Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia. Tập trung đầu tư phát
triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số khu công
nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mô hình tiên tiến của thế giới.
Các định hướng nhiệm vụ của Đảng đề ra cho thấy, hệ thống đổi mới quốc
gia theo hướng đổi mới mở, quan hệ, tương tác không chỉ có giữa CĐKH,
DN, Chính phủ, các cơ sở hạ tầng, thể chế và thiết chế trong nước mà còn
liên kết, hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Tuy tính năng của NIS có nhiều
thay đổi, nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy vấn đề quan trọng liên kết giữa
CĐKH và DN còn yếu, điều này cho thấy trước sức ép của bối cảnh mới
hiện nay đặc biệt là trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
nếu thiếu đi sự liên kết mạnh mẽ của các tác nhân, các yếu tố trong NIS,
NIS khó có thể chịu được tác động và sức ép từ bên ngoài, do đó để đảm
bảo liên kết giữa CĐKH và DN phát triển trở thành một trong bốn trụ cột
của nền kinh tế dựa vào tri thức, các chính sách KH&CN cần bổ sung thiết
chế liên kết giữa CĐKH và DN trong quy định thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN của các chương trình KH&CN quốc gia, trọng điểm cấp nhà nước,
các quỹ đầu tư cho KH&CN. Đưa liên kết giữa CĐKH và DN vào trong
quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hàn lâm (viện, trường) và
doanh nghiệp.
Cần có dự báo xu hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, xu
hướng phát triển liên kết giữa CĐKH và DN để đưa vào hoạch định trong
chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách phát triển đất nước giai
đoạn 2021-2030. CĐKH và DN là một trong các trụ cột quan trọng của nền
kinh tế dựa vào tri thức, là lực lượng sản xuất chính góp phần lớn vào đổi
mô hình kinh tế-xã hội, là nhân tố và yếu tố quan trọng trong hệ thống đổi
mới quốc gia để đổi mới quan hệ sản xuất./.
23 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các mối quan hệ phức tạp giữa các tác nhân, phân phối và áp
dụng các loại kiến thức. Hiệu suất sáng tạo của một đất nước phụ thuộc rất
lớn vào cách các tác nhân này liên quan đến nhau như các yếu tố hệ thống
của một tập thể sáng tạo và việc họ sử dụng kiến thức cũng như công
nghệ. Các tác nhân này chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các trường đại
học và viện nghiên cứu công và những người trong đó. Các mối liên kết có
thể ở dạng nghiên cứu chung, trao đổi nhân lực, trao đổi chéo bằng sáng chế,
mua thiết bị và một loạt các kênh khác. Khái niệm của OECD đã nêu các
yếu tố như công nghệ, thông tin, thể chế, trường đại học, các viện nghiên
cứu, doanh nghiệp chưa được xác định trong khái niệm.
Fransman đưa ra khái niệm có mở rộng các yếu tố “Đổi mới trong hệ thống
quốc gia không chỉ thực hiện riêng lẻ, mà là toàn diện bao gồm cả thể chế và
thiết chế. Đổi mới về cả cơ quan hoạch định chính sách, hệ thống tài chính,
các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp. Đổi mới đồng bộ các chính sách của
Nhà nước: chính sách khuyến khích cạnh tranh, chính sách thương mại,
chính sách công nghiệp, chính sách tài chính, chính sách đầu tư. Là một hệ
thống mở, sẵn sàng đối phó với sức ép từ bên ngoài” (Fransman, 1997).
Theo Aymen A. Kayal (2008), khái niệm về NIS đã đạt được phổ biến như
một khung khái niệm cốt lõi để phân tích thay đổi công nghệ, được coi là
một nền tảng không thể tách rời của phát triển kinh tế dài hạn của một quốc
gia. Các thành phần cơ sở hạ tầng cần thiết cho một NIS hiệu quả đặt ra
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 85
thách thức đối với các nước đang phát triển. NIS là một hệ thống tập hợp
thành phần làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung. Họ có thể là: Các tác
nhân hoặc tổ chức, cá nhân, công ty kinh doanh, ngân hàng, trường đại học,
viện nghiên cứu. Họ cũng có thể thiết lập luật pháp hoặc điều chỉnh luật
pháp và chuẩn mực xã hội. Các mối quan hệ là các liên kết giữa các thành
phần. Vì sự phụ thuộc lẫn nhau này, không thể chia thành độc lập tập hợp
con. Hơn nữa, nếu thay đổi, các tác nhân khác trong hệ thống sẽ thay đổi
đặc điểm của chúng cho phù hợp và các mối quan hệ sẽ thay đổi - miễn là
hệ thống hoạt động mạnh mẽ. Nói cách khác, các chức năng của NIS rất
quan trọng, chức năng của một hệ thống đổi mới là tạo ra, phổ biến và sử
dụng công nghệ.
Các khái niệm trên cho thấy, trong NIS có nhiều yếu tố, sự đổi mới nhằm
vào mục đích mang lại lợi ích kinh tế quốc gia và kết nối xã hội, để có được
hiệu quả NIS cần có các tác nhân, yếu tố có trong NIS thực hiện tương tác,
liên kết với nhau tạo nên các phương thức phối hợp các mối quan hệ trong
NIS, đặc biệt là các tổ chức hàn lâm, doanh nghiệp và chính phủ cần phải
có liên kết mạnh mẽ. Tuy nhiên, NIS ở các nước là khác nhau, phụ thuộc
vào trình độ, điều kiện phát triển của từng nước.
1.2.2. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Xét ở phạm vi rộng, liên kết giữa CĐKH và DN là liên kết xã hội, liên kết
cộng đồng xã hội “Cộng đồng xã hội khi được coi như một tiến trình xã hội,
là hình thức tương quan giữa người với người có tính cách kết hợp hay một
phản ứng có tính tương hỗ, theo đó, con người gần nhau và phối hợp chặt
chẽ với nhau hơn. Đó không phải chỉ là một thái độ hay một lý tưởng về
đoàn kết, đó là sự đoàn kết được thực hiện ngay trong phạm vi thực hành
các chuẩn mực và khuôn mẫu văn hoá trong đời sống hàng ngày... Kiểu liên
kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ mang tính hội nhập, ở
đó, mức độ hợp tác một cách tích cực giữa các cá nhân trong tất cả những
đoàn thể chủ yếu mà cá nhân đó tham gia. Cộng đồng hiểu như một diễn
tiến xã hội được coi như một ý thức về sự tự nguyện liên kết xã hội” (Tô
Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000, tr.24-25). Có rất nhiều ý kiến về vấn
đề liên kết của CĐKH, về cơ bản, liên kết CĐKH là điều kiện không thể
thiếu, với nhiều dạng và hình thức liên kết khác nhau.
