Thứ hai, cách mạng 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm và sự phát triển
về mặt kinh tế mà còn làm nổi lên những vấn đề xã hội và bất bình đẳng. Vì vậy việc cần
có những chính sách và thiết lập quỹ hỗ trợ cho nguời lao động, đặc biệt là tầng lớp lao
động nghèo và lao động nữ, vốn là những tầng lớp lao động dễ bị tổn thương nhất trước
thời đại của kinh tế số để giúp đỡ những lao động này chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với
cách mạng 4.0 nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch vùng miền do ảnh
hưởng của cách mạng cuộc cách mạng này.
Thứ ba, cần làm tốt công tác phân tích và dự báo thị trường lao động. Cần nhận
diện được tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự thay đổi của cơ cấu lao động,
nhận diện được cụ thể các ngành nghề mới có nhu cầu sử dụng lao động và những ngành
nghề dần biến mất để chủ động lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp cho người lao
động, là cơ sở cho công tác phân luồng và định hướng cho hoạt động giáo dục đào tạo.
Cuối cùng, để có sự chuẩn bị tốt hơn cho cách mạng 4.0, cần làm tốt công tác tuyền
thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và cả xã hội
về tầm quan trọng của cách mạng 4.0 cũng như những tác động của nó đến tổng thể nền
kinh tế để mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp ý thức được, chủ động chuẩn bị cho mình
những điều kiện cần thiết và đáp ứng những đòi hỏi mới của thực tiễn.
16 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao động Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Những cơ hội và thách thức đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35
LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0: NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA
ThS. Đặng Thị Thanh Bình
Trường Đại học Thương Mại
Tóm tắt
Toàn cầu đang đứng trước sự thay đổi chưa từng có của kỷ nguyên công nghệ số.
Cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của các nền
kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức. Bài viết cung cấp một bức
tranh tổng thể về thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0,
nhận diện những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại cho thị trường
lao động của Việt Nam. Từ đó, tác giả cung cấp một số khuyến nghị chính sách giúp thị
trường lao động Việt Nam tận dụng những cơ hội và ứng phó tốt hơn với những thách
thức.
The world is facing unprecedented changes of the digital age. The industrial
revolution 4.0 has not only brought many positive effects to the development of an
economy but also posed many difficulties and challenges on countries. This article
provides an overview of the Vietnamese labor market in the context of the 4.0 revolution,
identifies the opportunities and challenges that the industrial revolution brings to the
labor market of Vietnam. Then, the author provides some policy recommendations that
help Vietnamese labor market take advantage of opportunities and better respond to
challenges.
Từ khoá: lao động, cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội và thách thức
1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc điểm của nó
1.1. Thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) lần đầu tiên được đề cập ở ở Hội chợ
Hannover, Đức nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp nhằm cải thiện ngành công
nghiệp truyền thống của nước này. Sau này, laus Schwab, người sáng lập và chủ tịch
điều hành Diễn đàn inh tế Thế Giới WEF đã đưa ta cách hiểu đơn giản về cách mạng
4.0 dựa trên sự phân biệt nó với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Cụ thể, cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỳ 18 với sự ra đời của động cơ
hơi nước và các nhà máy sản xuất sử dụng máy móc sử dụng động cơ thuỷ lực và hơi
nước. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai diễn ra vào đầu thế kỷ 20 với các dây chuyền
sản xuất hàng loạt và máy móc chạy bằng động cơ điện. Máy tính xuất hiện vào đầu
những năm 1970 cho phép một sự chuyển dịch từ việc sản xuất bằng máy móc một cách
cơ học sang ứng dụng công nghệ tự động hoá là cơ sở của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 3. Và cách mạng lần thứ tư là sự kết hợp của các công nghệ lại với nhau, làm mờ
ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
36
Hình 1: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử
Nguồn:
nghiep-va-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-a37527.html
Có thể hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại của kết nối sản xuất một cách
thông minh, nơi mà máy móc và các sản phẩm có thể tương tác với nhau tự động mà
không cần có sự vận hành của bàn tay con người (Bình, 2018).
1.2. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp 4.0
Trong cách mạng 4.0, các nhà máy thông minh sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Những nhà máy này sẽ được trang bị những bộ cảm biến và các hệ thống tự động, nơi mà
toàn bộ việc sản xuất các sản phẩm sẽ được số hoá và tự động hoá.
Các hệ thống không gian thực ảo (Cyber-physical Systems) sẽ được kết nối với
nhau. Theo đó việc sản xuất trong thế giới thực sẽ dựa trên những tính toán được tiến
hành trên không gian số hay không gian ảo. Những dữ liệu số sẽ được thu thập và khai
thác triệt để rồi phục vụ cho việc sản xuất trên không gian thực. Từ đó, việc sản xuất như
thế nào, sản xuất bao nhiêu, phân phối đến ai đều sẽ được tính toán tự động.
