Do vậy Việt Nam luôn là mục tiêu xâm chiếm của các thế lực hiếu chiến.
+ Việt Nam lại ở cạnh bên một đế chế khổng lồ, hùng mạnh ( Trung Hoa ) luôn có tư tưởng bành trướng Đại Hán xuống Đông Nam Á.
Từ khi ra đời cho đến nay nước ta thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm, phải đương đầu với những kẻ thù hung bạo mạnh hơn mình gấp bội. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta đầy gian khổ và ác liệt.
Thời kỳ các vua Hùng cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã diễn ra gay go ác liệt. Điều đó được phản ánh qua các huyền tích, huyền thoại chống nhều thứ giặc: giặc Ân, giặc Xích quỷ, giặc Man, giặc Hồ tôn. Qua các di chỉ khảo cổ giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn số vũ khí chiếm đến 50% di vật tìm được.
Từ 179 tr.CN kéo dài đến thế kỷ XVIII, Việt Nam luôn phải đương đầu với những âm mưu và hành động xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Chúng ta có các cuộc kháng giữ nước tiêu biểu như: An Dương Vương chống quân Tần, chống giặc Tống thời tiền Lê, Lý; nhà Trần chống Giặc Nguyên
Từ 1858 dến 1975 dân tộc ta liên tiếp phải đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ.
Lịch sử ghi nhận trong vòng 22 thế kỷ dân tộc ta đã phải tiến hành 15 cuộc kháng chiến giữ nước và hơn 100 cuộc khởi nghĩa dành độc lập với thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử.
31 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử văn hóa - Chủ đề 5: Dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu ruộng đất.
Tóm lại, sở hữu chung, lao động chung và sử dụng thành quả lao động chung tạo nên sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên công xã về mặt kinh tế - xã hội.
+ Phân hóa xã hội diễn ra chậm, trong xã hội có 3 tầng lớp: quý tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do. Mâu thuẫn trong xã hội diễn ra không quá sâu sắc.
Tiền đề vật chất có ý nghĩa quyết định đến sự phân hóa xã hội là sự phát triển của sức sản xuất đến mức độ tạo ra sản phẩm thặng dư của xã hội. Do vậy khi kỹ thuật đồ đồng và đồ sắt phát triển, năng suất lao động được nâng cao và sản phẩm thặng dư tăng lên đưa đến sự phân công lao động lần thứ nhất: các bộ lạc chăn nuôi tách khỏi các bộ lạc trồng trọt. Tuy nhiên nghề chăn nuôi chỉ phát triển dưới dạng chăn nuôi gia súc nhỏ và kết hợp chặt chẽ với trồng trọt và các ngành kinh tế khác (chứ không tách rời phát triển biệt lập thành một loại hình kinh tế độc lập như các bộ lạc chăn nuôi du mục ), bên cạnh việc tạo ra một số sản phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày thì chăn nuôi còn phục vu cho trồng trọt.
Sự phân công lao động lần thứ hai diễn ra khi thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Ở nước ta, nghề trồng lúa nước phải tôn trọng thời tiết theo đúng lịch nông nghiệp, nên công việc lao động chỉ tập trung vào một số tháng trong năm, do đó cư dân nông nghiệp có thời gian nông nhàn làm và phát triển các nghề thủ công. Sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ bản thân và nhu cầu của công xã chứ chưa trở thành hàng hóa như sau này. Thủ công nghiệp ra đời ở nước ta về chừng mực nào đó không phải là do sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa lao động rõ rệt ( như ở phương tây ). Những người thợ thủ công ban đầu sống trong các công xã nông nghiệp sau đó tách thành các công xã thủ công nghiệp và phát triển thành phường thủ công nghiệp sau này.
Quá trình phân hóa xã hội trên diễn ra từ từ và chậm chạp đưa đến tình trạng phân biệt của cải và thân phận con người. Một số người bị tụt xuống vị trí thấp kém, một số người vươn lên trên tập trung của cải và quyền lực trong khi mọi người vẫn giữ mức sống bình thường. Như vậy trong xã hội có ba tầng lớp tồn tại: quý tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do.
Quý tộc vốn là những người thuộc tầng lớp thống tri, dựa vào địa vị và quyền lực của mình để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của xã hội làm tài sản riêng, họ biến sự đóng góp của cộng đồng thành hình thức bóc lột người sản xuất. Cơ sở bóc lột chủ yếu của họ là công xã nông thôn. Họ vừa đại diện cho công xã trên những lợi ích chung, vừa xem công xã như một đơn vị để bóc lột. Với tài sản và quyền lực trong tay họ có phần tách khỏi cộng đồng nhưng mức độ phân hóa chưa cao và chưa mang tính đối kháng gay gắt.
Nô tỳ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ có thể là các thành viên công xã nghèo khổ hay vi phạm tục lệ công xã nên bị bắt làm nô tỳ. Nô tỳ cũng tham gia sản xuất nhưng chủ yếu là phục dịch trong các gia đình quý tộc. Thực chất họ là những nô lệ gia đình tồn tại phổ biến ở xã hội phương đông. Họ không trực tiếp là cơ sở của sản xuất mà gián tiếp với tính cách là một nhân tố trong gia đình.
Nông dân công xã tự do là lực lượng sản xuất chính, họ bị tầng lớp quý tộc bóc lột thông qua cống nạp hay lao dịch. Tuy nhiên đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á ( sở hữu công cộng về ruộng đất ) vẫn bảo đảm cho công xã có quyền tự trị rộng lớn và các thành viên tự do của công xã có cuộc sống tương đối ổn định, tự do, không bị nô lệ hóa ( như trong xã hội CHNL). Trong khi đó ở phương tây nô lệ bị xem là “công cụ biết nói”.
+ Mâu thuẫn trong xã hội diễn ra không quá sâu sắc, quan hệ bóc lột và bị bóc lột diễn ra dưới dạng nô lệ gia trưởng.
Việc tồn tại lâu dài của công xã nông thôn với tính tự trị cao đã hạn chế xu hướng nô lệ hóa và nông nô hóa trong xã hội Việt Nam. Hình thức bóc lột cống nạp hay lao dịch dù có chứa đựng mầm mống của chế độ nô dịch nhưng không thể coi những thành viên của công xã nông thôn là nô lệ hay nông nô. Tầng lớp nô tỳ ( gia nô ) chỉ chiếm số lượng nhỏ và phục vụ trong các gia đình quý tộc chứ chưa trở thành lực lượng sản xuất chính của xã hội, mâu thuẫn giữa quý tộc và nô tỳ không mang tính chất xã hội mà chỉ trong phạm vi gia đình.
Tóm lại, phân hóa xã hội diễn ra chậm chạp, mâu thuẫn trong xã hội không quá sâu sắc cùng với việc công xã nông thôn tồn tại lâu dài đảm bảo duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng. Đó là những điều kiện cơ bản thúc đẩy quá trình sớm hình thành DTVN
- Kể từ thế kỉ X Việt Nam bước vào thời kỳ phong kiến hóa, chế độ phong kiến của “xã hội phương Đông” khác với phương Tây:
Từ thế kỷ thứ X, sau ngót 1000 năm bắc thuộc, Việt Nam khôi phục quyền độc lập tự chủ, xã hội nước ta bước vào thời kỳ phong kiến hóa với sự từng bước xác lập phương thức sản xuất phong kiến. Tuy nhiên chế độ phong kiến Việt Nam có những điểm khác biệt so với chế độ phong kiến điển hình kiểu phương Tây, cụ thể:
+ Công xã nông thôn tồn tại phổ biến, bền vững, có quyền tự trị rất lớn; công xã nông thôn sở hữu hầu hết ruộng đất, nông dân công xã nhận một phần ruộng đất công và nộp tô thuế cho nhà nước.