Liên kết là sự tồn tại hoặc sự định hình của các kết nối đang xảy ra giữa các
bên hoặc quyết định thay đổi điều khác xảy ra, là sự truyền tiếp hay nối tiếp
các quan hệ và kết nối (Cambridge Dictionary, 2013). Đặc điểm của sự
truyền tiếp đó là có xu thế cùng nhau kế thừa sự kết hợp, sự hợp tác được
truyền lại, tất cả sự truyền lại là liên kết, liên kết dựa trên một hệ thống, cơ
chế nhất định. Cho đến nay, có nhiều quan điểm, khái niệm về liên kết nói
chung, liên kết giữa CĐKH và DN nói riêng vì có nhiều loại, kiểu, mô hình
86 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
liên kết. Trong tiến trình hình thành và phát triển, trước tác động của bối
cảnh trong và ngoài nước, các hình thức liên kết giữa CĐKH và DN có sự
thay đổi theo xu hướng hoặc tạo ra xu hướng đổi mới các hình thức liên kết.
1.3. Lý thuyết nghiên cứu về liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh
nghiệp
Luận cứ từ lý thuyết là cơ sở lý luận cho nghiên cứu liên kết giữa CĐKH và
DN. Nghiên cứu về liên kết giữa CĐKH và DN đã có một số lý thuyết,
trong nghiên cứu này lựa chọn lý thuyết xã hội học, kinh tế học và lý thuyết
đổi mới làm luận cứ và cơ sở khoa học để mô tả, nhận diện được CĐKH,
DN và liên kết giữa CĐKH và DN. Lý thuyết xã hội học đã mô tả được
thành phần của xã hội và mối quan hệ của các tổ chức, cá nhân trong đó có
CĐKH. Lý thuyết kinh tế học hiện đại ngoài mô tả mối quan hệ các tổ chức
trong xã hội, quan trọng hơn là mô tả và xác định được vai trò của liên kết
giữa CĐKH và DN đối với phát triển kinh tế-xã hội. Mở rộng phạm vi và
đối tượng, để mô tả rộng hơn các nhân tố, yếu tố trong hệ thống, hay cấu
trúc của hệ thống có các lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia (NIS) và lý
thuyết mô hình đổi mới Triple Helix, dưới đây là các lý thuyết có liên quan
đến nghiên cứu:
Lý thuyết cấu trúc chức năng được các nhà khoa học nghiên cứu khá sớm
như Auguste Comte (1858), Herbert Spencer (1896), Kingsley Davis và
Wilbert E.Moore (1945), Almond và Powell (1970), Talcott Parsons
(1979), M.J.Mulkay (1980), Peter Blau (2002), Robert Merton (2003). Mặc
dù có nhiều cách tiếp cận và luận giải khác nhau, về cơ bản, các nhà khoa
học có những điểm chung đó là xác nhận xã hội là hệ thống được cấu trúc
từ các nhân tố, yếu tố có quan hệ, tác động lẫn nhau, mối quan hệ được sắp
xếp một cách có hệ thống, có cơ chế, cách thức để gắn kết. Khác với các
nhà xã hội học về cấu trúc chức năng, Peter Blau nghiên cứu cấu trúc xã hội
với tư cách là các tương tác xã hội và những mối quan hệ giữa các vai trò
xã hội trên cơ sở các nguyên lý hay định lý về tâm lý con người, đặt cấu
trúc xã hội trong mạng lưới xã hội rộng lớn không phải độc lập và tách biệt
với các cấu trúc khác. Lý thuyết xã hội học vĩ mô của Blau về cấu trúc xã
hội của các xã hội và các cộng đồng xã hội có thể được áp dụng cho các
tiểu cấu trúc xã hội mà những tiểu cấu trúc này tạo nên các hội và các cộng
đồng xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2014).
Lý thuyết mạng lưới xã hội, phát triển vào những năm 1930 từ các nhà xã
hội học, tâm lý học, nhân chủng học và toán học làm việc độc lập
(Carrington, Peter, Scott, John 2014). Theo Carrington và các cộng sự
nghiên cứu liên kết giữa các tổ chức trong mạng lưới xã hội có Barabási,
Albert-László (2003) nghiên cứu về liên kết, đặt vấn đề suy nghĩ làm thế
nào để kết nối với tất cả mọi thứ khác và những gì nó có ý nghĩa cho doanh
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 87
nghiệp, khoa học và cuộc sống hàng ngày. Lý thuyết mạng lưới nghiên cứu
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các nhóm, các tổ chức hay
toàn xã hội (các tế bào xã hội), các yếu tố kết nối, liên kết của các tác nhân
trong xã hội.
Lý thuyết về kinh tế tri thức xuất hiện từ đầu những năm 1960 của thế kỷ
trước, hai nhà khoa học là Peter Drucker và Fritz Machlup được ghi nhận là
những người tiên phong đưa ra khái niệm kinh tế tri thức (Knowledge -
Based Economy) trong công trình Khuôn mẫu kinh tế tri thức (Smith, Keith
2002). Đặc biệt, liên kết CĐKH và DN được xác định là một trong bốn trụ
cột của nền kinh tế tri thức. Đến nay đã có nhiều nghiên cứu kinh tế dựa
vào sự phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới (STI), việc chứng minh
nền kinh tế dựa vào tri thức đã được đo lường thông qua thống kê STI dựa
trên hệ chỉ tiêu và chỉ số STI, thống kê kinh tế-xã hội dựa trên hệ chỉ tiêu và
chỉ số kinh tế-xã hội. Özcan Karahan (2012) đã nghiên cứu chỉ số đầu vào
và đầu ra của nền kinh tế tri thức trên cơ sở đánh giá các phương pháp
nghiên cứu quốc tế bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác
Kinh tế và Phát triển (OECD), Liên minh châu Âu (EU) và Hợp tác kinh tế
châu Á Thái Bình Dương (APEC), Karahan đề xuất 09 chỉ số đầu vào và 09
chỉ số đầu ra là để xác định toàn diện và đặc trưng hóa nền kinh tế dựa trên
tri thức (xem Bảng 1):
Bảng 1. Các chỉ số đầu vào và đầu ra cho nền kinh tế tri thức
Các chỉ
tiêu
Các chỉ số đầu vào Các chỉ số đầu ra
Tri thức
Mua vào
1. Xuất khẩu+Nhập khẩu/GDP
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính
theo %
1. Đánh giá năng lực cạnh tranh
2. Ấn phẩm khoa học trên 100.000
dân
Tri thức
Sản xuất
3. Chi phí nghiên cứu và phát triển
(R&D) khoa học tính theo % GDP
4. Số nhà khoa học trong 1000 000
dân
5. Chi phí giáo dục đại học tính theo
% GDP
3. Giáo dục đại học trên 1.000 dân
4. Tham gia học tập suốt đời trên
100 dân
5. PC thâm nhập trên 1.000 dân
Tri thức
Phân phối
6. Chi phí học tập lâu dài tính theo %
GDP
