Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên (An Giang) giai đoạn 2007 – 2012

Mục Lục Chương 1: Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: 2 1.4.2. Phương pháp xử lý thông tin: 3 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 3 1.6. Bố cục của khóa luận 3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết 5 2.1. Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo 5 2.2. Bản Kế hoạch nguyên liệu 5 2.2.1. Thị trường 5 2.2.2. Kế hoạch sản xuất lúa 6 2.2.3. Kế hoạch nhân sự 7 2.2.4. Kế hoạch tài chính 7 2.2.5. Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu 8 2.2.6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu 8 2.3. Tiến độ thực hiện đề tài 9 2.4. Tóm tắt 9 Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu An Giang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen 10 3.1.Giới thiệu về ANGIMEX 10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 10 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 11 3.1.3. Bộ máy tổ chức 11 3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 13 3.1.5. Phương hướng phát triển của Công ty 14 3.2. Giới thiệu về huyện Tịnh Biên 14 3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 14 3.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội 15 3.2.3. Giới thiệu xã Vĩnh Trung 15 3.3. Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen 16 3.4. Tóm tắt 16 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu 18 4.1. Thiết kế nghiên cứu 18 4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 18 4.1.2. Nghiên cứu chính thức 18 4.2. Mẫu 19 4.3. Thang đo 19 4.4. Tiến độ phỏng vấn 21 4.5. Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại 21 4.5. Tóm tắt 23 Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen 24 5.1. Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 24 5.1.1. Cách bán lúa của Nông dân 24 5.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen 26 5.1.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27 5.2. Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: 28 5.2.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự. 28 5.2.2. Nội dung 29 5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31 5.3.2. Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 32 5.3.3. Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn 33 5.4. Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 34 5.4.1. Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự 34 5.4.2. Nội dung 35 5.5. So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 36 5.5.1. So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác 36 5.5.2. Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác. 36 5.6. Tóm tắt 37 Chương 6: Bản kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 38 6.1. Thị trường gạo Nàng Nhen 38 6.1.1. Khách hàng 38 6.1.2. Dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen 38 6.1.3. Đối thủ cạnh tranh 40 6.2. Kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen 40 6.2.1. Điều kiện ảnh hưởng đến lúa Nàng Nhen 40 6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 43 6.2.2.1. Vị trí vùng nguyên liệu 43 6.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí 43 6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu 44 6.2.4. Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen. 46 6.2.4.1. Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết. 47 6.2.5. Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 47 6.2.5.1. Doanh thu gạo Nàng Nhen 47 6.2.5.2. Chi phí 48 6.2.5.3. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 6.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49 6.2.6. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 49 6.2.6.1. Các dạng rủi ro 49 6.2.6.2. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 50 6.2.6.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro 50 6.2.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội tại vùng nguyên liệu. 51 6.3. Tóm tắt 52 Chương 7: Kết luận và kiến nghị 53 7.1. Kết luận 53 7.2. Kiến nghị 54 7.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 54 Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được toàn cầu biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhiều năm liền. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng và mang lại một lượng ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế đất nước. Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt cao nhất là 5,2 triệu tấn với nhiều loại gạo khác nhau từ gạo thường đến các loại gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm và các loại gạo thơm, gạo đặc sản khác. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước Liên Bang Nga, các nước Châu Á như Nhật Bản, Inđonesia, Philippin, và các nước Châu Phi Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch ngày càng tăng. Những nhu yếu phẩm hàng ngày như: rau sạch, cá sạch, trái cây sạch được ưa chuộng trên thế giới nhất là các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình được nâng cao, họ thích sử dụng những sản phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ và môi trường sống. Do nguồn nguyên liệu gạo có chất lượng không ổn định, hạt gạo được sản xuất ra không đồng đều về độ dài, độ trong, hạt gãy nhiều, tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và gạo chưa có thương hiệu mạnh nên giá bán trên thị trường thế giới thấp hơn các loại gạo cùng loại của Thái Lan. Huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có một giống lúa đặc sản rất thơm ngon, hạt gạo dài, thon, hương thơm đặc trưng đã được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng và nhân giống thành công đó chính là lúa Nàng Nhen. Lúa này được trồng theo phương pháp truyền thống và điều kiện tự nhiên thích hợp nên gạo Nàng Nhen đạt tiêu chuẩn sạch được ưa chuộng trên thị trường gạo chất lượng cao. Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) là công ty xuất khẩu gạo lớn nhất An Giang, sản phẩm của công ty qua nhiều nước trên thế giới và tạo uy tín trên thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của Công ty không ổn định về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng gạo phụ thuộc vào thương lái bán gạo cho Công ty, chất lượng gạo Công ty không thể kiểm soát được do phụ thuộc vào giống lúa nông dân canh tác, quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, thu mua từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc nông dân sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến lúc chín nên sau khi thu hoạch hạt gạo còn tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Phương châm của ANGIMEX là tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người và bảo vệ môi trường, định hướng của Công ty sẽ phát triển loại gạo thơm ngon nhưng nguồn nguyên liệu còn nhiều hạn chế. Làm thế nào có được nguồn nguyên liệu gạo đặc sản sạch chất lượng cao? Để làm được điều này tôi chọn đề tài “ lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 – 2012 ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung vào 3 mục tiêu sau: Xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo gạo Nàng Nhen đúng tiêu chuẩn chất lượng. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nông dân và Doanh nghiệp ở vùng nguyên liệu. Tạo nguồn cung ứng gạo Nàng Nhen lâu dài cho công ty ANGIMEX

