Một điều quan trọng là lễ cưới của người Lào không đòi hỏi phải có sự tham gia của
các vị sư như đám cưới của người Thái Lan. Nhiều người nhầm tưởng rằng phong tục của
Lào và Thái giống nhau song đám cưới cổ truyền tại hai nước được sắp đặt khác nhau.
Theo phong tục của người Lào, mặc dù không cần thiết nhưng cũng có thể mời các nhà
sư đến để làm lễ cầu nguyện trước hoặc sau ngày cưới . Trong ngày cưới không tiến hành
nghi lễ đó vì đám cưới không có liên quan đến tôn giáo. Thay vì đó buổi lễ sẽ được điều
hành bởi vị chủ lễ, thường là những người đứng tuổi hoặc các vị sư đã hoàn tục là người
trong làng. Trong văn hoá của người Thái Lan, họ không có lễ Su- khoắn cho các dịp đặc
biệt như đám cưới, đính hôn, liên hoan chia tay, mừng đầy tháng mà chỉ có dân tộc
Lào ở Thái Lan còn thực hiện lễ đó.
2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hay
ngoài khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng đồng hồ. Có
thể ví như trong một ngày người Lào tổ chức hai lễ cưới: một lễ cưới truyền thống( tức
lễ Su- khoắn) dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và một lễ cưới hiện
đại dành cho tất cả các vị khách mời gồm cả nam thanh nữ tú, bạn bè gần xa của cô dâu
chú rể.
Sự nhu nhập của văn hoá Tây- Âu trong những năm gần đây cũng làm biến đổi cách
thức tổ chức lễ ăn mừng đám cưới của người Lào. Ngày nay nó được tổ chức theo xu
hướng hiện đại song vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống. Có thể nhận định hiếm dân
tộc nào trên đất nước Châu Á trong giai đoạn hội nhập, phát triển không những du nhập
được nét văn hoá mới mà vẫn giữ vững được nét đặc trưng, đặc sắc như dân tộc Lào-
được thể hiện một cách rõ nét qua cách tổ chức lễ ăn mừng đám cưới.
7 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử văn hóa - Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của dân tộc Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA DÂN TỘC LÀO
PHẠM HƯƠNG GIANG
Tóm tắt: Việt Nam và Lào là hai xứ sở kề sát nhau và có quan hệ tình cảm gắn kết
qua nhiều thế kỷ. Có những điểm tương đồng song cũng có nhiều khác biệt trong phong
tục, tập quán của hai đất nước. Nghiên cứu về văn hóa Lào không thể không tìm hiểu về
phong tục cưới hỏi-một hình thức sinh hoạt tinh thần phong phú của dân tộc Lào. Cùng
với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Lào cũng có
sự thay đổi. Việc cưới xin ngày càng văn minh, giản tiện hơn nhưng không vì thế mà mất
đi những tập quán cổ truyền của dân tộc. Chính sự gìn giữ những yếu tố truyền thống đó
đã tạo nên nét văn hóa độc đáo và hết sức đặc trưng của dân tộc Lào.
Trong cuộc sống từ xưa đến nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội
bởi nó vừa kế thừa truyền thống, phong tục, tập quán của xã hội lại vừa đổi thay,cách tân
theo sự phát triển của thời đại qua từng thời kỳ.Ngày nay, sự du nhập của văn hóa Tây
Âu đã tác động và làm biến đổi đến nền văn hóa của nhiều nước trong khu vực châu Á.
Song hiếm có đất nước nào trong quá trình hội nhập và phát triển không những du nhập
được những nét văn hóa mới mà vẫn giữ được các phong tục cổ truyền như dân tộc Lào.
Điều đó được thể hiện một cách rõ nét qua văn hóa cưới hỏi của người Lào.
