Các nhân viên thuộc các phòng ban là những lực lượng trẻ năng đọng và có trình độ. Trong tổng số cán bộ thuộc các phòng ban thì khoảng 80% có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó Công ty còn có những hạn chế: Số lượng cán bộ đông nhưng thiếu cán bộ quản lý ở các lĩnh vực hoạt động mới mở ra và tạo ra một bộ máy quản lý cồng kềnh không phù hợp với cơ chế thị trường.
- Ban giám đốc: 3 cán bộ.
- 7 phòng nghiệp vụ:
- Phòng HCQT: 45 nhân viên
- Phòng kế toán tài vụ: 22 nhân viên
- Chi nhánh tại Hải Phòng: 30 cán bộ và 248 công nhân.
- Chi nhánh tại Đà nẵng: 47 cán bộ.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 52 cán bộ
2. Khả năng tài chính của công ty
Số vốn hiện có của công ty là 59 tỷ đồng gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Một khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là vốn do vậy nhà nước cần phải tại điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. lịch sử hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i .
Sự ra đời và đặc điểm hoạt động công ty .
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp được thành lập ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365 - TCCb của Bộ Ngoại thương - nay là Bộ Thương mại , chính thức đi vào hoạt động tháng 3/1982 .
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu có ten giao dichj đối ngoại là : Việt Nam Nation General Export - Import Corporation, viết tắt là GENERALEXIM - HA NOI .
Trụ sở : 46 Ngô Quyền - Hà Nội .
Địa chỉ điên tín : GENERALEXIM - HA NOI .
Ngày 1/8/1983 theo quyết định sdố 858/TCCB của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hợp nhất Cong ty phát triển và xuất nhập khẩu vào Công ty XNK tổng hợp I .
Công ty ra đời trong hoàn cảnh Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách khuyến khích đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong các ngành và các địa phương . Mục đích thành lập công ty là tạo nên đầu mối về xuất khẩu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và địa phương .
Bước sang giai đoạn kinh tế thị trường công ty nhanh chóng đổi mới phương thức kế hoạch cho phù hợp . Nếu giai đoạn đầu ( những năm 80 ) hoạt động chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu uỷ thác thì từ những năm 90 trở đi , hoạt động công ty trên nhiều lĩnh vực : kinh doanh xuất nhập khẩu , sản xuất , dịch vụ , đầu tư .
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yéu là : xuất khẩu hàng may mặc , nông sản , thiếc , gỗ . Nhập khẩu phân bón , linh kiện xe gắn máy, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu cho hàng may …Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu may mặ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty .
Công ty được coi là một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành thương mại về hoạt động sản xuất kinh doanh .
Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty .
Nhiệm vụ chính của công ty .
+ Tuân thủ các chính sách , chế độ quản lý kinh tế , quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại .
+ Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả xuất nhập khẩu tư doanh cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan .
+ Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất , gia tăng khối lượng hàng xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế .
+ Tạo nhuồn vốn quản lý , khai thác và sử dụng vôn có hiệu quả , nộp thuế cho ngân sách Nhà nước .
+ Thực hiện cam kết trong các hợp đồng kinh tế có liên quan .
+ Trả lương, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên .
+ Làm tốt công tác xã hội .
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy .
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng . Cơ cấu này rất linh hoạt phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty .
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận :
+ Ban gián đốc : Bao gồm giám đốc và hai phó giám đốc lãnh đạo tình hình chung của công ty . Hai phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu , hoặc được giám đốc uỷ quyền quản lý một lĩnh vực nào đó nhưng giám đốc vẫn là gười chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động của công ty .
+ Phòng tổ chức cán bộ : nắm toàn bộ nhân lực của công ty , tham mưu cho giám đốc sắp xếp, tổ chức bộ máy lực lượng lao động trong mỗi phòng ban . Xây dựng chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên , đưa ra các chính sách chế độ vè lao động tiền lương , tuyển dụng và điều tiết lao động phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ .
+ Phòng tổng hợp : Đưa ra các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn ; nắm toàn bộ tình hình của công ty về kinh doanh xuất nhập khẩu báo cáo cho giám đốc ; tổ chức công tác nghiên cứu thị trường ; giao dịch đàm phán và lựa chọn khách hàng .
+ Phoàng kế toán : Hạch toán kế toán , đánh giá kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng kế hoạch , đảm bảo vốn cho các phòng ban trong công ty .
+ Phòng hành chính : Phục vụ nhu cầu văn phòng phẩm của công ty , quản lý tài sản của công ty và của cán bộ nhân viên trong giờ làm việc .
+ Các liên doanh :
- 53 Quang Trung : Giao dịch khách sạn .
- Số 7 Triệu việt Vương : Kinh doanh khách sạn .
+ Hệ thống các chi nhánh : Hiện tai công ty đã có chi nhánh tại :
- Thành phố Hồ Chí Minh .
- Hải Phòng .
- Đà Nẵng .
+ Hệ thông cơ sở sản xuất :
- Xí nghiệp cơ sở sản xuất .
- Xưởng lắp ráp xe gắn máy tại Tương mai - Hà Nội .
- Xưởng sản xuất , chế biến gỗ tại Cầu Diễn - Hà Nội .
+ Hệ thống các cửa hàng giới thiệu, bán lẻ sản phẩm ( xe gắn máy, đồ điện, may mặc , nông sản …) phân tán trên các tỉnh thành ở toàn quốc .
II. Nghiên cứu môi trường kinh doanh và thị trường của Công ty
1. Môi trường kinh doanh vĩ mô ảnh hưởng tới lĩnh vực kinh doanh của Công ty
1.1. Môi trường kinh tế
Đối với doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng thì đặc điểm nổi bật là tính đa dạng của môi trường kinh doanh mà trong đó việc buôn bán được thực hiện.
Tình hình kinh tế của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của các công ty. Nó có thể tạo ra những thời cơ hay đe doạ trong kinh doanh của công ty.
Chẳng hạn đối với những nước có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ lạm phát đạt mức cho phép, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến ngân sách dành cho chi tiêu nhiều thì sẽ tạo ra những cơ hội rất tốt cho các Công ty kinh doanh và ngược lại. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của các đô thị lớn: nơi tập trung những người có thu nhập cao và chịu nhiều ảnh hưởng của lối sống mới nên thói quen mua sắm sẽ có những chuyển hướng lớn. Các công ty kinh doanh phải nắm bắt được những tình hình thay đổi này để tập trung kinh doanh vào các đô thị lớn. Tuy nhiên đối với một Công ty xuất nhập khẩu không thể không nói tới nhân tố ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của mình, cụ thể là sự biến động của tỷ giá hối đoái.
1.2. Môi trường chính trị - luật pháp
Môi trường chính trị - luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Thậm chí với một kế hoạch kinh doanh tốt nhất có thể bị huỷ hoại do những ảnh hưởng bất ngờ của chính trị - luật pháp.
Trong môi trường chính trị này, trong hầu hết các đất nước chính phủ quốc gia đóng vai trò quan trọng do có khả năng lập pháp đánh thuế và tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, xã hội và chính trị.
Hoạt động thương mại trên thị trường quốc tế ngày càng được chế định chặt chẽ bởi các quy định pháp lý của các tổ chức tài chính thương mại quốc tế và chính phủ các quốc gia nhằm tạo ra các điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của thị trường và hoạt động kinh doanh.
Trên thế giới ngày nay cả hai xu hướng tự do hoá mậu dịch và bảo hộ mậu dịch đang song song tồn tại và được chính phủ các quốc gia vận dụng khác nhau. Bên cạnh các công cụ kinh tế như: hạn ngạch nhập khẩu (quota), thuế xuất nhập khẩu và các công cụ phi kinh tế khác… đang được các chính phủ, các tổ chức thương mại sử dụng cho chính sách xuất nhập khẩu của mình. Những công cụ này thường tạo ra lợi thế hơn cho việc xuất khẩu của các nước công nghiệp phát triển, gây bất lợi cho các nước đang và kém phát triển trong đó có nước ta đặc biệt là các Công ty xuất nhập khẩu. Nó hình thành nguy cơ đe doạ hoạt động kinh doanh của các công ty.