7. Chi tiêu cho CNTT theo % GDP
6. Số lượng máy chủ internet trên
1.000 dân
7. Tổng cộng chia sẻ đơn xin cấp
bằng sáng chế (EPO)
Tri thức
Sử dụng
8. Chi phí R&D công nghệ tính theo
% GDP
9. Số lượng kỹ sư trong 1.000.000
dân
8. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ
cao tính theo %
9. Sản xuất ngành công nghệ cao
tính theo %
Nguồn: Özcan Karahan (2012)
88 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
Lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia (NIS). Các nhà khoa học đặt nền móng
cho lý thuyết NIS là Bengt-Ake Lundvall (1992), Metcalf (1995), Fransman
(1997), lý thuyết NIS đưa ra 6 yếu tố cơ bản: (1) các mối quan hệ tương tác
trong sản xuất, phổ biến và sử dụng tri thức mới có lợi ích về kinh tế, bắt
nguồn từ bên trong biên giới của một quốc gia; (2) tập hợp các tổ chức,
cùng nhau hoặc riêng lẻ, tham gia vào phát triển và phổ biến các công nghệ
mới, là các kênh liên kết giữa các tác nhân tham gia vào phát triển; (3) tạo
thành khuôn khổ, trong đó, chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách
liên quan đến quá trình đổi mới. Đó cũng còn là hệ thống các tổ chức kết
nối với nhau để tạo ra, lưu trữ, chuyển giao tri thức, các kỹ năng và công cụ
tạo nên các công nghệ mới; (4) đổi mới toàn diện bao gồm cả thể chế và
thiết chế. Đổi mới về cả cơ quan hoạch định chính sách, hệ thống tài chính,
các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp; (5) đổi mới đồng bộ các chính sách
của nhà nước: chính sách khuyến khích cạnh tranh, chính sách thương mại,
chính sách công nghiệp, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, NIS là một
hệ thống mở, sẵn sàng đối phó với sức ép từ bên ngoài; (6) phát triển của
công nghệ và sự trao đổi thông tin giữa mọi người, sự quan trọng của thể
chế, để tạo ra phương thức phối hợp của các mối quan hệ trong hệ thống.
Sáu yếu tố trên trong NIS, về nguyên tắc, sẽ không chia nhỏ. Các yếu tố
phải có sự phối hợp, tương tác, trao đổi, ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau để
hình thành các mối liên kết, nhưng chỉ có thể có được khi các quốc gia tạo
ra được môi trường thể chế mới để tăng khả năng đổi mới và khả năng hấp
thụ của quốc gia.
Nguồn: Castellaccia Jose và MiguelNaterab (2013)
Hình 1. Động lực thúc đẩy đổi mới của NIS
Năng lực đổi mới Năng lực hấp thụ
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 89
Theo Fulvio Castellaccia Jose và MiguelNaterab (2013), động lực của các
hệ thống đổi mới quốc gia được thúc đẩy bởi sự kết hợp của: khả năng đổi
mới và khả năng hấp thụ, ba biến năng lực đổi mới (đầu vào đổi mới, đầu ra
khoa học và đầu ra công nghệ), và ba yếu tố năng lực hấp thụ (cơ sở hạ
tầng, thương mại quốc tế và vốn nhân lực). Tuy nhiên, kết quả chung này
khác nhau và có các mô hình cụ thể trong các hệ thống quốc gia được đặc
trưng bởi các cấp độ phát triển khác nhau.
Lý thuyết mô hình đổi mới Triple Helix do Henry Etzkowitz và Loet
Leydesdorff xây dựng vào những năm 1990 được phát triển đến nay.
Nguồn: Ivica Veza, 2015. Lean learning factory at FESB - University of Split
Hình 2. Các tác nhân học hỏi còn thiếu trong mô hình đổi mới Triple Helix
Mô hình đổi mới Triple Helix dựa trên tiền đề quan trọng là sự tương tác
giữa trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ tạo nên ba vòng xoắn của
đổi mới, khi các tương tác tăng lên trong khuôn khổ này, mỗi thành phần
phát triển để áp dụng một số đặc điểm của tổ chức khác, sau đó sẽ tạo ra
các tổ chức lai, tiến hóa và lai hóa từ mối quan hệ của mô hình ba vòng
xoáy của đổi mới hình thành mô hình xoắn bốn từ việc thêm thành phần là
xã hội dân sự và truyền thông. Mô hình đổi mới Triple Helix đã thu hút sự
chú ý đáng kể ở nền kinh tế phát triển và đang phát triển như một công cụ
hoạch định chính sách không thể thiếu để tăng cường đổi mới và thúc đẩy
phát triển kinh tế (Etzkowitz và Leydesdorff, 1998). Đặc biệt, hỗ trợ việc
tăng cường các mối quan hệ hợp tác giữa các viện, ngành công nghiệp và
chính phủ để cải thiện sự đổi mới.
Chính
phủ
Đại
học
Công
nghiệp
Công xưởng
học tập
Phát hiện ngành
công nghiệp cần
Chiến lược định
hình ngành công
nghiệp
Doanh nghiệp
spin-off và start-
up
Hợp tác với
công nghiệp
Dự án thực tế
Học hỏi lâu dài
Chuyển giao kết
quả nghiên cứu
mới nhất đến
công nghiệp
Cân bằng giữa khoa học kỹ thuật
và thực hành kỹ thuật
90 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
Xu hướng hiện nay, tiếp cận vào lý thuyết Triple Helix để định dạng hệ
thống đổi mới (Guobeyond, 2018), Helix như một cấu hình cân bằng của
đại học-kinh doanh-chính phủ coi mỗi khu vực là các tập hợp con của các
hệ thống xã hội tương tác thông qua các mạng và tổ chức xã hội để định
hình lại, sắp xếp thể chế thông qua phản ánh các tương tác. Các tương tác
như vậy chia thành hai quá trình giao tiếp và khác biệt: Một quy trình chức
năng, giữa khu vực hàn lâm và thị trường, và một thể chế, giữa kiểm soát
riêng tư và công ở các cấp độ của đại học-kinh doanh-chính phủ cho phép
các mức độ điều chỉnh lẫn nhau có chọn lọc. Guobeyond đồng tình với
Etzkowitz và Leydesdorff về sự khác biệt bên trong mỗi lĩnh vực thể chế
tạo ra các loại liên kết và cấu trúc mới giữa các lĩnh vực, chẳng hạn như văn
phòng liên lạc công nghiệp tại các trường đại học hoặc liên minh chiến lược
giữa các doanh nghiệp, tạo ra các cơ chế tích hợp mạng mới. Các lĩnh vực
thể chế cũng được coi là môi trường lựa chọn và giao tiếp thể chế giữa
chúng hoạt động như các cơ chế lựa chọn, có thể tạo ra môi trường đổi mới
và đảm bảo một hệ thống tái tạo.