Nếu như quan niệm Việt Nam coi chuyện tiếp xúc giữa trai gái như lửa với rơm
thì người Lào lại quan niệm vấn đề nam nữ như cát với nước và theo lẽ tự nhiên, cát với
nước thu hút nhau qua tiếp xúc, giao tế. Trai, gái Lào làm quen, tìm hiểu nhau dễ dàng,
cởi mở. Người Lào rất quý con và bình đẳng giữa con gái với con trai. Bởi vậy,con gái
Lào từ mười sáu tuổi trở lên được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự
các buổi lễ hội, hội chợ Tình yêu đôi lứa tự nhiên nảy nở từ sự giao thiệp cởi mở song
vẫn được giữ trong khuôn khổ lễ giáo. Từ xưa đến nay trong việc hôn nhân của người
Lào, khi cha mẹ đôi bên đã quyết định bàn chuyện kết duyên cho con cái họ thì đôi nam
nữ đã yêu nhau hoặc tối thiểu đã quen biết nhau rõ ràng. Bởi vậy trong hôn nhân của
người Lào, hiếm có cảnh lần đầu vợ biết mặt chồng trong ngày cưới. Điều đặc biệt là theo
tập tục cưới xin ở Lào còn có tục khửn- xu( cho nợ lễ cưới), vợ chồng nghèo có thể về ở
với nhau, sau khi làm ăn khá giả sẽ tổ chức lễ cưới theo phong tục của bản mường.
Giống như Việt Nam, tiến trình nghi thức hôn lễ của người Lào ngày nay đã được
rút gọn còn một lễ phụ ( lễ bắn tin) và hai lễ chính là lễ hỏi và lễ cưới.
1. Ngan mẳn ( lễ ăn hỏi)
Sau khi 2 gia đình gặp gỡ, thống nhất việc cưới xin của đôi trẻ , bố mẹ, gia đình hai
bên sẽ bàn bạc, thoả thuận các điều kiện, cách thức tổ chức và quan trọng hơn là chọn
ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.
Trước kia lễ hỏi được coi là lễ quan trọng trong hôn nhân mà theo đúng nghi thức,
gia đình chú rể phải chuẩn bị một số lễ vật gồm:
- Khà Khuôn phí (lễ vật cúng Thần Hoàng, nơi nhà gái đang cư ngụ). Giá trị của lễ
vật sẽ được quy định tuỳ theo hoàn cảnh và thành phần trong xã hội của gia đình hai bên.
- Khà Đoòng (lễ vật thách cưới) được coi như của hồi môn để đền bù cho công sức
nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Đây là nghi thức không thể thiếu mà nhà trai phải nộp
cho gia đình cô dâu. Của hồi môn có thể được tính bằng tiền, vàng ta, đá quý, đất đai
nhưng không có quy định cụ thể về số lượng. Nó sẽ được quyết định bởi gia đình cô dâu.
Thông thường những gia đình giàu có hoặc có con gái xinh đẹp sẽ đưa ra mức vật chất
thách cưới rất lớn. Số lễ vật thách cưới thường được nhà gái giữ hoặc giao lại cho hai vợ
chồng với điều kiện sau một thời gian chung sống gia đình phải hoà thuận, người chồng
phải hết mực thương yêu vợ. Nó cũng như một khoản vật chất để đảm bảo rằng nếu cuộc
hôn nhân của con gái họ không hạnh phúc thì số tiền đó sẽ giúp cho con gái họ đảm bảo
cuộc sống sau li hôn. Như vậy, từ xa xưa thân phận của người con gái, phụ nữ Lào đã
được xã hội rất coi trọng.
Ngày nay lễ hỏi được tổ chức đơn giản hơn rất nhiều nên việc chuẩn bị các lễ vật
cũng chỉ là hình thức .Nhà trai chỉ phải chuẩn bị lễ vật thách cưới và nhà gái lại trao
khoản hồi môn đó cho đôi vợ chồng để họ có điều kiện tạo lập cuộc sống riêng sau hôn
nhân.
2. Ngan vi va (đám cưới)
Người Lào có lệ tổ chức cưới vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 3 theo lịch Lào.
Lý do đơn giản vì khoảng thời gian đó là mùa khô, rất thuận tiện cho việc tổ chức, thực
hiện các hoạt động của lễ cưới và tránh được những tháng mùa mưa. Cũng theo lịch Phật,
người Lào kiêng cưới vào tháng 7,8,9 vì thời gian này được coi là “ tháng của Phật”. Mọi
người đều ăn chay và kiêng kỵ sát sinh, uống bia rượu, tổ chức hội hèTheo quan niệm
của người Lào, ngày tốt để tổ chức đám cưới là ngày trăng rằm hàng tháng , ngụ ý duyên
phận vợ chồng son sẽ ngày càng lên cao, càng nẩy nở sáng tỏ như trăng.
