Lịch sử tư tưởng về công lý và quan điểm về công lý của nhà triết học John Rawl

Kết luận Có thể thấy, ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử xã hội loài người, vấn đề công lý là một vấn đề rất trừu tượng và khó hiểu, các nhà triết học vì thế từ thời kỳ cổ đại đều bỏ rất nhiều công sức của mình để lý giải. Trong số đó có quan điểm mang tính độc đáo và mới mẻ trong cách tiếp cận đó là quan điểm của J. Rawls về công lý. Ông đã đề xuất một giải pháp khả dĩ để giải quyết một vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước đó - vấn đề giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, chỉ ra sự khác biệt giữa các cá nhân và dẫn đến chuyện tồn tại những bất bình đẳng trong xã hội là tất yếu. Cốt lõi ở đây chính là từ những bất bình đẳng tất yếu đó, con người phải tìm cách ứng xử phù hợp nhất để đảm bảo lợi ích tối đa và hạn chế tối thiểu thiệt hại cho tất cả mọi người trong xã hội. Điều này yêu cầu các quốc gia buộc phải xây dựng các chính sách điều hành xã hội phù hợp với quốc gia và công dân của mình, đảm bảo tối đa khả năng thực thi của công lý trong xã hội. Trên tinh thần thừa kế và phát huy, nhà triết học John Rawls đã có những nghiên cứu sâu sắc, nhân văn và trở thành nền tảng cho những nghiên cứu của thế hệ sau khi nghiên cứu về công lý và những khía cạnh liên quan. Mặc dù chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng để hiện thực hóa những tư tưởng của Rawls vào thực tế xã hội là một điều quả không dễ dàng./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử tư tưởng về công lý và quan điểm về công lý của nhà triết học John Rawl, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC I. Lịch sử tư tưởng về công lý Công lý là vấn đề thu hút được sự quan tâm và tranh luận của rất nhiều nhà khoa học từ hàng ngàn năm nay xoay quanh khát vọng cháy bỏng về tự do, công bằng, chính nghĩa, lẽ phải, lòng nhân ái và những phẩm hạnh cao quý trong mỗi con người, mỗi xã hội. “Công lý là gì cho đến nay và tương lai sẽ không có câu trả lời cuối cùng bởi đây là một khái niệm có nội hàm rộng, luôn mở và động tùy thuộc vào nền văn hóa và bối cảnh lịch sử cụ thể”1. Nhận thức về công lý chính vì thế không phải luôn thống nhất mà có những bước thăng trầm khác nhau trong lịch sử. Đúng như Michael J. Sandel, trong 1 PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn, Công Lý và Quyền tiếp cận công lý, NXB Hồng Đức, tr54. tác phẩm “What is the right thing to do”2, đã viết “Thực tế công lý hay luật pháp phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Cá nhân chỉ có thể nhận thức được về bản thân trong mối quan hệ cộng đồng và vai trò của chính mình”. Một điều không thể phủ nhận là các lý thuyết về công lý trong lịch sử đã góp phần to lớn tạo dựng tính chính đáng, chính nghĩa, đạo lý, lòng nhân ái và lẽ công bằng trong mỗi xã hội. Công lý vẫn đang và sẽ tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Nó ngày càng có ảnh hưởng lớn đến nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và thực thi pháp luật trong thời đại 2 New York, 2007. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG LÝ CỦA NHÀ TRIẾT HỌC JOHN RAWL HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC* * Thạc sĩ, Khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Công lý là khái niệm được nghiên cứu qua nhiều thế kỉ bởi nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới. Cho đến nay, vẫn rất khó để đưa ra một khái niệm thống nhất giữa các quốc gia, bởi công lý là “một khái niệm có nội hàm rộng, luôn mở và động tùy thuộc vào từng nền văn hóa và bối cảnh lịch sử cụ thể”. Bài viết tìm hiểu lịch sử tư tưởng về