LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Diên Tiến - Trưởng khoa CNTT – Giám đốc trung tâm IDC Việt Trì, đồng cảm ơn thầy giáo tin học Nguyễn Xuân Mơ. Cùng các thầy giáo, cô giáo trường trung cấp nghề số 2 Bộ Quốc Phòng, đã tận tâm và nhiệt tình dậy bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình được học tại trường.
Em cũng xin được trân trọng cảm ơn anh Tô Ngọc Anh giám đốc công ty TNHH Thương mại Vạn Xuân, cùng các anh, các chị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình được thực tập tại công ty, giúp em học hỏi những kinh nghiệm quý báu và đã đạt được những thành quả rất lớn.
Cảm ơn các bạn trong lớp Kỹ Thuật Viên Máy Tính khoá 03 đã cùng giúp đỡ em trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày. Qua thời gian thực tập chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô.
Cuối cùng em xin được gửi tới các thầy, các cô, các anh, các chị cùng toàn thể các bạn một lời chúc tốt đẹp nhất, sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Chúc các thầy cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG CHÍNH GHI CHÚ TRANG
1. Nội dung báo cáo thực tập 5
2. Phần I: Lắp ráp và cài đặt máy tính 6
3. I: Tìm hiểu về tổng quan máy tính 6
4. II: Lắp ráp máy tính 8
5. III: Quy trình lắp ráp 12
6. IV: Cài đặt 21
7. V: Giải quyết các lỗi khi lắp ráp 41
8. VI: Sao lưu, phục hồi hệ thống 44
9. Phần II: Sửa chữa máy tính 48
10. I: Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa 48
11. II: Các hỏng hóc cơ bản và cách sửa chữa 48
12. Phần III: Sửa chữa máy in và thiết bị ngoại vi 65
13. I: Nguyên lý chung 65
14. II: Cài đặt Driver 68
15. III: Nguyên lý hoạt động 71
16. IV: Các pan bệnh thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa 72
17. Phần IV: KẾT LUẬN 76
80 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l - Partition - From Image.
=>
Bước 1: Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh (*.gho) đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi
Bước 2: Chọn tập tin (*.gho) để phục hồi phân vùng. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open.
=>
Bước 3: Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó.
Bước 4: Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK.
Bước 5: Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin (*.gho) vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận.
Bước 6: Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy.
PHẦN II: SỬA CHỮA MÁY TÍNH
Để có thể sửa chữa được một bộ máy tính thì chúng ta phải nắm được cấu tạo, chức năng, nguyên lí hoạt động của các thành phần bên trong một máy tính, biết được nguyên nhân của các sự cố, cách khắc phục các sự cố đó và phải tuôn theo một quy trình chặt chẽ khoa học. Sau đây em xin trình bày những vấn đề cơ bản nhất để có thể sửa chữa một bộ máy tính.
Sau đây em xin trình bày những hỏng hóc cơ bản,các bước kiểm tra, phát hiện xử lý các lỗi của máy tính mà em gặp trong quá trình thực tập.
I . SƠ LƯỢC VỀ KIỂM TRA TRƯỚC KHI SỬA CHỮA
1. Kỹ thuật An toàn khi lắp ráp sửa chữa máy vi tính
Khi lắp ráp và sửa chữa máy vi tính phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn về điện tránh bị điện giật, gây chập hoặc cháy nổ.
Phải có dụng cụ thích hợp khi lắp và sửa máy
Khi tháo lắp máy phải tắt nguồn, rút nguồn điện ra khỏi máy
Khi bật máy để kiểm tra, phải dùng dây tiếp đất vì nguồn switching thường gây giật
Khi lắp nối các bộ phận, cáp phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn, lắp đúng đầu, không lắp ngược cáp gây chập điện
Không để các vật kim loại như ốc vít rơi vào máy, khi lắp vít tránh gây chập mạch.
2 . Phương pháp kiểm tra và khắc phục hư hỏng:
Thế nào là một máy tốt, các dấu hiệu
Phương pháp khoanh vùng khu vực hỏng hóc
Phương pháp thay thế để sửa chữa
Phương pháp sử dụng các tiện ích để kiểm tra máy
Tổ chức kiểm tra định kỳ máy
II. CÁC HỎNG HÓC CƠ BẢN VÀ CÁCH SỬA CHỮA:
A . Khắc phục và sử lý các lỗi do phần mềm:
Trong quá trình thực tập thì em cảm thấy rằng các lỗi mà thường gặp phải chủ yếu là do hỏng, lỗi phần mềm,và chủ yếu nguyên nhân gây lỗi phần mềm là do virut.
*. Một số triệu chứng khi máy nhiễm virus.
- Máy đang dùng thì bỗng chuyển sang màn hình xanh chữ trắng.
- Máy chạy chận hơn tốc độ bình thường rất nhiều.
- Một số danh mục, thư mục, tệp tin không thể mở được.
- Một số tệp có đuôi COM và EXE tự nhiên bị tăng thêm số byte, khi đó ta nghĩ máy nhiễm F-virus. Để biết điều đó ta nhờ kích thước của một số tệp quan trọng: Command.com 54645 byte (của DOS6.22), foxpro.exe 411032 byte (forpro 2.6).
- Tệp chương trình đuôi COM hoặc EXE không chạy hoặc sai.
- Máy không khởi động được từ đĩa cứng hoặc không nhận biết được ổ cứng khi khởi động máy từ ổ đĩa mềm, khi đó ta nghi máy bị nhiễm B-virus.
Tất nhiên các triệu chứng trên còn có thể là do lỗi phần cứng.
*. Cách xử lý khi máy bị nhiễm virus:
Khi máy bị nhiễm VIRUS chúng ta tiến hành các bước sau:1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy từ ổ CD.2. Sử dụng đĩa HIRREN BOOT 9.7 trở lên, cũng có thể sử dụng các đĩa boot khác như 9.5, 9.1…nhưng tốt nhất vẫn là 9.7, 9.8 hoặc 9.9.
3. Vào window xp mini (window 98 mini), copy, sao lưu toàn bộ dữ liệu có trong ổ C vào các ổ khác.
4. Tìm kiếm và diệt bằng tay những con virut hay gặp, như AUTORUN.INF, tên thư mục.EXE,…
5. Format ổ C (không nên format nhanh), cài hoặc GHOST lại cho ổ C.
6. Lúc này ta chưa vội vào mở các ổ đĩa. Cho chạy các chương trình diệt virut có bản quyền hoặc miễn phí, để quét sạch virut các ổ rồi sử dụng bình thường.
Nếu trong trường hợp máy không có dữ liệu quan trọng thì ta có thể chia lại ổ và format các ổ cho sạch virut rồi cài lại và sử dụng bình thường.
*. Hoặc cũng có thể áp dụng theo cách sau:
1. Tắt hoàn toàn máy tính để loại virus ra khỏi bộ nhớ trong. Khởi động lại máy bằng đĩa mềm hệ thống từ ổ A.
2. Chạy các chương trình kiểm tra và diệt virus. Sau khi kết thúc quá trình trên thì khởi động lại máy từ ổ cứng và làm việc bình thường.
3. Chạy chương trình kiểm tra và sửa đĩa nếu như cần giữ lại thông tin trên đĩa cứng (NDD.EXE).
Sau khi sao lưu dữ liệu nên làm theo các bước sau:
Chạy FDISK.EXE để khởi tạo lại bảng Partition (FAT) cho ổ cứng.
Chạy FORMAT.COM C: /S để định dạng lại ổ đĩa.
Cài lại hệ điều hành và ứng dụng cần thiết.
Lấy dữ liệu lại ổ đĩa và làm việc bình thường.
Nếu như trên ổ đĩa không cần sao lưu dữ liệu lại thì có thể chạy ngay FDISK.EXE mà không cần chạy qua NDD.EXE.
*. bios:
BIOS (Basic Input/Output System - hệ thống nhập/xuất cơ bản) thường được tích hợp trên mainboard dưới dạng bộ nhớ chỉ đọc nên còn được gọi là ROM BIOS. Ngày nay, các BIOS được thiết kế dưới dạng Flash ROM, nghĩa là có thể thay đổi nội dung một cách linh hoạt bằng chính các chương trình do các nhà sản xuất viết ra.
+.Vai trò của BIOS
BIOS thực ra là một tập hợp các chương trình nhỏ được tự động nạp và giữ quyền điều khiển khi máy tính mới bật lên, BIOS có vai trò như sau: - Kiểm tra các thành phần của máy tính khi mới khởi động. Quá trình này gọi là POST-Power Of Selt Test. POST kiểm tra các thiết bị bộ nhớ, bo mạch chính, card màn hình, ổ mềm, ổ cứng, bàn phím, chuột... xem chúng có sẵn sàng làm việc không? - Chuyển giao quyền điều khiển cho hệ điều hành. Sau quá trình POST, BIOS tìm cung mồi trên thiết bị khởi động (lần lượt theo trình tự được quy định trong CMOS có thể là đĩa mềm, đĩa cứng, CD, card mạng...). Nếu thấy, nó sẽ nạp cung mồi vào bộ nhớ, đến lượt cung mồi tìm hệ điều hành trên thiết bị nhớ để nạp và trao quyền điều khiển cho hệ điều hành.
- Sau khi hệ điều hành được nạp, BIOS làm việc với bộ xử lý (command.com) để giúp các chương trình phần mềm truy xuất các thiết bị của máy tính. Như vậy, kể từ khi máy tính mới bật lên cho đến khi tắt, BIOS luôn luôn hoạt động và là môi trường trung gian giữa phần mềm và phần cứng nên chi phối khá nhiều hoạt động của máy. Vì vậy mà nhiều hãng, (ví dụ như Gigabyte) còn tích hợp hai BIOS trên cùng một mainboard gọi là Dual BIOS, để phòng khi BIOS chính (main BIOS) bị hỏng thì đã có backup BIOS sẵn sàng phục vụ.
Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau:
Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup.
Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup.
Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup.
Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau.
Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm:
Ngày giờ hệ thống.
Thông tin về các ổ đĩa
Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy.
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.
Cài đặt mật khẩu bảo vệ.
+.CMOS của mainboard thông dụng:
Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy ta sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS.
*Lưu ý! Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì ta mới vào được CMOS.
Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với các nhà sản xuất khác nhau).
=>
1.1 STANDARD CMOS SETUP
Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống
Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1.
Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1.
Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2.
Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2.
Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch.
Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed
Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, ta phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa.
1.2 BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP)
=>
=>
*. Trong mục này lưu ý các mục sau:
- First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy.
- Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất.
- Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.
Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt.
1.3 INTEGRATED PERIPHERALS
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép ta cho sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.
1.4 Một số chức năng khác:
Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS.
User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.
IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE.
Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS.
Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.
Các lỗi của Bios: Bios rất ít có lỗi, các lỗi liên quan đến Bios chủ yếu là do sau một thời gian sử dụng các thiết bị của ta được nâng cấp lên phiên bản mới và BIOS hiện tại không thể tương thích được.
Và việc cần làm của chúng ta là cập nhật và nâng cấp BIOS; Thường thì các hãng sản xuất Mainboard cập nhật đều đặn các phiên bản BIOS của họ lên trang web của hãng. Như vậy, nếu không hài lòng với BIOS đang có, người sử dụng có thể download về và thực hiện nâng cấp.
Cách nâng cấp như sau:
Tập tin download được có dạng nén tự bung (*.EXE). Khi chạy, nó nhận được tập tin thực hiện FLASH879.EXE và 8IKK12.FI lưu vào đĩa mềm. Nhét đĩa mềm này vào máy, bật máy lên, ấn phím Del trong quá trình POST để vào chương trình Setup CMOS. Nhất phím F8 để vào chế độ cập nhật BIOS. Chọn chức năng update main BIOS from floppy. Một cảnh báo với khung màu đỏ hiện lên hỏi lại có chắc chắn không (Enter Dual BIOS/Q-Flash Utility: Y/N). Gõ Y, ấn phím Enter, quá trình F10 để tắt máy, thế là xong. Lưu ý là quá trình cập nhật BIOS tuy rất ngắn nhưng vẫn có khả năng sự cố mất điện xảy ra. Trong trường hợp đó, BIOS chắc chắn sẽ hỏng hẳn. Tốt nhất là nên sử dụng bộ lưu điện UPS cho máy khi thực hiện thao tác này.
Và nguyên nhân thứ 2 liên quan đến lỗi của BIOS là BIOS bị virut tấn công, nhưng vấn đề này chủ yếu sảy ra ở những Main dùng BIOS hàn chết trên bo mạch chủ(main cũ), nhưng thời nay với những kĩ thuật tiên tiến thì việc virut tấn công BIOS ít xảy ra.
Khi hỏng ROM BIOS thì CPU không thể lấy được dữ liệu để thực hiện quá trình POST máy và cũng không đưa ra được thông báo gì và như vậy biểu hiện sẽ là => Máy không có tiếng bíp cũng không lên màn hình. Nếu ta dùng Card Test Main để kiểm ta thì thấy đèn BOIS sẽ không sáng.
B. Các hỏng hóc liên quan đến phần cứng:
Đây là các lỗi mà em đã gặp trong quá trình thực tập. Trong bài viết dưới đây em có sử dụng các dụng cụ đo và kiểm tra sửa chữa cơ bản như cạc test Main, đồng hồ đo, …và ở đó em cũng xin nói qua về cách sử dụng các thiết bị đó.
1 . Các lỗi liên quan đến CPU:
* Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường gọi là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại.
CPU bị xác lập cho chạy quá tốc độ quy định. Cần kiểm tra xác lập lại tốc độ cho CPU, nếu vẫn còn lỗi là do CPU bị hư hỏng. Chú ý: Trước đó phải xác định là hệ thống giải nhiệt, RAM, các card cắm thêm, Windows đều hoạt động tốt. * Máy treo sao khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút)Hệ thống giải nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không tốt. Cần làm vệ sinh quạt giải nhiệt trên CPU, các quạt giải nhiệt khác trên bo mạch chủ và quạt giải nhiệt của bộ nguồn. Ta cần chú ý làm sạch bụi cho các tấm nhôm giải nhiệt vì nếu quạt chạy tốt mà các tấm nhôm này bị bám bụi dầy thì CPU hay các chíp vi xử lý khác cũng không thoát nhiệt được). Ngoài ra, khi CPU bị nóng nhiều (nhưng chưa đến mức treo máy) sẽ làm Windows chạy không ổn định, thường xuyên báo lỗi mà không tìm ra nguyên nhân. * Máy thỉnh thoảng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30sNhiệt độ của CPU tăng quá mức quy định nên bộ phận quản lý nhiệt độ trên bo mạch chủ phát báo động. Kiểm tra lại hệ thống giải nhiệt cho CPU, chú ý cột gọn dây nhợ trong thùng máy để tránh trường hợp thỉnh thoảng chúng vướng vào quạt làm quạt không chạy được (có thể cháy quạt và kéo theo là cháy CPU). Ta cũng nên vào BIOS kiểm tra xem mức nhiệt độ xác lập ngưỡng báo động có thấp quá không.
2 . Các lỗi liên quan đến MAINBOARD:
Pan 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM…
Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt. Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Pan 2: Chết BIOS
Lỗi này trước đây do một loại virus chuyên "ăn thịt" Chip BIOS. Ngoài ra lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. Ở đây chỉ đề cập tới trường hợp main ta bị chết do “nâng cấp BIOS” không thành công.
Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất Mainboard, model…càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ copy vào. Loại máy copy ROM này chỉ có những nơi bảo hành Main lớn mới có.
Pan 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định) Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) đa phần các pan không ổn định, chập chờn.
Pan 4 : Máy có vào điện, quạt nguồn quay nhưng không lên màn hình, không có âm thanh báo sự cố .
Kiểm tra:
Dùng một bộ nguồn tốt để thử và loại trừ được nguyên nhân do nguồn .
Có thể gắn CPU sang một Mainboard đang chạy tốt để loại trừ khả năng hỏng CPU
Chỉ gắn CPU vào Mainboard, kiểm tra loa báo sự cố và chắc chắn là đã tốt, cấp nguồn vào Mainboard và bật công tắc P.ON
Khi nguồn tốt và CPU tốt gắn trên Mainboard, bật công tắc mà không có tín hiệu gì ở loa báo sự cố là Mainboard không hoạt động
Nguyên nhân:
Chập một trong các đường tải tiêu thụ
Hỏng mạch dao động tạo xung CLK trên Mainboard
Hỏng mạch ổn áp nguồn cho CPU
Lỗi phần mềm trong ROM BIOS
Mainboard và các linh kiện liên quan đến sự hoạt động của Mainboard
Các bước kiểm tra
Tháo tất cả các linh kiện ra khỏi Mainboard - Gắn Card Test Main vào khe PCI - Cấp nguồn cho Main board - Mở nguồn ( dùng tô vít đấu chập chân PWR - chân công tắc mở nguồn cho quạt nguồn quay )=> Quan sát dãy đèn Led trên Mainboard
Chú thích : - Các đèn +5V, 3,3V, +12V, -12V sáng nghĩa là đã có các điện áp +5V, 3,3V, -12V, +12V hay các đường áp đó bình thường- Đèn CLK sáng là IC dao động tạo xung CLK trên Mainboard tốt- Đèn RST sáng ( sau tắt ) cho biết Mainboard đã tạo xung Reset để khởi động CPU .- Đèn OSC sáng cho biết CPU đã hoạt động- Đèn BIOS sáng cho biết CPU đang truy cập vào BIOS.
Khi chưa gắn CPU vào Mainboard thì đèn OSC và đèn BIOS sẽ không sáng còn lại tất cả các đèn khác đều phát sáng là Mainboard bình thường ( riêng đèn RST sáng rồi tắt) Khi gắn CPU vào, nếu tất cả các đèn Led trên đều sáng là cả Mainboard và CPU đã hoạt động
Mainboard và CPU hoạt động thì tất cả đèn Led đều sáng
Mainboard bị chập một trong các đường điện áp
Mainboard bị chập đường nguồn 5V ->biểu hiện là đèn 5V tắt
Mainboard bị chập đường nguồn 3,3V -> biểu hiện là đèn 3,3V tắt
Mainboard bị chập đường nguồn 12V ->biểu hiện là đèn 12V tắt
Mạch dao động tạo xung CLK trên Mainboard không hoạt động
Mạch tạo xung CLK ( xung Clock ) không hoạt động -> biểu hiện là đèn CLK không sáng
Các đường điện áp đều tốt, đã có tín hiệu xung CLK nhưng khi gắn CPU vào Mainboard không sáng đèn OSC
Khi gắn CPU vào nhưng đèn OSC và đèn BIOS vẫn không sáng, hiện tượng trên chứng tỏ CPU chưa hoạt động
Với trường hợp trên ta cần kiểm tra mạch ổn áp cấp nguồn cho CPU Các đèn Mosfet -> điều khiển cấp nguồn cho CPU
IC tạo dao động điều khiển các đèn Mosfet cấp nguồn cho CPU
Sơ đồ nguyên lý mạch cấp nguồn cho CPU
Pan 5 : Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng.
Nguyên nhân: Hỏng IC giao tiếp chuột, bàn phím .
Để nhận biết IC giao tiếp ta có thể dò ngược từ các cổng chuột bàn phím về ( sử dụng thang x1 đo thông mạch )
Nguyên nhân mất tác dụng cổng USB
Với cổng USB không hoạt động ta cần hàn lại Chipset nam ( dùng máy hàn khò lại) vì tín hiệu đưa ra cổng này được lấy từ Chipset nam .
Cổng USB lấy tín hiệu từ Chipset nam và ra nguồn 5V lấy từ nguồn 5V chính của Mainboard.
3 . Các lỗi liên quan đến RAM
a. Biểu hiện khi hỏng RAM
Khi RAM hỏng thường có biểu hiện là :
Bật máy tính có 3 tiếng bít dài, không lên màn hình
Lưu ý : Lỗi Card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường là một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn .
Nguyên nhân :
RAM bị hỏng
RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt
RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus
Kiểm tra RAM
Tháo RAM ra ngoài , vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại
Thay thử một thanh RAM mới ( lưu ý phải thay RAM có Bus được Mainboard hỗ trợ )
Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc thay thử Card Video khác .
Lưu ý : Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã hoạt động.
b. Biểu hiện khi RAM thiếu dung lượng .
Các trường hợp sau đây là biểu hiện của RAM thiếu dung lượng
Máy bị treo khi mở nhiều chương trình
Máy chạy chậm hơn tốc độ thông thường, mặc dù đã quét Virut .
Trong quá trình cài đặt WinXP máy báo lỗi, mặc dù đã loại trừ các nguyên nhân do ổ đĩa.
Khắc phục :
Thay thử bộ nhớ RAM có dung lượng lớn hơn
Với các máy sử dụng cho công việc đồ hoạ như xử lý ảnh, vẽ Auto card, Corel Drow , Game 3D thì bộ nhớ RAM lên dùng từ 512MB trở lên.Các công việc văn phòng chỉ cần sử dụng RAM 256 là đủ.
Trong trường hợp lắp 2 thanh RAM trong 1 máy tính thì nhất thiết phải lắp 2 thanh cùng tốc độ Bus và cùng chủng loại, điều này sẽ giúp cho người sử dụng tránh được các lỗi về xung đột thiết bị vốn là các lỗi chập chờn rất khó xác định.
4 . Các lỗi cơ bản khác - Nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa
Bệnh 1 : Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay.
Nguyên nhân : ( do một trong các nguyên nhân sau )
Hỏng bộ nguồn ATX
Hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard
Hỏng công tắc tắt mở Power On
Kiểm tra :
Sử dụng một bộ nguồn tốt để thử, nếu máy hoạt động được thì do hỏng bộ nguồn trên máy => Phương pháp sửa nguồn được đề cập ở chương CASE và NGUỒN .
Kiểm tra công tắc tắt mở hoặc dùng Tô vít đấu chập trực tiếp hai chân P.ON trên Mainboard => Nếu máy hoạt động là do công tắc không tiếp xúc .
Các biện pháp trên vẫn không được là do hỏng mạch điều khiển nguồn trên Mainboard .
Mạch điều khiển nguồn trên Mainboard ư
=> ta hãy dò ngược từ chân P.ON ( chân cấp nguồn cáp 20 chân, chân có dây mầu xanh lá là P.ON ) về để biết IC khuếch đại đệm Damper, dò mạch điều khiển nguồn theo sơ đồ trên, kiểm tra Transistor trên đường P.ON ở trên, kiểm tra điện áp nuôi (5V) cấp cho IC Damper, thay thử IC Damper
Nếu mạch hoạt động thì sau khi bật công tắc, chân P.ON đang từ 3V giảm xuống 0V => Dùng máy hàn khò hàn lại IC Chipset nam Sourth Bridge
Bệnh 2 : Máy có đèn báo nguồn, quạt nguồn quay khi bật công tắc nhưng không lên màn hình, không có tiếng kêu lỗi Ram hay lỗi Card Video .
