Lịch sử văn hóa - Chủ đề 4: Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam

Thời gian và nguyên nhân: cuối thời kỳ XHNT, do sự phát triển của LLSX, phân hóa xã hội dần dần phát triển. Trong xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng và một thiết chế xã hội mới ra đời, đó là nhà nước. Đồng thời cộng đồng tộc người phát triển lên thành bộ tộc. Do sự phát triển của LLSX, của cải làm ra nhiều, tư hữu nảy sinh, phân hóa xã hội dần dần phát triển. Trong xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng và một thiết chế xã hội mới ra đời, đó là nhà nước – cơ quan bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Đồng thời cộng đồng tộc người phát triển lên thành bộ tộc. Bộ tộc ra đời trên cơ sở một xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành. Bộ tộc xuất hiện đầu tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ - Đặc điểm: Bộ tộc là sự kết hợp tộc người với thiết chế chính trị - xã hội nhà nước, tạo thành cộng đồng tộc người chính trị - xã hội. Đó là các nhà nước (quốc gia) cổ đại. Ở chế độ chiếm hữu nô lệ là bộ tộc chiếm nô, ở chế độ phong kiến là bộ tộc phong kiến. + Bộ tộc ra đời từ quá trình hợp nhất các bộ lạc hay phát triển từ liên minh bộ lạc. + Trong bộ tộc, mối quan hệ huyết thống thời thị tộc được mở rộng thành cộng đồng văn hóa kinh tế trên cơ sở quan hệ láng giềng lãnh thổ. + Lãnh thổ nhỏ bé, hay thay đổi và lỏng lẻo thời kỳ thị tộc đã trở nên ngày càng chặt chẽ. Đó là biên giới quốc gia của các bộ tộc.

doc24 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn hóa - Chủ đề 4: Các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử và ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4 CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ VÀ Ở VIỆT NAM A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Nghiên cứu và tìm hiểu về các hình thức cộng đồng tộc người trên thế giới và ở Việt Nam về nguồn gốc lịch sử, quá trình hình thành, đặc điểm các hình thức cộng đồng và các tiêu chí để phân định tộc người. Trên cơ sở đó tìm hiểu về các đặc trưng, đặc điểm và xu hướng biến đổi các tộc người ở Việt Nam. Cần nắm vững tiêu chí phân định tộc người, các hình thức phân định tộc người trong lịch sử trên thế giới và ở Việt Nam B. NỘI DUNG I. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ. II. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM. C. THỜI GIAN 3 tiết D. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, kết hợp quy nạp và diễn giảng, pháp vấn. Sử dụng phương tiện trình chiếu (nếu có) E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Dân tộc học, Nxb QĐND, H.2001 2. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, H.1997 3. Viện Dân tộc học: “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền bắc Việt Nam”. 4. Phan Hữu Dật, Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1998. NỘI DUNG I. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ 1. Các tiêu chí để xác định cộng đồng tộc người. a. Một số khái niệm. - Cộng đồng người: là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội (từ điển tiếng Việt). Trong XH có nhiều hình thức cộng đồng người: giai cấp, tôn giáo, huyện, tỉnh. - Cộng đồng tộc người: là một tập đoàn người được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, gắn bó với nhau bởi các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, tâm lý theo những đặc trưng, tiêu chí chung nhất định. + Từ khái niệm trên ta thấy cộng đồng tộc người khác với các loại hình cộng đồng người theo tổ chức hành chính, giai cấp, tôn giáo. Giai cấp: cộng đồng người có chung địa vị kinh tế - xã hội. Tôn giáo: cộng đồng người có chung tín ngưỡng, đức tin. Huyện, Tỉnh: cộng đồng người phân chia theo địa giới hành chính. + Cộng đồng tộc người là một phạm trù lịch sử, ra đời, hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định nên có sự vận động, biến đổi qua nhiều hình thức khác nhau. b. Các tiêu chí. * Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản, được coi là tiêu chí đặc trưng, quan trọng nhất mang tính bền vững để xác định tộc người. - Mỗi một tộc người thường có một ngôn ngữ riêng do tộc người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử gọi là ngôn ngữ tộc người hay là tiếng mẹ đẻ. Như là một quy tắc, tất cả các thành viên gắn bó với nhau trong một tộc người thì cùng nói một thứ tiếng, gọi là tiếng mẹ đẻ. Tiếng mẹ đẻ được tiếp nhận từ thời thơ ấu trong gia đình qua ông bà, bố mẹ và những người xung quanh đứa trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa trên trái đất có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu tộc người. - Ngôn ngữ là đặc trưng quan trọng để phân biệt tộc người. + Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp căn bản nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi tư tưởng, tình cảm, tri thức và kinh nghiệm trong các hoạt động, sinh hoạt xã hội. + Đồng thời ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong nghiên cứu lịch sử phát triển của tộc người, Dân tộc nhất là về nguồn gốc, đó là các vấn đề như: môi trường sinh thái mà tộc người, dân tộc đó tồn tại, phát triển, quan hệ về mặt nguồn gốc giữa các tộc người và dân tộc anh em (trong một ngữ hệ), lịch sử phát triển, tính chất, phương hướng chủ yếu, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc. + Qua việc sử