Sau khi ngày lành tháng tốt được chọn, hai gia đình sẽ chuẩn bị các công việc cho
đám cưới với sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của bà con, họ hàng, làng xóm. Một đám cưới
truyền thống của người Lào thường được tổ chức tại nhà của cô dâu vào 10 giờ sáng hoặc
4 giờ chiều. Sở dĩ họ thường tổ chức cưới vào giờ này vì đây là khoảng thời gian không
ảnh hưởng đến công việc thường ngày của mọi người và họ sẽ có nhiều thời gian để vui
chơi hơn. Khi buổi lễ kết thúc tại nhà của cô dâu, khách mời có thể dự bữa tiệc mừng
đám cưới ngay sau đó. Đám cưới thường được tổ chức trong một ngày gồm những thủ
tục sau đây:
- Haih-Khởi( Lễ rước rể)
- Su- Khoắn( Lễ buộc chỉ cổ tay)
- Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
2.1. Haih- Khởi (Lễ rước rể)
Khác với phong tục truyền thống của Việt Nam, người Lào có tục “gửi rể”. Theo tập
tục đó, sau hôn lễ, chú rể sẽ về sinh sống ở nhà cô dâu. Có thể giải thích phần nào tại sao
chàng trai Lào sau hôn lễ lại về ở nhà vợ qua những câu thành ngữ quen thuộc sau đây
của người Lào:
“ Au lục phảy ma dù năm nhà,
Pàn au phí hà ma xày hươn.”
Đem dâu về ở với mẹ chồng
Khác nào rước quỷ về bỏ trong nhà
Ngược lại
“ Đảy lục khởi ma liểng phò thậu
Pàn đảy khậu tềm lẩu tềm kia.”
Được con rể về nuôi bố vợ,
Khác nào được gạo đầy lẫm đầy kho
Theo phong tục thì lễ rước rể được cử hành đầu tiên trong ngày cưới. Khi giờ xuất
phát đã điểm, phái đoàn nhà trai gồm bạn bè, họ hàng sẽ rước chú rể đến nhà cô dâu.
Đoàn người sẽ phải đi bộ đến nhà cô dâu. Dẫn đầu nhà trai là chú rể trong trang phục
truyền thống của Lào: chiếc áo sơ mi dài tay cổ tròn bằng vải thô với hàng khuy cũng làm
bằng vải được cài về phía tay trái; chân chú rể quấn chiếc Pha- nhạo- nếp- tiêu (một loại
quần lửng ống túm- kiểu trang phục quen thuộc của vua chúa ngày xưa) và vật không thể
thiếu trong bất cứ buổi lễ trang trọng nào của người Lào là chiếc Phạ- biềng (khăn quàng
vai được làm bằng thổ cẩm). Chiếc khăn được đeo quàng qua vai chú rể và hai đầu được
gài với nhau theo kiểu truyền thống chứ không buộc lại một cách thông thường. Tay chú
rể cầm theo bó hoa nhỏ làm từ lá và ngọn chuối với một số loại hoa thơm khác được thắp
một ít nến .Điều đặc biệt là trên quãng đường luôn có một người, thường là bạn thân nhất
của chú rể sẽ đi bên cạnh cầm ô che. Hình ảnh này tạo nên sự liên tưởng tới các vị vua
chúa thời xưa luôn dùng ô, lọng che trên đường, nhằm làm tăng thêm vẻ trang trọng của
chú rể trong ngày cưới. Của hồi môn được đặt trong Khun-mak (một loại bát mạ vàng
hoặc bạc thường được người Lào để nước thơm và hoa tươi mang theo khi lên chùa) do
những người lớn tuổi đáng kính trọng hoặc bố mẹ của chú rể mang theo. Không khí vui
tươi của đám cưới được thấy ngay trong tiếng trống vang, tiếng khèn, tiếng cười nói, reo
hò, có thể nghe thấy bài ca Haih- khởi, thấy những điệu nhảy hoà theo tiếng nhạc. Những
lời cầu chúc cho đôi trẻ được mọi người nói với nhau hay thể hiện qua những bàn tay
chắp trước ngực họ trong cả quãng đường
Trong khi đó, cô dâu sẽ đợi trong phòng của mình cho đến khi được gọi ra dự buổi
lễ. Không thể phủ nhận rằng cô là người đẹp nhất và hạnh phúc nhất trong giây phút này.