Nguyên nhân :
Nguồn mất điện áp P.G
Hỏng CPU
Hỏng Mainboard
Lỗi phần mềm trên ROM BIOS
Hỏng loa bên trong máy và Ram hoặc Card video đồng thời => Nếu các thiết bị trên tốt mà lỗi Ram hay Card Video thì có tiếng kêu khi khởi động .=> Nếu hỏng các ổ đĩa thì vẫn lên màn hình, vẫn báo phiên bản Bios
Kiểm tra :
Bạn cần kiểm tra để kết luận xem có phải do Mainboard hoặc CPU hay không ?
Trước tiên hãy thay một bộ nguồn ATX tốt để loại trừ , nếu thay nguồn khác mà máy chạy được thì do hỏng nguồn trên máy => ta sửa bộ nguồn trên máy => lưu ý chân PG ( mầu xám ) khi quạt nguồn quay chân này phải có điện áp khoảng 3V đến 4V, nếu chân này không có điện thì máy không khởi động được. PG ( Power Good = Nguồn tốt )
Kiểm tra loa bên trong máy và chắc chắn rằng loa bên trong máy vẫn tốt.
Tháo RAM, Card Video và các ổ đĩa ra khỏi máy chỉ để lại CPU gắn trên Mainboard rồi bật công tắc nguồn để kiểm tra .
=> Nếu không có tiếng kêu ở loa thì => Mainboard hoặc CPU chưa hoạt động
=> Thiết lập lại Jumper cho đúng tốc độ BUS của CPU ( với Mainboard Pentium 3 và Pentium 4 ) => Nếu đã thao tác như trên nhưng máy vẫn không có các tiếng bíp dài ở loa là hỏng Mainboard hoặc hỏng CPU
Bệnh 3 : Bật nguồn máy tính thấy có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình .
Nguyên nhân :
Máy bị lỗi RAM => Lỗi RAM thường phát ra những tiếng Bíp....... dài liên tục .
Máy bị hỏng Card Video => Hỏng Card Video thường phát ra một tiếng Bíp.......dài và ba tiếng Bip Bip Bip ngắn .
Kiểm tra & Sửa chữa :
Nếu máy có những tiếng Bíp........Bíp.......Bíp....... dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, ta hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard , dùng dầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm sau đó gắn vào và thử lại .
Vệ sinh sạch khe cắm RAM bằng dầu RP7 hoặc bằng xăng Vệ sinh sạch chân RAM cho khả năng tiếp xúc tốt nhất
Nếu máy có một tiếng Bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video .=> ta hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM
Vệ sinh khe, chân cắm AGP=> Nếu không được ta hãy thay một Card Video tốt cùng loại rồi thử lại .
Bệnh 4 : Máy tính khởi động, có lên màn hình nhưng thông báo không tìm thấy ổ đĩa khởi động , hoặc thông báo hệ thống đĩa bị hỏng . “DISK BOOT FAILURE , INSERT SYSTEM DISK AND PRESS ENTER”
Nguyên nhân :
Hỏng cáp tín hiệu của ổ cứng
Cáp nguồn của ổ cứng không tiếp xúc
Hỏng hệ điều hành trên ổ cứng
Đấu sai Jumper trên ổ cứng
Hỏng ổ cứng
Kiểm tra & Sửa chữa :
Cắm lại cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng cho tiếp xúc tốt Cáp ổ cứng
Nếu máy có hai ổ cứng thì tạm thời tháo một ổ ra và thử lại
Nếu để hai ổ cắm trên một dây cáp thì cần thiết lập một ổ là MS (Master - ổ chính) và một ổ là SL (Slaver- ổ phụ) Hai ổ cứng đấu chung cáp Vào màn hình CMOS để kiểm tra xem máy đã nhận ổ cứng chưa ?=> Khi khởi động bấm liên tiếp vào phím Delete để vào màn hình CMOS .- Bấm vào dòng Standard CMOS Feature xuất hiện như sau :
Ở trên cho thấy dòng IDE Channel 0 Master đã nhận được ổ [Memorex DVD +/ RW Tru]và dòng IDE Channel 2 Master đã nhận được ổ [WDC WD800JD-00HKA0]=> Nếu như tất cả các dòng trên đều báo [ None ] thì nghĩa là máy chưa nhận được ổ cứng nào cả => ta cần kiểm tra cáp tín hiệu hoặc thay cáp rồi thử lại => Nếu kết quả máy vẫn không nhận được ổ đĩa thì ta cần thay ổ cứng mới . => Nếu máy đã nhận được ổ cứng như trên thì ta hãy cài đặt lại hệ điều hành cho máy
Bệnh 5 : Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Win XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt .
Nguyên nhân :
Máy bị lỗi RAM ( ở dạng nhẹ )
Máy gắn 2 thanh RAM khác chủng loại hoặc khác tốc độ Bus
Trên Mainboard bị khô hoặc bị phồng lưng các tụ hoá lọc nguồn .
Máy bị xung đột thiết bị, gắn nhiều Card lên khe PCI
Kiểm tra & Sửa chữa :
Kiểm tra RAM, nếu trên máy gắn 2 thanh thì hãy tháo thử một thanh ra ngoài rồi thử lại, khi gắn 2 thanh vào máy thì phải cùng Bus, cùng chủng loại và nên có dung lượng bằng nhau .
Thay thử thanh RAM khác rồi thử lại .
Tháo hết các Card mở rộng ra, chỉ để lại Card Video trên máy rồi thử lại => nếu máy chạy được là do lỗi Card hoặc máy xung đột thiết bị .
Quan sát các tụ hoá lọc nguồn trên Mainboard nếu thấy có hiện tượng phồng lưng thì ta cần thay thế tụ mới . Cả dãy tụ bên trên bị phồng lưng => cần thay mớiChú ý : - Khi thay tụ hoá trên Mainboard ta phải cho thật nhiều nhựa thông sao cho khi tháo tụ ra thì mũi mỏ hàn phải chìm bên trong nhựa thông, nếu ta tháo khan có thể sẽ làm hỏng mạch in của Mainboard.- ta có thể thay tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ hỏng và điện dung có thể thay sai số đến 20% .
Bệnh 6 : Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực.
Nguyên nhân :
Hỏng quạt CPU
Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn
Máy bị nhiễm Virus
Lỗi hệ điều hành
Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành.
Kiểm tra & Sửa chữa
Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không ?
Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo, sau khi chạy được vài phút
Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn lên ổ cứng rồi thử lại .Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo
Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả .
Cài lại hệ điều hành cho máy ( xem lại phần cài đặt ) .
Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì ta vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo .=> Kiểm tra ổ đĩa có Bad không ta làm như sau :- Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước. Cho đĩa Boot CD vào, chạy trên nền DOS, ta gõ SCANDISK C : => Đợi cho máy tự quét kiểm tra , ta bấm Enter khi máy dừng lại sau đó sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau :
Màn hình trên cho thấy trên ổ C có một số điểm bị Bad ( các vị trí có chữ B mầu đỏ là bị Bad " Đĩa hỏng " ).
Với những trường hợp ổ đia thuộc phân vùng hệ điều hành bị BAD (hỏng )thì ta có thể chia lại ổ, để ổ C tránh phần BAD ra. Nếu phần BAD ít thì ta có thể cắt phần BAD đi rồi chia ổ cài lại như thường.Còn nếu trường hợp ổ BAD quá nhiều thì ta cần phải thay ổ cứng mới.
