Lập danh mục đầu tư các cổ phiếu ngành bất động sản trên thị trường Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư có thể là các cá nhân hay các tổ chức, và họ tham gia vào thị trường theo những cách tiếp cận khác nhau. Nhiều nhà đầu tư ưa thích rủi ro, nhiều nhà đầu tư e ngại rủi ro, có nhà đầu tư thụ động và chủ động. Tuy nhiên tất cả các nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức đều với một mục tiêu là thu được lợi nhuận cao và với mức rủi ro thấp nhất. Trong thời gian hiện nay, với sự biến động của thị trường thì việc đầu tư cổ phiếu khá nhiều rủi ro. Vì vậy việc thiết lập một danh mục chứng khoán đầu tư là rất quan trọng. Mục đích củc việc đầu tư theo danh mục là giảm thiểu rủi ro bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Dựa trên cơ sở các tài sản đầu tư, nhà đầu tư lập một danh mục đầu tư bao gồm các tài sản khác nhau. Trên nguyên tắc là “không bỏ trứng vào một giỏ”, các nhà đầu tư tạo ra một danh mục có rủi ro thấp nhất, đó là rủi ro của thị trường (rủi ro hệ thống). Khi đó, nhà đầu tư vẫn đạt được ở tại mức lợi nhuận kỳ vọng. Vì vậy, nhà đầu tư luôn cố gắng tạo ra một danh mục tối ưu. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay đã mang đế cho thị trường bất động sản một vị thế mới, một diện mạo mới. Chính vì vậy mà trên thị trường chứng khoán hiện nay thì các cổ phiếu của ngành bất động sản đang khá được quan tâm và đầu tư với những tên tuổi có thương hiệu của các công ty bất động sản mạnh. Tuy nhiên với sự biến động chung của thì trường thì cổ phiếu bất động sản là loại cổ phiếu ”nhạy cảm” đầu tư vào các loại chứng khoán các công ty ngành bất động sản cũng mang lại nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Tầm quan trọng đối với lập và quản lý danh mục đầu tư đối với nhà đầu tư chính là bí quyết để thành công. Vì vậy mà qua thời gian thực tập tại Công ty Chứng khoán APEC, và những thông tin tìm hiểu thêm cùng sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Dong em đã chọn đề tài “ Lập danh mục đầu tư các cổ phiếu ngành bất động sản trên thị trường Việt Nam” Chuyên đề gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán và danh mục đầu tư chứng khoán và lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư. Chương này bao gồm các kiến thức tổng quan về chứng khoán, thị trường chứng khoán, các kiến thức về đầu tư chứng khoán và lý thuyết xây dựng danh mục đầu tư Chương 2: Phân tích các chỉ số tài chính của các công ty trong danh mục đầu tư. Chương này bao gồm tóm tắt các chỉ số tài chính của các công ty, bảng số liệu các chỉ số tài chính đã được tính toán cho các công ty trong năm 2007. Chương 3: Xây dựng danh mục đầu tư của ngành bất động sản. Trong chương này em thực hiện xây dựng danh mục đầu tư cho cổ phiếu ngành Bất động sản. Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Dong đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ. Và trong thời gian thực tập qua, nhờ sự giúp đỡ của các anh chị cô chú trong Công ty chứng khoán APEC, em đã tìm hiểu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư thực tế của Công ty. Từ đó, em có cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài này. Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú trong Công ty đã giúp đỡ em. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3 I. Tổng quan về thị trường chứng khoán 3 1. Khái niệm thì trường chứng khoán 3 2. Chức năng của thị trường chứng khoán và phân loại thị trường 5 2.1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán 5 2.2. Phân loại thị trường 5 2.2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn 5 2.2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường 5 2.2.3. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường 6 3. Hàng hóa của thị trường chứng khoán 7 3.1. Cổ phiếu 7 3.2. Trái phiếu 7 3.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư 8 3.4. Chứng khoán có thể chuyển đổi 8 3.5. Các loại chứng khoán phái sinh 8 4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 9 4.1. Nhà phát hành 9 4.2. Nhà đầu tư 9 4.3. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán 9 4.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 10 5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản 10 5.1. Nguyên tắc công khai 10 5.2. Nguyên tắc trung gian 10 5.3. Nguyên tắc đấu giá 10 II. Phân tích chứng khoán 11 1. Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán 11 1.1. Môi trường chính trị - xã hội và pháp luật 11 1.2. Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô 11 1.3. Dự đoán tình hình kinh tế và xu hướng thị trường 13 2. Phân tích ngành. 14 3. Phân tích công ty 14 3.1. Phân tích báo cáo tài chính công ty 14 3.1.1. Báo cáo tài chính 14 3.1.2. Hệ số tài chính 15 3.2. Phân tích rủi ro 15 3.2.1 Rủi ro kinh doanh 15 3.2.2 Rủi ro tài chính 16 3.3. Phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty 16 3.3.1. Tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng 16 3.3.2. Các nhân tố quyết định tăng trưởng 17 III. Lý thuyết về lập và quản lý danh mục đầu tư 18 1. Lý thuyết về danh mục đầu tư 18 1.1. Khái niệm 18 1.2. Đặc điểm của danh mục đầu tư chứng khoán 18 2. Đầu tư chứng khoán bằng danh mục đầu tư 20 2.1. Xác định tài sản đầu tư 20 2.2. Quyết định quy mô đầu tư 22 2.3. Quản lý danh mục đầu tư 23 2.4. Sự cần thiết của đầu tư chứng khoán theo danh mục 24 2.4.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân 24 2.4.2. Đối với nhà đầu tư là các tổ chức kinh doanh chứng khoán 25 3. Các lý thuyết về xác định danh mục đầu tư 26 3.1. Các lý thuyết cơ bản áp dụng trong việc xác định danh mục đầu tư 26 3.1.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả - EMH (Efficient Market Hypothesis) 26 3.1.2. Rủi ro của nhà đầu tư, rủi ro của danh mục đầu tư và phân tán rủi ro trong đa dạng hóa danh mục đầu tư 27 3.1.3. Nguyên lý đa dạng hóa danh mục đầu tư 29 3.2. Các mô hình xác định danh mục đầu tư 31 3.2.1. Lý thuyết cơ bản xác định danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz 31 3.2.1.1. Xác định biên hiệu quả 33 3.2.1.2. Biên hiệu quả 34 3.2.2. Mô hình định giá tài sản vốn ( CAPM) 36 3.2.2.1. Những giả thuyết kinh tế cho thị trường vốn 37 3.2.2.2. Danh mục thị trường ( Market Porfolio) 38 3.2.2.3. Mô hình CAPM 39 3.2.3. Mô hình chỉ số đơn ( mô hình chỉ số thị trường) – SIM 44 3.2.3.1.Các giả thuyết của mô hình chỉ số đơn 45 3.2.3.2. Mô hình SIM 46 3.2.3.3. Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục đầu tư 48 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔN TY TRONG DANH MỤC ĐỀ RA 52 I. Một số hệ số tài chính dùng trong phân tích chứng khoán 52 1.1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán 54 1.2. Nhóm hệ số hoạt động 55 1.3. Nhóm hệ số nợ của công ty 55 1.4. Chỉ số P/E 56 1.5. Chỉ số EPS 57 1.6. Chỉ số thu nhập 58 II.Tính toán các chỉ tiêu tài chính của các công ty 59 1. Giới thiệu về thị trường cổ phiếu ngành bất động sản 59 2. Chỉ số tài chính của các công ty trong danh mục 61 CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH DANH MỤC TỐI ƯU CỦA CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN 67 KẾT LUẬN 73