doc79 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên (An Giang) giai đoạn 2007 – 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn lúa trổ bắt đầu bón phân để kích thích sức sinh trưởng, giúp cây lúa nuôi hạt trong suốt thời gian còn lại. Lúa Nàng Nhen có sức chống chọi với sâu bệnh nên phần lớn diện tích ít có sâu, bệnh nên nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đây là điều kiện cần thiết để lúa Nàng Nhen trở thành một loại lúa sạch. Nưới tưới: đây là loại lúa trung mùa sống chủ yếu nhờ nước mưa. Do vậy, để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao nên được gieo trồng đúng lịch thời vụ là lúc thời tiết mưa nhiều. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch: đầu tháng 11 lúa Nàng Nhen bắt đầu chín, nông dân chuẩn bị thu hoạch lúa bằng phương pháp thủ công truyền thống. Nông dân sử dụng lưỡi hái cắt lúa, sau đó bó lại thành từng bó phơi tại đồng. Khi đủ độ khô, lúa được suốt và vận chuyển về nhà. Lúa về đến nhà sẽ được phơi thêm một lần nữa thời gian khoảng 2 ngày. Đây là công đoạn đặc biệt khác với các loại lúa được trồng ở đất ruộng bưng và là yêu cầu để lúa Nàng Nhen đảm bảo độ thơm, dẻo….Lúa phơi xong được bán ngay cho người mua. Nông dân không bảo quản lại vì để lâu hạt lúa bị mất phẩm chất. Quy trình 6.2: thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Lúa chín Cắt bằng thủ công Bó lúa Phơi tại đồng Suốt Vận chuyển về nhà Phơi tiếp Vô bao Phơi thêm khô chưa Gom lúa Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm Năm Tháng 7 8 9 10 11 Làm đất gieo mạ Gieo mạ Làm đất cho ruộng cấy Cấy lúa Sinh trưởng, phát triển (làm đòng, trổ, chín) Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch 6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 6.2.2.1.Vị trí vùng nguyên liệu Bản đồ 2: Vị trí vùng nguyên liệu Vùng trồng lúa Nàng Nhen (Nguồn: //sonongnghiep.angiang.gov.vn) Vùng trồng lúa Nàng Nhen là nơi có đủ điều kiện thích hợp như: yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, yếu tố con người phải phù hợp. Lúa Nàng Nhen chỉ thích hợp trồng trên đất ruộng trên, những khu vực gần chân núi. Do đó, lúa Nàng Nhen sẽ được trồng tại hai ấp Vĩnh Tâm và Vĩnh Tây của xã Vĩnh Trung, một phần xã An Cư và thị trấn Tịnh Biên (xã Xuân Tô cũ), ước tính diện tích có thể trồng đạt 2.000 ha. 6.2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí Lao động Lúa Nàng Nhen chỉ được trồng bởi Nông dân người Khmer vì người Khmer có đất ruộng trên, chiếm số lượng lớn khoảng 30% dân số, họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa ở đất ruộng trên, có tính cần cù, chịu khó. Người dân ở đây luôn chấp hành theo pháp luật, có ý thức tốt trong việc thực hiện hợp đồng, trung thực, thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ chính quyền địa phương. Cơ sở hạ tầng Huyện Tịnh Biên là huyện có nhiều điểm du lịch nổi tiếng nên hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, những con đường rộng, thoáng, nối liền trung tâm các xã, huyện. Tại Vĩnh Trung có thể đi đến Châu Đốc, hoặc Tri Tôn, Long Xuyên một cách dễ dàng, nhanh chóng. Đường giao thông nối liền xã Vĩnh Trung, An Cư, thị trấn Tịnh Biên thuận tiện. Các phương tiện vận chuyển như xe tải có thể lưu thông dễ dàng. Mạng lưới điện được phủ đều các xã, Nông dân sử dụng điện trong sinh hoạt hàng ngày, giải trí, mạng lưới thông tin liên lạc, điện thoại công cộng, các mạng sóng di động được phủ sóng đến đây và ngày càng mạnh mẽ. Môi trường Hiện tại, Nông dân trồng lúa Nàng Nhen là người Khmer, họ sống tập trung từng khu vực, ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Khmer, thân thiện với cộng đồng, dễ tiếp xúc, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Người dân luôn chấp hành luật pháp, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính sách địa phương Nông dân trồng lúa được miễn tất cả các loại thuế và các khoản đóng góp hàng năm. Chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ Nông dân trồng lúa Nàng Nhen như: Trưởng Ban quản lý khu du lịch Tịnh Biên đang xây dựng tên gọi xuất xứ hàng hóa cho lúa Nàng Nhen. Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục tráng giống lúa siêu nguyên chủng đưa về phòng Nông Nghiệp sau đó cùng Nông dân nhân ra thành giống lúa nguyên chủng và xác nhận để đảm bảo đủ nguồn giống chất lượng. Người dân đến liên hệ công tác tại Ủy ban Nhân dân xã, huyện rất tiện lợi, cán bộ nhiệt tình, giúp đỡ, cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ. Những thủ tục giấy tờ được giải quyết nhanh chóng, triệt để. 30% dân số nơi đây là người Khmer nên có những phong tục, tập quán riêng nhưng vẫn sống hòa thuận với cộng đồng. Họ có những tết đặc trưng như: tết cổ truyền Chol Chnam Thmây, lễ đua bò truyền thống Dolta. 6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu Theo các nhà máy xay xát và các thương lái: quy trình xay xát từ lúa nguyên liệu thành gạo thành phẩm từ khâu nguyên liệu, phân loại, làm sạch đến khâu đóng bao, bảo quản có thể xuất bán trên thị trường thì 1 tấn lúa nguyên liệu cho ra 600 (60%) kg gạo thành phẩm, 50kg (5%) tấm, 150kg (15%) cám và 200kg (20%) trấu.. Và năng suất trung bình của lúa Nàng Nhen là 3.5 tấn/ha. Do đó, diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo như sau: Bảng 6.3: Nhu cầu lúa và diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tấn gạo (tấn) 63 105 158 221 294 378 Tấn lúa (tấn) 105 175 263 368 490 630 Diện tích sản xuất (ha) 30 50 75 105 140 180 Qua kết quả nghiên cứu ở chương 5, sau khi phỏng vấn trực tiếp Nông dân và thảo luận nhóm. Nông dân đề nghị được hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…Do vậy, cách quản lý vùng nguyên liệu được đề xuất như sau: ANGIMEX Quy trình 6.3: Quy trình quản lý vùng nguyên liệu Tổ LKSX lúa Nàng Nhen Vùng nguyên liệu Đánh giá hiệu quả Kiểm định chất lượng gạo Hợp đồng bao tiêu Hỗ trợ vật tư, kỹ thuật cho nông dân Hỗ trợ trước cho nông dân giống lúa, phân bón, tập huấn kỹ thuật Năm 2006 bà con nông dân nơi đây mất mùa, họ không đủ vốn tái sản xuất với diện tích lớn, cuộc sống gặp khó khăn. Do vậy, ANGIMEX cần hỗ trợ giống, phân bón cho Nông dân và tập huấn kỹ thuật là biện pháp tốt. Nông dân khi đăng kí trồng lúa Nàng Nhen sẽ nhận được sự hỗ trợ của Công ty: 10kg giống/1000m2, hỗ trợ 30 kg phân hóa học/1000m2 không tính lãi. Đến khi thu hoạch sẽ trừ vào tiền bán lúa cho Doanh nghiệp. Vào đầu mùa vụ hàng năm những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen sẽ được tập huấn kỹ thuật từ trạm khuyến nông huyện, ANGIMEX liên hệ với trạm khuyến nông liên kết mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa Nàng Nhen. Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen thường xuyên được bổ sung kiến thức bằng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc. Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có nhiều kinh nghiệm là người hướng dẫn kỹ thuật tốt cho những người mới trồng chưa có kinh nghiệm. Trong quá trình trồng, cán bộ kỹ thuật của Công ty sẽ thường xuyên đến hướng dẫn quy trình trồng lúa Nàng Nhen cho Nông dân khoảng 1 lần/tuần, trực tiếp kiểm tra lúa trong giai đoạn làm đòng đến thu hoạch, giám sát khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đảm bảo hạt lúa đúng chất lượng. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật sẽ kiểm tra đột xuất để xem Nông dân có thực hiện đúng quy trình kỹ thuật hay không. Kí hợp đồng bao tiêu Trước khi hỗ trợ giống, vốn, tập huấn kỹ thuật cho Nông dân. Công ty sẽ kí hợp đồng bao tiêu lúa Nàng Nhen được sản xuất ra. Hợp đồng phải rõ ràng, chặt chẽ thể hiện quan hệ hợp tác giữa hai bên và được kí kết đến từng Nông dân trồng lúa Nàng Nhen và có sự chứng kiến của Hội nông dân, tổ LKSX lúa Nàng Nhen và xác nhận của Chính quyền địa phương xã Vĩnh Trung. Doanh nghiệp cam kết bao tiêu lúa Nàng Nhen cho Nông dân từ năm 2007 đến 2012, trong mỗi vụ sản xuất: mức giá, điều kiện hỗ trợ, các điều khoản của hợp đồng được điều chỉnh cho thích hợp với từng thời vụ đảm bảo hai bên cùng có lợi. Mẫu hợp đồng bao tiêu (phụ lục 1) Kiểm định chất lượng gạo Chức năng của phòng kiểm định chất lượng trong việc quản lý vùng nguyên liệu là thử nghiệm chất lượng gạo Nàng Nhen và so sánh với các loại gạo khác. Phòng kiểm định sẽ xác định thành phần dinh dưỡng của hạt gạo như: hàm lượng calo, protein, gluxit, các vitamin và khoáng chất. Nhân viên thử loại gạo được sản xuất ra, xác định độ thơm, dẽo, mùi vị và so sánh với các loại gạo chất lượng cao khác như gạo Jasmine. Sau khi thử nghiệm và so sánh, nếu gạo Nàng Nhen đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đóng gói xuất bán ra thị trường, nếu chưa đạt chất lượng cần phải điều chỉnh quy trình sản xuất, cách bảo quản để hạt gạo đúng tiêu chuẩn và đưa ra thị trường tiêu thụ. Công ty đã có phòng kiểm định chất lượng gạo xuất khẩu, do đó nhân viên của phòng đảm nhận thêm nhiệm vụ kiểm định chất lượng gạo Nàng Nhen. Tổ liên kết sản xuất lúa Nàng Nhen Tập hợp những người trồng lúa Nàng Nhen trên địa bàn xã Vĩnh Trung thành một tổ chức để phổ biến kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, bảo vệ quyền lợi của tổ viên, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, tổ này là đầu mối trung gian giữ vai trò cầu nối giữa Nông dân và Công ty. Nông dân muốn trồng lúa Nàng Nhen sẽ đến tổ LKSX đăng kí diện tích, ngày gieo sạ. Tổ LKSX tập hợp danh sách gởi về Công ty, từ đó Công ty sẽ mua giống từ phòng Nông nghiệp, phân bón giao cho Nông dân theo từng diện tích có sự giám sát của tổ LKSX lúa Nàng Nhen và Chính quyền địa phương. Đánh giá hiệu quả xây dựng vùng nguyên liệu Trong quá trình xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu cần phải đánh giá lại các biện pháp hỗ trợ vật tư cho Nông dân, sự liên kết giữa Nông dân và Công ty, xem xét khả năng mở rộng diện tích phù hợp với tình hình thực tế hàng năm. ANGIMEX chuẩn bị cổ phần hóa, đây là cơ hội gắn kết Nông dân với Công ty. Người Nông dân trở thành thành viên của công ty với các điều khoản ưu đãi, mua cổ phần của Công ty. Nông dân trồng lúa đạt năng suất cao trước tiên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho gia đình, Công ty thu mua nhiều sản phẩm chất lượng, bán với giá cao đạt nhiều lợi ích cho Công ty, thông qua đó Nông dân cũng hưởng lợi từ cổ phần của mình. Điều này sẽ gắn kết bền vững mối liên hệ giữa Nông dân vùng nguyên liệu và Công ty thu mua nông sản. 6.2.4. Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen. Con người là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, con người tham gia quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có yếu tố con người thì mọi hoạt động không thể thực hiện được. Một bản kế hoạch, một dự án có tốt đến đâu cũng không thể thực hiện được nếu không có bàn tay và khối óc con người. Do vậy, xây dựng kế hoạch nhân sự tham gia quản lý vùng nguyên liệu được xem kế hoạch quan trọng trong bản kế hoạch nguyên liệu. Kế hoạch nhân sự liên quan đến nhu cầu lao động và nguồn cung cấp lao động. Do đó, kế hoạch nhân sự được hoạch định theo các bước sau. 6.2.4.1. Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết. Nhân sự cho xây dựng vùng nguyên liệu có các hoạt động chức năng cần thiết như: chức năng quản lý, chức năng kế toán, tài chính, chức năng thu mua. Chức năng quản lý: thực hiện các công việc dự báo nhu cầu gạo Nàng Nhen qua các năm để xây dựng kế hoạch phát triển diện tích vùng nguyên liệu phù hợp với nhu cầu. Đồng thời xem xét các biện pháp hỗ trợ vật tư như: giống, vốn, phân bón cho nông dân. Ngoài ra, thực hiện báo cáo tình hình vùng nguyên liệu cho công ty. Chức năng tài chính, kế toán: thực hiện hạch toán sổ sách của vùng nguyên liệu để quản lý và báo cáo cho lãnh đạo công ty. Chức năng thu mua: bao gồm thu mua và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Bộ phận này trực tiếp hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng lúa Nàng Nhen từ khâu làm đất, gieo mạ đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Và đảm nhận nhiệm vụ thu mua lúa, vận chuyển đến nhà máy xay xát. Nhân sự cho vùng nguyên liệu cần tận dụng nguồn nhân lực sẵn có ở các phòng ban. Riêng bộ phận thu mua làm việc theo mùa khoảng 6 tháng vì lúa Nàng Nhen chỉ trồng được 1 vụ/năm bắt đầu tháng 7 hàng năm, thời gian còn lại họ làm việc tại các xí nghiệp của Công ty. 6.2.5. Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 6.2.5.1. Doanh thu gạo Nàng Nhen Bảng 6.4: Mức giá bán gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám ĐVT: 1000đ/kg Danh mục Giá Gạo Nàng Nhen 12 Tấm 3.4 Cám 2.5 Bảng 6.5: Lượng gạo Nàng Nhen tiêu thụ từ 2007-2012 ĐVT: tấn Danh mục Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Gạo Nàng Nhen 63 105 158 221 294 378 Tấm 5 9 13 18 25 32 Cám 16 26 39 55 74 95 Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 ĐVT: 1000 đồng Danh mục Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Gạo NN 756,000 1,260,000 1,894,000 2,650,000 3,528,000 4,536,000 Tấm 18,000 30,000 45,000 63,000 83,000 107,000 Cám 39,000 66,000 99,000 138,000 184,000 236,000 Tổng DT 813,000 1,356,000 2,038,000 2,851,000 3,795,000 4,879,000 6.2.5.2. Chi phí Chi phí hỗ trợ vật tư Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trên 1 ha ĐVT: 1000 đồng/ha ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí giống kg 100 5 500 Chi phí phân bón kg 300 6 1,800 Tổng 2,300 Sau khi mua lúa đến giai đoạn xay xát, lau bóng thành gạo thành phẩm thì chi phí trung bình cho 1 tấn gạo là 180 ngàn đồng bao gồm: chi phí vận chuyển, xay xát, lau bóng, nhân công bốc vác, quản lý, hợp đồng, tách màu, hút chân không, đóng gói bao bì… Chi phí marketing bao gồm: gởi hàng bán ở siêu thị, quảng cáo, vận chuyển, phân phối, chiết khấu, giao dịch…. là 40 ngàn đồng/ tấn. (Nguồn tin: phòng Marketing – công ty ANGIMEX). Do đó, tổng cộng các khoảng chi phí từ vận chuyển sau khi mua đến gởi hàng bán ở siêu thị là 220 ngàn đồng/ tấn. Bảng 6.8: Chi phí mua lúa trên 1 ha ĐVT: 1000 đồng Danh mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Chi phí hỗ trợ vật tư (1) 1000đ/ha 1 2,300 2,300 Chi phí mua lúa (2)   1000đ/tấn 3.5 3,500 12,250 Chi phí mua lúa thực (2) - (1) 9,950 Bảng 6.9: Bảng chi phí tổng hợp từng năm từ 2007 – 2012 ĐVT: 1000 đồng Danh mục Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Gạo NN Tấn 63 105 158 221 294 378 CP bán gạo (1) 13,860 23,100 34,716 48,576 64,680 83,160 Lúa NN Ha 30 50 75 105 140 180 CP mua lúa (2) 298,500 497,500 746,250 1,044,750 1,393,000 1,791,000 TCP (1) + (2) 312,360 520,600 780,966 1,093,326 1,457,680 1,874,160 6.2.5.3. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen ANGIMEX hỗ trợ vật tư cho nông dân khoảng tháng 6 và mua toàn bộ lúa Nàng Nhen vào khoảng tháng 12 của năm dương lịch, sang năm sau gạo Nàng Nhen có mặt trên thị trường nên mới có doanh thu. Như vậy, có thể lấy doanh thu gạo Nàng Nhen của năm sau trừ chi phí mua lúa Nàng Nhen của năm trước vì trong cùng một năm tài chính. Bảng 6.10: Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen ĐVT: 1000 đồng Khoản mục Năm hoạt động 2007 2008 2009 2010 2011 2012 DT 813,000 1,356,000 2,038,000 2,851,000 3,795,000 4,879,000 TCP 312,360 520,600 780,966 1,093,326 1,457,680 1,874,160 LNTT 500,640 835,400 1,257,034 1,757,674 2,337,320 3,004,840 Thuế 140,179 233,912 351,970 492,149 654,450 841,355 LNST 360,461 601,488 905,064 1,265,525 1,682,870 2,163,485 6.2.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen Bảng 6.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 2010 2011 2012 P LN/DT % 44,3% 44,4% 44,4% 44,4% 44,3% 44,3% DT/TCP Lần 2,6 2,6 2,6 2,6 2,6 2,6 LN/TCP Lần 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 Tỷ suất lợi nhuận của hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen tương đối đồng đều là 44,3% trong năm 2007, tỉ lệ này khá cao nhưng lại không tăng đến năm 2012. Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện: + Hiệu suất sử dụng chi phí thể hiện 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,6 đồng doanh thu trong năm 2007, tỉ lệ này ổn định đến năm 2012. + Doanh lợi trên chi phí thể hiện 1 đồng chi phí tạo ra 1,2 đồng lợi nhuận trong năm 2007, tỉ lệ này cũng ổn định đến năm 2012. Các chỉ số trên khá cao, thể hiện xu hướng phát triển tốt của mảng kinh doanh gạo Nàng Nhen. 6.2.6. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu Trong quá trình xây dựng vùng nguyên liệu có nhiều rủi ro không thể lường trước được làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Công ty và Nông dân. Để đánh giá đúng các loại rủi ro trước tiên phải xác định các dạng rủi ro và đo lường chúng. 6.2.6.1. Các dạng rủi ro Thông thường, hợp đồng bao tiêu được kí kết vào đầu vụ mùa sản xuất, khi đó Nông dân và Doanh nghiệp đã thỏa thuận giá cả, phương thức giao nhận, điều kiện thanh toán và các điều khoản khác. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch giá thị trường của lúa Nàng Nhen lên cao hơn so với giá hợp đồng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình thu mua vì nông dân có thể phá vỡ hợp đồng bán cho thương lái với giá cao và hạt lúa không theo tiêu chuẩn về độ ẩm, tạp chất, hạt lép…do đó Công ty thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Theo nghị định 80 của chính phủ về thực hiện hợp đồng bao tiêu nông sản chỉ mang tính chất hướng dẫn, nếu giá lúa lên cao, lúa không đúng chất lượng, nông dân không bán cho doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp khó thưa kiện vì hợp đồng không ràng buộc trách nhiệm, không quy định rõ bên nào vi phạm bị xử lý ra sao. Do đó, ý thức trong trách nhiệm hợp đồng của người dân chưa cao. Quá trình sinh trưởng của lúa Nàng Nhen trải qua nhiều giai đoạn và nhiều yếu tố tác động đến, trong đó thời tiết là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ quyết định năng suất hạt lúa. Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường sống, tác động của hiệu ứng nhà kính nên nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên gây hạn hán ở nhiều nơi. Ngoài ra, dịch bệnh xuất hiện cũng là điều đáng quan tâm. Tuy lúa Nàng Nhen ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh nhưng khi trồng diện tích lớn sâu bệnh sẽ xuất hiện như sâu cuốn lá, sâu đục thân và một số bệnh thường gặp trên cây lúa cũng gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa. Khi đó người nông dân sử dụng thuốc hóa học bảo vệ cây lúa sẽ làm hạt lúa tồn động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. 6.2.6.2. Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu bằng phương pháp phân tích tình huống. Bảng 6.13: Phân tích rủi ro. Khoản mục Xấu nhất Bình thường Tốt nhất 20% 40% 20% Doanh thu Giảm 15% qua mỗi năm Không tăng Tăng 10% qua các năm Tổng chi phí Giảm 5% qua mỗi năm tăng 5% qua các năm tăng 5% qua các năm Các chỉ số sau khi tiến hành phân tích rủi ro bằng phương pháp phân tích tình huống qua từng năm đều giống năm 2007. Bảng 6.14: các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro. Chỉ tiêu ĐVT Xấu nhất Bình thường Tốt nhất P LN/DT % 41.1% 43% 46% DT/TCP Lần 2.33 2.48 2.73 LN/TCP Lần 0.96 1.06 1.24 Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ số tương đối cao. Mặc dù, trường hợp xấu nhất nhưng mức doanh lợi là 0.96 lần. Các chỉ số khác đều lớn hơn 1. Như vậy dự án có thể sinh lợi cho doanh nghiệp cao, doanh nghiệp nên có biện pháp hạn chế rủi ro thấp nhất và có biện pháp phòng ngừa đối phó với rủi ro. 6.2.6.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro Ở trên đã nhận dạng rủi ro và phân tích chúng. Nhưng chưa có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho vùng nguyên liệu. Nên quản lý và hạn chế rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, chương trình để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi cho vùng nguyên liệu. Né tránh rủi ro Đối với những rủi ro do thiên tai gây ra như hạn hán gây thiếu nước tưới cho lúa nên cần xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Hiện tại Chính quyền địa phương đang xây dựng đập nước từ hệ thống kênh 3 tháng 2 phục vụ tưới tiêu cho xã Vĩnh Trung và An Cư nhưng chưa hoàn thành. Do đó, Công ty và Nông dân cùng kiến nghị với Chính quyền địa phương đẩy mạnh tiến độ xây dựng đập nước đưa vào sử dụng cùng lúc với lịch thời vụ gieo trồng lúa Nàng Nhen năm 2007. Hợp đồng bao tiêu lúa Nàng Nhen giữa doanh nghiệp và nông dân nên ký kết hợp đồng bằng văn bản quy định rõ các điều khoản về giá, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, độ ẩm, tạp chất hạt lúa,..