Lịch sử văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 5: Xã hội là gì? Những nguyên lý tổ chức xã hội. - Con người là cá nhân không thể chia cắt được, đồng thời là sinh vật có tính xã hội cao nhất, con người không chỉ sống cùng với tự nhiên mà còn sống với nhau tạo thành những cộng đồng và giữa con người với con người nảy sinh những quan hệ ngày càng phức tạp. Vậy xã hội là gì? Xã hội là tổ chức các mối quan hệ giữa con người với con người: quan hệ gia đình, làng xã, quốc gia, dân tộc,. - Xã hội là toàn bộ những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động những đoàn thể, những yếu tố hợp thành 1 tổ chức và được điều khiển bằng 1 thể chế nhất định. Theo Mác, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Xã hội được hiểu như những cơ cấu và chức năng - Cơ cấu thể hiện tương quan giữa những thành phần tạo nên xã hội: những tầng lớp, những giai cấp, những nhóm người chức năng thể hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động ấy thuộc 1 hệ thống. - Ví dụ về cơ cấu và chức năng của gia đình. Gia đình được coi là tế bào của xã hội và cũng là 1 xã hội thu nhỏ mà mối quan hệ giữa con người với con người dựa trên 1 loạt các nguyên tắc tình cảm, dòng máu, luân lý cũng có sự thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào hình thức hôn nhân cụ thể. - Trong xã hội có 3 nguyên lý cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành sự vật xã hội. - Nguyên lý 1: nguyên lý cùng huyết thống (cội nguồn, dòng máu): đây là “cương lĩnh tự nhiên” của loài người, là nguyên lý xuất hiện ngay từ những buổi đầu của lịch sử loài người. Có thể coi đây là 1 nguyên lý liên đại hay đó là 1 hằng số văn hóa dân gian. Vì nó là 1 nguyên lý cơ bản hình thành mối quan hệ giữa con người với con ngươi. Ví dụ: gia đình , dòng học là 1 bộ phận quan trọng cấu thành nên xã hội.

docx14 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở văn hóa Việt Nam Câu 1: Trình bày các khái niệm văn hóa và nêu ví dụ: Văn hóa là 1 sản phẩm do con người sáng tạo ra từ thử bình minh của xã hội loài người nhưng hiện nay khái niệm về văn hóa vẫn chưa được thống nhất. Phương Đông: Trung Quốc: văn hóa là 1 phạm trù đối lập với vũ trụ, văn hóa = văn+hóa. Trong đó, văn là cái đẹp được biểu hiện trong lễ nhạc, ngôn ngữ, cách cai trị, quy tắc ứng xử đẹp đẽ. Hóa là giáo dục giáo hóa con người hướng tới cái chân thiện mĩ Việt nam: + Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát minh và sáng tạo ra ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật, đạo đức, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc , ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phátminhđó là văn hóa” => nhấn mạnh đến mục đích sáng tạo văn hóa. + Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “nói tới văn hóa là nói tới 1 lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử... cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với ý nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị tư tưởng và tinhg cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của 1 cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ minhg không ngừng lớn mạnh. + PGS.TS Trần Ngọc Thêm lại đưa ra định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác giữa môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”. nêu 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. +Nguyễn Từ Chi lại cho rằng: tất cả những gì không phải tự nhiên đều là văn hóa. => nhấn mạnh vai trò của con người trong việc sáng tạo nên văn hóa. Ví dụ như câu chuyện hong vọng phu – núi vọng phu. Phương tây: Một số học giả Mỹ cho rằng: “ văn hóa là tâm gương nhiêu mặt, phản chiêu đời sống và nếp sống của 1 cộng đồng dân