5. Cách phòng chống virus và ngăn chặn tác hại của nó
Sử dụng phần mềm diệt virus
Bảo vệ bằng cách trang bị thêm một phần mềm diệt virus có khả năng nhận biết nhiều loại virus máy tính và liên tục cập nhật dữ liệu để phần mềm đó luôn nhận biết được các virus mới. Trên thị trường hiện có rất nhiều phần mềm diệt virus. Một số hãng nổi tiếng viết các phần mềm virus được nhiều người sử dụng có thể kể đến là: Symantec, Kaspersky
Sử dụng tường lửa
Tường lửa (Firewall) không phải một cái gì đó quá xa vời hoặc chỉ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) mà mỗi máy tính cá nhân cũng cần phải sử dụng tường lửa để bảo vệ trước virus và các phần mềm độc hại. Khi sử dụng tường lửa, các thông tin vào và ra đối với máy tính được kiểm soát một cách vô thức hoặc có chủ ý. Nếu một phần mềm độc hại đã được cài vào máy tính có hành động kết nối ra Internet thì tường lửa có thể cảnh báo giúp người sử dụng loại bỏ hoặc vô hiệu hoá chúng. Tường lửa giúp ngăn chặn các kết nối đến không mong muốn để giảm nguy cơ bị kiểm soát máy tính ngoài ý muốn hoặc cài đặt vào các chương trình độc hại hay virus máy tính.
Cập nhật các bản sửa lỗi của hệ điều hành
Hệ điều hành Windows (chiếm đa số) luôn luôn bị phát hiện các lỗi bảo mật chính bởi sự thông dụng của nó, tin tặc có thể lợi dụng các lỗi bảo mật để chiếm quyền điều khiển hoặc phát tán virus và các phần mềm độc hại. Người sử dụng luôn cần cập nhật các bản vá lỗi của Windows thông qua trang web Microsoft Update (cho việc nâng cấp tất cả các phần mềm của hãng Microsoft) hoặc Windows Update (chỉ cập nhật riêng cho Windows). Cách tốt nhất hãy đặt chế độ nâng cấp (sửa chữa) tự động (Automatic Updates) của Windows. Tính năng này chỉ hỗ trợ đối với các bản Windows mà Microsoft nhận thấy rằng chúng hợp pháp.
Vận dụng kinh nghiệm sử dụng máy tính
Cho dù sử dụng tất cả các phần mềm và phương thức trên nhưng máy tính vẫn có khả năng bị lây nhiễm virus và các phần mềm độc hại bởi mẫu virus mới chưa được cập nhật kịp thời đối với phần mềm diệt virus. Người sử dụng máy tính cần sử dụng triệt để các chức năng, ứng dụng sẵn có trong hệ điều hành và các kinh nghiệm khác để bảo vệ cho hệ điều hành và dữ liệu của mình. Một số kinh nghiệm tham khảo như sau:
Phát hiện sự hoạt động khác thường của máy tính: Đa phần người sử dụng máy tính không có thói quen cài đặt, gỡ bỏ phần mềm hoặc thường xuyên làm hệ điều hành thay đổi - có nghĩa là một sự sử dụng ổn định - sẽ nhận biết được sự thay đổi khác thường của máy tính. Ví dụ đơn giản: Nhận thấy sự hoạt động chậm chạp của máy tính, nhận thấy các kết nối ra ngoài khác thường thông qua tường lửa của hệ điều hành hoặc của hãng thứ ba (thông qua các thông báo hỏi sự cho phép truy cập ra ngoài hoặc sự hoạt động khác của tường lửa). Mọi sự hoạt động khác thường này nếu không phải do phần cứng gây ra thì cần nghi ngờ sự xuất hiện của virus. Ngay khi có nghi ngờ, cần kiểm tra bằng cách cập nhật dữ liệu mới nhất cho phần mềm diệt virus hoặc thử sử dụng một phần mềm diệt virus khác để quét toàn hệ thống.
Kiểm soát các ứng dụng đang hoạt động: Kiểm soát sự hoạt động của các phần mềm trong hệ thống thông qua Task Manager hoặc các phần mềm của hãng thứ ba (chẳng hạn: ProcessViewer) để biết một phiên làm việc bình thường hệ thống thường nạp các ứng dụng nào, chúng chiếm lượng bộ nhớ bao nhiêu, chiếm CPU bao nhiêu, tên file hoạt động là gì...ngay khi có điều bất thường của hệ thống (dù chưa có biểu hiện của sự nhiễm virus) cũng có thể có sự nghi ngờ và có hành động phòng ngừa hợp lý. Tuy nhiên cách này đòi hỏi một sự am hiểu nhất định của người sử dụng.
Bảo vệ dữ liệu máy tính
Nếu như không chắc chắn 100% rằng có thể không bị lây nhiễm virus máy tính và các phần mềm hiểm độc khác thì bạn nên tự bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu của mình trước khi dữ liệu bị hư hỏng do virus (hoặc ngay cả các nguy cơ tiềm tàng khác như sự hư hỏng của các thiết bị lưu trữ dữ liệu của máy tính). Ta có thể thực hiện theo cách sau:
Sao lưu dữ liệu theo chu kỳ là biện pháp đúng đắn nhất hiện nay để bảo vệ dữ liệu. Bạn có thể thường xuyên sao lưu dữ liệu theo chu kỳ đến một nơi an toàn như: các thiết bị nhớ mở rộng (ổ USB, ổ cứng di động, ghi ra đĩa quang...), hình thức này có thể thực hiện theo chu kỳ hàng tuần hoặc khác hơn tuỳ theo mức độ cập nhật, thay đổi của dữ liệu.
Tạo các dữ liệu phục hồi cho toàn hệ thống không dừng lại các tiện ích sẵn có của hệ điều hành (ví dụ System Restore của Windows Me, XP...) mà có thể cần đến các phần mềm của hãng thứ ba, ví dụ bạn có thể tạo các bản sao lưu hệ thống bằng các phần mềm ghost, các phần mềm tạo ảnh ổ đĩa hoặc phân vùng khác.
PHẦN III: SỬA CHỮA MÁY IN VÀ THIẾT BỊ NGOẠI VI
I. NGUYÊN LÝ CHUNG Máy in laser là thiết bị in sử dụng tia laser trong quá trình tạo bản in. Có nhiều người đã nhầm máy laser với máy in sử dụng đèn LED để tạo bản in.Sơ đồ khối máy in laser như sau
1.1. Khối nguồn : Ổn định điện áp và cung cấp năng lượng điện cho toàn máy. Đầu vào của nó là nguồn xoay chiều dân dụng (AC). Đầu ra của khối nguồn bao gồm các mức nguồn một chiều ổn định, đã được lọc sạch các can nhiễu (nếu có) của nguồn dân dụng. Sẵn sàng cung cấp cho các mạch điện trong máy. Khối nguồn cũng tạo ra cao áp trong từng thời điểm (dưới tác động của khối điều khiển) để nạp tĩnh điện cho trống, cho giấy trong quá trình tạo bản in.
1.2. Khối data : Còn gọi là khối giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ sau : Đầu vào : Nhận lệnh in và dữ liệu từ PC gửi sang. Đầu vào của các máy in đời cũ (như máy kim Epson LQ100/1070/1170 …, máy laser HP4L/5L/6L…) được kết nối với PC bằng cổng song song (LPT1/2 … – parallel). Đầu vào của các máy in đời mới hơn (như Canon LBP2900…) được kết nối với PC bằng cổng tuần tự vạn năng (USB – Universial Serial Bus). Đầu ra : Xuất tín hiệu cho mạch quang và mạch điều khiển Tín hiệu điều khiển từ PC bao gồm : • Lệnh kiểm tra tình trạng máy in (hết giấy, sự cố mạch sấy …) • Lệnh nạp giấy. Các tín hiệu nói trên (về mặt xử lý) với cổng song song thì đi chân riêng và được tách trước mạch dữ liệu đến mạch điều khiển, còn ở cổng USB thì tách sau IC giao tiếp để đến mạch điều khiển. Dữ liệu từ PC : Là chuỗi nhị phân (0,1) thể hiện cấp độ xám của từng điểm ảnh trên bản cần in. Tín hiệu này được đưa vào mạch xử lý dữ liệu để chuyển đổi thành điện áp tương tự (analog) và cấp cho mạch quang. Tùy theo biên độ điện áp điều khiển mà diode laser của mạch quang sẽ phát xạ mạnh hay yếu.
