Lịch sử văn hóa - Xã hội học đô thị Đà Lạt
Tầm vóc Đà Lạt đến năm 2050:
Mở rộng quy mô, không đánh mất cảnh quan
Mấu chốt quy hoạch mở rộng Đà Lạt lần này là cần thiết kế nên cấu trúc đô thị dựa trên các giá trị di sản kiến trúc, bảo vệ tính thiên văn và hoạt động nông nghiệp thân thiện với môi trường. Lựa chọn hình thức kiến trúc là việc lớn cho ngày mai trên cơ sở phải cân bằng, hài hòa với môi trường cảnh quan.
Chuỗi đô thị vệ tinh
Xây dựng chuỗi đô thị vệ tinh với những chức năng riêng phù hợp với tích chất thành phố Đà Lạt mở rộng.
Đó là xây dựng đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương trở thành đô thị đối trọng, nhằm chia sẻ chức năng đô thị với Đà Lạt và là đô thị cửa ngõ, giao thương quốc tế của vùng và quốc gia, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và khu phi thuế quan cấp vùng
Kế tiếp là đô thị Finôm - Thạnh Mỹ ngoài chức năng trung tâm hành chính ra là đô thị chuyên ngành nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia và quốc tế, trung tâm hội chợ, triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử văn hóa - Xã hội học đô thị Đà Lạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT
ĐÀ LẠT
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Diện tích gần 400 km2.
Ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quẩn thể thực vật bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 18 - 21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Thích hợp là một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch.
Dân số năm 2011 hơn 210.000 người.
Lượng mưa trung bình năm là 1562mm, độ ẩm 82%.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Vùng cao nguyên lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.
Ngày 21 – 6 – 1893 bác sĩ Alexandre Yersin đã tìm ra cao nguyên Lâm Viên.
Ngày 20 – 4 – 1916 Hội đồng Phụ chính của vua Duy Tân thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt.
Năm 1906 Paul Champoudry quy hoạch Đà Lạt với chức năng: điều quân và dưỡng binh – thiết lập một thành phố không chiến tranh.
Năm 1921, kiến trúc sư Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt. Tháng 8 năm 1923, công trình này được hoàn thành.
ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT CỦA KIẾN TRÚC SƯ ERNEST HÉBRARD
1. Bể bơi
2. Bệnh viện Việt Nam
3. Bệnh viện Pháp
4. Câu lạc bộ thể thao
5. Chợ
6. Chùa
7. Dinh Thị trưởng
8. Đài vô tuyến điện
9. Khách sạn
10. Ngân hàng
11. Nghĩa địa tạm thời
12. Nhà nghỉ mát
13. Nhà thờ
14. Phủ Cao ủy
15. Phủ Toàn quyền
16. Phủ Thủ hiến Nam Kỳ
17. Sân cù
18. Sân quần vợt
19. Suối cải tạo
20. Thủy tạ
21. Tòa Thị chính
22. Tổng kho tiểu công nghiệp
23. Trại bảo an
24. Trường học
25. Trường nam trung học
26. Trường nữ trung học
27. Văn phòng
28. Nhà bảo tàng
29. Viện điều dưỡng
Mục tiêu: thủ phủ Đông Dương.
Ý tưởng: thành phố trong rừng, rừng trong thành phố.
Xây đập chắn dòng, đập tràn, tạo một chuỗi hồ nhân tạo.
Năm 1932 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt thực tiễn hơn Hébrard. Với mục tiêu xây dựng một Đà Lạt là thành phố thư giãn, thành phố hiện đại hơn, xanh hơn và dễ sống hơn.
Năm 1942 Lagisquet thiết lập đồ án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt với những nét chính sau:
- Có tuyến đường sắt.
- Tỉ lệ xây dựng: 15%.
- Thành phố không còn giống như một đường thẳng kéo dài từ Đông sang Tây nhưng có chiều sâu hơn và tạo nên một thể thuần nhất.
- Không kéo dài Đà Lạt nhưng tập trung quanh hai trục chính.
