Lịch sử hình thành và phát triển Think-Tank trên thế giới

- Vấn đề lớn nhất của các tổ chức nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc là đa số các tổ chức này được thành lập và tài trợ bởi Chính phủ vì vậy khó có thể hoạt động thực sự hiệu quả. Đây là một thử thách rất lớn của chính quyền và chính quyền cũng đã nhận thức được điều đó và đang tìm cách nới lỏng giới hạn về phạm vi hoạt động cũng như sự lựa chọn nhân sự của những Think-Tank này. Ví dụ như gần đây Chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận việc những người đứng đầu các Think-Tank là những viên chức của chính quyền đã về hưu, bởi họ cho rằng nhận định của những người đã về hưu thường là xác đáng hơn, họ cũng lên tiếng phê bình Chính phủ mạnh dạn hơn khi họ còn tại chức. - Phương thức hoạt động: do hầu hết các Think-Tank thuộc Chính phủ nên kênh chuyển tải các kết quả nghiên cứu chính sách tới các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách chỉ được thực hiện qua kênh chính thức. - Muốn phát triển hệ thống Think-Tank cần môi trường khách quan là bầu không khí tôn trọng các quyết sách có tính độc lập và chuyên nghiệp, bên cạnh đó toàn xã hội phải có một không gian tương đối cởi mở, khuyến khích nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau tham dự vào quá trình hoạch định chính sách công. Mục tiêu hoạt động của Think-Tank là phải tác động tới quyết sách của Chính phủ và định hướng dư luận trong các diễn đàn công khai./.

pdf19 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển Think-Tank trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế giới, vì đã nghiên cứu đưa ra phương 1 Liên hệ tác giả: hanhnguyenminh74@gmail.com 2 Trong phần này của bài viết, để tiện theo dõi, tác giả sẽ sử dụng từ tiếng Anh là Think-Tank (viết hoa, số ít) như nguyên gốc của các tài liệu tham khảo. 89 thức độc quyền thương mại giúp Chính phủ Hà Lan khai thác hệ thống thuộc địa3. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, số lượng Think-Tank phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhiều Think-Tank mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của chính phủ từ dân sự, kinh tế, thương mại đến an ninh, quốc phòng,... Khác với hoạt động nghiên cứu trong các tổ chức nghiên cứu hàn lâm (như trường đại học, các trung tâm nghiên cứu quốc gia), Think-Tank không nghiên cứu các vấn đề thuần tuý học thuật mà nghiên cứu để đề xuất các giải pháp chính sách có tính khả thi nhằm góp phần thay đổi một hiện trạng xã hội nào đó trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Các kết quả nghiên cứu của Think-Tank thông thường được công bố dưới dạng các báo cáo chính sách được gửi tới chính phủ, hoặc trên các phương tiện truyền thông cũng như các hình thức trao đổi thông tin khác, nhằm định hướng tranh luận cũng như tranh thủ sự ủng hộ của công chúng và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia. Theo các số liệu trong Báo cáo công bố năm 2011 từ Chương trình Xã hội Dân sự và Thinh tank của Đại học Pennsylvania4, kết quả điều tra 182 quốc gia trên thế giới có 6.545 Think-Tank, cụ thể phân bố như sau: Bảng 1. Số lượng các Think-Tank trên toàn thế giới năm 2011 Vùng Số lượng Chiếm tỷ lệ (%) Châu Phi 550 8,4 Châu Á 1.198 18 Châu Âu 1.795 27 Mỹ Latinh và Vùng Caribe 722 11 Trung Đông và Bắc Phi 329 5 Bắc Mỹ 1.912 30 Châu Đại dương 39 0,6 Tổng số 6.545 100 Nguồn: The Global Go to Think-Tanks Report, The Think-Tanks and Civil Societies Program, 2011, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA USA 19104-6305. 3 Nguyễn Hải Hoành, 2010. “Tìm hiểu về Think-Tank”, Tạp chí Tia sáng, tháng 10//2010: “Bên cạnh đó thì nhiều ý kiến tranh luận cho rằng, một cách chính thức và phổ biến thì thuật ngữ Think-Tank được sử dụng khi đề cập đến tổ chức RAND Corporation của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1948, có nhiệm vụ nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách quân sự cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ”. 4 Nguồn: The Global Go to Think-Tanks Report (Final Edition, 19/01/2012), The Think-Tanks and Civil Societies Program, 2011, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA USA 19104-6305. Kết quả thống kê này được dựa trên sự đánh giá và xếp loại của 793 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau; 150 nhà báo và học giả có kinh nghiệm trong lĩnh vực chính trị, tư vấn chính sách và xã hội dân sự; 55 giám đốc và cựu giám đốc các Think-Tanks; 40 nhà tài trợ gồm cả chính phủ và tư nhân; 150 đại diện các tổ chức xã hội dân sự; 100 chuyên gia hiện đang làm việc tại các Think-Tank; 25-30 các tổ chức quốc tế; và 120 tổ chức nghiên cứu hàn lâm. 90 Cũng theo kết quả điều tra nói trên, quốc gia có nhiều Think-Tank nhất hiện nay là Hoa Kỳ - 1.815, Trung Quốc - 425, Ấn Độ - 292, Anh - 286, Đức - 194, Pháp - 176, Argentina - 137, Nga - 112, Nhật Bản - 103, Canada - 97. Tại khu vực Châu Á, Trung Quốc hiện là quốc gia có nhiều Think-Tank nhất, tiếp theo là Ấn Độ và Nhật Bản. 2. Một số đặc điểm của Think-Tank 2.1. Think-Tank là tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách Think-Tank không phải là tổ chức nghiên cứu hàn lâm, mục tiêu hoạt động của mỗi Think-Tank dù ở quy mô nào (doanh nghiệp, địa phương, quốc gia) cũng như thuộc hình thức sở hữu nào (tư nhân, nhà nước, hỗn hợp) cũng đều hướng tới việc làm sao để các kết quả nghiên cứu của mình được tầng lớp hoạch định chính sách chấp thuận và được thể chế dưới dạng các văn kiện chính sách5. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng các tư vấn chính sách, mỗi Think-Tank thường thu hút, tập trung được một số trí thức, chuyên gia nổi tiếng về một hoặc vài lĩnh vực có mối quan hệ gắn bó để tiến hành nghiên cứu, tư vấn cho một tổ chức hay đối tượng khách hàng nào đó. Giá trị của Think-Tank luôn được đánh giá dựa trên hiệu quả và chất lượng kết quả tư vấn chính sách mà họ đề xuất, tuy nhiên, điều này đôi khi chỉ có thực tiễn mới có câu trả lời. Các chuyên gia, trí thức, học giả làm việc trong các Think-Tank trước hết là con người mà tư duy của họ đặt trong hành động, họ không phải là những người mưu cầu kiến thức học thuật để viết những chuyên khảo kiểu hàn lâm. Về vấn đề này cần khẳng định, các tri thức hàn lâm có một khoảng cách rất xa với các chính sách, cho nên, nói như James G. McGann, các Think-Tank chuyên nghiệp là cây cầu kết nối giữa tri thức hàn lâm và chính sách6 (Nguyên văn tiếng Anh: Helping to bridge the gap between knowledge and policy). Trên cây cầu ấy, ở đầu cầu bên này là tri thức hàn lâm và ở đầu