1.3. Môi trường văn hoá - xã hội, dân cư
Những yếu tố này đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc xác định nhu cầu, mong muốn, sở thích, thị hiếu của khách hàng.
Mỗi quốc gia khác nhau có đặc tính văn hoá - xã hội khác nhau. Do đó một công ty kinh doanh muốn tham gia vào thị trường quốc tế thì việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về môi trường này là rất quan trọng. Đặc biêt là đối với những khách hàng may mặc của công ty là rất cần thiết trong việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, kích thước và màu sắc.
1.4. Môi trường cạnh tranh
Hiện nay cung lớn hơn cầu rất nhiều. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu tham gia thị trường trong đó như mặt hàng may mặc của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. Trong thị trường may mặc ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp vì vậy ngành hàng may mặc của công ty gặp rất nhiều khó khăn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Đặc biệt là hàng nước ngoài nhập lậu thông qua con đường không chính thức như Trung quốc. Như vậy trong tình trạng ngày nay, những tình trạng buôn lậu còn nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu chính thống của công ty không cạnh tranh được. Nguồn cung ứng hàng nhập khẩu cũng như mạng lưới tiêu thụ hàng nhập khẩu phân tán thường phải thông qua nhiều đầu mối quản lý cũng như kinh doanh thiếu thông tin đầy đủ chính xác gây khó khăn cho việc thanh toán.
2. Thị trường tiêu thụ
Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp nhiều chủng loại cũng như số lượng các mặt hàng tham gia giao dịch rất lớn do vậy công ty có quan hệ chặt chẽ với khách hàng trong và ngoài nước. Các bạn hàng chính như: thị trường EU, Canada, ASEAN, Singapore, Hồng Kông… Tuy nhiên nhà nước ta thực hiện đổi mới và tiến hành tự do hoá ngoại thương công ty cũng không ngừng tồn tại và phát triển những bạn hàng mới như: Thái Lan, Mexico, Nhật Bản, Mỹ.
- Thị trường Đông Âu:
Đây là thị trường có mối quan hệ làm ăn lâu năm với Công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng của hàng xuất khẩu vào thị trường này là không đáng kể so với tốc độ tăng của hàng xuất khẩu vào các thị trường khác. Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường này ngày càng giảm mạnh. Đây là một thị trường dễ tính không có những yêu cầu cao về sản phẩm do đó công ty nên có những biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
- Thị trường châu á và thị trường khu vực:
Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng ổn định và theo hướng tiếp tục. Trước kia công ty nhận chủ yếu gia công cho các Công ty Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông nhưng từ năm 1995 công ty đã mở rộng gia công cho các công ty của Nhật Bản năm 1996 công ty bắt đầu sản xuất - xuất khẩu thẳng vào thị trường Nhật và Singapore. Đây là thị trường phi hạn ngạch, do vậy để tăng cường hơn nữa kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này cần phải đầu tư máy móc và thiết bị, nâng cao tay nghề công nhân, tăng chất lượng sản phẩm.
- Thị trường may mặc EU và Canada:
Đây là hai thị trường hạn ngạch cũng là thị trường chiếm thị trường lớn nhất qua các năm (thường là trên 50%). Song điều đáng chú ý là tuỳ hàng hoá được đem vào thị trường này nhưng thực chất là ta đang bán hoặc gia công hàng qua các trung gian là các hãng của Đài Loan, Hồng Kông, sau đó họ mới chính thức là người trao đổi với khách qua hai thị trường này. EU là một thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện kỹ thuật nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Tất nhiên trong thời gian qua sản phẩm của công ty đã được thị trường EU và Canada chấp nhận dù không phải với danh nghĩa là công ty nhưng đó cũng là một thành công của công ty.