Trang phục cưới của người con gái Lào được thiết kế hết sức tinh sảo với màu sắc sặc sỡ,
tươi tắn như màu của rừng núi, hoa tươi.. Đó là chiếc áo hình ống kiểu truyền thống với
váy quây có cạp được trang trí bởi các hoạ tiết thổ cẩm rất đẹp mắt. Chiếc khăn phạ-
biềng đeo qua vai được lựa chọn phù hợp với màu sắc của chiếc váy càng làm nổi bật sự
đồng bộ và sang trọng của bộ lễ phục. Tóc cô dâu được bới cao lên đỉnh đầu( thường
được cuốn với tóc giả cho dày dặn) và được điểm trang thêm nhiều loại kim gài rất đẹp
mắt. Thứ không thể thiếu để giúp cô dâu thêm vẻ đẹp quý phái, sang trọng là những đồ
trang sức bằng vàng ta được cha mẹ sắm sửa cho trước lễ cưới. Người Lào thường rất ưa
thích việc đeo nhiều loại trang sức vàng được thiết kế theo kiểu truyền thống. Có thể nói
sự chờ đợi dường như là vô tận trong khoảnh khắc này.
Khi đến trước cổng nhà gái, đoàn nhà trai sẽ dừng bước trước một sợi dây được làm
bằng bạc hoặc mạ vàng ngăn cho đoàn nhà trai vào do họ hàng cô dâu đứng giữ. Để có
thể vào nhà, đoàn nhà trai buộc phải trả lời một số câu hỏi của họ hàng cô dâu. Đó có thể
chỉ là những câu hỏi thông thường giữa hai bên nhà thông gia như: tên anh là gì, anh từ
đâu đến, anh mang theo những gì đến đây hoặc những câu hỏi gần gũi hơn như anh có
đảm bảo con cháu anh sẽ đem lại hạnh phúc cho vợ của mình, có thực sự mong muốn tạo
mối quan hệ tốt với chúng tôi Thậm chí là những lời mặc cả, thoả thuận song mục đích
của nó là để tạo sự giao lưu, thân thiện giữa hai gia đình. Trong suốt quá trình này chú rể
không được nói gì mà chỉ có những người lớn tuổi nói với nhau một cách thân thiện, lịch
sự và không thể thiếu được trong sự giao lưu đó là những chén rượu mừng trao cho nhau.
Sau khi các câu trả lời đã làm thoả mãn gia đình và bạn bè cô dâu ,chú rể sẽ đưa một
khoản tiền nhỏ cho những người “ gác cổng”thường là trẻ con hoặc những cô gái trẻ cầm
sợi dây. Nếu cảm thấy hài lòng với món tiền đó, họ sẽ mở rộng đường để mời đoàn nhà
trai vào song chú rể phải rửa chân trước khi bước vào cửa nhà. Chú rể sẽ đặt hai chân lên
một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cô dâu chuẩn bị sẵn. Người nhà của
cô dâu sẽ đem một khay nước cùng một tấm khăn để rửa chân thật kỹ cho chú rể. Dĩ
nhiên cũng như khi bước vào cổng nhà, chú rể phải thưởng tiền cho người thi hành lệ đó
cho mình. Tục này ngụ ý chú rể sẽ rửa hết những gì không tốt và về ở nhà vợ với tấm
thân trong sạch, đem theo những điều mới mẻ, tốt đẹp. Sau đó một người họ hàng lớn
tuổi của nhà gái, thường là những người đã có cuộc hôn nhân dài và hạnh phúc sẽ dẫn
anh ta đến nơi đặtPha- khoắn( mâm lễ) . Lúc này người mẹ sẽ dẫn cô dâu ra và buổi lễ
được bắt đầu.