Chế độ tư hữu đối với tư liệu sản xuất chưa phổ biến, ruộng đất vẫn là ruộng công, nhà nước có vai trò sở hữu tối cao và gián tiếp; làng xã sở hữu trực tiếp nhưng có tính chất tương đối (trong điều kiện nhất định, nhà nước có quyền lấy ruộng đất của làng xã để ban cấp cho quan lại ). Làng xã phân cho dân đinh cày cấy và thu tô thuế nộp cho nhà nước ( ở đây làng xã đóng vai trò trung gian ) người nông dân chỉ có quyền chiếm hữu và một phần quyền sử dụng chứ không có quyền định đoạt đối với ruộng đất. Bên cạnh đó còn tồn tại ruộng quốc khố, ruộng nhà chùa.
Từ thế kỷ XV ( thời Lê sơ ) trở đi, phương thức sản xuất phong kiến với mối quan hệ địa chủ - tá điền dần thay thế phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ nhà nước – nông dân công xã. Các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất
+ Kinh tế điền trang, thái ấp có xuất hiện nhưng tỷ trọng nhỏ và chịu sự quản lý, phân phong chặt chẽ của triều đình; hoàn toàn không mang tính cát cứ kiểu phương tây.
Sở hữu tư nhân về đất đai được nhà nước thừa nhận nhưng quyền sở hữu tư nhân bị quyền sở hữu của nhà vua hạn chế. Chỉ có quyền sở hữu của nhà vua mới là tuyệt đối. Ví dụ chế độ thái ấp thời Trần, nhà nước phong cho quan lại, vương hầu một vài làng xã nhưng vẫn có quyền thu lại, con cháu không được hưởng thái ấp của ông cha. Chủ thái ấp chỉ có quyền thu tô của làng xã đó. Xét ch cùng thái ấp không thuộc phạm trù tư hữu một cách hoàn toàn, nhà nước vẫn có quyền sở hữu tối cao, khác rất nhiều so với các lãnh địa phương tây, nơi các lãnh chúa có quyền tuyệt đối trong lãnh địa của mình.
+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ra đời sớm, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Triều đình mà đại diện là vua là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, bóc lột làng xã bằng tô thuế và lao dịch.
Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ra đời sớm (nhà Ngô ) từng bước được củng cố và phát triển, hình thành và mở rộng các cơ quan chuyên trách để quản lý xã hội. Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Vua là người nắm trọn mọi quyền lực ( lập pháp, hành pháp, tư pháp) và cả thần quyền. Là chủ sở hữu tối cao ruộng đất cả nước. Tuy nhiên tính chất chuyên quyền không mạnh như ở các nước khác, vua vừa là hoàng đế của nhà nước quân chủ, vừa là thủ lĩnh của cả cộng đồng dân tộc ( thời Lý, Trần vua còn trực tiếp ra trận ), vừa là đại diện của giai cấp thống trị vừa là “ người cha của số đông công xã (Mác)”
Vua có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, có toàn quyền thu thuế hoặc phong cấp đất đai (ruộng thác đao), người được phong không có quyền mua bán, trao đổi. Nhà nước bóc lột nông dân làng xã thông qua tô thuế và lao dịch.
Như vậy chế độ phong kiến Việt Nam với các đặc điểm trên đã không đưa đến tình trạng cát cứ như ở phương tây. Nó góp phần tăng cường tính thống nhất về lãnh thổ, về chế độ kinh tế nhằm cố kết cộng đồng dân tộc bền chặt hơn.
Tóm lại: Nước ta không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến kiểu phương Tây, các hình thái kinh tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam có những đặc điểm khác biệt, không những không cản trở quan hệ dân tộc mà trái lại còn chứa đựng những điều kiện thuận lợi cho quan hệ dân tộc và thúc đẩy sự liên kết cư dân trong cộng đồng quốc gia.
b. Yêu cầu của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
- Vị trí địa lí, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng phong phú vừa thuận lợi, vừa khó khăn thách thức.
Việt nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho nông nghiệp trồng lúa nước.
Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra hằng năm.
Sinh sống trên vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt người Việt vừa phải tự rèn luyện, tự thích ứng, vừa phải hợp quần, dựa vào nhau để lao động sản xuất, để chống thiên tai. Câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con chia nhau xuống biển, lên rừng để khai khẩn, xây dựng đời sống kinh tế, tổ chức đời sống xã hội hình thành quốc gia dân tộc. Truyền thuyết đó nói lên ý chí và quyết tâm chinh phục tự nhiên của cộng đồng người Việt. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là sự phát triển cao của ý chí, bản lĩnh nhằm trị thủy, chống thiên tai, phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Để trồng lúa nước phải hợp sức chống lụt bão, hạn hán đòi hỏi phải có sự can thiệp của quyền lực tập trung của chính phủ.
+ Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong cái nôi phát triển nông nghiệp lúa nước sớm trên thế giới.
Cùng với miền nam Trung Hoa, Đông Nam Á là một trong những cái nôi phát triển nông nghiệp lúa nước sớm trên thế giới vì ở đây có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước
- Lượng mưa hằng năm lớn: 2000 – 2500 mm
- Thời kỳ tăng trưởng cần : 125mm/ tháng
- Thời kỳ thu hoạch có nhiều nắng
- Nhiệt độ môi trường thích hợp: 21- 27 oC
- Nhiều đồng bằng rộng lớn quanh lưu vực các con sông lớn ( sông Hồng, Mê Kong, Trường Giang )
Tài liệu khảo cổ học đã chứng minh: Nông nghiệp trồng lúa nước đã thấy có dấu tích từ thời văn hóa Hòa Bình cách đây khoảng một vạn năm, các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu vực khảo cổ những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9260 – 7620 năm. Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí kinh tế chủ yếu vào thời đồ đá mới cách đây khoảng 5-6 ngàn năm ( văn hóa Hạ Long, văn hóa Bàu Tró).
+ Đến thời kỳ Hùng Vương Việt Nam đã có một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển.
Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước được thể hiện thông qua hai yếu tố cơ bản đó là: nông cụ phục vụ cho canh tác lúa nước và hệ thống thủy lợi.
Khẳng định thời kỳ Hùng vương có một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển vì:
Về nông cụ: trong di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy số lượng lớn các lưỡi cày, cuốc, liềm thuộc các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, số lượng trên dưới 200 chiếc với nhiều hình dạng khác nhau. Những di cốt hóa thạch trâu, bò nhà tìm thấy trong di tích văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc họa trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng vương đã sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp.
Về thủy lợi: người dân thời kỳ này đã biết đến vai trò của thủy lợi đối với nông nghiệp trồng lúa nước. Thủy lợi chính là để đảm bảo đủ nước để cây lúa sinh trưởng và không bị ngập úng. Dấu vết các công trình thủy lợi còn lưu lại đến tận ngày nay như công trình thủy lợi bằng đá ở Do Linh, Quảng Trị và đặc biệt là những công trình thủy lợi bậc thang ( giếng Kình, giếng Bà, giếng Ông ) ở quanh núi Cồn Tiên, Vũng Đào, Bảo Sơn thuộc làng An Nha ( Gio An, Gio Linh, Quảng Trị ). Ban đầu người ta trồng lúa theo thủy triều lên xuống (thế kỷ VII tr.CN ) sau đó họ biết đắp đê giữ nước trong ruộng ( bằng chứng vết tích đoạn đê còn sót lại của thành Cổ Loa có niên đại khoảng 200 tr.CN). Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đã phản ánh công cuộc đắp đê trị thủy của cư dân Việt cổ.
Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển đưa đến sự ra đời của nền văn minh sông Hồng nổi tiếng. Toàn bộ đời sống xã hội đều vận hành trên nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước từ tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ tết, hội hè, lối sống, nếp sống.
Tôn giáo, tín ngưỡng: thờ thần đất, thần trời, mây, mưa, sấm, sétcác thần thiên nhiên
Phong tục, tập quán: gắn với các hoạt động nông nghiệp, bánh chưng,bánh giày
Lễ, tết: vào thời gian nông nhàn, lễ tịch điền.
Lối sống: trọng tĩnh, trọng tình, trọng hòa, cầu mong sự yên ổn
Tục ngữ ca dao: liên quan đến nông nghiệp.
Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nên thiên tai xảy ra thường xuyên. Vì thế nền nông nghiệp lúa nước đặt ra yêu cầu trị thủy và thủy lợi hết sức to lớn nhằm tưới tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ( như phân tích trên ). Cư dân Văn Lang sớm phải hợp quần để đấu tranh chống thiên nhiên. Cha ông ta đã làm nên kỳ tích trong đắp đê, ngăn lũ, khai hoangCông cuộc trị thủy và khai khẩn đất đai tiếp tục phát triển dưới các triều đại phong kiến sau này như: Cao Biền đắp đê quanh thành Đại La dài 2125 trượng để ngăn nước sông ( Đào Duy Anh ). 1209 Lý Thánh Tông cho đào sông Nan Nhãi ở Thanh Hóa, ở Kinh thành sông Tô Lịch được nạo vét nhiều lần để lưu thông nước, Lý Nhân Tông đắp đê Cơ xá, Trần Thái Tông cho đắp hai bờ đê sông Nhị Hà, Lê Thánh Tông đặt chức quan hà đê chánh / phó sứ để trông coi đê điều.
Đối với đồng bào vùng cao, để duy trì sản xuất nông nghiệp, dù canh tác theo lối “ đao canh hỏa chủng” (đốt rẫy làm nương) hay thủy nậu ( làm ruộng nước bằng trâu quần) cũng đòi hỏi phải hợp sức giữa các làng bản, các thành phần dân cư trong khai phá đồng ruộng, làm “ mương phai” dẫn nước.
Để tiến hành công cuộc trị thủy, xây dựng các công trình thủy lợi đòi hỏi phải có sức mạnh cộng đồng, phải có nhiều người đoàn kết chung sức đồng lòng đấu tranh với thiên nhiên. Chỉ có sức mạnh cộng đồng mới có thể tiến hành cải tạo và chinh phục được thiên nhiên, xây dựng các công trình thủy lợi
Bên cạnh đó để có thể huy động nhiều người, tổ chức các hoạt động trị thủy, thủy lợi phải có sự can thiệp quyền lực tập trung của nhà nước, lúc này nhà nước là người đứng ra huy động, tổ chức nhân dân tiến hành công cuộc trị thủy, thủy lợi bằng các biện pháp động viên hoặc cưỡng chế. Phải có sự can thiệp của một nhà nước tập quyền mạnh thì mới thực hiện được.
Như vậy: công cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, làm thủy lợi, phát triển nông nghiệp lúa nước đã đặt ra yêu cầu sống còn tạo điều kiện khách quan để cố kết các làng xã, vùng miền, các thành phần dân cư trong cộng đồng quốc gia thống nhất dưới sự quản lý, điều hành của nhà nước trung ương tập quyền mạnh. Và như thế yêu cầu trị thủy và thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình hình thành dân tộc Việt Nam.
c. Yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc
- Chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của quốc gia nào nhưng đối với Việt Nam nó mang tính thường xuyên và cấp bách hơn.
+ Do đặc điểm địa lý, Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quân sự ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời có nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là tài nguyên rừng và biển. do đó thường xuyên bị kẻ thù nhòm ngó và xâm lược.
Về kinh tế: Việt Nam nằm ở ngã tư hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng các bến cảng và sân bay quốc tế, các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, giao thương buôn bán với các nước.
Về chính trị, Quân sự: Việt nam có vị trí địa lý quan trọng, được ví như ban công để nhìn ra biển đông, nằm trên đương giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đất liền ra biển cả. Kẻ thù thường coi Việt Nam là mục tiêu đánh chiếm tạo bàn đạp nhằm thực hiện mục đích quân sự và ý đồ chính trị.
Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là tài nguyên rừng và biển.
Do vậy Việt Nam luôn là mục tiêu xâm chiếm của các thế lực hiếu chiến.
+ Việt Nam lại ở cạnh bên một đế chế khổng lồ, hùng mạnh ( Trung Hoa ) luôn có tư tưởng bành trướng Đại Hán xuống Đông Nam Á.
Từ khi ra đời cho đến nay nước ta thường xuyên phải chống giặc ngoại xâm, phải đương đầu với những kẻ thù hung bạo mạnh hơn mình gấp bội. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta đầy gian khổ và ác liệt.
Thời kỳ các vua Hùng cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đã diễn ra gay go ác liệt. Điều đó được phản ánh qua các huyền tích, huyền thoại chống nhều thứ giặc: giặc Ân, giặc Xích quỷ, giặc Man, giặc Hồ tôn. Qua các di chỉ khảo cổ giai đoạn Gò Mun, Đông Sơn số vũ khí chiếm đến 50% di vật tìm được.
Từ 179 tr.CN kéo dài đến thế kỷ XVIII, Việt Nam luôn phải đương đầu với những âm mưu và hành động xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Chúng ta có các cuộc kháng giữ nước tiêu biểu như: An Dương Vương chống quân Tần, chống giặc Tống thời tiền Lê, Lý; nhà Trần chống Giặc Nguyên
Từ 1858 dến 1975 dân tộc ta liên tiếp phải đấu tranh chống thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ.
Lịch sử ghi nhận trong vòng 22 thế kỷ dân tộc ta đã phải tiến hành 15 cuộc kháng chiến giữ nước và hơn 100 cuộc khởi nghĩa dành độc lập với thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử.
- Trước vận mệnh chung, lợi ích chung, các thành phần dân tộc Việt Nam sớm phải đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổđiều đó đặt ra yêu cầu khách quan cố kết và đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ dân tộc phát triển.
Kẻ thù áp bức thống trị không chỉ đối với đất nước mà cả cộng đồng các dân tộc, từng gia đình, mỗi cá nhân con người. Nước mất thì nhà tan. Vì vậy để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù lớn mạnh hơn ta gấp bội, dân tộc ta phải huy động sức mạnh của cả dân tộc. Đó là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó đoàn kết là một nhân tố cơ bản.
Trước vận mệnh chung, lợi ích chung các thành phần dân tộc Việt Nam sớm phải đoàn kết chặt chẽ, chung sức đồng lòng, tương trợ nhau trong một quốc gia thống nhất. Qua các cuộc kháng chiến đánh giặc, giữ làng, giữ nước truyền thống đoàn kết dân tộc được hun đúc, kế thừa và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự cố kết cộng đồng, một trong những cơ sở khách quan để hình thành dân tộc.
d. Kết cấu thành phần tộc người của cộng đồng cư dân Việt Nam
- Do vị trí địa lý mà Việt Nam là nơi sinh thành, tụ cư của nhiều tộc người.
