Lịch sử văn hóa - Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản. Bức tranh miêu tả một người nông dân đã già nua, ốm yếu, nhưng phải cõng trên lưng mình hai người có thân hình béo khỏe. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, tượng trưng cho Tăng lữ (Đẳng cấp thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và trang phục rất đẹp tượng trưng cho tầng lớp Quý tộc (Đẳng cấp thứ hai). Cả hai đều béo tốt, mập mạp, má phúng phính những mỡ, ăn mặc thì bảnh chọe, diêm dúa và cực kì sang trọng. Trong túi quần và túi áo của Tăng lữ và Quý tộc thò ra các văn tự và khế ước cho vay, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp đủ như thuế như thuế thừa kế, thuế rượu, thuế muối, Sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa từ 10 đến 20%, cho Nhà nước 50%, cho Giáo hội 10%. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế khi đi qua cầu của lãnh chúa và thuế dùng cối xay bột,

doc40 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn hóa - Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặt – giải quyết vấn đề, tạo điều kiện kết hợp các con đường, phương pháp khác nhau, để HS phát huy mọi khả năng tư duy và khả năng thực hành của mình vào việc tiếp nhận kiến thức. 1.1.3.3.Trình bày bài học của giáo viên phải thật sinh động, gợi hình ảnh, gây cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Thiếu hình ảnh trong trình bày kiến thức, HS rất khó hình dung sự kiện quá khứ đang học. Trình bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà còn là cơ sở tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện. Trình bày có hình ảnh có hình ảnh còn khơi dậy ở HS thái độ, tình cảm: hồi hộp, xúc động, hứng thú hay hiếu kì, vui sướng hay đau khổ, Sự hồi hộp, xúc động làm tăng sự ham thích của HS đối với học tập lịch sử, hình thành nhân cách của các em, nâng cao chất lượng tri giác, nhớ lại, tư duy và vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống.Hình ảnh cụ thể sẽ giúp HS khắc phục việc hiện đại hóa lịch sử - hiện tượng còn khá phổ biến hiện nay, tuy đã từng bước khắc phục. Một trong những nguồn kiến thức quan trọng, tạo cho HS có biểu tượng cụ thể giàu hình ảnh là ngôn ngữ sử dụng của giáo viên. Vì vậy, trong dạy học lịch sử, GV cần rèn luyện công phu, toàn diện, nắm vững kiến thức khoa học, sử dụng tốt các kiến thức khác,.... Trong quá trình trình bày của GV, việc sử dụng đa dạng, phong phú các tài liệu như đoạn trích tài liệu lịch sử, văn học, đồ dùng trực quancó tác dụng rất tốt để tạo nên hình ảnh. 1.1.3.4. Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương pháp dạy học. Trong một bài giảng lịch sử, đặc biệt chú ý tới dung lượng của các phương pháp không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn đạt được kết quả tối đa. 1.1.3.5. Tổ chức giờ học hiệu quả Muốn tổ chức giờ học hiệu quả trước hết cần thực hiện nhưng yêu cầu cơ bản đối với bài học lịch sử. Mặt khác, muốn tổ chức giờ học hiệu quả, cần thiết vận dụng cấu trúc bài học mềm dẻo – cấu trúc bài học nêu vấn đề nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS, đặc biệt là tư duy. Kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các dạng tổ chức hoạt động học tập (toàn lớp, nhóm, cá nhân) khi tiến hành bài học. 1.1.3.6.Đổi mới việc đánh giá, kiểm tra kết quả bài học lịch sử Đây là một vấn đề cần thiết trong tình hình hiện nay. Thực tiễn cho thấy rằng, kiểm tra, đánh giá thế nào thì việc giảng dạy, học tập sẽ theo như thế. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá có vai trò quan trọng, có thể làm thay đổi cả cách dạy và học. 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông Nói tới thực trạng dạy học ở trường phổ thông, đây thực sự không phải là một vấn đề mới mẻ mà nó đang là vấn đề đau đầu của toàn xã hội khi mà chất lượng dạy học lịch sử thực sự là rất yếu kém. Những tiết học thiếu sức sống, nặng nề kiến thức, sự nhạt nhòa của giáo viên cùng với sự thờ ở của học sinh với bộ môn lịch sử đang là một thực trạng đáng buồn ở trường phổ thông. Và một hệ lụy tất yếu, cả một thế hệ yếu kém lịch sử dân tộc, yếu kém về tư tưởng đang dần hiện ra trước mắt chúng ta mà nó đang được cụ thể hóa bằng những con số biết nói. “Trong một phóng sự do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện đầu tháng 10.2006, khi phóng viên phỏng vấn 5 học sinh trung học phổ thông về bức tượng Lý Thái Tổ (cạnh hồ Hoàn Kiếm), thì kết quả chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không biết và 2 em trả lời sai.”[11]. Đây chỉ là một cuộc phỏng vấn nhỏ, với một quy mô hẹp nhưng cũng đã thể hiện sự đáng ngại về kiến thức lịch sử của giới trẻ hiện nay. Điều thực sự làm cảnh tỉnh toàn xã hội chúng ta là trong đợt tuyển sinh đại học năm 2011, những điểm số của bài thi lịch sử quá thấp chiếm một số lượng không nhỏ. “ Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10).”[11] Đó là với quy mô quốc gia, còn riêng khảo sát trên thành phố Hồ Chí Minh – một trung tâm giáo dục lớn của nước nhà qua một số năm có thể thấy rằng chất lượng yếu kém dạy học Lịch sử không chỉ ở những năm gần đây mà nó là vấn đề thâm niên của ngành giáo dục nước nhà. Bảng thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và đạt yêu cầu về bộ môn Lịch Sử trong 4 kì thi tốt nghiệp THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kì thi (năm) Tổng số bài thi Đạt yêu cầu (từ 5 đến 10 điểm) Không đạt yêu cầu (từ 0 đến 4,5 điểm) Số bài thi Tỷ lệ Số bài thi Tỷ lệ 1995 2121 575 27,11% 1546 72,89% 1998 3186 500 15,69% 1686 84,3% 1999 5809 1585 27,29% 4224 72,71% 2000 11522 4425 38,4% 7097 61,6% Nguồn: Những con số trên đã thể hiện phần nào những góc khuất, những vấn đề còn tồn tại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Nó đòi hỏi một biện pháp toàn diện, kiên quyết để khởi dậy niềm say mê lịch sử ở thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, để lịch sử không chỉ là một bô môn học trong nhà trường mà còn là những kiến thức nền tảng của mỗi người Việt Nam yêu nước. 1.2.2.Nguyên nhân thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay Đi tìm nguyên nhân dẫn tới thực trạng dạy học lịch sử ngày càng yếu kém hiện nay là cách nhanh nhất để chúng ta tìm biện pháp khắc phục. Và có những nguyên nhân chủ yếu như sau: Thứ nhất, chúng ta chưa đặt đúng vai trò, vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông. Mọi