- Đà Lạt được mở rộng về hướng Nam, Tây Bắc. Cảnh quan về hướng núi Lang Bi-ang được bảo vệ dành cho khu du lịch, rừng núi, khu bất kiến tạo, những khoảng trống, những khu đất dành cho thể thao và trò chơi.
- Trung tâm thành phố ở phía Nam của Hồ Lớn, gồm có giải trí trường, chợ,...
- Khu nhà ở nằm ở phía Tây và phía Đông thành phố.
- Làng của người Việt được hình thành ở phía Tây Bắc, Đông Nam, trên đường dẫn đến Đrăn. Đà Lạt mang tính chất một thành phố - vườn, chung quanh nhà của nông dân hay thợ thủ công là một mảnh vườn.
- Ở ngoại ô thành phố, một vùng đất sang nhượng trải dài về phía Tây Bắc, Đông Nam thành phố và trong tỉnh Lang Bi-an dành cho các nông trại trồng rau, chăn nuôi và sản xuất sữa.
Ngoài ra, Đà Lạt còn mang tính chất đặc biệt: thành phố giáo dục và trung tâm thanh niên. Vùng dành cho xây dựng các trường học được rải đều khắp thành phố tuỳ thời cơ thuận lợi. Những ngôi trường chính được đầu tư để phát triển. Những khoảng đất trống rộng lớn được dành cho sân vận động, sân cù, các trò chơi thể thao,... Sân bay cũ được dùng để cắm trại.
Lagisquet chia khu du lịch thành hai khu: vùng Tây Bắc là khu bảo tồn thực vật, không được khai thác, để giữ cảnh quan núi Lang Bi-an; vùng lâm nghiệp cho phép chặt gỗ thường xuyên nhưng phải tôn trọng thắng cảnh và khai thác hợp lý. Khu du lịch, lâm nghiệp, thể thao chiếm 3/5 diện tích thành phố Đà Lạt (khoảng 200 km2).
Mặc dù Đà Lạt không phải là một thành phố công nghiệp vì đất đai và khoáng sản nghèo nàn, Lagisquet cũng đề ra một vùng công nghiệp gần đường giao thông và xa vùng trung tâm để tránh ô nhiễm môi trường.
ĐỒ ÁN CHỈNH TRANG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÀ LẠT CỦA KIẾN TRÚC SƯ J. LAGISQUET
1. Nhà liên kế và biệt thự song lập
2. Làng người Việt
3. Biệt thự
4. Toà thị chính
5. Khu khách sạn
6. Ca-si-nô, câu lạc bộ
7. Văn phòng Chính phủ trung ương
8. Dinh Toàn quyền
9. Nhà Quản đạo
10. Khu Thương mại người Âu
11. Khu Thương mại người Việt
12. Chợ mới
13. Sở Địa dư
14. Cư xá Công chánh
15. Cư xá Bưu điện
16. Cư xá người Đông Dương
17. Trường học
18. Khu bệnh viện
19. Khu thể thao – sân vận động
20. Trại thanh niên
21. Trung tâm văn hoá
22. Bảo tàng Dân tộc học
23. Khu bất kiến tạo
24. Khoảng trống
Năm 1955 – 1963: hiện đại hóa theo phong cách người Việt, nhà phố kiểu Mỹ xuất hiện.
Năm 1994:
Khái niệm vùng phụ cận được hình thành.
Biến vùng phụ cận thành một điểm tương đồng.
Hình thành chuỗi đô thị vệ tinh và xuyên tâm
Hình thành trục di sản.
Cơ cấu xã hội:
Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên 11.500 người năm 1939. Những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ. Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944.
Dân tộc bản địa những năm 1925 - 1930
Vào cuối năm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó có 1.217 người châu Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 người dân tộc bản địa.
Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km2.
Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Theo số liệu năm 2011, Đà Lạt có 191.803 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu trúc theo giới tính, thành phố có 100.520 cư dân nam và 111.176 cư dân nữ. Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.
Hành chính:
Về hành chính, thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã. Ủy ban nhân dân thành phố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố.