Trong khoảng 1997-2000 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU và Canada (thị trường có hạn ngạch) là rất lớn (trên 50% tôngr kim ngạch xuất khẩu). Tuy nhiên xuất khẩu giảm về năm sau do cầu về áo Jacket giảm mạnh ở EU. Đối với thị trường này công ty đang tăng cường hơn nữa các hoạt động sản xuất - xuất khẩu để đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn. Bên cạnh đó là hoạt động tự cung - tự cấp phụ liệu trong quá trình sản xuất, xúc tiến các quan hệ nhiều mặt với đối tác EU để hàng may mặc Việt Nam đi vào thị trường hiện đại hơn.
- Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản thực hiện một loạt các biện pháp mở cửa thị trường cho nên cũng tạo điều kiện cho các công ty tham gia vào thị trường khách hàng ở thị trường này rất khó tính và cũng có những yêu cầu cao về sản phẩm, thời hạn giao hàng.
- Thị trường Mỹ:
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực từ năm 2001 đã mở ra những cơ hội lớn về thị trường cho công ty đặc biệt là thị trường cho các sản phẩm truyền thống của công ty như dệt may, nông sản…
Các khách hàng ở thị trường này của công ty có những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng cũng như những quy định khắt khe về luật pháp. Điều đó đòi hỏi công ty phải có những cải tiến về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao nhận hàng cũng như nâng cao những hiểu biết về luật pháp và chính sách của Mĩ.
3. Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh của Công ty
4.1. Thuận lợi
* Thuận lợi chung:
- Kể từ năm 1990, có một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu là nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
- Năm 1995, Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với ASEAN, Mỹ và EU tạo những tiềm năng mới trong các quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực năm 2001 tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
* Về phía công ty:
- Là một doanh nghiệp có truyền thống lâu năm.
- Tập thể lãnh đạo đã sớm có những nhận định xem xét diễn biến tình hình linh hoạt trong việc chuyển hướng kinh doanh như: mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, chuyển dần từ uỷ thác sang kinh doanh.
- Đặc biệt có một thuận lợi đối với hàng may mặc vốn là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Công ty đó là: Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa EU và Việt Nam giai đoạn 2 đã được ký tắt tại Bỉ. Hiệp định mới tăng thêm 80% giá trị đồng thời giải phóng 25 mặt hàng khỏi hạn ngạch. Đây là một thuận lợi đối với hàng may mặc xuất khẩu sang EU của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.
- Công ty có quan hệ tốt với 27 thị trường ở khắc các châu lục: Châu Mỹ, châu á, châu Âu.
4.2. Khó khăn:
* Khó khăn chung:
- Những quy định, những văn bản về hoạt động xuất khẩu do nhà nước ban hành chưa đồng bộ và phản ánh đúng thực tế gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng.
- Việc áp dụng thuế VAT cũng gây nhiều lúng túng cho các doanh nghiệp.
- Số công ty hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt, thị phần cho mỗi Công ty ngày càng bị chia nhỏ.
- Nguyên phụ liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới dẫn đến việc các Công ty phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, đẩy chi phí lên cao.
* Về phía công ty:
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên mặc dù có thể mạnh về truyền thống và kinh nghiệm nhưng trước yêu cầu mới còn bất cập về ngoại ngữ và tin học.
- Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt.
III. Môi trường nội tại của công ty
1. Nguồn nhân lực
Các nhân viên thuộc các phòng ban là những lực lượng trẻ năng đọng và có trình độ. Trong tổng số cán bộ thuộc các phòng ban thì khoảng 80% có trình độ đại học và trên đại học. Đây chính là những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó Công ty còn có những hạn chế: Số lượng cán bộ đông nhưng thiếu cán bộ quản lý ở các lĩnh vực hoạt động mới mở ra và tạo ra một bộ máy quản lý cồng kềnh không phù hợp với cơ chế thị trường.
- Ban giám đốc: 3 cán bộ.