công lý qua các thời kì cùng với các quan điểm tiêu biểu của các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt tập trung vào quan điểm công lý trong thời hiện đại mà tiêu biểu là quan điểm của tác giả John Rawls: “Công lý như là công bằng”. Từ khóa: Lịch sử, công lý, công bằng, John Rawls. Ngày nhận bài: 24/7/2019; Ngày biên tập xong: 15/8/2019; Ngày duyệt đăng: 24/10/2019. Justice is a concept that has been studied for centuries by scientists around the world. Till now, it is still difficult to come up with an unifying concept be- tween nations because justice is “a concept with a broad connotation, always open and dynamic depending on the specific culture and historical context”. The article will explore the history of ideology about justice through periods with the typical views of scientists in the world, especially focus on the view of jutice in the modern era, typical is John Rawls’s viewpoint: “Justice is fairness”. Keywords: History, justice, fair, John Rawls. 62 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG LÝ CỦA ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 ngày nay. Từ góc độ lịch sử, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các giai đoạn phát triển của công lý trong lịch sử văn minh nhân loại, ý tưởng về công lý đã xuất hiện rất sớm, từ nhiều thế kỷ trước khi triết học Hy Lạp cổ đại ra đời. Theo đó, công lý trong giai đoạn đầu tiên của xã hội thời cổ đại được thể hiện khá rõ nét bằng sự trả thù cá nhân, luật báo thù được áp dụng một cách triệt để và tàn khốc. Trong bộ luật Hammurabi của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại được ban hành từ năm 1792 đến năm 1750 trước công nguyên (TCN), một mặt công nhận quyền tự do của con người, coi công lý và chính nghĩa là cơ sở của nền cai trị nhân từ, công bằng nhằm đem lại sự thái bình và hạnh phúc chân chính cho người dân. Nhưng bên cạnh đó, công lý được được hiểu là áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà kẻ phạm tội gây ra, công nhận sự trả thù tương ứng. Nguyên tắc báo thù Talion (mắt đền mắt, răng đền răng) được áp dụng một cách triệt để, cứng nhắc và tàn khốc nhất. Một người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì con của người thợ xây phải bị giết theo nguyên tắc báo thù Talion này3. Những dấu vết của luât Tatilon “giết người đền mạng” vẫn còn có thể tìm thấy bóng dáng trong luật hình sụ của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt tranh luận liên quan đến việc duy trì hay từ bỏ hình phạt tử hình, liên quan đến quyền sống của con người. Giai đoạn thứ hai của sự phát triển nhận thức về công lý là thay sự báo thù bằng bồi thường, hình phạt, nhằm giữ hoà hảo trong nội bộ các thị tộc bộ lạc. Đến giai đoạn thứ ba, để ngăn chặn các cuộc trả thù cá nhân, Toà án đã được 3 Nguyễn Anh Tuấn, Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2008. thành lập để thẩm định, đánh giá các mức độ thiệt hại, từ đó hoà giải, điều đình, phân xử các xung đột giữa các cá nhân trong xã hội. Công lý và tư pháp xét xử đã vững bước song hành từ những bước phát triển của lịch sử văn minh nhân loại như vậy cho đến ngày nay. Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại - cái nôi của văn minh phương Tây, công lý được cho rằng bắt nguồn từ trật tự xã hội, một xã hội ổn định, có trật tự sẽ thúc đẩy sự phát triển của công lý và ngược lại, một nền công lý mạnh mẽ sẽ thúc đẩy một xã hội trật tự, ổn định. Những tư tưởng đầu tiên của xã hội loài người về pháp luật tự nhiên đã xuất hiện như một khát vọng, ước nguyện với tên gọi “công lý” ngay trong vở bi kịch xưa nhất của nhân loại - vở kịch Antigone của kịch gia Sophocle (496-406 TCN), vở kịch được xếp hàng đầu, xưa nhất, đặc sắc nhất sân khấu Hy Lạp và thế giới. Nhân vật trung tâm của vở kịch là nàng Antigone yếu ớt, bất hạnh, vì tình thương, lẽ phải và đạo lý đã tự mình chống lại đạo luật của bạo chúa Creon bởi mệnh lệnh đó không mang những giá trị cao cả, của lương tri, đạo lý, công lý. Cùng thời điểm này, triết gia Socrate (470-399 TCN) đã bàn rất triệt để về cách con người ta phải biết sống theo lẽ công chính, trong những bài giảng của ông hay khi ông giao tiếp, tranh luận với người khác ông hay hỏi đáp làm cho đối phương cải chính hoặc từ bỏ quan niệm sai lầm của mình. Cái ông muốn mọi người hướng đến là cần suy nghĩ sáng suốt, trung thực thực sự, biết cách tư duy một cách duy lý thì mới có công lý cho xã hội. Plato (428-348), nhà triết học Hy Lạp xuất sắc, người mà ảnh hưởng của ông được mô tả một cách tuyệt vời bởi nhà triết 63Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC học thế kỷ 20 Alfred North Whitehead: “Nét đặc trưng chung rõ ràng nhất của truyền thống triết học châu Âu là nó bao gồm một chuỗi những phụ chú cho tác phẩm của Platon”. Ông cũng là người ghi lại những quan điểm mang tính triết học của Socrate. Vì vậy, thời nay người ta khó có thể phân biệt được đâu là quan điểm của Platon, đâu là quan điểm của Socrate. Tuy vậy, người ta vẫn tìm thấy một số nét đặc thù trong quan điểm của ông về công lý trong những tranh luận về vấn đề đạo đức và pháp luật, đặc biệt trong cuốn Luật pháp, tác phẩm cuối cùng còn dang dở trước khi ông qua đời. Các luận điểm chỉ trích thời kỳ đó cho rằng đạo đức là phát minh của kẻ yếu nhằm vô hiệu hoá quyền lực của kẻ mạnh và công lý không phải là đạo đức của người xuất chúng mà là thứ đạo đức nô lệ. Đáp lại những luận điểm nêu trên, Plato cho rằng công lý là kết quả của sự đồng tâm hợp tác giữa những cá nhân có đức hạnh tham gia giải quyết các vấn đề của cộng đồng và quốc gia. Công lý là một vấn đề giản dị nếu con người cũng giản dị, rời xa lòng tham lam và sự xa hoa và sống theo đúng chức phận của mình. “Cống hiến lớn nhất của nhà triết học Hy Lạp trong đó có Plato là việc đầu tiên trong lịch sử loài người đã nhìn thấy vị trí, vai trò của luật pháp trong đời sống xã hội”4. Còn theo Aristotle (384-322 TCN), một trong những người thầy có ảnh hưởng nhất đối với môn triết học chính trị, thì công lý được bàn đến khi ông viết về các vấn đề chung của chính trị trong tác phẩm Chính trị luận. Toàn bộ ý tưởng của ông về công lý gắn liền với cách mà ông quan 4 Lịch sử tư tưởng về công lý, Công lý và quyền tiếp cận công lý, NXB Hồng Đức, 2018, tr16. niệm về một cộng đồng chính trị tốt đẹp - cộng đồng sẽ đảm bảo đời sống tốt đẹp với nhiều phẩm hạnh đạo đức được tôn vinh cho các thành viên sống trong đó. Một xã hội tốt đẹp như thế sẽ xem xét công lý như là mục tiêu, giá trị quan trọng nhất để đảm bảo sự phân phối công bằng cho tất cả ai xứng đáng với những đóng góp của họ trong xã hội và công lý là giá trị quy chuẩn để đánh giá các giá trị khác được tôn vinh trong xã hội. Theo ông, “công lý” được chia thành “công lý cải tạo” - nơi mà Toà án sửa chữa một lỗi lầm do một bên phạm phải đối với bên khác và “công lý phân phối” - cách thức, nỗ lực cố gắng để công bằng với mỗi người, đúng theo những gì mà người đó xứng đáng được hưởng”5. Aristotle có khuynh hướng đặt đạo đức phải phục vụ pháp luật. Đạo đức như là cơ sở của pháp luật, hành động theo công lý là hành động theo pháp luật. Trường hợp cá biệt không nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật, người thi hành cần phải bổ sung đúng như người lập pháp sẽ làm. Trong suốt chiều dài lịch sử