Lịch sử mỹ thuật ứng dụng

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc. Tư tưởng hậu hiện đại: là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại. Thiết kế đồ họa ngày nay vừa phổ biến đại chúng mà cũng vừa phức tạp vô cùng. Nhiều sản phẩm tinh xảo, số lượng, tính đồng nhất của sản phẩm được kiểm soát và sáng tạo với độ phức tạp, công nghệ cao; cũng như môi trường ứng dụng của nó cũng khác trước. nhiều phân ngành thiết kế mới đã ra đời song song với nhiều ngành thiết kế truyền thống: đồ họa, nội thất, tạo dáng, thời tranh, truyền thông đa phương tiện

pdf11 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử mỹ thuật ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Graphic design hay thiết kế đồ họa là nghệ thuật tổ chức nội dung và hình ảnh phục vụ cho mục tiêu truyền đạt, giao tiếp thông tin. Thiết kế đồ họa ngày nay dựa trên nền tảng chính của máy tính và trọng tâm xoay quanh công việc quảng cáo (advertising) và marketing sản phẩm hàng hóa công nghiệp. Graphic design có lịch sử lâu dài gắng liền với lịch sử của xã hội loài người. Nguồn gốc của thiết kế đồ họa xuất phát từ nghệ thuật gắn với một số sự kiện có tính bước ngoặc: Danh từ Đồ họa (Graphic Art) được xem là có nguồn gốc từ tiếng Hy-Lạp Graphos hay Graphique (Graphein) có nghĩa là viết. Từ hình vẽ trên vách đá đến chữ tượng hình Thời cổ đại, bên những hình vẽ trên các hang động, cho thấy những thông tin đơn giản được sử dụng, nhằm đem lại lợi ích cho cuộc sống Giai đoạn phôi thai này có thể được nhận biết qua các quá trình sau: - Quá trình đối thoại bằng hình qua các hình vẽ ít nhất từ 40.000 năm trước công nguyên (TCN) được tạo tác bởi người Homo Sabiens. Nó biểu hiện một hình ảnh rất cụ thể, mang đến nhiều thông tin trong kinh nghiệm đời sống thường nhật của họ. BIỂU TƯỢNG Bên cạnh các hình vẽ in trên vách đá, trên mặt đất; còn nhiều biểu hiện khác như các tín hiệu, các dấu hiệu (Sign) khắc trên đá, trên gốm v.v Nó được xem như một phương tiện truyền thông (Communication) mang ý nghĩa trừu tượng là phuơng tiện nguyên thuỷ để con người truyền thông tin với nhau. Những chữ tượng hình (pictographic) dần dần được phát triển thành những biểu tượng (Symbols). Những tín hiệu, biểu tượng, chữ viết của Phương Đông cũng đã hình thành từ những buổi đầu, vào thời kỳ bình minh của loài người. CHỮ VIẾT Thiên niên kỷ III TCN : chữ viết được phát minh Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chưa giải mã được). Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau. Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN. Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa, tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN. Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông. Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà Thương. Chữ tượng hình, Chữ viết kết hợp với hình vẽ có thể được xem là tiền thân của ngành thiết kế đồ họa giống như quan niệm của con người ngày nay . Thế kỷ 14 ở Phương Tây Xã hội tổ chức cao, bắt buộc phải tạo nên một hệ thống thông tin, để rồi người Hy- Lạp, La Mã, sau đến Ai Cập đã có văn tự, những con chữ bao gồm 26 chữ cái, được kết hợp lại tạo thành một phương tiện thông tin đại chúng, sau cùng đưa đến một kỷ nguyên hoàn chỉnh của văn tự. Mở đầu cho nền văn chương Kinh Thánh qua ngôn ngữ La-Tinh gọi là “Logos” hay lời phán”Parole”. Quá trình phát triển của ngôn ngữ Phương Tây gắn với hệ thống các tôn giáo.Các thánh kinh khởi