Trong bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhiều quốc
gia không ngừng hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia để thích ghi với sự
thay đổi nhanh chóng của thời đại. Tiếp cận nhiều lý thuyết là nhu cầu cấp
bách hiện nay, bởi nếu chỉ tiếp cận một số lý thuyết về cấu trúc chức năng,
lý thuyết mạng lưới sẽ không nhận rõ được tương tác đa chiều trong NIS, lý
thuyết mô hình Triple Helix cho thấy hạn chế của một số lý thuyết khi đưa
ra tầm quan trọng của sự tương tác mạnh mẽ giữa khu vực hàn lâm, chính
phủ và doanh nghiệp trong NIS, trong sự tương tác đó liên kết CĐKH và
DN được thể hiện rõ nét vai trò quan trọng đối với sự phát triển quốc gia và
cả trong quá trình hệ thống đổi mới quốc gia.
1.4. Vai trò của liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Bản chất của liên kết giữa CĐKH và DN là mang lại lợi ích cho CĐKH và
DN về kinh tế, uy tín, năng lực và ở phương diện lớn hơn là mang lại lợi
ích và giá trị mới cho toàn xã hội và kiến tạo mối quan hệ, tạo nên tương
tác và kết nối xã hội.
1.4.1. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp là một trong bốn
trụ cột của nền kinh tế tri thức
Năm 2015, Ngân hàng thế giới (WB)2 đưa ra bốn trụ cột của nền kinh tế: (i)
Giáo dục và Đào tạo: Một dân số có giáo dục và có kỹ năng là cần thiết để
tạo ra, chia sẻ và sử dụng kiến thức; (ii) Cơ sở hạ tầng thông tin: Một cơ sở
hạ tầng thông tin năng động - từ radio đến internet - được yêu cầu để tạo
2 WB (2015), The Four Pillars of The Knowledge Economy.
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 91
điều kiện cho việc truyền thông, phổ biến và xử lý thông tin hiệu quả; (iii)
Chế độ ưu đãi kinh tế và thể chế: Một môi trường pháp lý và kinh tế cho
phép dòng chảy kiến thức tự do, hỗ trợ đầu tư vào công nghệ thông tin và
truyền thông và khuyến khích tinh thần kinh doanh là trọng tâm của nền
kinh tế tri thức; (iv) Hệ thống đổi mới: Một mạng lưới các trung tâm nghiên
cứu, trường đại học, các tổ chức think tanks, doanh nghiệp tư nhân và các
nhóm cộng đồng liên kết là cần thiết để khai thác nguồn tri thức toàn cầu
ngày càng tăng, chuyển hóa và thích ứng với nhu cầu của đất nước, sáng tạo
ra các tri thức mới cần thiết.
Các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã minh chứng hệ thống đổi
mới quốc gia là môi trường quan trọng thúc đẩy CĐKH và DN kết nối, liên
kết với nhau để hình thành, xây dựng và phát triển mạng lưới tri thức. Cho
đến nay, có nhiều quan điểm, khái niệm về liên kết nói chung, liên kết giữa
CĐKH và doanh nghiệp nói riêng, vì có nhiều loại, kiểu, mô hình liên kết,
nên trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu liên kết xã hội dựa vào yếu
tố kinh tế. Trong một nền kinh tế tri thức, việc sử dụng kiến thức để tạo ra
hàng hóa và dịch vụ là nhu cầu khách quan và cấp thiết, các doanh nghiệp
nỗ lực liên kết với các CĐKH.
1.4.2. Liên kết để tăng cường tri thức mới
Cho đến nay, có nhiều hình thức tăng cường tri thức cho doanh nghiệp
thông qua liên kết với CĐKH trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao kết
quả nghiên cứu như:
- Liên kết trong đào tạo có nhiều hình thức: Tập huấn, thực tập; Hướng
dẫn thông qua dịch vụ, hướng dẫn thông qua chuyển giao công nghệ có
đào tạo; Hội thảo khoa học; Đào tạo bằng cấp;
- Liên kết trong nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu: Thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu, hợp đồng ứng dụng các sản phẩm, hợp đồng
ứng dụng các quy trình sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến thiết bị, kỹ
thuật, cung cấp sản phẩm.
Để tăng cường tri thức mới, phần lớn DN phải đầu tư nhiều vào NC&PT,
đào tạo và sử dụng dịch vụ KH&CN, liên kết mạnh mẽ với CĐKH.
“NC&PT được hiểu bao gồm hoạt động sáng tạo và có hệ thống được thực
hiện để tăng lượng kiến thức - bao gồm kiến thức về nhân loại, văn hóa và
xã hội - và đưa ra ứng dụng mới của kiến thức có sẵn” (Frascati, 2015).
Các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chịu sự tác động của chính
sách đổi mới, là nơi tạo ra nguồn tri thức mới, liên kết, chuyển giao tri thức
mới đến các DN.
92 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
1.4.3. Liên kết để đổi mới
Theo Loet Leydesdorff (2016), các mô hình đổi mới “Đổi mới mở” và “mô
hình Triple Helix ba vòng xoắn” có thể đo lường được sức mạnh tổng hợp
trong các hệ thống đổi mới. Mô hình Đổi mới mở (OI) có thể được so sánh
với mô hình ba vòng xoắn của mối quan hệ giữa đại học-công nghiệp-chính
phủ (TH) khi nỗ lực tìm kiếm giá trị thặng dư trong việc đưa đổi mới công
nghiệp đến gần hơn với R&D. Trong khi doanh nghiệp là trung tâm trong
của mô hình OI, thì TH bổ sung tính đa trung tâm: ngoài các doanh nghiệp,
trường đại học và chính phủ, yếu tố vùng có thể đóng vai trò hàng đầu trong
các hệ sinh thái đổi mới. Chuyển giao công nghệ (chuyển đổi) tại mỗi thời
điểm, người ta có thể tập trung vào các động lực trong các vòng phản
hồi. Việc tạo ra các tùy chọn có thể quan trọng hơn so với việc thực hiện
khả năng tồn tại lâu dài của các hệ thống đổi mới dựa trên tri thức. Các cơ
chế phối hợp khác nhau (thị trường, chính sách, kiến thức) cung cấp các
quan điểm khác nhau về cùng một thông tin và do đó tạo ra sự dư thừa. Dư
thừa gia tăng không chỉ kích thích đổi mới trong một hệ sinh thái bằng cách
giảm sự không chắc chắn; tăng cường sức mạnh đổi mới tổng hợp của hệ
thống đổi mới quốc gia. Mặc dù có nhiều sự thay đổi, đổi mới từ các mô
hình, hay sự phối hợp của hai mô hình OI, TH trải qua nhiều thực nghiệm,
tính toán, Loet Leydesdorff (2016) đưa ra kết luận việc hiện thực hóa vòng
phản hồi bổ sung kích thích sự chuyển đổi từ khuôn khổ chính trị (quyền
lực) và kinh tế (tiền bạc) sang một nền tảng sản xuất chứa tri thức có tổ
chức và đổi mới như một cơ chế phối hợp xã hội thứ ba.
