Lịch sử văn hóa - Chủ đề 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam

Về nguồn gốc lịch sử Trước công nguyên người Việt cổ đã có chữ viết. Khi VN bị trung quốc đô hộ và xâm lược, chữ Hán đã lấn át chữ Việt cổ. Vào TK IX, X nước ta đã sáng tạo ra chữ Nôm (là loại chữ dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt). Vào TK XVIII với sự cố gắng của các giáo sỹ truyền giáo phương Tây, chúng ta đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ (dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt) +Về cấu trúc: ngôn ngữ Việt cổ được kế thừa từ ngôn ngữ Môn-Khme, về ngữ pháp được kế thừa từ ngôn ngữ Thái. Như vậy tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khme, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tiếng Thái và vốn từ vay mượn từ tiếng Hán, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng một phần tiếng Nga, Pháp, Anh sau này. -Thời điểm hình thành tiếng Việt: khoảng từ thiên niên kỷ thứ 2 tr.CN

doc21 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn hóa - Chủ đề 3: Các ngữ hệ chính trên thế giới và ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3 CÁC NGỮ HỆ CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Giúp cho học viên nắm được nguồn gốc, vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội và trong nghiên cứu Dân tộc học, sự hình thành các ngữ hệ trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó có quan niệm đúng về ngôn ngữ và xây dựng ý thức, trách nhiệm bảo tồn, phát huy ngôn ngữ của dân tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ. B. NỘI DUNG I. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NGỮ HỆ II. CÁC NGỮ HỆ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT. C. THỜI GIAN 2 tiết D. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, diễn giải, chứng minh. Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có). Đ. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, THAM KHẢO. Giáo trình DTH, Nxb QĐND, H2001 DTH đại cương, NxbGD, H1997. Viện ngôn ngữ học, Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ. Nxb KHXH, H1984 NỘI DUNG I. NGUỒN GỐC NGÔN NGỮ VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC NGỮ HỆ 1. Nguồn gốc ngôn ngữ và vai trò của nó trong nghiên cứu DTH. a. Khái niệm ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp, trao đổi tư tưởng và hiểu biết nhau. Ngôn ngữ là một hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người làm trong cùng một cộng đồng sử dụng chúng làm phương tiện để giao tiếp với nhau (từ điển TV). -Ngôn ngữ bao gồm hệ thống phương tiện vật chất như âm thanh, từ vị, quy tắc ngữ pháp (là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người) -Ngôn ngữ nảy sinh do nhu cầu giao tiếp, trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. -Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà tư duy trừu tượng được hiện thực hóa, cụ thể hóa. Mặt khác chính nhờ tư duy mà ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ vô nghĩa, thuần túy vật chất, nó mang trong mình cả yếu tố tinh thần, vì vậy ngôn ngữ không chỉ là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy mà còn là công cụ hoạt động tư duy, tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành và phát triển của tư duy con người. Ngôn ngữ có chức năng phản ánh hiện thực khách quan, là công cụ của tư duy, là hình thức tồn tại, phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. Không có khái niệm tư tưởng nào mà không được biểu hiện ra dưới dạng ngôn ngữ. Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được thể hiện ra bằng ngôn ngữ. Ăng-ghen: “sự sản sinh ra ý tưởng, biểu tưởng và ý thức trước hết là gắn liền trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất của con người đó là ngôn ngữ của cuộc sống”. -Ngôn ngữ là ngôn ngữ XH, mang bản chất XH, không có ngôn ngữ cá nhân. Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp của XH loài người, do đó ngôn ngữ thuộc phạm trù lịch sử chứ không thuộc phạm trù tự nhiên, ra đời với chức năng là phương tiện căn bản để con người giao tiếp với nhau, cho nên ngôn ngữ bao giờ cũng là ngôn ngữ xã hội, không có ngôn ngữ cá nhân. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng, đó là những phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất. Thiết chế đó chính là một tập hợp những thói quen: nói, nghe và hiểu được qua tiếp thu từ tiếng mẹ đẻ. Đó là ngôn ngữ tộc người. tiếng nói chung của cả cộng đồng tộc người dùng để giao tiếp với nhau. -Ngôn ngữ là hiện tượng XH đặc biệt. Ngôn ngữ không phải chỉ là một hiện tượng XH đơn thuần mà là một hiện tượng XH đặc biệt, thể hiện ở chỗ nó không thuộc về một kiến trúc thượng tầng nhất định, cho nên khi một kiến trúc thượng tầng bị cơ sở hạ tầng của nó phá vỡ thì ngôn ngữ về cơ bản không thay đổi, mà sự biến đổi đó sẽ do nhu cầu khách quan của thực tiễn XH đòi hỏi và theo quy luật riêng của nó. -Ngôn ngữ phục vụ toàn XH, không có tính giai cấp, nhưng trong xã hội có giai cấp thì sự phát triển và sử dụng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn của giai cấp thống trị. Bản thân ngôn ngữ ra đời gắn liền với các tộc người, trên thực tế có nhiều ngôn ngữ ra đời trước khi XH có giai cấp. Tuy nhiên khi XH có giai cấp, giai cấp thống trị đã sử dụng ngôn ngữ một cách triệt để, nhằm phục vụ lợi ích giai cấp mình để truyền bá tư tưởng, chủ trương, pháp luật, chính sách, đấu tranh tư tưởng, lý luận. Riêng chính sách ngôn ngữ, giai cấp thống trị thường muốn đồng hóa ngôn ngữ của các tộc người khác và bành trướng ngôn ngữ của tộc người mình. Lưu ý: không nên đồng nhất chức năng giao tiếp với chức năng tư duy, vì có khi người ta tư duy (ngồi nghĩ, viết ra) mà không giao tiếp (giao tiếp chỉ xảy ra khi có hành động giao tiếp) b. Nguồn gốc ngôn ngữ. Xung quanh vấn đề ngôn ngữ đã có nhiều quan điểm khác nhau, ngay từ thời cổ đại đã có những cách giải thích về nguồn gốc của ngôn ngữ, nhưng từ thời phục hưng trở đi vấn đề này mới được bàn nhiều và ngày càng sáng tỏ. * Quan điểm trước Mác: -Duy tâm, tôn giáo: thượng đế sáng tạo ra con người nên cũng sáng tạo ra NN. -Thuyết tượng thanh: con người vốn không có tiếng nói mà do bắt chước các âm thanh có sẵn trong tự nhiên. VD: tiếng suối chảy róc rách, tiếng mèo kêu, tiếng chim hót. Thuyết này chỉ giải thích được một số hiện tượng riêng biệt của ngôn ngữ, không thể lý giải được về số lượng từ vị đa số hay loại từ của tư duy trừu tượng. -Thuyết duy cảm: cho rằng nguồn gốc của ngôn ngữ là do cảm giác, không phải do nhu cầu giao tiếp mà do bản chất tinh thần của con người cốt để bộc lộ, giao tiếp với chính bản thân. Vì vậy con người sống tách rời XH vẫn có thể có ngôn ngữ. Quan điểm này đã giải thích một cách duy tâm về nguồn gốc ngôn ngữ, không thấy được bản chất và chức năng của ngôn ngữ. -Thuyết tán thán: ngôn ngữ ra đời là do con người biến tiếng kêu còn mang tính bản năng động vật thành các âm thanh tự nhiên biểu hiện cảm xúc của con người. VD: các từ ái, ối, chà, a, ồ Thuyết này đã không chú ý đến ý nghĩa XH to lớn của ngôn ngữ, mà chỉ giải thích một số hiện tượng riêng lẻ (VD). -Thuyết tiếng kêu trong lao động: NN bắt nguồn từ những tiếng hò nhịp điệu phối hợp trong lao động để tăng thêm sức mạnh của người nguyên thủy. VD: hai ba nào, hò dô ta nào, hầy, hú -Thuyết công ước xã hội: NN ra đời do sự thỏa thuận giữa các tập đoàn người với nhau. Thuyết này cho rằng ngôn ngữ sinh ra do người nguyên thủy trong sinh hoạt đã thỏa thuận với nhau quy định ra, là kết quả quy ước của các nhóm người. -Thuyết cử chỉ bàn tay: do ban đầu tư duy trực giác, bằng tay. Giai đoạn sau mới có NN thành tiếng như ngày nay. Nó không phải do nhu cầu giao tiếp mà là phương thức ảo thuật, tôn giáo. Thuyết cử chỉ bàn tay: trước khi ngôn ngữ thành tiếng ra đời con người dùng các cử chỉ, bàn tay để giao tiếp (cách ngày nay khoảng 1-1,5 triệu năm) Ngoài ra còn có quan niệm dựa vào thuyết tiến hóa của Đac-uyn cho rằng: NN cũng phát triển như một sinh vật (trẻ em từng bước tập đi và tập nói một cách tự nhiên); NN mang tính di truyền bằng máu, có NN thượng đẳng và có NN hạ đẳng do tính chất của chủng tộc qui định. Thực chất quan điểm này là tư tưởng phân biệt chủng tộc. Tóm lại: các quan điểm trên không giải thích được nguồn gốc khách quan, khoa học về nguồn gốc của NN, không phản ánh được chức năng của ngôn ngữ. Chỉ thấy hình thức mà không lột tả được thực chất của ngôn ngữ. * Quan điểm Mác-xit: Nguồn gốc ngôn ngữ gắn liền với nguồn gốc của XH loài người, con người là chủ thể sáng tạo ra ngôn ngữ. Lao động sáng tạo ra loài người và chính trong quá trình đó, lao động sáng tạo ra ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ ngày càng phát triển. Đồng thời ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của xã hội loài người tạo điều kiện kích thích sự phát triển của lao động sản xuất và quan hệ XH. Ăng-ghen: “ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và phát triển cùng lao động. Đó là cách giải thích duy nhất về nguồn gốc của ngôn ngữ”. -Con người là chủ thể sáng tạo ra ngôn ngữ cùng với sự tiến hóa tự thân. Ăng-ghen: “trước hết là lao động, sau lao động và cùng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đến bộ não của con người”. Theo Ăng-ghen và kết quả của nghiên cứu khoa học cho thấy: do biến đổi của môt trường sống, để tự vệ và tìm kiếm thức ăn, loài người đã chuyển từ trên cây xuống mặt đất để tìm kiếm thức ăn. Quá trình di chuyển, tìm kiếm thức ăn trên mặt đất đã dần tạo tư thế đứng và đi thẳng của con người, đã làm thay đổi hoàn toàn tư thế của vượn người, giải phóng đôi tay và mở rộng tầm nhìn, tư thế này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát sinh ra ngôn ngữ. Từ tư thế này cùng với hoạt động lao động đã làm cho bộ máy phát âm dần dần hoàn thiện (tiền đề sinh học), thông qua lao động làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp như là phải nói với nhau cái gì đấy (tiền đề XH). Ngôn ngữ hình thành và phát triển qua hàng triệu năm, từ đơn giản đến phức tạp (chứ không phải đợi đến hoàn thiện như ngày nay rồi người ta mới giao