cầu bên kia là chính sách, chiến lược. Đối với các, nhà lãnh đạo, họ cần biết kết nối với trí tuệ của các Think-Tank, kết nối đầu cầu bên kia với sức mạnh của quyền lực. 5 Trong một nghiên cứu về What is Think-Tank? của Stephen Boucher năm 2004 có đưa ra một số đặc điểm của Think-Tank là: - Một tổ chức chuyên nghiên cứu để đưa ra các đề xuất chính sách công; - Có một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu cao cấp hoạt động độc lập với chính quyền; - Cung cấp một sản phẩm đặc biệt gồm: các bài phân tích, những tư vấn, những nhận xét, phản biện nhằm trao đổi với giới lãnh đạo và công chúng (qua một trang Web riêng trên Internet); - Không đồng thời bị giao thực thi các nhiệm vụ quản lý của chính phủ; - Luôn giữ vị trí trung lập trong mối quan hệ với chính quyền và đảm bảo các quyền tự do nghiên cứu; - Chức năng chính không phải là đào tạo để cấp bằng hay thực hiện nghiên cứu hàn lâm; - Nỗ lực để kết quả nghiên cứu, tư vấn được hiện thực hóa trong chính sách của chính phủ nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. 6 James G. McGann, The global "go-to think-tanks", The Leading Public Policy Research Organizations In The World, Think-Tanks and Civil Societies Program, University of Pennsylvania, 2008. 91 2.2. Tính độc lập của các Think-Tank Theo hình thức sở hữu có thể phân loại là các Think-Tank của chính phủ và các Think-Tank dân sự (hay tư nhân). Đối với các Think-Tank của chính phủ, do mối quan hệ phụ thuộc về tổ chức và hành chính đối với cơ quan cấp trên nên tính khách quan cũng như các đề xuất chính sách mang tính đột phá khó có thể thực hiện ở các Think-Tank nhóm này. Trong khi đó, các Think-Tank dân sự do mối quan hệ độc lập với hệ thống các cơ quan nhà nước nên các đề xuất chính sách thường đảm bảo tính khách quan, toàn diện. Một số quốc gia còn coi Think-Tank dân sự là một thiết chế nằm giữa xã hội dân sự và bộ máy công quyền. Các Think-Tank không trực tiếp dự thảo văn kiện chính sách, vai trò của Think-Tank trong quá trình xây dựng chính sách là dựa trên những kết quả nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, khách quan trước đó để đưa ra các đánh giá, phản biện chính sách hiện hành, đồng thời, đề xuất các gợi ý chính sách được xem là có lợi cho sự phát triển đất nước mà chính phủ nên làm. Người Hoa Kỳ gọi các Think-Tank là Trường đại học không sinh viên, nghĩa là không thực hiện đào tạo, không giảng dạy chỉ nghiên cứu một cách hoàn toàn khách quan theo yêu cầu của người đặt hàng và không bị ràng buộc bởi một gợi ý trước nào về kết quả nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu này có thể trùng, nhưng cũng có thể hoàn toàn khác với ý đồ của người đặt hàng (Đặng Đình Phong, 2009). 2.3. Tính chuyên môn hóa của các Think-Tank Ngày nay, thế giới có khoảng 6.545 Think-Tank ở 182 quốc gia. Về tài chính, có những Think-Tank được tài trợ ngân sách lên đến nhiều chục triệu USD, có nhóm chỉ vận hành theo tinh thần tình nguyện của các thành viên. Về phạm vi hoạt động, có Think-Tank nghiên cứu những vấn đề vĩ mô ở phạm vi toàn cầu, có nhóm chỉ quan tâm đến các vấn đề quy mô khu vực, có nhóm chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề của quốc gia mình, hoặc nhỏ hơn nữa là nghiên cứu phục vụ cho những mục tiêu phát triển của một doanh nghiệp, một trường đại học, hay một nhóm xã hội. Có những Think- Tank tập trung vào nghiên cứu chính sách đối ngoại của chính phủ như Brookings Institute (Hoa Kỳ), hay chuyên nghiên cứu chiến lược quân sự và các vấn đề kinh tế chính trị như Rand Corporation của Hoa Kỳ (đây là Think-Tank dân sự, nhưng có tài trợ từ Chính phủ, từng thu hút sự cộng tác của hàng chục nhà khoa học đạt giải Nobel), hay tổ chức Overseas Development Institute (ODI) của Anh, chuyên về chính sách nhân đạo và phát triển quốc tế. Cũng có các Think-Tank chuyên về phục vụ cho các đảng phái chính trị, hoạch định các hướng đi chiến lược, tạo môi trường sinh hoạt tri thức cho cả các lãnh đạo chính trị như Heritage Foundation của Hoa Kỳ. Đặc biệt hơn có thể kể đến Council Foreign Relations của Hoa Kỳ, trong lịch sử, đây là Think-Tank đã hoạch định sách lược của Hoa Kỳ khi đối phó với chiến tranh thế giới lần thứ 2, nghiên cứu các sách lược làm nền tảng cho Kế hoạch Marshall và xây dựng Kế hoạch NATO sau đó. 92 Như vậy, đóng vai trò là bộ phận thiết kế các kế hoạch hành động cụ thể, các Think-Tank luôn là tầng lớp tư duy chiến lược trong xã hội hiện đại. Do xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng văn minh, dân chủ nên quá trình ra quyết sách càng khó khăn. Ở những xã hội có nền dân chủ phát triển cao, thì quá trình ra quyết sách, nhất là với những quyết sách lớn, thì giống như một cuộc đấu tranh thực sự. Bởi lẽ có nhiều tầng lớp xã hội, nhiều chính trị gia quan trọng, những con người có ảnh hưởng chính trị lớn,... đều được quyền tham gia vào. Không ai bị loại bỏ ý kiến vì bất cứ lý do gì. Tình trạng này thì rất khác với sự dễ dàng khi tiến hành một quyết định theo lề thói quan liêu trong một xã hội chưa trưởng thành7. Trước thực tiễn đó, “con người chỉ huy” (các chính trị gia, các lãnh đạo doanh nghiệp và đại học,...) và “con người tư duy” (các nhóm tư duy chiến lược chuyên trách) trong quá trình ra quyết sách buộc phải được chuyên môn hóa. Hơn thế nữa, ngày nay, họ đã phát triển thành một tầng lớp xã hội đặc thù. Do đó, tư duy chiến lược có tính phức hợp, dựa trên cơ sở tri thức đa ngành, đã là một yêu cầu bức thiết trong tiến trình hoạch định chính sách. Mặt khác, cùng với sự tích lũy tri thức khổng lồ của thời đại ngày nay, thời đại của những nhà bác học có thể tinh thông và xử lý vấn đề ở mọi lĩnh vực đã chấm dứt. Vì vậy, những Think-Tanks tập hợp chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan đến một chiến lược, một quyết sách trở thành nhu cầu có tính tất yếu của các quốc gia có trình độ tổ chức cao8. 3. Hệ thống Think-Tank ở Hoa Kỳ Hệ thống Think-Tank ở Hoa Kỳ do nhà nước và tư nhân cùng tài trợ, chủ yếu nghiên cứu đưa ra quan điểm về các vấn đề có tính thời sự, hình thành các giải pháp chính sách có tính khả thi nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt hoặc tương lai. Hoa Kỳ hiện có 1.815 Think-Tank9, một số được đầu tư lớn, ví dụ ngân sách hàng năm của Brookings Institute là 60 triệu USD, của Rand Corporation là 250 triệu USD. Từ năm 1980 tới nay, số lượng Think-Tank của Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi, riêng tại Washington D.C đã có trụ sở của gần 400 Think-Tank. Từ thập niên 70 đến nay, không chính khách nào có ý định làm chủ Nhà Trắng mà không nhờ một Think-Tank làm tư vấn, hoạch định chính sách tranh cử tổng thống. Vì vậy, sau khi tân Tổng thống nhậm chức, không ít chuyên gia của Think-Tank đó được giao các trọng trách trong bộ máy Chính phủ mới. Khi Tổng thống hết nhiệm kỳ, họ lại trở về Think-Tank cũ làm việc. Vì thế, các Think-Tank trở thành nơi tập hợp nhân tài, chính khách, các chính trị gia có uy tín của quốc gia. 7 Bernhard May, Think-Tanks in ASEAN-EU Relations: European Perspective, Tạp chí Panorama, 1/2000. p. 40 8 Nguyễn Hải Hoành, 2010. “Tìm hiểu về Think-Tank”, Tạp chí Tia sáng, tháng 10/2010. 