Theo Guobeyond (2018), mô hình Triple Helix cho thấy tiềm năng đổi mới
và phát triển kinh tế trong xã hội tri thức nằm ở vai trò nổi bật hơn đối với
các trường đại học và sự lai tạo với công nghiệp và chính phủ để tạo ra các
định dạng mới thể chế và xã hội về năng suất, chuyển giao tri thức và các
ứng dụng của nó luôn tạo ra thêm tri thức mới. Triple Helix cung cấp một
khung áp dụng rộng rãi để khám phá các động lực đổi mới phức tạp cho các
nhà hoạch định chính sách có liên quan trong nước, khu vực và quốc tế.
Trong xu thế đổi mới mở, liên kết giữa CĐKH và DN sẽ góp phần tạo nên
hệ sinh thái trong hệ thống đổi mới quốc gia. Các nước đã phát triển có khả
năng kiểm soát tốt hệ thống đổi mới quốc gia theo xu hướng đổi mới mở,
các nước đang phát triển cần đánh giá lại quá trình đổi mới, nhận diện lại hệ
thống đổi mới quốc gia. Đặc biệt, khi liên kết giữa CĐKH và DN còn hạn
chế, việc tiếp tục cải cách, hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia là cần thiết
trên cơ sở hoạch định, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chiến
lược, chính sách đổi mới là cần thiết.
Tóm lại, lý luận về liên kết giữa CĐKH và DN giúp mô tả để nhận diện đặc
điểm cơ bản của CĐKH, DN. Luận cứ lý thuyết bao gồm các lý thuyết,
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 93
quan điểm, luận điểm, tạo lập cơ sở khoa học để nghiên cứu, phân tích liên
kết giữa CĐKH và DN, vai trò của liên kết giữa CĐKH và DN đối với sự
phát triển, đổi mới của quốc gia.
2. Thực tiễn về liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp ở
Việt Nam trong hệ thống đổi mới quốc gia
2.1. Chủ trương, chính sách về liên kết và đổi mới
2.1.1. Chủ trương, chính sách về liên kết
Ø Chính sách khuyến khích liên kết trong nông nghiệp
- Chính sách liên kết bốn nhà trong nông nghiệp là sự liên kết giữa nông
dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của Nhà nước
nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô
lớn, hiện đại được hình thành và phát triển từ năm 2002. Ngày
24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-
TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua
hợp đồng nhằm mục tiêu tạo điều kiện tiêu thụ nông sản hàng hóa cho
nông dân. Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện
như: Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ
nông sản thông qua hợp đồng; Chỉ thị số 1965/CT-BNN-TT năm 2013
về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh
đồng mẫu lớn. Ngày 01/3/2013, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ
thuật Việt Nam ban hành văn bản liên tịch phối hợp hỗ trợ xây dựng liên
kết “bốn nhà”: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh
nghiệp nhằm hỗ trợ nông dân liên kết với các nhà để sản xuất và tiêu thụ
nông sản hàng hóa.
- Chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp (Nghị định số
98/2018/NĐ-CP), nội dung như sau:
+ Đối tượng áp dụng: Nông dân, chủ trang trại, người được ủy quyền
đối với hộ nông dân, tổ hợp tác; Cá nhân, người được ủy quyền đối
với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau đây gọi
chung là cá nhân; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp;
Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Nghị
định này;
+ Các hình thức liên kết: Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sơ
chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên kết sơ
chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
94 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
+ Chính sách ưu đãi, hỗ trợ: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
(Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn
xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu VNĐ, bao gồm tư vấn,
nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án,
kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường). Hỗ trợ hạ tầng
phục vụ liên kết (Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%
vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng
phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản
xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ VNĐ). Hỗ trợ khuyến nông, đào
tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
Ø Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế (Nghị quyết số 05/NQ-
TW, 2016) quyết định một số chủ trương, chính sách lớn:
+ Đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
đào tạo nghề;
+ Ưu tiên phát triển và chuyển giao KH&CN, nhất là KH&CN hiện đại,
coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và
đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để
doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển và chuyển giao
KH&CN. Thực hiện cơ chế đối ứng hợp tác công-tư để doanh nghiệp
khai thác có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên
cứu và phát triển.
Nhận xét chung: Đa số các chính sách tập trung vào khuyến khích, ưu tiên
liên kết các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông trong lĩnh vực nông
nghiệp, điều này cho thấy lĩnh vực công nghiệp chưa được chú ý, đây là
một khoảng trống khá lớn trong chính sách, đặc biệt khi chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước định hướng có tác động lớn đến việc
triển khai thực hiện.
Các chính sách khuyến khích liên kết giữa các khu vực hàn lâm (viện,
trường) và doanh nghiệp ít được chú trọng, cho đến nay, hiệu quả của các
chính sách còn khá hạn chế chưa tạo được kết nối, mối quan hệ bền vững
giữa khu vực hàn lâm, doanh nghiệp và nhà nước cũng như các nhân tố, yếu
tố có trong hệ thống đổi mới quốc gia, do đó, KH&CN chưa trở thành động
lực phát triển kinh tế-xã hội, chưa trở thành trụ cột của nền kinh tế dựa vào
tri thức. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) đưa ra nhận định, đánh giá
về KH&CN: “Trong những năm qua, KH&CN đã có những đóng góp tích
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 95
cực cho phát triển kinh tế-xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên,
KH&CN chưa thật sự gắn kết và trở thành động lực phát triển kinh tế-xã
hội”. Nhận định và đánh giá của Đảng cho thấy vai trò của KH&CN, cụ thể
là vai trò của những các nhà khoa học trong các cộng đồng khoa học chưa
được phát huy để trở thành lực lượng sản xuất, đổi mới quan hệ sản xuất để
đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
2.1.2. Chủ trương, chính sách lớn về đổi mới
Có nhiều thời điểm Việt Nam tiến hành đổi mới quốc gia, trong đó có STI,
về cơ bản đổi mới được ghi nhận bắt đầu vào những năm 1986, đường lối
đổi mới do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đề ra có
ý nghĩa cách mạng trong nhận thức và hành động với những chủ trương,
chính sách mang tính đột phá. Hơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn
lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu
sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới
mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn
diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Nhìn tổng thể, hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn,
phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục
để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn. Những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi
mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của
lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm bài học đúc kết từ thực tiễn đã tạo
tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển
mạnh mẽ trong những năm tới (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, 2016).