1.3. Khối quang : Đầu vào : Bao gồm tín hiệu 2 tín hiệu • Tín hiệu điều khiển motor lệch tia, được gửi đến từ mạch điều khiển. • Điện áp điều khiển cường độ phát xạ laser, được gửi đến từ khối data. Đầu ra : Là các tia laser được trải đều trên suốt chiều dài của trống, với mục đích làm suy giảm hoặc triệt tiêu tĩnh điện trên mặt trống trong quá trình tạo bản in.
1.4. Khối sấy : Thực hiện 3 nhiệm vụ : Tạo ra nhiệt độ cao (với máy HP5L/6L là 1820C, máy Canon LBP là 1830C) để nung chảy bột mực. Nhiệt độ cao này có thể được tạo ra bằng thanh điện trở hoặc bằng đèn (haloghen) Tạo ra lực ép để ép mực (đã được nung chảy) thấm vào xơ giấy để cố định điểm ảnh trên giấy. Lực ép được tạo ra bằng các trục lăn được nén dưới tác động của lò xo. Tạo ra lực kéo để kéo giấy ra khỏi máy in sau khi đã sấy_ép. Lực kéo được tạo ra nhờ hệ thống trục lăn trên/dưới quay ngược chiều nhau. Khối sấy nhận lệnh từ khối điều khiển để thi hành tác vụ. Ngược lại, nó cũng gửi tín hiệu thông báo trạng thái nhiệt, trạng thái giấy cho mạch điều khiển để dừng máy khi có sự cố. Tín hiệu phản hồi này được lấy ra từ các cảm biến (sensor)
1.5. Khối cơ : Bao gồm tập hợp các bánh răng, trục lăn_ép thực hiện các hành trình sau : • Nạp giấy : kéo giấy từ khay vào trong máy. • Kéo giấy di chuyển đúng đường đi theo thiết kế, đảm bảo cho giấy được tiếp xúc với trống. • Đẩy giấy (đã hoàn thành bản in) ra khỏi máy. Toàn bộ khối cơ được vận hành nhờ lực kéo từ 1 motor chính (capstan motor), motor được điều khiển bằng lệnh hành trình từ khối điều khiển. Hệ thống cơ cũng gửi tín hiệu phản hồi về khối điều khiển để thực hiện các hành vi thích hợp (ví dụ như lặp lại động tác nạp giấy, dừng in và thông báo cho PC khi hết giấy, dắt giấy …)
1.6. Khối điều khiển : Điều hành toàn bộ mọi hoạt động của máy. Đầu vào : Gồm các tín hiệu • Lệnh thông báo tình trạng (từ PC sang) • Lệnh in, nhận dữ liệu in. • Tín hiệu phản hồi từ các khối. Đầu ra : Gồm các tín hiệu • Thông báo trạng thái (gửi sang PC) • Mở cổng, nhận và giải mã dữ liệu sang analog (gửi tới data) • Tạo cao áp (gửi sang nguồn) • Quay capstan motor (gửi sang cơ) • Mở nguồn cấp cho mạch sấy (gửi sang sấy) • Quay motor lệch tia (gửi sang quang) • Mở diode laser (gửi sang quang) • Sẵn sàng (ready – gửi sang tất cả các khối)
II. CÁCH CÀI ĐẶT DRIVER CHO MÁY IN
1. Chuẩn b ị:
- Cho đĩa máy in vào ổ đĩa CD
- Bật nguồn đi ện máy in
- Kiểm tra dây đã nối với máy tính chưa
2. Tiến hành cài đặt
- Kích chuột vào Star->Settings->Printers and Faxes
- Xuất hiện hộp thoại Printers and Faxes
Chọn “Add a Printer”. Xuất hiện hộp thoại
Nhấn Next để tiếp tục
Chọn Next để cài trực tiếp trên máy vi tính, Chọn A network printer...... Next để cài máy in qua mạng LAN hoặc Internet
Tiếp tục chờ đợi trong giây lát
Chọn cổng kết nối máy in trong mục Use the following port: Là USB nếu máy in của bạn được kết nối với máy tính qua cổng cắm USB còn khác thì là chọn LPT
Sau đó đặt tên máy in
Do you want to printer a test page ? bạn có muốn in thử hay không ? Yes: Đồng ý để in thử, No: Không in thử. Chọn Next
Chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt.
III. Hoạt động của máy in laser:
Nguyên tắc chung của việc nạp giấy từ khay chứa vào đường tải, buồng chụp là sử dụng lực ma sát giữa trục ép đầu vào và tờ giấy. Nguyên tắc này đúng với tất cả các loại máy in laser, kim, phun, LED, máy photocopy. (hình vẽ minh họa)
Nạp và tải giấy : Sau khi ra lệnh in từ PC (hoặc bấm nút test trên 1 số máy HP đời cũ) thì mạch data sẽ chuẩn bị dữ liệu để xuất cho dàn quang. Sau vài giây hoặc vài chục giây (tùy dung lượng dữ liệu cần in) thì mạch điều khiển ra lệnh nạp giấy, rơ le nạp sẽ hoạt động để tác động lên cơ cấu dịch chuyển khay giấy_bánh ép nạp giấy. Lúc đó đồng thời xảy ra hai động tác :- Đầu khay giấy được đẩy(nâng) và dịch chuyển để gần vào bánh ép nạp giấy.- Bánh ép quay để mặt cong của nó đối diện với đầu khay giấy.Như vậy, tờ giấy nằm giữa khe (rất hẹp) do đầu khay và mặt cong của bánh ép nạp giấy tạo thành, nó sẽ chịu tác động của lực ma sát trên bánh ép (vỏ bằng cao su nhám) và bị cuốn theo chiều quay của bánh ép đi vào trong đường tải giấy. Đầu đường tải, có thêm bánh ép tải giấy quay ngược chiều bánh ép nạp giấy sẽ tạo thành lực kéo đưa tờ giấy vào đường tải, tiến đến buồng chụp. Trên đường tải, tờ giấy sẽ tỳ vào cảm biến đường tải đổi trạng thái (đóng→mở hoặc mở→đóng, tùy máy), mạch điều khiển biết : giấy đã nạp thành công.Sau khi giấy đi qua, cảm biến đường tải không bị tỳ nữa, nó trở về trạng thái ban đầu, mạch điều khiển biết : giấy di chuyển trên đường tải, buồng chụp tốt.
Lực kéo giấy: Được tạo ra từ lực ép giữa trục ép trên (7) và trục ép dưới (3, 4). Hai hệ thống này quay ngược chiều nhau (hình vẽ).Điều kiện để giấy được kéo vào ruột máy (nạp giấy).- Khay giấy di chuyển ra ngoài (phía trục ép 7)- Trục ép quay (ngược chiều kim đồng hồ theo hình vẽ) để ép sát vào khay giấy.Bề mặt của trục ép (7) là cao su có ma sát lớn, khi quay sẽ tạo lực kéo, kéo giấy vào buồng máy.Trục ép dưới (3, 4) quay ngược chiều trục ép trên (7) sẽ tiếp tục tạo lực kéo đưa giấy vào sâu trong buồng máy.
Mô tả quá trình nạp giấy : Khi chưa có lệnh nạp giấy : Khay giấy bị đẩy xa khỏi trục ép (7) bởi mỏ của con tỳ (5, 6). Lúc này trục ép (7) có dạng nửa vòng tròn tạo thành 1 khe hở lớn với mặt khay, như vậy giấy trên khay ko ép sát vào trục (7). Khi có lệnh in: Motor capstan làm quay bánh răng (1) và tất cả hệ thống cơ, ta có thể nghe thấy tiếng quay của các bánh xe. Mục đích là để trống quay (nạp điện tích cho trống), lô sấy_ép quay sẵn sàng cho việc ép và đẩy giấy ra . Bánh răng 1, và 2 liên kết với nhau bởi lực ma sát do lò xo 1 tì vào mặt trong của bánh xe 1, 2. Lúc này bánh xe 2 bị cái móc của rơ le giữ và nó ko quay, chỉ có bánh xe 1 là quay. Khi có lệnh nạp giấy : Lệnh này được phát ra sau lệnh in, lệnh này có mức logic 1 làm mở transistor nối tiếp với cuộn hút rơ le, như vậy rơ le được cấp điện tạo lực hút, cái móc của rơ le di chuyển (như hình vẽ). Khi móc rơ le di chuyển sẽ nhả bánh răng (2). Lực ma sát giữa bánh răng 1 và 2 sẽ kéo bánh răng 2 làm quay trục (đút vào tâm bánh răng 2- hình vẽ). Trục quay sẽ lai con tỳ 5, 6 quay theo. Cái mỏ của 5, 6 không tỳ vào khay nữa. Lực đẩy của lò xo 2 sẽ đưa khay ép sát vào trục ép (7). Trục ép 7 cũng được trục quay làm quay theo, mặt tròn của nó ép sát khay giấy, lực ma sát của (7) sẽ kéo giấy vào buồng máy. Các bệnh của cơ cấu nạp, tải giấy ( mô tả với điều kiện máy đang chạy mà hỏng, chứ không áp dụng cho các trường hợp tháo máy ra_lắp lại mà hỏng)
IV. Các Pan bệnh thường gặp
Bệnh 1 : Không nạp giấy hoàn toàn. Khi ra lệnh in, toàn bộ hệ thống cơ quay, 1 chút sau bạn sẽ tiếng “cách” đó chính là khi rơ le hoạt động, đầu khay giấy di chuyển, bánh ép nạp giấy quay. Bạn hãy chú ý nghe tiếng kêu đó. - Do đặt giấy vào không hết đầu khay, như vậy đầu giấy không vào được khe giữa đầu khay và bánh ép nạp giấy (xảy ra với khay nằm)Khắc phục: Đẩy giấy vào hết tầm của khay.
Bệnh 2: Nạp giấy vào được chừng 5-10mm thì giấy không vào nữa, hệ cơ chạy thêm tí chút thì dừng, đèn báo lỗi. Bệnh này là do giảm ma sat giữa bánh ép nạp giấy và tờ giấy. Nguyên nhân là do bánh ép có vỏ cao su nhám sau một thời gian hoạt động sẽ “bị lì mặt nhám”, bạn có thể mở cửa trước (có thể tháo cả hộp mực) mà nhìn, bề mặt của bánh ép rất bóng. Bệnh này cũng thường gặp khi bánh ép “hơi lì mặt” và sử dụng giấy quá mỏng. Khắc phục : Dùng giẻ sạch (kiểu sợi bông như khăn mặt) luồn vào mặt tròn của bánh ép, chà đi chà lại cho tới khi thấy hết bóng là được.Lưu ý : Bánh ép nạp giấy “bị lì mặt” còn gây ra hiện tượng kéo 2, 3 .. vào 1 lúc dẫn đến “dắt giấy” trong đường tải, lô sấy.
Bệnh 3 : Nạp giấy, giấy vào nhưng và máy dừng, báo lỗi. Mở cửa trước, rút hộp mực, rất có thể sẽ nhìn thấy giấy bị dồn chặt ở ngay đằng sau của bánh ép nạp giấy (kiểu như gấp giấy xếp nếp). Nguyên nhân của bệnh này là do bánh ép tải giấy có thể bị kẹt (tháo máy ra thường có 2 bánh ép tải giấy, có lò xo đẩy để tỳ sát mặt tròn của bánh ép nạp giấy). Khắc phục : Kéo tờ giấy bị xếp nếp ra khỏi máy (chú ý nhẹ nhàng, vừa kéo vừa quan sát xem có bị vướng, bị móc vào các mấu, gờ trong đường tải không, có thể sẽ làm rách và để lại những ẩu giấy trong đó) Cố gắng luồn được ngón tay vào ấn/nhả 2 bánh ép tải giấy vài lần, phải cảm nhận thấy lực đẩy của 2 bánh là bằng nhau) Nếu xử lý như trên mà không được, buộc phải tháo máy và vệ sinh hốc lò xo đẩy bánh ép tải giấy.
Bệnh 4: Ra lệnh in, máy tiếp nhận dữ liệu (đèn data nháy), khối cơ hoạt động (nghe thấy tiếng ồn do các bánh xe quay) khoảng một vài giây, cơ dừng_không nạp giấy và báo lỗi.
Lỗi này do tín hiệu phản hồi từ IC MDA trong khối quang gây ra. Bình thường, khi nhận lệnh hoạt động từ mạch điều khiển thì IC MDA sẽ thực hiện 3 động tác : • Gửi tín hiệu phản hồi về cho mạch điều khiển, báo cáo tình trạng tốt. • Cấp điện cho motor lệch tia quay (bạn sẽ nghe thấy tiếng rít nhẹ, mảnh) • Cấp điện cho laser diode và vòng hội tụ. Trường hợp này đến 99% là do IC MDA chết, mạch ngoài của IC này cực kỳ đơn giản, ít linh kiện và hầu như không hư hỏng. Khắc phục : Thay IC MDA (là loại dán) đúng tên.
Bệnh 5: Bản in mờ (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Hiện tượng này do mạch MD (monitor diode) làm nhiệm vụ kiểm soát cường độ phát xạ của laser diode hoạt động kém dẫn đến cường độ laser quá mạnh làm phân hủy tĩnh điện trên trống quá nhiều, gây ra mờ bản in. Khắc phục : Mở nắp hộp quang. Chỉnh biến trở MD (nằm sát laser diode) khoảng 1/8 cung tròn về bên trái và in thử. Nếu chưa đạt thì chỉnh tiếp. *Lưu ý : Trước khi chỉnh, cần chấm vào mặt biến trở 1 tí (đầu tăm) dầu (máy khâu) để boi trơn, tránh cho mặt than của biến trở bị rạn, vỡ.
Bệnh 6: Bản in lốm đốm (với điều kiện mực tốt, trống tốt, cao áp tốt) Lỗi này do hệ thống lệch tia và dẫn quang gây ra. Bạn hãy vệ sinh hệ thống dẫn quang : • Miếng kim loại trắng bóng (10mmx10mmx1mm) gắn trên trục của motor lệch tia. • Kính khúc xạ. • Gương phản xạ Những đối tượng này nếu bị mốc, bẩn thì rửa bằng “nước rửa bát” và chổi mềm. Sau đó lau khô bằng giẻ mềm. Tuyệt đối không sấy, không rửa bằng hóa chất (như cồn, axeton …)
Bệnh 7: Bản in đen sì Lỗi này do mất tia laser hoặc cường độ phát xạ quá yếu. Máy in laser lại sử dụng laser trắng (khác với ổ CD/DVD sử dụng laser đỏ hoặc xanh) nên không thể kiểm ra bằng mắt thường. Khắc phục : • Chỉnh thử biến trở MD (về bên phải), mỗi lần chỉnh 1/8 cung tròn. • Kiểm tra điện áp 5V(+), đây là thiên áp tĩnh cho laser diode. Nếu mất hãy dò ngược từ chân laser diode về đầu cáp hộp quang. Đường nguồn này thường có 1 điện trở cầu chì (0,47Ω) và 1 tụ lọc (vài chục nF, tùy máy) đằng sau điện trở. Điện trở có thể đứt, tụ lọc có thể chập, hãy thay thế (đúng giá trị). • Nếu điện áp 5V có, chỉnh thử biến trở MD không được, hãy thay laser diode (nguyên nhân này có sác xuất rất thấp, khoảng vài%).
