Lịch sử và ý nghĩa của việc sử dụng chiếc búa như là một công cụ hỗ trợ điều hành các cuộc họp và các phiên họp nghị viện

có cần búa trong điều hành các phiên họp của Quốc hội Việt nam? Trong thời gian qua, hoạt động và tổ chức của Quốc hội nước ta ngày càng được hoàn thiện hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội còn thiếu khoa học, chưa hợp lý. Mặc dù về mặt tổ chức, cơ cấu bộ máy các cơ quan Quốc hội đã được sắp xếp lại theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015, nhưng các nhiệm vụ, phương thức thực hiện vẫn chưa có những chuyển biến mạnh để có thể cải thiện chất lượng hoạt động. Ở nước ta, mặc dù Quốc hội được đặt ở vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng lại không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên. Quốc hội hiện họp mỗi năm hai kỳ, do vậy, tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội nảy sinh giữa hai kỳ họp đều phải đợi đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội để trình, thảo luận và quyết định, dẫn tới sự “quá tải’ các vấn đề được đưa ra xem xét tại các phiên họp. Trong khi đó, các báo cáo trước Quốc hội của những chủ thể có trách nhiệm thường thiếu sự ngắn gọn, súc tích, kỹ năng thảo luận, nêu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội còn hạn chế. Bối cảnh nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều hành các phiên họp của Chủ tịch Quốc hội. Theo đánh giá tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 thì: “Công tác điều hành kỳ họp Quốc hội đôi lúc chưa linh hoạt trong chọn vấn đề và bố trí thời gian thảo luận; chủ tọa chưa thật kiên quyết đối với những phát biểu tản mạn, mang tính phản ánh tình hình, phân tích, thảo luận”25. Điều này đòi hỏi phải tiến hành đổi mới đồng bộ cả về tổ chức bộ máy và hoạt động, trong đó, hoạt động của Quốc hội cần đổi mới về mặt tổ chức và phương thức thực hiện. Đặc biệt, vai trò đặc thù của Chủ tịch Quốc hội trong các kỳ họp cần được đề cao.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử và ý nghĩa của việc sử dụng chiếc búa như là một công cụ hỗ trợ điều hành các cuộc họp và các phiên họp nghị viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÕCH SÛÃ VAÂ YÁ NGHÔA CUÃA VIÏÅC SÛÃ DUÅNG CHIÏËC BUÁA NHÛ LAÂ CÖNG CUÅ HÖÎ TRÚÅ ÀIÏÌU HAÂNH CAÁC CUÖÅC HOÅP VAÂ CAÁC PHIÏN HOÅP NGHÕ VIÏÅN Vũ công giao* nguyễn anH Đức** Vũ Văn Huân*** 1. Khái quát lịch sử việc sử dụng chiếc búa trong các cuộc họp Theo nhà sử học Stephen C O’Neill, xét về nguồn gốc, búa là một dạng công cụ được sử dụng đầu tiên bởi những người thợ nề (mason) để chế tác các tảng đá cho phù hợp với mục đích của họ1. Tuy nhiên, với tính chất của một công cụ bằng kim loại mà con người dùng để tỉa, gọt một thứ rắn chắc là các tảng đá, chiếc búa gợi lên cảm hứng sâu sắc về sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, cũng như sự khéo léo của con người. Đây chính là lý do về sau chiếc búa còn được con người sử dụng trong các cuộc họp, như là một biểu tượng của uy quyền2. Trong bối cảnh mới đó, chiếc búa có thể được gọi bằng những tên khác nhau (trong tiếng Anh), như gavel, palm, hammer, mallet, và có thể được chế tạo bởi nhiều loại chất liệu khác nhau như gỗ, kim loại, nhựa, ngà