Cho đến nay, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về đổi
mới hệ thống quốc gia và hệ thống STI tiếp tục được hoạch định, đặc biệt là
Thủ tướng ban hành Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 “Quy
hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030”, bản Quy hoạch đưa ra giải pháp quy hoạch liên quan đến liên
kết có trong giải pháp đầu tư và tài chính: Đẩy mạnh việc huy động các
nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động KH&CN
theo cơ chế hợp tác công tư và các hình thức khác. Tăng cường liên kết,
hợp tác giữa các tổ chức KH&CN công lập, doanh nghiệp, các tổ chức khác
trong nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ.
96 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
Nhận xét chung: Chính sách chưa đưa ra quan điểm, mục tiêu và cách thức
để thúc đẩy, đẩy mạnh liên kết các tổ chức KH&CN công lập với các tổ
chức khác, trong đó có doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia, điều
này sẽ không làm cho các tổ chức KH&CN công lập mạnh lên, việc thiết kế
quy hoạch chưa đạt được tính tổng thể, tính mới để tạo nên sự kết nối,
tương tác, tác động và phụ thuộc lẫn nhau sẽ không thể tạo nên mô hình
phát triển tổ chức KH&CN phù hợp với bối cảnh hệ thống quốc gia đang
đổi mới. Nếu từng tổ chức có trong hệ thống quốc gia tách rời, phát triển
độc lập sẽ không tạo nên được hệ sinh thái đổi mới quốc gia.
2.2. Tình hình liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
2.2.1. Tổng quan về cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
CĐKH Việt Nam hình thành và phát triển trong nhiều tổ chức KH&CN,
doanh nghiệp (cả khu vực công và tư), tổ chức quốc tế. Số cán bộ nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ quy đổi toàn thời gian (FTE) của Việt
Nam khoảng 7 người/vạn dân. Cụ thể là năm 2018, cả nước có khoảng
168.000 người tham gia hoạt động NC&PT, tăng 24,4% so với năm 2011,
trong đó, khu vực nhà nước có hơn 141.000 người (84%), ngoài nhà nước
hơn 23.000 (14%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khoảng 3.500
(2%). Về số tổ chức KH&CN đạt đẳng cấp quốc tế, Việt Nam hiện có 09 tổ
chức được đưa vào danh sách trong tổng số 5.637 tổ chức được SCIMAGO
xếp hạng (SCIMAGO là tổ chức phi chính phủ xếp hạng các tổ chức khoa
học và công nghệ, bao gồm các trường đại học, bệnh viện, và các tổ chức
công lập). Việt Nam cũng được UNESCO công nhận có 02 Trung tâm quốc
tế về Toán học và Vật lý. Số lượng công bố khoa học quốc tế của Việt Nam
tăng dần trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay. Dựa trên cơ sở dữ liệu Web
of Science, năm 2016 số lượng công bố khoa học quốc tế của Việt Nam là
4.015 bài, tỷ lệ tăng so với năm 2015 (3.219 bài) là 24,73% (giai đoạn
2011-2015, trung bình đạt 2.418 bài/năm và tốc độ tăng bình quân là
19,5%/năm), tập trung vào các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật, toán học và hóa
học (Ủy ban KHCN và MT Quốc hội, 2018).
Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tổng số doanh nghiệp gia
nhập và tái gia nhập thị trường trong 07 tháng đầu năm 2019 là 103.599
doanh nghiệp (tăng 9,6% so với cùng kỳ 2018), bao gồm: 79.310 doanh
nghiệp thành lập mới (tăng 4,6%) và 24.289 doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động (tăng 29,9%). Trung bình mỗi tháng có 14.800 doanh nghiệp gia nhập
và tái gia nhập thị trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019).
Bên cạnh các doanh nghiệp, cả nước đã có 50 cơ sở ươm tạo công nghệ và
doanh nghiệp công nghệ cao (CNC). Số lượng doanh nghiệp KH&CN được
cấp Giấy chứng nhận hoạt động CNC là 43 doanh nghiệp và hơn 2.000
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 97
doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực công
nghệ thông tin. Hiện số lượng doanh nghiệp KH&CN bao gồm tất cả các
doanh nghiệp nói trên là khoảng 3.000 doanh nghiệp (Ủy Ban KHCN và MT
Quốc hội, 2018).
Nhìn chung, số lượng và chất lượng phát triển của CĐKH và DN đang có
chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đấy, các loại
hình, mô hình của CĐKH và DN có nhiều thay đổi, đổi mới và hình thành
mới, đặc biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp
công nghệ Việt Nam là những doanh nghiệp được kỳ vọng tạo nên nhiều đột
phá cho Việt Nam.
2.2.2. Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp
Chính sách khuyến khích liên kết giữa các nhà khoa học, nhà nông, nhà
doanh nghiệp, nhà nước được ban hành gần 2 thập kỷ (từ 2002-2019), tuy
nhiên, liên kết CĐKH và DN hiện nay chưa được phát triển mạnh, chưa có
tương tác, tác động tạo nên cấu trúc liên kết bền vững. Dưới đây là một số
tình hình liên kết giữa CĐKH và DN:
Liên kết chưa chặt chẽ, thiếu bền vững, đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân
chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Nhìn lại 30
năm đổi mới (1986-2016), Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016 đã nêu tình hình
liên kết của doanh nghiệp “Hầu hết doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ,
thiếu liên kết, khả năng ứng phó với các rủi ro yếu, nhiều doanh nghiệp
phải giải thể hoặc ngừng hoạt động”.
Liên kết lỏng lẻo. Theo Duy Phương (2015), liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước -
nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà nông là lỏng lẻo. Liên kết 4 nhà “Nhà
nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp” từ lâu được xem là
xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Tuy
nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa “4 nhà” vẫn chưa thực sự phát huy
hiệu quả (Trần Huỳnh, 2018).
Mối liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết
dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Trong khi đó, vai trò liên
đới giữa “4 nhà” lại thiếu chặt chẽ và chưa mang tính đồng bộ. Nhà nước
chưa có chế tài cụ thể nên khó xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các
bên (Chi Mai, 2018).