docx85 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập danh mục đầu tư các cổ phiếu ngành bất động sản trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
danh mục P là danh mục khả thi thì danh mục đó phải được định giá sao cho P phải nằm trên đường CML. Tuy nhiên trong thực tế, nếu có danh mục Q, tài sản i nào đó phi hiệu quả, có giá trên thị trường. Trong trường hợp này giá danh mục Q và tài sản i được xác định : Đây chính là chênh lệch lợi suất so với lợi suất phi rủi ro của danh mục Q bất kỳ. * Ý nghĩa của CAPM - SML được coi là một tiêu chí chuẩn mực để đánh giá một phương án đầu tư. Với việc chấp nhận một độ rủi ro nhất định đối với một phương án đầu tư ( được đo bằng hệ số bêta), SML cho chúng ta biết lợi nhuận thu được của phương án đầu tư đó phải là bao nhiêu mới có thể bù đắp được rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu. - Xuất phát từ ý nghĩa của đường SML, tất cả các chứng khoán nếu được định giá chính xác nhất thiết phải nằm trên đường SML. Với những điểm nằm phía trên hoặc dưới đường SML đều biểu hiện tình trạng giá không phản ánh đúng với giá trị cân bằng trên thị trường. Nếu là điểm nằm phía trên đường SML, chứng khoán đó được định giá thấp hơn giá trị thực sự của chúng. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên mua loại chứng khoán đó. Ngược lại, nếu điểm đó nằm dưới đường SML, không nên mua loại chứng khoán này vì giá của chúng cao hơn giá trị thực sự của chúng. Hệ số của tài sản hay của danh mục biểu thị sự chênh lệch giữa lợi suất thực hiện và lợi suất kỳ vọng ( lợi suất mong đợi) của tài sản hay của danh mục. : lợi suất thực hiện của tài sản i : lợi suất thực hiện của danh mục P Định nghĩa: Từ mô hình CAPM suy ra: Trong đó: : chênh lệch lợi suất thực hiện : chênh lệch lợi suất thị trường : phần bù rủi ro Dễ dàng chứng minh được : Các nhà quản lý danh mục có thể sử dụng hệ số của danh mục hoặc tài sản để đánh giá việc thực hiện ( hay thực thi) danh mục. Nếu tài sản i định giá đúng thì Nếu: : tài sản i đang được định giá thấp : tài sản i đang được định giá cao Nếu hệ số càng lớn thì việc thực thi danh mục càng có hiệu quả. Một ý nghĩa khác của CAPM là vai trò của nó trong việc ra quyết định đầu tư vốn. Đối với các công ty đang chuẩn bị cho một dự án đầu tư mới, CAPM đưa ra một mức lợi suất yêu cầu phải đạt đựơc cho dự án đầu tư trên cơ sở những thông số của hệ số bêta được các nhà đầu tư chấp thuận. Như vậy, đối với các phương án đầu tư khác nhau, CAPM sẽ quyết định phương án nào tối ưu nhất để lựa chọn. * So sánh giữa SML và CML : CML thể hiện mối tương quan giữa lợi suất với rủi ro của những danh mục tổng thể hiệu quả (danh mục biết kết hợp đầu tư chứng khoán phi rủi ro với danh mục đầu tư thị trường). SML thể hiện mối quan hệ hàm bậc nhất giữa lợi suất và rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ. Cần nhắc lại rằng để đo độ rủi ro của từng chứng khoán riêng lẻ trong danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa toàn diện thì không dùng độ lệch chuẩn ( rủi ro tổng thể ) của chứng khoán đó mà dùng mức độ đóng góp của chứng khoán nào đó mà dùng mức độ đóng góp này là hệ số bêta (). Rõ ràng CML chỉ áp dụng đối với các danh mục tổng thể, còn SML được áp dụng cho cả danh mục và cho từng chứng khoán riêng biệt. Vậy, Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là một học thuyết kinh tế mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất ước tính. Nói một cách khác, đây là mô hình định giá cho những chứng khoán có nguy cơ rủi ro. CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư vì chúng không thể loại bỏ được bằng biện pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều đặc biệt, CAPM cho biết lợi suất ước tính của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư được xác định bằng lợi suất của chứng khoán không có rủi ro cộng với một phụ phí bù đắp rủi ro. Trong mô hình CAPM, phụ phí rủi ro được tính toán bằng cách nhân mức độ rủi ro () với giá thị trường của rủi ro đó (). Hệ số b của một chứng khoán hoặc một danh mục đầu tư là một chỉ số rủi ro hệ thống của tài sản đó và được xác định bằng phương pháp thống kê. Hệ số b được tính toán dựa trên số liệu quá khứ về lợi suất đầu tư của chứng khoán đó và lợi suất của danh mục thị trường. 3.2.3. Mô hình chỉ số đơn ( mô hình chỉ số thị trường) – SIM Như chúng ta đã biết, lý thuyết CAPM xây dựng trên cơ sở các giả thiết và rất nhiều các giả thiết này không thực tế, đó là chưa nói đến khối lượng tính toán các yếu tố đầu vào rất phức tạp. Đó chính là khuyết điểm của lý thuyết này, làm ảnh hưởng lớn đến tính áp dụng của CAPM. Để khắc phục những khuyết điểm này trong khi vẫn tận dụng được các giá trị cơ bản của lý thuyết CAPM trong đầu tư trên thị trường chứng khoán, các nhà nghiên cứu đã xây dựng thêm rất nhiều lý thuyết mới gắn với thực tiễn hơn. Mô hình chỉ số đơn (Single Index Model) của một thị trường phân loại các nguồn gốc rủi ro thành các nhân tố hệ thống (vĩ mô) và các nhân tố riêng (vi mô). Mô hình này giảm được công việc tính toán đầu vào trong quy trình lựa chọn chứng khoán vào danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz, góp phần chuyên môn hóa lao động trong phân tích chứng khoán. Mô hình chỉ số đơn được tính toán bằng cách áp dụng phân tích hồi quy đối với chênh lệch lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của thị trường. Hệ số hồi quy đối với chênh lệch lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của thị trường. Hệ số hồi quy của phép hồi quy này chính là hệ số b của một tài sản trong khi số hạng tự do là chỉ số của danh mục chứng khoán. Đường hồi quy tính được còn được gọi là Đường đặc trưng chứng khoán ( Security Characteristic Line). Hệ số b của hồi quy tương ứng với hệ số b của mô hình CAPM sử dụng lợi tức kỳ vọng. Mô hình CAPM cũng coi tổng thể hệ số alpha của các chứng khoán tính được qua mô hình chỉ số đơn sẽ bằng không. 