voi hay sợi tổng hợp Dù vậy, thuật ngữ phổ biến để gọi chiếc búa sử dụng trong các cuộc họp vẫn là gavel. Trong Từ điển Cambridge (Online), gavel là một công cụ được sử dụng phổ biến bởi các thẩm phán chủ tọa phiên toà ở nhiều quốc gia, nhằm yêu cầu sự chú ý lắng nghe của những người dự khán3. Còn theo Từ điển Merriam Webster (Online), gavel còn được dùng trong các cuộc họp khác, nhưng cũng với mục đích tạo sự chú ý của những người tham gia4. Riêng trong các cuộc đấu giá, gavel dùng để xác nhận việc đã bán món hàng5. Ở Hoa Kỳ, theo Stephen C O’Neill, mặc dù hình ảnh chiếc búa thường gắn liền với các phòng xử án, song trong thực tế, công cụ này còn được sử dụng tại rất nhiều nơi khác, trong đó có các cuộc họp hay các cuộc mua bán6. Chiếc búa là “công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong các cuộc họp của chính quyền nhằm hỗ trợ vai trò của chủ 12 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * PGS, TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. ** ThS, NCS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. ** *Viện Nghiên cứu Lập pháp. 1 Stephen C O’Neill, Of Gavels and Maces in the Modern Court, nals/malghis7&div=6&id=&page=. 2 Stephen C O’Neill, tài liệu đã dẫn. 3 Xem tại: 4 Xem tại: 5 Xem tại: 6 Court Historical Society Newsletter, Eastern District of Tennessee, 10/2005. tọa”7, song Stephen C O’Neill tỏ ra ngạc nhiên khi mà đây là “một trong những công cụ được nghiên cứu ít nhất trong khoa học pháp lý Hoa Kỳ”8. Theo một số tài liệu, chiếc búa lần đầu tiên được sử dụng trong các cuộc họp của Hội Tam điểm tại Anh vào khoảng thế kỷ 18, nhằm mục đích duy trì trật tự9. Thủ tục đơn giản là khi chiếc búa được dựng ngay ngắn trên giá tức là cuộc họp đang diễn ra, còn khi chiếc búa được đặt nằm xuống nghĩa là đang nghỉ giải lao. Ngoài Hội Tam điểm, về sau còn có nhiều hội khác sử dụng chiếc búa với mục đích giữ trật tự, hay để tuyên bố kết quả của việc bỏ phiếu, hay những hoạt động khác cần nhấn mạnh trong buổi họp. Một ví dụ khác về việc sử dụng chiếc búa là ở một nghiệp đoàn tại trấn Exeter (Anh), khi mà người điều hành giữ trong tay một chiếc búa nhỏ với mục đích duy trì trật tự, nếu ai còn tiếp tục nói chuyện sau tiếng gõ thứ hai thì phải bị phạt hai xu (pence)10. 2. Vai trò của người chủ tọa và sự hỗ trợ của chiếc búa Thông thường, người chủ tọa có vị trí nổi bật nhất trong một cuộc họp, bởi với vị trí đó, họ mới dễ dàng thu hút được sự chú ý của những người tham gia. Khi nằm trong tay của người chủ tọa, chiếc búa được coi là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Người chủ tọa có nhiệm vụ phải sử dụng nó một cách khôn ngoan và thận trọng, nhằm giúp cho các hoạt động của cuộc họp được thực hiện một cách trang nghiêm, lịch thiệp và bảo đảm công bằng11. Thông thường, người được lựa chọn là chủ tọa phải có uy tín đủ lớn, và do đó, ngoài biểu tượng sức mạnh, việc sử dụng chiếc búa bởi một người có năng lực đã cho thấy một ý nghĩa quan trọng khác: Sức mạnh phải được sử dụng, hay điều khiển bởi trí thông minh và đức độ12. Các trách nhiệm của người chủ tọa một cuộc họp thông thường bao gồm13: (1) tuyên bố khởi đầu cuộc họp, mà có thể kèm theo yêu cầu những người tham gia phải giữ trật tự, ổn định vị trí; (2) công bố chương trình làm việc dự kiến; (3) ghi nhận số người tham gia; (4) công bố việc biểu quyết (cùng việc giải đáp những câu hỏi liên quan) và kết quả biểu quyết; (5) bảo vệ cuộc họp khỏi những phiền toái từ những hành động vô nghĩa, phá hoại, hoặc cố ý nhằm trì hoãn hay lãng phí thời gian; (6) hỗ trợ những người tham gia thực hiện các hoạt động phù hợp với quyền của họ, ví dụ như yêu cầu trình bày ngắn gọn những nội dung đã rõ ràng, không cần phải bàn luận hoặc kiềm chế các thành viên tham gia tranh luận không vượt ra khỏi các quy tắc trật tự; và (7) xác thực (có thể bằng chữ ký) vào các quy tắc hay văn bản được tuyên bố hay thông qua trong cuộc họp. Trong quá trình điều khiển buổi họp, nếu xảy ra những trường hợp gây rối loạn nghiêm trọng (như cháy, bạo loạn, hoặc bối cảnh đặc biệt khẩn cấp khác) thì chủ tọa có quyền tuyên bố hoãn việc họp và chuyển sang một thời điểm khác thích hợp hơn. Mọi yêu cầu, quyết định, hay tuyên bố được đưa ra bởi người chủ tọa cần phải được hiểu là xuất phát từ vị thế chủ trì sự kiện chứ không phải nhân danh cá nhân người đó. 13 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Stephen C O’Neill, tài liệu đã dẫn. 8 Stephen C O’Neill, tài liệu đã dẫn. 9 10 Billye M. Peeples, The Gavel, 11 Billye M. Peeples, tài liệu đã dẫn. 12 H. Warren Tool, Jr., The Common Gavel - A symbol of Authority, The Scottish Journal of Freemasory, 13 Henry M. Robert, Robert’s Rules of Order Revised, đoạn paragraph58, 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Quick and Easy Guide To Parliamentary Procedure, p.15. https://robeson.ces.ncsu.edu/wp-content/uploads/2016/03/par- liamentaryprocedure.pdf?fwd=no. 15 SuttonKersh, Guide to buying and selling, 16 Allsop Residential Auction Team, A guide to buyingresidential property at auction, tr.6, tial/docs/ResiBuyersGuide.pdf. Nhìn vào những nhiệm vụ của chủ tọa nêu trên, đặc biệt đối với những cuộc họp có đông thành viên tham dự, chắc chắn cần phải có sự hỗ trợ của những công cụ có thể tạo ra những dấu hiệu đặc biệt để tác động đến nhận thức của những người tham gia một cách rõ ràng, không dễ bị hòa lẫn trong các dấu hiệu hay âm thanh thông thường, ví dụ như lời nói, tiếng vỗ tay Từ yêu cầu như vậy, chiếc búa đã được lựa chọn với những ý nghĩa đã phân tích ở trên, nhưng việc sử dụng công cụ này cũng thường phải tuân theo quy tắc nhất định, cụ thể là: - Gõ một nhịp: Thể hiện thay cho lời tuyên bố kết thúc cuộc họp (hoặc bán xong đồ vật nào đó trong cuộc đấu giá), hoặc để yêu cầu những người tham dự ngồi vào vị trí ổn định; - Gõ hai nhịp: Để bắt đầu cuộc họp (một cách có trật tự); - Gõ ba nhịp: Thể hiện trạng thái đồng thuận của những người tham dự đối với kết quả làm việc; - Gõ liên tiếp một cách kiên quyết, dứt khoát: Là dấu hiệu yêu cầu thiết lập lại trật tự của cuộc họp14. Với công cụ hỗ trợ này, vị chủ tọa phải thể hiện được khả năng kiểm soát, sự tự chủ của mình đối với từng tình huống phát sinh trong quá trình diễn ra họp. Phán định của người chủ tọa là kết quả của sự thể hiện ý chí cá nhân một cách trực tiếp, do đó đòi hỏi sự nhạy bén và quyết đoán để điều hành cuộc họp có hiệu quả. Và một điều quan trọng khác, sự thể hiện ý chí của người chủ tọa (thông qua chiếc búa) phải nhận được sự tôn trọng, tuân thủ của các thành viên. Những người không đồng tình với ý chí đã được phán quyết sẽ không thể làm gì ngay tại thời điểm đó mà chỉ có thể dựa vào các phương thức khác như khiếu nại, khởi kiện để khởi đầu một tiến trình pháp lý khác nhằm thay đổi phán quyết. 