người cho rằng sử chỉ cần học thuộc lòng mà không cần tư duy. Chính vì vậy lịch sử luôn là một bộ môn chiếm số lượng thời gian ít ỏi trong thời khóa biểu của học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ chú trọng tới các bộ môn khác như Văn, Toán, Lí, Hóa mà coi Lịch sử là một bộ môn, có cũng được mà không có cũng được. Từ đó dẫn tới hình thành một tư tưởng coi nhẹ bộ môn Lịch sử ở cả giáo viên lẫn học sinh. Giáo viên dạy qua loa, thậm chí là đọc chép nhanh gọn để tạo điều kiện cho học sinh học môn khác. Học sinh thờ ơ, coi giờ lịch sử là giờ để ra chơi, giải lao, chờ học các môn khác, nếu học cũng chỉ mang tính chất đối phó. Thứ hai là cách dạy áp đặt, duy ý chí, nhồi nhét cho học sinh. Có một thực tế cho thấy rằng những giờ học lịch sử dường như không gợi mở suy nghĩ, óc phân tích, sáng tạo của các em mà thường là bắt các em theo một quy chuẩn được giáo viên dàn xếp sẵn khiến giờ học lịch sử thật sự nhàm chán. Thứ ba, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa tốt. Nhà trường không tạo điều kiện cho bộ môn Lịch sử, gia đình cũng không chú trọng, động viên các em học về lịch sử. Xã hội thì chưa có nhiều môi trường để giáo dục lịch sử, những bộ phim hay, sách truyện tranh về lịch sử, hoạt hình lịch sử thực sự cuốn hút học sinh. Chúng ta chưa biết tận dụng, khai thác hệ thống bảo tàng trong dạy học lịch sử. Đây là một môi trường rất tốt để cả phụ huynh, giáo viên truyền đạt kiến thức lịch sử cho các em một cách sinh động, thực tế nhất. Thứ tư là về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên. Chương trình lịch sử thì cứng nhắc, sách giáo khoa quá nhiều kiến thức, ít tranh ảnh không hấp dẫn. Đội ngũ giáo viên thì ít đầu tư về chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Chế độ đãi ngộ ít ỏi, áp lực công việc nặng nề đang là những bức xúc khiến người giáo viên sử không chuyên tâm với nghề. Thực tế đã chứng minh rằng muốn thay đổi thì cốt lõi nhất là từ con người. Do vậy đầu tư cho giáo viên là một việc làm bức thiết hiện nay. CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC KHI GIẢNG DẠY BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII (tiết 1) (CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 10 CƠ BẢN) 2.1.Vị trí, mục tiêu của bài 31: Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII trong chương trình lịch sử lớp 10 cơ bản 2.1.1.Vị trí - Đây là một bài nằm trong chuỗi bài nhằm giới thiệu, khái quát cho học sinh về các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu thời kì cận đại trong chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 trung học phổ thông Ban cơ bản. - Nó nằm ở vị trí thứ ba trong ba bài dạy về các cuộc cách mạng tư sản thuộc “Chương I- Các cuộc cách mạng tư sản ( từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)” – chương đầu tiên của Phần ba- Lịch sử thế giới cận đại, đó là “ Bài 29- Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh”, “ Bài 30- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, “ bài 31- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”. 2.1.2.Mục tiêu Cũng giống như các bài học lịch sử khác, Bài 31- Cách mạng tư sản Pháp cũng có ba mục tiêu rõ ràng: đó là mục tiêu giáo dưỡng (cung cấp kiến thức), giáo dục (rèn luyện thái độ, tư tưởng) và phát triển (phát triển các kĩ năng thực hành cho học sinh). 2.1.2.1.Mục tiêu về kiến thức: Bài học giúp học sinh hiểu rằng, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kì cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Học hết bài này, kết hợp với các cuộc cách mạng tư sản ở các bài trước góp phần giúp học sinh có một khái niệm đầy đủ và toàn diện nhất về một cuộc cách mạng tư sản. Đó là cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản hoặc giai cấp tư sản liên minh với một tầng lớp khác có cùng lợi ích nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, động lực của cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tuy nhiên mọi thành quả của cuộc cách mạng lại rơi vào tay giai cấp lãnh đạo, hình thức của một cuộc cách mạng tư sản rất đa dạng có thể là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Bài học giúp các em hiểu được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của một cuộc cách mạng. Nguyên nhân sâu xa chính là sự phát triển theo hướng kinh tế tư bản chủ nghĩa của nền công thương nghiệp nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm. Nông nghiệp thì thô sơ, lạc hậu năng suất thấp nhưng lại bị lãnh chúa, giáo hội bóc lột nặng nề. Chính điều này đã tạo nên những mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa đẳng cấp thứ ba là đông đảo những người nông dân lao động với hai đẳng cấp trên là những người được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Với những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Pháp lúc bấy giờ chỉ chờ có một luồng ánh sáng tư tưởng soi đường chỉ lối là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng với những nhà tư tưởng tiến bộ đã tạo tiền đề về lí luận cho cuộc cách mạng tư sản. Về tiến trình của cuộc cách mạng: gồm có bốn giai đoạn là: Giai đoạn thứ nhất là cách mang bùng nổ, thành lập nền quân chủ lập hiến. Sự kiện đầu tiên là ngày 5 tháng 5 năm 1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ ba phản đối. Và đến ngày 14 tháng 7 năm 1789 quần chúng phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng Pháp. Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi, chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”( 8/ 1789), ban hành Hiến pháp tháng 7 năm 1791, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng khôi phục lại chế độ quân chủ lập hiến. Tháng 4 năm 1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ bùng nổ. Tháng 7 năm 1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo về đất nước. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tư sản công thương cầm quyền, nền cộng hòa được thành lập. Ngày 10/ 8/ 1792 quần chúng Pari nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng ( phái Girongđanh). Ngày 21/9/1792 Quốc hội tuyên bố lập nền cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua. Đầu năm 1793 nước Pháp đứng trước khó khăn mới: bọn phản động nổi dậy, đời sống nhân dân khó khăn, liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng. Ngày 2/6 1793 dưới sự lãnh đạo của phái Giacobanh, đứng đầu là Ropexkie quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Girongđanh. Giai đoạn thứ ba: Nền chuyên chính Giacobanh đỉnh cao của cách mạng. Chính quyền Giacobanh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả. Trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, ban hành tổng động viên, xây dựng quân đội, thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do, dân chủ, xóa nạn đầu cơ tích trữ. Phái Giacobanh đã hoàn thành nhiệm vị chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. Nhưng mâu thuẫn nội bộ dẫn tới cuộc đảo chính ngày 27/7/1794 đã đưa chính quyền vào tay bọn phản động, cách mạng Pháp thoái trào. Giai đoạn thứ tư, thời kì thoái trào. Sau cuộc đảo chính, ủy ban đốc chính ra đời đã thủ tiêu mọi thành quả của cách mạng. Cuộc đảo chính tháng 11/ 1799 lật đổ chế độ Đốc chính đưa Napoleong lên nắm quyền, xây dựng chế độ độc tài. Sau nhiều năm chiến tranh đế chế I của Napoleong bị suy yếu, thất bại năm 1815, chế độ quân chủ của Pháp được phục hồi. Về ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII: Cách mạng Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến cùng những tàn dư của nó, giải quyết được vấn đề dân chủ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển. Giai cấp tư sản lãnh đạo nhưng quần chúng quyết định tiến trình phát triển của cách mạng. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới. 2.1.2.2.Mục tiêu về kĩ năng: Bài học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dung trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. Về kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan: Thứ nhất là bức tranh tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng. Thông qua những câu hỏi gợi mở như: Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết bức tranh gồm mấy người? Họ có đặc điểm gì? Hình ảnh chiếc cuốc mòn vẹt nói lên điều gì? Hình ảnh chim chóc, sâu bọ thể hiện điều gì? Học sinh sẽ suy nghĩ và dựa vào sách giáo khoa các em sẽ trả lời được Bức tranh gồm ba người. Họ đại diện cho ba đẳng cấp trong xã hội. Người bên dưới già nua ốm yếu phải cõng trên lưng mình hai người béo khỏe tượng trưng cho tầng lớp nông dân là đẳng cấp thứ ba, hai người ngồi trên to béo, ăn mặc diêm dúa, bảnh chọe tượng trưng cho hai đẳng cấp tăng lữ và quý tộc, hình ảnh chiếc cuốc mòn vẹt là tượng trưng cho công cụ lao động thô sơ và hình ảnh chim chóc chính là biểu hiện cho thiên dịch phá hoại mùa màng của người nông dân. Qua bức tranh này học sinh sẽ thấy được sự khổ cực của người nông dân Pháp trước cách mạng họ bị hai tầng lớp áp bức, bóc lột nặng nề, đồng thời thấy được một nền nông nghiệp hết sức lạc hậu và què quặt không những thế lại thường xuyên bị thiên dịch phá hoại. Qua đó học sinh thấy được mâu thuẫn sâu sắc trong lòng xã hội Pháp lúc bấy giờ. Thứ hai là bức tranh Tấn công ngục Baxti. Bức tranh giúp học sinh thấy được pháo đài Baxti là một pháo đài kiên cố, có tường cao và hào sâu bao quanh và dưới pháo đài là hình ảnh quần chúng nhân dân Pari đang ầm ầm xông vào phá ngục Baxti. Qua đó học sinh thấy được nỗi căm phẫn và sức mạnh mãnh liệt của quần chúng nhân dân Pari trong cách mạng. Thứ ba là lược đồ phong trào nhân dân Pháp năm 1789. Lược đồ này giúp học sinh theo dõi được diễn biến của cuộc cách mạng, nó nổ ra ở những đâu từ đó các em sẽ có cái nhìn sinh động hơn về cuộc cách mạng và thấy được sự liên tiếp và quy mô rộng khắp của cuộc cách mạng. Thứ tư là bức hình vua Lui XVI bị xử chém, qua bức hình học sinh sẽ thấy được niềm hân hoan của người dân Pháp khi một tên vua xấu xa và độc ác bị xử chém trước toàn thể nhân dân Pháp và từ đó các em sẽ đánh giá được đây chính là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất vì lần đầu tiên một ông vua có quyền lực tối cao đã bị xử chém, chấm dứt sự cầm quyền của chế độ phong kiến chuyên chế chứa đầy những sự thối nát và lạc hậu. Về kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện: Khi học xong phần 1- Tình hình kinh tế- xã hội, thông qua tình hình kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp lại bị lãnh chúa, giáo hội ra sức bóc lột và nền kinh tế công thương nghiệp tuy phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm, từ đó các em sẽ rút ra được mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Pháp lúc bấy giờ và đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp... Về kĩ năng tổng hợp: Sau khi học xong bài này học sinh sẽ hình thành được khái niệm cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản liên minh với một tầng lớp cùng quyền lợi nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, động lực của cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân lao động nhưng mọi thành quả cách mạng lại rơi vào tay giai cấp cầm quyền... 2.1.2.3. Mục tiêu rèn luyện, bồi dưỡng thái độ tư tưởng: Bài học giúp học sinh thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân lao động trong cách mạng tư sản Pháp. Từ đó rèn luyện cho các em tinh thần yêu lao động, trân trọng và gắn bó hơn với những người lao khổ, đồng thời còn giúp các em bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, yêu chính nghĩa và ghét cái xấu xa độc ác. Không những thế bài học còn giúp các em thêm yêu quý và gắn bó với môn Sử, từ đó các em xác định được tinh thần học tập đúng đắn, rèn luyện cả đức, trí, thể, mĩ để trở thành người công dân có ích cho đất nước, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. 2.2.Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học khi giảng dạy bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (tiết 1) 2.2.1.Việc lựa chọn nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học. *Tính khoa học thể hiện trong một tiết học: + Phải xác định kiến thức cơ bản nhất, để học sinh biết và hiểu lịch sử. + Kiến thức cơ bản phải mang tính toàn diện + Kiến thức cơ bản phải thể hiện đa dạng trong các lĩnh vực. • Kiến thức cơ bản cần phải cung cấp cho học sinh trong mục 1. Tình hình nước Pháp trước cách mạng là: + Công thương nghiệp: phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. Chính trị - xã hội: + Chính trị: quân chủ chuyên chế, khủng hoảng suy yếu. + Xã hội: chia 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3. Mâu thuẫn xã hội: Tăng lữ, quý tộc >< đẳng cấp thứ 3. • Thông qua hệ thống kiến thức cơ bản nêu trên, học sinh có thể hình dung được toàn cảnh xã hội Pháp trước cách mạng. Trên tất cả các lĩnh vực, mọi mặt đời sống của xã hội Pháp: Kinh tế, chính tri – xã hội. • Tính khoa học trong mục này cũng gắn liền với tính vừa sức: • Hệ thống kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh thông qua bài học, vừa ngắn gọn, cô đọng, nhưng đủ để HS có thể biết và hiểu nội dung của bài. Nó không quá dài dòng hay nhắc lại SGK một cách máy móc, nhàm chán làm cho vai trò và địa vị của giáo viên bị giảm sút. Về phía học sinh thì sợ học lịch sử. Vì nội dung quá nặng, lời giảng của cô không khác gì SGK nên học sinh sẽ chán nản, không muốn học và có suy nghĩ cứ học thuộc lòng một cách máy móc SGK. Hệ thống kiến thức nêu trên phù hợp với trình độ của học sinh lớp 10 THPT, ban cơ bản. Tính vừa sức được thể hiện thông qua việc lựa chọn nội dung cơ bản của bài học. Nhưng đồng thời kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh cũng phải có độ sâu ( mở rộng kiến thức bên ngoài thông qua các tài liệu tham khảo hay liên hệ với kiến thức bài cũ) để làm nổi bật kiến thức mà học sinh đang tìm hiểu. Ngoài ra thông qua những câu hỏi mở rộng kiến thức còn nhằm tới đối tượng học sinh khá giỏi trong lớp. Ví dụ: Khi tìm hiểu tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng là: công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thấp. Làm nổi bật đặc điểm “lạc hậu” của nền kinh tế nông nghiệp Pháp, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi để phát vấn học sinh, đồng thời còn kiểm tra kiến thức bài cũ của các em: “ Em hãy khái quát tình hình nông nghiệp nước Anh trước cách mạng, hãy so sánh với tình hình nông nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII?” Học sinh nhớ lại kiến thức bài cũ và trả lời: Giáo viên chốt ý: Nền nông nghiệp nước Anh trước cách mạng đã xuất hiện các đồng cỏ rộng lớn chăn nuôi cừu, ứng dụng máy móc và sử dụng phân bón trong nôn nghiệp. Trái ngược lại nền nông nghiệp nước Pháp sau hơn 100 năm nó duy trì những thửa ruộng manh mún, công cụ canh tác thô sơ => năng suất thấp. Nếu Anh đã sử dụng máy móc > Lạc hậu, trì trệ. • Thông qua việc lựa chọn kiến thức cơ bản còn giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của học sinh: -Ví dụ: Trong bài khi tìm hiểu về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng. HS được quan sát và nêu quan điểm của mình về tình cảnh nông dân Pháp, họ phải chịu mọi áp bức, bóc lột, tất cả của cải mà họ phải đổ mồ hôi, xương máu làm ra chỉ để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc. Đối ngược hoàn toàn với cuộc sống của đẳng cấp thứ ba, trong khi họ không có bánh mì để ăn. Họ bị áp bức, bóc lột cùng quẫn, không còn con đường nào khác là đứng lên đấu tranh để giành lấy tự do. Đây là một quy luật của xã hội: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. HS phải có thái độ rõ ràng, lên án, phê phán cuộc sống sa hoa, trụy lạc của hai đẳng cấp trên. Có lòng thương cẩm, ủng hộ cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba. Hiệu quả: - HS sẽ nắm được kiến thức trọng tâm của bài, và có thể thuộc bài từ trên lớp. Việc học Lịch sử sẽ trở nên đơn giản, nhanh gọn và không quá nặng nề. - HS sẽ được hình thành thái độ tư tưởng, tình cảm và thái độ rõ ràng. - HS sẽ hiểu được quy luật: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. 2.2.2.Phát triển các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, nhất là tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. *Hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh là một trong những điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách các em. Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức vì vậy phải tích cực hóa quá trình dạy học. *Có nhiều con đường, phương pháp khác nhau để phát triển các hoạt động độc lập của học sinh như vận dụng trrao đổi, đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, phương pháp nghiên cứu, học tập. Trong đó phổ biến và có tác dụng nhất là dạy học nêu vấn đề. *Việc dạy học nêu vấn đề hay đặt - giải quyết vấn đề, tạo điều kiện kết hợp các con đường, biện pháp khác nhau, để học sinh phát huy mọi khả năng tư duy và khả năng thực hành của mình vào việc tiếp nhận kiến thức. *Áp dụng vào bài giảng: - Khi dạy phần 1 về tình hình kinh tế, giáo viên đặt câu hỏi : “Căn cứ vào đâu để nói rằng cuối thế kỉ XVIII Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu ?” . - Sau khi học sinh theo dõi sách giáo khoa trả lời, giáo viên nhận xét câu trả lời, sau đó giáo viên nhấn mạnh lại bằng cách phân tích đời sống của nông dân Pháp dưới ách áp bức, bóc lột của phong kiến, Giáo hội: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra. - Giáo viên kết hợp vừa phân tích vừa ghi những ý chính lên bảng: “- Nông nghiệp: Lạc hậu, thô sơ, năng suất thấp”. Biện pháp này giúp học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức đồng thời khắc sâu kiến thức không bị nhàm chán, thụ động. - Sau khi học sinh trả lời về tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng, giáo viên hỏi: “ Em hãy so sánh nền nông nghiệp ở Pháp với nề nông nghiệp ở Anh trước cách mạng, chúng có đặc điểm gì khác nhau?” - Sau khi học sinh trả lời, giao viên chốt lại ý đó là nền nông nghiệp ở Anh trước cách mạng đã tập trung với quy mô lớn và phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa thì nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng là nền nông nghiệp hết sức lạc hậu, thô sơ và manh mún. Biện pháp này góp phần kích thích tư duy tìm hiểu của học sinh từ đó các em phân tích, đánh giá được tình hình kinh tế nông nghiệp của Pháp vào cuối thế kỉ XVIII lạc hậu ra sao. Đồng thời cũng giúp các em bước đầu định hình được đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn xã hội sau đó vì thu hoạch của người nông dân đã thấp lại phải nộp nhưng tô thuế vô cùng nặng nề từ đó cho thấy đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng. Ngoài ra nó cũng góp phần củng cố cho các em về kiến thức cũ. - Khi dạy phần tình hình chính trị, xã hội, giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ ba đẳng cấp và kết hợp cho theo dõi bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, giáo viên đặt câu hỏi: “Bức tranh gồm mấy người? Họ có đặc điểm gì? Em có thấy sự nghịch lý ở đây là gì không?” - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và phân tích bức tranh: Đây là một bức tranh biếm họa