Theo số liệu thống kê, cả nước ta hiện nay có 54 tộc người, trong số đó có những dân tộc vốn sinh ra và phat triển trên mảnh đất Việt Nam, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta dao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ bắc xuống, từ nam lên, từ tây sang.
- Mặc dù khác nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh lịch sử và thời gian sinh tụ ở Việt Nam, nhưng do các biến động lịch sử- xã hội, điều kiện sống nên các tộc người nước ta không cư trú riêng rẽ, không có lãnh thổ tộc người riêng. Các thành phần dân tộc cư trú xen kẽ trong cùng một đơn vị hành chính.
Nhìn chung, các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Địa bàn cư trú của người kinh chủ yếu ở đồng bằng và trung du, các dân tộc ít người chủ yếu cư trú ở miền núi và vùng cao. Các dân tộc thiểu số tuy có sự tập trung ở một số vùng nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi tỉnh, huyện, xã và bản, mường.
VD: ở Cao Bằng, Lạng Sơn là nơi sinh sống của người Tày, Thái, Nùng, Mông, Quảng Trị, Huế có người Bru – Vân Kiều, người Cơ tu, người Tà Ôi sinh sống
- Cuộc sống xen kẽ, cộng cư lâu đời làm cho sự giao tiếp ngôn ngữ, giao thoa văn hóa mạnh mẽ, hình thành nền văn hóa chung thống nhất là điều kiện thuận lợi để sớm hình thành dân tộc.
Cuộc sống xen kẽ, cộng cư lâu đời tạo điều kiện để các tộc người tăng cường hiểu biết, hòa hợp và xích lại gần nhau, sự giao lưu kinh tế - văn hóa cũng như sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa nam nữ thanh niên thuộc các tộc người khác nhau ngày càng phổ biến. Cuộc sống xen kẽ tạo ra tính cộng đồng cao, là điệu kiện thuận lợi để đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc anh em
Cư trú xen kẽ, cộng cư lâu đời hình thành một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Tuy thuộc các tộc người khác nhau nhưng thống nhất vì:
Có chung môi trường sống ( điều kiện địa lý nhiệt đới, nóng ẩm)
Chung vận mệnh lịch sử ( chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm )
Trên cơ sở một nền văn hóa chung thống nhất là điều kiện quan trọng để góp phần hình thành dân tộc Việt Nam.
Các đặc điểm trên đây đã liên kết, tác động và thúc đẩy nhanh chóng quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
2. Quá trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam.
- Việt Nam nằm trong cái nôi quê hương của loài người
Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ở Lạng Sơn đã tìm thấy răng người vượn trong lớp trầm tích màu đỏ có hình dạng giống với vượn người Bắc Kinh
Ở núi Đọ, Thanh Hóa phát hiện hàng vạn công cụ lao động thuộc sơ kỳ đồ đá cũ của người vượn cách đây hơn 30 vạn năm
Tiếp theo, ở hang Hùm( Yên Bái), hang Kéo Lèng ( Lạng Sơn ) đã tìm thấy di cốt người hiện đại Homo Sapiens. Ở núi đá Ngườm ( Thái Nguyên ), hang Nà Ngùn phát hiện được hàng vạn công cụ lao động thuộc hậu kỳ đá cũ của người hiện đại.
Như vậy có thể khẳng định người Việt đã là chủ thể lâu đời sinh sống, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt nam.
- Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nghề trồng lúa nước.
Vào hậu kỳ đồ đá mới, trên khắp nước ta đã tụ cư các bộ lạc trồng lúa với trình độ chế tác đá và làm đồ gốm tinh xảo mang các sắc thái địa phương khác nhau.
Như vậy, Việt Nam cùng với Đông Nam Á không những là một trung tâm tiến hóa của loài người mà còn là một trong những trung tâm phát minh ra nông nghiệp trồng lúa nước. Việc này đã khẳng định ngay từ đầu cư dân người Việt đã có tính cộng đồng trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt
* Các giai đoạn hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam
- Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc: xuất hiện những tiền đề mầm mống của quá trình dân tộc, đánh dấu sự ra đời của dân tộc Việt Nam ( trên nềm tảng bản sắc văn hóa Việt Nam ). Cụ thể:
+ Thời kỳ Văn Lang: theo kết quả nghiên cứu hiện nay, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng ra đời vào thế kỷ VII trước công nguyên. Đó là một quá trình tập hợp các bộ lạc rồi chuyển hóa thành nhà nước.
Nhà nước Văn Lang là kết quả phát triển hàng nghìn năm của nền văn minh sông Hồng mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Đồng thời đây cũng là quá trình liên kết các thành phần tộc người thuộc khối cư dân Lạc Việt thành cộng đồng bộ tộc Lạc Việt.
Về lãnh thổ: Bắc bộ, Bắc Trung bộ.
Về kinh tế: nông nghiệp với hình thức canh tác trồng lúa nước là phổ biến. Người cổ thời Hùng vương là những cư dân nông nghiệp dùng cày. Do yêu cầu của nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân Văn Lang sớm phải hợp sức lại trị thủy và làm thủy lợi. Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh công cuộc chinh phục và cải tạo thiên nhiên đầy gian khổ của cư dân Lạc Việt.
Xã hội thời Hùng Vương đã có sự phân hóa giai cấp. Tuy nhiên đây là xã hội có giai cấp sơ kỳ mang các đặc điểm của “ xã hội phương đông”, trong xã hội có 3 tầng lớp: quí tộc, nô tỳ và nông dân công xã tự do ( chế độ nô lệ gia trưởng).
Thời đại Hùng vương đã sáng tạo ra nền văn minh sông Hồng rực rỡ, cung với nó là một nền văn hóa tộc người giàu bản sắc trên các lĩnh vực. Nhà nước Văn Lang – bộ tộc Lạc Việt đã tạo dựng những mầm mống và tiền đề của quá trình dân tộc, làm cơ sở cho những bước phát triển dân tộc tiếp theo.
+ Thời kỳ Âu Lạc: vào thế kỷ thứ III tr.CN, do kinh tế xã hội phát triển và nạn ngoại xâm đe dọa; hai bộ phận người Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất thành nước Âu Lạc.
Lịch sử ghi nhận đã có những mâu thuẫn, xung đột giữa hai khối cư dân Âu Việt và Lạc Việt. Tuy nhiên đứng trước đe dọa của nạn ngoại xâm đã có sự gác bỏ mâu thuẫn để thống nhất lại nhằm tăng cường sức mạnh của khối cộng đồng người Việt trong đấu tranh dựng nước và giữ nước
Nhà nước Âu Lạc kế thừa và phát triển cao hơn nước Văn Lang. Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn. Đứng đầu nước Âu Lạc là An Dương Vương. Đất nước được chia thành các bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các công xã nông thôn.
Kết cấu xã hội gồm các thành tố: Nhà – Làng – Nước ngày càng phát triển theo hướng liên kết chặt chẽ.
Nền văn hóa Âu Lạc ở vào giai đoạn phát triển cao của nền văn hóa Đông Sơn
- Thời kỳ bắc thuộc ( 179 tr.CN – 938): thời kỳ này quan trọng nhất là chống đồng hóa và tiếp thu các giá trị văn hóa.