9 Nguồn: The Global Go to Think-Tanks Report (Final Edition, 19/01/2012), The Think-Tanks and Civil Societies Program, 2011, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA USA 19104-6305. 93 Hiện nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, quân đội Hoa Kỳ đã xây dựng được lực lượng Think-Tank lớn lần lượt thuộc cơ quan chỉ huy quân sự tối cao, các quân chủng, Bộ Tư lệnh liên hợp, các học viện, trường đại học. Think-Tank thuộc cơ quan chỉ huy quân đội tối cao là Ủy ban Cố vấn trực thuộc Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ. Trong đó, Ủy ban Khoa học Công nghệ Quốc phòng Hoa Kỳ được coi là Think-Tank quân đội có ảnh hưởng lớn nhất của Bộ Quốc phòng, khuyến nghị chính sách của họ có thể gửi trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cơ quan này tiến hành nghiên cứu và tư vấn những vấn đề quốc phòng quan trọng như Chiến lược phát triển khoa học quốc phòng, xây dựng kế hoạch vũ khí trang bị và mua sắm hàng hóa quân sự. Các cơ quan nghiên cứu của các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp có Trung tâm Nghiên cứu Lục quân, Cục Nghiên cứu Hải quân, Viện Nghiên cứu Không quân và Trung tâm Tác chiến. Để theo dõi sự thay đổi của tình hình chiến sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, quân đội Hoa Kỳ còn lập riêng Trung tâm nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Bộ Quốc phòng chuyên tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược quân sự ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn tận dụng ưu thế nguồn nhân lực trình độ cao của các học viện, trường đại học trong quân đội, như Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Quốc phòng, Trung tâm Lãnh đạo Chiến lược của Học viện Quân sự Lục quân và Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên biển của Học viện Quân sự Hải quân đã trở thành Think-Tank nổi tiếng tiến hành nghiên cứu chiến lược và tác chiến của quân đội Hoa Kỳ10. Bảng 2. Xếp hạng 10 Think-Tank hàng đầu của Hoa Kỳ TT Các đơn vị Think-Tank 1 Viện Nghiên cứu Brookings 2 Carnegie Endowment for International Peace 3 Rand Corporation 4 Council on Foreign Relations 5 Heritage Foundation 6 Woodrow Wilson International Center for Scholars 7 Center for Strategic and International Studies 8 American Enterprise Institute 9 Cato Institute 10 Hoover Institution Nguồn: The Global Go to Think-Tanks Report (Final Edition, 19.01.2012), The Think-Tanks and Civil Societies Program, 2011, University of Pennsylvania, Philadelphia, PA USA 19104-6305 10 Xem Trung-Quoc/134809.gd 94 Để bảo đảm tính độc lập, các Think-Tank quân sự tuy trực thuộc Bộ Quốc phòng nhưng đội ngũ nghiên cứu của họ lại chủ yếu là các quan chức cấp cao của Chính phủ từ nhiệm, các tướng lĩnh cấp cao nghỉ hưu và nhân viên văn phòng. Với cơ cấu này, một mặt do họ có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có thể nắm định hướng nghiên cứu chính sách, mặt khác là do họ đã rời khỏi cương vị công tác cấp cao, có thể chịu được các sức ép, thường sẽ kiên trì chân lý đối với những vấn đề cần tư vấn. Đối với hoạch định chính sách của quân sự, các Think-Tank tư nhân cũng có vai trò hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chính sách quân sự, Bộ Quốc phòng tích cực tận dụng những Think-Tank tư nhân có khả năng nghiên cứu tổng hợp mạnh, vai trò ảnh hưởng lớn để tham mưu, tư vấn giúp họ. Nhìn vào danh sách xếp loại trên có thể thấy Brookings Institute đứng ở vị trí đầu tiên, Viện này thành lập vào năm 1916, trụ sở tại Washington (Hoa Kỳ), có ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 60 triệu USD do Quỹ Rockerfeller tài trợ, chuyên nghiên cứu tư vấn về chính sách đối ngoại của Chính phủ và các vấn đề Trung Đông. Một số chuyên gia, chính khách tiêu biểu của Viện như Strobe Talbott (Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ), Kenneth Pollact, Alice Rivlin. Khẩu hiệu trong hoạt động nghiên cứu và tư vấn chính sách của Brookings là ”Chất lượng, Độc lập và Tác động Xã hội” (Quality, Independence, Social Impact). Một trong những thành tích của Brooking Institute là các chuyên gia kinh tế của Viện đã đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng định chế luật pháp mới vào năm 1921, đó là kiến nghị thành lập Ủy ban Ngân sách đầu tiên của Hoa Kỳ, với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cho các khoản chi tiêu tài chính công của Chính phủ, đây được coi là khâu cải cách lớn nhất trong việc thực thi điều hành Chính phủ từ khi bắt đầu nền cộng hòa. Thành tích khác là trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 1960, chuyên gia nghiên cứu về hành chính và quản trị của Viện là Laurin Henry đã xuất bản cuốn Sự chuyển giao Tổng thống (President Transition), trong đó đã thiết kế các biện pháp thực thi quyền lực một cách mềm dẻo để giúp ứng cử viên tổng thống chiến thắng sau này là ông John F.Kennedy bắt đầu chế độ cầm quyền của mình một cách hòa bình. Một Think-Tank khác nổi tiếng của Hoa Kỳ là Rand Corporation - Think- Tank có quy mô lớn nhất Hoa Kỳ, thành lập vào năm 1948, với 1.600 nhân viên, có trụ sở tại 6 thành phố ở Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức và Anh, ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 250 triệu USD. Là tổ chức phi lợi nhuận, nhiệm vụ của Rand thông qua các nghiên cứu, tư vấn chính sách được đề xuất hỗ trợ Chính phủ ban hành các quyết sách đảm bảo phù hợp với lợi ích của quốc gia. Các dự án nghiên cứu đầu tiên của Rand đều thuộc lĩnh vực quân sự, sau đó mở rộng sang các vấn đề kinh tế và chính trị. Một số chuyên gia, chính khách tiêu biểu đã từng làm việc tại Rand là James Dobbins, Gregory Treverton, William Overholt, ngoài ra còn có sự cộng tác của hàng chục nhà khoa học đạt giải Nobel tập trung vào nghiên cứu chính sách, cung cấp các bằng chứng khoa học và thực tiễn hỗ trợ cho quá 95 trình xây dựng luật và ban hành quyết sách của Chính phủ. Rand đã có những công trình nghiên cứu với chất lượng cao và