dụng ngôn ngữ mà các thành viên tộc người phân biệt ra nhau và người ta xác định được cá nhân thuộc tộc người nào. Bởi vậy nếu chúng ta lắng nghe ai đó nói tiếng Việt và nói đúng, nói hay thì ta cho đó là người Việt Nam. Khi những người không quen biết, nhưng cùng chung một tộc người gặp nhau đâu đó thì dễ nhận biết ra nhau, nhất là qua ngôn ngữ. - Tuy nhiên ngôn ngữ là phạm trù lịch sử nên việc sử dụng ngôn ngữ tộc người có mấy trường hợp sau: + Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ: do chính tộc người sáng tạo ra (Việt, Tày, Thái). + Sử dụng ngôn ngữ tộc người khác làm ngôn ngữ tộc người: tiếng Slavơ ở Nga. + Một tộc người nói nhiều ngôn ngữ: Singapo có thể nói tiếng Hán hoặc tiếng Anh, Canada có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Như vậy trên thế giới tồn tại nhiều ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ không phải chỉ cho một tộc dân, mà là cho nhiều nhóm tộc người, vì vậy dù ngôn ngữ là tiêu chí rất quan trọng để xác định một tộc người nhưng không thể cho rằng nó là dấu hiệu đặc trưng duy nhất. * Lãnh thổ tộc người: đây là tiêu chí bắt buộc cho sự xuất hiện tộc người. Mỗi tộc người đều có lãnh thổ ban đầu. - Là khu vực địa lý mà tộc người cư trú ổn định. Lãnh thổ là điều kiện để xuất hiện tộc người, gắn bó với tộc người và trở thành đặc trưng tộc người quan trọng. Ở thời kỳ nguyên thủy, lãnh thổ được xem là phương tiện để sinh tồn của thị tộc, bộ lạc, gắn bó ảnh hưởng đến đời sống của tộc người (trong mối quan hệ huyết thống). Trong quá trình phát triển của LS, quan niệm về lãnh thổ cũng khác nhau và ngày càng phát triển, đặc biệt khi XH phân chia giai cấp thì lãnh thổ bao hàm nghĩa rộng hơn và thay thế quan hệ huyết tộc bằng quan hệ cộng đồng là chủ yếu. - Lãnh thổ tộc người, từ chỗ là phương tiện sinh sống đã trở thành cơ sở phát triển của tộc người về mọi mặt. Cùng với sự phát triển của các cộng đồng tộc người, dần dần lãnh thổ trở thành cơ sở để hình thành và phát triển các quan hệ KT, VH, tâm lý và CT-XH, đồng thời với quá trình này biên giới quốc gia được hình thành để khẳng định sự tồn tại của một cộng đồng người nhất định. - Cùng với sự phát triển tộc người, ý thức về lãnh thổ tộc người ngày càng gia tăng và trở nên sâu sắc, nhất là khi con người bước vào xã hội có giai cấp. - Lãnh thổ tộc người là một phạm trù lịch sử nên có nhiều biến động. + Sự mở rộng lãnh thổ tộc người: xâm lược, đồng hóa. Lãnh thổ tộc người của người Nga, người Ả rập, người Hán. + Sự thu hẹp: bị hủy diệt, tiêu vong, bị trị. Đã không hiếm các trường hợp lãnh thổ tộc người bị thu hẹp do nguyên nhân của các cuộc chiến tranh hủy diệt, các trận dịch bệnh, các điều kiện lao động và sinh hoạt vất vả. Vào đầu thế kỷ XIX thổ dân Châu Đại dương có khoảng 250.000 đến 300.000 người, ngày nay họ chỉ còn 150.000 người. Trước khi bắt đầu thời kỳ thực dân, toàn bộ châu Đại dương là lãnh thổ tộc người của thổ dân bao gồm 100% cư dân này của phần đất này của thế giới, ngày nay chỉ còn 1,1%. + Sự bảo lưu lãnh thổ tộc người. + Sự trở lại lãnh thổ tộc người: người Do thái Vào thời cổ đại, trong thiên niên kỷ thứ II và thứ I tr.CN tộc người Do thái đã sinh sống ở vùng đất Palestin hiện nay, nguyên là cái nôi tộc người của họ. Từ thế kỷ thứ VII đến II tr.CN do hậu quả của các cuộc chiến tranh chinh phạt từ Ai cập, Babilon, Ba tư những bộ phận lớn dân Do thái đã rời bỏ tổ quốc của mình. Ngày 29/11/1947 theo quyết định của Liên hiệp quốc sẽ thành lập trên lãnh thổ Palestin 2 nhà nước độc lập Do thái và Ả rập. Ngày 14/7/1948 nhà nước Ixraen ra đời, còn nhà nước Palestin của người Ả rập đã không được thành lập. Sau các cuộc chiến tranh vào các năm 1948-1949 và 1967 Ixraen đã chiếm toàn bộ phần lãnh thổ dành cho nhà nước Ả rập. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình hình hết sức căng thẳng và hết sức phức tạp cho đến tận ngày nay. + Sự ra đi không trở lại: người Di gan. Hiện nay có khoảng 1,5 triệu người trên thế giới, trong đó ở Séc và Slovakia là 21,5%, Bun-ga-ry là 20%, Rumany 17,7%, SNG 16%, và một số ở Hung-ga-ry, Nam tư cũ. Tuy nhiên hiện nay thực tế có một số DT như Do thái, Hoa, Di gan cư trú trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, thuộc các quốc gia khác nhau, nhưng họ vẫn là DT riêng Như vậy, lãnh thổ là môi sinh của cộng đồng tộc người, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tộc người. Vì vậy lãnh thổ cũng là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người và cộng đồng tộc người. * Cơ sở kinh tế tộc người: đây là điều kiện có ý nghĩa đảm bảo cho sự cố kết, tồn tại và phát triển của một tộc người. - Cơ sở kinh tế tộc người hình thành và phát triển các mối liên hệ, quan hệ kinh tế trong tộc người. + Cơ sở kinh tế không chỉ là đặc trưng mà còn là nguyên nhân, điều kiện cho sự phát sinh và tồn tại cho các loại hình tộc người. Do sinh sống chung trong một địa bàn, nên mọi người trong xóm đều có cách ứng xử giống nhau trong sinh hoạt kinh tế và tạo ra một cơ sở kinh tế chung. + Quan hệ về kinh tế: được dựa trên các quan hệ (quan hệ sở hữu tài sản. quan hệ phân phối, phương thức tiêu dùng hoặc cơ cấu tiêu dùng xã hội). - Mối liên hệ kinh tế là một trong những điều kiện để xuất hiện tộc người (cùng với lãnh thổ) đóng vai trò là chất keo cố kết tộc người. Cộng đồng kinh tế xuất hiện dựa trên cộng đồng