- 7 phòng nghiệp vụ:
- Phòng HCQT: 45 nhân viên
- Phòng kế toán tài vụ: 22 nhân viên
- Chi nhánh tại Hải Phòng: 30 cán bộ và 248 công nhân.
- Chi nhánh tại Đà nẵng: 47 cán bộ.
- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 52 cán bộ
2. Khả năng tài chính của công ty
Số vốn hiện có của công ty là 59 tỷ đồng gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Một khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là vốn do vậy nhà nước cần phải tại điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh
Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật cho phép các công ty sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đối với công ty hiện nay do có khó khăn về vốn nên cơ sở thiết bị còn hạn chế. Các máy móc công nghệ còn lạc hậu gây khó khăn trong việc gia công, chế biến ảnh hưởng tới tiến trình hoạt động, chất lượng thời hạn giao hàng của Công ty.
4. Tài sản vô hình
Là một công ty có bề dầy truyền thống được bạn hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
IV. Chiến lược và chính sách kinh doanh của công ty
1. Các mặt hàng kinh doanh của công ty
1.1. Thống kê số lượng và tỷ trọng nhãn hiệu sản phẩm mặt hàng Công ty năm 2000.
* Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Xí nghiệp chế biến quế và lâm sản xuất khẩu:
Ngày 15/4/1999, xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất. Trong hơn một năm hoạt động xí nghiệp đã sản xuất để xuất khẩu 1507,3 tấn quế và hồi trị giá 1.430.856 USD.
- Xí nghiệp may Đoạn Xá.
Sản xuất 93.535 sản phẩm các loại trị giá 3,15 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu 91.057 sản phẩm trị giá 3,03 tỷ đồng.
Số lượng sản phẩm năm nay tăng 16.800 sản phẩm so với năm trước.
- Liên doanh 53 - Quang Trung
Đã ký kết hợp đồng và cho thuê được khoảng 80% diện tích (5.700m2/7.500m2).
- Cho thuê kho, xe, bãi để hàng:
- Kinh doanh kho (khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) đạt tổng doanh thu 1.336.450.000đ.
+ Kinh doanh xe (văn phòng Hà Nội) đạt doanh thu 243 triệu đồng.
+ Dịch vụ giao nhận xe tại Hải Phòng doanh thu đạt 13 tỷ đồng.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác:
* Kinh doanh xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạch đạt được 59.458.707 USD đạt 107% kế hoạch Bộ giao.
Trong đó:
* Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chính:
- Xuất khẩu
Mặt hàng
Số lượng
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Gia công may mặc
1.230.000 sp
14.785.220
68,7
Gạo
5.845 tấn
1.619.270
7,12
Quế, hồi
1.147 tấn
1.298.545
6,8
Lạc nhân
1.780 tấn
937.057
4,71
Cà phê
15 tấn
19.500
0,6
Thủ công mỹ nghệ
300.000
440.072
1,95
- Nhập khẩu
Mặt hàng
Trị giá (USD)
Tỷ trọng (%)
Tỷ lệ so 1999 (%)
Nguyên liệu gia công
18.321.405
42,15
178,16
Nguyên vật liệu hoá chất
6.205.318
16,1
65,7
Sắt, thép, nhôm, kẽm
5.034.500
14,15
87,21
Máy móc thiết bị
4.326.178
11,38
58,45
Vật liệu xây dựng
2.545.227
6,41
40,22
Sợi, sợi các loại
1.898.015
4,1
65
1.2. Đánh giá sức cạnh tranh của nhãn hiệu sản phẩm mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
Mặt hàng gia công may mặc vẫn là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của công ty, kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng so với những năm trước trong hầu hết các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên mặc dù công ty sản xuất ra sản phẩm bán trên thị trường đã nhiều năm nhưng tên tuổi của công ty hầu như không được biết tới bởi sản phẩm làm ra với nhãn mác mới của bên đặt gia công. Hơn nữa những thông tin về thị trường thế giới của công ty còn yếu, uy tín về sản phẩm, nhãn hiệu hầu như chưa có.