5. Quá trình tạo bản in. Bao gồm các công đoạn : Công đoạn 1 : Tạo tia laser - Tín hiệu biểu thị cấp độ xám của từng điểm ảnh (point) tồn tại dưới dạng điện áp analog được gửi từ mạch data tới khối quang. - IC khuyếch đại sẽ tăng cường công suất của tín hiệu này cấp cho laser diode sẽ làm cho nó phát xạ tia laser, cường độ tia phụ thuộc công suất tín hiệu đưa vào. Tia laser này được hội tụ, lọc và qua các hệ thống lệch_phản xạ .. để qua khe hộp quang rải thành dòng (ảnh) trên suốt chiều dài của trống. Công đoạn 2 : Nạp trống - Trống có cấu tạo là một ống nhôm. Vỏ ngoài được phủ một lớp chất nhạy quang, khi in trống quay với 1 tốc độ không đổi. - Mạch cao áp tạo ra một điện áp (+) thông qua thanh quét (nằm trong lòng trống) để nạp lên bề mặt trống một điện áp (+). Như vậy toàn bộ bề mặt (lớp phủ nhạy quang) của trống có điện áp (+) đồng đều. * Lưu ý : Lớp nhạy quang này dẫn điện kém do vậy giữa các điểm trên trống khả năng xuyên lẫn điện áp sang nhau là rất nhỏ.Có thể mô phỏng điện áp trên trống bằng hình vẽ sau : Công đoạn 3 : Nạp tĩnh điện cho giấy - Giấy được các bánh xe vận chuyển kéo qua (thường là gầm) trống, có một thanh kim loại nằm đỡ suốt chiều ngang của giấy, thanh này thường bằng inox được nối (thường qua tiếp điểm đàn hồi bằng lò xo) với mạch cao áp có giá trị điện áp (+) lớn hơn điện áp nạp trống. Như vậy giấy sẽ bị nhiễm điện và trên nó sẽ hình thành 1 sức hút (lớn hơn sức hút của trống)Tạo bản : - Tia laser sau khi qua các khe hộp quang sẽ bắn vào bề mặt trống, điện áp trên lớp phủ nhạy quang sẽ suy giảm khi bị tia laser bắn vào, điểm nào bị bắn mạnh thì suy giảm nhiều, bị bắn yếu thì suy giảm ít… - Như vậy : Sau khi bị tia laser (với cường độ mỗi tia phụ thuộc cấp độ xám của điểm ảnh) bắn vào thì bề mặt trống đã không còn đồng nhất về mặt điện áp. Có thể mô phỏng bằng hình dưới - Trống sau khi được “bắn” tiếp tục di chuyển và tiếp xúc với trục từ. Bột mực từ hộp chứa được trục từ hút và dàn đều trên thân trục. Tùy từng loại máy mà bột mực có thể được nạp hoặc không nạp điện áp âm. - Khi tiếp xúc với trục từ, lực hút của điện áp (+) trên trống sẽ lôi kéo các hạt mực bám vào bề mặt trống. Điểm nào có điện áp cao thì hút nhiều, có điện áp thấp thì hút ít, điện áp rất thấp thì không hút. - Trong lúc đó, giấy có sức hút lớn hơn trống sẽ lôi kéo các hạt mực trên trống nhảy sang bám vào giấy. Tập hợp các hạt mực, chỗ nhiều_chỗ ít sẽ tạo thành ảnh cần in trên giấy. Dĩ nhiên là chưa thể sử dụng vì chưa cố định bản. Nếu dừng ở bước này và lôi giấy khỏi buồng máy các hạt mực sẽ rụng ra khỏi giấy 1 cách dễ dàng. - Sau khi đã “nhường mực” cho giấy, thân trống được làm sạch bằng một gạt mực quét những hạt mực còn thừa bám trên trống vào hộp đựng mực thải. Đồng thời cũng được hủy tĩnh điện bằng một trục ép phụ (nối mass) để chuẩn bị cho lần nạp trống tiếp theo.
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Trong một thời gian dài học tập tại trường và sau quá trình được nhà trường giới thiệu vào thực tập tại công ty TNHH Thương mại Vạn Xuân, cho tới nay với em đã học hỏi được nhiều kinh nhiệm cho bản thân về công việc của chính bản thân mình. Để lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính, máy in và đưa các thiết bị vào hoạt động được tốt nhất thì một nhân viên kĩ thuật sửa chữa máy tính phải có tay nghề tốt, cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ tìm tòi, chuẩn đoán bệnh chính xác, và đưa ra cách giải quyết hợp lý và nhanh nhất. Đối với một máy PC để có thể hoạt động tốt thì việc chọn cấu hình cho máy là rất quan trọng, các thông số của các thiết bị không tương thích với nhau sẽ gây xung đột và làm mất an toàn cho thiết bị và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nữa.
Ngoài ra những quy tắc an toàn khi sửa chữa đối với một thợ sửa chữa cũng rất cần thiết, trong khi sửa máy có thể làm mất dữ liệu, nhưng sơ suất có thể làm cháy nổ hoặc làm hỏng linh kiện trong máy. Nói chung để có thể làm một nhân viên kĩ thuật giỏi thì đòi hỏi ở mỗi học viên phải có tính kiên trì nhất định, tỉ mỉ với từng công việc nhỏ nhất. và với bản thân em xin hứa với thầy, cô giáo sẽ luôn luôn chăm chỉ học tập và rèn luyện để không phụ lòng sự quan tâm, dậy bảo và hướng dẫn chúng em trong suất thời gian qua.
Đối với những nội dung về cơ sở thực tập mà nhà trường đã đưa ra em thấy nó là nhưng điều rất bổ ích, nó như một chỗ dựa, một hướng đi để chúng em được học tập thêm, bổ xung kiến thức, kinh nghiệm sau khi ra trường và đi làm. Em mong rằng vào những khóa học sắp tới mỗi học sinh của trường sẽ được quan tâm và giúp đỡ hơn nữa để có thể đạt được những thành tựu hơn nữa. Cuối cùng em xin được chân thành gửi tới thầy, cô giáo những lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lê Quang Huy
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Diên Tiến - Trưởng khoa CNTT – Giám đốc trung tâm IDC Việt Trì, đồng cảm ơn thầy giáo tin học Nguyễn Xuân Mơ. Cùng các thầy giáo, cô giáo trường trung cấp nghề số 2 Bộ Quốc Phòng, đã tận tâm và nhiệt tình dậy bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình được học tại trường.
Em cũng xin được trân trọng cảm ơn anh Tô Ngọc Anh giám đốc công ty TNHH Thương mại Vạn Xuân, cùng các anh, các chị đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình được thực tập tại công ty, giúp em học hỏi những kinh nghiệm quý báu và đã đạt được những thành quả rất lớn.
Cảm ơn các bạn trong lớp Kỹ Thuật Viên Máy Tính khoá 03 đã cùng giúp đỡ em trong quá trình học tập và trong đời sống hàng ngày. Qua thời gian thực tập chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô.
Cuối cùng em xin được gửi tới các thầy, các cô, các anh, các chị cùng toàn thể các bạn một lời chúc tốt đẹp nhất, sức khỏe, thịnh vượng và phát triển. Chúc các thầy cô đạt được nhiều thành công hơn nữa trong công cuộc trồng người.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
LÊ QUANG HUY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_cntt_trung_cap_nghe__5677.doc