về lãnh thổ. - Các mối liên hệ kinh tế tộc người được mở rộng và phát triển không ngừng trong quá trình tộc người ở các hình thái kinh tế - xã hội. - Sự thay đổi các mối quan hệ và liên hệ kinh tế làm thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội và ra đời các loại hình cộng đồng tộc người khác nhau. Thị tộc, bộ lạc gắn liền với hình thái KT-XH CSNT. Bộ tộc gắn với hình thái KT – XH CHNL (xã hội có phân chia giai cấp). Dân tộc ra đời: gắn liền với phương thức sản xuất TBCN (phá vỡ cát cứ phong kiến phương Tây); gắn với các hình thái KTXH tiền TB ở phương Đông Như vậy, sự hiện diện của các mối liên hệ kinh tế bên trong mặc dù là một trong những điều kiện bắt buộc của sự ra đời của mỗi tộc dân, song ngày nay không thể coi là dấu hiệu đặc trưng của bất kỳ tộc người nào (mà chỉ là nhân tố cố kết tộc người). * Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người: Đây là dấu hiệu đặc trưng quan trọng nhất để phân biệt các tộc người. - Văn hóa tộc người là toàn bộ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do tộc người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được kế thừa và phát triển.( cụ thể chính là phương thức ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, với quan hệ tâm linh) Biểu hiện + Văn hóa vật chất: nhà cửa, đền đài, trang phục, công cụ sản xuất, điêu khắc, mỹ thuật, tác phẩm nghệ thuật (còn gọi là thiên nhiên thứ hai của con người). + Văn hóa tinh thần: hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa xã hội (văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng), phong tục tập quán. - Mỗi tộc người có một nền văn hóa mang bản sắc tộc người riêng, khác biệt với những tộc người khác được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gọi là bản sắc văn hóa tộc người. Bản sắc văn hóa tộc người là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt tộc người. Chẳng hạn ở vùng tây bắc nước Nga, những người Caven và Vépxư nhiều năm sống cạnh người Nga, có mối quan hệ chặt chẽ với người Nga, nói tiếng Nga nhưng lại bảo lưu một số đặc điểm có tính đặc thù về văn hóa vật chất, tinh thần (nhà cửa, ăn uống, quần áo, sáng tác dân gian truyền miệng) họ có ý thức tộc thuộc về tộc người riêng của mình. VH là đặc trưng quan trọng nhất của tộc người, nếu mất nó thì tộc người không còn tồn tại. Bởi một tộc người để mất đi đặc thù VH của mình thì họ không còn là họ nữa, tuy không bị chết về mặt sinh học nhưng họ mất đi vị trí của chính mình trên vũ đài LS, bởi vì trong quan hệ VH họ hoàn toàn đã hợp lưu vào dòng chảy của nền VH khác. VD: Ở châu Á, nhiều tộc người trong khối cư dân Bách việt cổ đã bị người Hán đồng hóa và nhập vào thành phần cư dân Hán. Ở Việt nam một số người nói ngôn ngữ Môn – Khme ở miền Tây bắc cũng đã hòa vào cộng đồng người Thái. Do đó, không có tộc người nào lại có VH giống nhau (có thể giống nhau về NN,KT). - Tổng hòa các đặc trưng sinh hoạt văn hóa trong mối liên hệ giữa chúng tạo thành các truyền thống tộc người. Truyền thống tộc người được hình thành trong quá trình lịch sử tộc người do sự tác động của các điều kiện LS – XH và tự nhiên. Trong quá trình sinh sống, cách ứng xử của con người với TN và XH đã tạo ra những đặc trưng VH riêng của từng tộc người và trở thành bản sắc VH riêng của từng tộc người. Những đặc trưng VH được truyền từ đời này sang đời khác tạo ra sự cố kết cộng đồng, cố kết tộc người. Truyền thống VH có tính lịch đại và đồng đại (tính đồng đại tạo ra sự phân biệt giữa các tộc người, trong xã hội có giai cấp, sinh hoạt VH mang tính giai cấp, do vậy sự cố kết tộc người ít nhiều bị tác động). Như vậy, chính đặc thù văn hóa cần được xem xét như là một dấu hiệu cơ bản của một người bất kỳ nào, không có ngoại lệ, phân định họ với các tộc người khác. Do đó văn hóa là đặc trưng quan trọng nhất của tộc người, nếu mất nó thì tộc người không còn tồn tại. * Ý thức tự giác tộc người: Đây là sự xác định hay tự xác định thành phần, nguồn gốc tộc người mình, là yếu tố tiềm thức, ẩn chứa trong mỗi con người, mỗi dân tộc, là sợi dây kết dính tộc người. - Tổng hòa các yếu tố ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc trưng sinh hoạt văn hóa, cơ sở kinh tế tộc người tạo thành một hiện tượng xã hội quan trọng gọi là ý thức tự giác tộc người. Tất cả các tiêu chí trên là sự tổng hòa trong sự hình thành và bảo lưu tộc người trở thành cộng đồng có tính lịch sử là hiện tượng xã hội rất quan trọng. Đó là sự biểu thị ý thức tự giác tộc người. - Ý thức tự giác tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử phát triển tộc người, được hình thành ở mỗi cá nhân từ thuở ấu thơ trong môi trường tộc người, gia đình, nhà trường, xã hội. Ý thức tộc người nảy sinh và phát triển trong mối liên hệ mật thiết với môi trường nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình và trường học, và sau đó là trong công tác. Ý thức đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong lịch sử tồn tại của tộc người đó. - Ý thức tự giác tộc người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tộc thuộc của con người. Mất ý thức tự giác tộc người thì tộc người không còn tồn tại, cá nhân không còn bao hàm ở tộc người. Mất ý thức tự giác tộc người thì tộc người không còn tồn tại, cá nhân không còn bao hàm ở tộc người. Ý thức tự giác tộc người cần phải được xem xét trong việc xác định