tộc. Định nghĩa văn hóa của UNESCO: “ văn hóa hiện nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của 1 xã hội hạy 1 nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, các phong tục và những tĩn ngưỡng văn hóa: văn hóa đem lại cho con người khái niệm suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có tính lí trí, có đầu óc, phê phán và dẫn thân 1 cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là 1 phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo lên những công trình vượt trội lên bản thân. => văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa tạo ra sự khác biệt Văn hóa là động lực cho sự phát triển. Theo quan điểm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa: + Di sản văn hóa vật thể ( tangible): các công trình kiến trúc, vật chất,.. + Di sản văn hóa phi vật thể(intangible): ẩm thực, văn chương, ngôn gữ, nghi thức,...=> sự phân chia mang tính tương đối. Kết luận: các khái niệm về văn hóa tóm lại có thể quy văn hóa về 2 loại: Văn hóa theo nghĩa rộng: lối sống, lối suy nghĩ, lỗi ứng xử,.. Văn hóa theo nghĩa hẹp: văn học, văn nghệ, học vấn,... Câu 2: Hãy chứng minh con người Việt Nam vừa là chủ thể, vừa là khách thể của văn hóa Việt Nam? Nói con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa là do: khi con người sáng tạo ra văn hóa thì con người đóng vai trò là chủ thể và khi con người là đại biểu mang giá trị sáng tạo thì con người đóng vai trò là khách thể. Văn hóa và con người là 2 khái niệm không tách rời nhau. Con người xuất hiện từ lúc nào thì văn hóa xuất hiện từ lúc đó. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, con người không ngừng sáng tạo để làm nên các giá trị văn hóa. Ví dụ cho những giá trị văn hóa có thể kể đến ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán và lỗi sống từ xưa đến nay (chữ Hán, Nôm,Quốc Ngữ, nghệ thuật tuồng, chèo, tục ăn trầu, hay phong tục thờ cũng tổ tiên là những nét đẹp do con người sáng tạo ra để bày tỏ lòng biết ơn, tấm lòng hiếu thảo với ông ba, tổ tiên tới những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng) Con người là khách thể của văn hóa khi con người là 1 vật mang văn hóa tiêu biểu. Các giá trị văn hóa vật chất có thể mất đi nhưng nếu con người – vật mang văn hóa còn thì nền văn hóa vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Ví dụ như trong suốt thời kì Bắc Thuộc, thực dân phương Bắc luôn tìm cách đồng hóa văn hóa, xóa bỏ văn hóa nước ta, nhưng với lòng yêu nước, người Việt Nam vẫn bảo tồn văn hóa Việt Nam trường tồn cùng năm tháng. Ví dụ xét trên phương diện lỗi sống: môi trường tự nhiên đã tác động đến văn hóa ăn mặc cả con người. ở miền Bắc, khí hậu có 4 mùa rõ rệt, con người ăn vận theo thời tiết từng mù, mùa đông mặc áo ấm, mùa hè mặc áo mát. Trong miền nam phần lớn quanh năm nắng nóng, con người chọn cho mình chất liệu vải mát, mặc áo cộc tay. Hay những người sống trên rẻo cao thường ăn mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ giống như đặc trưng của núi rừng.... Xét trên phương diện con người, “ sản phẩm” văn hóa tiêu biểu nhất là các danh nhân. Họ luôn xuất hiện ở mọi dân tộc, mọi thời đại. Họ là những đại diện kiệt xuất cho nền văn hóa của dân tộc mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển, nâng tầm nền văn hóa của dân tộc mình. Có thể kể đến trong lịch sử Việt Nam có Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi... Một số ví dụ khác cho những giá trị văn hóa được con người sáng tạo ra đó chính là con người – con người văn hóa. Nói cách khác, đây là ví dụ rõ ràng nhất cho việc con người sáng tạo ra giá trị văn hóa, vừa là sản phẩm có giá trị văn hóa – tức là vừa là chủ thể, vừa là khách thể văn hóa. Câu 3: trình bày những đặc điểm tự nhiên của môi trường và ảnh hưởng của nó tới văn hóa Việt Nam. Khái quát: Tự nhiên là những cái đương nhiên tồn tại, có trước con người và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Trong đó môi trường tự nhiên là tổng thể những yếu tố tự nhiên bao quanh và có tác động vào con người: đất, nước, không khí,.. con người là sản phẩm của tự nhiên, tồn tại bên trong và dựa vào tự nhiên, không thể tách rời. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, không thích nghi, biến đổi(tự nhiên, xã hội, chính mình). Do đó môi trường tự nhiên quyết định bản sắc văn hóa con người. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, những đặc điểm của môi trường tự nhiên Việt Nam cso ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam. Đặc điểm của môi trường tự nhiên và ảnh hưởng của nó tới văn hóa Việt Nam: Vị trí địa lý: Việt Nam là 1 quốc gia nằm trong khu vực ĐNÁ có vị trí là “ ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh” Do nằm ở vị trí bán đảo Đông Dương, VN là cầu nối để mở vào ĐNÁ từ Ấn Độ và Trung Quốc, do vị trí là cầu nối giao lưu , tiếp xúc văn hóa giữa 2 nền văn hóa lớn Trung - Ấn nên quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa ở VN diễn ra rất mạnh đối với cả phương Đông và phương Tây: Văn hóa VN là sản phẩm của quá trình giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Phương Đông: Giao lưu tiếp xúc với văn hóa TQ từ rất sớm, từ thời kỹ Bắc thuộc. Ví dụ: tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, Nho Giáo, nghề thủ công, hạt giống cây trồng,... Giao lưu tiếp xúc với Ấn Độ thông qua con đường truyền giáo, buôn bán và hôn nhân. Ví dụ: phật giáo, đạo bà la môn, kiến trúc (champa) Phương Tây: Diễn ra từ đầu công nguyên thông qua con đường buôn bán và truyền đạo, sau này thì VN trở thành mục tiêu của nhiều đế quốc xâm lược nhưng những ảnh hưởng văn hóa rất lớn tới hầu hết mọi mặt của đời sống. Ví dụ: trang phục, kiến trúc, phương tiện giao thông, giáo dục, tôn giáo, văn hóa – môi trường,.. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố văn hóa tích cực cũng có các yếu tố tiêu cực du nhập vào VN. Ví dụ như các tệ nạn xã hội. Tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng nóng, mưa nhiều => quy định tính thực vật trong văn hóa VN: VN nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ cao, độ ẩm lớn: cân bằng bức xạ rất lớn, độ ẩm > 80%, động thực vật pát triển xanh tốt quanh năm, hệ sinh thái phồn tạp đa dạng trong đó thực vật phát triển hơn động vật do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với cho thực vật, trong khi đó thời kỳ hái lượm vượt trội hơn so với săn bắt và động vật chủ yếu là thủy hải sản, động vật chỉ vừa và nhỏ. Văn minh VN là nền văn minh thực vật hay văn minh thôn dã với văn hóa lúa nước - mang tính chất thực vật in đạm dấu nét trong đời sống văn hóa sinh hoạt hàng ngày của người VN. Biểu hiện: Mô hình bữa ăn truyền thống của người Việt: CƠM – RAU – CÁ. “ thịt cá là hương là hao, tương cà là gia sản” => nhấn mạnh yếu tố thực vật “ cơm” trong bữa ăn. Không có thói quen ăn sữa thịt và các sản phẩm từ sữa động vật do không có truyền thống chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là chăn nuôi gắn với trồng trọt, phục vụ cho trồng trọt. Ví dụ như nuôi trâu bò làm sức kéo. Văn hóa Mặc: sợi vải mang tính chất tự nhiên: vải tơ chuối, vải đay, gai, bong => đều là thực vật, nhấn mạnh yếu tố thực vật. Tín ngưỡng tâm linh: tục thờ cây, tục thờ hồn lúa, tục khảo cây “thần cây đa ma cây gạo cáo cây đề”. Hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc => tính sông nước trong văn hóa VN Đặc điểm địa hình VN: Trải dài, hẹp ngang, trong