tiếp). Lúc đó tiếng còn bập bẹ, chưa rõ, chưa đủ từ để giao tiếp, người ta sử dụng cả hệ thống thông tin tín hiệu thứ nhất: cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp và đến nay vẫn sử dụng các phương tiện bổ trợ đó. Ngôn ngữ dần dần hình thành để trao đổi và biểu đạt tư duy. Ăng-ghen: “sau cuộc đấu tranh kéo dài hàng nghìn năm, cuối cùng, bàn tay đã phân biệt với bàn chân, và dáng đi thẳng đã được xác lập vững chắc rồi, thì con người tách khỏi con khỉ, và mới có cơ sở cho sự phát triển của tiếng nói có âm tiết và cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc, sự phát triển làm cho cái vực sâu giữa người và khỉ từ đó trở nên không thể vượt qua nổi”. Lao động của con người bao giờ cũng là lao động xã hội, quá trình sinh sống bầy đàn phát triển thành thị tộc-bộ lạc nảy sinh đòi hỏi tất yếu nhu cầu giao tiếp, trao đổi, biểu đạt tình cảm, dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ. Lao động và ngôn ngữ phát triển làm cho tư duy và ý thức phát triển. -Ngôn ngữ thúc đẩy lao động, quan hệ xã hội phát triển. Ăng-ghen: bộ óc và các giác quan phụ thuộc bộ óc phát triển lên, ý thức ngày càng sáng suốt hơn, tất cả những cái đó đã tác động trở lại lao động và ngôn ngữ, đã thúc đẩy không ngừng cho lao động và ngôn ngữ phát triển thêm nữa Nhu cầu chế tạo công cụ - kích thích tư duy phát triển. Lao động Liên kết cộng đồng – nhu cầu giao tiếp – ngôn ngữ xuất hiện. Óc người (vật chất phát triển cao nhất) Tóm lại: ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp của con người trong lao động sản xuất và quan hệ XH. Nguồn gốc cơ bản của sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ là lao động, xuất phát từ lao động, phục vụ lao động, và mang nội dung XH nhằm biểu đạt tư duy trừu tượng. c. Vai trò của ngôn ngữ: * Nói chung -Là phương tiện giao tiếp căn bản nhất của con người. Giao tiếp là nhu cầu bẩm sinh của con người, không ai sống trong cộng đồng nào đó mà lại không có nhu cầu giao tiếp. Khi giao tiếp con người có thể trao đổi tư tưởng, tình cảm, tri thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm...chính nhờ thế mà con người mới tập hợp nhau lại thành cộng đồng, có tổ chức, có hoạt động và sinh hoạt xã hội. Mặt khác ngôn ngữ còn lưu giữ, chuyển tải tư tưởng và tri thức cho các thế hệ sau. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đóng vai trò là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Những phương tiện giao tiếp như: điệu bộ, cử chỉ, tín hiệu, kí hiệu...chỉ là phương tiện bổ sung cho ngôn ngữ trong giao tiếp, vì chúng không phản ánh được hoạt động tư tưởng phức tạp của con người. -Là công cụ biểu cảm, công cụ nghệ thuật. Ngôn ngữ là công cụ biểu cảm giữa con người với nhau. Thông qua ngôn ngữ thúc đẩy sự sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa – nghệ thuật của con người. -Là một thành tố của văn hóa đồng thời là giá đỡ của văn hóa, ngôn ngữ lưu giữ và truyền tải tri thức cho thế hệ mai sau. -Là phương tiện, công cụ của tư duy, đóng vai trò to lớn trong hình thành ý thức. Ngôn ngữ là phương tiện vật chất, là hình thức tồn tại của tư duy ý thức. Nó tham gia trực tiếp vào nhận thức thế giới khách quan. Chỉ có thông qua ngôn ngữ, ý thức, tư duy mới phản ánh và nhận thức được quy luật khách quan, không có ý thức phi ngôn ngữ. Song không thể đồng nhất ngôn ngữ với tư duy, ngôn ngữ có tính độc lập tương đối và tác động nhất định đến năng lực và sự phát triển của tư duy, tư tưởng. * Đối với Dân tộc học -Ngôn ngữ là một tiêu chí quan trọng để phân biệt tộc người, dân tộc. Một ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với quá trình phát sinh, phát triển của một tộc người nhất định. Hơn nữa ngôn ngữ còn là một thành tố của văn hóa, đồng thời là giá đỡ của văn hóa. -Lịch sử ngôn ngữ gắn chặt với lịch sử tộc người, dân tộc. Quan hệ lịch sử ngôn ngữ và lịch sử tộc người, dân tộc là mối quan hệ tương hỗ; có thể nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ để hiểu biết lịch sử dân tộc và ngược lại có thể đi từ lịch sử dân tộc để làm rõ những hiện tượng, quá trình và các biến hóa của ngôn ngữ. Do vậy bất kỳ một dân tộc nào, dù ít hay đông người, lạc hậu hay văn minh đều có tiếng nói của riêng mình, gắn bó với lịch sử dân tộc mình. -Ngôn ngữ là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu lịch sử tộc người, dân tộc. Tài liệu ngôn ngữ có thể giúp chúng ta hiểu rõ một số vấn đề chủ yếu về lịch sử tộc người, dân tộc. Đó là các vấn đề về môi trường sinh thái mà tộc người đó đã tồn tại và phát triển; quan hệ về nguồn gốc giữa các tộc người, dân tộc anh em; lịch sử phát triển, đặc trưng, phương hướng phát triển của nền văn hóa dân tộc. Có thể nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ để hiểu biết về lịch sử dân tộc và ngược lại. Thông qua phương pháp so sánh ngôn ngữ học lịch sử chúng ta giải quyết 3 vấn đề sau: +Vạch rõ nguồn gốc và quá trình hình thành của dân tộc, mối quan hệ của dân tộc đó với các dân tộc khác, giúp tìm ra nguồn gốc của dân tộc. +Dựa vào tài liệu ngôn ngữ sẽ làm