Quá trình kết nối trên không gian ảo được hỗ trợ rất lớn bởi các công nghệ số đang
phát triển mạnh gần đây cùng với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như điện toán
đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D,
công nghệ nano, công nghệ sinh học Đặc biệt, sự ra đời và sử dụng ngày càng nhiều
các thiết bị thông minh mà điển hình là điện thoại thông minh và mạng xã hội khiến việc
thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, sự phát triển của trí tuệ
nhân tạo khiến máy tính giờ đây không chỉ có khả năng tính toán mà còn có cả trí thông
minh như con người. Do vậy, quá trình tính toán và phân tích dữ liệu hoàn toàn có thể
được thực hiện bằng máy tính một cách tự động mà vẫn đảm bảo chính xác.
1.3. Phương pháp nghiên cứu của bài viết
Trong nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ số
liệu về lao động của tổng cục thống kê. Thêm vào đó, các dữ liệu điều tra của các tổ chức
quốc tế như World Economic Forum (WEF) cũng được sử dụng. Dữ liệu về lao động
Việt Nam được trình bày và phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả (chủ yếu dưới
dạng bảng, biểu đồ) nhằm thấy được đặc điểm và sự biến động của các tình hình lao động
theo thời gian.
37
Từ những phân tích về thực trạng lao động Việt Nam kết hợp với các công trình
nghiên cứu đã có liên quan đến lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả sử
dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp tư duy logic để nhận diện những
thời cơ và thách thức đối với lao động Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả khuyến nghị
những chính sách nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua những thách thức đặt ra đối với lao
động nước ta.
2. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0
2.1. Khái quát về tình hình lao động Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu lực lượng lao động dồi dào với gần 55 triệu lao
động. Đại bộ phận lao động của chúng ta là lao động trẻ. Lực lượng lao động nằm trong
độ tuổi từ 15 đến 49 hiện chiếm trên 73% lực lượng lao động, trong đó lao động từ 15
đến 24 tuổi chiếm gần 14% và lao động từ 25 đến 49 tuổi chiếm 60% (xem bảng 1). Cơ
cấu lao động Việt Nam hiện vẫn đang ở trong thời kỳ dân số vàng và chúng ta vẫn được
xem là quốc gia đang có lợi thế về số lượng lao động. Tuy nhiên chúng ta đang mất dần
đi lợi thế này khi chuẩn bị bước vào thời kỳ già hoá dân số. Lao động từ 50 tuổi trở lên
đang bắt đầu tăng nhanh từ mức 12,4% vào năm 2000 lên gấp hơn 2 lần, 26,7% vào năm
2017. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hoá dân số
trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. hi không có lợi thế về số lượng lao động nữa, chúng
ta phải dựa vào chất lượng của lao động.
Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam qua các năm phân theo nhóm tuổi
Cơ cấu(%)
Năm
Tổng số
(nghìn
người) 15 - 24 25 - 49 50+ 15 - 24 25 - 49 50+
2000 38.545,4 8.289,1 25.474,1 4.782,2 21,5 66,1 12,4
2002 40.716,0 8.776,8 26.783,9 5.155,3 21,6 65,7 12,7
2004 43.008,9 9.060,6 27.236,0 6.712,3 21,1 63,3 15,6
2006 46.238,7 9.727,4 29.447,7 7.063,6 21,0 63,7 15,3
2008 48.209,6 8.734,3 29.973,4 9.501,9 18,1 62,2 19,7
2010 50.392,9 9.245,4 30.939,2 10.208,3 18,3 61,4 20,3
2012 52.348,0 7.887,8 32.014,5 12.445,7 15,1 61,1 23,8
2014 53.748,0 7.585,2 32.081,0 14.081,8 14,1 59,7 26,2
2016 54.445,3 7.510,6 32.418,3 14.516,4 13,8 59,5 26,7
Sơ bộ
2017
54.823,8 7.581,1 32.599,2 14.643,5 13,8
59,5
26,7
Nguồn: GSO
38
Bảng 2: Lực lượng lao động Việt Nam phân theo giới tính và phân theo thành thị và
nông thôn
Tổng số Nam Nữ
Thành
thị
Nông
thôn
2005 42.774,9 21.926,4 20.848,5 10.689,1 32.085,8
2010 49.048,5 25.305,9 23.742,6 13.531,4 35.517,1
2015 52.840,0 27.216,7 25.623,3 16.374,8 36.465,2
2016 53.302,8 27.442,8 25.860,0 16.923,6 36.379,2
Sơ bộ
2017
53.703,4 27.813,7 25.889,7 17.116,7 36.586,7
Tỷ lệ
(%)
Tổng số Nam Nữ
Thành
thị
Nông
thôn
2005 100 51,3 48,7 25,0 75,0
2010 100 51,6 48,4 27,6 72,4
2015 100 51,5 48,5 31,0 69,0
2016 100 51,5 48,5 31,7 68,3
Sơ bộ
2017
100 51,8 48,2 31,9 68,1
Nguồn: GSO
Cơ cấu lao động về giới của Việt Nam hiện nay khá cân bằng với khoảng 48% lao
động nữ và 52% lao động là nam giới. Lao động làm việc ở khu vực nông thôn có giảm
nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số lao động, từ 75% trên tổng số lao động vào năm
2005 xuống còn 68,1% vào năm 2017 (xem bảng 2).