được Chính phủ và xã hội thừa nhận như là một trong những tổ chức xuất sắc và quan trọng nhất trong nhóm Think-Tank tinh hoa của Hoa Kỳ11. Rand là một trong những Think-Tank dân sự có quan hệ mật thiết nhất với phía quân đội. Cho dù là các chính sách quan trọng có tính bí mật như chiến lược hạt nhân, tổ chức lại Bộ Quốc phòng, chuyển đổi chiến lược quân sự, hay các vấn đề như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và các cuộc chống khủng bố hiện nay, đều từng là chương trình được các học giả Rand nghiên cứu và tư vấn cho Chính phủ. Trong gần 60 năm tồn tại và phát triển, tên gọi Rand đã trở thành tên viết tắt tượng trưng cho những nghiên cứu, phân tích khách quan, có chất lượng cao về những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ. Quân đội Hoa Kỳ cho rằng, Think-Tank dân sự như Rand do không có quan hệ phụ thuộc với Bộ Quốc phòng, không bị ảnh hưởng của ý chí cấp trên, vì vậy khuyến nghị chính sách của họ thường tương đối khách quan. Think- Tank không phải tổ chức học thuật đơn thuần, mục đích của họ là thông qua mô hình hoạt động nhất định, làm cho kết quả nghiên cứu của họ đi vào tầng lớp hoạch định chính sách, tác động đến kết quả chính sách. Think- Tank tư nhân thường không được “ăn lương nhà nước” nguồn vốn hoạt động của họ chủ yếu dựa vào kinh phí đặt hàng của chương trình nghiên cứu, một phần đến từ sự quyên góp của các tổ chức xã hội và cá nhân như các doanh nghiệp, các quỹ. Chịu sự ảnh hưởng này, ThinhTank tư nhân và phía quân đội chủ yếu tuân thủ quy tắc hoạt động thương mại, căn cứ vào quan hệ hợp đồng tiến hành tư vấn chính sách. Đối với các Think-Tank tư nhân, để xây dựng được quan hệ hợp tác với quân đội, các Think-Tank này không ngừng chứng tỏ sức mạnh nghiên cứu khoa học của mình, tăng cường ảnh hưởng của các khuyến nghị chính sách. Để trở thành lực lượng tư vấn gắn bó, đáng tin cậy của Bộ Quốc phòng, các Think-Tank này phải xây dựng thể chế nghiên cứu hướng tới khách hàng, đi sâu vào thực tiễn hoạt động của quân đội, nắm bắt đúng yêu cầu phát triển của quân đội, quốc phòng mới có thể nâng cao tính mục đích phục vụ cho Chính phủ và quân đội. Trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực Châu Á, những Think-Tank tư nhân coi trọng nghiên cứu vấn đề quốc phòng và quân đội Trung Quốc chủ yếu có Rand, Chương trình Thế kỷ mới Hoa Kỳ (PNAC), Trung tâm tiến bộ Hoa Kỳ (CAP), Trung tâm An ninh mới Hoa 11 Đầu thập niên 50 thế kỷ XX, trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, Rand Corporation khi nghiên cứu vấn đề “Trung Quốc có thể đưa quân sang Triều Tiên hay không” đã đi tới kết luận Trung Quốc sẽ đưa quân sang giúp Triều Tiên chống Hoa Kỳ. Rand rao bán bản báo cáo nghiên cứu này cho Phòng Nghiên cứu chính sách Trung Quốc của Chính phủ Hoa Kỳ với giá 2 triệu USD (bằng giá một máy bay chiến đấu hồi ấy), nhưng bị từ chối. Sau đấy, quả nhiên Trung Quốc đưa Quân Chí nguyện sang Triều Tiên; phía Hoa Kỳ do không có chuẩn bị trước về vấn đề này nên bị thiệt hại lớn. Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ trên chiến trường Triều Tiên là MacArthur lúc này mới thấy hối tiếc là đã bỏ mất một quyết sách quý giá được Rand nghiên cứu chu đáo, có cơ sở thực tế. 96 Kỳ (CNAS). Bước vào thế kỷ 21, những Think-Tank này đã đưa ra một loạt báo cáo nghiên cứu gây chú ý như “Đại chiến lược Trung Quốc”, “Tiềm năng quân sự của công nghệ thương mại Trung Quốc”, “Ý tưởng tác chiến của không quân Trung Quốc thế kỷ 21”, “Chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ”, “Tác chiến với Trung Quốc như thế nào?”,... 4. Hệ thống Think-Tank ở Trung Quốc Các Think-Tank không phải là một hiện tượng mới xuất hiện gần đây ở Trung Quốc, trong lịch sử từ thời Khổng Tử, đã tồn tại các “nhóm chuyên gia" ví dụ như Khổng Tử, mặc dù Khổng Tử và các học trò của ông không được giao vai trò cố vấn cho Hoàng đế Trung Hoa. Cuối thế kỷ XIX, các hội nghiên cứu đã bắt đầu mọc lên tự phát, tập hợp nhiều học giả dưới sự bảo trợ của các nhân vật có quyền lực trong xã hội. Chính sự phát triển của các hội này đã mở đầu cho sự phát triển của một phương pháp tư duy quản lý hiện đại, dân chủ trong một xã hội khép kín như Trung Quốc với những ví dụ điển hình như phong trào đóng góp trí tuệ xây dựng hiến pháp đầu tiên và sự ra đời của các trung tâm thông tin như Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc vào năm 189712. Qua một số tài liệu nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc chính thức sử dụng khái niệm Think-Tank từ sau thời kỳ cách mạng văn hoá, bởi trước đó quá trình hoạch định chính sách chủ yếu do một số cá nhân lãnh đạo quyết định, hầu như không sử dụng trí tuệ của các tổ chức tư vấn và của dân chúng. Đến những năm đầu của thập kỷ 80, nhằm ngăn chặn các quyết sách tùy tiện chưa qua sự nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất chủ trương Khoa học hóa quyết sách cho phép nêu các ý kiến trái chiều. Một số chuyên gia cao cấp rời cơ quan nhà nước lập cơ quan nghiên cứu của mình. Năm 2003, lần đầu tiên Ủy ban Phát triển Cải cách Nhà nước công khai tổ chức mời thầu đề tài nghiên cứu Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Trung Quốc 5 năm lần thứ X và đây được coi là sự kiện đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong quy trình hoạch định chính sách công của Chính phủ Trung Quốc. Theo xu hướng đó, tháng 01/2004, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị phải làm cho khoa học xã hội trở thành “Kho tư tưởng” và Think- Tank của Đảng và Chính phủ. Hàng nghìn cơ quan nghiên cứu bắt đầu tổ chức hoạt động nghiên cứu, tư vấn và phản biện chính sách. Bản thân các nhà học giả Trung Quốc cũng nhận thức được rằng Trung Quốc hơn phương Tây ở chỗ có ưu thế “tập trung lực lượng làm việc lớn” nhưng nếu quyết sách không khoa học thì “sự tập trung lực lượng” sẽ chỉ mang lại thiệt hại rất lớn, bởi vậy, cần có các cơ quan nghiên cứu chính sách có năng lực chuyên môn cao, dám nêu ra “chính sách dự bị” cho Nhà nước. 12 Xem 97 Bước sang thế kỷ XXI, các Think-Tank đã phát triển nhanh cả về số lượng, tính chuyên nghiệp. Năm 2010, tại Trung Quốc có 428 Think-Tank, đứng vị trí thứ hai về số lượng Think-Tank trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, trên Anh và Ấn Độ. Tuy nhiên, đa số trong đó là các tổ chức nghiên cứu tư vấn của Chính phủ, chỉ 5% tổ chức hoạt động độc lập. Các tổ chức độc lập này nhìn chung có quy mô cũng nhỏ, thường khoảng 20 người, với ngân sách hàng năm khoảng 450.000USD. Các Think-Tank mới ngày càng chuyên nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, môi trường và xã hội. Để rõ hơn về hệ thống Think-Tank Trung Quốc, có thể phân thành 3 loại gồm các tổ chức tư vấn chính sách thuộc Chính phủ, các tổ chức tư vấn hàn lâm đặc biệt và các nhóm tư vấn giảng viên đại học13. 