- Kinh nghiệm nay còn hạn chế, sản phẩm của công ty đơn điệu, chất lượng chưa cao dẫn đến sản phẩm chưa có sức cạnh tranh.
2. Chính sách định giá kinh doanh
Chính sách giá và các kỹ thuật định gián nhãn hiệu sản phẩm - Mặt hàng kinh doanh chủ yếu (mặt hàng may mặc).
Ngoài những thuận lợi mà ngành may mặc Việt Nam nói chung và ngành may mặc của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I có được thì những bất cập mà công ty phải nỗ lực đó là việc phát huy được ưu thế về giá cả, thời hạn giao hàng, uy tín về chất lượng mới hòng cạnh tranh được với các nước trong việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU… và các thị trường khác.
Do đó chính sách mà Công ty thực hiện đó là:
- Chính sách định giá thấp
Bởi chính sách giá thấp cho thấy công ty có xu hướng mở rộng thị trường.
- Và sử dụng kỹ thuật định giá trên chi phí.
3. Tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại hỗn hợp
3.1. Phối hợp xúc tiến thương mại hiện tại
Xúc tiến thương mại là yếu tố quan trọng để cho cung và cầu gặp nhau. Xúc tiến thương mại làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hoá vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý.
- Quảng cáo:
"Việc quảng cáo làm cho nhãn hiệu trở thành dẫn đầu trong suy nghĩ của người tiêu dùng và lưu giữ nó ở vị trí đó - chính là hoạt động cải tiến và duy trì mức độ nổi bật của nhãn hiệu".
Các công ty có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác nhau tuỳ theo tính chất của hàng hoá, mục tiêu của quảng cáo và kinh phí dành cho quảng cáo.
Đối với Công ty sử dụng hình thức quảng cáo:
+ Quảng cáo trưng bày tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty: cửa hàng may mặc, cửa hàng xe máy.
+ Công ty sử dụng phương tiện thông tin đại chúng: tạp chí, báo thương mại, Cataloge gửi đến khách mua.
+ Quảng cáo bằng bảng quảng cáo, bảng hiệu đề tên công ty.
+ Quảng cáo chào hàng bằng cách gửi các mục lục hàng hoá và bảng giá các mặt hàng đang và sẽ có bán.
- Xúc tiến bán hàng:
Công tác Marketing sẽ được thể hiện rất rõ trong việc xúc tiến bán hàng.
Để hỗ trợ việc tiêu thụ hàng rất cần các công tác quảng cáo, khuyến mại.
Công ty cần có những chính sách khuyến mại phù hợp.
+ Với người bán buôn, bán lẻ công ty có thể dành những ưu đãi như có thưởng khi họ tăng được số lượng đơn đặt hàng.
+ Với người tiêu dùng cuối cùng công ty có thể tặng quà, giảm giá khi mua số lượng lớn.
Việc công ty sử dụng xúc tiến bán để chào hàng trở nên ngoạn mục hơn, để vực dậy một doanh số đang suy giảm.
- Chào bán trực tiếp: Là một công cụ hiệu quả nhất đối với công ty thương mại trong những giai đoạn nhất định thuộc tiến trình mua, nhất là trong việc tạo cho người mua sự ưa chuộng, tin chắc và hành động.
Công cụ xúc tiến thương mại tốn kém nhất đối với một công ty thương mại bởi nó đòi hỏi đội ngũ nhân viên bán hàng phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn. Đây là hạn chế của công ty.
- Chào bán gián tiếp: Cùng với quảng cáo, cổ động chiêu khách giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn tạo sự "biết.
3.2. Đánh giá khái quát tình hình sử dụng ngân sách và hiệu quả của xúc tiến thương mại của công ty
Một trong những khó khăn nhất đặt ra cho công ty là phải chi bao nhiêu cho xúc tiến thương mại. Mỗi công ty và các ngành có ngân quỹ xúc tiến rất khác nhau.
Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của công ty chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hoạt động hiệu quả không cao.