Danh sách các đơn vị hành chính thuộc Đà Lạt
Bản đồ đường phố Đà Lạt năm 2011.
Tên
Diện tích
Dân số
Mật độ
Tên
Diện tích
Dân số
Mật độ
Phường 1
1,76 km²
9.520
5.409
Phường 9
4,70 km²
16.792
3.573
Phường 2
1,26 km²
19.072
15.137
Phường 10
13,79 km²
15.382
1.115
Phường 3
27,24 km²
17.062
626
Phường 11
16,44 km²
9.243
562
Phường 4
29,10 km²
21.427
736
Phường 12
12,30 km²
7.905
643
Phường 5
34,74 km²
13.938
401
Tà Nung
45,82 km²
3.981
87
Phường 6
1,68 km²
16.955
10.092
Trạm Hành
55,38 km²
4.646
84
Phường 7
34,22 km²
14.721
430
Xuân Thọ
62,47 km²
6.253
100
Phường 8
17,84 km²
26.369
1.478
Xuân Trường
35,64 km²
6.035
169
Kiến trúc:
Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp. Các công trình kiến trúc tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa hợp với thiên nhiên. Những công trình xây dựng dưới thời thuộc địa đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện sinh hoạt của cư dân.
Cao đẳng sư phạm
Nhà ga xe lửa - 1932
Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối, bố cục phi đối xứng ở các dinh thự.
Tuy vậy, sau nhiều thập niên phát triển thiếu quy hoạch và buông lỏng quản lý, kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt đã chịu nhiều biến dạng. Tình trạng xây cất trái phép, không phù hợp với quy hoạch, lấn chiếm những khu vực trống, tàn phá rừng nội ô... khiến bộ mặt kiến trúc đô thị của Ðà Lạt ngày nay trở nên nhem nhuốc. Không ít công trình kiến trúc giá trị không được bảo tồn tốt phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian.
Tầm vóc Đà Lạt đến năm 2050:
Mở rộng quy mô, không đánh mất cảnh quan
Mấu chốt quy hoạch mở rộng Đà Lạt lần này là cần thiết kế nên cấu trúc đô thị dựa trên các giá trị di sản kiến trúc, bảo vệ tính thiên văn và hoạt động nông nghiệp thân thiện với môi trường. Lựa chọn hình thức kiến trúc là việc lớn cho ngày mai trên cơ sở phải cân bằng, hài hòa với môi trường cảnh quan.
Chuỗi đô thị vệ tinh
Xây dựng chuỗi đô thị vệ tinh với những chức năng riêng phù hợp với tích chất thành phố Đà Lạt mở rộng.
Đó là xây dựng đô thị Liên Nghĩa - Liên Khương trở thành đô thị đối trọng, nhằm chia sẻ chức năng đô thị với Đà Lạt và là đô thị cửa ngõ, giao thương quốc tế của vùng và quốc gia, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và khu phi thuế quan cấp vùng
Kế tiếp là đô thị Finôm - Thạnh Mỹ ngoài chức năng trung tâm hành chính ra là đô thị chuyên ngành nghiên cứu công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia và quốc tế, trung tâm hội chợ, triển lãm về sản phẩm nông nghiệp cấp vùng.
Xây dựng đô thị Lạc Dương trở thành trung tâm du lịch văn hóa dân tộc bản địa, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái, vùng cảnh quan thiên nhiên tự nhiên.
Trung tâm kinh tế phía Đông vùng Đà Lạt là đô thị D’ran phát triển theo trục cảnh quan sông Đa Nhim, trung tâm du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Tương tự, phía Tây thành phố Đà Lạt là đô thị Nam Ban phát triển theo trục vành đai, kết nối cảnh quan, làng nghề, du lịch nông nghiệp và văn hóa bản địa.
Cuối cùng là đô thị Đại Ninh nơi xây dựng chuyên ngành du lịch dịch vụ gắn kết với du lịch sinh thái rừng, hồ nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xa_hoi_hoc_do_thi_da_lat_7324.docx