sự viết bằng tay, làm bản sao cũng bằng tay và thực hiện chép trên các mảnh da thuộc. GIẤY Khi kỹ thuật làm giấy được du nhập từ phương Đông và nghề in mộc bản (Woodblock Print) ra đời từ 1370, đã làm cho phương tiện truyền thông tin được cách mạng hóa hoàn toàn để đi vào đại chúng, tạo nên sự hưởng ứng nhiệt liệt từ người dân. Những quyển kinh, truyện, sách được in làm nhiều ấn bản, tạo lên mạng lưới thực dụng đầu tiên cho một xã hội tiêu thụ. IN ẤN Thế kỷ 15: Máy in được phát minh làm thay đổi phương thức in ấn nhanh và hiệu quả hơn. Sách được phổ biến, tri thức được nâng cao cả chiều rộng lẫn chiều sâu có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực: giáo dục và làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội. Từ thế kỷ 15, qua cuộc cách mạng về kỹ thuật in ấn (điển hình là ngành in khắc gỗ, in kẽm) đã tạo ra nhiều sinh khí mới cho các cơ quan truyền thông, thúc đẩy sự ra đời của nhiều cơ sở xuất bản trên toàn Châu Âu. Trong điều kiện như vậy, các họa sỹ cũng đã vào cuộc, phần lớn họ làm công việc minh họa các sách báo, nhất là kinh thánh v.v Cơ sở in ấn ở Đức do Martin Schongauer, Durer thành lập đã tạo được danh tiếng trong ngành in ở Châu Âu . Ở thế kỷ này, đa số các bản in đều mô phỏng theo bản viết tay, đó là giai đoạn đầu giữa thế kỷ 15 (từ 1400-1450) có rất nhiều bản in được thực hiện. Trung bình, số lượng ấn loát được thực hiện ở giai đoạn này từ 200 bản đến 1.000 bản, con số này khá cao ở giai đoạn đó. Đến cuối thế kỷ 15, thị trường in ở Châu Âu đã phát triển sâu rộng, điển hình là Đức, Ý đã tạo nên một cơn sốt tại đây (Ví dụ xưởng in thời sự ở Nurember, Đức) 09/30/1452 Johannes Gutenberg đặt đặt dấu ấn quan trọng trong nghành in khi sáng tạo ra kiểu in bằng chữ kim loại thay thế kiểu in bằng chữ gỗ. Phát minh này giúp in ấn tốc độ nhanh và số lượng lớn là nền tảng cho sự phổ biến tri thức khoa học, nghệ thuật cũng như tôn giáo. 09/30/1452, Gutenberg đã in quyển Thánh Kinh gồm 42 dòng (tuy vẫn bị lỗi 03 chữ sau khi in) cùng với 200 ấn bản, bằng kỹ thuật in xếp chữ (Typography). Về mặt kỹ thuật in ứng dụng thời đó coi như thành công, nhưng chi phí lại rất khó khăn, khiến ông trở thành con nợ của ngân hàng và không hề hoàn lại được vốn đã bỏ ra. Gutenberg mất năm 1468, kỹ thuật in Typography của ông đã bành trướng sang toàn Châu Âu sau đó. 01/01/1722 Thiết kế mặt chữ của William Caslon; nguyên bản đầu tiên bằng tiếng Anh. in OFFSET Từ thế kỷ 18 phương pháp ăn mòn hóa học được áp dụng, cho đến năm 1798, phương pháp in offset ra đời tạo đà cho ngành in phát triển hơn nữa vào giai đoạn sau, mà điển hình là in lưới áp dụng trong công nghiệp dệt thế kỷ 19, in tự động bằng máy vào thế kỷ 20. Cách mạng công nghiệp đã tạo ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống và xã hội. Quá trình đô thị hóa kéo theo nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời tác động đến hoạt động sản xuất, marketing và quảng cáo cũng như nhu cầu đến với sản phẩm hàng hóa cũng khác so với hàng thế kỷ khác. 1750 - 1850: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ LỊCH SỬ LÚC KHỞI ĐẦU 01/01/1757 John Baskerville kế thừa kiều mặt chữ của Caslon qua việc điều chỉnh cấu trúc chữ hợp ý hơn: chiều cao, độ dày, chân chữ. Căn bản dựa trên ý tưởng tác động thị giác của chữ đối với thị giác trong quá trình tiếp nhận thông tin. 10/12/1760 Hokusai họa sỹ người Nhật, thời kỳ Edo. Nhiều tác phẩm thuộc trường phái ukiyo-e, tranh khắc gỗ màu mà ông là đại diện sớm nổi tiếng ở phương tây: 36 cảnh núi phú sỹ (Mount Fuji), sóng thần ở Kanagawa được sang tác vào những năm 1820. Thế kỷ 19: giai đoạn này có nhiều phát minh ra đời như máy chụp ảnh đã làm phân hóa mạnh giữa các loại hình nghệ thuật như: mỹ thuật (fine arts)– mỹ thuật ứng dụng (applied arts). Thiết kế đồ họa với tư cách mới mỹ thuật ứng dụng trong thời đại công nghệp đã ra đời. Nói cách khác ngành mỹ thuật ứng dụng nói chung, thiết kế đồ họa hiện đại nói riêng đã được tái sinh một lần nữa. 03/24/1834 William Morris: nhà thiết kế vải, họa sỹ, nhà văn và là nhà hoạt động xã hội. Ông hội viên của Pre-Raphaelite Brotherhood ( hội ái hữu) và Phong trào Nghệ Thuật Và Nghệ Thuật Thủ Công ở Anh (Arts and Crafts Movement). 05/31/1836 Jules Cheret nhà in thạch bản, họa sỹ người Pháp (lithograph) Cha đẻ của quảng cáo poster hiện đại. trong poster của ông hình ảnh người phụ nữ tự do trở nên phổ biến và được xem là người đầu tiên đặt vấn đề nữ quyền. MÁY CHỤP ẢNH 01/09/1839 Kỹ thuật nhiếp ảnh được phát triển bởi Louis Daguerre và Joseph Nicéphore Niépce. Niepce đã tạo ra hình ảnh chụp lần đầu tiên trong phòng tối 01/01/1846 Randolph Caldecott, tác giả đã minh họa truyện tranh cho trẻ con (children's books) vào thời Victorian 1850 -1914 CÁC PHONG TRÀO CẢI CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT MỚI ARTS AND CRAFTS (1860 - 1900) Họ phản ứng lại tính máy móc trong của phong cách lịch sử thời kỳ Victorian era, cũng như phản ứng lại sự khô cứng trong sản xuất hàng hóa mang tính công nghiệp – cách mạng công nghiệp (Industrial Revolution) 07/24/1860 Alphonse Mucha họa sỹ, nhà thiết kế thuộc trường phái Art Nouveau, người Czech. Ông nổi bật với phong cách trang trí độc đáo với hình ảnh tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ. poster của ông hay dung màu pastel. 01/06/1861 Victor Horta nhà kiến trúc sư, thiết kế và trang trí thuộc trường phái art nouveau, người Bỉ. tác phẩm House Tassel được xem là công trình kiến trúc đầu tiên theo phong cách này. 07/14/1862 Họa sỹ Gustav Klimt thuộc trường phía biểu tượng, thành viên nổi bật của Vienna Secession. Sáng tác của ông có mối liên hệ với nghệ thuật mới và trường phái biểu hiện Đức (German Expressionism), giàu tính trang trí. 11/24/1864 Toulouse-Lautrec vẽ nhiều về cuộc sống về đêm của người paris. Ông cũng vẽ nhiều poster quảng cáo. 04/14/1868 Peter Behrens kiến trúc sư , họa sỹ người Đức. tác phẩm của ông chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế nhà máy và văn phòng với vật liệu chính là gạch, thép và kính. 03/30/1868 Kolman Moser nghệ sỹ nỗi bật trong vai trò nhà thiết kế đồ họa của thế kỷ 20. Thành viên của Vienna Secession. Sang tác của ông bao gồm: thiết kế sách, tạp chí, tem bưu chính, thời trang, tranh kính, gốm, nữ trang, nội thất,.. 08/21/1872 Aubrey Beardsley nhà minh họa người Anh. Nổi bật với hình ảnh minh họa sử dụng đen trắng, kết hợp kiểu khắc gỗ Nhật Bản. Sáng tác của ông hầu hết vào thời kỳ Art Nouveau. 