3. Sử dụng búa trong một số bối cảnh tiêu biểu không phải ở nghị viện 3.1 Sử dụng búa tại các phiên bán đấu giá Việc sử dụng chiếc búa trong các phiên bán đấu giá có ý nghĩa quan trọng đối với cả bên bán và bên mua. Khi người chủ trì gõ búa sẽ báo hiệu phiên đấu giá bắt đầu hoặc kết thúc, tức là một tuyên bố về sự ràng buộc giữa hai bên được thiết lập15. Tuy nhiên, tiếng búa gõ về bản chất không phải là một dấu hiệu có tính ràng buộc pháp lý. Hiệu lực pháp lý đối với hoạt động mua bán này chỉ có thể xác định dựa trên hợp đồng mua bán được thiết lập sau khi tiếng búa xác nhận giá mua hàng. Đó là lý do vì sao các công ty tổ chức đấu giá thường khuyến cáo người đã trả giá cao nhất không nên rời khỏi cuộc đấu giá trước khi cung cấp thông tin hoặc ký vào biên bản ghi nhớ việc mua hàng16. Khi xem xét hệ quả diễn biến phiên đấu giá sau khi có tiếng búa, dễ nhận thấy vai trò của tiếng gõ búa ở đây nhằm ba mục đích. Một là “tuyên bố” thể hiện tính công khai của sự ràng buộc tài sản bán đấu giá; hai là dấu hiệu chấm dứt cơ hội mua hàng của những chủ thể khác tại phiên đấu giá đó; và ba là chấm dứt tư cách/trách nhiệm điều hành phiên đấu giá đối với chủ tọa. Với mục đích thứ nhất, tiếng gõ búa xác nhận rằng vật đem ra đấu giá đã được mua bởi một mức giá nhất định nào đó, đã được nêu công khai, và thậm chí còn được nhắc lại bởi đấu giá viên đến ba lần trước khi tiếng búa vang lên. Người mua lúc này có thể được biết hoặc không, nhưng điều chắc chắn thấy được là đã xuất hiện mối ràng buộc về trách nhiệm tài sản giữa bên bán với một chủ thể nào đó đã trả giá cao nhất. Kể từ thời điểm này, bên bán có trách nhiệm phải bảo quản tài sản cho đến khi giao hàng. Đối với những người tham gia đấu giá còn lại, tiếng búa gõ xuống là dấu hiệu cho thấy họ không còn cơ hội để trả giá cho tài sản bán tại phiên đó nữa. Bất kỳ sự không tuân thủ nào (ví dụ như tiếp tục đòi trả giá, không chấp nhận kết quả,) đều bị hạn chế ở thời điểm này. Sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết (thể hiện qua tiếng búa) cho thấy tính nghiêm trang, uy quyền mà tiếng búa mang lại. Và cũng chính vào thời điểm này, người chủ trì đã hoàn thành nhiệm vụ điều hành của họ đối với phiên đấu giá. Có nghĩa là bản thân họ cũng phải chấp nhận kết quả mà không thể dựa trên quyền năng của vị trí chủ tọa để thực hiện bất kỳ một tuyên bố/hành động nào khác đối với tài sản (ví dụ như giải quyết khiếu nại, tranh chấp...). Như vậy, việc sử dụng chiếc búa trong các phiên đấu giá có bản chất là việc xác định một giao dịch dân sự đã được cam kết thực hiện. Và mặc dù có ý nghĩa đối với tất cả thành viên tham gia, tiếng gõ búa chủ yếu hướng đến việc điều chỉnh mối quan hệ giữa hai chủ thể chính là bên bán và bên mua tài sản đấu giá. Đây là điểm khác cơ bản của việc sử dụng búa trong thiết chế dân sự so với các thiết chế công quyền mà trong đó chiếc búa được sử dụng cho nhiều mục đích hơn, như để duy trì trật tự hoặc yêu cầu sự đồng thuận từ những người tham gia (ví dụ bằng cách giơ tay biểu quyết). 