Từ năm 179 tr.CN Việt Nam bước vào thời kỳ ngàn năm bắc thuộc. Các triều đại phương bắc kế tiếp nhau cai trị nước ta hơn 10 thế kỷ. Đây là thời kỳ lịch sử khắc nghiệt nhất đối với sức sống của dân tộc. Các đế chế trung hoa vừa đô hộ vừa thực hiện chính sách Hán hóa cưỡng bức nhằm biến nước ta thành quận huyện của chúng, hòng làm cho người Việt ta hòa tan vào trong cộng đồng Trung Hoa như các cư dân Bách Việt khác. Nhưng chẳng những dân tộc ta còn, văn hóa ta còn mà trái lại đã tiếp thu các yếu tố tinh hoa văn hóa ngoại bang làm giàu vốn văn hóa dân tộc.
Cha ông ta đã kiên trì bám đất giữ làng, bảo tồn nòi giống và bản sắc văn hóa. Nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ phương bắc. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này đã thể hiện ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt của dân tộc ta. Qua các cuộc khởi nghĩa đó, tình đoàn kết giữa các cư dân ngày càng được tăng cường.
- Thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ ngàn năm bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc.
Trải qua các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trầnchế độ phong kiến trung ương tập quyền từng bước được xác lập và củng cố. Việc cát cứ địa phương nhanh chóng bị đánh dẹp. Triều đình thống nhất được các vùng biên cương xa xôi và mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Bộ máy nhà nước được tổ chức và từng bước được củng cố thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Triều đình mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài, định quan chế chặt chẽ. Nhà nước ban hành các bộ luật để quản lý xã hội.
Lãnh thổ thống nhất và từng bước được mở rộng, có sự phân biệt rõ ràng với các nước xung quanh. Ý thức dân tộc về lãnh thổ quốc gia thống nhất được thể hiện sâu sắc qua việc biên soạn bản đồ và sách địa lý đương thời.( Nam Bắc phân đồ của nhà Lý, Hồng Đức bản đồ của nhà Lê, dư địa chí của Nguyễn Trãi)
Về ngôn ngữ: ngôn ngữ của các thành phần tộc người có sự gần gũi nhau. Tiếng Việt tách ra từ tiếng Việt – Mường chung khoảng thế kỷ XI đã trở thành ngôn ngữ chung của cả dân tộc. Tiếng Việt cùng với chữ Nôm trở thành ngôn ngữ văn học viết đương thời.
Về văn hóa: tiếp nối dòng chảy văn hóa từ thời Văn Lang – Âu Lạc, được bồi đắp qua thời kỳ Bắc thuộc, văn hóa thời kỳ này phát triển rất rực rỡ, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn học, nghệ thuậtNền văn hóa Đại Việt là một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Về kinh tế: chủ yếu vẫn dựa trên nông nghiệp trồng lúa nước. Nhà nước sở hữu tối cao về ruộng đất nhưng quyền chiếm hữu thật sự thuộc về làng xã. Ruộng đất công chiếm đại bộ phận đất đai. Kinh tế điền trang thái ấp chiếm tỉ lệ nhỏ. Nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp nhưng đã có sự giao lưu kinh tế giữa các vùng miền. Mặc dù chưa có thị trường thống nhất nhưng sự liên kết kinh tế này đã góp phần tạo ra sự cố kết trong cộng đồng quốc gia dân tộc
Cùng với sự phát triển về văn hóa, kinh tế ý thức về một cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất ngày càng sâu sắc trong nhân dân
Như vậy, đến thế kỷ XV dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc trưởng thành, có ý thức dân tộc sâu sắc và có sức sống phi thường, năng lực sáng tạo phong phú
- Thời kỳ phong kiến phân liệt: từ thế kỷ XVI – XVIII chế độ phong kiến Việt Nam lỗi thời, suy thoái, và phân liệt. Một số giá trị văn hóa phương tây thâm nhập vào văn hóa giữa hai vùng nhưng vẫn giống nhau cả về ngôn ngữ.
Sau khi đạt cực thịnh vào thời Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu, các tập đoàn phong kiến cát cứ đánh nhau liên miên. Song do các đặc trưng dân tộc bền vững trước đó, sự thống nhất quốc gia vẫn được duy trì.
Từ đầu thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam tiếp nhận thêm các thành phần cư dân mới ở phía nam, cùng chung sống hòa bình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Về kinh tế: quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển, bước đầu có sự giao thương với nước ngoài. Kinh tế hàng hóa làm suy yếu tính chất tự nhiên của nền kinh tế phong kiến, những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa nảy sinh.
Về lãnh thổ:
- Thời kỳ Pháp thuộc:
Năm 1958 nước ta bị thực dân pháp xâm lược, chúng thực hiện chính sách đồng hóa, ngu dân, chia để trị hòng chia rẽ sự thống nhất dân tộc Việt Nam, biến nước ta thành đông Pháp, tiến tới xóa bỏ Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng dành được thắng lợi.
- Trải qua 9 năm kháng chiến chống pháp, 20 năm kháng chiến chống Mỹ, đến năm 1975 chúng ta mới dành toàn thắng, thống nhất được đất nước.
- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội: miền Bắc từ 1974, cả nước từ 1975
- Hiện nay: chúng ta bước vào thời kỳ đổi mới theo con đường đã chọn nhằm hướng tới xây dựng một dân tộc XHCN.
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
1. Việt nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, đoàn kết gắn bó với nhau lâu đời trong quá trình dựng nước và giữ nước; có truyền thống yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất, nhân ái.
- Đa tộc người: Ngay từ khi mới ra đời, Việt Nam đã là quốc gia đa tộc người. Hiện nay có 54 dân tộc anh em sinh sống đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam.
Thể hiện: nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở liên minh 15 bộ lạc ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Nhà nước Âu Lạc là sự hợp nhất hai khối cư dân Âu Việt và Lạc Việt.
Trong quá trình lịch sử, nước ta thường xuyên tiếp nhận thêm các bộ phận dân cư từ nơi khác đến: người Thái di cư từ nam Trung Quốc sang từ thế kỷ 13, người Mông di cư làm nhiều đợt, đợt đầu cách ngày nay khoảng 300 năm
Hiện nay, Việt Nam có 54 thành phần dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam tập trung vào 4 ngữ hệ chính là Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán tạng.
- Thống nhất: Tuy các tộc người có nguồn gốc lịch sử khác nhau, thời gian cư trú khác nhau nhưng đều gần gũi nhau về nhân chủng và văn hóa, lại có chung vận mệnh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên có sự thống nhất cao.
+ Ngôn ngữ: có 54 ngôn ngữ nhưng đều thuộc 4 ngữ hệ chính là Nam Á, Nam đảo, Thái và Hán Tạng. Các tộc người đều lấy tiếng Việt làm tiếng phổ thông giao tiếp chung.
Nam Á: Việt, Mường, Thổ, Chứt
Nam Đảo: gia – rai, Ê – đê, Chăm,
Thái: Tày, Thái, Nùng
Hán tạng: Hoa, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ
Các tộc người tuy có ngôn ngữ khác nhau nhưng đều lấy tiếng Việt làm tiếng phổ thông giao tiếp chung.
+ Nhân chủng: cả 54 tộc người đều thuộc tiểu chủng Monggoloit Phương Nam với hai loại hình nhân chủng là Nam Á và Anhdonedieng.
Nam Á chiếm số lượng chủ yếu: Việt, Mường, Tày, Thái, Hmông, Dao.
Anhđônêdiêng có số lượng ít, tập trung vào các dân tộc thiểu số vùng Trường Sơn – Tây Nguyên: Ê-đê, Raglai
+ Lãnh thổ: Có một lãnh thổ cư trú lâu đời và dần ổn định, thống nhất, quá trình lịch sử có xu thế mở rộng về phía nam nhưng luôn là một lãnh thổ thống nhất.
Thời kỳ Hùng vương nhà nước Văn Lang đã là một nhà nước thống nhất của 15 bộ lạc hình thành trên lưu vực các con sông lớn ( sông Hồng, Cả, Mã ). Thời kỳ Âu Lạc lãnh thổ kéo dài đến Hà Tĩnh ngày nay.
Thời kỳ phong kiến tự chủ (939): sự thống nhất lãnh thổ luôn được duy trì, biểu hiện cao nhất của sự thống nhất lãnh thổ là việc Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu trở lại sau 400 năm là Đại Cồ Việt (968), sau đó Lý Thánh Tông đổi tên là Đại Việt (1054), lãnh thổ lúc này bao gồm đồng bằng bắc bộ và 3 tỉnh Thanh hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Lãnh thổ liên tục được mở rộng về phía tây bắc và phía nam:
1014 Lý Thái Tổ sát nhập Hà Giang
1159 Lý Anh Tông sát nhập Lào Cai, Yên Bái
1069 Lý Thánh Tông đánh chiêm thành bắt được Chế củ (vua chiêm), để được tha vua chiêm cắt vùng đất phía bắc chiêm thành gồm 3 châu Bố Chinh, Ma Linh, Địa Lý cho Đại Việt (nay là Quảng Bình, bắc Quảng Trị)
1306 vua Chế mân cắt 2 châu Ô và Rý cho vua Trần Anh Tông làm sĩnh lễ cưới công chúa Huyền Trân ( nam Quảng Trị và Thừa thiên Huế), lãnh thổ đến đèo Hải Vân
1471 Lê Thánh Tông đem 20 vạn quân đánh Chiêm thành, chiếm kinh đô vijaya (Bình Định) và sát nhập toàn bộ bắc Chiêm thành vào Đại Việt (Quảng nam, Quảng Ngãi, Bình Định), lãnh thổ đến đèo Cù Mông (ranh giới Bình định – Phú Yên)
Thời nhà Nguyễn lãnh thổ được mở rộng đến cực nam tổ quốc ngày nay.
Tuy lãnh thổ có sự chia cắt (loạn 12 sứ quân, nam bắc triều, trịnh – nguyễn, 2 miền nam bắc sau này) nhưng không kéo dài và có tính xuyên suốt, trong dòng chảy của lịch sử dân tộc sự thống nhất lảnh thổ vẫn là chủ yếu.
+ Về chính trị: ngay từ khi mới ra đời dân tộc ta đã có một nhà nước phong kiến tập quyền thống nhất từ trung ương đến cơ sở, quá trình dựng nước cũng là quá trình đấu tranh liên tục cho sự thống nhất đó.
Ngay từ thời Văn Lang – Âu Lạc đã hình thành bộ máy nhà nước để điều hành xã hội. Đứng đầu là vua, dưới vua có lạc hầu, lạc tướng; cả nước chia thành các bộ, dưới bộ là các xóm làng (công xã nông thôn) do bồ chính cai quản.
Các triều đại phong kiến liên tục xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước theo hướng trung ương tập quyền để duy trì hiệu lực trong quản lý xã hội, cụ thể: mở rộng nhiều cơ quan chuyên trách, ban hành pháp luật, thực thi nhiều chính sách tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương.
Ngày nay chúng ta đang phấn đấu xây dựng nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa, quyền lực nhà nước là thống nhất và tất cả các quyền đó đều thuộc về nhân dân.
+ Về kinh tế: là nền kinh tế nông nghiệp với chế độ ruộng công, kinh tế tập trung trong tay nhà nước.
Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phổ biến, vì vậy tính hợp quần trong các hoạt động lao động sản xuất cũng như văn hóa tinh thần được thể hiện rõ. Cùng với chế độ ruộng công được duy trì lâu dài trong lịch sử đã ngăn chặn tình trạng cát cứ, phân ly trong sản xuất kinh tế. Bên cạnh đó việc thực thi một chính sách kinh tế thống nhất (thuế, ruộng đất) là cơ sở để tạo ra sự thống nhất xã hội.
Hiện nay chúng ta thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là cơ sở để tạo nên sự thống nhất toàn dân tộc về kinh tế.
+ Về văn hóa: có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, vừa mang cái chung của dân tộc Việt Nam, vừa có nét đặc thù của tộc người.
Trên nền tảng của nền nông nghiệp trồng lúa nước đã hình thành nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình cảm, phong tục, tập quán được nhân dân ta sáng tạo ra trong suốt quá trình phát triển của lịch sử
Bên cạnh đó, mỗi tộc người cũng có những nét văn hóa riêng phản ánh nguồn gốc, lịch sử, truyền thống của tộc người đó. Sự phát triển bản sắc văn hóa của mỗi tộc người càng làm phong phú nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Cho nên qua cách ăn mặc, giao tiếp, sinh hoạt chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ai là người Việt Nam, cũng sẽ không khó để nhận biết họ là người kinh, tày hay thái, mường
+ Ý thức dân tộc: luôn được nêu cao đặc biệt khi có kẻ thù xâm lược, có sự thống nhất chặt chẽ giữa ý thức tộc người và ý thức quốc gia dân tộc.
Nói đến ý thức dân tộc là nói đến mỗi con người, mỗi cá nhân bằng một cách rất tự nhiên đều cảm thấy rất rõ trong cả thể xác và tâm hồn mình là người của một dân tộc nhất định
Ý thức dân tộc biểu hiện trên các khía cạnh:trước hết là ý thức về cội nguồn dân tộc của mỗi con người (trả lời câu hỏi mình từ đâu đến); sau đó là ý thức về quyền dân tộc (quyền làm chủ lãnh thổ, làm chủ đời sống của dân tộc mình, là tinh thần độc lập tự chủ của mỗi dân tộc, là quyền tự nhiên, mỗi thành viên của dân tộc đều thấy có nghĩa vụ thiêng liêng phải giữ gìn và bảo vệ); sau đó là ý thức về phẩm giá dân tộc ( chính là việc sự tồn tại và phát triển của dân tộc mình là thành quả của sức lao động và đấu tranh sáng tạo của nhiều thế hệ tiền bối đi trước, mỗi dân tộc dù lớn hay bé đều tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần hợp thành nền văn hóa dân tộc vừa mang bản sắc riêng, vừa là bộ phận hợp thành của nền văn hóa nhân loại, là niềm tự hào của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc đó)
Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm nên ý thức dân tộc cũng hình thành rất sớm. Biểu hiện qua việc các tộc người trên đất nước Việt Nam đều tự nhận mình là dòng dõi cha rồng mẹ tiên. Ý thức về quyền dân tộc cũng rất rõ ràng (1000 năm bắc thuộc không đánh mất bản sắc văn hóa, Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân, thơ văn Lý, Trần...). Mỗi thành viên, mỗi tộc người đều cảm thấy tự hào mình là người Việt Nam.
Khi có kẻ thù xâm lược, ý thức dân tộc luôn được đề cao, trở thành sợi dây liên kết các thành viên cùng chung sức đồng lòng bảo vệ độc lập dân tộc.
- Có truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất, nhân ái, vị tha:
+ Do luôn phải đối diện với nạn ngoại xâm vì vậy ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu, được bồi dưỡng trở thành truyền thống. Dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng và khát khao hòa bình.
Do luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước nên từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật, đó là tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Chủ nghĩa yêu nước là mẫu số chung để cố kết các thành viên trong cộng đồng.
Truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất thể hiện ở ý chí đấu tranh quật cường của cả dân tộc chống lại áp bức và đồng hóa trong thời kỳ 1000 năm bắc thuộc. Trong các cuộc kháng chiến về sau (như chống nguyên mông, giặc minh, thanh là những kẻ thù có tiềm lực mạnh hơn ta gấp bội) đã chứng minh cho tinh thâng yêu nước đó
Dân tộc Việt Nam cũng rất yêu chuộng và khát khao hòa bình, phải tiến hành chiến tranh là để dành và bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Hình tượng thánh gióng bay cởi áo giáp sắt bay về trời là biểu hiện cao cho khát vọng chấm dứt chiến tranh, mong muốn có cuộc sống hòa bình.
+ Dân tộc Việt Nam còn có tinh thần nhân ái nhân văn cao cả.
Thể hiện ở tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn
Lá lành đùm lá rách
Lòng khoan dung độ lượng đối với kẻ thù: hiếm có dân tộc nào trên thế giới như ở Việt Nam ta, khi quân giặc thất bại không những tha chết còn tạo điều kiện để trở về nước.
Tha chết, cấp lương thảo, xe, ngựa cho về.
2. Các tộc người cư trú đan xen, không có lãnh thổ riêng, không đồng đều về số lượng dân cư.
- Cư trú đan xen: Do lịch sử Việt Nam luôn có những biến động, nhiều bộ phận dân cư bị phân tán di cư đi sống ở nhiều nơi nên các tộc người không có lãnh thổ riêng mà sống đan xen cài răng lược với nhau.
+ Cả nước chia thành 5 vùng cư trú lớn:
Đồng bằng trung du gồm có Kinh, Hoa, Chăm, Khơme
Đông bắc: Tày, Nùng, Dao
Tây bắc: Thái, Mông, Mường
Vùng Trường Sơn Tây Nguyên chủ yếu là các tộc người ở nhóm ngôn ngữ Nam đảo như Êđê, Chu Ru
Vùng Tây nam bộ: Xơ đăng, Cờ ho
Do điều kiện lịch sử nước ta, có dân tộc bản địa, có dân tộc đến trước, có dân tộc đến sau. Quá trình sinh sống lại có sự di chuyển có thể là do lịch sử để lại (chiến tranh, thiên di), do chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước (nhập tách đơn vị hành chính, đưa người miền xuôi lên miền núi, thành lập các nông trường), do yếu cầu cuộc sống cho nên các dân tộc Việt Nam cư trú đan xen không có lãnh thổ riêng.
Người Tày cư trú ở 6 tỉnh vùng đông bắc, ngoài ra còn sống ở Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai. Người Thái cư trú ở 3 tỉnh tây bắc, ngoài ra còn sống ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình. Người Dao, Mèo, Mường cư trú phân tán ở miền bắc cho đến tây Nghệ An. Số liệu thống kê cho thấy có xã có đến 6 – 7 dân tộc, huyện có tới 14 – 15 dân tộc. Ở nhiều nơi người kinh cư trú xen kẽ trong các vùng dân tộc ít người.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn là nơi sinh sống của người Tày, Thái, Nùng, Mông, Quảng Trị, Huế có người Bru – Vân Kiều, người Cơ tu, người Tà Ôi sinh sống
+ Sống đan xen không có lãnh thổ riêng cho tộc người nên luôn bảo lưu được ý thức toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Do sống đan xen như vậy nên ý thức về lãnh thổ tộc người gần như không tồn tại. Trong ý thức của mỗi tộc người chỉ có một lãnh thổ duy nhất, đó là lãnh thổ của quốc gia – dân tộc Việt Nam. Nó khác với các dân tộc khác trên thế giới đều tự ý thức và xác định về lãnh thổ của mình như: Anbani, Israel
+ Sống đan xen tạo sự thống nhất trên nhiều mặt.
Cư trú phân tán, xen kẽ giữa các tộc người nước ta tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết, hòa hợp và xích lại gần nhau, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau; cư trú đan xen dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các tộc người, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ các tộc người ngày càng phổ biến tạo nên sự đoàn kết thống nhất.
Tuy nhiên chung sống gần nhau, có thể do chưa thật hiểu nhau, hoặc khác nhau về phong tục tập quán, hoặc bị kẻ thù lợi dụng mà có thể có tranh chấp, va chạm về lợi ích trong quá trình lao động sản xuất hoặc trong tổ chức đời sống.
- Các tộc người có số lượng dân số không đều: người Việt (Kinh) chiếm 85,72% dân số, 53 tộc người thiểu số chiếm 14,28% dân số
Cả nước có 85.846.997 trong đó người Kinh có 73.594.427 người chiếm 85,72%. Các tộc người thiểu số có 12.252.570 người chiếm 14,28%
7 tộc người có dân số trên dưới 1 triệu: Tày, Thái, Mường, Mông, Khme, Nùng, Hoa
11 tộc người có dân số xấp xỉ 10 vạn đến 50 vạn: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông.
18 tộc người có dân số từ 1 vạn đến dưới 10 vạn: Thổ, Xtiêng, Khơ Mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Giáng, Tà Ôi, Mạ, Giẻ - Triêng, Co, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru, Lào, La Chí, Kháng, Phù Lá.
11 tộc người có dân số từ hơn 1000 đến gần 1 vạn: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống.
5 tộc người có dân số từ 300 đến 500 người: Si La, Pu Péo, Sơ Măm, Brâu, Ơ Đu
- Phân bố dân cư không đều: dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và đô thị (¼ S, ¾ dân số) thưa thớt ở miền núi và vùng sâu, vùng xa làm cho mật độ dân số không đều.
Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng, đô thị và miền núi: đồng bằng ¼ S chiếm ¾ DS, khu vực đồng bằng sông hồng có mật độ cao nhất 1225 người/km2, gấp 5 lần mật độ dân số cả nước (254/km2)
Miền núi ¾ S, ¼ DS, Tây Nguyên 89/km2, Tây bắc 69/km2
Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị
Nông thôn 71,4% (60.410.101) , có xu hướng giảm
Thành thị 29,6 % (25.436.896), có xu hướng tăng.
Nguyên nhân: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ.
Phân bố dân cư không đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng như sử dụng lao động, khai thác tài nguyên
Phân bố lại dân cư là yêu cầu tất yếu, bằng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch như di dân xây dựng vùng kinh tế mới, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn miền núiđể tái phân bố dân cư hợp lý.
3. Các tộc người đều có ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng cùng tạo dựng nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
a. Đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa
* Ngôn ngữ: mỗi tộc người đều có ngôn ngữ riêng, đó là tiếng nói và có thể có chữ viết riêng.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, do điều kiện sống xen kẽ đặt ra nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày nên có nhiều dân tộc sử dụng song ngữ hay đa ngữ.(người Xinh mun, Kháng, Cống nói tiếng Thái, người Cờ lao nói tiếng Nùng, người Pu péo cũng sử dụng ngôn ngữ Hmông)
Về chữ viết, theo thống kê hiện nay có 26 tộc người có chữ viết riêng, làm phương tiện giao tiếp trong dân tộc mình.