Một số tồn tại và nguyên nhân
Tồn tại lớn hiện nay trong liên kết giữa CNĐK và DN là các mối liên kết
còn lỏng lẻo và không bền vững, nguyên nhân của tình hình này do chưa có
thể chế, thiết chế cụ thể quy định, theo Etzkowitz, Henry (2002-2011) trong
98 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
bộ ba xoắn (Triple Helix) trường đại học-công nghiệp (vai trò chính là
doanh nghiệp)-chính phủ tương tác mạnh phải được thực hiện từ trên xuống
mới tạo nên mối quan hệ mạnh mẽ hơn và một mô hình tích hợp hơn. Thực
tế để có liên kết mạnh, nhà nước cần đóng vai trò định hướng, dẫn dắt thúc
đẩy liên kết, cần đổi mới ở khâu hoạch định chiến lược, chính sách, hiện
nay trong hoạch định chính sách chưa chú ý đến việc xác định vai trò quan
trọng của liên kết giữa CNĐK và DN đối với sự phát triển kinh tế dựa vào
tri thức, trong các chính sách hiện hành đề cập rất mờ nhạt hoặc chưa rõ
ràng, dẫn đến việc triển khai vào thực tiễn rất khó khăn, bên cạnh đấy thiếu
kiểm tra, giám sát, do đó không có được hiệu quả và kết quả tốt.
3. Định hướng để thúc đẩy liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh
nghiệp
Từ tổng quan CĐKH và DN có thể nhận thấy, số lượng CĐKH và DN có
xu hướng tăng dần lên, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khoa học đa
dạng, tác động tương tác tạo nên nhiều sự thay đổi trong liên kết giữa
CĐKH và DN. Vai trò liên kết giữa CĐKH và DN tiếp tục được khẳng
định. Cơ cấu, cấu trúc, chức năng của CĐKH và DN luôn có sự thay đổi tùy
thuộc vào bối cảnh, hoàn cảnh khác nhau, vai trò của Nhà nước cần có điều
tiết, tác động để tạo nên các liên kết bền vững giữa CĐKH và DN đáp ứng
các nhu cầu phát triển của đất nước.
3.1. Đổi mới tư duy về hệ thống đổi mới quốc gia
- Cần hoàn thiện hệ thống đổi mới quốc gia: Tiếp tục hoàn thiện thể chế
KH&CN, thể chế kinh doanh để tạo môi trường liên kết giữa CĐKH và
DN có hiệu quả. Đổi mới chủ trương lấy doanh nghiệp làm trung tâm
sang hướng lấy kết nối, liên kết, tương tác của CĐKH (khu vực hàn
lâm), doanh nghiệp, chính phủ và các nhân tố, yếu tố có trong NIS làm
cơ sở trọng tâm cho hệ thống đổi mới quốc gia. Không nên có ưu tiên
hay trọng tâm vào một khu vực sẽ tạo nên khoảng trống của NIS. Trong
bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nhiều cuộc cách mạng
khác như cách mạng năng suất việc tương tác, kết nối các tác nhân trong
hệ thống đổi mới quốc gia là vô cùng quan trọng.
- Xác định liên kết giữa CĐKH và DN là một trong các trụ cột để phát
triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng đi vào Cách mạng công nghiệp 4.0,
cách mạng năng suất.
Chính phủ cần hoạch định rõ nét đổi mới mô hình tăng trưởng trong giai
đoạn 2021-2030 dựa trên nền tảng tri thức, hướng tới xã hội tri thức cần
làm rõ vị trí, vai trò của CĐKH, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cách
mạng năng suất chứng minh phát triển dựa vào tri thức khoa học, khu vực
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 99
hàn lâm là nơi tạo ra tri thức khoa học cần được coi trọng hơn, liên kết
giữa CĐKH và DN là trụ cột để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
- Đổi mới thiết kế và xây dựng hệ sinh thái cho NIS, xây dựng hệ sinh thái
không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà cho tất cả các nhân tố, yếu tố có
trong NIS tạo nên hệ sinh thái bền vững, không chỉ có CĐKH, DN,
Chính phủ tương tác, các tương tác cần tiến hóa chuyển hóa cộng sinh
với tất cả các nhân tố, yếu tố trong NIS hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới
sáng tạo.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động đến nhiều quốc gia, Việt
Nam đã và đang đi vào các lĩnh vực công nghệ thâm dụng tri thức cao
như lĩnh vực công nghệ thông tin tạo dựng hạ tầng cơ sở thông minh để
phát triển IOT, điện toán đám mây, thu thập và lưu trữ dữ liệu lớn,
blockchain, vật liệu mới, công nghệ sinh học, sinh học tổng hợp tạo
dựng hệ sinh thái đổi mới thông minh. Đặc biệt hơn, hệ sinh thái đổi mới
thông minh không chỉ là sự hội tụ các lĩnh vực công nghệ nano, sinh
học, thông tin, giữa robot, công nghệ nano và trí tuệ nhân tạo thay thế
con người tham gia hoạt động sản xuất, mà còn hội tụ được các tổ chức
hàn lâm (viện, trường) doanh nghiệp ở khu vực công và tư. Do đó hệ
thống đổi mới quốc gia cần hoàn thiện, hoạch định mới để kiến tạo và
thúc đẩy mạnh mẽ các tác nhân trong hệ thống đổi mới quốc gia không
chỉ tương tác, quan trọng hơn kết nối, liên kết mạnh để tạo ra được hệ
sinh thái đổi mới thông minh cho quốc gia.
3.2. Định hướng, tăng cường và mở rộng liên kết
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (20-28/01/2016) đã đưa ra định
hướng: “Phương hướng phát triển và ứng dụng KH&CN thời gian tới”:
+ Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở
rộng hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà nông.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia nghiên
cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công
nghệ.
Cần chú ý xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích liên kết giữa
CĐKH và DN trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội không nên
chỉ tập trung lĩnh vực nông nghiệp.
- Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện
Đại hội XII của Đảng năm 2016 khẳng định phát triển nhanh, bền vững,
phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
100 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
hướng hiện đại. Mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã được xác định từ Đại hội VIII
của Đảng. Trên thực tế, 20 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
đã nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khách quan, chủ quan nên nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu
trên không đạt được. Trong 5 năm tới (2016-2020), phải phấn đấu quyết
liệt hơn, phát triển kinh tế nhanh, bền vững để sớm đạt được mục tiêu
này. Đặc biệt, cần nhận thức và thực hiện hiệu quả những định hướng
lớn sau đây:
+ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh ứng
dụng KH&CN.
+ Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là
quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Phát triển, ứng dụng KH&CN cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước
một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt
động KH&CN, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư, cơ chế tài
chính để giải phóng năng lực sáng tạo, đưa nhanh tiến bộ KH&CN
vào hoạt động thực tiễn.
+ Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở
rộng hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà nông.
+ Tăng cường hợp tác về KH&CN, nhất là công nghệ cao, phải là
hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế.