Đồng thời quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của hai bên trước pháp luật khi tự ý phá vỡ hợp đồng. Quỹ dự phòng rủi ro Rủi ro xuất hiện mỗi lúc mỗi nơi, dù đã chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa đến đâu cũng khó né tránh, ngăn ngừa các tốn thất khi rủi ro xuất hiện. Vậy khi có tổn thất xảy ra phải xử lý như thế nào? Các biện pháp để tài trợ rủi ro sau: Khi Nông dân bị mất mùa do hạn hán, thiếu nước tưới, thời tiết không thích hợp phải tự mình thanh toán các tổn thất bằng các khoản tự có của gia đình, có thể vay mượn bên ngoài hoặc ngân hàng, các tổ chức tín dụng để duy trì cuộc sống và có vốn tái sản xuất vào vụ sau. Và khi doanh nghiệp mua không đủ số lượng hoặc mua lúa giá cao, bán gạo với giá thấp thì khoản tổn thất phải tự mình bù đắp bằng nguồn vốn của chính công ty hoặc vay mượn từ các tổ chức tài chính. Vì vậy, để cả hai cùng chia sẽ những rủi ro, Nông dân và Doanh nghiệp nên thỏa thuận lập quỹ dự phòng chung. Quỹ này chỉ sử dụng khi nông dân mất mùa hoặc Doanh nghiệp bị tổn thất, quỹ dự phòng tạo ra bằng cách trích 1% doanh thu bán lúa của nông dân và 1% doanh thu tiêu thụ lúa Nàng Nhen của công ty và tích lũy dần qua các năm. 6.2.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội tại vùng nguyên liệu. Lợi ích mang lại từ vùng nguyên liệu qua phân tích tài chính chưa thể hiện hết sự đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Do đó, ngoài những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được, xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên cũng từng bước phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chi phí sản xuất lúa của nông dân được ANGIMEX gánh vác một phần. Nông dân tham gia sản xuất lúa Nàng Nhen được công ty hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm tạo ra được công ty bao tiêu toàn bộ với giá hợp lý, thu nhập của nông dân được nâng lên. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được áp dụng trên đồng ruộng như máy xạ hàng, máy cấy lúa, máy cắt lúa,…nên giảm chi phí sản xuất và không tốn nhiều công lao động sẽ giải quyết được khó khăn thiếu lao động khi đến mùa thu hoạch. Mức sống của người dân được nâng lên nhất là đồng bào Khmer, trẻ em được cấp sách đến trường nhiều hơn, nâng cao trình độ dân trí, Chính quyền địa phương giảm được một phần ngân sách hỗ trợ cho người dân về y tế, giáo dục,… Với diện tích vùng nguyên liệu đến năm 2012 là 180 ha cần có một đội ngũ nhân sự có năng lực tham gian quản lý vùng nguyên liệu nên lao động tại địa phương có được việc làm ổn định và không ngừng nâng cao trình độ. Hiện nay gạo Nàng Nhen được trồng với diện tích khiêm tốn, sản lượng còn hạn chế nên nhiều người chưa biết đến đặc sản của huyện Tịnh Biên. Do đó vùng nguyên liệu góp phần quảng bá đặc sản của địa phương đối với du khách và có thể liên kết với lâm viên núi Cấm trở thành nơi du lịch hấp dẫn. Hơn nữa vùng nguyên liệu ra đời phù hợp với sự phát triển của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Tịnh Biên nhanh chóng. 6.3. Tóm tắt Chương này đã nêu lên những vấn đề chính của bản kế hoạch nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen, xuất phát từ nhu cầu thị trường, người tiêu dùng thích và muốn sử dụng gạo đặc sản thơm, ngon chỉ được trồng ở vùng Bảy Núi, kế hoạch sản xuất lúa Nàng Nhen từ năm 2007 – 2012 bao gồm: các điều kiện sản xuất lúa, quy trình trồng lúa, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, diện tích trồng lúa và phương pháp quản lý vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống, phân bón cho nông dân, kí hợp đồng bao tiêu toàn bộ lúa thương phẩm được sản xuất ra, kiểm định chất lượng gạo cho vùng nguyên liệu. Kế hoạch nhân sự phục vụ công tác quản lý, các biện pháp hỗ trợ cho nông dân, đầu mối liên lạc giữa nông dân với công ty, phân tích tài chính đảm bảo mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Những rủi ro tác động đến vùng nguyên liệu và các biện pháp khắc phục, hạn chế rủi ro và cuối cùng là những hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại cho bà con nông dân nơi đây. Chương 7: Kết luận và kiến nghị 7.1. Kết luận Chương 5, 6 đã trình bày kết quả nghiên cứu đối với nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen và xây dựng bản kế hoạch nguồn nguyên liệu gạo đặc sản, diện tích canh tác hàng năm, các biện pháp quản lý, nhân sự, tài chính cho vùng nguyên liệu. Qua kết quả nghiên cứu từ nông dân xã Vĩnh Trung và kế hoạch quản lý vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen, rút ra được kết luận sau: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Những nông dân này có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen, lúa sản xuất ra bán được giá cao, người mua thích mua lúa Nàng Nhen vì phẩm chất gạo ngon cơm, thơm, dẽo. Tuy nhiên, nông dân cũng gặp khá nhiều khó khăn do thiếu giống chất lượng, thời tiết thay đổi thất thường, ít mưa, không đủ nước tưới. Lúa thương phẩm được bán cho công ty thông qua hợp đồng bao tiêu nông sản, hợp đồng thực hiện khá nghiêm túc, thanh toán nhanh chóng, dễ dàng ngay khi bán tạo thuận lợi cho nông dân. Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen với những lý do: thiếu giống, thiếu vốn, chưa rõ kỹ thuật, thời tiêt thay đổi, ít mưa. Họ đều thích ăn gạo Nàng Nhen, đều có mong muốn trồng loại lúa đặc sản này, cần được sự trợ giúp vật tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm sản xuất ra. Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen đều có chung mong muốn đảm bảo đầu ra khi sản xuất với số lượng lớn. Các biện pháp hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp được thảo luận cụ thể như: điều khoản giá, phương thức giao nhận, thanh toán, thời gian, địa điểm thanh toán, mối liên kết trung gian, tiêu chuẩn hạt lúa: độ ẩm, tạp chất, … So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại lúa khác Từ kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen, ta thấy chi phí trồng lúa Nàng Nhen thấp hơn lúa khác, lợi nhuận từ lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ loại lúa khác. Theo đánh giá của nông dân thì chi phí bỏ ra trên một ha lúa Nàng Nhen thấp hơn một ha lúa khác, lợi nhuận từ lúa Nàng Nhen cao hơn lúa khác tính trên cùng đơn vị diện tích. Sau khi có kết quả nghiên cứu, bản kế hoạch nguyên liệu tiến hành được bắt đầu từ nhu cầu gạo hàng năm. Diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen năm 2007 là 30 ha và tăng dần đến năm 2012 là 180 ha. Ban đầu công ty hỗ trợ trước cho nông dân vật tư như giống, phân bón, tập huấn kĩ thuật canh tác, nhân viên hướng dẫn kĩ thuật cho nông dân trong suốt quá trình trồng đến thu hoạch lúa. Công ty bao tiêu toàn bộ lúa thương phẩm của nông dân bằng hợp đồng được quy định cụ thể các điều khoản như: giá, giao nhận, thanh toán, chất lượng hàng hóa… Để tạo mối liên kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp tại vùng nguyên liệu nông dân cần mua cổ phần của công ty khi công ty tiến hành cổ phần hóa, nông dân là thành viên của công ty thì lợi nhuận và rủi ro hai bên cùng chia sẻ. Sau cùng, kế hoạch nhân sự, tài chính, rủi ro, hiệu quả kinh tế xã hội cũng được đề cập trong đề tài. 7.2. Kiến nghị Đối với công ty ANGIMEX ANGIMEX là công ty xuất khẩu gạo có uy tín nhiều năm qua, lợi nhuận mang lại từ xuất khẩu gạo khá lớn cho công ty. Hiện tại, công ty đang tập trung vào thị trường nội địa với khả năng sinh lợi cao hơn xuất khẩu, công