3.2 Sử dụng búa trong tòa án Tại các tòa án ở nhiều quốc gia, thẩm phán là người được trao quyền sử dụng chiếc búa theo thủ tục đã định trước. Thông thường, chiếc búa được dùng để đánh dấu một giai đoạn nào đó của phiên tòa, ví dụ như sự mở đầu, tạm hoãn, kết thúc, và đôi khi nhằm thiết lập lại trật tự của phiên tòa17. Một ý nghĩa khác của việc sử dụng chiếc búa tại phiên tòa là giúp thẩm phán có thể chấm dứt phần trình bày bị coi là “lan man” của các công tố viên, luật sư, bị cáo, người bị hại hay nhân chứng. Trong trường hợp đã nhắc nhở bằng lời nhưng không hiệu quả thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể sử dụng đến công cụ hỗ trợ này như một cảnh báo cuối cùng cho người liên quan nhằm tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên. Do đó, chiếc búa, được gắn với các thẩm phán và trở thành một biểu tượng đặc trưng của ngành tư pháp, đến nỗi ở Hoa Kỳ, có một bản tin trên truyền hình dành cho các thẩm phán được đặt tên là “Gavel” (tức chiếc búa), và một giải thưởng của Hội Luật sư Hoa Kỳ dành cho các phương tiện truyền thông cũng được gắn với nhãn hiệu chiếc búa. 4. Sử dụng búa hỗ trợ hoạt động điều hành tại nghị viện Sử dụng búa ở nghị viện cũng có ý nghĩa tương tự như tại tòa án, tuy nhiên có một số điểm cho thấy nó mang tính biểu tượng của quyền lực rõ ràng hơn. Ví dụ, nếu như tại tòa án, chiếc búa vẫn sẽ luôn được đặt ở vị trí của thẩm phán và bất cứ thẩm phán nào cũng có thể dùng trong các phiên xét xử khác nhau thì tại nghị viện, hầu như chỉ có một người sử dụng chiếc búa (thường là Chủ tịch của nghị viện, trừ trường hợp ủy quyền) và khi hết nhiệm kỳ (có nghĩa quyền lực đã thay đổi cho một người khác) thì thường có một hoạt động mang tính “lễ nghi” là trao búa cho người kế nhiệm18. Ở nhiều nước, việc sử dụng búa trong 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17 18 Xem thêm tại: 388332. điều hành hoạt động của nghị viện đã có truyền thống từ rất lâu. Ví dụ, trong Thượng viện Hoa Kỳ, chiếc búa dành cho chủ tọa trong việc điều hành được sử dụng từ thế kỷ 19. Phó Tổng thống John Adams được biết đến là người đầu tiên dùng vật này (vào năm 1789) để yêu cầu Thượng viện ổn định trật tự19. Từ năm 1829, Thượng viện bắt đầu sử dụng người giúp việc (Senate Page), và từ 1834, vào trước mỗi phiên họp của Thượng viện, người giúp việc sẽ đặt lên bàn của chủ tọa một hộp gỗ gụ có chứa hai chiếc búa làm bằng ngà voi, có hình dạng giống như chiếc đồng hồ cát. Trong chuyến thăm Thượng viện Hoa Kỳ năm 1954, Phó Tổng thống Ấn Độ đã trao tặng cơ quan này một món quà là chiếc búa làm bằng gỗ mà ông cho rằng “nếu thiếu vật dụng này thì việc điều hành của chủ tọa sẽ không hiệu quả”20. Việc sử dụng chiếc búa cũng khá đơn giản. Khi chủ tọa ngồi vào vị trí, vị này sẽ gõ búa một lần và nói “the Senate will be in order” (Thượng viện bắt đầu làm việc)21. Hạ viện các nước dùng búa trong điều hành một cách phổ biến hơn so với Thượng viện, và ở đây chiếc búa được hiểu là tượng trưng cho sức mạnh vô hạn của dân chủ, là dấu hiệu khởi đầu cũng như kết thúc