cách tiếp cận công lý từ góc độ đạo đức trong đó chỉ rõ chủ đề của công lý chính là vấn đề thưởng phạt - ai xứng đáng với cái gì là chủ đề có tính chất vạch đường đi cho những nghiên cứu hay quan niệm về công lý. Người La Mã tiếp tục phát triển khái niệm về công lý với nhận định rằng, luật pháp là tổng hợp các quyền cá nhân. Công lý được xem là yêu cầu bắt buộc trao cho con người những quyền của họ. Tuy nhiên, người La Mã cũng không còn coi đó là một chức năng của xã hội mà coi công lý là một nội dung và khía cạnh pháp lý của xã hội. Nội dung này được thể chế hoá 5 Raymond Wacks, Triết học luật pháp (Phạm Kiều Tùng dịch), Nhà xuất bản tri thức, năm 2011. 64 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG LÝ CỦA ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 trong các chức năng của các thiết chế bảo vệ các quyền của từng cá nhân hơn là dành sự quan tâm xã hội cho tất các công dân. Nhà lý luận chính trị tiêu biểu của La Mã biện minh cho sự bất công của xã hội, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc, đại điền chủ và quan chức. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, chức năng của công lý là giữ mỗi người khỏi làm những điều ác, có hại cho người khác. Công lý thời kỳ trung cổ được coi là phẩm hạnh mang tính thể chế. Tính chính đáng, chính nghĩa của một chính quyền thường được đánh giá thông qua việc nhà nước đó có thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực thi công lý hay không, nhà triết học có ảnh hưởng đâu tiên thời kỳ này là St. Augustine (354-420 TCN). Ông coi công lý là điểm tựa chính trị, đạo lý trong mỗi thể chế: Nếu không có công lý nhà nước chỉ là một băng cướp có tổ chức mà thôi. Nhà triết học và thần học Ytalia Thomas Aquinas (1225 - 1274 SCN) cho rằng giá trị của công lý cung cấp tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu lực của các đạo luật thực định. Công lý tự nhiên - tức là những đòi hỏi của mỗi cá nhân hoặc nhóm được hưởng những gì mà họ xứng đáng, cao hơn luật pháp luật. Những lý luận về tự do và công lý này tiếp tục được tiếp thu và phản ánh một cách mạnh mẽ trong các học thuyết pháp quyền từ giữa thế kỷ XVIII - thế kỷ chuẩn bị cho những tư tưởng tiến bộ cho sự hình thành một xã hội mới với các học giả tiêu biểu như Montesquieu, Voltaire, Rousseau Spinoza (1622-1677) người Hà Lan có những đóng góp quan trọng trong việc phân tích cội nguồn của công lý. Theo ông, công lý là biểu hiện của lý trí không bao giờ xen lẫn với cảm xúc, bởi cảm xúc của con người luôn gắn với mưu lợi ích kỷ cho mình, dễ làm khó bỏ, con người ta vì thế khó mà có thể nhận biết được lý luận. I. Kant (1724-1804) nhà triết học cổ điển Đức có rất nhiều đóng góp đáng kể cho lịch sử tư tưởng công lý khi đặt ra mối quan hệ giữa công lý với đạo đức. Bộ phận quan trọng nhất của học thuyết về đạo đức học của Kant là ở sự tự trị cá nhân, cuộc sống của cá nhân con người phải có lý tính, tức là phải tuân thủ một số quy tắc được thiết lập một cách độc lập. Tuy nhiên, nó không phải là tuyệt đối bởi theo ông, nó còn phụ thuộc vào tính cách mỗi người, hoàn cảnh sống và nhiều thứ khác. Chính ông là người đặt nền móng cho chủ nghĩa tự do cá nhân của phương Tây, trong đó có biểu hiện cạnh tranh giữa các cá nhân, nó hướng tới kiện toàn và tăng cường trật tự xã hội. Như vậy, tồn tại một mâu thuẫn mà các nhà tư tưởng bàn đến ở đây là mâu thuẫn giữa những điều có lợi cho xã hội và những điều được xã hội đồng thuận. Trong xã hội hiện đại, những giải thích về công lý có khuynh hướng tập trung vào việc làm thế nào để xã hội có thể phân phối một cách công bằng nhất những gánh nặng và phúc lợi của đời sống xã hội, từ đó đã đưa khái niệm công lý mang tính thực tiễn và chính trị hơn là một quan niệm siêu hình trước đây. II. Lý thuyết “Công lý như là công bằng” Quan điểm tiếp cận John Rawls (1921- 2002) một triết gia người Mỹ với tác phẩm “Một lý thuyết về công lý”6 đã gây một tiếng vang với giới nghiên cứu triết học khi đưa ra quan niệm mới mẻ về công lý. Công lý như là sự công 6 John Rawls, A theory of jusitce, Harvard University Press, 1971. 65Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC bằng là tâm điểm của toàn bộ học thuyết của ông. Chuẩn mực của công bằng trong một thể chế xã hội cụ thể chính là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân. Theo ông, công bằng chỉ có được khi con người tự nguyện cùng tham dự vào quá trình hợp tác xã hội để làm sao mỗi cá nhân giành được lợi ích nhiều hơn so với khi họ sống đơn lẻ. Song sau khi tác phẩm ra đời, những đối lập cũng như hiểu lầm với quan điểm này của ông ngày càng sâu sắc. Vì vậy, trong cuốn “Công lý như là công bằng - sự tái trình bày”, Rawls đã chỉ rõ lý do ông viết cuốn sách này để sửa chữa những sai lầm đã làm lu mờ đi ý nghĩa của công lý. Về logic, ông viết lại tư tưởng chính làm nền tảng xuất phát để trên đó, ông triển khai quan niệm về công lý như công bằng. Trước hết, lý thuyết mà J. Rawls đưa ra được coi là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng truyền thống về công bằng xã hội trong lịch sử, đặc biệt là tư tưởng về Khế ước xã hội của Lốccơ, G.G. Rútxô cũng như những tư tưởng về đạo đức học của Cantơ. Tuy có những tiến bộ trong tư tưởng của học thuyết này trả lời về sự hình thành các thể chế chính trị, sự hình thành Nhà nước và Pháp luật song nó không thể tự trả lời cho câu hỏi tại sao cá nhân lại tự nguyện đem quyền tự do của mình trao cho một nhóm khác mà những quyền con người vẫn không được đảm bảo. Trong nghiên cứu của mình, Rawls muốn làm rõ những căn cứ cá nhân tham gia vào các quá trình xã hộị bằng thỏa ước và ông nhận ra rằng, cần có một hệ thống các nguyên tắc chung đảm bảo cho thỏa ước của con người trước khi quyết định tham gia khế ước xã hội. Và từ đó, ông đưa ra quan điểm “công lý như là công bằng” với mong muốn sẽ trở thành giải pháp thay thế cho những quan điểm truyền thống từ lâu trong lịch sử tư tưởng triết học, đạo đức. Bên cạnh đó, Rawls cũng dựa trên lý luận về tính tự trị của ý chí và mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Kant để đưa ra quan điểm về sự tự quyết trong lý thuyết về công lý của mình. Ông cho rằng, con người đầu tiên phải là công dân có quyền tự quyết, nó là điều kiện tiên quyết để đạt tới những thỏa thuận hoặc một sự thống nhất nào đó, trong đó có sự đồng thuận về nguyên tắc của công lý. Tuy nhiên, đối với Rawls, quyền tự lựa chọn các nguyên tắc để tham gia vào một thỏa thuận chung của cá nhân thay thế cho cách dùng từ của Kant về trạng thái tự trị của ý chí. Quan điểm của Rawls về công lý là một sự phủ định đối với lý thuyết của chủ nghĩa vị lợi về công lý – ra đời ở Anh vào cuối thế kỷ XVII. Ông phê phán nguyên tắc tối đa hóa lợi ích trong quan điểm của chủ nghĩa vị lợi. Bởi theo ông, không có bất cứ một lý do gì khiến cho việc lấy lợi ích của đa số người trong xã hội làm chuẩn cho công lý mà quên đi những đau khổ của thiểu số người trong xã hội. Ông phê phán chủ nghĩa vị lợi khi chỉ bàn tới vấn đề lợi ích mà chưa bàn tới việc phân phối làm sao giữa hạnh phúc với nghĩa vụ cá nhân; không tính đến những khác biệt của các bên tham gia về động cơ, hoàn cảnh nên không thể lý giải nổi các cuộc chiến tranh vẫn xảy ra khi các bên tham gia đều nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Đứng