39
Hình 2: Cơ cấu lao động hiện đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2005 và
năm 2017
Nguồn: minh hoạ của tác giả dựa trên số liệu của GSO
Nếu nhìn vào bảng 3 và hình 2 có thể thấy đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc
trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo ngành diễn
ra rất chậm. Cụ thể là năm 2005, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ lần lượt là 55,1%, 17,6% và
27,1%. Tính đến năm 2017, tức là sau 12 năm; mặc dù đã có sự chuyển dịch lao động lao
động sang khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ (lao động trong hai ngành này
tăng lên tương ứng 25,7% và 34,1% trên tổng số lao động Việt Nam) nhưng lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn ở mức cao 40,2%.
40
Bảng 4: tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo của Việt Nam
Nguồn: GSO
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của chúng ta đạt thấp và chậm được cải thiện theo
thời gian. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tào chiếm 14,8% trên tổng số lao động.
Tính đến thời điểm năm 2016, ước tính cũng mới chỉ có trên 20% lao động đã qua đào
tạo (xem bảng 4). Bên cạnh đó có sự mất cân đối nhất định trong cơ cấu đào tạo, trong đó
tỷ lệ lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên tăng nhanh hơn so với các loại hình
đạo khác (lao động qua đào tạo có trình độ đại học trở lên tăng nhanh từ 5,5% vào năm
2009 lên 9% vào năm 2016) trong khi số lao động được đào tào dưới hình thức dạy nghề,
trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng tăng chậm hoặc tăng không đáng kể (lao động được
đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tương ứng từ 1,5%, 2,7%
và 4,8% vào năm 2009 lên 2,7%, 3,9% và 5% vào năm 2006). Sự mất cân đối không
những xảy ra đối với cơ cấu đào tạo mà còn tồn tại sự mất cân đối trong hệ thống các
trường đào tạo, mất cân đối về ngành nghề1. Nguồn nhân lực không được đào tạo tốt và
bố trí hợp lý khiến cho lao động không thể phát huy được hết vai trò và tiềm năng của nó
phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việt Nam hiện đang ở trong cảnh vừa thừa vừa
thiếu lao động, thừa lao động có tay nghề thấp nhưng lại thiếu lao động lành nghề.2 Trong
một báo cáo của mình, World Bank đã chỉ ra, hiện các doanh nghiệp gặp phải khó khăn
rất lớn trong việc tuyển dụng lao động do lao động không có đủ những kiến thức và kỹ
năng cần thiết và do sự thiếu hụt lao động ở một số ngành nghề (WB, 2013). Các doanh
nghiệp cũng đồng thuận về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém của lao động Việt
Nam là do hệ thống giáo dục và đào tạo. Hiện nay cũng như trong thời gian tới, doanh
nghiệp có nhu cầu cao đối với người lao động có những kỹ năng tổng hợp về cả tay nghề,
nhận thức và hành vi, đặc biệt là các kỹ năng như giao tiếp, teamwork, giải quyết vấn đề-
nhưng những kỹ năng hiện lao động Việt Nam đang rất yếu.
Vì lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ở nông thôn nên tỉ lệ thất
nghiệp ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất Đông Nam Á và thế giới nhưng tỷ lệ thiếu việc
làm lại khá cao do tính chất mùa vụ của nghề nông. Đây cũng là lí do khiến tỷ lệ thất
1
https://baomoi.com/co-cau-nen-giao-duc-dao-tao-mat-can-doi-nghiem-trong/c/6190777.epi
2
41
nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn so với ở nông thôn nhưng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu
vực nông thôn lại cao hơn so với thành thị (xem bảng 5). Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng
tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm đã giảm theo thời gian. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp
chung và tỷ lệ thiếu việc làm chung giảm tương ứng từ mức 2,38% và 4,65% năm 2008
xuống còn 2,24 % và 3,18%.
