) trong giai ñoạn này có sự thay ñổi phức tạp không theo xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm tăng giảm về tốc ñộ bồi tụ nổi cao của bãi triều; Giai ñoạn 3 từ 1991 - 2005, tốc ñộ bồi tụ nổi cao tăng dần (0,56 - 1,18 cm/năm); Giai ñoạn 4 từ 2005 - 2008, tốc ñộ bồi tụ nổi cao có xu hướng giảm ñi (0,77 - 0,95 cm/năm) so với giai ñoạn 1991 - 2005. Bãi triều Ngọc Hải trên cơ sở tốc ñộ bồi tụ nổi cao (hình 7) chúng tôi chia ra ñược 4 giai ñoạn lắng ñọng trầm tích cơ bản. Giai ñoạn 1 từ 1935 - 1981, có tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều nhỏ (0,26 - 0,94 cm/năm); Giai ñoạn 2 từ 1981 - 1985, giai ñoạn này vừa ngắn lại mang tính chất ñột ngột do ảnh hưởng của hoạt ñộng ñắp ñập ðình Vũ, ñê ðường 14 diễn ra vào năm 1979 - 1981 (Trần ðức Thạnh và nnk, 1992) làm cho tốc ñộ bồi tụ nổi cao tăng ñột ngột (1,67 - 15,00 cm/năm); Giai ñoạn 3 từ 1985 - 1999, tốc ñộ bồi tụ nổi cao có sự ổn ñịnh (0,48 - 2,50 cm/năm); Giai ñoạn 4 từ 1999 - 2008, tốc ñộ bồi tụ nổi cao giảm dần (0,45 - 0,65 cm/năm). Các tài liệu ñược công bố trước ñó cũng ñã chỉ ra giai ñoạn 1991 - 2005 là bồi tụ ở bãi triều Bàng La diễn ra khá mạnh (Bùi Văn Vượng và ðinh Văn Huy, 2006). Khi ñộ cao của bãi triều ñã ñạt ñến ñộ cao nhất ñịnh thì tốc ñộ bồi tụ nổi cao lại giảm xuống ñiều ñó có thể giải thích thông qua thời gian ngập triều của vị trí ñược ngập nước ít, yếu tố ñộng lực khác của biển như sóng, dòng chảy tác ñộng ñến bãi triều thay ñổi. So sánh với các khu vực khác ở ven bờ Việt Nam, có thể thấy tốc ñộ bồi tụ nổi cao của các bãi triều Bàng La và Ngọc Hải lớn hơn với ñầm Tam Giang - Cầu Hai và thềm lục ñịa miền Trung Việt Nam, nhưng thấp hơn ở vùng cửa sông Ba Lạt. So sánh với một số nơi trên Thế giới thì tốc ñộ bồi tụ nổi cao của các bãi triều Bàng La và Ngọc Hải thấp hơn (bảng 1). 10 Bảng 1: So sánh tốc ñộ bồi tụ nổi cao của bãi triều với các thủy vực khác TT Khu vực Tốc ñộ bồi tụ nổi cao (cm/năm) Tác giả Ghi chú 1 Bàng La và Ngọc Hải 0,52 - 2,94 Trong nghiên cứu này Bãi triều ngoài rừng ngập mặn 2 Cửa sông Ba Lạt 0,70 - 3,00 Van Den Bergh G.D. et al., 2007b. ðáy có ñộ sâu 25 m. 0,18 - 0,24 Janssen-Steldera B.M. et al., 2002. Trong rừng ngập mặn. 3 ðầm Tam Giang - Cầu Hai 0,31 - 0,60 Albertazzi S. et al., 2007 ðầm phá có ñộ sâu 1,5 - 2,0 m 4 Thềm lục ñịa miền Trung Việt Nam 0,20 - 0,47 Witold Szczuciński et al., 2009 ðáy có ñộ sâu 20 - 134 m 5 Cửa sông Trường Giang, Trung Quốc 0,60 - 5,00 Taoyuan Wei et al., 2007 Bãi triều cao. 0,80 - 6,30 Phần dưới triều. 6 Các thủy vực của Malaysia 1,57 - 8,64 Theng L.T. et al., 2003 Vũng vịnh có ñộ sâu 5,0 - 35,1 m Hầu hết các kết quả quan trắc tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích ñều thấy về mùa mưa lớn hơn mùa khô. Tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích lớn nhất gặp trong rừng ngập mặn, ngoài rừng ngập mặn có tốc ñộ tích lũy khối lượng trầm tích nhỏ hơn. Sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp vật liệu trầm tích và tốc ñộ thể hiện khá rõ, các nghiên cứu trước cho thấy lưu lượng nước cung cấp cho các sông về mùa mưa chiếm ñến 80 % tổng lượng nước cung cấp cho dải ven bờ (Nguyễn Văn Cư, 2006). V. KẾT LUẬN Bãi triều Bàng La hiện có tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao ñộng trong khoảng 1,34 - 6,98 g/cm2/năm, trung bình 4,50 g/cm2/năm; về mùa mưa tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 