sáng tỏ các đặc điểm chủ yếu của sinh hoạt VH trước kia của dân tộc đó, nghĩa là vấn đề lịch sử VH dân tộc. +Vạch rõ mối quan hệ qua lại giữa các dân tộc qua những đặc điểm của ngôn ngữ. Đây là sự cung cấp tài liệu để hiểu biết về sự qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc và các thị tộc, bộ lạc trước đó. -Tài liệu ngôn ngữ còn giúp chúng ta dựng lại hoạt động VH và sinh hoạt KT của dân tộc, giúp Dân tộc học nghiên cứu các hiện tượng VH – XH của tộc người. Để dựng lại quá trình trên phải dựa vào các từ vị (toàn bộ từ ngữ) của ngôn ngữ đó chứ không chỉ dừng lại ở những từ vị cơ bản. Bởi vì những từ vị là những từ có trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ đó, có cả những từ mượn hay những từ chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác, còn từ vị cơ bản phản ánh những sự thực và các mối quan hệ giữa chúng với nhau trong lịch sử. -Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ cũng là tài liệu liên quan đến lịch sử dân tộc. Qua những từ mượn (như những từ khoa học kỹ thuật của ta vay mượn từ la tinh) và những từ mới xuất hiện do tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa trong lịch sử (như từ Hán-Việt) giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của dân tộc. -Qua nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ cho ta biết được lịch sử tộc người. Tồn tại XH, sự vật, hiện tượng môi sinh, lao động sản xuất, sinh hoạt, ý thức, tư duy, quan hệ giữa các tộc người, dân tộc. VD: Hán – Việt, Việt – Mường, Việt – Pháp... Điều kiện tự nhiên, lịch sử của dân tộc, đặc trưng của văn hóa dân tộc; dựng lại các hoạt động kinh tế, xã hội của các tộc người trong lịch sử tộc người. VD: bằng sử liệu (chủ yếu bằng sách) người ta đã dựng lại các bộ phim lịch sử của Trung Quốc mà chúng ta đang xem. Tóm lại, ngôn ngữ là một nguồn sử liệu giúp DTH giải quyết nhiều vấn đề. Dựa vào từ vị cơ bản là kết cấu ngôn ngữ (ngữ pháp), ta có thể hiểu rõ nguồn gốc của các dân tộc và các tộc người. d. Diễn tiến ngôn ngữ trong sự phát triển của xã hội và tộc người. Ngôn ngữ sinh ra cùng với con người và gắn bó mật thiết với con người, do đó cũng gắn bó cùng với sự phát triển của tộc người. Quá trình đó được dân tộc học phân chia thành các giai đoạn như: bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc. Các khối cộng đồng đó lại tương ứng với sự phân loại của học thuyết về các hình thái KT-XH chia lịch sử loài người theo các giai đoạn phát triển như: CXNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN. Tuy nhiên trong các giai đoạn phát triển khác nhau của tộc người, ngôn ngữ có những đặc trưng riêng trong từng thời đại của lịch sử xã hội loài người. * Ngôn ngữ trong thời đại công xã nguyên thủy Theo tài liệu khảo cổ học của Trường Đại học tổng hợp Ten Avip thì người cổ Nêanđectan đã có khả năng nói được nhờ có xương lưỡi gà đã phát triển. Song có thể nói được ngôn ngữ hẳn hoi có khi phải đến thời đại CXNT. Cơ sở xã hội của CXNT là thị tộc, đơn vị tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Các thị tộc, bộ lạc cư trú trên một lãnh thổ nhất định, quan hệ với nhau bởi huyết thống, lúc đầu tính theo dòng mẹ, sau tính theo dòng cha. Đây là thời kỳ CXNT, mọi tư liệu sản xuất đều là sở hữu chung, các thành viên cùng làm, cùng hưởng, thương yêu, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Nguyên tắc tồn tại của thời kỳ CXNT là tự do, bình đẳng, bác ái, không có người bóc lột người, các thành viên gắn bó, thống nhất với thị tộc, bộ lạc; mỗi thị tộc đều có ngôn ngữ riêng. Về ngôn ngữ, thời kỳ này có hai xu hướng hầu như trái ngược nhau nhưng nhiều khi lại đan xen vào nhau, đó là xu hướng phân tách, chia tách và xu hướng liên minh, hợp nhất (cùng với sự phân tách hay liên hợp của các thị tộc, bộ lạc), nên dẫn đến việc tăng số lượng các ngôn ngữ; mặt khác do liên minh mà có hiện tượng pha trộn, tiếp xúc ngôn ngữ. Chính vì vật giúp ngành DTH tìm hiểu được nguồn gốc các tộc người. -Xu hướng phân tách +Thường xảy ra khi một thị tộc, bộ lạc tăng dân số không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều điều kiện khác nhau buộc người ta tự nhiên phải tách ra và thành những bộ phận, những nhóm, cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau. Dân số của những thị tộc, bộ lạc phát triển cần phân chia đi kiếm ăn ở những vùng khác nhau; do điều kiện sống xa nhau, đi lại khó khăn, nên dần dần các nhóm đó tách khỏi nhóm mẹ, hình thành những bộ lạc độc lập. +Trong quá trình đó, những khác biệt về ngôn ngữ đã nảy sinh rồi được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc, hay trở thành phương ngữ, thổ ngữ khác nhau của một ngôn ngữ chung. Trong điều kiện đó, khác biệt về ngôn ngữ dần nảy sinh do tự thân ngôn ngữ đó biến đổi hay tiếp thu những yếu tố mới của ngôn ngữ địa phương, sự khác biệt được củng cố qua nhiều thế hệ và trở thành ngôn ngữ độc lập, cùng thời kỳ đó xuất hiện nhiều ngữ hệ khác nhau. Đó là di sản của sự phân chia cộng đồng người thành các nhóm địa phương và tạo ra các phương ngữ hay thổ ngữ của cùng một ngôn ngữ gốc. Sự phân chia đó ngày càng xé lẻ và xa nhau ra trở thành các ngôn ngữ của cùng một nhóm ngôn ngữ và các nhóm ngôn ngữ đó lại cùng chung một ngữ hệ. -Xu hướng hợp nhất Xu hướng hợp nhất ngôn ngữ có lẽ diễn ra vào cuối thời kỳ thị tộc phụ quyền, đó là giai đoạn cuối của chế độ CXNT đang tan rã và dần chuyển sang xã hội có giai cấp. Lúc này do nhu cầu tồn tại và phát triển của cả cộng đồng, các liên minh bộ lạc được hình thành bởi nhiều nguyên nhân: đó là bộ lạc này chinh phục bộ lạc khác, hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau vì một nguyên nhân nào đó. Liên minh bộ lạc là điều kiện hết sức thuận lợi để các ngôn ngữ (dù không gần gũi với nhau về cội nguồn, hoặc hoàn toàn không có quan hệ thân thuộc đi nữa) tiếp xúc chặt chẽ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Thường có hai lối tác động: +Thứ nhất, một ngôn ngữ bộ lạc chiến thắng các ngôn ngữ khác và trở thành ngôn ngữ chung trong cộng đồng mới. Tuy vậy ngôn ngữ của bộ lạc chiến thắng vẫn chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ bộ lạc không chiến thắng khác và thay đổi ít nhiều bộ dạng của mình đi, nhất là ở mặt ngữ âm và từ vựng. VD: tiếng la-tinh của người La-mã trong các vùng bị người La-mã chinh phục. +Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm chí có thể làm nảy sinh một ngôn ngữ mới. Nhưng đây không phải là sự pha trộn cơ giới, cũng không phải là sự tạo thành một ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hẳn các ngôn ngữ đã tham gia tiếp xúc, pha trộn bởi vì ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu hình thái của một trong những ngôn ngữ thuộc thành phần pha trộn đó làm cơ sở nền tảng cho mình. Chính nhờ cái cơ sở (gọi là cơ tầng) đó mà người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào trong phổ hệ của họ ngôn ngữ. Lối tiếp xúc. ảnh hưởng như thế, ngay gần đây người ta vẫn có thể kiểm chứng được trong không hiếm các ngôn ngữ hiện đang tồn tại. VD: tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc với tiếng Hán đã vay mượn một khối lượng rất lớn các từ và yếu tố tạo từ cùng một số ảnh hưởng về mặt ngữ pháp, nhưng không vì thế mà nó thuộc cùng một nhóm gần gũi về cội nguồn với tiếng Hán. Ở châu Âu, giữa tiếng Anh với tiếng Pháp, tiếng Rumania với các ngôn ngữ Slavơ, tiếng Hi lạp, tiếng Hung người ta cũng thấy tình hình tương tự... Như vậy: điểm nổi rõ về mặt ngôn ngữ trong thời kỳ công xã nguyên thủy là luôn diễn ra quá trình chia tách và liên minh tiếp xúc. Một mặt sự chia tách làm gia tăng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc số lượng các phương ngữ, thổ ngữ khác nhau trong một ngôn ngữ; mặt khác sự tiếp xúc lại dẫn đến tình trạng gần nhau và tới một mức nào đó sẽ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ. * Ngôn ngữ trong các nhà nước cổ đại Thay thế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có giai cấp, gắn liền với sự thiết lập nhà nước (trước hết là những nhà nước cổ đại) theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc phương Tây. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng nơi mà các nhà nước đó đã được xây dựng bằng các cách khác nhau, bởi những nguyên nhân khác nhau. Các nhà nước cổ đại Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và vùng cận đông là sản phẩm của những bộ lạc, liên minh bộ lạc chiến thắng để thống trị các tộc người khác trong cộng đồng; một số nơi khác (như nhà nước Văn Lang) lại xây dựng nhà nước trên cơ sở một liên minh tự nguyện, thiết lập chính quyền TW thống nhất, khả dĩ tập trung sức mạnh toàn cộng đồng để đối phó thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn tính của ngoại xâm. -Nhà nước ra đời đòi hỏi trong cộng đồng phải có một ngôn ngữ thống nhất làm ngôn ngữ nhà nước. Ngôn ngữ đó có thể là một ngôn ngữ bản địa của người chiến thắng như tiếng La-tinh ở La-mã cổ đại. Từ sau năm 49 tr.CN thì ngôn ngữ địa phương đã không được sử dụng và chữ La-tinh đã trở thành ngôn ngữ chung cho toàn Italya và hợp nhất các công xã thành một bộ tộc thống nhất. Tiếng la-tinh trở thành ngôn ngữ của khoa học, văn học và văn hóa. Về sau nhờ hiện tượng này mà Tây Âu đã có cơ sở để hiểu biết sâu sắc về kho vốn cổ văn hóa cổ điển này. -Người nắm được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là các trí thức trong tầng lớp thống trị, các tăng lữ thuộc các tôn giáo hoặc các thương nhân. VD: như ở Trung cận đông và Địa trung hải ngôn ngữ của chữ viết nhiều khi cách xa ngôn ngữ nhân dân. -Sự ra đời của nhà nước đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ Nó là nhân tố vừa đòi hỏi thúc đẩy việc tìm kiếm xây dựng một nhà nước chính thức, thống nhất về phương diện quốc gia, mặt khác để tạo điều kiện cho sự ra đời của một dân tộc từ các cộng đồng người thì sự thống nhất ngôn ngữ là điều quan trọng. Tuy nhiên trong sự thống nhất đó vẫn buộc phải chấp nhận tình trạng còn tồn tại những phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội, đó là hiện trạng ngôn ngữ thống nhất trong đa dạng và đa