các cuộc thảo luận một cách có trật tự về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Hạ viện22. Việc sử dụng búa ở Hạ viện cũng không ngoài mục đích “thu hút sự chú ý của một lượng lớn các nghị sĩ”23, khi những âm thanh trong phòng họp của Hạ viện trở thành thách thức đối với cả những chủ tọa có năng lực nhất. Lúc này, chủ tọa bắt buộc phải sử dụng đến sự hỗ trợ của chiếc búa với tác động bằng âm thanh khác hẳn so với những tiếng ồn đang phát ra từ các nghị sĩ. Chính vì vậy, cựu Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn đã từng nhận định rằng: “Đối với Chủ tịch Hạ viện, chiếc búa hầu như là một phần của trách nhiệm”24. Cũng giống như Hoa Kỳ, nhiều quốc gia khác cũng sử dụng chiếc búa như một công cụ hỗ trợ cho các chủ tọa trong các phiên họp của Nghị viện như Hàn Quốc, Nigeria, cũng như nhiều hội nghị quốc tế như trong các phiên họp của WTO, các Uỷ ban, hội nghị của Liên hợp quốc Khác với biểu tượng chiếc búa được sử dụng tại cả hai Viện của Hoa Kỳ, nghị viện Đức sử dụng một biểu tượng khác là một chiếc chuông. Chiếc chuông này cũng được sử dụng bởi vị chủ tọa của các phiên họp nghị viện và với cùng mục đích bắt đầu cuộc họp hoặc khi nào vị chủ tịch muốn can thiệp vào quá trình thảo luận của các nghị sĩ. Như vậy, việc sử dụng công cụ hỗ trợ cho chủ tọa tại các cuộc họp là phổ biến trên thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành các hoạt động của người chủ trì họp. Có nhiều lý do nên sử dụng búa như là công cụ hỗ trợ điều hành tại các cuộc họp của nghị viện/quốc hội. Thứ nhất, việc sử dụng công cụ này sẽ giúp bảo đảm là các quy tắc được định sẵn có thể được tuân thủ và thực hiện một cách phù hợp dưới sự điều khiển của người chủ trì. Ở đây, việc sử dụng công cụ này không nhằm mục đích cản trở sự tham gia cũng như việc bày tỏ ý kiến của 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19 20 21 Robert C. Byrd, The Senate 1789-1989: Addresses on the History of the United States Senate, p.54. 22 Philip Kennicott, The gavel in history, 11df-9a76-001cc4c03286.html. 23 24 những người tham gia. Tuy nhiên, rõ ràng là cần có công cụ giúp kiềm chế việc bày tỏ quan điểm quá mức cần thiết và không phù hợp về mặt thời điểm. Thực tế là việc sử dụng công cụ hỗ trợ sẽ đơn giản và có tính linh động cao hơn so với việc đặt ra những quy tắc giới hạn cứng, ví dụ như thời gian được phát biểu là bao lâu Một điểm cần chú ý khác là không phải lúc nào cũng cần đến công cụ hỗ trợ mà chỉ khi dùng nó khi những nguyên tắc của việc thảo luận bị phá vỡ. Và việc dùng nó cũng cần theo những quy tắc nhất định, chẳng hạn như: - Chỉ nên thảo luận một vấn đề ở một thời điểm đã được chỉ định sẵn trong chương trình. Nếu có đại biểu nào vi phạm nguyên tắc này thì chủ tọa có thể nhắc nhở, và công cụ hỗ trợ sẽ được dùng đến khi nhắc nhở không có hiệu quả. - Không đại biểu nào được phát biểu khi chưa có sự chấp thuận của chủ tọa. Với những vấn đề gây tranh cãi, có thể nhiều đại biểu cùng muốn nêu ý kiến, quan điểm, nhưng nhu cầu đó không thể được thỏa mãn hoàn toàn nên nhiều khi dẫn đến những tranh luận kéo dài hoặc gây ồn ào, náo loạn không khí của buổi làm việc. - Tính linh hoạt cần được đảm bảo, chẳng hạn như về thời lượng