tộc thuộc của mỗi con người riêng biệt hay là của cả một nhóm người trọn vẹn, nghĩa là trong việc xác định họ thuộc thành phần tộc người này hay tộc người khác. Thực tế có những trường hợp khi đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bố mẹ nó lại thuộc các thành phần DT khác nhau, trong trường hợp này đứa trẻ lựa chọn tộc người nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể mà gia đình đó sinh sống, vào NN trội hơn trong sinh hoạt, vào truyền thống gia đình, truyền thống sinh hoạt văn hóa, tập quán, môi trường tộc người xung quanh. VD: gia đình hỗn hợp Việt – Tày sống ở Hà Nội thì đứa trẻ sẽ coi mình là người Việt, nếu nó nhận là người Tày thì điều đó chủ yếu xuất phát từ tình cảm, còn trên thực tế môi trường tác động đến nhân cách của đứa trẻ vẫn là môi trường tộc người Việt Trên đây là những tiêu chí cơ bản trong xem xét, nghiên cứu tộc người, là cơ sở nhận thức, phân biệt, so sánh những tộc người cụ thể. Tiêu chí này còn là thước đo trình độ văn minh, sự phát triển cũng như khuynh hướng vận động, biến đổi của các tộc người trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các tiêu chí trên cũng vận động biến đổi với những nội dung và hình thức mới cho phù hợp. Trong các tiêu chí trên thì NN, VH, ÝT là quan trọng nhất, trong 3 cái đó mất đi thì không còn tư cách cộng đồng tộc người. * Các tiêu chí để xác định tộc người ở Việt Nam. - Có chung ngôn ngữ (tiếng nói). - Có chung đặc trưng sinh hoạt văn hóa. - Có cùng ý thức tự giác tộc người. 2. Các hình thức cộng đồng tộc người và đặc điểm của chúng. Trong quá trình phát triển của LS, loài người đã trải qua 4 loại hình thức cộng đồng tộc người, đó là một quá trình phát triển từ thấp lên cao theo một quy luật nhất định của nó. Do điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng nơi mà sự phát triển của các loại hình đó diễn ra không giống nhau (có nơi trải qua cả 4 hình thức cộng đồng tộc người, lại có nơi có thể bỏ qua một hình thức tổ chức nào đó, hoặc có nhưng không điển hình). Bốn loại hình cộng đồng tộc người phổ biến trong lịch sử là: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. a. Thị tộc: là hình thức tổ chức đầu tiên của xã hội loài người và là hình thái cộng đồng tộc người cơ bản phổ biến của xã hội công xã nguyên thủy. - Khái niệm: Thị tộc là một cộng đồng người quan hệ với nhau bằng lao động chung và được củng cố bằng quan hệ huyết thống. - Thời gian xuất hiện: Bầy người nguyên thủy chuyển sang công xã thị tộc ở vào hậu kỳ đồ đá cũ cách đây khoảng 4 – 5 vạn năm, tồn tại kéo dài khoảng 8 nghìn năm. - Nguyên nhân: do lực lượng sản xuất phát triển và sự ra đời của chế độ ngoại hôn (exogamie). Ngoại hôn có nghĩa là hôn nhân ở ngoại tộc, cấm chỉ nam nữ trong cùng một nhóm người cùng chung huyết tộc không được lấy nhau, và chỉ cho phép những người không cùng huyết thống ở các nhóm người khác nhau được kết hôn. Moóc-gan đã chứng minh rằng ngoại hôn không tách khỏi tổ chức thị tộc, vừa là biểu hiện, vừa là đặc trưng của thị tộc. Bàn về xã hội thị tộc cũng có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng quan niệm phổ biến được nhiều người thừa nhận đó là thị tộc phát triển qua hai giai đoạn: thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. Công xã thị tộc mẫu hệ ra đời trước và có tính phổ biến trên thế giới. * Thị tộc mẫu hệ. Xung quanh vấn đề thị tộc mẫu quyền có nhiều ý kiến khác nhau,từ TK V-IV tr.CN các học giả Hi lạp đã nêu lên thuyết phụ quyền nguyên thủy. Theo thuyết này, loài người từ khi sinh ra đã bước vào thị tộc phụ quyền, thuyết này nhằm biện hộ cho sự áp bức của đàn ông với đàn bà và bảo vệ quyền thống trị của giai cấp bóc lột. Có quan điểm cho rằng phụ quyền và mẫu quyền là hai con đường phát triển song song, độc lập với nhau, không có quan hệ thứ tự thời gian với nhau. Theo đó thì cư dân trồng trọt lạc hậu thì theo con đường mẫu quyền, còn cư dân chăn nuôi (người A-ri-ăng) văn minh thì theo con đường phụ quyền. Quan niệm như vậy là không đúng. Theo Ăng-ghen LS nghiên cứu hôn nhân và gia đình bắt đầu từ năm 1861 khi Ba-co-phen cho ra đời tác phẩm “Mẫu quyền”. Lập luận quan trọng của tác giả là lúc đầu loài người sống trong tình trạng tạp hôn. Với tạp hôn con cái chỉ biết mẹ, không biết bố. Người mẹ không những đẻ ra con mà còn là người (cùng với chị, em gái, bà) nuôi dưỡng con cái. Vì vậy thiết chế xã hội đầu tiên chỉ có thể là mẫu quyền. - Nguyên nhân: + Về kinh tế: do sự phân công lao động tự nhiên theo giới, đàn ông săn bắt, đàn bà hái lượm, nhưng ở giai đoạn đầu hái lượm lại mang lại nguồn sống chủ yếu, nên người phụ nữ rất có uy quyền. + Về xã hội: hôn nhân là hình thái ngoại hôn, mà tính chất của nó là quần hôn, hôn nhân thời kỳ này còn mang tính chất tạm bợ, lỏng lẻo. Con cái chỉ ở theo mẹ và do mẹ nuôi dưỡng, bởi vì lúc đầu cả tập thể nam bên này là chồng của cả tập thể nữ bên kia, nên con sinh ra chỉ biết mẹ mà không biết cha. Tất cả các con đều ở với mẹ và do mẹ nuôi dạy, cai quản. Do đó vai trò người mẹ lúc đầu là người đứng đầu thị tộc, gọi là thị tộc mẫu quyền. - Đặc điểm:Mỗi một thị tộc mẫu hệ bao gồm nhiều gia đình huyết tộc, con cái tính theo dòng mẹ, hôn nhân cư trú bên vợ. Đứng đầu gia đình là người đàn bà có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất. Nhà dài là biểu hiện văn hóa của thị tộc mẫu hệ. Hôn