01/01/1875 Nhãn hiệu thượng mại là kiểu kết hợp khéo léo những phẩm chất và đặc tính riêng qua việc kết hợp: tên gọi, chữ, logo, biểu tượng, hình ảnh riêng lẽ hay kết hợp các yếu tố lại vì mục đích quảng cáo, thượng mại. Bass là nhãn hiệu đầu tiên đăng ký bản quyền sản phẩm vào năm 1875. ART NOUVEAU (1880 - 1914) Art Nouveau Là một phong trào trong trí mang phong cách quốc tế. đặc trưng hình ảnh tự nhiên trong trang trí như hoa lá giàu đường nét. 01/01/1882 Những chỉ dẫn về đồ gỗ, đồ sắt và giấy dán tường của kiến trúc sư, nhà design A. H. Mackmurdo Nghành in ấn: in Lino 07/01/1886 Linotype được sáng chế bởi Ottmar Mergenthaler. Sáng chế có ý nghĩa cách mạng trong in ấn nói chung và in ấn tạp chí nói riêng. Cải tiến làm cho dây chuyền in ấn nhanh hơn, dễ dàng thay đổi bố cục, tiết kiệm thời gian. 09/18/1886 Symbolism trường phái biểu tượng 06/18/1887 James Montgomery Flagg họa sỹ, nhà minh họa người Mỹ. Tác phẩm của ông giàu tính cường điệu. poster tuyên truyền là những tác phẩm nổi tiếng được phổ biến nhất của ông. 01/07/1891 Nhà in được thành lập bởi William Morris NGÀNH IN VIỆT NAM Tại Việt Nam, ngành in hình thành và phát triển khá muộn so với thế giới. Thời nhà Lý, nhà sư Tín Học là người đã in các loại sách kinh phật cho các chùa chiền bằng nghề in khắc gỗ. Nhưng giai đoạn cực thịnh của loại hình in này là thời Hậu Lê do Lương Như Học khởi xướng vào thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 19, nghề in Typography xâm nhập vào Việt Nam. Lúc này, nhiều nhà in đã được thành lập để phục vụ cho việc in báo (nhà in Ideo năm 1875 ở Hà Nội, nhà in Đắc Lập ở Huế năm 1926. Đến nay, qua nhiều năm đổi mới, ngành in của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, máy móc được trang bị hiện đại: máy sắp chữ chì được thay bằng máy vi tính, thay in Typography bằng in Offset. VIENNA SECESSION (1897 - 1930) Vienna Secession, nhóm này được sáng lập bởi tập hợp nghệ sỹ người Áo có gốc tích từ Hiệp Hội Nghệ Sỹ Áo (Association of Austrian Artists), trú sở tại Vienna. Tập hợp gồm những họa sỹ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc. Những thành viên quan trọng: Koloman Moser, Gustav Klimt, Josef Hoffman. Joseph Maria Olbracht. Quan tâm chính của họ nghệ thuật chữ (typography), kế thừa tinh thần của phong trào nghệ thuật mới Art Nouveau Đầu thế kỷ 20, phong cách hoa văn trang trí nổi bật là kiểu trang trí theo phong cách Victorian – Anh. Một số nhà thiết kế tiêu biểu như Frank Lloyd Wright, Peter Behrens, Mies van der Rohe mỗi người mở hướng đi riêng trong thiết kế: thiết kế đồ họa, kiến trúc, thiết kế sản phẩm (product design ) góp phần làm phong phú và đa dạng trong lĩnh vực thiết kế ứng dụng PICTORAL MODERNISM (1900 - 1930) Tập hợp nhiều nhà designer thuộc trường phái lập thể và hiện đại (Cubism Modernism). Họ chú trọng tái hiện chân dung của đối tượng theo cách thức truyền thống. FUTURISM, DADA, CUBISM AND SURREALISM (1900 - 1930) Futurism hay chủ nghĩa vị lai nguyên bản xuất phát từ Ý đầu thế kỷ 20 nó nhấn mạnh đến những vấn đề của xã hội đượng đại lúc bấy giờ như: tương lai, tốc độ, kỹ thuật, giới trẻ, bạo lực và những tiện nghi hay đối tượng mang tính biểu tượng của xã hội hiện đại như: xe hơi, máy bay, thành phố công nghiệp. mang một ý nghĩa ẩn dụ về xã hội lúc bấy giờ. Phong trào này cũng song song phát triển ở nước Nga, Anh và nhiều nơi khác. Cha đẻ của trường phái vị lai Filippo Tommaso Marinetti người Ý. ART DECO AND DE STIJL (1910 - 1930) Art Deco là tập hợp nhiều nhà thiết kế và nghệ sỹ chủ yếu ở Paris –Pháp như trường phái lập thề, trường phái vị lai (cubists,futurists ). Đề cao tốc độ Phản ứng lại cuộc chiến tranh thế giới lần 1 CONSTRUCTIVISM (1919- 1922) Chủ nghĩa cấu trúc (Constructivism) tập hợp nhiều nghệ sỹ và kiến trúc sư, nguyên bản xuất phát ở nga vào năm 1919 phản ứng lại sự thái hóa trong nghệ thuật. xu hướng của chủ nghĩa cấu trúc mang