2.2. Su- khoắn ( lễ buộc chỉ cổ tay)
Lễ Su- khoắn dùng để chỉ một hình thức tổ chức biểu hiện một nội dung tín ngưỡng
được biết đến cái tên quen thuộc là Lễ buộc chỉ cổ tay. Trong Đạo Phật hệ tiểu thừa- quốc
giáo của người Lào - không hề có nghi lễ này. Du nhập và phát triển từ thời vua Pha-
ngum (thế kỷ XIV), Phật giáo còn tồn tại song song cùng với nhiều tín ngưỡng khác gọi
chung là Linh hồn giáo tức tín ngưỡng về thần, ma. Sự chiếm lĩnh của Phật giáo đã làm
một số đạo, tín ngưỡng đó bị mờ nhạt, chỉ còn giữ lại một số nghi lễ lớn trong đó có Su-
khoắn là tục buộc chỉ cổ tay để cầu vía, cầu phúc. Theo đó người Lào tin rằng con người
cóphì (linh hồn hay còn gọi là ma). Khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại. Nó có thể phù hộ
nhưng cũng có thể gây tai hoạ cho con người nên đã hình thành hai khái niệm là Phì-
đi (ma lành) và Phì- hãi (ma dữ). Phì- đi là ma bản, ma nhà (ông bà, cha mẹ, người phúc
đức có công với bản) thường trú ngụ quanh bản làng, nhà cửa để phù hộ, che chở cho con
cháu, dân bản. Phì- hãi là linh hồn của những người chết bất đắc kỳ tử , chết oan, chết
yểu không người thờ cúng, thường ẩn khuất ở những cây cao lớn, vực nước xoáy, mỏm
đá cao Làm lễ Su-khoắn để cầu cho những linh hồn của “ma lành” để nó luôn luôn bảo
vệ, đem lại may mắn cho con người và ngăn sự xâm phạm của ‘ma dữ’. Như vậy có thể
thấy dù là phong tục không thể thiếu trong các lễ cưới nhưng trong lễ Su- khoắn, ý nghĩa
của việc xác nhận hai người đã thành vợ thành chồng không được chú trọng mà nó chỉ là
sự mong cầu may mắn, hạnh phúc, sức khoẻ cho đôi vợ chồng mới.
Nghi lễ Su- khoắn thường được diễn ra ở nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là
phòng khách.Pha-khoắn (mâm lễ) phải được chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi lễ. Nó được tạo
nên bởi các ô và khan (loại mâm nhỏ) chồng lên nhau. Trên mỗi mâm được cắm nhiều
ống hình ống loa làm bằng lá chuối xanh phủ đầy các loại hoa đủ màu sắc, thường có một
loại hoa chủ đạo là hoa chăm- pa. Trầu cau, thuốc lá, trứng luộc, xôi, rượu, nhang, nến...
được bầy biện một cách ngay ngắn xung quanh mâm. Và không thể thiếu trong
mâm Pha-khoắn những sợi chỉ trắng được làm bằng bông, móc vào những chiếc que nhỏ
và cắm quanh mâm lễ.
Lễ cưới truyền thống của người Lào không thể thiếu Mor- phon (vị chủ lễ), người sẽ
điều hành lễSu- khoắn. Bắt đầu buổi lễ, cô dâu chú rể ngồi theo hàng cùng với gia đình,
người thân của họ. Mor-phonlấy sợi chỉ trắng dài để nối mâm Pha- khoắn và đưa 2 đầu
sợi dây cho cô dâu chú rể kẹp vào lòng bàn tay trong tư thế chắp hai tay cầu nguyện.
Buổi lễ bắt đầu, Mor-phon nhắm mắt và bắt đầu đọc các bài kinh, các câu xướng trong
lúc hành lễ. Đó là những câu thơ thi vị, tự nhiên, gần gũi, mong muốn cô dâu sẽ là người
vợ tốt, chú rể có thể là trụ cột vững chắc cho gia đình... Thời gian làm lễ sẽ kéo dài từ 1
đến 3 tiếng đồng hồ. Kết thúc buổi lễ, gia đình và bạn bè hai bên sẽ vái lần cuối và đồng
thanh hô “ Khuane aeh ma Deh” để gọi “ vía” về. Sau phần nghi thức Su- khoắn , vị chủ
lễ lấy một quả trứng luộc, dùng chỉ cắt đôi, một nửa trao cho cô dâu, một nửa trao cho
chú rể để hai người đút trọn cho nhau. Hình ảnh quả trứng hàm ý đã là vợ chồng thì hai
người phải luôn yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lấy nhau. Kế đó vị chủ lễ lấy một sợi chỉ
trắng vừa đủ dài, một đầu cột vào cổ tay của chú rể, đầu kia cột vào cổ tay của cô dâu rồi
ra hiệu cho hai người kéo tay giật đứt làm đôi. Lúc này ánh mắt của mọi người đều tập
trung xem cổ tay người nào giữ được phần dài hơn thì người đó là sẽ là người được nhiều
may mắn hơn( hoặc là người sẽ giữ được tình cảm lâu bền hơn). Có những vùng
như Xiêng Khoảng vị chủ lễ sẽ cắt sợi dây làm đôi cho bằng nhau để tránh chuyện ganh
tỵ. Sau đó mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ lần lượt buộc chỉ cổ tay cho hai người
không quên kèm những lời chúc tốt đẹp nhất đến đôi trẻ. Một số người sẽ cuốn theo tiền
vào sợi chỉ coi như món quà cho đôi trẻ để họ bắt đầu cuộc sống mới. Sợi chỉ trắng là
biểu tượng cho sự may mắn và lời cầu nguyện cho đôi trẻ: hai tâm hồn sẽ thành một và
sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi.
Một điều quan trọng là lễ cưới của người Lào không đòi hỏi phải có sự tham gia của
các vị sư như đám cưới của người Thái Lan. Nhiều người nhầm tưởng rằng phong tục của
Lào và Thái giống nhau song đám cưới cổ truyền tại hai nước được sắp đặt khác nhau.
Theo phong tục của người Lào, mặc dù không cần thiết nhưng cũng có thể mời các nhà
sư đến để làm lễ cầu nguyện trước hoặc sau ngày cưới . Trong ngày cưới không tiến hành
nghi lễ đó vì đám cưới không có liên quan đến tôn giáo. Thay vì đó buổi lễ sẽ được điều
hành bởi vị chủ lễ, thường là những người đứng tuổi hoặc các vị sư đã hoàn tục là người
trong làng. Trong văn hoá của người Thái Lan, họ không có lễ Su- khoắn cho các dịp đặc
biệt như đám cưới, đính hôn, liên hoan chia tay, mừng đầy tháng mà chỉ có dân tộc
Lào ở Thái Lan còn thực hiện lễ đó.
2.3. Hặp pathan a hản (Lễ ăn mừng đám cưới)
Bữa tiệc mừng sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày hôm đó tại nhà của cô dâu hay
ngoài khách sạn và thường được kéo dài trong khoảng bốn đến năm tiếng đồng hồ. Có
thể ví như trong một ngày người Lào tổ chức hai lễ cưới: một lễ cưới truyền thống( tức
lễ Su- khoắn) dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng và một lễ cưới hiện
đại dành cho tất cả các vị khách mời gồm cả nam thanh nữ tú, bạn bè gần xa của cô dâu
chú rể.
Sự nhu nhập của văn hoá Tây- Âu trong những năm gần đây cũng làm biến đổi cách
thức tổ chức lễ ăn mừng đám cưới của người Lào. Ngày nay nó được tổ chức theo xu
hướng hiện đại song vẫn đảm bảo các nghi thức truyền thống. Có thể nhận định hiếm dân
tộc nào trên đất nước Châu Á trong giai đoạn hội nhập, phát triển không những du nhập
được nét văn hoá mới mà vẫn giữ vững được nét đặc trưng, đặc sắc như dân tộc Lào-
được thể hiện một cách rõ nét qua cách tổ chức lễ ăn mừng đám cưới.