0,07 - 13,76 g/cm2/năm, trung bình 7,06 11 g/cm2/năm. Bãi triều Ngọc Hải tốc ñộ tích tụ khối lượng trầm tích về mùa khô dao ñộng trong khoảng 1,82 - 6,84 g/cm2/năm, trung bình 4,03 g/cm2/năm; về mùa mưa tốc ñộ tích lũy khối lượng trầm tích dao ñộng trong khoảng 8,55 - 22,81 g/cm2/năm, trung bình 12,48 g/cm2/năm. Tốc ñộ bồi tụ nổi cao của bãi triều Bàng La dao ñộng trong khoảng 0,13 - 1,18 cm/năm (1894 - 2008), trung bình 0,52 cm/năm. Bãi triều Ngọc Hải có tốc ñộ bồi tụ nổi cao dao ñộng trong khoảng 0,26 - 15,00 cm/năm, trung bình 2,94 cm/năm. Các bãi triều Bàng La và Ngọc Hải ñã trải qua 4 giai ñoạn lắng ñọng trầm tích kể từ năm 1894 - 2008 ñối với bãi triều Bàng La và 1936 - 2008 ñối với bãi triều Ngọc Hải. Ảnh hưởng của con người qua việc ñắp ñập ðình Vũ, ñê ðường 14 ñược ghi nhận trong lỗ khoan ở bãi triều Ngọc Hải giai ñoạn 1981 - 1985 biểu hiện ở tốc ñộ bồi tụ nổi cao bãi triều tăng lên ñột biến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Albertazzi S., Bellucci L.G., Frignani M., Giuliani S., Romano S., Nguyen Huu Cu, 2007. 210Pb and 137Cs in sediment of Central Vietnam coastal lagoons: Tentative assessment of accumulation rate. Journal of Marine Science and Technology Supplement 1: 73-81. 2. Appleby P.G., Oldfield F., 1978. The caculation of 210Pb dates assuming a constant rate of supply of unsupported 210Pb to sediment. Catena 5: 1-8. 3. Appleby P.G., Oldfield F., 1992. Applications of 210Pb to sedimentation studies. In: Ivanovich M., Harmon R.S. (Eds.), Uranium Series Disequilibrium Application to the Earth. Clarendon Press, Oxford: 731-778. 4. Nguyễn Văn Cư, 2006. Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc bộ Việt Nam. NXB. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 5. Phan Son Hai, et al., 1999. Determination of Pb-210 in sediment and it’s application for estimation of dating sediments. Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, tập 4, số 4: 40-42. 6. Janssen-Steldera B.M. , P.G.E.F. Augustinusa, W.A.C. van Santena, 2002. Sedimentation in a coastal mangrove system, Red River Delta, Vietnam In: Johan C. Winterwerp, Cees Kranenburg (Eds.), Fine Sediment Dynamics in the Marine Environment Elsevier: 455-467. 12 7. Krishnaswami S., Lal D., Martin J.M., Meybeck M., 1971. Geochronology of lake sediments. Earth and Planet Science Letter Vol. 11: 407-414. 8. Trần ðình Lân, Trần ðức Thạnh, 1991. Hình thái, phân bố trầm tích và ñặc ñiểm bồi tụ bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập I, trang 33-39. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 9. Lisitzin A.P., 1986. Principles of geological mapping of marine sediments. Unesco Reports in Marine Science N.33: 1-111 10. ðặng Hoài Nhơn, 2008. Lắng ñọng trầm tích lơ lửng trên rạn san hô khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh. Báo cáo chuyên ñề. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển: 1-11. 11. Robbins J.A., 1978. Geochemiscal and geophysical applications of radioactive lead. In: Nkagru J. (Ed.), The Biogeochemistry of Lead in the Environment. Elsevier, The Netherlands: 285-393 12. Santen P.V, Augustinus P.G.E.F., Janssen-Steldera B.M., Quartel S., Trí N.H., 2007. Sedimentation in an estuarine mangrove system. Journal of Asian Earth Sciences, Vol. 29: 566-575. 