ty cần xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm cung cấp đủ lượng gạo cần thiết hàng năm. Để có được nguyên liệu ổn định, nhất là gạo đặc sản Nàng Nhen, công ty cần đảm bảo có lợi cho nông dân và doanh nghiệp của mình, thực hiện đúng như cam kết hợp đồng đã thỏa thuận với nông dân. Một biện pháp không thể thiếu cho việc kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp trong vùng nguyên liệu chính là trích ra một lượng cổ phẩn bán cho nông dân với giá ưu đãi khi doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa. Đối với nông dân Nông dân trồng lúa Nàng Nhen là người khmer, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen. Họ được công ty hỗ trợ các vật tư cần thiết, sau khi thu hoạch lúa cần nhanh chóng liên hệ bán cho doanh nghiệp theo điều kiện của hợp đồng, thực hiện đúng các yêu cầu về chất lượng hạt lúa. Đảm bảo sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, sau khi thu hoạch và bán lúa trong năm 2007 nông dân nên trích ra một phần doanh thu mua cổ phần của công ty ANGIMEX, điều này mang lại lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp. Đối với chính quyền địa phương Hợp đồng được kí kết giữa nông dân và doanh nghiệp cần có tính pháp lý cao và chỉ có chính quyền địa phương xác nhận đảm bảo tính pháp lý trước pháp luật. Ngoài ra, Hội nông dân giữ vai trò liên kết trung gian trong giai đoạn đầu của vùng nguyên liệu. Đối với các viện, trường, nhà khoa học Giống lúa Nàng Nhen là loại lúa đặc sản với phẩm chất gạo thơm ngon. Tuy nhiên, giống lúa phục tráng với số lượng còn hạn chế chưa đủ trồng diện tích lớn, các nhà khoa học cần nhân giống lúa đặc sản này với số lượng lớn và đảm bảo chất lượng có thể giúp người nông dân thoát nghèo, người tiêu dùng có được loại gạo ngon, chất lượng cao. 7.3. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể về hành vi tiêu dùng gạo Nàng Nhen trên quy mô lớn, Do vậy, cần nghiên cứu về nhận thức của người tiêu dùng đối với gạo Nàng Nhen, hành vi trước khi mua, trong khi mua và sau khi mua ở các địa bàn Long Xuyên, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn xã Vĩnh Trung, hai đối tượng nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen với số mẫu còn hạn chế, huyện Tịnh Biên vẫn còn 2 xã An Cư, thị trấn Tịnh Biên, một số xã có diện tích đất ruộng trên ở huyện Tri Tôn trồng được loại lúa này. Để mở rộng diện tích trồng lúa Nàng Nhen lên quy mô lớn phù hợp với nhu cầu thị trường cần nghiên cứu thêm về địa bàn, đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen, thương lái, khí hậu, lượng mưa,… Ngoài lúa Nàng Nhen vẫn còn một loại lúa mùa không sử dụng thuốc hóa học. Lúa này cũng an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Công ty cần nghiên cứu để có được loại gạo chất lượng cao, an toàn đáp ứng xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Tài liệu tham khảo Sách tham khảo Cao Minh Toàn. 2002. Marketing căn bản. Khoa KT-QTKD. Đại học An Giang. Lưu Thanh Đức Hải. 2003. Bài giảng nghiên cứu marketing. khoa kinh tế QTKD trường Đại học Cần Thơ. Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. TPHCM. NXB Giáo dục Nguyễn Thành Long. 2004. Quản trị sản xuất. Đại học An Giang. Nguyễn Thành Long. 2005. Thiết lập & thẩm định dự án. Đại học An Giang. Nguyễn Thành Long. 2006. Ứng dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, Tạ Trí Nhân, Phạm Ngọc Thúy. 2002. Kế hoạch kinh doanh. Đại học quốc gia TPHCM. NXB ĐHQG TPHCM. UBND huyện Tịnh Biên. 2005. Tịnh Biên Mời Gọi Đầu Tư. An Giang. NXB công ty cổ phần in An Giang. Luận văn tốt nghiệp - Seminar Nguyễn Thị Kim Nhị. 2006. Hành vi tiêu dùng gạo của người dân thành phố Long Xuyên. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa KT – QTKD. Đại học An Giang. Nguyễn Văn Lắm. 2006. Phân tích hiệu quả kinh doanh hợp tác xã Nông nghiệp Tân Hậu A2. Chuyên đề Seminar. Khoa KT-QTKD. Đại học An Giang. Tài liệu đọc từ internet Văn phòng chính phủ. 2002. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg 24/06/2002. Hà Nội Mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản. Đọc từ: NTNN. 04/01/2006. Khôi phục giống lúa Nàng Nhen đặc sản. Đọc từ : Nguồn VOV.27/09/2006. Thị trường gạo nội địa: lộn xộn thương hiệu. Song Hà. 03/08/2005. Nâng cao giá trị gạo Việt Nam. Đọc từ  16/11/2006. Phát triển nông nghiệp bền vững: Bốn nhà liên kết quá lỏng lẻo. Đọc từ - 103k 13/06/2005. Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng : Đưa người nông dân tiếp cận nhanh với thị trường :Đọc từ http:// www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=24198 - 72k - 05/05/2007. Xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam. Đọc từ ạo - 26k PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------------- HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓAHướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản tại quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 Đọc từ: Hợp đồng số………….. HĐTT/2……. - Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, - Căn cứ biên bản thỏa thuận số …….. ngày …. tháng … năm…… giữa Công ty, Tổng công ty, cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế với HTX, hộ nông dân (đại diện hộ nông dân, trang trại, v,v,,,) Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……. tại …………… Chúng tôi gồm: 1, Tên doanh nghiệp mua hàng (gọi là Bên A) - Địa chỉ trụ sở chính: - Điện thoại: ……………………………………………., FAX: - Tài khoản số ……………………………………. Mở tại Ngân hàng - Mã số thuế DN - Đại diện bởi ông (bà):……………………………chức vụ: (Giấy ủy quyền số…………………………………Viết ngày ….. tháng ….. năm ….. bởi ông (bà)………………………………………….Chức vụ ký). 2, Tên người sản xuất (gọi là Bên B) - Đại diện bởi ông (bà):………………………………..Chức vụ: - Địa chỉ - Điện thoại:............................................................................. FAX: - Tài khoản số (nếu có) ……………………..Mở tại Ngân hàng: - Số CMND:……………………..cấp ngày …. tháng ….năm ..…… tại - Mã số thuế………………………………..(nếu có) Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1. Bên A nhận mua của Bên B Tên hàng: ……………………………số lượng Trong đó - Loại…………… số lượng…………… đơn giá …………….. thành tiền - Loại…………….số lượng…………… .đơn giá ……………. thành tiền - Loại: …………… số lượng……………đơn giá ……………..thành tiền Tổng giá trị hàng hóa nông sản……………………………đồng (viết bằng chữ) Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa Bên B phải đảm bảo: 1, Chất lượng hàng……………………………. theo quy định - Màu sắc: hạt lúa có màu vàng sọc nâu, nhỏ, dài, thon, - Tạp chất: không có các tạp chất gồm tạp chất vô cơ: mảnh đất đá, kim loại, bụi bẩn trong lúa và hữu cơ: hạt cỏ dại, hạt cây trồng khác, mảnh rơm rác, xác sâu mọt, hạt hư hỏng hoàn toàn nhìn thấy bằng mắt thường, - Độ ẩm: hạt lúa có độ ẩm >= 15 0 Điều 3. Bên A ứng trước cho Bên B (nếu có) - Vật tư: + Tên vật tư…………… số lượng…………… .. đơn giá ……………… thành tiền + Tên vật tư…………… số lượng………………đơn giá ……………….thành tiền Tổng trị giá vật tư ứng trước………………………….