đó diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích cả nước, nhiều sông ngòi và phân bố đều khắp, phía Đông và Nam có bờ biển kéo dài trên 2000 km, ven bờ có nhiều vũng vịnh đầm phá. Do có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, đa dạng (nước ngọt, nước mặn, nước nợ), trong đó có nhiều con sông lớn như sông Hông, sông Cửu Long, sông Thái Bình,.. Văn hóa VN chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường nước hay nói cách khác môi trường sông nước được coi là yếu tố quan trọng đặc biệt khi xem xét về những vấn đề văn hóa VN và đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm địa hình, địa lý, khí hậu. Biểu hiện trong văn hóa: Ăn: mô hình CƠM – RAU – CÁ: trong đó cá là 1 món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực VN với nhiều loại phong phú như cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ,.. “ có cá đổ vạ cho cơm”, “ con cá đánh ngã bát cơm” Mặc: thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc: + Nam thì cởi trần đóng khố +Nữ mặc váy có thể vén cao Phù hợp với môi trường sông nước và thoáng mát thích hợp với khí hậu nóng ẩm. Cư trú: các làng ven sông, trên sông “ vạn chài”, “bến” những đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư sông, chợ nổi trên sông. Ví dụ như chợ nổi Cần Thơ; thủ đô Hà Nội là 1 thành phố nằm giữa những con sông lớn: “Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này” Nhà ở: ở nhà sàn, nhà có mái hình thuyền, nhà – ao , nhà thuyền Đi lại: chủ yếu bằng phương tiện thuyền, đò,.. Tập quán sản xuất và kĩ thuật canh tác: trồng lúa nước, coi trọng yếu tố nước “ nhất nước nhì phân tam cần tứ giống”, đắp đê, đào ao, kênh mương Quan niệm tín ngưỡng, tôn giáo: + Ông tổ Lạc Long Quân vốn gốc từ nước + Quan niệm cõi trần, cõi âm cách nhau 1 dòng sông, táng mộ thuyền, tục cho tiền vào miệng người chết + Thờ cá, thần rắn, thủy thần Sinh hoạt văn hóa cộng đồng: đua thuyền, bơi chải, múa rối Phong tục tập quán ca dao, thành ngữ, nghệ thuật (chèo, tuồng, hò, lí,..) Hình ảnh sông nước, con thuyền ăn sâu vào tâm thức người VN: + Nghị lực: “ chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo” + Tình yêu, sinh nở, đạo đức, mẫu tử,... phụ nữ sinh con = vượt cạn Ảnh hưởng tới tâm lí , tính cách, cách ứng xử của con người VN: mềm mại, linh hoạt như nước và có sự thay đổi thích nghi với hoàn cảnh về hình dạng nhưng vẫn giữ bản chất: “ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” . linh hoạt trong giao lưu tiếp xúc văn hóa “ chính trị đi qua, văn hóa ở lại”. Nhiều thiên tai, khí hậu bất thường, dịch bệnh => cuộc sống khó khăn, nghèo đói,.. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều biến động, khí hậu khắc nghiệt lũ lụt, bão tố, tai biến bất ngờ, dịch bệnh cho cả người và động vật => hàng ngàn năm qua nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh kiên cường, chống trọi với thử thách của thiên nhiên, từ đó hun đúc nên tính cách kiên cường, tinh thần cộng đồng đoàn kết của người VN trong cộng đồng. Ví dụ: quá trình chinh phục và khai phá châu thổ Bắc Bộ, mô hìn cư trú làng xã “gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo” Kết luận: đặc điểm môi trường VN mang đặc trưng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa trong đó yếu tố thực vật và sông nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và các đặc trưng này đã có ảnh hưởng lớn đến văn hóa VN, quy định văn hóa VN mang đậm tính thực vật và tnhs sông nước. Cũng chính các đặc điểm tự nhiên quyết định sự khác biệt văn hóa VN và TQ, cho thấy sự khác biệt từ nguồn gốc, bản chất, khẳng định sự tồn tại độc lập của văn minh, văn hóa bên cạnh các nền văn hóa lớn như văn hóa Hoàng Hà – Trung