trước luận điểm công lý như là sự công bằng, mọi người đều không khỏi băn khoăn. Tại sao lại như vậy? Và Rawls đã giải thích nó trên cơ sở kế tục truyền thống của các lý thuyết về khế ước xã hội đã từng có trong lịch sử, khơi gợi cảm hứng từ tư tưởng triết học của Kant, đồng thời 66 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG LÝ CỦA ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 phê phán một cách sâu sắc với tư tưởng đương thời của chủ nghĩa vị lợi. Đây được xem như một kế thừa để đưa ra quan điểm về công lý lên một dạng phủ định cao hơn. Nội dung chính trong quan niệm về “công lý” Khái niệm công lý, công bằng, bình đẳng Trước khi đi vào phân tích nội dung quan điểm của Rawls về “công lý như là công bằng” cần có một sự minh định nội hàm chính của các khái niệm “công lý”, “công bằng” và “bình đẳng”. Bởi trên thực tế, các thuật ngữ này thường được hiểu như nhau, hoặc đồng nhất với nhau về mặt logic. Công lý, theo cách hiểu thông thường là đem lại cho ai đó cái gì mà họ xứng đáng được hưởng. Như thế, hàm nghĩa trong khái niệm công lý là sự tôn trọng quyền tự do của con người cá nhân và đòi hỏi mọi cá nhân phải được đối xử bình đẳng với nhau. Công bằng chính là khả năng phán xét về một điều gì đó có được thực thi theo công lý hay không. Bình đẳng đó là sự ngang nhau của con người về việc hưởng những quyền tự nhiên và cơ bản của con người. Bình đẳng có được dựa trên nguyên tắc của công lý và công bằng. Nhưng bình đẳng cũng là điều kiện để cho công lý và công bằng được ra đời và thực thi. Trong quan niệm về công lý như là công bằng của J. Rawls, công lý được hiểu là lẽ phải, điều thiện, hay phẩm hạnh tối cao của con người, là chuẩn mực của trạng thái xã hội lý tưởng mà ở đó, mỗi cá nhân khi tham dự vào hợp tác xã hội hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện (tự do cá nhân) và ngày càng đạt được lợi ích tối đa của mình. Nói cách khác, ở trạng thái xã hội lý tưởng, công lý với tính cách là công bằng sẽ đạt đến giá trị công lý thực sự. Nếu chuẩn mực để xác định sự công bằng trong một thể chế xã hội cụ thể chính là nguyên tắc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ cho mỗi cá nhân, thì tiêu chí để xác định thể chế xã hội gọi là công bằng ấy được J. Rawls cho rằng chỉ có được khi con người tự nguyện cùng tham dự vào xã hội để sao cho mỗi cá nhân giành được lợi ích nhiều hơn so với khi họ sống đơn lẻ. Cả ba khái niệm trên đều đề cập đến sự cân bằng nói chung trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, giữa những khái niệm ấy có những điểm khác biệt về mặt nội hàm. “Nếu chỉ đơn thuần xem xét khái niệm “công lý” - một chuẩn mực gắn liền với luật pháp theo cách hiểu thông thường - thì có thể một điều gì đó là công lý với giai cấp này, song không là công lý với giai cấp khác. Tương tự, khái niệm “công bằng” - gắn liền với những đánh giá có tính chủ thể - thì một điều gì đó có thể là công bằng với người này, song không là công bằng với người khác. Và cuối cùng “bình đẳng” khi được hiểu chỉ đơn giản là sự ngang nhau, thì trong một số trường hợp nó có thể bị xem là cào bằng. Chính ở điểm này đòi hỏi phải có một quan niệm có tính tổng quan, vượt lên trên những quan niệm thông thường về “công lý”, “công bằng”, và “bình đẳng”. Quan niệm đó được Rawls định hình trong triết học của mình bằng một khái niệm mới mẻ - “công lý như là công bằng”7. Đương nhiên, theo J. Rawls, bất cứ một xã hội nào đều không thể là một cơ chế hợp tác dựa trên sự bình đẳng tuyệt đối, vì mỗi người sinh ra ở một hoàn cảnh, điều kiện đã ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của 7 Đoàn Thị Vượng, Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của Jonh Rawls, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội, 2014. 