đồng (viết bằng chữ) + Phương thức giao vật tư: giao trực tiếp cho nông dân tại Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Trung + Thời gian ứng vật tư - Chuyển giao công nghệ: Điều 4. Phương thức giao nhận nông sản hàng hóa. 1. Thời gian giao nhận: Bên A và Bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị, Nếu "độ chín" của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì Bên B đề nghị Bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên, 2. Địa điểm giao nhận: do hai bên thỏa thuận sao cho hàng nông sản được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nhất (trên phương tiện của Bên A tại nhà của nông dân, hoặc tại lề đường nơi phương tiện vận chuyển của bên A vào được.) 3. Trách nhiệm của hai bên: - Nếu Bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí bảo quản nông sản…………..đồng/ngày và bồi thường thiệt hại…………… % giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng hàng hóa giảm sút. - Nếu địa điểm thỏa thuận giao hàng tại nơi thu hoạch. Bên B có trách nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên A đến nhận hàng đúng theo lịch mà Bên B không có đủ hàng giao để Bên A làm lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên thỏa thuận). - Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp, Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗi bên. Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng phải lập biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ tên của người giao và nhận của hai bên. Mỗi bên giữ một bản. Điều 5. Phương thức thanh toán. - Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước.………………….. đồng Sau khi khấu trừ nếu dư bên A sẽ thanh toán bằng tiền mặt……………….đồng - Thời gian thanh toán: thanh toán ngay sau khi mua lúa - Địa điểm thanh toán: tại nơi bán lúa Điều 6. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường. 1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng. - Ngoài ra, Bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm………….% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thỏa thuận của hai bên. 2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này, - Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B. Điều 7. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng. - Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất. - Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng. + Mức phạt về không số lượng: (………………% giá trị hoặc………… đồng/đơn vị) + Mức phạt về không đảm bảo chất lượng: + Mức phạt về không đảm bảo thời gian + Mức phạt về sai phạm địa điểm + Mức phạt về thanh toán chậm Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu chất lượng hàng hoá không phù hợp với quy định của hợp đồng. Điều 8. Giải quyết tranh chấp hợp đồng. - Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có nguy cơ dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng. - Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo pháp luật, Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng. - Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ….. tháng …..năm ……. đến ngày ….. tháng … năm …….. - Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận. - Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên mua có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý. - Hợp đồng này được làm thành ……….. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ….. bản Đại diện Bên bán (B) Chức vụ (Chữ ký và ghi rõ họ tên) Đại diện Bên mua (A) Chức vụ (Ký tên và đóng dấu) Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã hoặc Phòng công chứng huyện chứng thực Phụ Lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn Mẫu A PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN các hộ đã trồng lúa Nàng Nhen Thông tin người phỏng vấn: Họ tên phỏng vấn viên:……………………………Ngày phỏng vấn:…………… Thông tin người trả lời: Họ tên đáp viên:………………………………Tuổi:……………Giới tính:……… Địa chỉ: ấp……………Xã:…………………Huyện: Tịnh Biên Tỉnh: An Giang Dân tộc:………Nghề nghiệp:………………………Điện thoại:………………… Số thành viên trong gia đình:………Diện tích trồng lúa Nàng Nhen ……ha Tổng diện tích đất sản xuất:………ha Lao động tham chính tham gia sản xuất lúa Nàng Nhen:……….người Câu 1.Xin Ông/bà vui lòng cho biết Ông/bà có trồng lúa Nàng Nhen không? 1.Có tiếp câu 2 2.Không tiếp mẫu hỏi B Câu 2. Ông/bà vui lòng cho biết doanh thu và chi phí trồng lúa Nàng Nhen? Khoản mục ĐVT Vụ 1 ( năm 2004) Vụ 2 ( năm 2005) Vụ 3 ( năm 2006) Diện tích ha Chi phí CP chuẩn bị đất đ CP giống đ CP gieo sạ đ CP thuốc diệt cỏ đ CP phân bón đ CP thuốc sâu đ CP thuốc bệnh đ CP thuốc dưỡng đ CP bơm tưới đ CP chăm sóc( tự chăm sóc, thuê ngoài) đ CP thu hoạch ( cắt, gom, suốt, vận chuyển, phơi sấy ) đ Doanh thu Sản lượng kg Giá bán đ/kg Thành tiền đ Câu 3. Sau khi thu hoạch Ông/bà bán lúa ngay hay bảo quản lại? bán ngay tiếp câu 4 2. bảo quản lại Câu 4. Ông/bà bán sản phẩm của mình cho ai? ở đâu? 1. Thương lái Khoảng cách vận chuyển đến nơi bán…….km 2. Doanh nghiệp tư nhân Khoảng cách vận chuyển đến nơi bán…….km 3. Doanh nghiệp nhà nướcKhoảng cách vận chuyển đến nơi bán…….km 4. Khác………… Khoảng cách vận chuyển đến nơi bán…….km Câu 5. Khi bán sản phẩm ai đưa ra giá trước? 1.Ông/bà 2. Người mua Câu 6. Ông/bà có hài lòng khi bán sản phẩm của mình cho đối tượng này không? 1. Có tiếp câu 6a 2. Không tiếp câu 6b Câu 6a. Nếu là 1, cho biết lý do Câu 6b. Nếu là 2, cho biết lý do Câu 7. Ông/bà thích bán sản phẩm của mình cho ai? Tại sao? ( Chọn 1 ) 1. Thương lái Lý do: 2. DN tư nhân Lý do: 3. DN nhà nước Lý do: 4. Khác Lý do: Câu 8. Ông/bà có kí hợp đồng thỏa thuận khi bán sản phẩm với người mua không? 1. Có tiếp câu 8a 2. Không Câu 8a. Nếu là 1, hình thức hợp đồng là gì? 1.Ký kết 2. Thỏa thuận miệng Câu 9. Hợp đồng có thực hiện nghiêm túc không? 1. Có 2. Không tiếp câu 9a Câu 9a . Nếu không, Lý do 1. Giá thị trường lên xuống thất thường 2. Không có ràng buộc trách nhiệm hai bên 3. Người mua phá vỡ hợp đồng 4. Sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng như hợp đồng đã kí 5. Khác………………………………………………………………………… Câu 10. Ông/bà thu hoạch lúa bằng phương tiện nào? 1. Cắt lúa bằng thủ công 2. Cắt lúa bằng máy cắt xếp dãy 3. Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp 4. Khác………………………………. Câu 11. Ông/bà) bảo quản lúa như thế nào? 1. Bó lúa, phơi dưới nắng mặt trời, suốt, phơi tại nhà 2 ngày, vô bao. 2. Bó lúa, phơi dưới nắng mặt trời, suốt, bảo quản trong bao. 3. Phơi dưới nắng mặt trời, suốt, vô bao. 5. Khác……………………………. Câu 12 Ông/bà vui lòng cho biết những thuận lợi của việc trồng lúa Nàng Nhen 1. Kinh nghiệm bản thân 2. Được tập huấn kỹ thuật canh tác 3. Được hỗ trợ giống 4. Được hỗ trợ vốn 5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi 6. Ít sâu, dịch bệnh trên lúa 7. Nhẹ công chăm sóc 8. Thời tiết thuận lợi 9. Khác……….. Câu 13. Ông/bà vui lòng cho biết những khó khăn của việc trồng lúa Nàng Nhen ? 1. Không đủ giống lúa đảm bảo đúng chất lượng 2. Thiếu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất 3. Thời tiết thay đổi thất thường 4. Diện tích sản xuất manh mún 5. Sâu bệnh nhiều 6. Tốn nhiều công chăm sóc 7. Thiếu nước tưới 8. Khác……… Câu 14. Ông/bà vui lòng cho biết những thuận lợi của việc tiêu thụ lúa Nàng Nhen? 1. Giá bán lúa cao 2. Người mua thích mua lúa Nàng Nhen 3. Người bán quyết định giá bán 4. Người mua tìm mua lúa Nàng Nhen 5. Không cần vận chuyển đến nơi bán 6. Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng 7. Khác…………. Câu 15. Ông/bà vui lòng cho biết những khó khăn của việc tiêu thụ lúa Nàng Nhen ? 1. Ít người mua lúa 2. Giá lúa lên xuống thất thường 3. Người mua lúa quyết định giá mua 4. Người mua thanh toán chậm 5. Vận chuyển đến kho của người mua 6. Khác………. Câu 16. Đánh giá của Ông/bà về chi phí của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4.Khác........ Câu 17. Đánh giá của Ông/bà về doanh thu của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 18. Đánh giá của Ông/bà về giá bán của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 19. Đánh giá của Ông/bà về lợi nhuận của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 20. Kiến nghị của Ông/bà 20a. Đối với doanh nghiệp? 20b.Đối với chính quyền địa phương? 20c.Đối với nhà khoa học, các viện, trường Đại học? Xin chân thành cảm ơn Ông/bà đã trả lời phỏng vấn ! Mẫu B PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG DÂN các hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen Thông tin phỏng vấn viên: Họ tên phỏng vấn viên:……………………Ngày phỏng vấn:…………………… Thông tin đáp viên: Họ tên đáp viên:………………………………..Tuổi:……………Giới tính:………. Địa chỉ: ấp………..……..Xã:………………….Huyện: Tịnh Biên Tỉnh: An Giang Dân tộc:………..Nghề nghiệp:……………………….Điện thoại:…………………. Diện tích sản xuất:………ha Số thành viên trong gia đình:……….......người Lao động tham chính tham gia sản xuất lúa Nàng Nhen:.........người Câu 1. Ông/bà vui lòng cho biết Ông/bà đang trồng loại cây gì? 1. Lúa khác……… 2. Bắp 3. Đậu 4. Khác………. Câu 2. Ông/bà vui lòng cho biết doanh thu và chi phí trồng lúa Nàng Nhen? Khoản mục ĐVT Vụ ( năm 2004) Vụ 2 ( năm 2005) Vụ 3 ( năm 2006) Diện tích ha Chi phí CP chuẩn bị đất đ CP giống đ CP gieo sạ đ CP thuốc diệt cỏ đ CP phân bón đ CP thuốc sâu đ CP thuốc bệnh đ CP thuốc dưỡng đ CP bơm tưới đ CP chăm sóc( tự chăm sóc. thuê ngoài) đ CP thu hoạch ( cắt, gom, suốt, vận chuyển, phơi sấy,.. ) đ Doanh thu Sản lượng kg Giá bán đ/kg Thành tiền đ Câu 3. Ông/bà vui lòng cho biết lý do Ông/bà chưa trồng lúa Nàng Nhen ? 1. Đất sản xuất không thích hợp 2. Thời tiết bất lợi 3. Thiếu nước tưới 4. Chưa giống Nàng Nhen để trồng 5. Thiếu vốn 6. Chưa biết kỹ thuật trồng 7. Trồng lúa Nàng Nhen không hiệu quả bằng loại cây Anh (Chị) đang trồng 8. Khác……. Câu 4. Ông/bà có biết người tiêu dùng thích ăn gạo Nàng Nhen không? 1. Có 2. Không Câu 5 . Ông/bà có biết lúa Nàng Nhen bán giá cao hơn so với các loại lúa khác? 1. Có 2. Không Câu 6. Ông/bà có muốn trồng lúa Nàng Nhen không? 1. Có tiếp câu 7 2. Không tiếp câu 6a Câu 6a. Nếu không, Lý do: Câu 7. Ông/bà có cần hỗ trợ các điều kiện cần thiết để trồng lúa Nàng Nhen không? 1. Có tiếp câu 7a 2. Không tiếp câu 8 Câu 7a. Nếu có, Anh ( Chị) cần hỗ trợ những gì? 1. Vốn sản xuất 2. Giống lúa Nàng Nhen 3. Tập huấn kỹ thuật canh tác 4. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi 5. Bao tiêu lúa Nàng Nhen 6. Khác………………….. Câu 8. Ông/bà thích bán lúa của mình cho ai? Lý do? 1. Thương lái Lý do..................................................................... 2. Doanh nghiệp tư nhân Lý do………………………………………......... 3.Doanh nghiệp nhà nướcLý do………………………………………….... 4. Khác………… Lý do…………………………………………..... Câu 9. Khi bán sản phẩm Ông/bà muốn ai đưa ra giá trước? 1. Ông/bà 2. Người mua Câu 10. Ông/bà muốn giao nhận lúa theo cách nào? 1.Người mua tự đến nơi mua lúa, tự vận chuyển 2.Người bán vận chuyển lúa đến kho người mua 3.Người bán vận chuyển đến bến lúa, người mua mua tại bến lúa và tự vận chuyển 4.Khác………. Câu 11. Ông/bà muốn thanh toán bằng phương thức thanh toán nào? 1.Tiền mặt 2. Chuyển khoản qua ngân hàng Câu 12. Ông/bà muốn thanh toán vào thời gian nào? 1. Thanh toán ngay khi bán lúa 3. 2 ngày sau khi bán lúa 2. 1 ngày sau khi bán lúa 4. Khác..................... Câu 13 Ông/bà muốn thanh toán ở đâu? 1. Tại nơi bán lúa 3. Tại nhà người mua 2. Tại nhà người bán 4. Khác................ Câu 14. Ông/bà muốn kí hợp đồng thỏa thuận khi bán sản phẩm với người mua không? 1. Có tiếp câu 14a 2. Không Câu 14a. Nếu có, theo Ông/bà hình thức hợp đồng như thế nào? 1. Ký kết 2. Thỏa thuận miệng Câu 15. Ông/bà muốn hợp đồng thực hiện nghiêm túc không? 1. Có 2. Không tiếp câu 16 Câu 16 . Nếu không, Lý do 1. Sợ giá thị trường khi bán lúa cao hơn giá đã kí hợp đồng 2. Không có ràng buộc trách nhiệm hai bên 3. Người bán tự ý phá vỡ hợp đồng mà không bị bồi thường thiệt hại 4. Khác………………………………………………………………………… Câu 17. Đánh giá của Ông/bà về chi phí của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,,. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 18. Đánh giá của Ông/bà về doanh thu của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,.. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 19. Đánh giá của Ông/bà về giá bán của lúa Nàng Nhen và loại cây khác (lúa khác. bắp. đậu ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 20. Đánh giá của Ông/bà về lợi nhuận của lúa Nàng Nhen và loại cây khác ( lúa khác, bắp, đậu,.. ) trên cùng đơn vị diện tích? 1. Lúa Nàng Nhen cao hơn 2. Lúa Nàng Nhen thấp hơn 3. Bằng nhau 4. Khác........ Câu 21. Kiến nghị của Ông/bà 21a. Đối với doanh nghiệp? 21b. Đối với chính quyền địa phương? 21c. Đối với nhà khoa học, các viện, trường Đại học? Xin chân thành cảm ơn Ông/bà đã trả lời phỏng vấn ! Câu hỏi phỏng vấn nhóm đã trồng lúa Nàng Nhen 1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa? Vốn nhà hay vay mượn, đủ giống hay không, mua giống ở đâu, chăm sóc (làm cỏ, bón phân,…như thế nào) điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết…), nước tưới, … 2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa? Các yếu tố đầu ra: lúa Nàng Nhen được bán cho ai? ở đâu? Bán như thế nào? 3. Quy trình sản xuất lúa: làm đất đến thu hoạch để tìm khó khăn 4. Quy trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch để tìm khó khăn 5. Thảo luận các biện pháp hợp tác về: -Vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, mua lại nông sản hàng hoá; - Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá; - Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá, - Liên kết sản xuất: 6. Hợp đồng bao tiêu: +Giá +Giao nhận +Thanh toán 7. Phương thức liên kết 8. Kiến nghị của nông dân? Câu hỏi phỏng vấn nhóm chưa trồng lúa Nàng Nhen 1. Lý do nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen? +Không muốn trồng hay không đủ điều kiện trồng? + Thiếu giống, vốn +Tìm hiểu nhu cầu của nông dân muốn trồng lúa nàng nhen không? 2. Thảo luận các biện pháp hợp tác: Vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, mua lại nông sản hàng hoá; 3. Hợp đồng bao tiêu: +Giá +Giao nhận +Thanh toán 4. Phương thức liên kết 5. Kiến nghị của nông dân?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT33.doc
Tài liệu liên quan