Hoa,... Câu 4: trình bày và phân biệt khái niệm: văn hóa, văn hiến, văn vật, văn minh Hiện nay, có rất nhiều người hay có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng các khái niệm Văn hóa – văn minh, văn hiến – văn vật. Nhưng xét về bản chất, các khái niệm này có sự khác nhau. Trước hết về khái niệm văn hóa và văn minh: Định nghĩa: theo giáo sư Trần Ngọc Thêm định nghĩa: văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Văn hóa = văn + hóa tức là vẻ đẹp được giáo huấn, giáo hóa. Như vậy văn hóa mang cả giá trị vật chất và tinh thần. Ví dụ: tập tục nhuộm răng đen, lễ hội ngày mùa,... Trong khi văn minh được định nghĩa là “trình độ phát triển” tức là chỉ 1 xã hội đạt tới mức độ tổ chức đô thị và có chữ viết, văn minh là chỉ trình độ phát triển của văn hóa về đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thơi đại hoặc cả nhân loại. Trong khi văn hóa luôn có bề dày lịch sử thì văn minh chỉ là 1 lát cắt đồng đại cho biết trình độ phát triển của từng giai đoạn, từng khu vực. Nói đến văn minh, người ta liền nghĩ ngay đến những tiện nghi vật chất. Ví dụ: xe lửa, máy bay là 1 sản phẩm của văn minh chứ không phải của văn hóa. => văn minh luôn thay đổi, văn hóa thì ít thay đổi hơn. Về giá trị: như vậy văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính giá trị: văn hóa chứa đựng cả giá trị vật chất và tinh thần còn văn minh chỉ thiên về giá trị vật chất. Vì vậy văn minh có thể so sánh cao thấp còn văn hóa chỉ là sự khác biệt. Về phạm vi: sự khác biệt của văn minh và văn hóa về giá trị tinh thần và lịch sử dẫn đến sựu khác biệt về phạm vi. Văn hóa mang tính dân tộc, còn văn minh mang tính quốc tế, nó đặc trưng cho cả 1 khu vực rộng lớn hoặc nhân loại bởi vật chất dễ phổ biến và lây lan. Về nguồn gốc: sư khác biệt tiếp theo là về nguồn gốc: văn hóa gắn nhiều hơn với phương Đông – nông nghiệp còn văn minh thì gắn bó nhiều hơn với phương Tây – đô thị. Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại tại Châu Á – Âu có sự hình thành 2 vùng văn hóa lớn: “Phương Đông” – khu vực ĐNÁ và Châu Phi với các nền văn hóa lớn như TQ, Ấn Độ, Ai Cập,.. phương Tây bao gồm toàn bộ Châu Âu với các nền văn hóa lớn như Hi Lạp – La Mã. Từ văn hóa trong tiếng lating có nghĩa là trồng trọt còn từ văn minh có nghĩa là thành phố. ở VN còn có 2 khái niệm nữa là văn hiến và văn vật: Theo định nghĩa: văn hiến (văn là đẹp, hiến là hiền tài) văn hiến là “ truyền thống” văn hóa tinh thần, tức là văn hiến thiên về những giá trị văn hóa tinh thần do người hiền tài sáng tạo ra. Còn văn vật ( văn là đẹp, vật là vật chất), thiên về những vẻ đẹp văn hóa vật chât, biểu hiện ở những công trình kiến trúc, hiện vật có giá trị văn hóa nghệ thuật, lịch sử. Ví dụ như nhà hát lớn, văn miếu quốc tử giám, chùa 1 cột,.. Còn văn hiến thiên là những giá trị thiên về tinh thần. Ví dụ: phong tục tập quán, truyền thống , văn hóa nghệ thuật: ca trù, quan họ,... Từ các định nghĩa trên cho thấy văn hiến và văn vật đều chỉ là những khái niệm bộ phận của văn hóa mang tính lịch sử và dân tộc, chúng chỉ khác “văn hóa” ở độ bao quát các giá trị: Văn hiến là văn hóa thiên về giá trị tinh thần,” truyền thống lâu đời” còn văn vật thiên về giá trị vật chất. Do vậy ông cha ta thường nói: Đất nước nghìn năm văn hiến nhưng lại nói Hà Nội – Thăng Long ngàn năm văn vật. Kết luận: như vậy 4 khái niệm văn hóa – văn minh, văn hiến – văn vật là các khái niệm khác nhau, ta cần chú ý phân biệt rõ khi sử dụng. Tuy nhiên về bản chất chúng đều giống nhau đó đều là những giá trị do con người sáng tạo ra. Câu 5: Xã hội là gì? Những nguyên lý tổ chức xã hội. Con người là cá nhân không thể chia cắt được, đồng thời là sinh vật có tính xã