nhân chuyển dần từ quần hôn sang hôn nhân đối ngẫu. + Thị tộc mẫu quyền gồm nhiều gia đình mẫu quyền cùng huyết tộc, tồn tại 4-5 thế hệ, ở chung từ 50 đến 100 người đứng đầu là một người phụ nữ có uy tín. + Thời sơ kỳ mẫu hệ tính chất của hôn nhân là quần hôn. + Thời kỳ phát triển thì hôn nhân chuyển sang hôn nhân đối ngẫu – hình thức hôn nhân tiêu biểu cho thời văn minh, theo cách nói của Ăng-ghen. Hệ quả của hôn nhân đối ngẫu là sự xuất hiện của gia đình đối ngẫu. Với hình thái hôn nhân này, từng đôi nam nữ chỉ kết hợp trong từng thời kỳ nhất định, chưa bền vững, nên gia đình chưa trở thành đơn vị kinh tế như về sau này. Từ việc nghiên cứu thị tộc, Ăng-ghen đã đưa ra mười đặc điểm của thị tộc mẫu quyền là: 1. Thị tộc bầu tù trưởng và thủ lĩnh quân sự do phổ thông đầu phiếu. 2. Thị tộc có quyền bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự. 3. Thị tộc ngoại hôn. 4. Tài sản của thành viên thị tộc chết đi phải để lại cho thị tộc. 5. Những thành viên của thị tộc có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi bị người ngoài thị tộc làm nhục, trả nợ máu. 6. Thị tộc có tên gọi riêng. 7. Thị tộc có thể nhận những người ngoài thị tộc, kể cả tù binh làm thành viên của mình. 8. Thị tộc có những nghi lễ tôn giáo riêng. 9. Thị tộc có nghĩa địa chung. 10. Cơ quan có quyền lực cao nhất của thị tộc là đại hội dân chủ của thị tộc. * Thị tộc phụ hệ: - Thời gian: từ thời kỳ đá mới trở đi, cách ngày nay khoảng 6000-8000 năm. - Nguyên nhân: Thị tộc phụ quyền là giai đoạn tiếp theo của thị tộc phụ quyền. Sự ra đời của thị tộc phụ quyền cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Do bênh vực quyền tư hữu, nhà thờ, phân biệt chủng tộc và kết quả của sự xâm lược. Do sự chiến thắng của thần mặt trời (nam thần) đối với mặt trăng (nữ thần). Do muốn truyền lại của cải cho con cháu, dân du mục chuyển sang định cư. Từ ý kiến trên quan điểm Mac-xit giải thích sự ra đời của thị tộc phụ quyền là do các nguyên nhân sau: + Do lực lượng sản xuất phát triển, từ nông nghiệp dùng cuốc chuyển sang nông nghiệp dùng cày, chăn nuôi cần có sức khỏe của người đàn ông thay đổi vị trí nam nữ. + Do sản xuất phát triển cần trao đổi hàng hóa. + Do có của cải dư thừa muốn truyền lại cho con cái. Ăng-ghen: do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp dùng cuốc chuyển sang dùng cày và chăn nuôi trở thành một loại hình kinh tế, một ngành riêng tách ra khỏi trồng trọt. Vì vậy người đàn ông đã thay thế địa vị XH của người phụ nữ và trở thành chủ đạo ở gia đình và xã hội. Chính nguyên nhân của sự phát triển LLSX đã đẩy người đàn bà có địa vị cao trong xã hội một thời, thì bây giờ lại đẩy vị trí người đàn ông lên. Người đàn ông không chỉ chi phối trong phạm vi xã hội mà còn trong gia đình. Sự thay đổi vị trí đó của người đàn ông được Ăng-ghen coi là một cuộc cách mạng thực sự và là “thất bại LS lớn của giới phụ nữ”. - Đặc điểm: con cái tính theo dòng cha, hôn nhân cư trú bên chồng theo hình thức một vợ một chồng. Gia đình là tế bào xã hội, người đàn ông chiếm vị trí độc tôn trong gia đình và xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thị tộc Hi Lạp và Giécmanh Ăng-ghen đưa ra 10 đặc điểm sau: Nghi lễ tôn giáo chung. Nghĩa địa chung. Quyền thừa kế tài sản trong nội bộ thị tộc. Có nghĩa vụ giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Trong một số trường hợp nhất định, có quyền thực hiện hôn nhân nội tộc (trong trường hợp thừa kế tài sản). Quyền sở hữu chung tài sản của thị tộc. Huyết tộc tính theo dòng cha. Cấm nội hôn (trừ một vài trường hợp như kế thừa tài sản). Quyền nhận người ngoài thị tộc làm thành viên của mình. Quyền bầu cử và bãi miễn các thủ lĩnh của thị tộc. Tóm lại: thị tộc là một thể chế XH tồn tại dưới chế độ CSNT, thể chế XH này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tiến trình phát triển sau này của LS nhân loại. b. Bộ lạc. - Khái niệm: là cộng đồng người có chung nguồn gốc, bao gồm nhiều thị tộc gần gũi về quan hệ huyết thống cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định. Cùng với sự phát triển của dân số, từ các thị tộc mẹ (thị tộc gốc) đã sinh ra các thị tộc con, thực chất là các thị tộc nhỏ ra đời. Các thị tộc tập hợp lại với nhau gọi là bộ lạc. Như vậy thị tộc và bộ lạc là những cộng đồng tộc người trong cùng một giai đoạn, chứ không phải ở những giai đoạn nối tiếp nhau. Bộ lạc nằm trong hình thái KT – XH nguyên thủy, gắn với chế độ công xã thị tộc. - Đặc điểm: + Các thị tộc, bào tộc trong bộ lạc có quan hệ huyết thống. + Bộ lạc có tên gọi riêng. Mỗi bộ lạc thờ một sinh vật và coi sinh vật đó là vật tổ (tô tem là hình thức tôn giáo sơ khai) và bộ lạc thường lấy tên gọi là tên của tô tem đó. Chẳng hạn thổ dân châu Úc cho rằng Căng-gu-ru là tổ tiên hay anh em của họ. Người Dao coi con Long khuyển ngũ sắc là tổ tiên của mình. Trong các xã hội của người Thái, người Mường trước đây, hiện tượng tô tem thường gắn liền với các dòng họ, các họ Hoàng, Lường, Lộc kiêng Hổ; họ Lò, Cầm kiêng con quạ, họ Hà kiêng con quốc. Trước kia khi gặp vật tổ chết người ta còn phải làm ma, chôn cất tử tế. + Bộ lạc có ngôn ngữ, phong tục tập quán riêng. + Sở hữu tài sản, đất đai thuộc về cả bộ lạc (của công cộng). + Cơ quan tối cao là hội đồng bộ lạc do dân chủ bầu ra (mỗi bộ lạc có nhiều thị tộc, thường mỗi thị tộc có một người đứng