dạng trên cơ sở thống nhất. -Sự thống nhất ngôn ngữ dân tộc cũng thường dẫn đến việc xây dựng ngôn ngữ văn học Đó là thứ ngôn ngữ có quy chế, được trau dồi dù có chính thức hay không. Một khi ngôn ngữ dân tộc dần khẳng định được vai trò của mình, nó cũng được nhân dân tích cực xây dựng, trau dồi làm cho có quy chế, có chuẩn mực hơn. * Ngôn ngữ của xã hội phong kiến -Xu hướng thống nhất ngôn ngữ vẫn được duy trì song đã có hiện tượng song ngữ mà ở các nhà nước cổ đại chưa có. Tuy nhiên xu hướng mới này không hề mâu thuẫn với sự thống nhất ngôn ngữ trong một nước mà đã kết hợp một cách độc đáo. -Đặc điểm nổi bật của xã hội phong kiến là tôn ti, đẳng cấp rõ rệt Tầng lớp trên sử dụng một loại ngôn ngữ, tầng lớp dưới sử dụng một loại ngôn ngữ, bởi vì tầng lớp trên đối lập hoàn toàn với nhân dân lao động. Sự cách biệt đó thể hiện ở phổ hệ dòng họ quý tộc của giai cấp phong kiến-dòng họ quí tộc với dòng máu sạch, giai cấp phong kiến là vua, là quý tộc...họ coi mình như là những người vĩ đại, có sứ mệnh đặc biệt; cho nên lối sống văn hóa (ăn, mặc, ở, giao tiếp) và ý thức giai cấp của tầng lớp phong kiến khác với nhân dân. Điều đó dẫn đến ngôn ngữ của tầng lớp địa chủ phong kiến khác với ngôn ngữ của nhân dân. VD: ở Indonesia TK XV bọn quý tộc phong kiến dùng tiếng Xanxcrit hay các tiếng Ấn khác nhau, còn nhân dân vẫn dùng ngôn ngữ Mã Lai hay tiếng Indonesia, ở VN có chữ Hán và chữ Nôm... Như vậy, hiện tượng song ngữ của các xã hội phong kiến đã chuyển thành tài sản chung của các ngôn ngữ Văn học dân tộc, nó tạo ra cơ sở đồng nghĩa, phong cách diễn đạt phong phú, mang những sắc thái độc đáo, tế nhị của từng dân tộc quốc gia * Ngôn ngữ trong thời kỳ TBCN và XHCN -Ngôn ngữ đã đạt đến đỉnh cao của sự thống nhất do đòi hỏi phát triển của xã hội. Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc quốc gia đã kết thúc khuynh hướng ngôn ngữ nhân dân đang chiến thắng ngôn ngữ văn học viết của nhà nước sau khi đã bổ sung làm giàu cho ngôn ngữ ấy. VD: tiếng Nga thay cho tiếng Slavơ chung, tiếng pháp thay cho tiếng La tinh -Ngôn ngữ quốc gia dân tộc (tiếng phổ thông) đã được khẳng định, song các phương ngữ, thổ ngữ vẫn tồn tại và có vị trí, vai trò nhất định đối với nhân dân các địa phương. Đó không chỉ là phương ngôn từ sự cát cứ của thời phong kiến mà còn là hậu duệ của ngôn ngữ thời kỳ thị tộc, bộ lạc. Thực tế, trong thời kỳ đầu của CNTB thì ngôn ngữ phổ thông là ngôn ngữ ở thành thị, còn thổ ngữ hay phương ngữ là ngôn ngữ ở các vùng nông thôn. Sau đó, nhất là đến thời kỳ XHCN phát triển thì hiện tượng này về nguyên tắc không còn được duy trì vì lúc này thành thị và nông thôn đã phát triển như nhau. Nhưng nếu trong thực tiễn điều kiện XH chưa có bình đẳng trong lĩnh vực VH, giáo dục thì ngôn ngữ dân tộc không đạt được lý tưởng của nó, tức là chưa thể thành ngôn ngữ của tất cả mọi người trong quốc gia. Trong quá trình này ngôn ngữ DT ngày càng được bổ sung phong phú hơn do nhu cầu phát triển KH của đất nước. Điều đó cũng kích thích phương ngữ hay thổ ngữ phải tự bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng cổ của mình bằng những từ vựng và phong cách mới. VD: ở nước ta ngôn ngữ của các DT thiểu số nếu muốn phát triển được đều phải theo khuynh hướng chung đó. Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ dân tộc quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất, hiệu quả nhất trong việc bổ sung làm giàu cho ngôn ngữ địa phương hay ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. 2.Sự hình thành và phân loại các ngữ hệ chính trên thế giới. *Ngữ hệ là gì: -Khái niệm: ngữ hệ là một nhóm ngôn ngữ có quan hệ về nguồn gốc lịch sử, được thể hiện trên các phương diện: từ vị cơ bản, ngữ pháp, thanh điệu và ngữ âm. Ngữ hệ là một nhóm ngôn ngữ có chung nguồn gốc phát sinh từ một ngôn ngữ gốc, còn gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ bản. Những ngôn ngữ này có chung một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp giống nhau. Giữa chúng chỉ khác nhau về phát âm và vốn từ vựng, còn ngữ pháp và hệ thống âm vị là những bộ phận cơ bản của kết cấu ngôn ngữ, có thể có sự khác biệt, nhưng rất ít. Trong nghiên cứu ngữ hệ, việc nghiên cứu từ vị cơ bản là rất quan trọng nhất. Từ vị cơ bản là các từ chỉ các hiện tượng, sự vật tự nhiên, các hoạt động của con người trong đời sống từ xa xưa đến nay như trạng thái tình cảm, thời tiết, quan hệ gia đình, các từ chỉ số đếm. -Nguyên nhân hình thành các ngữ hệ: +Sự hình thành các ngữ hệ liên quan đến sự phân chia các khối cộng đồng người, nên đồng thời cũng phân chia luôn thành các ngôn ngữ khác nhau có cùng nguồn gốc. Ngữ hệ ra đời từ một ngôn ngữ gốc do sự thiên di của các thị tộc, bộ lạc đến các vùng khác nhau tạo thành các ngôn ngữ khác nhau có quan hệ thân thuộc với nhau. Như vậy sự hình thành ngữ hệ có liên quan mật thiết đến nguồn gốc tộc người. Khi người hiện đại Homo sapiens xuất hiện cách đây 4-5 vạn năm cộng đồng thị tộc, bộ lạc ra đời. Do sự phát triển không ngừng của công cụ SX thì sự thiên di của thị