Bảng 5: Thất nghiệp của Việt Nam qua các năm phân theo thành thị và nông thôn
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn
Sơ bộ
2017 2,24 3,18 1,78 1,62 0,82 2,03
2016 2,30 3,23 1,84 1,66 0,73 2,12
2014 2,10 3,40 1,49 2,35 1,20 2,90
2012 1,96 3,21 1,39 2,74 1,56 3,27
2010 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26
2008 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Nguồn: GSO
Hình 3: Thất nghiệp phân theo trình độ, phân theo thành thị - nông thôn và thất
nghiệp của thanh niên trong năm 2017 và hai quý đầu năm 2018
Nguồn: GSO
Đáng chú ý là thất nghiệp của nhóm lao động trẻ, đặc biệt là thanh niên từ 15 đến
24 tuổi và nhóm lao động có trình độ đại học trở lên là rất cao (Hình 3). Tỷ lệ thất nghiệp
của bộ phận thanh niên hiện ở mức trên 7% so với mức thất nghiệp chung là 2,47%, cao
gấp gần 3 lần. Số người thất nghiệp có trình độ đại học hiện ở mức 126 nghìn người (tại
thời điểm quý 2 năm 2018), bằng tổng số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng và trung
cấp. Điều này phản ánh chất lượng của giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học còn
chưa tương xứng với nhu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng khi mà lao động được đào
tạo đại học – vốn được xem là những người có trình độ cao lại không thể tìm được việc
làm. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh sự bất hợp lí của cơ cấu đào tạo với đào tạo sự phát
triển tràn lan của giáo dục đại học những năm gần đây.
42
Do lao động chủ yếu làm việc ở khu vực nông thôn trong ngành nông nghiệp cộng
với trình độ lao động thấp nên năng suất lao động của Việt Nam đạt thấp. Từ số liệu mới
nhất của Tổng cục thống kê (bảng 6) có thể thấy rằng năng suất trung bình của Việt Nam
tính đến thời điểm năm 2017 mới chỉ ước đạt 93,2 triệu đồng (số liệu chưa điều chỉnh
theo giá so sánh của năm 2010). Năng suất của lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và
thuỷ sản đạt thấp kỷ lục, chỉ ở mức 35,6 triệu đồng (năm 2017), bằng gần 1/3 so với năng
suất lao động bình quân của tất cả các nhóm ngành.
Bảng 6: Năng suất lao động theo ngành kinh tế qua các năm
2005 2010 2015 2016
Sơ bộ
2017
TỔNG SỐ 21,4 44,0 79,4 84,5 93,2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7,5 16,3 30,6 32,9 35,6
Khai khoáng 346,6 742,2 1.695,6 1.548,5 1.775,4
Công nghiệp chế biến, chế tạo 34,2 42,0 71,0 72,4 82,4
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí 220,0 504,8 1.146,6 1.190,5 1.403,8
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải 37,3 94,6 179,9 171,2 193,9
ây dựng 26,9 42,7 66,5 66,5 71,3
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ khác 24,3 31,1 63,4 70,2 77,6
Vận tải, kho bãi 21,7 43,8 71,9 74,8 76,0
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 35,6 45,5 63,7 69,0 77,1
Thông tin và truyền thông 66,0 77,3 87,0 92,9 101,4
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm 257,3 457,8 631,1 660,7 712,4
Hoạt động kinh doanh bất động sản 3.232,2 1.300,0 1.284,7 1.273,9 1.061,0
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ 82,0 128,8 220,7 236,9 255,8
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 32,3 42,5 56,6 60,8 60,4
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc 13,7 35,2 66,9 73,7 79,6
Giáo dục và đào tạo 21,4 30,0 72,1 81,4 87,5
43
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 35,0 53,4 133,8 170,5 246,7
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 76,9 62,8 84,6 88,9 104,9
Hoạt động dịch vụ khác 17,9 50,0 90,0 94,7 102,1
Hoạt động làm thuê các công việc trong các
hộ gia đình, sản xuất sản phẩm, vật chất và
dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình 7,5 15,0 35,9 37,3 41,2
Nguồn: GSO
Đặc biệt, nếu điều chỉnh theo giá so sánh của năm 2010 thì thực tế thu nhập của người lao
động còn thấp hơn nữa với năng suất trung bình chỉ rơi vào khoảng 54 triệu đồng tức là
khoảng 2400 USD, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của nhiều
nước trong khu vực SE N. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện
thua Lào, Phillipines bằng khoảng 1/3 so với Thái Lan và chưa đến 1/20 so với thu nhập
bình quân đầu người của Singapore (xem hình 4).
Hình 4: GDP bình quân đầu người của Việt Nam và các nước Asean
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ,
thinh-vuong-20180226114113994p145c151.news
Đáng chú ý, năng suất cũng như thu nhập bình quân của người lao động tăng rất
cao ở một số ngành như công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt,
nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí – những ngành công nghiệp liên quan nhiều
đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngành dịch vụ kinh doanh bất động
sản nhưng lại rất thấp ngành công nghiệp chế biến chế tạo – vốn nên đóng vai trò trọng
tâm chiến lược công nghiệp hoá của một quốc gia đang phát triển (bảng 6).
Như vậy có thể khẳng định rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp thấp phản ánh số lượng
công việc được tạo ra là khá đầy đủ nhưng chất lượng của công việc lại chưa cao. Và
trình độ và kỹ năng của đa phần lao động ở mức thấp là lí do khiến thu nhập của người
lao động thấp.