67Khoa học Kiểm sátSố 06 - 2019 HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC mỗi cá nhân. Thế nhưng, nếu một xã hội cụ thể, phù hợp với nguyên tắc công bằng thì nó sẽ ngày càng trở thành một cơ chế hợp tác được mọi người thừa nhận và họ mới thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tự nguyện. Tìm ra bí mật của công lý, Rawls đã góp phần làm dịu đi những mâu thuẫn vốn đang diễn ra gay gắt ở Mỹ lúc bấy giờ. Ông chủ trương phải tạo ra sự nhất trí trong quan niệm của tất cả mọi người về công bằng để vận hành xã hội và điều chỉnh hành vi của mỗi người cụ thể. Rawls nói: “Và vai trò đầu tiên mang tính thực dụng của nó - triết học chính trị- xuất phát chính từ những mâu thuẫn trong phân chia quyền lực chính trị và nhu cầu cần làm lắng dịu những vấn đề của hệ thống”. Theo ông, chính những mâu thuẫn của siêu hình học trên cơ sở tôn giáo trong lịch sử Tây Âu vốn đã đặt ra những vấn nạn lớn cho triết học chính trị. Ông viết: “Có những giai đoạn kéo dài trong lịch sử của bất kỳ xã hội nào đã cho thấy, tồn tại những vấn đề thực sự cơ bản của xã hội đã dẫn đến những mâu thuẫn sâu sắc, và nó được xem như là những khó khăn thực sự nếu không tìm ra một nền tảng chung đúng đắn nào đó cho những thỏa thuận mang tính chính trị”8. Có rất nhiều những mâu thuẫn trong mối quan hệ của con người với xã hội, nhưng đặc trưng hơn cả đó là những mâu thuẫn tư tưởng liên quan đến tự do và công bằng. Và chính sự khác biệt căn bản này đã hình thành nên những mâu thuẫn, xung đột, hay những cuộc chiến tranh kéo dài trong lịch sử. Vì thế, trong một xã hội nhất định, luôn luôn phải thực hiện nhiệm vụ hóa giải các mâu thuẫn trong tư tưởng của các thành viên để từ đó đi tới sự đồng thuận chính trị chung. 8 John Rawls, A theory of justice, Harvard University Press, 1971. Nội hàm khái niệm “công lý như là công bằng” Công lý như là công bằng để muốn nói rằng công lý bao gồm trong nó cả những điều đúng đắn nên làm, những điều thiện và những điều công bằng. Xem xét khái niệm công lý, cần hiểu nó theo nghĩa đa nguyên, không nên áp đặt một quan niệm bất kỳ nào về công lý và xem nó là cái đúng trong mọi hoàn cảnh bởi với những chủ thể khác nhau, có thể sẽ có những quan niệm khác nhau về công lý. Ngoài ra, khi xem “công lý như là công bằng” chúng ta cần tìm ra giải pháp cho sự xung đột giữa hai vấn đề rất quan trọng của đời sống, đó là vấn đề công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế. Bối cảnh kinh tế của Mỹ chính là cơ sở thực tế khi Rawls viết cuốn “Một lý thuyết về công lý” (1971). Người ta nhìn thấy một nước Mỹ cường thịnh, nhưng ở một khía cạnh khác, người ta còn thấy một nước Mỹ của sự phân hóa giàu nghèo, của tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội tràn lan. “Như vậy, một sự phát triển bền vững không những cần đạt được hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đảm bảo được các yêu cầu của con người, mà trong đó, phải đảm bảo được yêu cầu về công bằng xã hội”9. Khi xem “công lý như là công bằng”, Rawls muốn chỉ rõ rằng trong sự phát triển của xã hội, cá nhân tham gia vào hợp tác xã hội bắt nguồn từ động cơ lợi ích kinh tế của họ, họ cảm thấy sự hợp tác là có lợi, và vì thế họ tự nguyện đóng góp. Nhưng khi một thể chế ra đời, nó phải lấy nguyên tắc tôn trọng sự tự do và bình đẳng của cá nhân 9 Trần Thảo Nguyên (2006), Triết học kinh tế trong “Lí thuyết về công lí của nhà triết học Mỹ John Rawls, NXB Thế giới, Hà Nội. 68 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VỀ CÔNG LÝ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG LÝ CỦA ... Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2019 làm nguyên tắc cho bất cứ cái gì được xem là công bằng. Sở dĩ quan điểm của Rawls gây được sự chú ý chính là do ông đưa nguyên tắc tôn trọng quyền tự do cá nhân lên hàng đầu. Rawls đòi hỏi rằng, điều được xem là đúng đắn trước hết nó phải đạt được việc xem quyền tự do ở mỗi cá nhân trong bất kỳ xã hội nào đều phải bình đẳng như nhau. Ở “vị trí đầu tiên”, mỗi thành viên của xã hội đều có quyền tự do như nhau trong các vấn đề cơ bản như quyền bầu cử, quyền nắm giữ các chức vụ công cộng, quyền tự do tư tưởng... Đó là nội hàm của nguyên tắc thứ nhất, mà Rawls gọi với cái tên là “nguyên tắc bình đẳng”. Ở nguyên tắc thứ hai ông gọi tên là “nguyên tắc khác biệt”, trong đó, đề cập tới cách thức phân phối phúc lợi xã hội cũng như các nghĩa vụ đối với các thành viên. Dựa vào tính đúng đắn của “nguyên tắc bình đẳng”, “nguyên tắc khác biệt” chỉ rõ rằng sự bất bình đẳng sẽ tất yếu diễn ra, nhưng nó cần đảm bảo chia đều các cơ hội cho các thành viên, và đem lại lợi ích cao nhất có thể cho nhóm người ít có cơ hội nhất. III. Kết luận Có thể thấy, ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử xã hội loài người, vấn đề công lý là một vấn đề rất trừu tượng và khó hiểu, các nhà triết học vì thế từ thời kỳ cổ đại đều bỏ rất nhiều công sức của mình để lý giải. Trong số đó có quan điểm mang tính độc đáo và mới mẻ trong cách tiếp cận đó là quan điểm của J. Rawls về công lý. Ông đã đề xuất một giải pháp khả dĩ để giải quyết một vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước đó - vấn đề giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, chỉ ra sự khác biệt giữa các cá nhân và dẫn đến chuyện tồn tại những bất bình đẳng trong xã hội là tất yếu. Cốt lõi ở đây chính là từ những bất bình đẳng tất yếu đó, con người phải tìm cách ứng xử phù hợp nhất để đảm bảo lợi ích tối đa và hạn chế tối thiểu thiệt hại cho tất cả mọi người trong xã hội. Điều này yêu cầu các quốc gia buộc phải xây dựng các chính sách điều hành xã hội phù hợp với quốc gia và công dân của mình, đảm bảo tối đa khả năng thực thi của công lý trong xã hội. Trên tinh thần thừa kế và phát huy, nhà triết học John Rawls đã có những nghiên cứu sâu sắc, nhân văn và trở thành nền tảng cho những nghiên cứu của thế hệ sau khi nghiên cứu về công lý và những khía cạnh liên quan. Mặc dù chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng để hiện thực hóa những tư tưởng của Rawls vào thực tế xã hội là một điều quả không dễ dàng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thảo Nguyên, Triết học kinh tế trong “Lý thuyết về công lí của nhà triết học Mỹ John Rawls”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. 2. John Rawls, A theory of justice, Harvard University Press, 1971. 3. Michael J. Sandel, What is the right thing to do, New York, 2007. 4. Nguyễn Anh Tuấn, Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2008. 5. PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn, Công Lý và Quyền tiếp cận công lý, NXB Hồng Đức, trang 54. 6. Tập thể tác giả, Lịch sử tư tưởng về công lý, Công lý và quyền tiếp cận công lý, NXB Hồng Đức, 2018, trang 16. 7. Đoàn Thị Vượng, Vấn đề công lý trong tư tưởng triết học của Jonh Rawls, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội, 2014. 8. Raymond Wacks, Triết học luật pháp (Phạm Kiều Tùng dịch), Nhà xuất bản tri thức, 2011. 9. Tập thể tác giả, Công lý và Quyền tiếp cận công lý, NXB Hồng Đức, 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_tu_tuong_ve_cong_ly_va_quan_diem_ve_cong_ly_cua_nha.pdf
Tài liệu liên quan