Cụ thể là, mặc dầu công ty đã bán sản phẩm trên thị trường đã nhiều năm nhưng tên tuổi của công ty hầu như không được biết đến. Nguyên nhân là do, công ty chưa đầu tư đúng mức cho lĩnh vực quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
V. Đánh giá tổng hợp và những kiến nghị phát triển thị trường của công ty
1. Đánh giá hiệu quả và hiệu lực marketing trong kinh doanh
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing riêng: Là một công ty xuất nhập khẩu tổng hợp nên cũng khó xây dựng một phòng marketing riêng cho cả công ty vì mỗi mặt hàng lại có một thị trường, một nhu cầu riêng. Phòng nghiệp vụ 3 là phòng chuyên về xuất nhập khẩu hàng may mặc nên có một bộ phận marketing với các cán bộ am hiểu và có trình độ trong lĩnh vực này.
1. Đánh giá chung về ưu, nhược điểm và nguyên nhân sinh ra tình trạng vận hành tổ chức kinh doanh của Công ty.
* Ưu điểm:
- Linh hoạt trong việc chuyển hướng kinh doanh phù hợp
- Cán bộ có truyền thống và kinh nghiệm
* Nhược điểm:
- Về đội ngũ cán bộ: Còn bất cập về ngoại ngữ, tin học, số lượng cán bộ khá đông, nhưng thiếu cán bộ ở những lĩnh vực mới mở ra. Bên cạnh số đông tập thể và cá nhân cán bộ công nhân viên rất tích cực và năng động có nhiều cố gắng và trách nhiệm trong công việc, vẫn còn hiện tượng trông chờ, ý lại vào cấp trên, thiếu linh hoạt trong công việc.
- Sự phối hợp giữa các phòng ban trong Công ty, giữa văn phòng công ty và các chi nhánh, giữa khối sản xuất kinh doanh với khối quản lý tuy có nề nếp nhưng vẫn còn hạn chế.
- Chưa khai thác được thế mạnh tiềm năng hàng xuất khẩu ở khu vực phía Nam, các phòng quản lý chủ yếu vẫn giải quyết công việc nặng nề và vai trò tư vấn còn hạn chế.
- Quy mô hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa xứng với tiềm năng và cơ hội của công ty.
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tin học trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
2. Kiến nghị phát triển thị trường và thương mại của công ty
- Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm dần tỷ trọng uỷ thác và gia công.
- Có chiến lược kinh doanh - cạnh tranh hợp lý. Điều này cho thấy tất yếu công ty phải có phòng kế hoạch marketing.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường: Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đưa công tác Marketing lên hàng đầu trước khi ra quyết định sản xuất cái gì? Công ty cần biết thị trường cần gì để đáp ứng chúng.
Đặc biệt, đối với ngành may mặc của công ty, muốn tham gia vào thị trường Mỹ và EU… Công ty phải có nghiên cứu kỹ để đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Để có thu nhập được những thông tin chính xác, nhanh về thị trường Công ty có thể nối mạng cho hệ thống máy vi tính để có thể lấy thông tin từ các báo, tạp chí chuyên ngành của nhiều nước.
- Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, đặc biệt là công tác quảng cáo và xúc tiến bán.
+ Công ty nên tham gia vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá cho sản phẩm của công ty.
+ Công ty có thẻ quảng cáo trên các phương tiện thông tin như báo chí, tivi, mạng Internet, cũng có thể tài trợ cho một giải thi đấu thế thao, một chương trình ca nhạc…
+ Cần chú ý đến quảng cáo tại chỗ bán để khách hàng ra quyết định mua một cách nhanh chóng.
- Xây dựng phương án quy hoạch, đào tạo lại cán bọ chủ chốt toàn công ty phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, giỏi tin học và ngoại ngữ và kịp thời bổ sung cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Từ những vấn trình bày ở trên em nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong việc phát triển thị trường của công ty đặc biệt là các thị trường mới. Để góp phần giải quyết vấn đề này, em xin được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn thực tập chuyên ngành với đề tài:
"Giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong kế hoạch kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp"
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC632.doc