44
2.2. Những cơ hội và thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0
2.2.1. Cơ hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội làm việc mới, hứa hẹn khả năng
gia tăng năng suất và nâng cao thu thập cho người lao động. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có lợi thế về số lượng lao động trẻ và lao
động giá rẻ. Cách mạng 4.0 có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp
truyền thống sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển sang các quốc gia đang phát
triển trong đó có Việt Nam ( ergroach, 2017). Nếu như xu hướng chuyển dịch này là rõ
ràng thì Việt Nam thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam sẽ không ở mức quá cao. Tuy nhiên
lợi thế về lao động giá rẻ sẽ mất dần đi khi chúng ta dân số dần bị già hoá. Do vậy về mặt
dài hạn, tăng trưởng cần dựa vào sự gia tăng của chất lượng lao động.
Thứ hai, nhiều nhà phân tích cho rằng những cơ hội việc làm mới sẽ được tạo ra
trong cách mạng 4.0. Đặc biệt nhu cầu đối với những lao động có khả năng kết hợp giữa
máy móc với những kiến thức về kỹ thuật điện tử, điều khiển và thông tin hay chính là
kiến thức STEM (Tomá Volek; Martina Novotná, 2017). Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra
những thay đổi trong cơ cấu lao động giữa các ngành mà ở đó chúng ta có thể kỳ vọng
nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống sẽ giảm đi
trong khi nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ có sự tăng lên. Sự tăng lên của cầu lao
động trong những ngành dịch hứa hẹn sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra áp lực và đồng thời là cơ hội để lao động
phải Việt Nam không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng cũng như tạo áp lực đổi mới lên
hệ thống giáo dục đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong thời kỳ mới.
Những cơ hội việc làm mới được tạo ra đòi hỏi người lao động phải có trình độ và kỹ
năng tương ứng như các kỹ năng giải quyết vấn đề, teamwork, giao tiếp, công nghệ thông
tinlà những kỹ năng mà đại bộ phận lao động Việt Nam đang thiếu và yếu. Để đáp ứng
được những yêu cầu công việc mới đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người lao động và đặc
biệt sự đổi mới và phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo.
Thứ tư, năng suất lao động trong cách mạng 4.0 có xu hướng được cải thiện do
việc giảm nhu cầu sử dụng lao động là con người mà thay bằng máy móc và robots. Với
công nghệ phát triển, các nhà máy sản xuất có thể tránh được những lỗi phát sinh bởi
máy móc do có khả năng phân tích và dự đoán trước các lỗi kỹ thuật. Hiệu quả sản xuất
có thể sẽ được cải thiện nhanh hơn do các dịch vụ kho vận được nâng cấp, giảm tiêu hao
năng lượng và sử dụng nguyên liệu, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp
trong khi doanh thu có xu hướng tăng do đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng. Người lao động lúc này được sử dụng một cách hiệu quả hơn và chỉ cho những
công việc mà thực sự đòi hỏi sự có mặt của con người. Năng suất của người lao động
tăng lên tạo cơ hội để Việt Nam tạo ra những đột phá trong cải thiện tiền lương và thu
nhập cho người lao động.
Như vậy nếu Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế này do cách mạng
công nghiệp 4.0 mang lại thì đó sẽ là cú huých rất lớn giúp người lao động có được
những công việc làm tốt hơn, giúp cải thiện năng suất và thu nhập của họ.
2.2.2. Thách thức
45
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều thách thức đối với các quốc gia nói
chung và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng.
Một là, thiếu hụt lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp.
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam vẫn là nước có lợi thế về số lượng lao động,
nhưng chất lượng lao động thấp đang là vấn đề báo động đối với nước ta. Do vậy, thách
thức lớn nhất đặt ra cho chúng ta là thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ. Trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty sẽ gia gia tăng nhu cầu sử dụng lao động có trình
độ và thay thế dần giữa sử dụng giữa lao động và vốn. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng
lao động vẫn là cần thiết nhưng vai trò của người lao động sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp
sẽ có nhu cầu nhiều hơn với những lao động có khả năng tích hợp các kiến thức về công
nghệ, tự động hoá, thông tin và những kỹ năng mềm quan trọng như teamwork, giao tiếp,
giải quyết vấn đề, kỹ năng về công nghệ thông tin trong khi lại cắt giảm nhu cầu đối với
các lao động giản đơn.
Hai là, thách thức trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và
thu nhập cho người lao động.