Tuy có tiếng nói và có thể có chữ viết riêng nhưng các dân tộc đều học tiếng Việt và chữ quốc ngữ, đó là nhu cầu để phát triển, để củng cố đoàn kết thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt và chữ quốc ngữ được coi là ngôn ngữ phổ thông, được luật hóa để làm công cụ giao tiếp của người Việt Nam.
* Văn hóa:
- Đa dạng về đặc trưng sinh hoạt văn hóa
+ Mỗi tộc người có đặc điểm văn hóa riêng và cùng tạo thành bản sắc văn hóa chung phong phú đa dạng
+ Do điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, môi trường tự nhiên và xã hội của các tộc người khác nhau nên hình thành các đặc điểm văn hóa của mỗi tộc người khác nhau.
Văn hóa tộc người là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần mà tộc người đó sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Vì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mà nền tảng tinh thần lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, lịch sử cũng như môi trường tự nhiên và xã hội, cho nên mỗi tộc người có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau nên có đặc điểm văn hóa khác nhau.
+ Sự khác nhau về văn hóa tộc người biểu hiện trên các lĩnh vực (văn hóa sản xuất, văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa nhận thức, văn hóa nếp sống gia đình, xã hội )
Văn hóa sản xuất: thể hiện trong việc chế tạo công cụ lao động như cày, cuốc có sự khác nhau về hình dáng, kích cỡ.
Văn hóa đảm bảo đời sống: có sự khác nhau trong ăn, mặc, ở.
Văn hóa nhận thức: nhận thức về tự nhiên, xã hội và bản thân con người có sự khác nhau thể hiện trong tín ngưỡng, tôn giáo, cách thờ cúng, trong kho tàng văn học dân gian.
Văn hóa nếp sống gia đình, xã hội: sự khác nhau thể hiện trong các quan niệm, việc làm trong sinh, đẻ, tang ma, cưới hỏi
- Đa dạng về cảnh quan văn hóa: đồng bằng, trung du, miền núi.
- Đa dạng về văn hóa vùng miền: thể hiện qua các sắc thái văn hóa địa phương hay còn gọi là văn hóa vùng
Do đặc điểm của địa hình nên ở nước ta có những khu vực mang tính chất khí hậu riêng của từng vùng với các đặc tính sinh thái riêng nhất định nên các dân tộc sống ở vùng đó sáng tạo nên các giá trị văn hóa vùng vừa mang bản sắc tộc người vừa mang thông số chung của vùng miền. Việt Nam được chia thành 7 vùng văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam trung bộ, Trường Sơn – Tây Nguyên, và đồng bằng châu thổ Nam bộ. Mỗi vùng có sắc thái văn hóa riêng.
b. Thống nhất
- Thống nhất trên tất cả các mặt: ngôn ngữ, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
- Thống nhất là do:
+ Cùng cư trú và có cùng vận mệnh trong một quốc gia dân tộc
+ Cùng có chung bối cảnh văn hóa Đông Nam Á
+ Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa bản địa phát triển liên tục từ thời đồ đá cũ sang thời đồ đá mới và thời đại kim khí
+ Nền văn hóa Việt Nam thường xuyên giao thoa và tiếp biến với các nền văn hóa khác làm giàu văn hóa dân tộc
4. Các tộc người có trình độ phát triển không đồng đều cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – kỹ thuật nhưng có sự quản lý chung thống nhất của Nhà nước và có sự giao lưu thông thương, hòa đồng giữa các tộc người, các khu vực.
a. Trước 1945
- Về xã hội các tộc người ở Việt Nam có thể chia thành 3 mức phát triển sau.
+ Các tộc người cư trú ở đồng bằng và trung du đã có sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Các thiết chế xã hội tộc người ở vào trình độ phát triển như người Việt, Chăm, Hoa, Khme
+ Các tộc người Mường, Tày, Thái, Hmông ở vào giai đoạn phân hóa giai cấp sơ kỳ ( xã hội phong kiến sơ kỳ)
Lúc này đã có sự phân hóa giai cấp nhưng ở mức độ thấp hơn như: chế độ phìa thạo của người Thái, chế độ thổ ty của người Tày, chế độ lang tạo của người mường.
+ Một số tộc người đang trong giai đoạn quá độ sang xã hội có giai cấp, phân hóa xã hội chưa rõ ràng. Trong xã hội còn bảo lưu nhiều tàn dư nguyên thủy.
Như các tộc người ở Trường Sơn – Tây Nguyên, ở miền núi Trung bộ, Tây Bắc, nhóm cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khme, Tạng – Miến, Nam đảo.
Một số tộc người như Khơ-mú, Xơ đăng, Kháng, Xinh mun đang ở thời kỳ manh nha có giai cấp, đứng đầu bản làng là già làng, trưởng bản. Làng ở đây là các công xã láng giềng, đất đai thuộc sở hữu tập thể.
Tàn dư nguyên thủy còn khá đậm nét ở một số tộc người, chẳng hạn dấu tích thời kỳ mẫu quyền còn thấy ở người Ê-đê, Raglai
- Về mặt kinh tế các tộc người có các mức phát triển khác nhau
+ Có một số tộc người kinh tế chiếm đoạt tự nhiên còn giữ vai trò nhất định như La Hủ, Rục; mức ít hơn như Ba Na, Mnông, Kháng. Hầu hết các tộc người thiểu số kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp.
+ Đối với các tộc người cư trú ở vùng thung lũng đã biết kết hợp giữa canh tác lúa nước và nương rẫy trình độ sản xuất phát triển khá cao.
Như Tày, Thái, Mường, ngoài trồng lúa họ còn trồng các loại cây công nghiệp như hồi, quế, mận, đào và phát triển chăn nuôi. Tộc người Thái đã có truyền thống canh tác lúa nước gắn liền với phát triển thủy lợi.
+ Đối với các tộc người cư trú ở đồng bằng như Việt, Chăm, Khme là những cư dân nông nghiệp lâu đời trình độ sản xuất rất cao, hệ thống thủy lợi rất phát triển.
b.Từ 1945 đến nay
- Người Kinh, kinh tế phát triển nhất; các tộc người Tày, Mường, Thái khá phát triển, một số tộc người kém phát triển, có tộc người suy thoái như Rục, Ơ đu, Rơ măm.
- Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chính sách xóa đói giảm nghèo, quan tâm vùng sâu vùng xasẽ từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các tộc người, các vùng miền.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, các dân tộc Việt Nam đã có sự phát triển mới
Trình độ kinh tế xã hội giữa các vùng, miền, các dân tộc đã dần được thu hẹp
Đời sống đồng bào miền núi, vùng cao đã được cải thiện rất lớn.
Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
KẾT LUẬN
Do điều kiện lịch sử - tự nhiên quy định mà quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam có nét riêng và đã tạo nên đặc điểm riêng của DTVN. Nổi bật là sự thống nhất trong đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất. Chúng tác động biện chứng với nhau. Do vậy việc nghiên cứu và xác định đúng đắn quá trình hình thành và phát triển DTVN là một trong những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu và tìm hiểu DTVN ở đây với tư cách là cộng đồng tộc người DT, một loại hình cộng đồng tộc người trưởng thành cả về quốc gia dân tộc, cả về tộc người. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đảng và Nhà nước đề ra quan điểm, chính sách KT – XH, nhất là chính sách dân tộc một cách đúng đắn, thiết thực. Là người học viên, việc nghiên cứu nắm vững những đặc điểm của DTVN có ý nghĩa lớn góp phần nâng cao nhận thức và năng lực công tác của mỗi người, nhất là trong công tác dân vận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dt5_7583.doc