tính nghiên cứu và ứng dụng với mục đích xã hội cao. Chủ nghĩa cấu trúc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phong trào nghệ thuật hiện đại trong thế kỷ 20. ảnh hưởng rỏ nét của chủ nghĩa tạo dựng đến các trường phái như: Bauhaus, De Stijl. Dấu ấn của chủ nghĩa tạo dựng rộng lớn đến thiết kế hiện đại trong các lĩnh vực như: kiến trúc, thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm công nghiệp, sân khấu, film, nghệ thuật múa, thời trang, âm nhạc. 1915 - 1950 CHỦ NGHĨA CÔNG NĂNG HIỆN ĐẠI VÀ NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 01/01/1919 Gropius sáng lập trường Bauhaus - Weimar, nước Đức. BAUHAUS là một trường phái ở Đức kết hợp nghệ thuật thủ công và mỷ thuật trong thiết kế công nghiệp. Trường phái này chỉ tồn tại 14 năm nhưng có ảnh hưởng mạnh mẽ và quan trọng đối với design và nghệ thuật hiện đại. các thành viên: Josef Albers, Herbert Bayer, Marcel Breuer, Lyonel Feininger, Johannes Itten, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Gerhard Marcks, Adolf Meyer, Georg Muche, László Moholy-Nagy, Hinnerk Scheper, Oskar Schlemmer, Jo Walter ost Schmidt, Lothar Schreyer and Gunta Stölzl, Giữa thế kỷ 20: nhà thiết kế đồ họa từng bước đột phá ra khỏi giới hạn tiện nghi thông thường. nhiều vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và cũng cố tri thức cũng như tri thức thiết kế một cách mạnh mẽ như: màu sắc, bố cục, mối liên hệ giữa hình ảnh và nội dung. Sau chiến tranh thế giới năm 1945: nền design ở nước Mỹ trở nên nổi bật. ngày càng nhiều công ty thiết ra đời mang dấu ấn của thiết kế và quảng cáo, thiết kế đồ họa nói riêng trở nên thịnh vượng. 02/05/1909 Vị lai, phong trào nghệ thuật và xã hội vào những năm đầu thế kỷ 20 xuất phát từ Ý. Nghiên cứu của họ liên quan đến nhiều chất liệu nghệ thuật như: hội họa, điêu khắc, gốm, thiết kế đồ họa, graphic design, industrial design, interior design, theatre, film, fashion, textiles, literature, music, architecture. Mối quan tâm chính của họ là kỹ thuật hiện đại, chuyển động và tốc độ. NGUỒN GỐC CỦA NỀN THIẾT KẾ HIỆN ĐẠI Ở MỸ (MODERN AMERICAN DESIGN) (1925 - 1950) Nguyên nhân tạo nên sự phát triển của design ở mỹ trong thời gian 1925-1950 chủ yếu: Chương trình wpa (WPA Project)được khởi xướng bởi chính phủ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Làng song nhập cư từ châu âu sang mỹ trong thời gian này: Max Ernst, Marcel DuChamp, Piet Mondrian, Walter Gropius, Mies Van De Rohe, Herbert Bayer, Herbert Matter, Josef Albers, Laszlo Maholy-Nagy and Ladislav Sutnar. 03/03/1923 Time Magazine Sáng tạo bởi Briton Hadden và Henry Luce. Đây là tạp chí tuần san đầu tiên của Mỹ. NEW TYPOGRAPHY (1930 - 1950) New Typography tìm kiếm cấu trúc mới trong thiết kế chữ qua việc chú trọng vào nội dung, tổ chức bố cục theo nội dung hơn là khai thác các kiểu chữ truyền thống Chú trọng tính trong sáng, rỏ ràng của chữ Tổ chức hệ thống giàu tính cân đối, thực dụng TRƯỜNG PHÁI NEW YORK (NEW YORK SCHOOL) (1940 - 1970) Trường phái này sản sinh vào những năm 1940-1970 tập họp nhiều nhà thiết kế đồ họa, tập trung chủ yếu ở New York đã sáng tác nhiều poster đậm cá tính. Paul Rand Bradbury Thompson Alvin Lustig Ti vi - Truyền hình 05/02/1941 The Television Age Vào năm 1941 ở Mỹ, chương trình tivi được đại chúng hóa mang tính chất dịch vụ và thương mại. 05/12/1942 Rosie the Riveter Poster “ we can do it” được sáng tác bởi J. Howard Miller. Poster mang tính tuyên truyền trong