phát biểu dành cho các thành viên. Trong trường hợp chủ tọa nhận thấy đại biểu nên có được thêm thời gian, hoặc cần rút ngắn thời gian trình bày thì có thể dựa trên việc phát ra tín hiệu từ công cụ hỗ trợ để đại biểu có thể dễ dàng nhận biết. Bởi lẽ trong những trường hợp như vậy, không khí bàn luận sôi nổi trong nghị trường có thể khiến đại biểu không nhận được lời cảnh báo (về thời gian) của chủ tọa. Một số hướng dẫn tranh luận tại nghị trường đề cập đến cách gõ búa như tín hiệu rõ ràng trong trường hợp này. Ví dụ, gõ một tiếng có nghĩa là đại biểu còn một phút, hai tiếng là còn nửa phút và gõ ba tiếng liên tiếp là hết thời gian trình bày. Khác với các cuộc họp thông thường, các phiên họp của nghị viện mang tính trang nghiêm cao và đòi hỏi tính chấp hành quyền lực cao hơn, thậm chí so với tòa án (vốn thường có quy mô nhỏ và bản chất mối quan hệ giữa chủ tọa với những người tham gia khác hẳn ở nghị trường). Nếu như ở tòa án hay các cuộc họp mang tính dân sự như đấu giá, vai trò của vị chủ trì (người giữ búa) không quyết định kết quả cuối cùng mà chủ yếu ở các bên tham gia thì đối với nghị viện, không có sự phân chia thành các bên một cách rõ ràng trong thực hiện các hoạt động mà tất cả các đại biểu sẽ cùng tham gia vào công việc chung và do đó, vai trò điều hành của người chủ tọa trở nên nổi bật hơn. Vai trò của người điều hành thảo luận là rất quan trọng, bởi người này có thể biết gợi lên vấn đề để thảo luận, hoặc có thể ngược lại “đơn giản hóa” thảo luận. Quan trọng còn vì người này biết dừng cuộc thảo luận khi vấn đề đã rõ, nếu cần thiết lấy biểu quyết, hoặc tạm gác thảo luận lại để suy nghĩ thêm khi vấn đề chưa thể phân định được, tránh để cuộc tranh luận kéo dài quá so với thời gian dự kiến đã có sẵn. Khi chủ tọa một cuộc họp nghị viện, Chủ tịch là người giữ vai trò điều hành nhưng không thể lồng quá nhiều ý kiến cá nhân của mình vào trong cuộc điều hành đó. Chủ tịch Nghị viện là người phải giải thích, thuyết phục các đại biểu, tranh thủ sự ủng hộ của đa số trước một vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau. Đó là công việc khó khăn mà bất kỳ người nào giữ vai trò Chủ tịch nghị viện cũng sẽ phải đối mặt. Không khí cuộc họp có thể thay đổi từ trạng thái thân thiện sang trạng thái đối nghịch tuỳ theo ý kiến và suy nghĩ trái ngược nhau của người tham gia. Nếu không khí hội nghị trở nên căng thẳng thì người chủ tọa cần mạnh dạn điều khiển hội nghị trở lại không khí ban đầu (thí dụ, nếu trong hội nghị có sự chia rẽ quan điểm trong thảo luận thì chủ tọa hội nghị cần tìm cách dẫn dắt cuộc thảo luận trở lại trọng tâm vấn đề). Người chủ tọa hội nghị cần cố gắng giới hạn 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT những ý kiến làm gián đoạn hoặc đi xa vấn đề, cũng như ngăn ngừa những ý kiến cắt ngang mà sẽ làm cho hội nghị không theo chương trình và dẫn đến tình trạng có nhiều nhóm nhỏ thảo luận riêng. Để đảm bảo cho người phát biểu được nói lưu loát và hết ý của họ thì người chủ trì nên ngăn ngừa những ý kiến cắt ngang. Với rất nhiều trách nhiệm nặng nề như đã phân tích cho thấy nhu cầu thực sự đối với những công cụ hỗ trợ của người điều hành nghị viện, bên cạnh những quy tắc cứng ràng buộc tất