Hiện có khoảng 40% lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
với năng suất lao động cực thấp. Trong cuộc cách mạng 4.0, một số ngành nghề sử dụng
lao động giản đơn sẽ không còn nhưng những ngành nghề mới đòi hỏi lao động có trình
độ sẽ ra đời. Trong nông nghiệp, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
sẽ góp phần tăng suất, sản lượng, giảm số giờ lao động của lao động nông nghiệp. Nhưng
để có thể thực sự tạo ra sự cải thiện đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, một mặt nó đòi
hỏi người nông dân phải có những kỹ năng tay nghề mới, mặt khác lao động nông
nghiệp, nông thôn cần có sự chuẩn bị về trình độ và kỹ năng để có thể chuyển dịch thành
công từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành sản xuất,
lao động giản đơn trong ngành dệt may, giày da và trong ngành điện tử có khả năng rất
lớn sẽ bị thay thế khi máy móc, công nghệ và tự động hoá diễn ra trên quy mô rộng (IL ,
2018). Do đó, để có thể đáp ứng được với yêu cầu của công việc trong tình hình mới đòi
hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, như đã chỉ
ra ở trên, lao động của chúng ta đa phần là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, các kỹ
năng cứng mà mềm cũng thiếu và yếu, vậy nên bài toán chuyển dịch cơ cấu lao động,
tăng năng suất và thu nhập trở thành một bài toán không đơn giản.
Ba là, thách thức trong việc gia tăng bất bình đẳng giữa các tầng lớp lao động.
Bất bình đẳng nổi lên giữa các tầng lớp lao động do cơ cấu lao động thay đổi và
những bộ phận lao động kém thích nghi với công nghệ mới sẽ bị đào thải. Bất bất bình
đẳng vì thế tăng lên giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông
thôn ( oltán Ra nai; István ocsis, 2017). Những nhóm lao động nghèo sẽ là những
người bị ảnh hưởng rất nhiều trong bối cảnh của công nghệ số. Cách mạng 4.0 cũng có
thể khiến bất bình đẳng về giới tăng lên do phụ nữ vẫn thường được xem là kém thích
ứng với sự thay đổi của công nghệ hơn là nam giới. Với tỷ lệ 48% lao động là nữ như
hiện nay cho thấy nếu không có những chính sách chuẩn bị và hỗ trợ cho lao động nữ
trong bối cảnh công nghệ thì bộ phận lao động này có khả năng bị tổn thương rất lớn.
Bốn là, thách thức đặt ra đối với hệ thống giáo dục đào tạo.
46
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công của Việt
Nam trong bối cảnh của cách mạng 4.0. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khâu
đột phá là đổi mới và nâng cao giáo dục và đào tạo. Nhưng vấn đề đặt ra cho Việt Nam là
nền giáo dục đào tạo của chúng ta còn ở trình độ thấp và chậm được đổi mới. Mặc dù
công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà đã được tiến hành từ khá lâu nhưng chưa đạt được
những thành tựu khả quan. Hiện vẫn còn rất nhiều khoảng trống và bất cập trong hệ
thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Bằng chứng là mặc dù nhu cầu với lao động,
đặc biệt là lao động trình độ cao là rất cao nhưng các doanh nghiệp lại không thể tìm
được những người lao động tốt và đáp ứng được nhu cầu của công việc. Trong khi đó có
một thực tế là tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là thất nghiệp của đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao lại ở mức cao (đã phân tích ở trên). Điều này cho thấy khoảng
cách giữa đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học với nhu cầu xã hội là rất lớn. hông chỉ
chất lượng đào tạo thấp, hiện còn tồn tại sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chung, cơ cấu
đào tạo theo ngành cũng như sự thiếu hụt lao động ở một số ngành mà thị trường lao
động đang có nhu cầu.
Đặc biệt, một trong những đặc thù của cách mạng 4.0 là kết nối và chia sẻ dữ liệu.
Do vậy việc giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy kỹ sư phải có khả năng tích hợp được nhiều
kiến thức bằng phương pháp STEM. Nhưng trong số 350 trường đại học ở Việt Nam, chỉ
có 12 trường có nhóm giảng viên được trang bị kiến thức giảng dạy bằng phương pháp
STEM.
3
Trong bố cảnh mới đòi hỏi người lao động không chỉ có được năng lực phối hợp,
tổ chức tốt các công việc và còn phải có được những kỹ năng phối hợp với nhau và có
được tư duy đổi mới sáng tạo mới có thể thích ứng tốt với những yêu cầu của công việc.
Điều này đòi hỏi phải có những quan điểm về giáo dục và đào tạo mới: đó là liên tục, mở
và mang tính khai phóng. Cách tiếp cận của chúng ta đối với quan điểm giáo dục này còn
hạn chế.
Năm là, Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đáng kể nào trước thời đại của công nghệ
số.
Tại hội nghị Industry 4.0 Summit and Expo 2018 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 13
tháng 7 năm nay, thủ tướng Việt Nam Nguyễn uân Phúc khẳng định Việt Nam đã sẵn
sàng đón nhận những thách thức của cuộc cách mạng 4.0 và tận dụng những cơ hội mà
nó mang lại.4 Theo số liệu từ cuộc điều tra khảo sát do Vietnam ICT Summit thực hiện
thì có 35,2% các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp và IT và trong lĩnh vực ngân hàng.5 Tuy nhiên, theo
3
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=fals
e&showHeader=false&dDocName=SBV344991&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=5426414234
533406#%40%3F_afrLoop%3D5426414234533406%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV34499
1%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26
_adf.ctrl-state%3D1b198zr0en_9
4
https://english.vietnamnet.vn/fms/science-it/204115/with-resolve--vietnam-ready-to-move-forward-in-industry-
4-0--pm-says.html
5
https://congnghe.tuoitre.vn/35-doanh-nghiepto-chuc-viet-nam-san-sang-cho-cach-mang-cong-nghiep-40-
20170906193129393.htm
47
đánh giá của các tổ chức quốc tế Việt Nam lại chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc
cách mạng này.
Theo báo cáo mới nhất của diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá sự sẵn sàng của các
quốc gia trước tương lai của nền sản xuất thế giới thì Việt Nam nằm trong các quốc gia
“Nascent countries”, tức là thuộc nhóm các quốc gia sơ khai, đứng ở thứ hạng cuối cùng
và chưa có chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng này. Theo đó, trong số 100 quốc gia được
đánh giá, Việt Nam đứng thứ 48 về chỉ số cơ cấu sản xuất và đứng thứ 53 về chỉ số các
nhân tố dẫn dắt sản xuất có khoảng cách rất xa với Malaysia (lần luợt xếp thứ 20 và 22 về
hai chỉ số này) và Thái Lan (xếp thứ 12 và 35).
Bảng 7: Đánh giá sự sẵn sàng của một số quốc gia đối với tương lai của nền sản xuất
thế giới
Nhóm quốc gia Tên quốc gia Chỉ số cấu trúc
sản xuất
Chỉ số các yếu tố
dẫn dắt sản xuất
Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng
Leading countries
Trung Quốc 8,25 5 6,14 25
Malaysia 6,81 20 6,51 21
Singapore 7,28 11 7,96 2
Legacy countries
Ấn Độ 5,99 30 5,24 44
Phillipines 6,12 28 4,51 66
Thái Lan 7,13 12 5,45 35
High potential
countries
HongKong 4,52 58 7,45 8
Qatar 3,89 72 5,96 29
Nascent Countries Việt Nam 4,96 48 4,93 53
Nguồn: (WEF, 2018)
Đáng chú ý là trong các tiêu chí để đánh giá các nhân tố dẫn dắt sản xuất, các yếu
tố liên quan đến đổi mới sáng tạo và công nghệ sáng tạo chiếm một tỷ trọng lớn cho thấy
năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn ở mức thấp (WEF, 2018). Điều này là một
trở ngại không nhỏ cho chúng ta khi bước vào cuộc cách mạng 4.0. Tuy vậy, cũng có thể
thấy rằng tuy Việt Nam nằm trong các nhóm nước được xếp hạng ở vị trí cuối cùng về
mức độ sẵn sàng nhưng vị trí của chúng ta đang khá gần với nhóm nước tiềm năng. Do
vậy, trong thời gian tới nếu Việt Nam có những chiến lược đúng đắn, chúng ta có nhiều
cơ hội cải thiện năng lực đổi mới và sẵn sàng hơn trước kỷ nguyên số.
48
Hình 5: Đánh giá sự sẵn sàng của một số quốc gia đối với tương lai của nền sản xuất
thế giới
Nguồn: minh hoạ của tác giả dựa trên số liệu của WEF
3. Một số khuyến nghị
Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động Việt Nam, những cơ hội và thách thức của
cách mạng 4.0 đối với lao động, tác giả đề xuất một số khuyến nghị giúp lao động nước
ta tận dụng được những cơ hội và vượt qua những thách thức đặt ra như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới giáo dục và nâng
cao chất lượng đào tạo là khâu then chốt. Để làm tốt nội dung này cần tập trung vào một
số điểm sau:
- Cần cơ cấu lại hệ thống đào tạo để đảm bảo cân đối giữa các hình thức đào tạo
(như đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề), các ngành nghề đào tạo,
trú trọng vào đào tạo những ngành nghề mà xã hội, các doanh nghiệp đang có nhu
cầu.
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo trong đó trú trọng cập nhật những
chương trình đào tạo về STEM, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, an ninh, an
toàn thông tin...Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực khoa học tự nhiên
và công nghệ thông tin nên đào tạo về STEM là một hướng đi tốt để chúng ta tận
dụng những lợi thế của mình.
- Tiếp cận và thay đổi quan điểm giáo dục từ truyền thống sang hệ thống giáo dục
mở và mang tính khai phóng. Đào tạo cần linh hoạt, có tính liên ngành, trú trọng
trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức mà còn trang bị năng lực nhận thức, tư
duy và các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp trong đó có giao tiếp bằng
tiếng anh, teamwork, giải quyết vấn đề.