giai đoạn chiến tranh thế giới. 1950 -1980: HÌNH DÁNG TỐT VÀ NHỮNG SỰ LỰA CHỌN MỚI INTERNATIONAL TYPOGRAPHY (1950 - 1980) Phong cách design cơ bản dựa trên ý tưởng của chủ nghĩa duy lý và thông tin toàn cầu có nguồn gốc từ Thụy Sỹ. Đặc điểm thị giác: trung tính ( hay trung lập), chữ không chân, mạng lưới. Ernst Keller cha đẻ của trường phái đồ họa Thụy Sỹ, canh trái thẳng, canh góc phải tự do hay dùng trong đồ họa ảnh. Đã sớm hình thành kiểu chữ căn bản trong design. Ảo giác chuyển động (OP ART , PSYCHEDELIC MOVEMENT ) (1958 - 1975) Xuất hiện phổ biến trong việc trình bày album cho các đĩa nhạc. NGHỆ THUẬT ĐẠI CHÚNG (POP ART) (1955 - 1980) Pop art là một phong trào nghệ thuật nổi lên vào những năm 1950 ở Anh và sau đó ở Mỹ. Pop art lấy cảm hứng sử dụng các sản phẩm sản xuất hàng loạt như là chất liệu cho sang tạo của mình. the mass-produce: sản xuất hàng loạt GRAFFITI và NGHỆ THUẬT ĐƯỜNG PHỐ (STREET ART) (1970 - 2000) Graffiti nghệ thuật đại chúng xuất hiện với hình thức đơn giản như chữ viết cho đến phức tạp được vẽ trên tường. MỘT SỐ CÁ NHÂN NỔI BẬT ĐƯƠNG ĐẠI (1970 - 2000) Đây không thực sự là một phong trào, nét nổi bật là biểu hiện trong thiết kế đồ họa mang tinh thần đương đại. ví dụ Stefan Sagmeister, David Carson, Paula Scher, Shepard Fairey, Ed Fella. Một trong số đó, sản phẩm thiết kế bìa album Set the Twilight Reeling cho nam ca sĩ Luo Reed năm 1996 đã lọt vào danh sách 20 kiệt tác đồ họa thế giới. Stefan đã thiết kế chân dung của Luo Reed trên nền bìa màu xám và khi xoay tấm bìa, mọi người sẽ có cảm giác như chân dung của Luo Reed đang di chuyển qua những mảng sáng tối khác nhau. MÁY TÍNH Sự phát minh ra máy tính những năm 1980 đã tác động mạnh mẽ đến thiết kế đồ họa ngày nay. Máy tính, internet có thể xem là nguyên nhân hàng đầu tác động đến mọi khía cạnh của design. Đặc biệt, khi giấy in được sản xuất để phục vụ cho ngành in thì kỹ thuật in phát triển mạnh, nhất là sau năm 1950 do phát minh ra việc phục chế màu từ 03 màu cơ bản: Cyan, Magenta và Yellow. 1980 - NGÀY NAY - TƯƠNG LAI CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI VÀ DESIGN ĐA HƯỚNG HẬU HIỆN ĐẠI - POSTMODERNISM (1970 - 2000) Hậu hiện đại, hay còn gọi là điều kiện hậu hiện đại, (tiếng Anh: postmodernity, tiếng Pháp: post-modernité), là thuật ngữ do các nhà triết học, xã hội học, phê bình nghệ thuật và xã hội sử dụng để nói về các khía cạnh của điều kiện nghệ thuật, văn hóa, kinh tế và xã hội hiện đại, hình thành nên đời sống con người cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 với những đặc trưng cơ bản. Những đặc trưng này bao gồm sự toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu thụ, sự phân tán quyền lực, việc phổ biến kiến thức ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc. Tư tưởng hậu hiện đại: là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại. Thiết kế đồ họa ngày nay vừa phổ biến đại chúng mà cũng vừa phức tạp vô cùng. Nhiều sản phẩm tinh xảo, số lượng, tính đồng nhất của sản phẩm được kiểm soát và sáng tạo với độ phức tạp, công nghệ cao; cũng như môi trường ứng dụng của nó cũng khác trước. nhiều phân ngành thiết kế mới đã ra đời song song với nhiều ngành thiết kế truyền thống: đồ họa, nội thất, tạo dáng, thời tranh, truyền thông đa phương tiện, thiết kế game, truyện tranh,. Người thiết kế chuyên nghiệp hầu như không thể tự đào tạo, họ cần có môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_my_thuat_ung_dung.pdf