4.1. Nhóm thứ nhất, các tổ chức tư vấn chính sách thuộc Chính phủ gồm các viện nghiên cứu trực thuộc Hội đồng Nhà nước hoặc các bộ, ngành Trong nhóm này, Trung Quốc hiện có các Think-Tank có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước mà còn ở quy mô khu vực và thế giới, cụ thể: 4.1.1. Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Trung Quốc14 thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc (viết tắt là CIIS) Đây là một trong những cơ quan nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong tham mưu chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tại thời điểm năm 2010, CIIS có khoảng 40 chuyên gia nghiên cứu với những học giả tên tuổi nổi tiếng và các nhà ngoại giao kỳ cựu, Viện có 8 ban nghiên cứu về chiến lược toàn cầu, thông tin và phân tích sự kiện, nghiên cứu Hoa Kỳ, an ninh và hợp tác châu Á-Thái Bình Dương, nghiên cứu châu Âu, nghiên cứu các nước đang phát triển, nghiên cứu tổ chức hợp tác Thượng Hải, nghiên cứu kinh tế thế giới và phát triển. Bên cạnh 8 ban nghiên cứu nói trên, CIIS còn có 6 trung tâm nghiên cứu chuyên biệt gồm: Trung tâm Nghiên cứu Liên minh châu Âu, Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông, Trung tâm Nghiên cứu Nam Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Năng lượng của Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu An ninh biên giới, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Thế giới và An ninh. Theo Báo cáo công bố thường niên của Đại học Pennsylvanie, CIIS được xếp thứ 14 trong số các tổ chức nghiên cứu chính sách ở khu vực châu Á. Trong bảng xếp hạng về tầm ảnh hưởng của các tổ chức nghiên cứu chính sách do chính Trung Quốc bình chọn, Viện này cũng đứng ở vị trí thứ 2 về mức độ quan trọng về chính sách đối ngoại, chỉ đứng sau Viện Hàn lâm các Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS). CIIS có thể được so sánh với Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản (JIIA) tại Tokyo và là một trong những nhóm cố vấn quan trọng hàng đầu ở khu vực châu Á. 13 Xem 14 Tên tiếng Anh: China Institute for International Studies. 98 4.1.2. Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc15 thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc (viết tắt là CICIR) Là một cơ quan hoạch định chính sách cao cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, CICIR có nhiệm vụ tập trung phân tích chính sách đối ngoại và tư duy chiến lược của các nước có liên quan. Đây là viện nghiên cứu duy nhất vẫn tiếp tục hoạt động trong thời kỳ Cách mạng văn hóa. Nhưng phải đến năm 1980, CICIR mới được phép thiết lập các mối quan hệ nghiên cứu và hợp tác trao đổi chuyên gia với các tổ chức tương ứng ở nước ngoài. Kể từ đó, Viện đã phát triển rộng rãi mạng lưới nghiên cứu quốc tế. Năm 2010, CICIR có 150 nhà nghiên cứu và 11 viện nghiên cứu thành viên gồm các viện: Nghiên cứu Nga, Nghiên cứu Mỹ Latinh, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu về Nam Á và Đông Nam Á, Nghiên cứu về Đông Á và Châu Phi, Nghiên cứu về thông tin và phát triển xã hội, Nghiên cứu về an ninh và hạn chế vũ khí, Nghiên cứu về chính trị quốc tế, Nghiên cứu về kinh tế thế giới. Ngoài ra, CICIR có 2 chi nhánh nghiên cứu về Trung Á và bán đảo Triều Tiên, cùng 8 trung tâm nghiên cứu về Hồng Kông, Macao, Đài Loan, các vấn đề dân tộc và tôn giáo, toàn cầu hóa, chống khủng bố, đối phó khủng hoảng, an ninh và chiến lược biển. CICIR được xếp thứ 6 trong số 10 nhóm tư vấn chính sách quan trọng nhất của Global Times và xếp thứ 3 về các tổ chức tư vấn chính sách có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, sau Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) và Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS), đứng thứ 5 trong số các nhóm cố vấn châu Á trong bảng xếp hạng Think-Tank toàn cầu. Tuy được thành lập sau Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Trung Quốc một thời gian nhưng CICIR lại có ảnh hưởng lớn hơn, đặc biệt là sự thành công trong tham mưu chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy quá trình xích lại gần nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Nixon. Lĩnh vực nghiên cứu của CICIR gồm: cục diện chiến lược quốc tế, vấn đề chính trị thế giới, xu hướng phát triển của kinh tế thế giới, vấn đề an ninh khu vực và thế giới, vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia, vấn đề hợp tác khu vực và quan hệ trong và ngoài nước, cung cấp cho các bộ ngành liên quan và Chính phủ kết quả nghiên cứu dưới hình thức Báo cáo nghiên cứu, phục vụ cho xã hội thông qua việc xuất bản các ấn phẩm học thuật; tiếp nhận nghiên cứu do các bộ ngành khác trong nước ủy thác; hợp tác nghiên cứu các đề tài với các cơ quan nghiên cứu hữu quan trong và ngoài nước. 4.1.3. Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải16 (viết tắt là SIIS) Là cơ quan nghiên cứu cung cấp luận cứ cho các chính sách của chính quyền thành phố, chất lượng các chuyên gia nghiên cứu và các báo cáo 15 Tên tiếng Anh: China Institute for Contemporary International Relations. 16 Tên tiếng Anh: Shanghai Institute for International Studies. 99 nghiên cứu của SIIS được thừa nhận ở cả trong nước cũng như ở nước ngoài. Năm 2010, SIIS có 80 chuyên gia, nhiều người trong số này được tuyển dụng từ trường Đại học Fudan (ở Thượng Hải) hoặc trong các trường đại học nước ngoài danh tiếng. SIIS gồm 12 ban nghiên cứu: Nghiên cứu Hoa Kỳ, Nghiên cứu châu Á và Thái Bình Dương, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Nhật Bản, Nghiên cứu Nga và Trung Á, Nghiên cứu Nam Á, Nghiên cứu Đài Loan, Hồng Kông và Macao, Nghiên cứu kinh tế thế giới, Nghiên cứu Đông Á và châu Phi, Luật quốc tế và các tổ chức quốc tế, Nghiên cứu phụ nữ, Nghiên cứu các nhóm dân tộc, các tôn giáo và các nền văn hóa. Trong số nhiều ấn phẩm hàn lâm của SIIS, người ta nhắc nhiều tới tạp chí bằng tiếng Anh - Global Review. Năm 2009, SIIS đứng vị trí thứ 10 trong số 10 nhóm cố vấn quan trọng nhất Trung Quốc. Về tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực đối ngoại, Viện này đứng thứ 5, sau CASS, CIIS, CICIR và Ủy ban quốc gia về Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương của Trung Quốc (CNCPEC). Về Chỉ số Think- Tank toàn cầu, SIIS xếp thứ 34 trong số 50 nhóm cố vấn hàng đầu thế giới bên ngoài Hoa Kỳ. Trên đây là 3 trong số những Think-Tank quan trọng nhất Trung Quốc. Các viện nghiên cứu này trực thuộc và được tài trợ bởi Chính phủ, các chuyên gia nghiên cứu được trả lương như viên chức, nhưng không có quyền cũng như không phải thực hiện các nhiệm vụ hành chính nào. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu cung cấp các đánh giá, đề xuất chính sách cho những người ra quyết sách ở cấp cao. Các tổ chức nghiên cứu tư vấn thuộc Chính phủ được hưởng nhiều ưu đãi so với các đồng nghiệp khác của họ. Vị trí đặc biệt trong cấu trúc nền hành chính quốc gia cho phép họ được tiếp cận với các nguồn tin có tính bảo mật cao hơn. Gần với trung tâm quyền lực, họ cũng có nhiều kênh hơn để trình các khuyến nghị chính sách của mình đến cấp bộ hoặc Chính phủ. Với tư cách là nhà nghiên cứu chính thức của các viện này cho phép họ thường xuyên đại diện Trung Quốc tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế về các chủ đề có liên quan. Vì những lý do trên, các tổ chức nghiên cứu tư vấn Chính phủ vẫn là các tổ chức có ảnh hưởng nhiều nhất đến nội dung chính sách vĩ mô trong giới Think-Tank tại Trung Quốc. 4.2. Nhóm thứ hai, gồm các tổ chức tư vấn mang tính chất hàn lâm, chủ yếu gồm các viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm các Khoa học xã hội Trung Quốc Viện Hàn lâm các Khoa học xã hội Trung Quốc (viết tắt là CASS) thành lập tháng 5/1977, tiền thân là Ban Khoa học Xã hội và Triết học, đây là cơ quan học thuật và trung tâm nghiên cứu tổng hợp lớn nhất về khoa học xã hội của Trung Quốc. Trực thuộc Hội đồng nhà nước, là một viện nghiên cứu có tính chất hàn lâm nên Viện không tập trung đặc biệt vào các dự án nghiên cứu phục vụ hoạch định chính sách. Khác với các tổ chức nghiên cứu tư vấn chính sách thuộc 100 Chính phủ, các chuyên gia nghiên cứu của CASS chỉ thỉnh thoảng tham gia các nghiên cứu có yếu tố chính trị. Vì tính chất hàn lâm trong các nghiên cứu của mình, nên các kết quả nghiên cứu của CASS ít có ảnh hưởng tới nội dung chính sách của quốc gia. Các nghiên cứu mang tính lý thuyết và định hướng lâu dài của họ không có giá trị hữu dụng tức thời đối với các nhà hoạch định chính sách. CASS bao gồm 31 viện nghiên cứu và 45 trung tâm nghiên cứu, làm việc trong hơn 300 chuyên ngành khác nhau. Viện có khoảng 3.200 chuyên gia và phát hành hơn 100 ấn phẩm hàn lâm. CASS cũng có các chi nhánh khu vực trong các tỉnh và thành phố trực thuộc. Nhóm cố vấn đồ sộ này được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng của Global Times và xếp thứ 2 ở châu Á sau JIIA của Nhật Bản và đứng thứ 5 trong số 50 Think-Tank quan trọng nhất thế giới bên ngoài Hoa Kỳ. Các đơn vị tư vấn nghiên cứu chính sách của Viện gồm: Ban nghiên cứu phát triển nông thôn, Ban nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương, Ban nghiên cứu kinh tế số lượng và kinh tế kỹ thuật, Ban nghiên cứu chính trị và kinh tế thế giới, Ban nghiên cứu kinh tế, Ban nghiên cứu kinh tế tài chính thương mại, Ban nghiên cứu kinh tế dân số và lao động, Ban nghiên cứu xã hội học, Ban nghiên cứu địa lý lịch sử biên giới Trung Quốc, Ban nghiên cứu kinh tế công nghiệp, Ban nghiên cứu chính sách tiền tệ. 4.3. Nhóm thứ ba là các tổ chức nghiên cứu tư vấn do các giáo sư đại học thành lập Loại tổ chức tư vấn này hiện có ảnh hưởng rất khiêm tốn tới các nội dung chính sách của quốc gia bởi họ ở xa các trung tâm ra quyết sách (Chính phủ, các bộ) và cũng vì bản chất hàn lâm trong các kết quả nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, một số Think-Tank loại này vẫn có ảnh hưởng hơn các nhóm khác vì quan hệ đặc biệt của họ với các cấp hành chính, như trường hợp của các nhóm tư vấn có quan hệ với Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng, thực chất Trung Quốc chỉ có 2 loại Think-Tank đó là các tổ chức nghiên cứu chính thức của nhà nước và các tổ chức nghiên cứu dân sự (gồm các trường đại học, các tổ chức phi lợi nhuận). Các Think-Tank chính thức gồm các tổ chức nghiên cứu quan trọng nhất trong hệ thống nghiên cứu và tư vấn trực thuộc chính phủ. Các lãnh đạo tổ chức này do chính phủ bổ nhiệm và được trả lương từ ngân sách. Nhiệm vụ nghiên cứu của họ do các cấp chính quyền giao. Họ cũng được hưởng quyền tự do hơn vì được phép thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài và được nhận các quỹ của chính phủ nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế. Loại hai là các Think-Tank dân sự, họ không phụ thuộc vào chính phủ, hoạt động độc lập hơn các viện nghiên cứu chính thức. Mối quan hệ chung của họ với Chính phủ không chặt chẽ. Họ nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ giới doanh nghiệp hoặc các quỹ nước ngoài. Các Think-Tank này thường có quy mô nhỏ, ít có khả năng thu 101 hút các chuyên gia hàn lâm nổi tiếng. Loại này mới xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu những năm 1990. Trong loại này có cả những nhóm cố vấn tư nhân, chủ yếu hình thành theo sáng kiến của các nhà kinh tế học, các chủ doanh nghiệp hoặc các nhà hoạt động xã hội và được tài trợ bởi các doanh nghiệp hoặc quỹ tư nhân. Lĩnh vực chuyên sâu của họ chủ yếu là kinh tế hoặc liên quan đến môi trường. Ví dụ, Viện Nghiên cứu Kinh tế tư nhân phi lợi nhuận - Unirule Institute of Economics, thành lập tháng 7/1993 bởi 5 chuyên gia kinh tế. Họ không nhận tài trợ của Chính phủ Trung Quốc và tồn tại bằng các tài trợ tư nhân hoặc được trả tiền theo các dự án nghiên cứu ký với các viện khác ở Trung Quốc hoặc ở nước ngoài. Họ tổ chức nhiều hội thảo thường kỳ và đã phát hành hơn 7 tạp chí chuyên ngành. Trong lĩnh vực môi trường có thể kể đến tổ chức "Những người bạn thiên nhiên” được thành lập từ năm 1994. Đây là tổ chức phi chính phủ về môi trường cao tuổi nhất tại Trung Quốc. Các nhóm cố vấn tư nhân này không có ảnh hưởng gì đến việc hoạch định chính sách hay tác động tới dư luận ở Trung Quốc. Một số đặc điểm của hệ thống Think-Tank ở Trung Quốc: Ở Trung Quốc, như đã nói ở phần đầu sự xuất hiện của các Think-Tank hoàn toàn không phải là điều mới. Hiện tượng xã hội này manh nha từ thời cổ đại. Đến nay, lực lượng tư duy chiến lược đã phát triển thành một bộ phận không thể thiếu trong quá trình ra quyết sách. Về số lượng, học tập mô hình ra quyết sách của các nước tiên tiến, Trung Quốc đã xây dựng và phát triển rất nhiều Think-Tank, các tổ chức này có cả ở cấp trung ương lẫn địa phương, cả của nhà nước lẫn dân sự và một số cơ sở nửa nhà nước nửa dân sự. (1) Về số lượng: Think-Tank ở Trung Quốc tuy nhiều nhưng có đến 95% là các Think-Tank thuộc Nhà nước (do Nhà nước thành lập đặt trực thuộc các bộ, ngành