cả các thành viên phải tôn trọng, tuân thủ. 5. có cần búa trong điều hành các phiên họp của Quốc hội Việt nam? Trong thời gian qua, hoạt động và tổ chức của Quốc hội nước ta ngày càng được hoàn thiện hơn, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội còn thiếu khoa học, chưa hợp lý. Mặc dù về mặt tổ chức, cơ cấu bộ máy các cơ quan Quốc hội đã được sắp xếp lại theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2015, nhưng các nhiệm vụ, phương thức thực hiện vẫn chưa có những chuyển biến mạnh để có thể cải thiện chất lượng hoạt động. Ở nước ta, mặc dù Quốc hội được đặt ở vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng lại không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên. Quốc hội hiện họp mỗi năm hai kỳ, do vậy, tất cả các vấn đề quan trọng liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội nảy sinh giữa hai kỳ họp đều phải đợi đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội để trình, thảo luận và quyết định, dẫn tới sự “quá tải’ các vấn đề được đưa ra xem xét tại các phiên họp. Trong khi đó, các báo cáo trước Quốc hội của những chủ thể có trách nhiệm thường thiếu sự ngắn gọn, súc tích, kỹ năng thảo luận, nêu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội còn hạn chế. Bối cảnh nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều hành các phiên họp của Chủ tịch Quốc hội. Theo đánh giá tại Báo cáo tổng kết thi hành Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 thì: “Công tác điều hành kỳ họp Quốc hội đôi lúc chưa linh hoạt trong chọn vấn đề và bố trí thời gian thảo luận; chủ tọa chưa thật kiên quyết đối với những phát biểu tản mạn, mang tính phản ánh tình hình, phân tích, thảo luận”25. Điều này đòi hỏi phải tiến hành đổi mới đồng bộ cả về tổ chức bộ máy và hoạt động, trong đó, hoạt động của Quốc hội cần đổi mới về mặt tổ chức và phương thức thực hiện. Đặc biệt, vai trò đặc thù của Chủ tịch Quốc hội trong các kỳ họp cần được đề cao. Với vai trò là người điều hành các kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội rất cần được hỗ trợ không chỉ bởi một bộ máy giúp việc chung cho Quốc hội mà quan trọng là giúp phân loại, điều phối thời gian làm việc một cách phù hợp và thể hiện được tính uy nghiêm của người điều hành Quốc hội. Cùng với đó, việc áp dụng phương thức điều hành mới cũng cần được bảo đảm bằng các biện pháp kỷ luật của Quốc hội ngay từ đầu và xuyên suốt các phiên họp nhằm buộc các đại biểu phải tuân thủ các mệnh lệnh của người chủ tọa một cách nghiêm túc. Những điều này nảy sinh yêu cầu cần có một công cụ - như cái búa - để hỗ trợ Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành các kỳ họp. Đây thực sự là một yêu cầu cấp thiết, phù hợp cả với xu hướng chung trên thế giới và tình hình thực tiễn ở Việt Nam, khi mà trong một số kỳ họp gần đây, đã có một số lần người trình bày báo cáo hoặc phát biểu ý kiến đã bị Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải ngắn gọn, đi vào trọng tâm n 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25 Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, tr.14.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_va_y_nghia_cua_viec_su_dung_chiec_bua_nhu_la_mot_con.pdf
Tài liệu liên quan