3.3. Bổ sung trong chủ trương, đường lối và chính sách
Chủ trương, đường lối của Đảng đã xác định trong thời gian tới Đổi mới
mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
(Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI được Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII, 2016) và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ:
- Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ
biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 101
- Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng
chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản
phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư
nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả
trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước;
- Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với
doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và công
nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị khu vực và
toàn cầu;
- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp; mở
rộng hình thức liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp,
nhà nông. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia
nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới
công nghệ;
- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi
ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là các chuyên gia giỏi, có
nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán bộ
KH&CN phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị
lao động sáng tạo của mình. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự
do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của
các nhà khoa học;
Phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia. Tập trung đầu tư phát
triển một số viện KH&CN, trường đại học cấp quốc gia và một số khu công
nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm theo mô hình tiên tiến của thế giới.
Các định hướng nhiệm vụ của Đảng đề ra cho thấy, hệ thống đổi mới quốc
gia theo hướng đổi mới mở, quan hệ, tương tác không chỉ có giữa CĐKH,
DN, Chính phủ, các cơ sở hạ tầng, thể chế và thiết chế trong nước mà còn
liên kết, hợp tác với các tổ chức bên ngoài. Tuy tính năng của NIS có nhiều
thay đổi, nhưng thực tiễn hiện nay cho thấy vấn đề quan trọng liên kết giữa
CĐKH và DN còn yếu, điều này cho thấy trước sức ép của bối cảnh mới
hiện nay đặc biệt là trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
nếu thiếu đi sự liên kết mạnh mẽ của các tác nhân, các yếu tố trong NIS,
NIS khó có thể chịu được tác động và sức ép từ bên ngoài, do đó để đảm
bảo liên kết giữa CĐKH và DN phát triển trở thành một trong bốn trụ cột
của nền kinh tế dựa vào tri thức, các chính sách KH&CN cần bổ sung thiết
chế liên kết giữa CĐKH và DN trong quy định thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN của các chương trình KH&CN quốc gia, trọng điểm cấp nhà nước,
các quỹ đầu tư cho KH&CN. Đưa liên kết giữa CĐKH và DN vào trong
quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hàn lâm (viện, trường) và
doanh nghiệp.
102 Liên kết giữa cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong hệ thống ĐMQG
Cần có dự báo xu hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, xu
hướng phát triển liên kết giữa CĐKH và DN để đưa vào hoạch định trong
chủ trương, đường lối, chiến lược và chính sách phát triển đất nước giai
đoạn 2021-2030. CĐKH và DN là một trong các trụ cột quan trọng của nền
kinh tế dựa vào tri thức, là lực lượng sản xuất chính góp phần lớn vào đổi
mô hình kinh tế-xã hội, là nhân tố và yếu tố quan trọng trong hệ thống đổi
mới quốc gia để đổi mới quan hệ sản xuất./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích liên kết sản xuất nông nghiệp.
2. Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XII) về Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi
mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
4. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 297/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường
vụ Quốc hội về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa
học và công nghệ.
5. Từ điển Triết học phương Tây hiện đại, 1996. Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội.
6. Fransman, 1997. “Kinh nghiệm xây dựng chiến lược khoa học và công nghệ của một
nước châu Á”, Hà Nội tháng 8-1997. tr 3-4.
7. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang, 2000. “Phát triển cộng đồng-Lý thuyết và vận
dụng”. Hà nội, Nxb Văn hóa thông tin.
8. Lê Ngọc Hùng, 2014. Lý thuyết xã hội học hiện đại. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia.
9. Duy Phương, 2015. “Liên kết 4 nhà: Chưa được như kỳ vọng”. Báo Đại Đoàn
kết online, ngày 15/06/2015, <
nhu-ky-vong-tintuc51404>
10. Trần Huỳnh, 2018. “Liên kết “4 nhà” trong nông nghiệp đã thực sự hiệu quả?”, Báo
Người lao động online, ngày 10-11-2018, <https://nld.com.vn/kinh-te/lien-ket-4-nha-
trong-nong-nghiep-da-thuc-su-hieu-qua->
11. Chi Mai, 2018. “Liên kết trong sản xuất: Xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp
hiện đại, vì sao vẫn còn lỏng lẻo?”. Trang thông tin của Hội làm vườn Việt Nam,
yeu-cua-nong-nghiep-hien-dai-vi-sao-van-con-long-leo.html
Tiếng Anh
12. OECD, 1997. National Inovation Systems “Organisation for economic co-operation
and development, OECD 1997, Pages 4.
JSTPM Tập 8, Số 2, 2019 103
13. OECD, 2017. Boosting Social Enterprise Development, Good Practice Compendium,
Published on April 21, 2017.
14. OECD, 2019. Enterprises by business size.
15. William A. Kornfeld, Carl Hewitt, 1981. “The Scientific Community Metaphor”
(PDF). IEEE Trans. Sys., Man, and Cyber. SMC-11 (1): 24–33.
doi:10.1109/TSMC.1981.4308575.
<https://www.researchgate.net/publication/3115052_The_Scientific_Community_Me
taphor>.
16. Bengt-Ake Lundvall, 1992. “Nationnal Systems of Innovation Towards a Theory of
Innovation and Interactive Learning”, London and New York, 1992.
17. Loet Leydesdorff, Henry Etzkowitz, 1998. The Triple Helix as a Model for
Innovation Studies. (Conference Report), Science & Public Policy Vol. 25(3) (1998)
195-203
18. Gordon Marhall (edited), 1998. A Dictionary of Sociology. New York Oxford
University Press-Oxford paperback reference, 710 pages.
19. Keith Smith, 2002. What is the 'Knowledge Economy'? Knowledge Intensity and
Distributed Knowledge Bases.
20. Aymen A. Kayal, 2008. National innovation systems a proposed framework for
developing countries. Int. J. Entrepreneurship and Innovation Management, Vol. 8,
No. 1, 2008.
21. Özcan Karahan, 2012. Input-output indicators of Knowledge-based economy and
Turkey. Journal of Business, Economics & Finance (2012), Vol.1 (2).
22. Fulvio Castellaccia Jose, Miguel Naterab, 2013. The dynamics of national innovation
systems: A panel cointegration analysis of the coevolution between innovative
capability and absorptive capacity. Research Policy. Volume 42, Issue 3, April 2013,
Pages 579-594.
23. John Scott and Peter J. Carrington, 2014. The SAGE Handbook of Social Network
Analysis. Print ISBN: 9781847873958 | Online ISBN: 9781446294413.
24. Loet Leydesdorff& Inga Ivanova, 2016. “Open Innovation” and “Triple Helix”
Models of Innovation: Can Synergy in Innovation Systems Be Measured? Journal of
Open Innovations: Technology, Market and Complexity, 2(1) (2016) 1-12;
doi:10.1186/s40852-016-0039-7.
25. Guobeyond, 2018. Triple Helix ‘Innovation System’ format, 21/7/2019,
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_ket_giua_cong_dong_khoa_hoc_va_doanh_nghiep_trong_he_th.pdf