hay chính quyền địa phương; lãnh đạo các tổ chức này do Nhà nước bổ nhiệm, cán bộ nghiên cứu do Nhà nước tuyển dụng và chi trả lương), chỉ có 5% là các Think-Tank tư nhân. Đối với các Think-Tank tư nhân thì nhân lực, kinh phí, quy mô hoạt động và tầm ảnh hưởng tới các chính sách vĩ mô còn rất khiêm tốn. Mỗi Think-Tank tư nhân lớn có khoảng 20 cán bộ, kinh phí hoạt động hàng năm chừng 2 triệu Nhân dân tệ. Khó khăn lớn nhất của các Think-Tank tư nhân là thiếu nguồn vốn để hoạt động, trong khi đó các Think-Tank loại này tại các nước phương Tây đều nhận được tài trợ của các doanh nghiệp, cá nhân và cả chính phủ. Các Think-Tank tư nhân hoạt động độc lập với nhà nước trong khi tiến hành nghiên cứu, phản biện chính sách theo một quy trình lôgic chặt chẽ nhằm đạt tới mục tiêu tác động tới quyết sách của chính phủ. Hiện nay, môi trường xã hội Trung Quốc chưa thuận lợi cho việc phát triển các Think- Tank tư nhân, ví dụ như các Think-Tank này vốn là tổ chức phi lợi nhuận nhưng chính sách nhà nước lại yêu cầu họ phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp hoặc “trực thuộc” một cơ quan nhà nước nào đó. Các Think- 102 Tank hoạt động trong môi trường chưa thuận lợi. Thói quen hàng nghìn năm vẫn giữ vai trò thống trị, đó là cái gì cấp trên đã quyết dù đã sai cũng rất khó góp ý, phản biện. Tư tưởng “Đại thống nhất” của Khổng giáo tuy tạo ra sự nhất trí cao độ trong toàn dân, song đồng thời cũng kìm hãm sự sáng tạo, hay những ý tưởng khác biệt cho dù đúng đắn. Bên cạnh đó, Trung Quốc có 425 Think-Tank (đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ) nhưng uy tín và ảnh hưởng chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế của đất nước, đặc biệt hiệu quả và tầm ảnh hưởng tới các quyết sách của quốc gia chưa bằng một Think-Tank lớn như Rand hoặc Brookings Institute ở Hoa Kỳ. Nhiều học giả Trung Quốc nhận định nước họ chưa có Think-Tank đúng nghĩa, về số lượng tuy nhiều nhưng vai trò và ảnh hưởng đến các chính sách quản lý vĩ mô còn rất khiêm tốn. (2) Về năng lực hoạt động: Vấn đề lớn nhất của các Think-Tank Trung Quốc là đa số các tổ chức này được thành lập và tài trợ bởi Chính phủ vì thế khó có thể hoạt động một cách khách quan. Đây là một thách thức rất lớn của chính quyền và chính quyền cũng đã nhận thức được điều này và đang tìm cách nới lỏng những quy luật giới hạn nghiên cứu của các Thinh Tank này. Vì phần lớn Think-Tank là cơ quan nhà nước nên họ không đại diện cho trí tuệ công chúng, chỉ là cơ quan tuyên truyền và giải thích chính sách, rất khó đề ra các ý kiến có tính phản biện đích thực, trong khi đó tính trung lập và độc lập mới là các yếu tố chủ yếu quyết định sức sống và do đó quyết định nguồn lực của các Think-Tank. Các cơ quan nghiên cứu chính sách hiện nay thường bị dư luận chê trách là hay đưa ra các dự báo sai, không có tiếng nói trước các vụ việc lớn và rất nhiều Think-Tank chỉ có tác dụng chứng minh tính đúng đắn của các chính sách quản lý đã được ban hành. Nhiều học giả phương Tây cũng đồng tình cho rằng các Think-Tank của Trung Quốc khó tiến hành các nghiên cứu một cách độc lập hoàn toàn trong những vấn đề chính trị nhạy cảm và sự ảnh hưởng của các Think-Tank tùy thuộc phần lớn vào việc lãnh đạo của họ đứng ở vị trí nào trong chính giới17. (3) Về lĩnh vực hoạt động: Các Think-Tanks ở Trung Quốc có một sự “phân công lao động” khá tự nhiên. Các nhóm Think-Tank của Chính phủ thì nghiên cứu những ý tưởng lớn, thiết kế những chương trình hành động ở tầm vĩ mô cho trung ương, các nhóm Think-Tank tư nhân thì chủ yếu thiết kế chiến lược hành động cho các doanh nghiệp và đại học, đồng thời kết nối môi trường “xã hội công dân” sơ khai với chính quyền18. 17 Trong bài viết về Think-Tank của Trung Quốc cần trở nên toàn cầu (đăng trên Nhân dân Nhật báo Trung Quốc bản điện tử) do Nguyễn Quang A dịch có đoạn viết: Hiển nhiên rằng các tổ chức nghiên cứu chính sách đưa ra các đánh giá sai thực ra không phải do họ thiếu trình độ chuyên môn, mà thực ra là bởi vì một số gắn rất chặt với các "nhóm lợi ích". Các chuyên gia từ các tổ chức nghiên cứu chính sách của các cơ quan chính phủ phải bảo đảm rằng các nhận xét của họ phù hợp với lợi ích của bộ ngành liên quan đó. 18 Xem: China's Think-Tank Proliferate 103 Theo dõi các chiến lược gần đây của Trung Quốc, những chiến lược được cả thế giới chú ý theo dõi, như chiến lược khai thác châu Phi, chiến lược “chinh phục” Nam Mỹ vốn được coi là “sân sau” của Hoa Kỳ, chiến lược “chinh phục” châu Âu bằng cách “tấn công” vào khâu mắt yếu nhất là Hi Lạp, chiến lược “uy hiếp” Ấn Độ, chiến lược biến toàn bộ Biển Đông thành “ao nhà”,... chúng ta có thể thấy vai trò rõ ràng của các Think-Tanks chủ chốt của Trung Quốc. (4) Về phương thức hoạt động: Các Think-Tank Trung Quốc thường sử dụng 2 kênh chính để chuyển tải kết quả nghiên cứu tới các cấp có thẩm quyền hoạch định chính sách. Thứ nhất, họ gửi trực tiếp các báo cáo nghiên cứu thể hiện quan điểm của mình qua văn phòng chính thức, bởi mỗi tổ chức nghiên cứu, tư vấn thuộc Chính phủ đều có một kênh riêng để trình các báo cáo nghiên cứu nội bộ cho các lãnh đạo thông qua thư ký của lãnh đạo hoặc qua Ban đối ngoại Trung ương Đảng. Thứ hai, họ cũng có thể sử dụng các cuộc tiếp xúc không chính thức và mạng lưới quan hệ cá nhân của mình. Lãnh đạo các tổ chức nghiên cứu hoặc một số chuyên gia uy tín có thể có các quan hệ cá nhân và trực tiếp với những người ra quyết sách cấp cao nhất của nhà nước. Mối quan hệ “không chính thức” này đôi khi lại là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến nội dung văn bản chính sách được ban hành. 5. Kết luận 5.1. Nghiên cứu khoa học phục vụ hoạch định chính sách là nhu cầu tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Để đảm bảo tính khoa học, hợp lý và khách quan của các nghiên cứu, tư vấn chính sách, hoạt động này thường được giao cho một tổ chức nghiên cứu chính sách chuyên nghiệp gọi là Think- Tank. - Thông thường các Think-Tank được phân loại theo hình thức sở hữu hoặc lĩnh vực hoạt động. Phân loại các Think-Tank theo hình thức sở hữu sẽ có loại Think-Tank trực thuộc Chính phủ, có loại Think-Tank tư nhân, có loại Think-Tank nửa nhà nước nửa tư nhân. Phân loại các Think-Tank theo lĩnh vực hoạt động có Think-Tank chuyên nghiên cứu và tư vấn các vấn đề về kinh tế, xã hội, quan hệ quốc tế, khoa học giáo dục, hay môi trường,... Ngay cả việc hoạch định chính sách trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng - một trong những lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi bí mật của quốc gia, nhu cầu cần có các nghiên cứu, tư vấn, đề xuất chính sách từ phía các Think-Tank tư nhân cũng được đặt ra như trường hợp ở Hoa Kỳ. - Dù Think-Tank thuộc hình thức sở hữu nào hay hoạt động trong lĩnh vực nào thì mục tiêu cuối cùng của họ cũng đều là các kết quả nghiên cứu được Chính phủ sử dụng trong khi hoạch định chính sách phát triển của 104 quốc gia. Trên thực tế, việc xếp hạng các Think-Tank cũng căn cứ chủ yếu vào kết quả hoạt động, sự đóng góp cũng như phạm vi ảnh hưởng của những khuyến nghị chính sách đến nội dung chính sách được ban hành sau đó. Đúng với nghĩa là tổ chức nghiên cứu tư vấn chính sách, các Think-Tank không trực tiếp soạn thảo văn kiện chính sách, công việc này được giao cho các cơ quan hành chính đảm nhiệm. 