hội cao nhất, con người không chỉ sống cùng với tự nhiên mà còn sống với nhau tạo thành những cộng đồng và giữa con người với con người nảy sinh những quan hệ ngày càng phức tạp. Vậy xã hội là gì? Xã hội là tổ chức các mối quan hệ giữa con người với con người: quan hệ gia đình, làng xã, quốc gia, dân tộc,.... Xã hội là toàn bộ những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động những đoàn thể, những yếu tố hợp thành 1 tổ chức và được điều khiển bằng 1 thể chế nhất định. Theo Mác, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Xã hội được hiểu như những cơ cấu và chức năng Cơ cấu thể hiện tương quan giữa những thành phần tạo nên xã hội: những tầng lớp, những giai cấp, những nhóm người chức năng thể hiện các hoạt động đáp ứng nhu cầu của xã hội, các hoạt động ấy thuộc 1 hệ thống. Ví dụ về cơ cấu và chức năng của gia đình. Gia đình được coi là tế bào của xã hội và cũng là 1 xã hội thu nhỏ mà mối quan hệ giữa con người với con người dựa trên 1 loạt các nguyên tắc tình cảm, dòng máu, luân lý cũng có sự thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào hình thức hôn nhân cụ thể. Trong xã hội có 3 nguyên lý cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành sự vật xã hội. Nguyên lý 1: nguyên lý cùng huyết thống (cội nguồn, dòng máu): đây là “cương lĩnh tự nhiên” của loài người, là nguyên lý xuất hiện ngay từ những buổi đầu của lịch sử loài người. Có thể coi đây là 1 nguyên lý liên đại hay đó là 1 hằng số văn hóa dân gian. Vì nó là 1 nguyên lý cơ bản hình thành mối quan hệ giữa con người với con ngươi. Ví dụ: gia đình , dòng học là 1 bộ phận quan trọng cấu thành nên xã hội. Nguyên lý 2: nguyên lý đất( cùng chỗ): cùng khu vực sinh sống hay trong văn hóa VN người ta thường gọi là quan hệ hàng xóm láng giềng. Nguyên lý này đóng vai trò quan trọng từ thời đại đá mới hay thời cách mạng công nghiệp cách đây khoảng 10000 năm khi có nhu cầu định cư và chuyên môn hóa lao động. Ví dụ: sự hình thành làng xã hàng xóm láng giếng là do nhu cầu định cư, canh tác lúa nước nông nghiệp của người Việt cổ và nhu cầu chống thiên tai, nạn giặc ,... => làng Việt cổ. Trong văn hóa Việt cổ truyền, nguyên lý cội nguồn và nguyên lý cùng chỗ là 2 nguyên lý nền tảng của các quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội mà ta có thể gắn với gia đình, gia tộc, làng xóm. Đây là 2 nguyên tố cơ bản và tương đối bền vững, chi phối các tổ chức xã hội. Nguyên lý 3: ngoài ra còn có nguyên lý cùng lợi ích: đây là nguyên lý của các quan hệ tầng lớp, giai cấp, nghệ nghiệp, giới tính,... nguyên lý này cũng góp phần hình thành lên những nhóm, những tổ chức xã hội. Ví dụ: các cơ quan, tập thể, clb, nhóm người cùng sở thích, hoạt động,... 4 điều kiện tác động đến sự hình thành văn hóa VN: Cơ cấu xã hội của các nhà nước, các dân tộc, các cộng đồng tuy đều dựa trên 3 nguyên lý cơ bản nói trên và phụ thuộc vào các hình thái kinh tế xa hội nhất đinh tùy vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà cs những đặc thù riêng biệt. Đối với VN nói riêng thì 4 điều kiện chính tác động đến sự hình thành xã hội VN là: 1, vị thế địa chính trị: VN là 1 quốc gia có vị trí địa chính trị - văn hóa đặc biệt, nằm ở vị trí cầu nối ĐNÁ lục địa và hải đảo, nằm ở điểm giao của những nền văn hóa lớn như TQ -Ấn Độ, do đó quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa diễn ra rất mạnh nhưng đồng thời cũng đòi hỏi bản lĩnh văn hóa VN “ hòa nhập nhưng không hòa tan” 2, vị trí địa lịch sử: do VN năm trong vị trí chiến lược quan trọng về cả chính trị văn hóa nên luôn chịu áp lực từ các nước lớn, đặc biệt là thế lực phong kiến phía Bắc. Cùng với đó là xu hướng mở rộng lãnh thổ của VN. Do đó lịch sử VN