3.2.3.1.Các giả thuyết của mô hình chỉ số đơn Bằng quan sát thống kê và so sánh dữ liệu rất thông thường, người quan sát thường nhận thấy một xu hướng khá rõ là các mức lợi tức của chứng khoán trên thị trường bị một số nhân tố chung và phổ biến tác động, chẳng hạn như nhân tố danh mục thị trường. Trên quan điểm thống kê – toán thì các nhân tố phổ biến đó đại diện cho các đặc tính và giá trị của hiệp phương sai và quan hệ lệ thuộc của từng các cặp chứng khoán nhất định trong quá trình quan sát. SIM là một mô hình đơn giản hóa và chỉ định nghĩa một nhân tố duy nhất là căn nguyên của giá trị hiệp phương sai giữa các mức lợi suất của một loại chứng khoán và giả thuyết các mức lợi suất của chứng khoán i là một phương trình tuyến tính của nhân tố đó, hoặc là chỉ số . Hàm số mô tả SIM ở dạng tuyến tính : Các giả định cơ sở của mô hình: Lợi suất của chứng khoán có dạng hàm tuyến tính như trên định nghĩa. Các tham số của SIM như và được tính toán thông qua các bước hồi quy tuyến tính, sao cho mức rủi ro phụ trội chỉ là hàm số của chỉ số thị trường, chứ không bao hàm rủi ro đặc thù của chứng khoán i đang xét. Nói cách khác, Phần rủi ro đặc thù () của chứng khoán i không có quan hệ hàm số với giá trị của chỉ số , tức là Cov () =0; cov ()=0 với mọi i khác j. Chỉ số đại diện cho một tác nhân duy nhất ảnh hưởng đến hiệp phương sai giữa các mức lợi suất, nghĩa là . 3.2.3.2. Mô hình SIM Hàm số mô tả SIM ở dạng tuyến tính: (1) Trong đó, số hạng biểu thị một bộ phận lợi suất cố định gắn liền của chứng khoán i. Theo nghĩa đó, là hằng số và không có quan hệ phụ thuộc gì vào tập chỉ số . là hệ số đo mức độ nhạy cảm của lợi suất chứng khoán i đối với hành vi của tập chỉ số . Nếu thì tài sản i tương ứng được gọi là năng động. Nếu thì tài sản i là tài sản thụ động. Và cuối cùng, đại diện cho phần lợi suất đặc thù của chứng khoán i đang xét, không có tương quan với chỉ số cũng như mức lợi suất của các loại chứng khoán khác đang tồn tại trên thị trường. Các mô hình chỉ số đơn dạng tương tự xét về bản chất đơn thuần là các mô hình hồi quy, với giả định rằng các mức lợi suất quan sát của chứng khoán i nào đó chính là hàm tuyến tính của một chỉ số thị trường nhất định. Coi các mô hình quan hệ chỉ số đơn là đáng tin cậy trong công tác phương sai và hiệp phương sai cho chứng khoán và chỉ số đang xét được giản lược đi đáng kể. Với ý nghĩa thực tiễn trên, các SIM có những tác dụng tích cực: giảm bớt các thông số và tính toán đầu vào cho việc phân tích danh mục. Mô hình SIM rất hữu ích trong dự báo lợi suất và rủi ro danh mục hay chứng khoán đơn lẻ. SIM được dùng vào việc tạo nên và ứng dụng các mô hình trạng thái cân bằng, như CAPM hay APT. Dựa trên mô hình SIM, có thể mô phỏng mức lợi suất kỳ vọng của chứng khoán i hay danh mục P như là: Hoặc Như vậy ta có : Từ (1) suy ra : Đối với việc đầu tư một chứng khoán i, rủi ro của chứng khoán bằng tổng rủi ro chỉ số và rủi ro đặc thù của tổ chức phát hành. Như vậy, khi một danh mục được đa dạng hóa hợp lý (kết hợp một cách khoa học nhiều loại chứng khoán) làm giảm rủi ro riêng, tức là phương sai tiến tới 0, khi đó phương sai của cả danh mục sẽ có dạng tối ưu: Sau một thời gian phát triển, các chỉ số phản ánh mức giao dịch thị trường sẽ ngày càng đa dạng, và có thể sử dụng được cho mục đích tính phương sai chỉ số và rủi ro của danh mục. Thông thường, phương pháp tính quá khứ là dựa trên các hiệp phương sai và phương sai được suy luận dựa trên một giai đoạn quá khứ khoảng 45-60 tháng. Thực tế là việc ước lượng quá khứ đã tồn tại sai số do chọn mẫu và phương pháp đo. Một phương pháp hiệu chỉnh đã được nhà nghiên cứu Blume đề xuất năm 1975 theo công thức : Trong đó, là dự báo của trong một giai đoạn tương lai 5 năm, và là trong quá khứ được ước lượng dựa trên phương pháp tính đã trình bày ở trên. Tuy vậy, hai hệ số mới xuất hiện là được xác định thông qua việc tiến hành hồi quy với các giá trị của cho 5 năm dựa vào tập hợp giá trị của quá khứ đã được ước lượng của một giai đoạn 5 năm ngay trước đó. Thường thì tổng của các hệ số điều chỉnh này có giá trị xung quanh 1. 3.2.3.3. Đánh giá hiệu quả thực thi danh mục đầu tư a. Tính một số chỉ số và so sánh với danh mục đối chứng (Bench mark portfolio ) Sau khi lập danh mục đối chứng, ta tính các chỉ số. Các chỉ số liên quan cần tính toán là các chỉ số dựa vào phần bù rủi ro có điều chỉnh ( Risk Adjusted Exess Return ) Chỉ số Sharpe : Trong đó : : Lợi suất phi rủi ro : Lợi suất trung bình của danh mục P : Độ dao động của danh mục Lợi suất trung bình thường được tính theo trung bình nhân của 20 quý cuối. : Tính trung bình nhân của hai mươi quý cuối : Tính trung bình cộng của hai mươi quý cuối : Phần bù rủi ro : Chỉ số Sharpe của danh mục P. : Chỉ số Sharpe của danh mục đối chứng B Nếu thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt. Chỉ số Treynor: : Lợi suất phi rủi ro : Lợi suất trung bình của danh mụcP : Hệ số beta Gọi danh mục B là danh mục đối chứng. Tính chỉ số Treynor của danh mục P cũng như danh mục B. Nếu thì danh mục P được đánh giá là thực thi tốt. b. Sử dụng hệ số của danh mục Phương trình đường thị trường vốn: CML : CML T Trong đó: T: Danh mục tiếp tuyến. : Lợi suất của danh mục P được tính toán theo lý thuyết. : Lợi suất thực tế của danh mục. : Chỉ số Jensen. => Danh mục thực thi tốt. Do đó, mô hình CAPM và mô hình SIM đã cho ta thấy một phương pháp xác định một danh mục đầu tư có hiệu quả. Bằng sự kết hợp các lý thuyết của mô hình của Markowitz và CAPM, mô hình SIM ta có thể xác định được danh mục tối ưu (danh mục tiếp tuyến). Trên cơ sở đó, Elton - Gruber -Padberg đã xây dựng nên phương pháp xác định danh mục tối ưu (gọi là thuật toán EGP) như sau: Bước 1: Tính tỷ số Treynor : RVOL( reward to Volatility Ratio) Sau đó sắp xếp các chỉ số này tương ứng với từng chứng khoán theo thứ tự giảm dần. Bước 2: Tính Ci η2i = Var (εi) (i = 1: 10) Trong đó, Var (εi) là phương sai của phần dư được ước lượng từ mô hình Chỉ số đơn – SIM (rủi ro riêng) σI2 là phương sai của lợi suất của danh mục thị trường ( rủi ro hệ thống) Bước 3: Xác định phân vị: Bằng cách so sánh RVOLi với Ci, ta xác định được với một chỉ số k thì , nhưng thì khi đó danh mục tối ưu sẽ bao gồm các chứng khoán xếp từ 1 đến k. Các chứng khoán từ thứ tự k+1 trở đi sẽ không có mặt trong danh mục tối ưu. Bước 4: Xác định Wi Thực hiện các bước làm trên ta có thể xây dựng một danh mục chứng khoán trên thị trường hiện nay. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG DANH MỤC I. Một số hệ số tài chính dùng trong phân tích chứng khoán Trên thực tế, người ta sử dụng một số hệ số sau để đánh giá hiệu quả sinh lợi của doanh nghiệp như: hệ số tổng lợi nhuận; hệ số lợi nhuận hoạt động; hệ số lợi nhuận ròng; hệ số thu nhập trên vốn cổ phần; hệ số thu nhập trên đầu tư. Hệ số lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một chu trình sản xuất của doanh nghiệp. Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số - Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua)/Doanh số bán Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao hay thấp, ta đem so sánh tổng hệ số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lơi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào. Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức lãi hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi / doanh thu Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết số bỏ ra có thể thu về bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế. Hệ số chi phí lợi nhuận cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay có nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng / doanh thu Thực tế, mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành, công ty nào quản lý và sủ dụng các yếu tố đầu vào (vốn, nhân lực..) tốt hơn sẽ có hệ số lợi nhuận ròng cao hơn. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn. Vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác. Hệ số thu nhập trên tổng đầu tư (ROI) được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. ROI = (Thu nhập ròng / Doanh số bán) * (Doanh số bán / Tổng tài sản) Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của công ty và cách thức sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - PM) và được tính như sau: P/E = PM / EPS Trong đó giá trị thị trường PM của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán tại thời điểm hiện tại. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. Các hệ số tài chính là nội dung quan trọng trong việc phân tích đầu tư chứng khoán. Cùng với quá trình phân tích báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán. Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh. Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả cao hơn, và cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi mà các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Việc phân tích các hệ số tài chính bao gồm nhóm các hệ số tài chính sau: 1.1. Nhóm hệ số khả năng thanh toán Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán là rất quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ trả nợ của công ty. Trong thực tế, hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động – Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn. 1.2. Nhóm hệ số hoạt động Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho. Hệ số thu hồi trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty, cho biết công ty đó phải mất bao nhiêu lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm / 360 ngày) Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm. Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm / 360 ngày Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn đầu vào của các hàng hóa luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi cá mặt hàng kém tính linh hoạt. Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng hóa lưu kho trung bình. 1.3. Nhóm hệ số nợ của công ty Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ, hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, hệ số trang trải chung… Hệ số nợ hay tỷ lệ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Hệ số nợ = Tổng số nợ / Tổng tài sản Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ trên vốn cổ phần = (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê) / Vốn cổ phần. 1.4. Chỉ số P/E Chỉ số P/E phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty. Chỉ số này là khá phổ biến như một công cụ tài chính để nhà đầu tư xem xét mình xem chưng khoán đắt hay rẻ. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới dây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ, P/E là 3,4 ;lợi nhuận 2000 là 14,5 tỷ, P/E là 2,9. Nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỷ của năm 1999 . Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỷ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và đến năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ. Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua với giá cao so với lợi nhuận Công ty đạt được. Mặt khác, mua P/E cao cũng cơ thể rủi ro thấp, vì lúc đó Công ty mua vào có thể là Công ty có giá. Các Công ty này phát triển rất ổn định, từ đó mới hoàn thành biên độ chỉ số P/E cho từng loại Công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng lĩnh vực thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên thế giới, thì các lĩnh vực sau đây thường chấp nhận chỉ số P/E cao: ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao. Với TTCK VN, mức P/E trung bình hiện tại là 40, cao nhất trong số các TTCK trong khu vực. Đánh giá chỉ số P/E cao như vậy có tương đồng khả năng sinh lời trong tương lai hay không cần xem xét tới tốc độ tăng trưởng của DN. Do đó, P/E chỉ là một gia số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn. 1.5. Chỉ số EPS EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân Công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Đây là chỉ số dánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của Công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể trả cho các cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu Công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Ví dụ, nếu đạt lợi nhuận 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là Công ty tạo ra lợi nhuận 5% trên cổ đông (giả sử mệnh giá cổ phần là 100.000 đồng. Như vậy, nếu một Công ty chỉ đạt EPS chỉ 8 – 9% / 1 năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua hay không. Đó là điều mà bạn cần cân nhắc trước khi quyêt định đầu tư nếu bạn mua. Khi bạn biết và hy vọng là Công ty trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận do nhiều lý do như Công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản phẩm mới, nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn… Đây là quyết định phản ánh thực tế công ty. 1.6. Chỉ số thu nhập Chỉ số current Yield (tỷ xuất thu nhập trên thơi giá cổ phần ) là một cộng cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định ch mình lên chọn đầu tư voà doanh nghiệp nào. Chỉ số current Yield hay người ta còn ngọi là Yield là chỉ số dùng để phan ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà dầu tư nhận được từ Công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào. Đó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhạn được trên giá chứng khoán mà cổ đông mua vào. Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ Công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu chúng ta thấy có hai trường hợp sau: Trường hợp một: khi nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán để hưởng chênh lệch giá gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì đến Yield. Lúc này, Yield không có ý nghĩa gì thực sự quan trọng với họ so với chỉ số P/E và EPS như đã đề cập. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng Công ty sử dụng phận lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này, họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn. Trường hợp hai, nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này, chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó, Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm. Khi Công ty chia cổ tức cao nghĩa là công ty không cần sử dụng lợi nhuận để lại do Công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản suất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi lợi nhuận không được dự đoán tăng lên trong nhiều năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc mà nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của công ty minh trong tương lai. Thông thường, lợi nhuận thu được từ cổ tức Công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Do vậy, đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm nhất của họ là lãi vốn, có nghĩa trong đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chiav cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều. Tóm lại, khi đầu tư, ta nên tìm hiều và đánh giá hết các loại chỉ số để có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này để có một quyết định đầu tư chính xác. II.Tính toán các chỉ tiêu tài chính của các công ty Giới thiệu về thị trường cổ phiếu bất động sản Luôn đứng trong hàng các cổ phiếu (CP) hấp dẫn nhất trên sàn niêm yết và OTC bất chấp những thăng trầm của thị trường chứng khoán (TTCK), CP ngành địa ốc – bất động sản được xem có mức sinh lời cao. Tuy nhiên, rất ít nhà đầu tư hiểu rõ những rủi ro, chi phí phát sinh mà các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản phải chấp nhận. Đó là lý do mà cổ phiếu này vẫn gọi các CP này là "CP nhạy cảm". Trên thị trường hiện nay có hàng chục công ty kinh doanh bất động sản có danh tiếng và uy tín. Hiện nay trên hai sàn giao dịch các cổ phiếu bất động sản được nhà đầu tư quan tâm như: SJS, TDH, VIC, ITA, NTL...ngay khi vừa lên sàn giao dịch đã tăng giá khá mạnh. Bên cạnh đó, trên thị trường không chính thức OTC rất nhiều cổ phiếu của các công ty bất động sản mạnh được giao dịch rất sôi động như Vinaconex, công ty suất nhập khẩu và thiết bị xây dựng Contrexim, công ty cổ phần bất động sản Vinaland… Trong đó có một số cổ phiếu công ty khá mạnh trên sàn chứng khoán niêm yết như SJS, TDH, và HBC. Trên sàn chứng khoán SJS là DN đầu tiên của Cty Sông Đà lên niêm yết trên TTCK. Sudico đang sở hữu nhiều dự án đô thị lớn với tổng quỹ đất trên 2.000 ha toạ lạc tại những vị trí “đắc địa” như khu Nam An Khánh (Hà Tây), Mễ Đình - Mễ Trì (Hà Nội). Với sự hỗ trợ của TCty mẹ, thương hiệu SJS đã khẳng định được vị thế của mình và cổ phiếu SJS đã từng được coi là một “hiện tượng” trên HoSTC ngay sau khi niêm yết khi tăng trần liên tục hàng chục phiên. Trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh địa ốc, TDH là một trong những Cty hàng đầu tại VN với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở, khu đô thị và các chợ đầu mối. Địa ốc Hòa Bình trong năm vừa qua là một trong số các công ty trúng thầu xây dựng những công trình lớn nhiều nhất như: Công trình Horizon, Công trình Saigon Residence, Công trình The Manor giai đoạn 2, Công trình C11-1 Unilever, Công trình Phú Mỹ Thuận…. Vì vậy với những thông tin và số liệu thu được em đã đưa ra danh mục cổ phiếu ngành bất động sản được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán theo em là có tiềm năng. Danh sách các cổ phiếu ngành bất động sản trong danh mục và các chỉ tiêu tài chính: Danh sách các công ty cổ phần thuộc nhóm ngành bất động sản trong danh mục STT TÊN CÔNG TY MÃ CK 1 Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình  HBC 2 Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức  TDH 3 Công ty Cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng  VMC 4 Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà SIC 5 Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà SJS (1) HBC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH ĐỊA ỐC HOÀ BÌNH Thông tin cơ bản Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Tên tiếng Anh: Hoa Binh Construction & Real Estate Corporation Tên viết tắt: Hoa Binh Corporation Trụ sở chính: 235 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Telephone: (84.8) 9 325 030 – 9 325 573 – 9 326 571 Fax: (84.8) 9 325 221 – 9 320 568 Email: hoabinh@hcm.vnn.vn Website: www.hoabinhcorporation.com Mã niêm yết / Mã OTC: HBC Ngành nghề hoạt động: Vật liệu xây dựng Cơ cấu vốn Vốn điều lệ (VND): 178,600,100,000 Mệnh giá: 10,000 Vốn chủ sở hữu: Đơn vị tiền tệ: VND Niêm yết Nơi niêm yết: HOSE Số lượng niêm yết: 17,860,010 Ngày niêm yết: 27/12/2006 Giá giao dịch phiên đầu 103,000 (2) TDH CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC Thông tin cơ bản Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức Tên tiếng Anh: Thu Duc Housing Development Corporation Tên viết tắt: THUDUC HOUSE Trụ sở chính: 384 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Telephone: (84.8) 8966 676 – 7225 099 - 8972 799 – 7220 407 Fax: (84.8) 8961 123 Email: thuduchouse@hcm.vnn.vn Website: www.thuduchouse.com Mã niêm yết / Mã OTC: TDH Ngành nghề hoạt động: Bất động sản Cơ cấu vốn Vốn điều lệ (VNĐ): 221,000,000,000 Mệnh giá: 10,000 Vốn chủ sở hữu: Đơn vị tiền tệ: VND Niêm yết Nơi niêm yết: HOSE Số lượng niêm yết: 22,100,000 Ngày niêm yết: 14/12/2006 Giá giao dịch phiên đầu 300,000 (3) VMC CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG Top of Form Bottom of Form Thông tin cơ bản Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng  Tên tiếng Anh: MACHINERY ERECTION AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY  Tên viết tắt: VIMECO  Trụ sở chính: Lô E9 - Đường Phạm Hùng - Phường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy, Hà Nội  Telephone: (84.4) 7.848 204  Fax: (84.4) 7.848 202  Email: Website: www.VIMECO.com  Mã niêm yết / Mã OTC: VMC  Ngành nghề hoạt động: Vật liệu xây dựng  Cơ cấu vốn Vốn điều lệ (VND):  35,000,000,000  Mệnh giá:  10,000  Vốn chủ sở hữu: Đơn vị tiền tệ:  VND  Niêm yết Nơi niêm yết:  HASTC  Số lượng niêm yết: 3,500,000  Ngày niêm yết: 11/12/2006  Giá giao dịch phiên đầu 42,000  (4) SIC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN SÔNG ĐÀ Top of Form Bottom of Form Thông tin cơ bản Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà  Tên tiếng Anh: Song Da Investment - Development Joint-Stock Company  Tên viết tắt: Song Da IDC  Trụ sở chính: Số 14 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh  Telephone: (84-8) 8 438 504  Fax: (84-8) 8 438 504  Email: Website: Mã niêm yết / Mã OTC: SIC  Ngành nghề hoạt động: Bất động sản  Cơ cấu vốn Vốn điều lệ (VND):  22,000,000,000  Mệnh giá:  10,000  Vốn chủ sở hữu: Đơn vị tiền tệ:  VND  Niêm yết Nơi niêm yết:  HASTC  Số lượng niêm yết: 2,200,000  Ngày niêm yết: 27/12/2006  (5) SJS CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ Top of Form Bottom of Form Thông tin cơ bản Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà  Tên tiếng Anh: Song Da Urban & Industrial zone Investment and Development Joint Stock Company  Tên viết tắt: SUDICO  Trụ sở chính: Tầng 7, Tòa nhà Tổng công ty Sông Đà ,Đường Phạm Hùng, Tuliem District, Hanoi, Vietnam  Telephone: 84 04 7684504 – 84 04 7684505  Fax: 84 04 7684029  Email: info@sudicosd.com  Website: www.sudicosd.com.vn  Mã niêm yết / Mã OTC: SJS  Ngành nghề hoạt động: Bất động sản  Cơ cấu vốn Vốn điều lệ (VND):  400,000,000,000  Mệnh giá:  10,000  Vốn chủ sở hữu: Đơn vị tiền tệ:  VND  Niêm yết Nơi niêm yết:  HOSE  Số lượng niêm yết: 40,000,000  Ngày niêm yết: 06/07/2006  Giá giao dịch phiên đầu 100,000  Các chỉ tiêu tài chính: HBC TDH SJS 2007 2006 2007 2006 2007 2006 Hệ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời 1.490 1.556 3.541 4.532 1.804 1.208 Khả năng thanh toán nhanh 1.439 1.404 1.026 1.671 1.769 1.191 Hệ số hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 22.925 19.274 0.150 0.167 51.246 59.083 Vòng quay khoản phải thu 2.149 0.961 1.133 1.064 2.866 1.512 Vòng quay tổng tài sản 0.468 1.544 0.122 0.136 0.497 0.380 Hệ số cơ cấu vốn Hệ số nợ 41.30% 47.40% 29.31% 35.82% 17.86% 44.52% Hệ số nợ dài hạn 6.78% 0.51% 17.11% 24.77% 2.46% 23.78% hệ số nợ trên vốn cổ phần 0.760 0.932 43.18% 60.13% 21.74% 80.60% Hệ số khả năng sinh lời ROA 2.83% 6.79% 13.19% 9.58% 22.28% 38.00% ROE 20.62% 6.70% 19.44% 16.08% 27.13% 68.79% Khả năng sinh lời cơ bản 2.84% 6.79% 15.20% 10.87% 22.28% 14.25% Lợi nhuận trên doanh thu 6.06% 4.40% 108.52% 70.52% 44.81% 37.50% Đánh giá Thu nhập EPS 4,136 1,604 8,275.485 4,844.116 8,618.442 28,563.846 P/E 28.773 64.214 16.313 39.636 29.008 19.255 P/B 1.40 2.40 1.984 6.374 3.471 4.991 VMC SIC 2007 2006 2007 2006 Hệ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời 1.10 0.90 1.85 0.98 Khả năng thanh toán nhanh 0.27 0.21 1.68 0.71 Hệ số hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho 1.10 0.82 0.16 0.77 Vòng quay tổng tài sản 1.67 1.44 3.34 5.45 Hệ số cơ cấu vốn Hệ số nợ 0.86 0.91 0.68 0.79 Hệ số nợ dài hạn 0.52 0.64 0.60 0.59 hệ số nợ trên vốn cổ phần 6.17 10.64 2.16 3.77 Hệ số khả năng sinh lời ROA 2.34% 1.53% 4.90% 0.23% ROE 16.86% 17.86% 15.51% 1.11% Khả năng sinh lời cơ bản 2.34% 1.53% 4.90% 0.23% Lợi nhuận trên doanh thu 3.91% 2.20% 16.38% 1.26% Đánh giá Thu nhập EPS 5,982.84 3,049.02 4,209.61 189.92 P/E 13.37 22.96 7.13 215.88 P/B 2.25 4.08 1.10 2.37 Cùng với cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thì cổ phiếu ngành bất động sản là cổ phiếu khá thu hút trong năm 2007. Đến cuối năm 2007 có thêm rất nhiều cổ phiếu của các công ty bất động sản tham gia vào thị trường chứng khoán, được niêm yết trên cả hai sàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác thì thị trường chứng khoán và thì trường bất động sản có mối quan hệ đặc biệt. Sự sôi động của thị trường chứng khoán là cứu cánh cho thị trường bất động sản bị nguội lạnh và các dự án bất động sản lại là bảo bối cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới huy động vốn. Các công ty thuộc ngành bất động sản trong năm 2007 có ROE khoảng 20%, P/E của các công ty có trong danh mục cũng đạt mức từ 10 -25, chỉ số khá hợp lý với mức EPS khá cao trên thị trường hiện nay. HBC: Theo như báo cáo tài chính thì trong năm 2007, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình có mức lợi nhuận là 27,834,148,102. Vì thế EPS năm 2007 cũng tăng cao, gấp 3 lần so với năm 2007. P/E cũng ở mức khá hợp lý với thị trường là 28,7 lần. TDH: Công ty cố phần phát triển nhà Thủ Đức: năm 2007 TDH có mức tăng lợi nhuận mạnh vào khoản 70% so với năm 2006. Bất động sản đầu tư lên đến hơn 30 tỷ. EPS tăng 1.7 lần và có mức P/E khá hấp dẫn là 16.1 lần. SJS: Công ty Cổ phần Đầu tư Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà có lợi nhuận tăng 14.13 lần so với năm 2006. tuy nhiên EPS khá cao so với các công ty trên thị trường hiện nay 8,186. VMC: Công ty Cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng, là một công ty xây dựng hạ tầng nhưng tham gia đầu tư khá nhiều vào kinh doanh bất động sản, Xây dựng và kinh doanh nhà. EPS đạt 6000, vố P/E là 13.37 lần. SIC: Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà trong năm 2007 đạt mức lợi nhuận là 15,154,601,520 với EPS là 4,209 gấp 22 lần năm 2006. Các công ty thuộc ngành bất động sản có trong danh mục trong năm 2007 có ROE khoảng 20%, P/E của các công ty có trong danh mục cũng đạt mức từ 10 -25 lần, chỉ số khá hợp lý với mức EPS khá cao trên thị trường hiện nay. CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH DANH MỤC TỐI ƯU CỦA CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN Lập danh mục của các cổ phiếu ngành bất động sản Bước 1: Lập số liệu lợi suất của các cổ phiếu ngành bất động sản theo công thức Chọn số quan sát bằng số quan sát của lợi suất thị trường. Trong bài ta lấy số quan sát bằng số quan sát các phiên giao dịch trong năm 2007. Từ 2/1/2007 đến 28/12/2007. N = 250 Rf = 0.00033 (/ngày) Từ các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu, để xác định được danh mục theo cơ sở toán học đã đưa ra cần kiểm định tính dừng của các chuỗi lợi suất này. Bằng kiểm định nghiệm đơn vị ta có HBC ADF Test Statistic -13.81676 1% Critical Value* -2.5739 5% Critical Value -1.9409 10% Critical Value -1.6163 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. TDH ADF Test Statistic -13.70941 1% Critical Value* -2.5739 5% Critical Value -1.9409 10% Critical Value -1.6163 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. VMC ADF Test Statistic -15.58682 1% Critical Value* -2.5739 5% Critical Value -1.9409 10% Critical Value -1.6163 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. SIC ADF Test Statistic -14.62399 1% Critical Value* -2.5739 5% Critical Value -1.9409 10% Critical Value -1.6163 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. SJS ADF Test Statistic -15.34593 1% Critical Value* -2.5739 5% Critical Value -1.9409 10% Critical Value -1.6163 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Dựa theo tiêu chuẩn kiểm định chuỗi dừng ADF với | τc| > |τ| ta thu được kết quả là các chuỗi lợi suất giá cổ phiếu đều là chuỗi dừng. Giả định các yếu tố khác của mô hình CAPM và mô hình SIM đều được thỏa mãn. Ta có mô hình SIM Ri = α + β*RVn_i + εi * Cố phiếu HBC Dependent Variable: HBC Method: Least Squares Date: 04/20/08 Time: 00:32 Sample(adjusted): 2 250 Included observations: 249 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. VN_HBC 0.004808 0.005384 -0.893027 0.03727 C 0.000939 0.002230 0.420895 0.04742 R-squared 0.003218 Mean dependent var 0.000935 Adjusted R-squared -0.000817 S.D. dependent var 0.035178 S.E. of regression 0.035192 Akaike info criterion -3.847991 Sum squared resid 0.305905 Schwarz criterion -3.819738 Log likelihood 481.0749 F-statistic 0.797498 Durbin-Watson stat 1.962619 Prob(F-statistic) 0.372712 Ta có phương trình SIM RHBC = 0.000939 + 0.004808Rvn_HBC * Cổ phiếu TDH Dependent Variable: TDH Method: Least Squares Date: 04/20/08 Time: 01:36 Sample(adjusted): 2 250 Included observations: 249 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. VN_TDH 0.000359 0.004541 0.079025 0.0091 C -0.001163 0.001881 -0.618237 0.0570 R-squared 0.000025 Mean dependent var -0.001163 Adjusted R-squared -0.004023 S.D. dependent var 0.029624 S.E. of regression 0.029683 Akaike info criterion -4.188470 Sum squared resid 0.217630 Schwarz criterion -4.160217 Log likelihood 523.4645 F-statistic 0.006245 Durbin-Watson stat 1.978453 Prob(F-statistic) 0.937077 Ta có phương trình SIM RTDH = -0.001163 + 0.000395Rvn_TDH * Cổ phiếu VMC Dependent Variable: VMC Method: Least Squares Date: 04/20/08 Time: 01:33 Sample(adjusted): 2 250 Included observations: 249 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. VN_VMC 0.028024 0.119032 -0.235429 0.0141 C 0.000524 0.003168 0.165478 0.8687 R-squared 0.000224 Mean dependent var 0.000501 Adjusted R-squared -0.003823 S.D. dependent var 0.049875 S.E. of regression 0.049971 Akaike info criterion -3.146764 Sum squared resid 0.616774 Schwarz criterion -3.118511 Log likelihood 393.7721 F-statistic 0.055427 Durbin-Watson stat 1.983786 Prob(F-statistic) 0.814071 Ta có phương trình SIM RVMC = 0.000524 + 0.028024Rvn_VMC * Cổ phiếu SIC Dependent Variable: SIC Method: Least Squares Date: 04/20/08 Time: 01:42 Sample(adjusted): 2 250 Included observations: 249 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. VN_SIC 0.296360 0.165243 -1.793483 0.0541 C 0.002942 0.004398 0.668883 0.0482 R-squared 0.012855 Mean dependent var 0.002695 Adjusted R-squared 0.008859 S.D. dependent var 0.069680 S.E. of regression 0.069370 Akaike info criterion -2.490715 Sum squared resid 1.188625 Schwarz criterion -2.462462 Log likelihood 312.0940 F-statistic 3.216581 Durbin-Watson stat 1.969475 Prob(F-statistic) 0.074119 Ta có phương trình SIM RSIC = 0.002942 + 0.29360Rvn_SIC * Cổ phiếu SJS Dependent Variable: SJS Method: Least Squares Date: 04/20/08 Time: 01:48 Sample(adjusted): 2 250 Included observations: 249 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. VN_SJS 0.001556 0.015149 0.102693 0.0183 C -0.003254 0.006275 -0.518638 0.0450 R-squared 0.000043 Mean dependent var -0.003253 Adjusted R-squared -0.004006 S.D. dependent var 0.098821 S.E. of regression 0.099019 Akaike info criterion -1.779017 Sum squared resid 2.421760 Schwarz criterion -1.750764 Log likelihood 223.4876 F-statistic 0.010546 Durbin-Watson stat 1.964114 Prob(F-statistic) 0.918290 Ta có phương trình SIM RSJS = -0.003254 + 0.001556Rvn_SJS Bước 2: Từ ước lượng ta thu được trong mô hình SIM trên ta bắt đầu thực hiện thuật toán EGP Lọc cổ phiếu Mean Std. Deviation RSS β N η ERB TDH 0.001163 0.029624 0.21763 0.000359 250 0.001741 2.320334262 SJS 0.003253 0.098821 2.42176 0.001556 250 0.0193741 1.878534704 HBC 0.000935 0.035178 0.29933 0.004808 250 0.0023946 0.125831947 SIC 0.002695 0.06968 1.188625 0.29636 250 0.009509 0.007980159 VMC 0.000501 0.049875 0.616774 0.028024 250 0.0049342 0.006101913 VN_INDEX 0.000843 0.415057 HA_INDEX 0.000832 0.026658 Tử Lũy kế Mẫu lũy kế Ci TDH 0.000171763 0.000171763 7.40253E-05 7.40253E-05 7.1289E-05 SJS 0.000234756 0.000234756 0.000124968 0.000124968 9.7432E-05 HBC 0.00121473 0.00121473 0.009653586 0.009653586 0.00050217 SIC 0.073708213 0.073708213 9.236433863 9.236433863 0.00157669 VMC 0.000971203 0.000971203 0.159163765 0.159163765 2.5781E-05 Ci Chọn Zi Wi TDH 7.129E-05 1 0.478444346 41.1% SJS 9.743E-05 1 0.15087168 12.9% HBC 0.0005022 1 0.25264758 21.7% SIC 0.0015767 1 0.248711747 21.3% VMC 2.578E-05 1 0.03465613 3.0% Bằng thuật toán EGP ta lập được danh mục cổ phiếu như trên với Tỷ trọng của cổ phiếu TDH chiếm 41.1% tỷ trọng của danh mục Tỷ trọng của cổ phiếu SJS chiếm 12.9% tỷ trọng của danh mục Tỷ trọng của cổ phiếu HBC chiếm 21.7% tỷ trọng của danh mục Tỷ trọng của cổ phiếu SIC chiếm 21.3% tỷ trọng của danh mục Tỷ trọng của cổ phiếu VMC chiếm 3.0% tỷ trọng của danh mục * Chỉ số Treynor: Lấy danh mục đối chứng B là danh mục thị trường trong trường hợp này chính là VNIDEX . Tính chỉ số Treynor theo công thức: Từ kết quả trên ta có bp = å bi.Wi = 0.065476 E(Rp) = å Ri.Wi = 0.001691 = 0.020793 Với = 0.000513 Như vậy > nên ta có kết luận danh mục P thực thi tốt. KẾT LUẬN “ Không để trứng vào một giỏ’’ là một nguyên tắc đúng đắn trong mọi hoạt động đầu tư, nhất là hoạt động đầu tư chứng khoán. Các nhà đầu tư tham gia vào TTCK không thể bỏ qua nguyên tắc này. Đa dạng hoá được thể hiện bằng danh mục đầu tư. Đó là lý do mà các nhà đầu tư tham gia vào TTCK đều phải lập ra cho mình một danh mục đầu tư. Dựa trên các thông tin và số liệu thu thập được và kết hợp các lý thuyết và thực tiễn về TTCK Việt Nam, danh mục đầu tư tối ưu được xây dựng với hai mục tiêu khác nhau trên cơ sở thuật toán EGP, mô hình chỉ số đơn và mô hình CAPM đã được xây dựng được danh mục tối ưu với ngành bất động sản và thị trường tại thời điểm 30/12/2007. Nhưng chỉ là danh mục tối ưu chỉ là tối ưu tại một thời điểm nhất định. Do các cổ phiếu luôn luôn biến đổi nên nhà quản lý danh mục cần phải theo dõi và điều chỉnh thường xuyên trên cơ sở phương pháp đã được xây dựng. Chuyên để này được thực hiện trong một thời gian ngắn. Do đó, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị, cô chú trong Công ty, sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Toán Kinh tế, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Quang Dong để em có thể hoàn thiện chuyên đề này tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APECs : Công ty Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương TTCK : Thị trường chứng khoán BĐS : Bất động sản VĐT : Vốn đầu tư CK : Chứng khoán VĐL : Vốn điều lệ UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước PHỤ LỤC Thông tin về các công ty trong danh mục HBC 2007 2006 Bảng cân đối kế toán Tài sản lưu động 505,072,736,396 97,144,560,009 Hàng tồn kho 17,327,195,246 9,455,570,984 Tài sản cố định 199,322,521,827 33,524,765,209 Bất động sản đầu tư 0 0 Đầu tư tài chính dài hạn 262,899,645,407 280,331,708 Tổng tài sản 981,805,803,270 133,169,306,273 Nợ ngắn hạn 338,932,104,477 62,441,015,465 Nợ dài hạn 66,580,138,626 683,488,416 Vốn chủ sở hữu 533,544,436,903 67,731,057,833 Giá trị sổ sách của công ty ( B ) 571,029,106,920 69,558,404,515 Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 459,632,900,311 205,614,948,324 Giá vốn hàng bán 397,228,614,330 182,247,148,015 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -6,212,607,156 -478,243,711 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 33,994,484,101 12,510,430,398 Tổng lợi nhuận trước thuế 32,626,555,907 12,044,144,595 Lợi nhuận sau thuế 27,883,776,013 9,043,816,098 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường 27,834,148,102 9,043,816,098 Số cổ phiếu đang lưu hành 6,729,943 5,638,289 Giá cổ phiếu 119,000 103,000 TDH 2007 2006 Bảng cân đối kế toán Tài sản lưu động 577,789,351,107 631,389,098,023 Hàng tồn kho 410,330,184,664 398,648,270,474 Tài sản cố định 8,997,893,263 30,360,505,633 Bất động sản đầu tư 31,709,660,896 0 Đầu tư tài chính ngắn hạn 43,764,092,707 75,398,400,000 Đầu tư tài chính dài hạn 447,534,251,052 194,384,942,163 Tổng tài sản 1,066,505,910,540 859,702,867,949 Nợ ngắn hạn 163,172,952,944 139,313,881,894 Nợ dài hạn 149,410,715,632 168,611,167,747 Vốn chủ sở hữu 723,833,940,214 512,119,037,909 Giá trị sổ sách của công ty ( B ) 753,922,241,964 512,119,037,909 Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 129,634,111,387 116,767,501,809 Giá vốn hàng bán 61,416,401,524 66,459,755,070 Doanh thu từ hoạt động tài chính 95,940,481,832 10,374,717,469 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 163,100,506,355 57,156,751,272 Tổng lợi nhuận trước thuế 162,063,987,751 92,988,776,105 EBITDA 172,001,332,774 102,041,110,763 EBIT 162,063,987,751 93,431,545,262 Lợi nhuận sau thuế 140,683,242,106 82,349,974,106 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường Số cổ phiếu đang lưu hành 17,000,000 17,000,000 Giá cổ phiếu 135,000 192,000 SJS 2007 2006 Bảng cân đối kế toán Tài sản lưu động 440,660,538,775 330,217,445,548 Hàng tồn kho 8,424,112,422 4,511,976,430 Tài sản cố định 798,137,973,068 616,172,467,728 Bất động sản đầu tư 0 0 Đầu tư tài chính ngắn hạn 34,980,000,000 0 Đầu tư tài chính dài hạn 308,310,257,573 55,710,878,000 Tổng tài sản 1,547,234,536,907 1,002,186,145,820 Nợ ngắn hạn 244,318,384,527 273,458,689,861 Nợ dài hạn 31,987,404,113 172,719,861,584 Vốn chủ sở hữu 1,270,893,922,951 553,598,035,671 Giá trị sổ sách của công ty ( B ) 1,267,634,127,153 550,986,913,259 1,267,634,127,153 550,986,913,259 Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 769,298,580,398 380,833,406,571 Giá vốn hàng bán 431,705,828,327 266,579,413,547 Doanh thu từ hoạt động tài chính 12,130,042,407 44,429,060,182 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 323,042,203,142 142,809,050,001 Tổng lợi nhuận trước thuế 344,737,667,385 142,819,229,668 EBITDA 379,571,095,343 175,080,944,290 EBIT 344,737,667,385 142,819,229,668 Lợi nhuận sau thuế 344,737,667,385 142,819,229,668 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường 344,737,667,385 142,819,229,668 Số cổ phiếu đang lưu hành 40000000 5000000 Giá cổ phiếu 250,000 550,000 VMC 2007 2006 Bảng cân đối kế toán Tài sản lưu động 698,607,462,138 474,963,143,658 Hàng tồn kho 527,069,623,904 363,771,996,626 Tài sản cố định 167,576,439,421 201,554,356,649 Bất động sản đầu tư 0 Đầu tư tài chính dài hạn 6,670,000,000 3,245,000,000 Tổng tài sản 893,709,066,544 699,153,221,225 Nợ ngắn hạn 633,846,041,784 528,042,187,992 Nợ dài hạn 132,045,260,660 107,448,794,934 Vốn chủ sở hữu 124,171,433,523 59,742,805,947 Giá trị sổ sách của công ty ( B ) 124,220,687,381 60,065,161,580 Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 535,978,221,337 485,743,916,318 Giá vốn hàng bán 480,733,990,426 442,428,970,886 Doanh thu từ hoạt động tài chính 602,102,630 1,507,732,584 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 55,244,230,911 43,314,945,432 Tổng lợi nhuận trước thuế 24,348,756,582 12,408,805,968 Lợi nhuận sau thuế 20,939,930,661 10,671,573,132 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường 20,939,930,661 10,671,573,132 Số cổ phiếu đang lưu hành 3,500,000 3,500,000 Giá cổ phiếu 80,000 70,000 SIC 2007 2006 Bảng cân đối kế toán Tài sản lưu động 115,241,749,145 85,911,730,125 Hàng tồn kho 11,025,811,183 23,761,475,663 Tài sản cố định 186,917,729,401 94,074,839,921 Bất động sản đầu tư 0 Đầu tư tài chính dài hạn 6,975,000,000 Tổng tài sản 309,485,111,178 180,307,660,121 Nợ ngắn hạn 62,204,217,172 88,090,045,091 Nợ dài hạn 149,035,889,235 53,770,249,779 Vốn chủ sở hữu 97,694,456,771 37,639,915,251 Giá trị sổ sách của công ty ( B ) 98,245,004,771 38,107,365,263 Báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu thuần 92,530,766,118 33,089,916,103 Giá vốn hàng bán 71,064,704,456 31,039,094,842 Doanh thu từ hoạt động tài chính 179,446,200 158,745,919 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 14,924,945,520 247,390,609 Tổng lợi nhuận trước thuế 15,154,601,520 470,130,144 Lợi nhuận sau thuế 15,154,601,520 417,827,394 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thường 15,154,601,520 417,827,394 Số cổ phiếu đang lưu hành 3,600,000 2,200,000 Giá cổ phiếu 30,000 41,000 TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Quang Dong. Giáo trình kinh tế lượng - Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, Bộ môn điều khiển kinh tế PGS.TS Hoàng Đình Tuấn. “Bài giảng Phân tích và định giá tài sản” Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán. UB CKNN trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán. Các báo đầu tư chứng khoán Năm 2006, 2007 Phan Lang. Cẩm nang đầu tư chứng khoán NXB Lao Động. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- Khoa Ngân hàng tài chính – Đại học Kinh tế quốc dân Luật chứng khoán năm 2007 Các trang WEB về chứng khoán: www.bsc.com.vn www.vietsock.com.vn www.fpts.com.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT26.docx
Tài liệu liên quan