đầu). Như vậy tuy cùng một thời gian với chế độ thị tộc nhưng xét về quy mô tổ chức bộ lạc có phạm vi rộng hơn và có sự phát triển nhất định của nó trên tất cả các mặt. c. Bộ tộc. - Khái niệm: Bộ tộc là cộng đồng người có chung nguồn gốc, cư trú trong cùng một khu vực, gần gũi nhau về trình độ phát triển KT-XH và chấp nhận một thiết chế xã hội nhất định. Bộ tộc là hình thức tổ chức cộng đồng tộc người có sự khác biệt về chất so với bộ lạc, thị tộc. Sự khác nhau thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: cả về trình độ phát triển kinh tế, cả về tính chất xã hội, kết cấu của bộ tộc bền vững hơn nhiều so với thị tộc, bộ lạc. - Thời gian và nguyên nhân: cuối thời kỳ XHNT, do sự phát triển của LLSX, phân hóa xã hội dần dần phát triển. Trong xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng và một thiết chế xã hội mới ra đời, đó là nhà nước. Đồng thời cộng đồng tộc người phát triển lên thành bộ tộc. Do sự phát triển của LLSX, của cải làm ra nhiều, tư hữu nảy sinh, phân hóa xã hội dần dần phát triển. Trong xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng và một thiết chế xã hội mới ra đời, đó là nhà nước – cơ quan bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Đồng thời cộng đồng tộc người phát triển lên thành bộ tộc. Bộ tộc ra đời trên cơ sở một xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành. Bộ tộc xuất hiện đầu tiên trong xã hội chiếm hữu nô lệ - Đặc điểm: Bộ tộc là sự kết hợp tộc người với thiết chế chính trị - xã hội nhà nước, tạo thành cộng đồng tộc người chính trị - xã hội. Đó là các nhà nước (quốc gia) cổ đại. Ở chế độ chiếm hữu nô lệ là bộ tộc chiếm nô, ở chế độ phong kiến là bộ tộc phong kiến. + Bộ tộc ra đời từ quá trình hợp nhất các bộ lạc hay phát triển từ liên minh bộ lạc. + Trong bộ tộc, mối quan hệ huyết thống thời thị tộc được mở rộng thành cộng đồng văn hóa kinh tế trên cơ sở quan hệ láng giềng lãnh thổ. + Lãnh thổ nhỏ bé, hay thay đổi và lỏng lẻo thời kỳ thị tộc đã trở nên ngày càng chặt chẽ. Đó là biên giới quốc gia của các bộ tộc. + Ngôn ngữ bộ lạc được thay thế bằng một ngôn ngữ chung thường là ngôn ngữ của bộ lạc phát triển nhất, đông và mạnh nhất (mở rộng thì mới có ngôn ngữ phổ thông). + Các đặc trưng VH chung được hình thành và xác lập, tạo ra bản sắc tộc người khá vững chắc. + Cộng đồng kinh tế đã có những bước phát triển và liên kết nhưng so với dân tộc sau này thì còn yếu và lỏng lẻo vì lực lượng sản xuất và trình độ sản xuất kém phát triển. + Có hai con đường hình thành bộ tộc: Bộ lạc – bộ tộc chiếm nô – bộ tộc phong kiến Bộ lạc – bộ tộc phong kiến (Mông cổ, Giecsmanh). Đối với bộ tộc chiếm nô: Thành viên công xã tự do, chủ yếu là nông dân hợp thành đại bộ phận dân cư Thời kỳ đầu, giai cấp nô lệ không được xếp vào tộc thuộc, bị tách biệt với chủ nô và nông dân tự do. Dần dần họ được thâu thuộc vào tộc người nhưng mức độ yếu ớt vì họ thường là tù binh. Đến cuối thời kỳ nô lệ ở phương tây, nô lệ mới được giải phóng và tham gia vào tộc người. Ở phương đông, nô lệ chỉ là bộ phận nhỏ trong xã hội của chế độ nô lệ gia trưởng. Thành phần tộc người chủ yếu là nông dân và quý tộc. Đối với bộ tộc phong kiến: Cơ sở tộc người là nông dân và người dân lao động thành thị, đặc trưng văn hóa của họ là đặc trưng tộc người. Giai cấp thống trị (quý tộc, lãnh chúa, địa chủ) có xu hướng thoát ly khỏi quần chúng, đối lập với nhân dân, kiêu ngạo về địa vị và nguồn gốc. Họ có những đặc trưng văn hóa riêng. Thời kỳ này còn tồn tại cộng đồng tộc người trước đây với ý thức tự giác tộc người ở mức độ khác nhau. Ý thức tự giác tộc người cục bộ kết hợp với ý thức bộ lạc, thân tộc, địa phương, vùng lãnh thổ. - Kết cấu xã hội: trong xã hội có hai giai cấp khác biệt về địa vị KT-XH. Như vậy bộ tộc ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với một giai đoạn lịch sử nhất định, đó là bước quá độ để chuyển sang một hình thức cộng đồng khác cao hơn đó là dân tộc. d. Dân tộc * Khái niệm: là khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, tâm lý biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa, ý thức dân tộc và tên gọi của dân tộc mình. * Nguyên nhân: cuối xã hội phong kiến, do sự phát triển của LLSX, nhất là KT-XH, trong xã hội đã xuất hiện một giai cấp mới, giai cấp tư sản. Do áp dụng những thành tựu KH – KT vào trong sản xuất, đã làm cho nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. Điều đó đặt ra sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng, miền trong cả nước, tạo ra thị trường quốc gia chung thống nhất. CNTB ra đời, sự phát triển các mối quan hệ TBCN đã thúc đẩy nhanh chóng hình thành một loại hình cộng đồng tộc người mới, phát triển cao hơn, liên kết chặt chẽ hơn bộ tộc. Đó là DT, quá trình này có tính đặc trưng ở Châu Âu từ thế kỷ XVI trở đi và gắn liền với CNTB * Các đặc trưng của dân tộc: - Về lãnh thổ: cùng chung một lãnh thổ ổn định. + Lãnh thổ có mối liên hệ mật thiết về KT, sinh hoạt VH giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc. Mỗi cá nhân đều có ý thức sâu sắc về lãnh thổ QG chung thống nhất, đều có tình cảm đặc biệt và trách nhiệm về đất nước và chủ quyền DT. + Lãnh thổ DT được xác định bằng biên giới quốc gia DT, được các DT công nhận và có ý thức sâu sắc trong nhân dân. Tạo mối liên hệ mật thiết về KT, sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng DT. Lãnh thổ vừa là đối tượng lao động, vừa là nơi cư trú lâu dài của mọi thành viên, mang tính ổn định, thống nhất cao. Lãnh thổ là cơ sở để hình thành nên các khái niệm: TQ, Quê hương, QG - Ngôn ngữ: đã đi đến hình thành ngôn ngữ Dân tộc chung gọi là quốc ngữ (thống nhất ngôn ngữ, gọi là quốc ngữ). + Ngôn ngữ phổ thông (thường là ngôn ngữ thủ đô) thành ngôn ngữ chung. + Ngôn ngữ địa phương bị thu hẹp, gọi là phương ngữ. - Kinh tế: Sự cộng đồng bền vững về kinh tế của Dân tộc dựa trên các mối liên hệ về kinh tế: quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ phân công lao độngLà những đặc điểm chung về kinh tế của cộng đồng dân tộc. + Nền KT trong cộng đồng DT phát triển cao hơn so với các cộng đồng trước đó. + Quan hệ về KT đã ràng buộc, gắn kết các thành viên trong cộng đồng. + Các thành viên phải chịu sự điều tiết của XH như: sở hữu TLSX, phân công lao động, phân phối sản phẩm - Các đặc trưng sinh hoạt văn hóa: đã hình thành các đặc trưng VH chung của cả DT, tạo ra bản sắc DT, xây dựng ý thức DT trong từng thành viên rất cao. - Kết cấu xã hội: ở các DT và bộ tộc thời kỳ CNTB, giai cấp vô sản và tư sản là hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau trong XH. Đại bộ phận các nước tiếp tục tồn tại nhiều giai tầng: tư sản, vô sản, địa chủ, thợ thủ công, nông dân, trí thức * Dân tộc được hình thành bằng hai con đường: + Một là kết quả phát triển từ một bộ tộc. + Hai là kết quả của sự thống nhất một số bộ tộc. * Có hai loại hình dân tộc: + Loại hình dân tộc phương tây Trước sự cô lập và bó hẹp của các cát cứ phong kiến dựa trên quan hệ bộ tộc và chế độ quân chủ độc đoán, gia trưởng phong kiến, đã thúc đẩy các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở các nước phương tây, giai cấp tư sản ra đời. Sự phát triển các mối quan hệ TBCN đã thúc đẩy nhanh chóng sự hình thành một cộng đồng người mới phát triển cao hơn, liên kết chặt chẽ và bền vững hơn so với bộ tộc, đó là DT. Như chúng ta đã biết, CNTB ra đời trên cơ sở của nền công nghiệp hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã phá vỡ quan hệ bộ tộc, một thị trường lớn hơn gồm nhiều bộ tộc dưới CNTB đã tạo ra sự gắn bó giữa các bộ tộc lại với nhau, làm cho những đặc trưng của khối cộng đồng DT ổn định hơn và bền vững hơn. Mác, Ăng-ghen, Lê-nin đều khẳng định: sự ra đời của DT gắn với thắng lợi của CMTS, cơ sở KT của nó là do sản xuất hàng hóa phát triển tạo ra một thị trường rộng lớn và thống nhất, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ và văn hóa + Loại hình dân tộc phương đông Ở phương đông, do tồn tại các chế độ nô lệ và phong kiến điển hình (nô lệ gia trưởng và phong kiến gia trưởng) nên hầu hết các DT phương đông ra đời sớm hơn, gắn với chế độ phong kiến. Như vậy dân tộc phương đông (DT tiền TB) ra đời sớm hơn dân tộc phương tây. Tuy nhiên, dù sớm hay muộn hơn thì đặc trưng cơ bản của một DT vẫn thể hiện đầy đủ, khách quan. Đồng thời DT là hình thức cộng đồng tộc người phát triển cao nhất, các đặc trưng mang tính ổn định và bền vững nhất. II. CÁC HÌNH THỨC CỘNG ĐỒNG TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM 1. Sự hình thành và phát triển các hình thức cộng đồng tộc người ở Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển các khối cộng đồng tộc người ở VN là một quá trình lâu dài và liên tục, từ thấp đến cao. Tuy nhiên xuất phát từ điều kiện cụ thể về KT – XH ở VN nói riêng và phương đông nói chung, sự hình thành và phát triển các khối cộng đồng tộc người ở VN cũng có những đặc điểm khác so với các nước ở phương tây. Mặc dù có những điểm khác nhau song Vn cũng trải qua các hình thức cộng đồng tộc người trong lịch sử, đó là: a. Thị tộc – bộ lạc - Xã hội nguyên thủy ra đời khi người Homo Sapiens xuất hiện ở Việt Nam. Tại hang Hùm (Lào Cai tìm thấy răng người Homosapiens, hang Kéo Lèng, mái đá Ngườm tìm thấy công cụ hậu kỳ đá cũ cho thấy người nguyên thủy xuất hiện ởi VN rất sớm. - Thị tộc mẫu hệ: văn hóa Sơn Vi, Bắc Sơn, Hòa Bình. Nghĩa là xuất hiện từ văn hóa đá cũ Sơn Vi, tiếp tục phát triển trong VH sơ kỳ đá mới Hòa Bình và đạt đến cực thịnh trong VH đá mới Bắc Sơn. + Văn hóa đá cũ Sơn Vi đã phân bố rộng rãi ở nước ta thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả có niên đại 2-5 vạn năm. Các thị tộc, bộ lạc Sơn Vi phân bố rộng, mật độ cư trú dày, có nơi ở ngoài trời, có nơi ở hang động (Phú thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang), đây là giai đoạn sơ kỳ mẫu hệ. + Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng tiếp nối văn hóa Sơn Vi (sơ kì đá mới) có niên đại 8-11 ngàn năm, phân bố rộng, kể cả ĐNA. Người Hòa Bình cư trú tương đối lâu dài, họ sống bằng săn bắt, hái lượm, trong đó hái lượm đóng vai trò quyết định (các đống vỏ ốc lớn). Nông nghiệp đã nảy sinh ở VH Hòa Bình, thị tộc mẫu hệ phát triển cao. Tín ngưỡng: bôi thổ hoàng, táng tập thể, tín ngưỡng vật thổ, ma thuật + Thời kỳ đá mới: VH Bắc Sơn ở Bắc bộ, Bắc trung bộ tiêu biểu cho các bộ lạc miền núi. + Ở hậu kỳ đá mới cách đây 5-6 ngàn năm, nước ta đã tụ cư các bộ lạc trồng lúa mang những sắc thái địa phương tộc người khác nhau (kỹ thuật canh tác, chế tạo công cụ lao động, đồ trang sức, lối sống). - Thị tộc phụ hệ: văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Mở đầu là văn hóa Phùng Nguyên, qua Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Văn