là lịch sử đấu tranh chống xâm lược phương Bắc và mở rộng lãnh thổ về phía Nam theo 2 hướng: Đông tiến: từ khi hình thành nhà nước Văn Lang dân cư Việt cổ đã có xu hướng tiến từ trên núi xuống đồng bằng trung du và từ đồng bằng tiến ra biển, mở rộng lãnh thổ về phía Đông => sát bờ biển. Quá trình này diễn ra đến hết thiên niên kỷ thứ 1 Nam tiến: diễn ra trong thiên niên kỷ thứ 2 trong thời độc lập tự chủ đã diễn ra 2 cuộc mở rộng lãnh thổ lớn về phía nam: + 1427: vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Champa mở rộng lãnh thổ đến vùng Bình Định và Quảng Nam ngày nay + 1802: sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi đã tiến hành mở rộng lãnh thổ phía Nam kéo dài từ Lũng Cú Hà Giang đến Mũi Cà Mau ngày nay 3, Văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, do sự đa dạng về tự nhiên và xã hội. Do điều kiện tự nhiên VN đa dạng với nhiều vùng miền, dân tốc khác nhau – Việt Nam là đa tộc người nên từ lâu VN đã là 1 quố gia có nhiều cộng đồng dân tộc với những đặc trưng văn hóa khác nhau và trong đó người Việt (Kinh) đóng vai trò chủ thể. Do đó văn hóa Vn có truyền thống đa dạng văn hóa các dân tộc nhưng vẫn hướng tâm vào văn hóa chủ thể - văn hóa Việt. 4, nền tảng kinh tế Vn là kinh tế nông nghiệp => văn hóa VN có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước mang tính chất tiểu nông, duy trì với cơ cấu tĩnh(tương đối). Đây là 1 nền văn hóa của kinh tế nông nghiệp chủ yếu theo phương thức cổ truyền mang sắc thái tiến hóa, trong đó chủ yếu hình thành văn hóa lúa nước, văn hóa xóm làng. Câu 6: Cơ cấu xã hội VN cổ truyền: Cơ cấu xã hội các nhà nước, các dân tộc , các cộng đồng tuy đều dựa vào 3 nguyên lý cơ bản: nguyên lý máu – đất – cùng lợi ích và phụ thuộc vào các hình thái kinh tế XH nhất định tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà có những đặc thù riêng. Do đó cơ câu XHVN truyền thống là cơ cấu được hình thành và tồn tại trong khoảng thời gian hình thành quốc gia, dân tộc cho đến khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa phương tây( chủ yếu là văn hóa Pháp vào cuối thế ký 19 đầu thế ký 20 ) năm 1945. Trước khi phân tích cơ cấu XHVN truyền thống chúng ta phải xem xét môi trường văn hóa VN truyền thống Thứ nhất: VN là 1 quốc gia có vị trí địa chính trị văn hóa đặc biệt nằm ở điểm giao của các nền văn hóa lớn, là cầu nối giữa ĐNÁ lục địa và hải đảo => giao lưu tiếp xúc văn hóa lớn + bản lĩnh văn hóa VN hòa nhập nhưng không hòa tan. Thứ 2: Do vị trị địa lịch sử => lịch sử VN là lịch sử đấu tranh chống xâm lược phương bắc và mở rộng lãnh thổ về phía Nam theo 2 hướng đông tiến và nam tiến. Thứ 3: văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng do sự đa dạng về tự nhiên và xã hội Thứ 4: VHVN có đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước và mang tính chất tiểu nông. Trong xã hội VN truyền thống bao gồm cá nhân -> gia đình->dòng họ -> làng xã -> vùng mền -> đất nước. Trong đó làng là cơ cấu kinh tế xã hội chủ yếu trong xã hội VN truyền thống. Nét cơ bản nhất của kinh tế làng là mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân tự do khác với điền trang gia tộc Trung Hoa với tầng lớp gia tốc và khác với điền chủ và các đồn điền châu âu. Mối quan hệ nhà -> họ -> làng -> nước có phân biệt mà cũng có hòa hợp. Trong tâm thức dân gian, làng xóm như 1 gia đình mở rộng và “ nước” như 1 làng lớn nên xu thế chính của người Việt là kéo XH về với gia đình. Tóm lại cơ cấu XHVN truyền thống đạt tới 1 số điểm chung sau: XHVN là XH nông nghiệp -> VHVN là nền văn hóa nông nghiệp. Trong XH đó, gia đình (và gia đình mở rộng là dòng họ) ,làng xã là đơn vị xã hội cơ sở là 2 yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống XHVN. Đặc trưng của cơ cấu XHVN truyền thống là những gia đình tiểu nông trong những làng xã tiểu nông. Cơ cấu XHVN truyền thống bao gồm: Gia đình Gia đình trước bắc thuộc: gia đình thuần Việt chưa bị ảnh hưởng bởi văn hóa TQ Khái niệm gia đình: gia đình là 1 cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bới các mqh tình cảm, hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử hình thành từ rất sớm và đã trải qua 1 quá trình phát triển lâu dài . thực tế gia đình có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến XH. Trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình truyền thống trước bắc thuộc tồn tại theo 2 nguyên lý cơ bản: nguyên lý đực – cái : trọng yếu tố cái, âm tính. Vai trò của người phụ nữ được coi trọng, biểu hiện ở gia đình mẫu hệ ,con cái tính theo đằng mẹ, trong gia đình phụ nữ làm chủ. Thứ 2 là nguyên lý già trẻ: trọng người giá (kính lão đắc thọ). Gia đình sau bắc thuộc : tư tưởng Nho giáo làm biến đổi đặc điểm gia đình VN, xuất hiện gia đinh “vỏ tàu lõi Việt” Vỏ tàu: đó là ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc vào người Việt Do tư tưởng của nho giáo mang tính gia trưởng , trọng nam khinh nữ “ Nhất nam viết hữu nhị nữ viết cô” trong gia đình VN xuất hiện chê sdodoj phụ hệ, coi trọng nam giới, có sự phân biệt giữa họ nội và họ ngoại “ nhất nội nhị ngoại”, đan ông làm chủ gia đình quyết định toàn bộ mọi việc trong gia đình, con trai được đi học, con gái thì không và con cái phải theo họ bố học nội. Người đàn ông được lấy nhiều vợ nhưng người phụ nữ thì không và con cái thì “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thân phận người phụ nữ bị suy giảm vị trí “ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử ròng tử”. Lõi việt: Quy mô: gia đình phổ biến là gia đình hạt nhân hoặc gia đình nhỏ có xu hướng hạt nhân hóa. Trong đó gia đình hạt nhân gồm bố, mẹ, con chưa lấy chồng lấy vợ=> 2 thế hệ. Gia đình nhỏ gồm bố mẹ và gia đình nhỏ của con => 3 thế hệ. Gia đình lớn gồm 4 thế hệ trở lên và có xu hướng tách ra thành gia đình hạt nhân hoặc gia đình nhỏ. Kinh tế: chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp Vai trò của người phụ nữ tuy không được như trước nhưng vẫn quan trọng trong gia đình “ nữ tướng”, “tay hòm chìa khóa”. Dòng họ: Ký hiệu họ là tên các dòng họ + trước bắc thuộc: người việt chưa có họ mà gọi theo danh xưng đơn âm + sau bắc thuộc: có họ do chính quyền trung hoa áp đặt, đi mượn, hôn nhân + thay đổi ký hiệu họ ví dụ Ngô Tuấn là Lý Thường Kiệt Quan hệ trong dòng họ : chế độ cửu tộc + gắn kết giữa các thành viên trong dòng hộ là gắn kết về mặt tinh thần (1 người làm quan cả họ được nhờ) + liên kết trong dòng họ dựa vào từ đường và gia phả. Làng xã Khái niệm: làng là 1 đơn vị cộng cư có 1 vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, 1 hình thức tổ chức XH nông nghiệp, tiểu nông tự cấ tự túc, mặt khác là hình mẫu XH phù hợp , là cơ chế thích hợp với sản xuất tiểu nông đảm bảo sự cân bằng và vững chắc cho XH nông nghiệp. Được hình thành, được tổ chức theo 2 nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Nguyên lý cội nguồn: làng là 1 nơi ở của 1 họ để lại dấu ấn tên làng Nguyên lý cùng chỗ: các thành viên trong làng cộng cư, cùng sinh sống trên 1 địa bàn nên tự bản thân có ý thức gắn kết lại với nhau. Làng là 1 cấu trúc động, không có sự bất biến. Sự biến đổi của làng phụ thuộc vào sự biển đổi của cả đất nước qua tác động của mối liên hệ giữa làng và siêu làng. Cơ cấu đặc trưng công xã nông thôn “nửa kín, nửa hở” thể hiện tính linh hoạt của mô hình làng xã. Nửa kín:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxco_so_van_hoa_viet_nam_7888.docx