về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng. Bức tranh gồm ba người, họ đại diện cho ba đẳng cấp khác nhau trong xã hội. Ông già bên dưới gày gò, ốm yếu là tầng lớp nông dân, đại diện cho đẳng cấp thứ ba đang phải cõng trên lưng mình hai đẳng cấp trên. Người ngồi đằng trước mặc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá là đại diện cho đẳng cấp tăng lữ. Người ngồi đằng sau mặc quần áo diêm dúa, đeo thanh kiếm là đại diện cho đẳng cấp quý tộc. Trong túi quần túi áo của hai đẳng cấp trên thò ra là những văn tự, khế ước cho vay lãi đối với người nông dân. Người nông dân phải oằn mình cõng trên lưng hai người báo khỏe chính là thể hiện sự áp bức, bóc lột nặng nề của hai đẳng cấp trên với đẳng cấp thứ ba. Hình ảnh chiếc cuốc cũ kĩ, mòn vẹt chính là biểu tượng cho công cụ canh tác lạc hậu, thô sơ của nền nông nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XVIII. Và những chim, thỏ, chuột chính là hình ảnh tượng trưng cho sự phá hoại mùa màng của thiên dịch, sâu bệnh. Tất cả đều cho thấy sự áp bức bất công của hai đẳng cấp trên đối với đẳng cấp thứ ba và cho thấy một nền nông nghiệp hết sức què quặt, lạc hậu của Pháp vào cuối thế kỉ XVIII. à Câu hỏi này giúp kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh, tạo sự sinh động cho bài giảng, đồng thời giúp các em thấy được sự bất bình đẳng to lớn ở Pháp cuối thế kỉ XVIII, từ đó thấy được mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Pháp lúc bấy giờ và đây cũng là nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng. - Khi dạy phần 1 về tình hình chính trị, xã hội nước Pháp cuối thế kỉ XVIII, sau khi dạy xong phần tình hình chính trị, tình hình xã hội với sự phân chia ba đẳng cấp và mâu thuẫn gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba và hai đẳng cấp trên và sau khi phân tích bức tranh tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng, giáo viên đặt vấn đề : “ Nếu em là người nông dân, em sẽ làm gì?”. - Sau khi hỏi ý kiến của một số em học sinh, giáo viên nhận xét từng ý kiến và nhấn mạnh lại : “Với sự áp bức, bóc lột của hai đẳng cấp trên thì người nông dân sẽ vùng dậy hất tung hai đẳng cấp trên để giành lại quyền lợi cho mình”. Đây là một câu hỏi gợi mở, kích thích tư duy suy nghĩ sáng tạo của các em, tạo sự hứng thú, say mê học tập và giúp các em bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình, từ đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề, tạo sự hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, đồng thời nó cũng giúp các em tìm hiểu tiếp phần sau về tiến trình của cuộc cách mạng. Đồng thời nó làm cho tiết học trở nên hấp dẫn và sôi động, không nhàm chán. 2.2.3. Trình bày bài học của giáo viên phải thật sinh động, gợi hình ảnh, gây cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Trong bài 31, GV sẽ khai thác bức tranh Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng và sơ đồ ba đẳng cấp. *Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng Phương pháp sử dụng Bức tranh biếm họa Tình cảnh nông dân trước cách mạng được sử dụng để dạy học bài 31, phần I, mục 1.Tình hình kinh tế, xã hội (chuẩn), nhằm giúp HS hiểu rõ đặc điểm nổi bật về kinh tế, thể chế chính trị và mâu thuẫn xã hội của nước Pháp trước năm 1789, qua đó rút ra nguyên nhân sâu sa làm bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Sau khi cung cấp cho HS biết đặc điểm nổi bật về kinh tế, chính trị, xã hội Pháp trước năm 1789, GV sử dụng bức tranh biếm họa Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng để kết hợp phân tích và miêu tả nhằm cụ thể hóa những vấn đề đã trình bày. Để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của HS, GV cần hướng dẫn các em quan sát bức tranh (từ khái quát đến chi tiết, tỉ mỉ), kết hợp với đọc SGK để trả lời cho câu hỏi do GV gợi mở: Bức tranh này có mấy người? Họ là đại diện cho những tầng lớp nào cho xã hội Pháp? Tại sao mỗi người trong tranh lại có vẻ mặt và sự thể hiện địa vị khác nhau như vậy? Tại sao người nông dân già nua, ốm yếu phải cõng trên lưng mình hai tên Quý tộc và Tăng lữ béo khỏe? Các loại giấy tờ trong túi áo, túi quần của Tăng lữ, Quý tộc phản ánh điều gì? Hình ảnh người nông dân chống tay lên cái cuốc đã mòn vẹt nói lên điều gì? Vì sao dưới chân người nông dân lại có các hình ảnh các con chim, thỏ, chuột? Sau khi HS trả lời xong, Gv chốt ý: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản. Bức tranh miêu tả một người nông dân đã già nua, ốm yếu, nhưng phải cõng trên lưng mình hai người có thân hình béo khỏe. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, tượng trưng cho Tăng lữ (Đẳng cấp thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và trang phục rất đẹp tượng trưng cho tầng lớp Quý tộc (Đẳng cấp thứ hai). Cả hai đều béo tốt, mập mạp, má phúng phính những mỡ, ăn mặc thì bảnh chọe, diêm dúa và cực kì sang trọng. Trong túi quần và túi áo của Tăng lữ và Quý tộc thò ra các văn tự và khế ước cho vay, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp đủ như thuế như thuế thừa kế, thuế rượu, thuế muối,Sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa từ 10 đến 20%, cho Nhà nước 50%, cho Giáo hội 10%. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế khi đi qua cầu của lãnh chúa và thuế dùng cối xay bột, Vì phải cõng trên mìn hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ, nên người nông dân phải còng lưng xuống, tay chống nhờ trên một chiếc cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp trước 1789 (đất đai cằn cỗi, bỏ hoang mất 1/3 diện tích). Sản phẩm nông nghiệp do người nông dân làm ra hết sức ít ỏi, lại phải nộp gần hết cho Quý tộc, Tăng lữ; số còn lại bị thỏ, chuột, chim,ra sức phá hoại. Chế độ đẳng cấp hà khắc, khắt khe ở Pháp đã đè nặng lên vai người nông dân, nên hàng năm Pháp có khoảng môt đến hai triệu người lâm vào tình trạng khánh kiệt. Sống trong tình cảnh ấy, nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là vùng lên hất tung hai đẳng cấp trên ra khỏi lưng mình, nếu không họ cũng sẽ khụy xuống mà chết. Điều này giải thích vì sao nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là tham gia cách mạng và cũng là những người kiên quyết cách mạng nhất. *Sơ đồ ba đẳng cấp Đẳng cấp Tăng lữ lớp trên Đẳng cấp Quý tộc phong kiến Đăng cấp thứ ba Tư sản Dân nghèo thành thị Nông dân Đại tư sản TS vừa TS nhỏ Phương pháp sử dụng: GV hỏi HS: Thông qua sơ đồ ba đẳng cấp này, các em có nhận xét gì? GV chốt ý và tổng kết -Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và được giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. -Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp trên: quý tộc và tăng lữ. 2.2.4.Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương pháp dạy học. Trong mục I: chúng tôi có sử dụng kết hợp các biện pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học. - Trong bài, GV có sử dụng phương pháp trình bày miệng mà phương pháp chủ yếu là miêu tả: bức tranh Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng và sơ đồ 3 đẳng cấp. - Phương pháp sử dụng đồ dụng trực quan: tranh ảnh, sơ đồ. - Phương pháp giải thích: khi khai thác bức tranh Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng. HS sẽ thấy một tình cảnh ngược đời trái ngược với cuộc sống hiện nay. Người nông dân già nua, ốm yếu, phải gồng mình lên để cõng hai người đàn ông béo khỏe. Tại sao họ lại phải chịu đựng như vậy? GV giải thích để HS hiểu rõ hơn và khắc sâu kiến thức: nông dân Pháp lúc này họ phải chịu ràng buộc hết sức nặng nề của chế độ phong kiến thông qua các văn kiện, khế ước, các nghĩa vụ phong kiến. Vì vậy, họ không thể đứng lên đấu tranh và phải chịu ách áp bức, bóc lột dai dẳng. - Phương pháp trao đổi, đàm thoại: để huy động được tư duy độc lập, sáng tạo của HS, GV đưa ra các câu hỏi phát vấn, trao đổi với HS. - Ví dụ: câu hỏi: Nếu nông nghiệp nước Pháp lạc hậu, thô sơ, năng suất thấp. Liệu tình hình công thương nghiệp có như vậy không? GV tiến hành trao đổi, đàm thoại để khắc sâu kiến thức, hình thành tư tưởng, thái độ, tình cảm và giúp HS hiểu được quy luật phát triển của xã hội loài người. +Nếu các em là đẳng cấp thứ ba, phải làm việc quần quật “một nắng hai sương”, mà sản phầm làm được phải nộp 90% cho hai đẳng cấp trên thì các em sẽ làm như thế nào? - Phương pháp sử dụng SGK: việc không nhắc lại một cách máy móc kiến thức SGK, GV đã cô đọng lại các kiến thức cơ bản và còn có sự mở rộng, liên hệ với kiến thức bài cũ. Thể hiện thông qua việc sử dụng sơ đồ Đairi 2 1 3 2 Minh họa cho việc sử dụng sơ đồ Đairi khi dạy phần 1 “ Những tiền đề dẫn tới bùng nổ cách mạng, bài 31 cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”. Phần trình bày trong sách giáo khoa là phần chủ yếu của bài giảng, nhằm làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản. Do đó, giáo viên phải tập trung đi sâu (bổ sung một số tài liệu tham khảo tùy theo trình độ của học sinh mỗi lớp, mỗi năm học): - Nền nông nghiệp lạc hậu ( so với nước Anh trước cách mạng 1640 – nơi mà chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào nông thôn. Trong khi ở Pháp việc canh tác còn thấp). Giáo viên đưa học sinh tranh minh họa Nông dân Pháp trước cách mạng và khai thác khía cạnh về sự lạc hậu của nông nghiệp – người nông dân già tay chống chiếc cuốc, công cụ sản xuất chủ yếu - Công nghiệp phát triển, nhưng lại bị hạn chế (trong chừng mực cần thiết, giáo viên bổ sung các tài liệu về chế độ phường hội, hàng rào quan thuế, việc không thống nhất về tiền tệ, đo lường) Phần học sinh tự học theo sách giáo khoa ( ở nhà được giáo viên chỉ định, một học sinh đọc to trên lớp hay trình bày tóm tắt phần viết trong sách giáo khoa) và không trình bày gì thêm. Đó là các vấn đề về tổ chức Hội nghị Ba đẳng cấp, triệu tập Hội nghị Ba đẳng cấp, cuộc sống xa hoa của nhà vua và quý tộc. Phần tài liệu thêm vào bài giảng, tùy theo trình độ của học sinh, gồm có: - Các tài liệu nêu rõ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới, tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, phản động. Cần làm cho học sinh hiểu đây là một biểu hiện của quy luật tương ứng tất yếu giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Tùy trình độ học sinh, giáo viên trình bày vấn đề này, song nội dung cơ bản của quy luật trên phải được truyền thụ cho các em. - Các khái niệm “đẳng cấp”, “giai cấp”, “tình thế cách mạng” Giảng thêm nội dung các khái niệm này để học sinh hiểu các vần đề cơ bản của bài. - Cuộc đấu tranh tư tưởng và một số nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ. Việc bổ sung này giúp học sinh hiểu rõ, cuộc cách mạng tư tưởng đã đi trước, “dọn đường” cho các cuộc cách mạng xã hội ở Pháp, làm cho cuộc cách mạng tư sản được triệt để điều này khác với cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, dưới ngọn cờ của tôn giáo nên không triệt để như cách mạng tư sản. Việc sử dụng một cách linh hoạt “sơ đồ Đairi” vào bài học dẫn trên cũng như các bài khác đòi hỏi giáo viên lịch sử phải căn cứ vào nội dung của từng bài mà xác định kiến thức giảng dạy trên lớp theo sơ đồ nói trên cho thích hợp. Hiệu quả: - Thông qua việc phối hợp và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, làm cho bài giảng hay hơn, gây được hứng thú cho HS thông qua hệ thống kênh hình và lời nói sinh động, gợi cảm của GV. Vì vậy, hình ảnh được lưu lại vững chắc trong trí nhớ của HS, HS sẽ hiểu bài và nắm được kiến thức nhanh và sâu sắc. Yêu cầu trong một bài học lịch sử, đặc biệt chú ý tới dung lượng các phương pháp để không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét, song vẫn đạt được kết quả tối đa. 2.2.5. Cấu trúc mền dẻo của bài học Cấu trúc của một bài học là công việc của giáo viên và học sinh cần phải thực hiện trong giờ lên lớp. Cấu trúc bài học của một giờ lên lớp bao gồm 5 bước: + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ + Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới + Tổng kết và giao bài tập về nhà. - Đây là một cấu trúc nghiêm ngặt, phải thực hiện đầy đủ cấu trúc của một giờ lên lớp. => Nếu giờ nào cũng vậy thì học sinh sẽ nhàm chán. Nếu giờ kiến thức quá dài thì không đủ thời gian. Giáo viên cần sử dụng cấu trúc mền dẻo, linh hoạt. Giáo viên linh hoạt vận dụng thay đổi các bước lên lớp trong một giờ học, sao cho hiệu quả cao nhất, tạo ra giờ học mới mẻ, thu hút học sinh, đặc biệt gây lên sự bất ngờ. Ví dụ: khi dạy bài 31 cách mạng tư sản Pháp, chúng tôi đã thay đổi các thứ tự của một giờ lên lớp: không kiểm tra bài cũ đầu giờ, mà thay bằng một tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới : ““Nước Pháp- kinh đô của châu Âu, nơi có thủ đô Pa-ri tráng lệ vào cuối thế kỉ XVIII đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Vì sao cách