tộc, bộ lạc ngày càng lớn, xu thế phân ly tộc người ở thời kỳ này diễn ra mạnh mẽ do đó ngôn ngữ tộc người bị chia tách theo các tập đoàn người di cư, các ngôn ngữ khác nhau do sự cách biệt địa lý cả về không gian và thời gian với ngôn ngữ gốc, hình thành nên các nhóm ngôn ngữ có quan hệ về nguồn gốc lịch sử gọi là các ngữ hệ. +Thời gian xuất hiện: các ngữ hệ xuất hiện vào thời kỳ CXNT, cách đây 13000 – 4000 năm. Như vậy ngữ hệ ra đời gắn liền với sự phân chia thị tộc, bộ lạc, một tập thể người nói một ngôn ngữ bị phân chia thành nhiều bộ phận với phương ngôn khác nhau, rồi phát triển thành các ngữ hệ khác nhau. * Cách phân loại ngôn ngữ và ngữ hệ trên thế giới Hiện nay trên thế giới chưa có một ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người, mà chỉ có những ngôn ngữ riêng, cụ thể của từng dân tộc. Cho đến nay có nhiều cách phân loại ngôn ngữ dựa vào các tiêu chí bên ngoài như: số lượng người nói, chủng tộc, ranh giới địa lý...Song cách phân loại khoa học và chính xác là phải dựa vào đặc trưng ở ngay trong bản thân ngôn ngữ. Tựu chung lại có hai cách phân loại: -Chia theo hình thái học (loại hình) Căn cứ vào dấu hiệu cấu trúc cơ bản của các ngôn ngữ rồi sắp xếp lại với nhau theo các loại hình. Chia ra: +Ngôn ngữ đơn lập: còn được gọi là NN đơn tiết (Hán, Việt, Triều Tiên, Nhật...) Ngôn ngữ đơn lập không có trợ từ, các từ trong câu không biến thành số ít, số nhiều, giống đực, giống cái...Các từ trong câu tách rời nhau. Trật tự các từ trong câu quy định ý nghĩa của câu. Cấu trúc của câu tuân thủ chặt chẽ. VD: tiếng Việt, tiếng Hán: đi, ăn, cơm, các từ đều có ý nghĩa riêng, khi ghép lại theo các trật tự khác nhau cho ta ý nghĩa khác nhau. +Ngôn ngữ dính: Phần Lan, Mông Cổ... Là những ngôn ngữ có thành phần trợ từ. Mỗi một ý nghĩa của từ thường được biểu hiện bằng một phụ gia nhất định. VD: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, từ ev: căn nhà; ev ler: những căn nhà. A đam: đàn ông, A đam lav: những người đàn ông. +Ngôn ngữ biến hình: biến cách (Nga, Pháp...) Thành phần phụ rất phong phú, phức tạp và mỗi phụ gia có ý nghĩa riêng vừa biến cách, vừa chỉ số ít, số nhiều. VD: tiếng Anh; I, my, me; you, your; play, plays. +Ngôn ngữ đa thức tổng hợp (hỗn hợp): thổ dân châu Mỹ, TBN, BĐN, Anh... Ngôn ngữ này biểu hiện một tổng thể phức tạp, các câu hợp lại thành từ, cơ cấu ngữ pháp phát ngôn cũng đồng thời là ngôn ngữ của từ. VD: tiếng Anh điêng: câu Inikviklisa có nghĩa là nhà có đám lửa nhỏ bốc cháy. Đó là những từ được ghép lại: inikv: lửa, ikl: nhà, is: nhỏ, a: bốc cháy. Tóm lại có nhiều cách phân loại NN, nhưng cách phân loại theo theo cội nguồn và theo loại hình là cách phân loại được nhiều người chấp nhận. -Chia theo phổ hệ (còn gọi là phân chia theo dòng họ,theo cội nguồn):cơ sở để phân chia ngữ hệ Dựa trên cơ sở so sánh nguồn gốc lịch sử tìm ra sự giống nhau về từ vựng, âm tiết, ngữ pháp của từng ngôn ngữ để quy các ngôn ngữ giống nhau về một gốc. +Cách phân loại dựa trên cơ sở nguồn gốc chung của ngôn ngữ, từ một nguồn gốc, một ngôn ngữ mẹ. VD: từ ngôn ngữ Thái cổ đã phân chia ra nhiều ngôn ngữ khác nhau: Thái đen, Thái trắng. +Phân loại theo phổ hệ người ta dùng phương pháp so sánh ngôn ngữ lịch sử tìm ra sự giống nhau về từ vựng, âm tiết, ngữ pháp là những yếu tố bảo lưu lâu dài. Chú ý: khi nghiên cứu so sánh phải tìm hiều kĩ lưỡng từ vựng, vì các ngôn ngữ khi tiếp xúc với nhau dẫn đến sự vay mượn từ vị chứ không phải chung nguồn gốc. VD: tiếng Việt có hơn 70% từ Hán-Việt Việt – Mường: gà-ca, gái-cải, gạo-cáo, gốc-cốc, măng-băng, bếp-núc, tre-pheo...Tiếng Việt: chim, tiếng khmú: xim; * Các ngữ hệ chính trên thế giới: Phân loại ngôn ngữ là việc làm khá phức tạp. Hiện nay các nhà khoa học tạm chia ngôn ngữ thế giới thành 20 ngữ hệ. Tuy nhiên có ngôn ngữ đã được xếp vào ngữ hệ, có ngôn ngữ chưa được xếp vào ngữ hệ nào mà phải tạm quy vào nhau hoặc để thành một nhóm riêng như tiếng Nhật và tiếng Triều tiên. Theo danh mục công bố năm 1985, thế giới có các ngữ hệ chính sau: Ấn âu, Xemít-khamít, Hán tạng, Nam đảo, Nam á, Antai, Uran, Cáp ca dơ, Trucốtxơ, Nigherơ, Ninxahara, Côisan, Thái, Anđamăng, papua, Ôxtralia, Eskimô, Anh điêng, Đaraviza và nhóm ngôn ngữ Anh điêng khác. Ấn âu có khoảng 2 tỉ người gồm các nhóm Ấn độ, Iran, Slavơ, Hi Lạp, Ban tích, Giéc manh, Roman. Xe mít-kha mít có khoảng 200 triệu người gồm các dân tộc Ả-rập và một số cư dân ở châu Phi. Hán tạng hơn 1 tỉ người gồm 2 nhóm chủ yếu là Hán ở Trung Quốc, Đài loan khoảng 1,3 tỉ người. Tạng miến (gồm người Tạng, người Miến ở một số nước châu Á) 70 triệu người. Ngữ chi Hán: Hoa, Sán chỉ, Sán dìu, Cao lan. Ngữ chi Tạng miến: Tạng, Miến, Lôlô, Hà nhì. Ngữ hệ Mã lai nam đảo (đa đảo) gồm những người dân ở Java (Indonesia), Malaysia, người Chàm, Ê đê ở VN. Ngữ hệ Nam á có khoảng 90 triệu người sử dụng gồm 3 ngữ chi: Việt Mường, Môn khme, Mèo dao. Ngữ hệ Tày thái có khoảng 700 triệu người sử dụng, tập trung người Thái lan, Lào, người Việt, Tày, Nùng. Ngữ hệ An tai có khoảng 200 triệu người sử dụng: người Mông cổ. Ngữ hệ Uran có khoảng 25 triệu người sử dụng gồm hai ngữ chi: những người nói tiếng Phần lan, rumania; ngữ chi U-vơ (hungary), Nam tư. II.CÁC NGỮ HỆ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ NGUỒN GỐC TIẾNG VIỆT. Việt nam là nước ở khu vực ĐNA, khu vực có chữ viết muộn, chủ yếu là mượn từ nguồn gốc chữ Hán và các văn tự Ấn Độ. Do đó nghiên cứu về các ngữ hệ chính ở VN phải gắn liền với nghiên cứu các ngữ hệ ở ĐNA, hiện nay ở ĐNA có 4 ngữ hệ chính: * Ngữ hệ Nam Á: 32 ngôn ngữ chia 4 nhóm -Nhóm ngôn ngữ Việt Mường: 4 ngôn ngữ Kinh, Mường, Thổ, Chứt. -Nhóm ngôn ngữ Môn-Khme: 21 ngôn ngữ Khơ me, Cơ ho, Xơ Đăng, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru-Vân kiều, Cơ tu, Gié-triêng, Mạ, Khơ mú, Co, Tà ôi, Xinhmun, Chơro, Mảng, Kháng, Rơmăm, Ơ đu, Brâu. (ĐNA: người Môn ở Mianma, Thái lan, người Khơ me ở CPC và một bộ phận người Môn-khme ở Trường Sơn-Tây nguyên). -Nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao: 3 ngôn ngữ Hmông, Dao, Pà thẻn. ĐNA: Thái lan, Lào, Mianma, VN. -Nhóm ngôn ngữ hỗn hợp Nam Á khác: 4 ngôn ngữ Lachí, Laha, Cờ lao, pupéo. * Ngữ hệ Thái có 8 ngôn ngữ: Thái, Tày, Nùng, Sán chay, Giáy, Lào, Lự, Bố y. ĐNA: nhóm ngôn ngữ Thái (Xiêm), Lào-Thay, Tày-thái ở Thái lan, Lào, Mianma, VN. * Ngữ hệ Nam đảo có 5 ngôn ngữ: Raglai, Êđê, Chăm, Giarai, Churu. ĐNA: tập trung đông ở Philippin, Indonesia, Malaysia, một số ở CPC, VN, Singapo. * Ngữ hệ Hán Tạng có 9 ngôn ngữ chia làm 2 nhóm -Nhóm ngôn ngữ Hán 3 ngôn ngữ Hoa (Hán), Ngái, Sán dìu. -Nhóm Tạng-Miến 6 ngôn ngữ Hà nhì, La hủ, Phù lá, Lô lô, Cống, Si la, 2.Nguồn gốc, đặc điểm tiếng Việt * Nguồn gốc tiếng Việt -Tiếng Việt là tiếng của tộc người đa số ở Việt Nam (người Kinh), là ngôn ngữ chung trong giao tiếp của dân tộc VN -Nguồn gốc tiếng Việt có nhiều quan điểm khác nhau Trên thực tế đã có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc tiếng Việt như: Maspero, Odri của Pháp, Blimop của Nga với nhiều luận giải khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng: tiếng Việt được tạo thành bởi 2 yếu tố Môn-khme và Thái. Cụ thể: +Về nguồn gốc lịch sử Trước công nguyên người Việt cổ đã có chữ viết. Khi VN bị trung quốc đô hộ và xâm lược, chữ Hán đã lấn át chữ Việt cổ. Vào TK IX, X nước ta đã sáng tạo ra chữ Nôm (là loại chữ dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt). Vào TK XVIII với sự cố gắng của các giáo sỹ truyền giáo phương Tây, chúng ta đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ (dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt) +Về cấu trúc: ngôn ngữ Việt cổ được kế thừa từ ngôn ngữ Môn-Khme, về ngữ pháp được kế thừa từ ngôn ngữ Thái. Như vậy tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khme, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tiếng Thái và vốn từ vay mượn từ tiếng Hán, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng một phần tiếng Nga, Pháp, Anh sau này. -Thời điểm hình thành tiếng Việt: khoảng từ thiên niên kỷ thứ 2 tr.CN Quá trình phát triển: Thời bắc thuộc, chữ Hán được sử dụng sau khi dành độc lập TK X, đã làm văn tự chính thức của Nhà nước và sáng tác văn học. Tiếng Việt đã tạo dựng được cơ sở ban đầu để tồn tại và phát triển cộng với tiếng Hán làm phong phú thêm tiếng Việt; chữ Nôm xuất hiện. Chữ nôm là thứ chữ dùng nguyên hoặc ghép 2-3 chữ Hán lại để viết thành tiếng ta. Một chữ có nhiều cách đọc, một tiếng có nhiều cách viết. Theo sử sách, Hàn Thuyên, thời Trần cuối TK XIII là người làm thơ phú bằng quốc âm. Thời kỳ Pháp thuộc, chữ Hán bị giảm sút, tiếng Pháp ảnh hưởng lớn, tiếng Việt bị chèn ép nhưng vẫn tồn tại và phát triển * Đặc điểm tiếng Việt: -Góc độ Dân tộc học: +Tiếng Việt là ngôn ngữ chung-quốc ngữ +Tiếng Việt luôn phát triển, bổ sung vốn từ để đáp ứng mọi phương diện đời sống: CT, KT, VH, XH, GD, KH của một quốc gia độc lập +Tính thống nhất cao +Giàu sức sống -Góc độ Ngôn ngữ học +Tính phân tiết và vai trò đặc điểm của âm tiết +Từ không biến đổi hình thái khi tham gia câu và khi phát âm +Các phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ, ngữ điệu và láy +Giàu thanh điệu KẾT LUẬN Ngôn ngữ là một trong những thành tựu sáng tạo rực rỡ nhất của lịch sử loài người. Nó được hình thành bởi quá trình lao động và nhu cầu giao tiếp XH của con người, mỗi một DT có một ngôn ngữ riêng, đây không chỉ là kết quả sáng tạo mà còn là sắc thái VH, LS, là tiêu chí quan trọng về VH để chứng minh, khẳng định sự tồn tại hay không tồn tại của bất kỳ DT nào trên thế giới. Việt Nam là quốc gia đa DT, có nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó ngôn ngữ Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Đảng và NN ta luôn quan tâm, chú trọng việc giữ gìn và phát triển các loại ngôn ngữ góp phần xây dựng nền VH Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc DT”. Bởi giữ gìn sự trong sáng của NN tộc người là cách giữ gìn VH và cũng là cơ sở để chúng ta giữ gìn LS và cả tương lai tộc người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdt3_8505.doc
Tài liệu liên quan