Bữa tiệc được bắt đầu khoảng 11giờ trưa hoặc 6, 7 giờ tối. Dù đến sớm hay đúng
giờ được mời thì các vị khách cũng nán đợi đến giờ tổ chức rồi mới bắt đầu ăn tiệc (chủ
nhà sẽ đón khách trong khoảng 1 tiếng tính từ thời gian ghi trong giấy mời). Điều đặc
biệt trong cách đón khách của người Lào là không chỉ cô dâu chú rể cùng bố mẹ hai bên
mà hầu hết những người họ hàng gần gũi cũng sẽ đứng trang trọng bên ngoài để cùng đón
khách( thường ưu tiên những người họ hàng có chức sắc, quan hệ rộng). Đoàn đón khách
ăn mặc thật đẹp đứng thành một hàng dài theo từng hàng nam trước nữ sau( thông thường
có khoảng chục đôi vợ chồng là họ hàng thân thích của nhà gái). Đứng ở cửa vào phòng
chính là các cô gái trẻ tay cầm khán( khay nhỏ) để mời tất cả các vị khách khi qua cửa sẽ
uống một ly rượu tây. Đến giờ khai mạc bữa tiệc, sau khi đại diện hai gia đình có lời cám
ơn mọi người mới bắt đầu dùng bữa. Lúc này cô dâu, chú rể sẽ đi từng bàn chúc rượu.
Chú rể cầm chai rượu tây rót vào ly trên khay do cô dâu cầm rồi đi mời rượu các vị khách
quý và hầu hết không ai từ chối uống ly rượu mừng đó. Tuy nhiên họ không mời tất cả
mà chỉ mời đại diện những vị khách quan trọng thường được sắp xếp ngồi trên những dãy
bàn đầu. Sau đó buổi tiệc mới thực sự bắt đầu bằng tiếng nhạc sống và điệu nhảy truyền
thống Lam Vông đầu tiên của cô dâu và chú rể.Sau điệu nhảy của đôi trẻ,sân khấu dành
cho tất cả mọi người cùng tham gia . Dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình, mỗi
một bài hát là một điệu nhảy mà cặp đôi đầu tiên lên nhảy sẽ được xướng tên, sau đó các
vị khách khác có thể lên hoà cùng giai điệu, tham gia cuộc vui. Điều độc đáo là các bản
nhạc của Lào, dù là những bài hát truyền thống hay những bản nhạc cách tân theo phong
cách Valse, Rumba, Cha chađều có nhịp điệu sôi nổi, đặc trưng và hết sức phù hợp với
điệu múa Lam Vông truyền thống. Điệu múa tuy chỉ có những động tác đơn giản nhưng
không ngừng khiến ta say sưa thể hiện qua giai điệu của các bản nhạc. Ngoài các kiểu
múa Lam Vông theo đôi, người Lào còn có những kiểu múa tập thể hết sức độc đáo. Trai
gái, già trẻ sẽ đứng theo hàng và nhảy theo nhịp điệu của tiếng nhạc thật đều. Và trong
suốt buổi tiệc mừng đám cưới, gia đình cô dâu chú rể và các vị khách mời có thể vừa ăn
uống vừa giao lưu với nhau qua những câu chuyện, những điệu nhảy Dù có tổ chức ở
những nơi xa hoa, tráng lệ như khách sạn hay dân dã tại nhà thì nét văn hoá sinh hoạt
cộng đồng của người Lào cũng không hề thay đổi. Lễ cưới kết thúc, chắc hẳn mọi người
đều thấm mệt song những niềm vui trong họ thật khó quên
Như vậy cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới
xin của người Lào cũng có những sự thay đổi. Việc cưới xin bây giờ tương đối giản tiện
hơn, văn minh hơn song vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc. Đám cưới- hình thức
sinh hoạt tinh thần của dân tộc Lào thực sự tạo được những ấn tượng tốt đẹp về con
người, về văn hoá, tập tục của đất nước mến khách này.Chỉ cần một lần được gần gũi,
tiếp xúc cũng để lại những ấn tượng khó có thể nào quên
P.H.G
Chú thích:
* Từ “ Dân tộc Lào”, “ Người Lào” trong bài này chỉ nhóm bộ tộc Lào- Thay( Lào
Thái), một trong 68 bộ tộc sinh sống trên quốc gia Lào. Bộ tộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_phong_tuc_cuoi_hoi_cua_dan_toc_lao_6007.pdf