mạng Pháp được ví như chiếc chổi khổng lồ quét đi mọi tàn tích của chế độ phong kiến? Vì sao nó lại được Lê-nin đánh giá là một cuộc cách mạng điển hình nhất, triệt để nhất. Để trả lời cho câu hỏi đó, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Kiểm tra lồng với quá trình dạy kiến thức mới. Ví dụ: khi tìm hiểu tình hình nông nghiệp nước Pháp để làm nổi bật tính chất “lạc hậu”, giáo viên sử dụng câu hỏi để phát vấn học sinh vừa kiểm tra kiến thức bài cũ vừa củng cố kiến thức bài mới. “Em hãy nhớ lại tình hình nông nghiệp nước Anh trước cách mạng và so sánh với nền nông nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII”. -Không củng cố kiến thức ở cuối bài mà thay bằng việc củng cố sau mỗi phần. Ví dụ, sau khi học xong mục 1. Nước Pháp trước cách mạng: Giáo viên củng cố luôn kiến thức vừa học xong: về tình hình nông nghiệp, công thương nghiệp, chế độ chính trị - xã hội. Và đặc biệt là tiền đề tư tưởng. Được coi là nguyên nhân sâu xa, tiền đề về kinh tế, chính trị - xã hội và tư tưởng để dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 2.3.Giáo án BÀI 31: (tiết 1) CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII I: MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong phần I, yêu cầu HS cần nắm được: 1.Kiến thức Phần I giúp HS biết: tình hình của nước Pháp trước cách mạng một cách toàn diện: + Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp; +Công thương nghiệp; phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. +Về chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế (khủng hoảng, suy yếu) + Xã hội: chia làm ba đẳng cấp Mâu thuẫn xã hội gay gắt 2: Thái độ, tư tưởng, tình cảm -Thái độ lên án, phê phán chế độ phong kiến đặc biệt cuộc sống ăn chơi, sa đọa của vua quan, quý tộc, tăng lữ. -Lòng thương cảm với cuộc sông và đồng tình với cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba. 3:Kĩ năng Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, sơ đồ. II: THIẾT BỊ. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cáh mạng”. Sơ đồ ba đẳng cấp. III:TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định lớp học 2.Dẫn dắt vào bài mới Nước Pháp- kinh đô của châu Âu, nơi có thủ đô Pa-ri tráng lệ vào cuối thế kỉ XVIII đã bùng nổ một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Vì sao cách mạng Pháp được ví như chiếc chổi khổng lồ quét đi mọi tàn tích của chế độ phong kiến? Vì sao nó lại được Lê-nin đánh giá là một cuộc cách mạng điển hình nhất. Để trả lời cho câu hỏi đó, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 3.Tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới Kiến thức cần đạt Hoạt động dạy – học I. Nước Pháp trước cách mạng 1.Tình hình kinh tế, xã hội a.Kinh tế -Nông nghiêp:lạc hậu -Công thương nghiệp:phát triển theo hướng kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. b.Chính trị-xã hội -Chính trị:quân chủ chuyên chế Xã hội;ba đẳng cấp 2.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. -Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lí lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học Ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai. II:Tiến trình của cách mạng Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ Lập hiến. Nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng: +5/5/1789 Hội nghị 3 đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ ba phản đối. -Diễn biến: (kẻ bảng) +4/7/1789, quần chúng phá ngục Bax-ti. -8/1789,Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do- Bình đẳng- Bình đẳng- Bác ái”. -7/1791, ban hành Hiến pháp, xác định chế độ quân chủ lập hiến. -4/1792, chiến tranh giữa Pháp chống lại liên minh Áo- Phổ bùng nổ. -11/7/1792, quần chúng đứng lên tự vũ trang bảo vệ đất nước. Hoạt động 1: (cả lớp và cá nhân): Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Pháp trước cách mạng, hiểu được đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ cuộc CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII. GV hỏi: Căn cứ vào đâu để nói rằng, cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hâu? HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời. Gv tổng kết. GV hỏi: So sánh tình nông nghiệp của nước Anh và nước Pháp trước cách mạng? HS trả lời. GV tổng kết, chốt ý. GV hỏi: Nếu như tình hình nông nghiệp Pháp lạc hậu vậy thì tình hình công thương nghiệp có như vậy không? (dẫn ý). -Tìm hiểu chính trị - xã hội Pháp trước cách mạng GV: Tình hình chính trị- xã hội nước Pháp trước cách mạng được biểu hiện như thế nào? HS trả lời. GV chốt ý và tổng kết. Gv cho HS quan sát và khai thác kênh hình. Bức tranh:Tình cảnh người nông dân trước cách mạng. Để phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của HS, GV cần hướng dẫn các em quan sát bức tranh (từ khái quát đến chi tiết, tỉ mỉ), kết hợp với đọc SGK để trả lời cho câu hỏi do GV gợi mở: Bức tranh này có mấy người? Họ là đại diện cho những tầng lớp nào cho xã hội Pháp? Tại sao mỗi người trong tranh lại có vẻ mặt và sự thể hiện địa vị khác nhau như vậy? Tại sao người nông dân già nua, ốm yếu phải cõng trên lưng mình hai tên Quý tộc và Tăng lữ béo khỏe? Các loại giấy tờ trong túi áo, túi quần của Tăng lữ, Quý tộc phản ánh điều gì? Hình ảnh người nông dân chống tay lên cái cuốc đã mòn vẹt nói lên điều gì? Vì sao dưới chân người nông dân lại có các hình ảnh các con chim, thỏ, chuột? Sau khi HS trả lời xong, Gv chốt ý: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản. Bức tranh miêu tả một người nông dân đã già nua, ốm yếu, nhưng phải cõng trên lưng mình hai người có thân hình béo khỏe. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc trong xã hội Pháp trước cách mạng. Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, tượng trưng cho Tăng lữ (Đẳng cấp thứ nhất). Người ngồi đằng sau đeo một thanh kiếm dài ở cạnh sườn, có nhiều đồ trang sức và trang phục rất đẹp tượng trưng cho tầng lớp Quý tộc (Đẳng cấp thứ hai). Cả hai đều béo tốt, mập mạp, má phúng phính những mỡ, ăn mặc thì bảnh chọe, diêm dúa và cực kì sang trọng. Trong túi quần và túi áo của Tăng lữ và Quý tộc thò ra các văn tự và khế ước cho vay, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được. Người nông dân phải nộp đủ như thuế như thuế thừa kế, thuế rượu, thuế muối,Sản phẩm làm ra phải nộp cho lãnh chúa từ 10 đến 20%, cho Nhà nước 50%, cho Giáo hội 10%. Ngoài ra, họ còn phải nộp thuế khi đi qua cầu của lãnh chúa và thuế dùng cối xay bột, Vì phải cõng trên mìn hai đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ, nên người nông dân phải còng lưng xuống, tay chống nhờ trên một chiếc cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ canh tác thô sơ, lạc hậu của người nông dân, cũng như nền kinh tế nông nghiệp Pháp trước 1789 (đất đai cằn cỗi, bỏ hoang mất 1/3 diện tích). Sản phẩm nông nghiệp do người nông dân làm ra hết sức ít ỏi, lại phải nộp gần hết cho Quý tộc, Tăng lữ; số còn lại bị thỏ, chuột, chim,ra sức phá hoại. Chế độ đẳng cấp hà khắc, khắt khe ở Pháp đã đè nặng lên vai người nông dân, nên hàng năm Pháp có khoảng môt đến hai triệu người lâm vào tình trạng khánh kiệt. Sống trong tình cảnh ấy, nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là vùng lên hất tung hai đẳng cấp trên ra khỏi lưng mình, nếu không họ cũng sẽ khụy xuống mà chết. Điều này giải thích vì sao nông dân Pháp chỉ có con đường duy nhất là tham gia cách mạng và cũng là những người kiên quyết cách mạng nhất. Sơ đồ ba đẳng cấp GV cho HS quan sát sơ đồ và hỏi: Các em có nhận xét gì khi quan sát sơ đồ ba đẳng cấp Quý tộc Tăng lữ Đẳng cấp thứ ba Bình dân thành thị Nông dân Tư sản HS trả lời. GV chốt ý và tổng kết - Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và được giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. - Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa đẳng cấp thứ ba với hai đẳng cấp trên: quý tộc và tăng lữ. Hoạt động 2:(cả lớp thảo luận) GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề: Nước Pháp trước cách mạng có những trào lưu tư tưởng tiến bộ nào? GV giới thiệu trào lưu “Triết học Ánh sáng”. HS nhận thức được những tư tưởng không chỉ dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến, giáo lí nhà thờ mà còn đặt cơ sở nền móng lí thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối. Hoạt động 3:(cá nhân và cả lớp): trình bày được nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng và sự thành lập nền quân chủ lập hiến; diễn biến của cách mạng với việc tư sản công thương cầm quyền-nền cộng hòa được thành lập; sự thành lập nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh. -GV hướng dẫn HS thảo luận vấn đề: +Nhà vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp để làm gì? GV chốt lại:Mâu thuẫn giữa nông dân với chế độ phong kiến vì vậy ngày càng trở nên sâu sắc. +Nhà vua có đạt được mục đích của mình không?vì sao? -GV tường thuật trận tấn công phá ngục Bax-ti. GV sử dụng bản đồ Phong trào nhân dân Pháp (SGK). GV hướng dẫn HS tìm hiểu tư tưởng tiến bộ của bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (liên hệ với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam). HS nhận xát về mặt tích cực và hạn chế của những chính sách mà Quốc hội lập hiến ban hành. GV phân tích thêm: vua không được nắm thực quyền mà là Quốc hội. Vì vậy, Lu-I XVI đã liên kết với lực lượng phản cách mạng trong nước, cầu cứu thế lực phong kiến bên ngoài để giành lại chính quyền. Tháng 4/1792, liên minh hai nước Áo- Phổ cùng bọn phản động trong nước Pháp chống phá cách mạng. IV:CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ Củng cố Tình hình nước Pháp trước cách mạng về kinh tế, chính trị, xã hội. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Pháp. Bài tập về nhà Đọc tiếp bài 31: cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. KẾT LUẬN Lịch sử là quá khứ, là những cái đã qua, những những gì lịch sử mang trong nó lại mang một ý nghĩa thời đại. Bởi vậy mà lịch sử phải luôn được đạt đúng vị trí xứng tầm với nó trong xã hội. Đặc biệt là với thế hệ trẻ, việc giáo dục lịch sử luôn là vấn đề cấp thiết. Sự yếu kém kiến thức lịch sử của học sinh đang là một thực trạng không tốt đối với nền giáo dục Việt Nam. Và chúng ta cần có những biện pháp cải thiện quyết liệt. Để làm điều đó, chúng ta phải sử dụng “các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.” Vấn đề này được những nhà nghiên cứu và giáo viên thảo luận sôi nổi để tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. Trên quan điểm dạy chữ để dạy người, chúng ta nhất trí rằng, hiểu quả của bài học được xác định không chỉ bằng việc hình thành các kiến thức, mà còn là kết quả của việc giáo dục và phát triển tư duy, kĩ năng, kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh trong học tập và cuộc sống. Có nhiều biện pháp sư phạm nâng cao hiệu quả bài học, chủ yếu là: Lựa chọn nội dung bài học phải đảm bảo tính khoa học Phát triển các hoạt đọng nhận thức tích cực, độc lập, nhất là tư duy độc lập sáng tạo của học sinh Trình bày bải học của giáo viên phải thật sinh động, gợi hình ảnh, gây cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Sử dụng một cách đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lí các phương pháp dạy học. Tổ chức giờ học hiệu quả Đổi mới việc đánh giá, kiểm tra kết quả bài học lịch sử. Đây là những biện pháp cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử. Nhưng điều quan trọng hơn là nó phải thực sự đi vào thực tiễn, cụ thể hóa trong từng bài học để đó không chỉ là những biện pháp trên giấy. Để thực hiện điều đó, nhóm chúng em đã trình bày phần bài giảng của mình qua bài 31 sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII” ( tiết 1). Đó là minh chứng rõ ràng nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Côi, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2008. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội,2002. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì?, Nxb Giáo dục, 1985. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Nxb Tân Bắc Trung Văn, 1920. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Phan Ngọc Liên (cb), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. Phan Ngọc Liên (cb), Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Lịch sử thế giới cận đại, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008. Phan Ngọc Liên (cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010. Phan Ngọc Liên (cb), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010. Trịnh Đình Tùng (cb), Nguyễn Thị Thế Bình, Bùi Đức Dũng, Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 10, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_dieu_kien_cac_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ls_2792.doc