- Đào tạo cần gắn với nhu cầu xã hội, tạo ra kết nối giữa các cơ sở giáo dục đào tạo
với các doanh nghiệp. Để liên kết thành công, trước hết cần nâng cao nhận thức
của các trường đại học và các doanh nghiệp để họ thấy được ý nghĩa và tầm quan
trọng của quá trình liên kết, từ đó chủ động liên kết với nhau. Nhờ có liên kết, sinh
viên được học tập ở môi trường mang tính thực tiễn cao hơn, các doanh nghiệp có
thể bộc lộ rõ nhu cầu của mình đối với các sản phẩm đào tạo để đặt hàng nhà
trường cũng như tham gia đóng góp trực tiếp quá trình đào tạo. Có như vậy thì
49
nguồn nhân lực tương lai mới phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, doanh
nghiệp không phải mất nhiều chi phí để đào tạo lại.
- Nghiên cứu chính sách đào tạo lao động cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn để chuyển dịch cơ cấu
lao động thành công và cải thiện thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
- huyến khích đổi mới sáng tạo thông qua xây dựng các trung tâm đổi mới sáng
tạo trực thuộc các trường đại học gắn chặt chặt với môi trường kinh doanh, hỗ trợ
các ý tưởng khởi nghiệp và nghiên cứu triển khai. Cần có chính sách huy động
nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần và mạo hiểm để đầu tư vào các hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo.
Thứ hai, cách mạng 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm và sự phát triển
về mặt kinh tế mà còn làm nổi lên những vấn đề xã hội và bất bình đẳng. Vì vậy việc cần
có những chính sách và thiết lập quỹ hỗ trợ cho nguời lao động, đặc biệt là tầng lớp lao
động nghèo và lao động nữ, vốn là những tầng lớp lao động dễ bị tổn thương nhất trước
thời đại của kinh tế số để giúp đỡ những lao động này chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với
cách mạng 4.0 nhằm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng và chênh lệch vùng miền do ảnh
hưởng của cách mạng cuộc cách mạng này.
Thứ ba, cần làm tốt công tác phân tích và dự báo thị trường lao động. Cần nhận
diện được tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự thay đổi của cơ cấu lao động,
nhận diện được cụ thể các ngành nghề mới có nhu cầu sử dụng lao động và những ngành
nghề dần biến mất để chủ động lập kế hoạch, định hướng nghề nghiệp cho người lao
động, là cơ sở cho công tác phân luồng và định hướng cho hoạt động giáo dục đào tạo.
Cuối cùng, để có sự chuẩn bị tốt hơn cho cách mạng 4.0, cần làm tốt công tác tuyền
thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và cả xã hội
về tầm quan trọng của cách mạng 4.0 cũng như những tác động của nó đến tổng thể nền
kinh tế để mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp ý thức được, chủ động chuẩn bị cho mình
những điều kiện cần thiết và đáp ứng những đòi hỏi mới của thực tiễn.
Kết luận
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là một xu thế tất yếu của nhân loại. Bên cạnh
những cơ hội rất lớn mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại thì nó cũng đặt ra không ít những
thách thức cho thị trường lao động các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Thiết
nghĩ, cách tốt nhất để ứng phó với những biến đổi trong thời đại mới đó là mỗi lao động,
mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở đào tạo và Chính Phủ Việt Nam cần chủ động chuẩn bị và
nỗ lực hết mình nhằm đón nhận những thời cơ và vượt qua những thách thức. Nếu không
chúng ta có thể sẽ đứng nguy cơ tụt hậu nhanh hơn và xa hơn bao giờ hết.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình, Đ. T. (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0: Những thách thức đặt ra cho các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phát triển kinh tế địa phương: Cơ hội, thách
thức và định hướng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp
4.0. Hà Nội: Đại học inh tế quốc dân.
2. Kergroach, S. (2017). Industry 4.0: New Challenges and Opportunities for the Labour
Market. Foresight and STI Governance, vol. 11(4), 6-8.
3. WB. (2013). Vietnam development report 2014. WB.
4. Tomás Volek; Martina Novotná. (2017). L B UR M R ET IN THE C NTE T
OF INDUSTRY 4.0 . The 11th International Days of Statistics and Economics, (pp.
1790-1799).
5. oltán Ra nai; István ocsis. (2017). Labor Market Risks of Industry 4.0,
Digitization, Robots and AI. SISY 2017 • IEEE 15th International Symposium on
Intelligent Systems and Informatics , (pp. 343-346). Subotica, Serbia.
6. WEF. (2018). Readiness for the Future of Production Report 2018 .
7. ILO. (2018). INDUSTRIAL REVOLUTION (IR) 4.0 IN VIET NAM: WHAT DOES IT
MEAN FOR THE LABOUR MARKET? Viet Nam Country Brief .
8. Website: https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lao_dong_viet_nam_trong_boi_canh_cach_mang_cong_nghiep_4_0_n.pdf