13. Taoyuan Wei, Zhongyuan Chen, Lingyun Duan, Jiawei Gu, Yoshiki Saito, Weiguo Zhang, Yonghong Wangd and Yutaka Kanaie, 2007. Sedimentation rates in relation to sedimentary processes of the Yangtze Estuary, China Estuarine, Coastal and Shelf Science Vol. 71: 37-46. 14. Trần ðức Thạnh, Nguyễn ðức Cự, Nguyễn Chu Hồi, Trần ðình Lân, Nguyễn Thị Phương Hoa, ðinh Văn Huy, Phạm Văn Huấn, Vũ ðình Tiến, Phạm Thanh Thúy, Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Văn Vỵ, ðỗ Kim Xuân, 1992. ðiều tra khảo sát mức ñộ bồi tụ ñể ñánh giá tính khả thi của việc xây dựng bến cá Ngọc Hải. Báo cáo tổng kết ñề tài. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng. 15. Theng L.T., Ahmad Z., Mohamed C.A.R., 2003. Estimation of sedimentation rate using 210Pb and 210Po at the coastal water of Sabah, Malaysia. Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry Vol. 256: 115-120. 16. Nguyễn Quang Tuấn, Nguyễn Chu Hồi, 1999. Lắng ñọng trầm tích trên rạn san hô vùng ven biển Cát Bà-Hạ Long. Trong: ðặng Ngọc Thanh (chủ biên), Tuyển tập Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV. NXB. Thống kê, Hà Nội: 669- 707. 13 17. Van den Bergh G.D., Boer W., Schaapveld M.A.S., Duc D.M., van Weering Tj.C.E., 2007a. Recent sedimentation and sediment accumulation rates of the Ba Lat prodelta (Red River, Vietnam). Journal of Asian Earth Sciences Vol. 29: 545- 557. 18. Bùi Văn Vượng, ðinh Văn Huy, 2006. Nghiên cứu biến ñộng ñịa hình ven bờ tây nam ðồ Sơn. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập XII, trang 41-62. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 19. Witold Szczuciński, Karl Stattegger, Jan Scholten, 2009. Modern sediments and sediment accumulation rates on the narrow shelf off central Vietnam, South China Sea. Geo-Marine Letters Vol. 29: 47-59. SEDIMENTATION IN THE BANG LA AND NGOC HAI INTERTIDAL ZONES, HAI PHONG DANG HOAI NHON, PHAN SON HAI, HOANG THI CHIEN, NGUYEN THI KIM ANH, BUI VAN VUONG, NGUYEN NGOC ANH, PHAM HAI AN, VU MANH HUNG Summary: Sedimentation in the Bang La and Ngoc Hai intertidal zones was carried out to study by sedimentary traps and sediment cores. Accumulation rate of sediment calculated by traps in September, 2008 and April, 2009, chronology of sediment cores use 210Pb and CRS model for calculated. Sediments deposited in traps and surface sediments in intertidal zone are coarse aleurites (Md = 0.057 - 0.087 mm), fine aleurites muds (Md = 0.010 - 0.025 mm), aleuritic - pelitic muds (Md = 0.008 - 0.009 mm). In the Bang La intertidal zone, accumulation rate of sediments in rainy season was in a range from 0.07 - 13.76 g/cm2/year, in the dry season in a range from 1.34 - 6.98 g/cm2/year. In the Ngoc Hai intertidal zone, accumulation rate of sediments in rainy season was in a range from 8.55 - 22.81 g/cm2/year, in dry season in a range from 1.82 - 6.84 g/cm2/year. Sedimentation rate in the Bang La intertidal zone was in a range from 0.13 - 1.18 cm/year in period 1894 - 2008, in the Ngoc Hai intertidal zone was in a range from 0.13 - 15.00 cm/year in period 1935-2008. Sedimentation processes in intertidal zone is depend on vegetations and geomorphology, and the highest accumulation rate of sediments is in mangrove forest, lower accumulation rate of sediments is outside mangrove forest. Ngày nhận bài: 7 - 12 - 2010 Người nhận xét: PGS. TS. Trần ðức Thạnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf362_895_1_pb_9644_2079479.pdf
Tài liệu liên quan