hóa Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ đồ đồng trên dưới 4000 năm, phân bố ở Bắc bộ và Bắc trung bộ, các bộ lạc trồng lúa nước lâu đời, chăn nuôi phát triển, kỹ thuật chế tác đá tinh xảo, luyện kim phát triển, đàn ông chiếm vị trí quan trọng (tượng đàn ông ở di chỉ Văn Điển). + Công xã thị tộc phụ hệ phát triển qua các giai đoạn kế tiếp. Đồng đậu 3500-3100 năm, Gò Mun 3000 năm. Bộ lạc có hội đồng bộ lạc và thủ lĩnh quân sự. Các bộ lạc trong tộc người liên minh chặt chẽ. Đứng đầu bộ lạc là thủ lĩnh có uy tín gọi là Pò Khun (tiền Việt Mường), gọi là Hùng Vương + Thời kỳ này trên khắp nước ta tồn tại nhiều cộng đồng tộc người các bộ lạc. Cộng đồng tộc người ở lưu vực sông Hồng (Tam đảo, Ba vì), cộng đồng tộc người Âu Việt ở Đông bắc bộ, lưu vực sông Cả, sông Mã, ven biển Trung bộ của cư dân Nam đảo. - Tàn dư thị tộc – bộ lạc: + Vai trò già làng, trưởng bản, dấu ấn thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc còn tồn tại. + Chế độ mẫu hệ ở một số DT Tây Nguyên, tục cướp vợ, lại mặt, lấy họ theo dòng mẹ, tục thờ mẫu. b. Bộ tộc Do sự phát triển của LLSX, công cụ lao động kim khí phát triển, năng suất lao động tăng, vai trò của người đàn ông được đề cao, tư hữu ra đời dẫn đến phân hóa xã hội. Một tầng lớp quý thống trị ra đời. - Do yêu cầu trị thủy, thủy lợi trồng lúa nước và do yêu cầu đoàn kết, liên kết chống ngoại xâm mà nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng ra đời. Bộ tộc Lạc Việt hình thành và phát triển trên cơ sở Liên minh các bộ lạc. - Dấu ấn bộ tộc có thể thấy ở xã hội người Tày, Thái, Nùng, Hmông, Mường trước cách mạng tháng tám. c. Dân tộc - Cộng đồng DTVN đã có từ lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa xuân 1975, loại hình dân tộc XHCN ra đời trên đất nước Việt Nam. 2. Đặc điểm cơ bản và xu hướng biến đổi của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam. a. Đặc điểm của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam. Cộng đồng tộc người ở VN cũng mang đầy đủ các đặc điểm của các hình thức tổ chức cộng đồng trong LS. Tuy nhiên do ĐK KT-XH, ĐK địa lý nên cộng đồng tộc người ở VN cũng có những nét nhất định. - Việt Nam lần lượt trải qua các loại hình cộng đồng tộc người. - Thời kì bộ tộc và DT ở VN có những điểm khác biệt so với loại hình cộng đồng ở phương tây về điều kiện hình thành, về kết cấu XH, về đặc trưng tộc người. Ở phương tây, DT chỉ ra đời và phát triển cùng với CNTB. Ở VN, DT ra đời sớm hơn do đặc điểm của hình thái KT-XH tiền TB mang đặc trưng của XH phương Đông. - Thời kỳ thị tộc, bộ lạc ở nước ta kéo dài hàng vạn năm và tàn dư của nó còn rất sâu đậm ở các dân tộc thiểu số, nhất là các tộc người Tây Bắc, Tây Nguyên. - Trong quá trình tộc người, ở nước ta tồn tại đan xen các loại hình cộng đồng tộc người có trình độ kinh tế - xã hội không đồng đều. - Công xã nông thôn tồn tại bền vững qua các hình thức cộng đồng tộc người. - Bản sắc tộc người được tạo dựng sớm và có sức sống mãnh liệt, được gia tăng qua dựng nước và giữ nước. - Quá trình tộc người ở VN gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. b. Xu hướng biến đổi - Chính sách chia để trị bị loại trừ. - Các làn sóng di cư từ bên ngoài vào nước ta giảm dần và đi đến chấm dứt. - Hiện tượng phân chia ở nước ta diễn ra trong nội bộ tộc người. Tộc người chia thành các nhóm địa phương và cư trú rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước. - Sự di cư diễn ra mạnh mẽ theo cả hai hướng: theo kế hoạch của nhà nước và di dân tự do. - Xu hướng chủ đạo trong quá trình tộc người ở nước ta là quá trình cố kết giữa các tộc người trong quốc gia dân tộc. - Ý thức về dân tộc thống nhất đang ngày càng trở nên sâu sắc. - Hiện tượng đồng hóa tự nhiên đã và đang diễn ra giữa tộc người thiểu số và tộc người đa số. Một bộ phận Sán dìu ở Việt bắc đồng hóa với người Kinh, một bộ phận La Chí ở Hà Giang đồng hóa với người Tày, một bộ phận người Cống đồng hóa với người Thái, một bộ phận Phù lá đồng hóa với người Hoa và người Thái, một bộ phận Cơ lao đồng hóa với người Hmông Thông thường đồng hóa tự nhiên được diễn ra như sau: Về mặt văn hóa, lúc đầu là tiếp thu một số yếu tố VH, sau đó là đồng hóa VH Về mặt ngôn ngữ, lúc đầu duy trì tình trạng song ngữ, sau chuyển sang dùng ngôn ngữ tộc người mà nhóm bị đồng hóa chịu ảnh hưởng. Về ý thức tự giác tộc người, tên tự gọi dần mất đi và chuyển sang tên tự gọi mới. KẾT LUẬN Để xác định tộc người cần căn cứ vào các tiêu chí ngôn ngữ, kinh tế, văn hóa, lãnh thổ, ý thức tự giác tộc người. Tuy nhiên cần căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước mà vận dụng những tiêu chí trên cho phù hợp. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng tộc người: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Mỗi hình thức đánh dấu một nấc thang tiến hóa, phát triển của xã hội loài người. Ngày nay dưới hình thức cộng đồng tộc người XHCN, đặt ra cho mỗi tộc người trong cộng đồng quốc gia DTVN vừa phải giữ gìn các tiêu chí tộc người, vừa phải tăng cường giao lưu: KT, CT, VH, XHđể phấn đấu đến một lúc nào đó sẽ cùng toàn nhân loại xây dựng một cộng đồng DT chung thống nhất. Con người được tự do, ấm no, hạnh phúc, được phát triển toàn diện cá nhân, không có áp bức bóc lột.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdt4_2231.doc