5.2. Một số kinh nghiệm từ mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu tư vấn chính sách phục vụ quản lý nhà nước của Hoa Kỳ - Thực hiện chủ trương “Khoa học xã hội đi trước, quyết sách nhà nước đi sau” từ cấp quản lý cao nhất, các tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách được hình thành và phát triển ngày càng đông đảo, hiện cả Hoa Kỳ có tổng cộng 1.815 Think-Tank lớn nhỏ, hoạt động trong môi trường hợp tác và cạnh tranh nhằm cung cấp cho các cơ quan quản lý, khách hàng các kết quả nghiên cứu khách quan, toàn diện, có tính đột phá và chất lượng cao. - Để lựa chọn được các đề xuất chính sách vĩ mô khoa học và hợp lý, Chính phủ thường sử dụng cả các Think-Tank thuộc Chính phủ và Think-Tank tư nhân. Ví dụ, ngay đối với hoạch định chính sách an ninh hay quốc phòng của Hoa Kỳ, một số Think-Tank dân sự cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. - Đối với mỗi Think-Tank, sự độc lập về mặt tổ chức, nhân sự và tài chính với cơ quan quản lý, cơ quan đặt hàng (Chính phủ, doanh nghiệp) là cơ sở đảm bảo có được các khuyến nghị chính sách khách quan và toàn diện. Vì lý do này mà ngay cả các Think-Tank quân sự ở Hoa Kỳ tuy thuộc biên chế của quân đội nhưng các chuyên gia nghiên cứu của họ lại chủ yếu là các quan chức cấp cao Chính phủ đã từ nhiệm, các tướng lĩnh đã nghỉ hưu và nhân viên văn phòng. Như vậy, một mặt do họ đã có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có thể nắm chắc phương hướng nghiên cứu chính sách, mặt khác do họ đã rời khỏi cương vị công tác cấp cao, có thể chịu được các sức ép, thường sẽ kiên trì chân lý đối với những vấn đề cần tư vấn. - Phương thức hoạt động: bên cạnh kênh chính thức để chuyển tải các kết quả nghiên cứu chính sách tới các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, các Think-Tank ở Hoa Kỳ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các tranh luận xã hội công khai về các vấn đề được đông đảo công chúng quan tâm thông qua những ấn phẩm và bài viết, công bố báo cáo nghiên cứu, tổ chức họp báo và hội thảo. 5.3. Một số kinh nghiệm từ mô hình tổ chức và hoạt động nghiên cứu tư vấn chính sách phục vụ quản lý nhà nước của Trung Quốc - Thực hiện chủ trương Khoa học hóa quyết sách từ cấp lãnh đạo cao nhất quốc gia, các tổ chức nghiên cứu tư vấn chính sách được thành lập và 105 phát triển mạnh mẽ ở các bộ ngành và địa phương, tham gia vào quy trình hoạch định chính sách quản lý của Chính phủ. - Vấn đề lớn nhất của các tổ chức nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc là đa số các tổ chức này được thành lập và tài trợ bởi Chính phủ vì vậy khó có thể hoạt động thực sự hiệu quả. Đây là một thử thách rất lớn của chính quyền và chính quyền cũng đã nhận thức được điều đó và đang tìm cách nới lỏng giới hạn về phạm vi hoạt động cũng như sự lựa chọn nhân sự của những Think-Tank này. Ví dụ như gần đây Chính phủ Trung Quốc đã chấp thuận việc những người đứng đầu các Think-Tank là những viên chức của chính quyền đã về hưu, bởi họ cho rằng nhận định của những người đã về hưu thường là xác đáng hơn, họ cũng lên tiếng phê bình Chính phủ mạnh dạn hơn khi họ còn tại chức. - Phương thức hoạt động: do hầu hết các Think-Tank thuộc Chính phủ nên kênh chuyển tải các kết quả nghiên cứu chính sách tới các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách chỉ được thực hiện qua kênh chính thức. - Muốn phát triển hệ thống Think-Tank cần môi trường khách quan là bầu không khí tôn trọng các quyết sách có tính độc lập và chuyên nghiệp, bên cạnh đó toàn xã hội phải có một không gian tương đối cởi mở, khuyến khích nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau tham dự vào quá trình hoạch định chính sách công. Mục tiêu hoạt động của Think-Tank là phải tác động tới quyết sách của Chính phủ và định hướng dư luận trong các diễn đàn công khai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Nghĩa, 2006. “Kinh nghiệm tư vấn khoa học ra quyết định và thực hiện nghiên cứu khoa học mềm trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu chính sách Khoa học và Công nghệ số 13. 2. Nguyễn Quang A, 2009. "Các Think-Tank Trung Quốc cần trở nên toàn cầu", bài dịch đăng trên Tuần Việt Nam ngày 14/08/2009. 3. Đặng Đình Phong, 2009. Tư duy kinh tế Việt Nam 1975- 1989, Nhập đề: Những Think-Tank xưa và nay. Hà Nội, Nxb Tri thức. 4. Nguyễn Hải Hoành, 2010. “Tìm hiểu về Think-Tank và Trung Quốc coi trọng phát triển hệ thống Think-Tank”, Tạp chí Tia sáng, tháng 10/2010 5. Nguyễn Lương Hải Khôi, 2010. “Think-Tank và sự hưng vong của quốc gia”, < quoc-gia> 106 6. Nguyễn Lương Hải Khôi, 2010. Xây dựng lực lượng Think-Tank để phát triển, < phat-trien> 7. Đặng Đình Phong, 2012. Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989. Hà Nội, Nxb Tri thức. Tiếng Anh 8. Bernhard May, Think-Tanks in ASEAN-EU Relations: European Perspective, Panorama, 1/2000. p. 40 9. Stephen Boucher, 2004. What is Think-Tank? 10. Think-Tank in China: Growing influence and political limitations, The Brookings Institution, Washington, DC, Report, October 23, 2007. 11. The Global Go to Think-Tank Report (2008, 2009, 2010, 2011 và 2012), The Think- Tanks and Civil Societies Program, University of Pennsyliania, PA USA. 12. Zhu Xufeng, 2009. “The Influence of Think-Tank in the Chinese Policy Process, Different Ways and Mechanism”, Aisan Survey, Vol.XLIX, No 2. March/April 2009, pp. 333-357. 13. Huang Ping, 2010. The Status of Social Sciences in China. World Social Science Report, pp. 73-76. 14. The Status of the Social Sciences in China, CASS, 2010. 15. Helen Clayton and Faith Culshaw, 2012. Science into Policy, The National Environment Research Council.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_hinh_thanh_va_phat_trien_think_tank_tren_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan