Năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong vùng, trong ngành
thể hiện chủ yếu qua số lượng doanh
nghiệp và nguồn lực mà các doanh
nghiệp sở hữu, sử dụng. Mặc dù phản
ảnh tính chất nhỏ và rất nhỏ nói chung
của tuyệt đại đa số doanh nghiệp Việt
Nam, doanh nghiệp ở các tỉnh Tây Nam
Bộ có số lượng ít hơn, trình độ phát triển
thấp hơn hẳn so với TPHCM và qui mô
nhỏ hơn hẳn so với các tỉnh Đông Nam
Bộ. Những hạn chế về năng lực sản xuất
kinh doanh này có thể hạn chế nhu cầu
và khả năng liên kết theo hướng bền
vững của doanh nghiệp trong vùng với
vai trò là một chủ thể trung tâm của liên
kết phát triển.
16 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên kết phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ nhìn từ năng lực sản xuất kinh doanh của chủ thể doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
CHUYÊN MỤC
KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC
LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY NAM BỘ
NHÌN TỪ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CHỦ THỂ DOANH NGHIỆP
NGUYỄN MAI LONG
LÊ THANH SANG
Doanh nghiệp là một chủ thể trung tâm trong liên kết phát triển. Từ cách tiếp cận
nguồn lực, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một điều kiện cơ bản
để thúc đẩy nhu cầu và khả năng liên kết với các đối tác khác. Sử dụng các chỉ báo
cơ bản về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn đầu tư, và doanh thu bình quân
doanh nghiệp theo địa bàn và theo ngành đối với toàn bộ doanh nghiệp trong vùng,
bài viết chỉ ra những hạn chế về qui mô, cơ cấu và trình độ sản xuất của doanh
nghiệp Tây Nam Bộ. Mặc dù có được mở rộng và nâng cao, các nguồn lực này của
doanh nghiệp vẫn chưa phát triển tương xứng với các lợi thế kinh tế của vùng, trong
mối tương quan với các vùng khác, và do vậy có thể hạn chế vai trò chủ thể liên kết
vùng của doanh nghiệp.
1. GIỚI THIỆU
Tiến trình 30 năm đổi mới ở Việt Nam
bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới
kinh tế làm trọng tâm nhằm giải phóng
các nguồn lực của đất nước, trong đó
việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng. Cho đến nay,
các doanh nghiệp Tây Nam Bộ đã có
những bước phát triển vượt bậc, đóng
góp ngày càng lớn vào sự phát triển của
vùng. Tuy nhiên, một đặc trưng của kinh
tế Việt Nam nói chung và Tây Nam Bộ
nói riêng trong thời gian qua là tính rời
rạc, phân tán trong phát triển, thiếu sự
phối hợp giữa các doanh nghiệp với
nhau cũng như giữa doanh nghiệp với
nông hộ và các tác nhân khác để phát
huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ làm
giảm lợi thế cạnh tranh của doanh
Nguyễn Mai Long. Thạc sĩ. Học viện Khoa học
xã hội.
Lê Thanh Sang. Phó giáo sư tiến sĩ. Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG14
nghiệp, của ngành, mà còn làm giảm lợi
thế cạnh tranh của vùng, của quốc gia.
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến
trạng thái phát triển này, không thể
không nói đến một tác nhân chính của
liên kết phát triển là bản thân doanh
nghiệp. Các nguồn lực của doanh nghiệp
không chỉ tạo ra nhu cầu liên kết tự thân
mà còn quyết định khả năng tham gia
vào các quá trình liên kết cũng như tính
chất bền vững của nó. Do vậy, nghiên
cứu các nguồn lực của doanh nghiệp
Tây Nam Bộ, đồng thời với cấp độ một
đơn vị và cấp độ ngành, địa phương, là
một tiền đề quan trọng để hiểu được nhu
cầu và khả năng liên kết của các doanh
nghiệp, các ngành kinh tế và các tỉnh/
thành phố trong vùng.
Sử dụng kết quả điều tra toàn bộ doanh
nghiệp của 13 tỉnh/thành phố Tây Nam
Bộ năm 2010 và so sánh với năm 2006
(Tổng cục Thống kê, 2012)(1), bài viết tập
trung phân tích năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong vùng thể
hiện qua các chỉ báo cơ bản như vốn,
lao động, doanh thu và sự thay đổi sau 5
năm trên phạm vi toàn vùng, địa phương
và ngành, qua đó thấy được các động
thái về nguồn lực nội sinh của doanh
nghiệp – một điều kiện cần của liên kết
phát triển vùng. Bài viết là một sản phẩm
của Dự án nghiên cứu cấp Bộ Điều tra
cơ bản tổng thể về liên kết phát triển bền
vững vùng Tây Nam Bộ, 2012-2014. Các
khuôn mẫu chính cả đồng đại và lịch đại
có ý nghĩa tham khảo khi xây dựng các
chính sách liên kết phát triển bền vững
vùng vì không thể không dựa trên thực
lực của một trong các chủ thể chính của
liên kết phát triển là doanh nghiệp.
2. NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP VÙNG TÂY NAM
BỘ
2.1. Năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Tây Nam Bộ 2010 phân
theo tỉnh
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy toàn vùng Tây
Nam Bộ có 24.415 doanh nghiệp đang
hoạt động năm 2010, bình quân mỗi tỉnh
chưa có đến hai ngàn doanh nghiệp.
Mặc dù các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm Đồng bằng sông Cửu Long(2) và
gần với TPHCM có số doanh nghiệp lớn
hơn, có thể nói số doanh nghiệp trên là
quá ít ỏi so với qui mô dân số của vùng
và sự phân bố doanh nghiệp ở Tây Nam
Bộ là không quá tập trung.
Về cơ bản, có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm có số lượng lớn hơn gồm Cần
Thơ, Kiên Giang, Long An và Tiền Giang.
Cần Thơ là thành phố trung tâm của
vùng nên có số lượng doanh nghiệp cao
nhất trong toàn vùng, tiếp đến là Kiên
Giang với ưu thế vượt trội về ngành hải
sản có vị trí thứ 2, Long An và Tiền
Giang là các tỉnh gần với TPHCM cũng
chiếm số lượng lớn. Nhóm giữa gồm các
tỉnh Cà Mau, An Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Nhóm có
số doanh nghiệp ít hơn gồm các tỉnh Trà
Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu.
Trong một cái nhìn so sánh với các vùng
khác ở Nam Bộ, kết quả nghiên cứu của
Lê Thanh Sang (2012, tr. 30) cho thấy:
Tổng số doanh nghiệp của 13 tỉnh Tây
Nam Bộ chỉ nhiều hơn chút ít so với tổng
số doanh nghiệp của 5 tỉnh Đông Nam
Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu) và chỉ bằng
1/4 so với tổng số doanh nghiệp của
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 15
TPHCM (tương ứng là 24.415, 21.437,
và 96.198 doanh nghiệp năm 2010)(3).
Như vậy, số lượng doanh nghiệp ở các
tỉnh Tây Nam Bộ ít hơn hẳn so với 5 tỉnh
Đông Nam Bộ và TPHCM, kể cả về số
lượng và so với qui mô dân số. Các đặc
điểm về số lượng doanh nghiệp ít, trải
khá đều giữa các tỉnh là những yếu tố
không thể bỏ qua khi đánh giá nhu cầu
và khả năng liên kết phát triển của các
doanh nghiệp vùng Tây Nam Bộ.
Các chỉ báo về lao động, vốn đầu tư, và
doanh thu năm 2010 phản ảnh tính chất
nhỏ, siêu nhỏ và năng lực đầu tư chiều
sâu còn hạn chế của doanh nghiệp ở các
tỉnh Tây Nam Bộ. Cụ thể, số lao động
bình quân và số vốn bình quân trên toàn
vùng là 30 người/doanh nghiệp và 20,2
tỷ/doanh nghiệp. Ít có sự khác nhau giữa
các tỉnh, trừ Long An có qui mô lao động
và vốn lớn hơn đáng kể so với mức trung
bình do tỉnh này tiếp nhận nhiều doanh
nghiệp thâm dụng lao động như may
mặc, điện tử, từ tác động lan tỏa của
TPHCM.
Với qui mô lao động và vốn đầu tư như
vậy, số doanh thu bình quân hàng năm
cũng chỉ ở mức 24,3 tỷ/doanh nghiệp.
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Long
An và Cà Mau là các tỉnh có mức doanh
thu bình quân doanh nghiệp cao hơn so
với các tỉnh còn lại trong vùng nhưng sự
khác biệt là không lớn.
Bảng 1. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tây Nam Bộ phân theo tỉnh: 2010
Tỉnh
Số doanh
nghiệp
(n)
Lao động
bình quân
(người)
Vốn bình
quân
(tỷ)
Suất đầu
tư vốn/lao
động (tỷ)
Doanh thu
bình quân
năm (tỷ)
Doanh thu
năm/vốn
(lần/năm)
Doanh thu
năm/lao động
(tỷ/người)
Long An 2.987 52 35,9 0,7 28,9 0,8 0,6
Tiền Giang 2.529 30 12,8 0,4 21,1 1,6 0,7
Bến Tre 1.561 23 7,5 0,3 14,6 2,0 0,6
Trà Vinh 863 39 10,1 0,3 18,3 1,8 0,5
Vĩnh Long 1.398 33 14,4 0,4 22,2 1,5 0,7
Đồng Tháp 1.490 37 23,1 0,6 43,4 1,9 1,2
An Giang 1.871 27 29,2 1,1 34,3 1,2 1,3
Kiên Giang 3.080 18 10,6 0,6 13,8 1,3 0,8
Cần Thơ 3.564 28 21,9 0,8 29,0 1,3 1,0
Hậu Giang (*) 814 21 53,4 2,6 19,2 0,4 0,9
Sóc Trăng 1.308 28 25,2 0,9 18,8 0,7 0,7
Bạc Liêu 830 23 7,0 0,3 15,0 2,2 0,7
Cà Mau 2.120 21 14,9 0,7 27,3 1,8 1,3
Tây Nam Bộ 24.415 30 20,2 0,7 24,3 1,2 0,8
(*) Hậu Giang có số lượng doanh nghiệp ít nhất và hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
nhưng có một số doanh nghiệp nhà nước lớn đã làm tăng đột biến qui mô vốn trung bình. Điều này
không phản ảnh tính chất chung của doanh nghiệp tỉnh này.
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, Xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG16
Một trong những chỉ báo phản ảnh năng
lực đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp
là suất vốn đầu tư/lao động. Kết quả cho
thấy suất vốn đầu tư bình quân của
doanh nghiệp trên toàn vùng là 0,7 tỷ
đồng/lao động. Trừ một vài ngoại lệ,
nhiều tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu có suất vốn
đầu tư/lao động rất thấp, chỉ dao động
quanh mức 0,3-0,4 tỷ/lao động. Điều này
chứng tỏ hầu hết doanh nghiệp trong
vùng chưa đầu tư vào các công nghệ
cao, có mức độ thâm dụng vốn/lao động.
Mức doanh thu trên vốn đầu tư là 1,2
lần/năm và trên lao động bình quân là
0,8 tỷ/năm cho thấy mức chu chuyển vốn
khá cao, cũng phản ảnh đặc điểm của
các doanh nghiệp nhỏ, có mức vốn đầu
tư thấp.
Tìm hiểu sâu hơn qui mô lao động của
doanh nghiệp (Bảng 2) cho thấy, số
doanh nghiệp dưới 5 lao động chiếm đến
32,1%, từ 5-9 lao động chiếm 31,1% và
từ 10-49 lao động chiếm 28,9%. Số
doanh nghiệp có trên 50 lao động chỉ
chiếm 7,9% trong tổng số doanh nghiệp.
Mặc dù tỷ trọng doanh nghiệp với qui mô
lớn hơn 50 lao động ở một vài tỉnh như
Long An, Tiền Giang có nhỉnh hơn so với
các tỉnh còn lại do hai tỉnh này có nhiều
khu công nghiệp tập trung hơn, nhưng
sự khác biệt này là không đáng kể.
Tương tự với qui mô lao động, mức vốn
đầu tư của hầu hết doanh nghiệp ở các
tỉnh trong vùng Tây Nam Bộ là nhỏ và rất
nhỏ (Bảng 3). Có đến 10,6% số doanh
nghiệp có mức vốn đầu tư thấp hơn 0,5
tỷ, 12,8% số doanh nghiệp có mức vốn
Bảng 2. Qui mô lao động doanh nghiệp Tây Nam Bộ phân theo tỉnh: 2010
Địa bàn
Lao động
bình quân
(người)
Số lao động phân theo nhóm (%)
<5 5-9 10-49 50-199 200-299
300-
499
500-
999
>=
1000
Tổng
số
Long An 52 27,6 33,3 25,3 9,8 1,5 1,1 0,7 0,6 100,0
Tiền Giang 30 37,6 23,3 29,3 7,5 0,8 0,5 0,8 0,3 100,0
Bến Tre 23 40,6 21,1 31,8 4,9 0,7 0,4 0,1 0,3 100,0
Trà Vinh 39 34,6 23,6 33,6 5,7 0,7 1,0 0,3 0,3 100,0
Vĩnh Long 33 29,0 30,9 31,0 6,9 1,0 0,5 0,5 0,2 100,0
Đồng Tháp 37 24,4 30,6 36,4 5,6 0,9 0,5 0,9 0,8 100,0
An Giang 27 31,4 34,6 29,0 2,9 0,6 0,4 0,4 0,6 100,0
Kiên Giang 18 36,7 31,2 25,0 5,8 0,6 0,3 0,2 0,1 100,0
Cần Thơ 28 23,0 37,7 32,4 4,9 0,5 0,7 0,4 0,4 100,0
Hậu Giang 21 34,6 37,8 23,2 2,8 0,4 0,5 0,2 0,4 100,0
Sóc Trăng 28 27,2 30,0 36,6 4,7 0,6 0,3 0,1 0,5 100,0
Bạc Liêu 23 31,3 30,2 29,8 6,5 0,8 0,7 0,6 0,0 100,0
Cà Mau 21 43,8 32,5 19,5 2,8 0,2 0,3 0,5 0,4 100,0
Tây Nam Bộ 30 32,1 31,1 28,9 5,7 0,7 0,6 0,5 0,4 100,0
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 17
từ 0,5-1 tỷ, và 50% số doanh nghiệp có
mức vốn từ 1-5 tỷ. Tính chung, có đến
73,4% số doanh nghiệp có số vốn từ 5 tỷ
trở xuống. Một tỷ lệ đáng kể các doanh
nghiệp có mức vốn đầu tư từ 5-10 tỷ
(11,1%) và từ 10-50 tỷ (11,1%). Số
doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 500 tỷ trở
lên chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn là 0,6%.
Một vài tỉnh như Long An, An Giang có
nhiều doanh nghiệp có mức vốn đầu tư
cao hơn do có nhiều khu công nghiệp
hơn như đã nêu trên, nhưng hầu hết
doanh nghiệp ở các tỉnh khác đều có
mức vốn đầu tư thấp.
Đối với Cần Thơ, dù số lượng doanh
nghiệp có cao hơn (không quá nhiều),
nhưng xét cả về qui mô lao động và qui
mô vốn đầu tư, các doanh nghiệp ở
thành phố này chưa thể hiện được tính
ưu trội so với doanh nghiệp ở nhiều tỉnh
khác trong vùng. Thiếu các doanh nghiệp
có nguồn lực lớn, vai trò thành phố trung
tâm của Cần Thơ còn khá mờ nhạt,
chưa đủ sức để trở thành trung tâm kết
nối mạnh của vùng.
Phù hợp với cơ cấu về qui mô lao động
và vốn đầu tư, cơ cấu doanh thu hàng
năm của doanh nghiệp cũng có qui mô
nhỏ và rất nhỏ (Bảng 4). Khoảng 23,4%
số doanh nghiệp có doanh thu dưới 0,5
tỷ/năm, 12,4% số doanh nghiệp có
doanh thu từ 0,5-1 tỷ/năm, nhưng phổ
biến nhất (33,6%) là mức doanh thu từ 1-
5 tỷ/năm. Số doanh nghiệp có doanh thu
từ 5-10 tỷ/năm chiếm 11,5%, từ 10-50
tỷ/năm chiếm 12,9%, trong khi từ 50
tỷ/năm trở lên chỉ chiếm 6,2% trong tổng
số doanh nghiệp của vùng. Sự khác biệt
Bảng 3. Qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp Tây Nam Bộ phân theo tỉnh: 2010
Địa bàn
Vốn bình
quân
(tỷ)
Số vốn (tỷ) phân theo nhóm (%)
<0,5 0,5-<1 1-<5 5-<10 10-<50 50-<200
200-
= 500
Tổng
số
Long An 35,9 7,3 7,9 40,8 14,3 20,5 6,3 1,8 1,0 100,0
Tiền Giang 12,8 11,3 15,1 53,2 8,5 7,6 3,3 0,6 0,4 100,0
Bến Tre 7,5 9,9 19,9 52,0 9,1 7,2 1,2 0,6 0,2 100,0
Trà Vinh 10,1 18,3 16,7 38,9 11,4 11,5 2,2 0,8 0,2 100,0
Vĩnh Long 14,4 9,6 11,2 50,4 12,2 12,5 2,9 0,7 0,6 100,0
Đồng Tháp 23,1 13,3 14,7 39,9 13,7 13,3 2,8 1,2 1,1 100,0
An Giang 29,2 5,7 6,3 45,3 14,4 24,1 2,8 0,7 0,7 100,0
Kiên Giang 10,6 13,7 12,6 59,2 7,9 4,7 1,4 0,3 0,2 100,0
Cần Thơ 21,9 10,3 12,4 49,8 11,6 10,4 3,3 1,5 0,6 100,0
Hậu Giang 53,4 15,5 15,1 47,4 9,6 8,2 3,1 0,6 0,5 100,0
Sóc Trăng 25,2 8,0 12,3 56,8 9,6 9,9 2,5 0,3 0,6 100,0
Bạc Liêu 7,0 14,6 18,8 54,9 5,8 3,7 1,3 0,7 0,1 100,0
Cà Mau 14,9 9,3 13,6 55,3 13,3 5,9 1,4 0,6 0,6 100,0
Tây Nam Bộ 20,2 10,6 12,8 50,0 11,1 11,1 2,9 0,9 0,6 100,0
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG18
giữa các tỉnh về tỷ trọng doanh nghiệp
với các mức doanh thu khác nhau là
không lớn, cho thấy tình trạng sản xuất
kinh doanh nhỏ là phổ biến ở tất cả các
địa phương trong vùng.
So với các vùng khác ở Nam Bộ, qui mô
lao động bình quân doanh nghiệp ở Tây
Nam Bộ chỉ bằng 2/5 so với 5 tỉnh Đông
Nam Bộ và nhiều hơn chút ít so với
TPHCM (tương ứng là 30 người, 76
người và 24 người). Tuy nhiên, mức vốn
bình quân doanh nghiệp ở Tây Nam Bộ
lại thấp hơn nhiều, chỉ hơn 1/3 so với 5
tỉnh Đông Nam Bộ (do tập trung nhiều
ngành công nghiệp thâm dụng lao động
như may mặc, điện tử) và 1/2 so với
TPHCM (tương ứng là 20,2 tỷ; 54,8 tỷ;
và 40,5 tỷ). Mức doanh thu bình quân/
năm của doanh nghiệp ở Tây Nam Bộ ít
hơn 1/2 so với 5 tỉnh Đông Nam Bộ và
tương đương với TPHCM (tương ứng là
24,3 tỷ, 54,6 tỷ và 23 tỷ). Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
tỷ trọng lớn ở các tỉnh Đông Nam Bộ nên
có qui mô lao động và vốn bình quân
doanh nghiệp cao nhất. Các doanh nghiệp
ở TPHCM dù có qui mô lao động và vốn
đầu tư nhỏ hơn nhưng suất vốn đầu
tư/lao động lại cao nhất (1,7 tỷ so với 0,7
tỷ ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) cho
thấy trình độ phát triển cao hơn (thiên về
thương mại-dịch vụ và công nghệ cao)
của trung tâm kinh tế đầu tàu này. Trong
khi đó, Tây Nam Bộ chủ yếu dựa vào
khu vực kinh tế tư nhân trong vùng có
nguồn lực rất hạn chế; khu vực đầu tư
nước ngoài và khu vực kinh tế quốc
doanh ở Tây Nam Bộ là rất mờ nhạt khi
so sánh với các tỉnh Đông Nam Bộ và
TPHCM (Lê Thanh Sang (2012, tr. 30).
Bảng 4. Qui mô doanh thu của doanh nghiệp Tây Nam Bộ phân theo tỉnh: 2010
Địa bàn
Doanh thu
bình quân
năm (tỷ)
Số doanh thu năm (tỷ) phân theo nhóm (%)
<0,5 0,5=<1 1-<5 5-<10
10-
<50
50-
<200
200-
<500
>=
500
Tổng
số
Long An 28,9 30,8 13,6 22,5 10,6 14,6 5,3 1,4 1,2 100,0
Tiền Giang 21,1 27,1 11,1 31,8 10,2 13,0 4,7 1,5 0,6 100,0
Bến Tre 14,6 19,5 10,8 35,1 16,3 13,3 3,7 1,0 0,3 100,0
Trà Vinh 18,3 20,4 8,8 38,2 14,1 12,4 4,2 1,3 0,6 100,0
Vĩnh Long 22,2 23,8 10,2 31,3 12,4 16,3 3,9 1,5 0,6 100,0
Đồng Tháp 43,4 25,9 11,7 27,9 11,5 12,8 6,6 2,3 1,3 100,0
An Giang 34,3 21,3 11,1 31,6 11,2 17,3 5,3 1,2 1,0 100,0
Kiên Giang 13,8 22,2 12,5 38,4 13,0 10,5 2,4 0,6 0,3 100,0
Cần Thơ 29,0 22,6 16,7 35,9 8,6 9,9 4,0 1,2 1,2 100,0
Hậu Giang 19,2 32,6 12,5 27,8 9,7 12,9 3,2 0,5 0,9 100,0
Sóc Trăng 18,8 15,6 9,0 45,9 10,9 12,9 4,2 0,6 0,8 100,0
Bạc Liêu 15,0 8,1 12,8 47,1 15,3 12,8 2,8 0,6 0,6 100,0
Cà Mau 27,3 23,3 12,6 34,5 11,3 12,7 3,5 1,2 0,8 100,0
Tây Nam Bộ 24,3 23,4 12,4 33,6 11,5 12,9 4,2 1,2 0,8 100,0
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 19
2.2. Năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế
Cùng với liên kết phát triển về mặt không
gian, một chiều kích chính khác của liên
kết phát triển là liên kết ngành, trong đó
doanh nghiệp đóng vai trò là chủ thể
trung tâm. Do vậy, cơ cấu ngành và
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp các ngành phản ảnh những tiền
đề quan trọng về nguồn lực cho liên kết.
Cơ cấu ngành kinh tế Cấp 1 của doanh
nghiệp Tây Nam Bộ năm 2010 (Bảng 5)
cho thấy, doanh nghiệp ngành Bán buôn,
bán lẻ có số lượng cao nhất, tiếp đến là
ngành Chế biến, chế tác và ngành Xây
dựng. Ngành Nông lâm thủy sản có vị trí
thứ 4, với 1.419 doanh nghiệp. Bốn
ngành kinh tế này chiếm đến 80,1% số
doanh nghiệp trong toàn vùng. Ngoài 2
ngành Vận tải, kho vận và ngành Lưu trú,
ăn uống có khoảng gần một ngàn doanh
nghiệp, các ngành còn lại đều có số
doanh nghiệp rất ít.
Ngành xây dựng cũng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số doanh nghiệp của vùng
nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở
Bảng 5. Doanh nghiệp Tây Nam Bộ theo ngành kinh tế Cấp 1 và năng lực sản xuất kinh
doanh: 2010
Mã Ngành kinh tế Cấp 1
Số
doanh
nghiệp
(n)
Lao động
bình quân
(người)
Vốn
bình
quân
(tỷ)
Suất đầu
tư vốn/lao
động (tỷ)
Doanh
thu bình
quân
(tỷ/năm)
Doanh
thu
năm/vốn
(lần/năm)
Doanh thu
năm/lao
động
(tỷ/người)
A Nông lâm thủy sản 1.419 28 5,1 0.2 6,6 1,3 0,2
B Khai khoáng 77 28 16,2 0.6 14,4 0,9 0,5
C Chế biến, chế tác 4.199 102 45,4 0.4 65,4 1,4 0,6
D SX và PP điện, khí 477 12 4,2 0.4 3,0 0,7 0,3
E Nước, rác-nước thải 150 54 27,8 0.5 10,3 0,4 0,2
F Xây dựng 3.794 23 10,0 0.4 6,4 0,6 0,3
G Bán buôn, bán lẻ 10.161 9 7,8 0.9 23,5 3,0 2,6
H Vận tải kho bãi 896 19 9,7 0.5 5,4 0,6 0,3
I Lưu trú, ăn uống 954 12 4,7 0.4 2,1 0,4 0,2
J Thông tin và TT 316 4 1,6 0.4 0,3 0,2 0,1
K Tài chính, NH, BH 288 28 397,4 14.2 33,3 0,1 1,2
L Kinh doanh BĐS 219 13 130,8 10.1 15,9 0,1 1,2
M CM, KH, CN 913 11 3,1 0.3 1,5 0,5 0,1
N Dịch vụ hành chính 246 31 5,9 0.2 7,3 1,2 0,2
P GD và ĐT 84 10 2,4 0.2 1,0 0,4 0,1
Q Y tế và TGXH 38 49 21,3 0.4 7,2 0,3 0,1
R Nghệ thuật, giải trí 63 22 142,0 6.5 309,2 2,2 14,1
S Dịch vụ khác 151 7 0,7 0.1 0,4 0,6 0,1
Tây Nam Bộ 24.415 30 20,2 0.7 24,3 1,2 0,8
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG20
hạ tầng và nhà ở trong giai đoạn đô thị
hóa nhanh hiện nay. Đây là ngành không
thể thiếu để hình thành mạng lưới liên
kết “cứng” giữa các địa phương trong
vùng và với các vùng khác, tạo “nền” để
thúc đẩy các hoạt động liên kết phát triển
khác của vùng. Tuy nhiên, hầu hết trong
số này là xây dựng dân dụng và nhu cầu
thị trường sẽ giảm tương đối một khi đã
được đáp ứng một cách cơ bản. Việc tái
cấu trúc ngành xây dựng theo hướng
xây lắp công trình công cộng, theo
hướng hiện đại và hướng xuất khẩu, là
những thách thức không nhỏ xét về khía
cạnh cải thiện nguồn lực.
Xét về năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vùng Tây Nam Bộ, dù ít có
sự khác biệt giữa các tỉnh, nhưng có sự
khác nhau rất đáng kể giữa các ngành.
Doanh nghiệp ngành Bán buôn, bán lẻ
chiếm tỷ trọng rất lớn trong vùng nhưng
qui mô lao động và vốn đầu tư (9
người/doanh nghiệp và 7,8 tỷ/doanh
nghiệp) thấp hơn rất nhiều so với ngành
Chế biến, chế tác (102 người/doanh
nghiệp và 45,4 tỷ/doanh nghiệp). Cũng
do tính chất đặc thù mà một số ngành
như Tài chính, ngân hàng; Nghệ thuật,
giải trí; và Kinh doanh bất động sản có
qui mô vốn đầu tư cao hơn nhiều so với
những ngành còn lại.
Tương tự, số doanh thu, doanh thu/vốn
và doanh thu/lao động cũng rất khác
nhau giữa các ngành. Chỉ xét riêng sự
khác nhau về mức đầu tư cũng có thể
tạo ra những sức hút khác nhau đối với
mỗi ngành kinh tế. Tỷ trọng quá lớn của
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại và với mức đầu tư nhỏ như
vậy cho thấy chức năng chủ yếu là bán
lẻ. Đầu tư thấp nhưng quay vòng vốn
nhanh, linh hoạt trong chuyển đổi, và ít
rủi ro đang tạo ra tình trạng đầu tư quá
mức vào ngành thương mại trong khi
không khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào những ngành sản xuất, đặc biệt là
ngành chế biến, chế tác đòi hỏi không
chỉ vốn cao hơn (bình quân là 45,4 tỷ),
quay vòng vốn chậm hơn (1,4 lần/năm)
mà còn phải đáp ứng các điều kiện khác
như nhà xưởng, trang thiết bị và trình độ
chuyên môn kỹ thuật.
Trong khi đó, những ngành rất quan
trọng như Vận tải, kho bãi có qui mô rất
nhỏ bé. Số lao động xấp xỉ 20 người và
số vốn đầu tư không quá 20 tỷ đồng bình
quân doanh nghiệp cho thấy năng lực
hoạt động rất hạn chế của ngành này.
Trong khi đó, năng lực vận chuyển và
đặc biệt là năng lực kho bãi, dịch vụ vận
tải có thể xem là một trong những ngành
quan trọng nhất để thúc đẩy liên kết phát
triển và tăng lợi thế cạnh tranh của nền
kinh tế. Ngành Nông lâm thủy sản cũng
trong tình trạng tương tự. Ngành Chế
biến chế tác dù có qui mô lớn hơn vẫn là
quá nhỏ so với vai trò là ngành công
nghiệp xương sống của vùng. Hơn nữa,
ba ngành quan trọng kể trên đều có suất
vốn đầu tư/lao động thấp hơn nhiều so
với mức trung bình của toàn vùng, trong
khi lẽ ra phải được đầu tư chiều sâu để
tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng
liên kết với các đối tác khác.
Có ít nhất 3 lý do để tiếp tục phân tích
sâu hơn ba ngành kinh tế có vai trò chủ
chốt đối với liên kết phát triển vùng Tây
Nam Bộ là Nông lâm thủy sản; Chế biến,
chế tác; và Vận tải, kho bãi: Một là, với
tư thế của vùng sản xuất nông nghiệp và
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 21
thủy sản quan trọng nhất nước, doanh
nghiệp ngành Nông lâm thủy sản phản
ảnh vai trò trực tiếp của mình đối với lợi
thế so sánh này của vùng như thế nào?
Hai là, đối với bất kỳ nền kinh tế nào
đang trong quá trình công nghiệp hoá,
Chế biến chế tác luôn là ngành xương
sống. Doanh nghiệp ngành chế biến chế
tác đóng vai trò như thế nào đối với kinh
tế vùng và đối với nền nông nghiệp nói
riêng? Ba là, ngành Vận tải kho bãi đóng
vai trò trung tâm trong các hoạt động liên
kết. Khả năng đáp ứng yêu cầu vận
chuyển hàng hóa và các dịch vụ liên
quan hiện nay như thế nào? Một số
ngành hỗ trợ khác như tài chính ngân
hàng, dịch vụ hành chính, khoa học kỹ
thuật, thông tin thị trường rất quan
trọng trong một nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên do chiếm tỷ trọng nhỏ, cách
tiếp cận dựa trên cơ cấu tổng thể của
các ngành kinh tế và năng lực tổng quát
của doanh nghiệp không thích hợp để
phân tích vai trò của những ngành này
trong liên kết phát triển vùng.
Kết quả phân tích ngành kinh tế Cấp 2 ở
Bảng 6 cho thấy: Trong ngành nông lâm
ngư nghiệp, doanh nghiệp khai thác và
nuôi trồng thủy sản chiếm đến 68% và
nông nghiệp chiếm 30,3%, trong khi lâm
nghiệp hầu như không đáng kể (1,7%).
Kết quả này phản ảnh rõ rệt lợi thế so
sánh về thủy sản và nông nghiệp của
vùng. Về cơ bản, qui mô lao động bình
quân doanh nghiệp trong ngành này chỉ
thấp hơn chút ít so với mức bình quân
trong vùng nhưng qui mô vốn đầu tư thì
thấp hơn nhiều (2,9 tỷ đối với doanh
nghiệp nông nghiệp và 5,8 tỷ đối với
doanh nghiệp thủy sản). Trừ một số
doanh nghiệp lớn, qui mô nhỏ bé trên
cho thấy hầu hết doanh nghiệp ngành
nông nghiệp và thủy sản chưa tương
xứng với đóng góp và lợi thế của ngành
kinh tế quan trọng này.
Ngành Chế biến, chế tác gồm 24 ngành
Cấp 2, trong đó doanh nghiệp sản xuất
chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng cao
nhất (1.834 doanh nghiệp trong tổng số
4.199 doanh nghiệp ngành này) nhưng
số vốn đầu tư cũng chỉ ở mức 59,6 tỷ,
cao hơn không nhiều so mức trung bình
của ngành. Hầu hết doanh nghiệp chỉ
mới dừng lại ở các công đoạn chế biến
thô hoặc sản phẩm có hàm lượng giá trị
gia tăng thấp, và tập trung chủ yếu vào
các ngành chế biến tôm, cá, trong khi
lúa, trái cây và một số nông sản khác
chưa được đầu tư thích đáng, chưa đáp
ứng yêu cầu mà một nền nông nghiệp
hiện đại đặt ra. Các ngành cấp 2 quan
trọng khác như cơ khí, chế tạo máy có
số lượng ít và qui mô lao động cũng như
vốn đầu tư rất thấp so với mức trung
bình của ngành. Ví dụ, chỉ có 279 doanh
nghiệp ngành sản xuất kim loại và 188
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim
loại đúc sẵn và năng lực sản xuất của
các doanh nghiệp này cũng thấp (55 lao
động và 24,8 tỷ đối với ngành sản xuất
kim loại; 25 lao động và 42,8 tỷ đối với
ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
sẵn). Qui mô nhỏ bé của doanh nghiệp
trong những lĩnh vực quan trọng trên
phản ảnh các nguồn lực hạn chế của
doanh nghiệp – một chủ thể chính trong
liên kết phát triển. Sự hạn chế về năng
lực của ngành cơ khí dẫn đến sự phụ
thuộc quá mức vào TPHCM và bên
ngoài, đặt ra nhiều vấn đề về phân công
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG22
Bảng 6. Doanh nghiệp ngành Nông lâm thủy sản, Chế biến, chế tác và Vận tải, kho bãi ở Tây
Nam Bộ theo ngành kinh tế Cấp 2 và năng lực sản xuất kinh doanh: 2010
Ngành kinh tế Cấp 2
Số
doanh
nghiệp
(n)
Lao
động
bình
quân
(người)
Vốn
bình
quân
(tỷ)
Doanh
thu bình
quân (tỷ/
năm)
Doanh
thu
năm/vốn
(lần/
năm)
Doanh
thu
năm/lao
động
(tỷ/người)
Toàn ngành nông lâm ngư nghiệp 1.419 27 5,1 6,6 1,3 0,2
Nông nghiệp và dịch vụ liên quan 430 23 2,9 2,7 0,9 0,1
Lâm nghiệp và dịch vụ liên quan 24 12 14,5 3,1 0,2 0,3
Khai thác và nuôi trồng thủy sản 965 29 5,8 8,4 1,5 0,3
Toàn ngành chế biến chế tác 4.199 102 45,4 65,4 1,4 0,6
Sản xuất chế biến thực phẩm 1.834 98 59,6 101,2 1,7 1,0
Sàn xuất đồ uống 194 32 13,1 13,7 1,0 0,4
Sản xuất sản phẩm thuốc lá 8 212 107,8 320,1 3,0 1,5
Dệt 90 85 55,3 56,3 1,0 0,7
Sản xuất trang phục 156 122 25,3 33,8 1,3 0,3
Sản xuất da và sản phẩm liên quan 100 499 51,5 56,9 1,1 0,1
Chế biến gỗ, tre nứa, rơm rạ 157 21 9,8 16,4 1,7 0,8
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 84 54 30,6 34,4 1,1 0,6
In, sao chép bản ghi các loại 118 31 6,1 6,9 1,1 0,2
Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế 27 60 22,1 53,9 2,4 0,9
Hoá chất và sản phẩm hóa chất 193 49 52,2 69,6 1,3 1,4
Sản xuất thuốc, hóa dược, dược liệu 34 194 112,5 114,8 1,0 0,6
Sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic 173 44 23,4 25,1 1,1 0,6
Sản xuất SP từ khoáng phi kim loại 242 80 72,7 60,4 0,8 0,8
Sản xuất kim loại 279 55 24,8 20,7 0,8 0,4
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 188 25 42,8 49,9 1,2 2,0
Sản xuất sản phẩm điện tử, quang học 26 181 100,3 135,1 1,3 0,7
Sản xuất thiết bị điện 7 65 28,6 28,2 1,0 0,4
Sản xuất máy móc thiết bị khác 33 44 10,5 20,9 2,0 0,5
Sản xuất xe có động cơ 67 42 24,8 20,0 0,8 0,5
Sàn xuất phương tiện vận tải khác 8 47 19,3 17,4 0,9 0,4
Sản xuất giường tủ bàn ghế 89 33 7,4 9,0 1,2 0,3
Công nghiệp chế biến chế tạo khác 42 38 8,1 4,4 0,5 0,1
Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị 52 25 25,3 6,4 0,3 0,3
Toàn ngành vận tải kho bãi 896 19 9,7 5,4 0,6 0,3
Vận tải đường bộ 546 19 7,0 4,7 0,7 0,2
Vận tải đường thuỷ 280 19 12,6 6,5 0,5 0,3
Kho bãi và dịch vụ vận tải 62 24 18,1 5,1 0,3 0,2
Bưu chính và chuyển phát 8 46 19,8 13,4 0,7 0,3
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 23
lao động và liên kết phát triển theo
hướng bền vững của vùng.
Ngoài các ngành cơ bản trên, một số
ngành chiếm tỷ trọng khoảng 4-5% trong
tổng số doanh nghiệp toàn ngành Chế
biến, chế tác như sản xuất sản phẩm cao
su, plastic (173 doanh nghiệp), khoáng
phi kim loại (242 doanh nghiệp), hóa chất
(193 doanh nghiệp). Đây là những ngành
công nghiệp đóng vai trò hỗ trợ quan
trọng cho các ngành khác nhưng năng
lực sản xuất còn rất hạn chế. Ngành điện
tử, quang học và các ngành không có lợi
thế về nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ.
Cơ cấu ngành Vận tải, kho bãi cho thấy,
số doanh nghiệp vận tải đường bộ là 564
(chiếm 60,9%), số doanh nghiệp vận tải
đường thủy là 280 (chiếm 31,3%), trong
khi số doanh nghiệp kho bãi và dịch vụ
vận tải chỉ có 62 (chiếm 6,9%). Cơ cấu
trên cho thấy ngành Vận tải, kho bãi còn
mất cân đối, đặc biệt khi xét theo hướng
phát triển các dịch vụ kho vận hiện đại và
đa chức năng. Còn quá ít các doanh
nghiệp kho bãi và dịch vụ vận tải trong
khi đây là một chức năng rất quan trọng
trong liên kết phát triển. Hơn nữa, năng
lực của các doanh nghiệp vận tải kho bãi
còn rất hạn chế. Số lao động xấp xỉ 24
người và số vốn đầu tư 18,1 tỷ đồng
bình quân doanh nghiệp kho bãi và dịch
vụ vận tải cho thấy ngành này không chỉ
ít về số lượng mà còn kém về năng lực
hoạt động.
So với Đông Nam Bộ và TPHCM, nghiên
cứu của Lê Thanh Sang (2012, tr. 39)
cho thấy cơ cấu ngành của Tây Nam Bộ
chia sẻ một số tính chất chung nhưng
cũng có những đặc điểm riêng và ít hợp
lý hơn. Đối với doanh nghiệp ngành
nông nghiệp và thủy sản, Tây Nam Bộ
chiếm ưu thế vượt trội, đặc biệt là lĩnh
vực khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Điều này hoàn toàn phù hợp với vai trò
là nhà sản xuất lúa gạo và thủy sản hàng
đầu của Tây Nam Bộ (dù vẫn chưa
tương xứng với năng lực sản xuất lúa
gạo và thủy sản của vùng). Ngược lại,
ngành Vận tải, kho bãi ở Tây Nam Bộ
thấp hơn đáng kể so với TPHCM và
Đông Nam Bộ (3,7%; 4,9%; 5,1% tương
ứng). Ngoài ra, Đông Nam Bộ có tỷ trọng
cao đối với ngành chế biến chế tác,
TPHCM có ưu thế vượt trội đối với tất cả
các ngành dịch vụ, trong khi Tây Nam Bộ
có tỷ trọng doanh nghiệp các ngành
thương mại và xây dựng cao hơn dù tỷ
tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất, dân cư chủ
yếu sống ở nông thôn. Nếu so sánh
năng lực sản xuất kinh doanh thì mức
vốn đầu tư bình quân của các doanh
nghiệp ở Tây Nam Bộ thấp hơn so với
Đông Nam Bộ và TPHCM trên hầu hết
các ngành kinh tế.
3. SỰ THAY ĐỔI NĂNG LỰC SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
VÙNG TÂY NAM BỘ
3.1. Sự thay đổi năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phân theo tỉnh:
2006-2010
Kết quả phân tích số doanh nghiệp, qui
mô lao động và vốn đầu tư bình quân
doanh nghiệp giữa các tỉnh Tây Nam Bộ
trong giai đoạn 2006-2010 (Bảng 7) cho
thấy xu hướng tăng trưởng cao về số
lượng và đầu tư chiều sâu của doanh
nghiệp ở hầu hết các tỉnh trong vùng.
Tính trên toàn vùng, tốc độ tăng trưởng
số doanh nghiệp bình quân hàng năm là
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG24
11,6%. Dù tất cả 13 tỉnh/thành phố của
vùng đều có số doanh nghiệp tăng lên
sau 5 năm, nhưng tốc độ tăng trưởng rất
khác nhau phản ảnh quá trình tập trung
vào một số địa phương nhất định có lợi
thế phát triển hơn. Nhóm đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn mức bình quân gồm Hậu
Giang (16,4%), Cần Thơ (15,7%), Long
An (15,3%), Cà Mau (13,4%), và Sóc
Trăng (13,1%).Tuy nhiên, Hậu Giang có
rất ít doanh nghiệp và là một tỉnh nghèo
mới được tách ra nên dù có tốc độ tăng
trưởng nhanh, xu hướng này không
phản ảnh các ưu thế so với các địa
phương khác. Sóc Trăng có tốc độ tăng
trưởng cao hơn chút ít so với mức trung
bình và vẫn là tỉnh có số doanh nghiệp
khá nhỏ. Kết hợp với các lợi thế về qui
mô tập trung cao, có thể thấy Long An,
Cần Thơ, và Cà Mau đang củng cố thêm
vị thế của mình trong vùng.
Kết quả phân tích số lao động và vốn
đầu tư bình quân doanh nghiệp trong giai
đoạn này cũng phản ảnh quá trình tái
cấu trúc doanh nghiệp theo hướng đầu
tư chiều sâu, theo đó số lao động gần
như không đổi nhưng vốn đầu tư đã tăng
lên khoảng 3,1 lần. Mặc dù sử dụng giá
hiện hành, nhưng nếu trừ tỷ lệ lạm phát
khoảng 60,7%(4), giá trị thực tế của vốn
Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng và đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp Tây Nam Bộ phân theo
tỉnh: 2006-2010
Số doanh nghiệp Lao động bình quân Vốn bình quân
2006 2010 Tăng (*) 2006 2010 Tăng (*) 2006 2010 Tăng
(n) (n) (%/năm) (người) (người) (%/năm) (tỷ) (tỷ) (lần)
Long An 1.618 2.987 15,3 58 52 -2,9 11,1 35,9 3,6
Tiền Giang 1.733 2.529 9,4 29 30 1,2 4,4 12,8 2,8
Bến Tre 1.019 1.561 10,7 21 23 2,5 4,1 7,5 1,6
Trà Vinh 599 863 9,1 27 39 8,8 4,9 10,1 1,5
Vĩnh Long 945 1.398 9,8 33 33 -0,1 6,0 14,4 2,4
Đồng Tháp 1.005 1.490 9,8 27 37 8,1 7,3 23,1 2,3
An Giang 1.254 1.871 10,0 34 27 -5,3 9,0 29,2 4,0
Kiên Giang 2.155 3.080 8,9 20 18 -1,8 4,4 10,6 2,6
Cần Thơ 1.900 3.564 15,7 36 28 -6,4 10,4 21,9 2,7
Hậu Giang 422 814 16,4 25 21 -4,8 6,0 53,4 10,8
Sóc Trăng 774 1.308 13,1 29 28 -0,8 6,5 25,2 4,0
Bạc Liêu 661 830 5,7 16 23 9,6 3,1 7,0 1,5
Cà Mau 1.240 2.120 13,4 23 21 -1,3 6,0 14,9 2,6
Tây Nam Bộ 15.325 24.415 11,6 30 30 -0,4 6,7 20,2 3,1
(*) Tỷ lệ tăng trưởng bình quân/năm r được tính theo công thức r = LN(Pt/P0) với Pt là số doanh
nghiệp (số lao động bình quân doanh nghiệp) năm 2010, P0 là số doanh nghiệp (số lao động
bình quân doanh nghiệp) năm 2006, t là số năm = 4.
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp
31/12/2006 và 31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 25
đầu tư vẫn tăng lên so với trước. Điều
này cho thấy mặc dù vẫn còn ở mức độ
rất thấp, các doanh nghiệp buộc phải
đầu tư nhiều hơn để tăng tính cạnh tranh
trong bối cảnh các ngành kinh tế ngày
càng dựa nhiều hơn vào vốn và công
nghệ thay vì lao động giản đơn.
Tuy nhiên, quá trình đầu tư chiều sâu có
sự khác nhau đáng kể giữa các tỉnh. Hậu
Giang có mức tăng vốn đầu tư cao nhất
(10,8 lần) do đặc điểm của một tỉnh mới
thành lập, tiếp đến là An Giang (4 lần),
Sóc Trăng (4 lần), và Long An (3,6 lần).
Xét về vị thế kinh tế, An Giang và Long
An là những tỉnh có tỷ trọng doanh
nghiệp lớn, kết hợp với suất vốn đầu tư
tăng (do đồng thời giảm qui mô lao động
nhưng tăng vốn đầu tư bình quân doanh
nghiệp), các tỉnh này thể hiện khả năng
nâng cao tính cạnh tranh và vị thế kinh tế
trong vùng.
3.2. Sự thay đổi năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phân theo
ngành: 2006-2010
Phân tích tốc độ tăng trưởng doanh
nghiệp Tây Nam Bộ theo ngành kinh tế
Cấp 1 (Bảng 8) cho thấy, các ngành sản
xuất có tốc độ tăng trưởng chậm hơn
nhiều so với các ngành dịch vụ. Trong
giai đoạn 2006-2010, số doanh nghiệp
ngành Nông lâm thủy sản chỉ tăng bình
quân 5,7%/năm, ngành Chế biến, chế
tác tăng bình quân 9,6%/năm. Đây là 2
ngành rất quan trọng của vùng nhưng có
mức tăng thấp hơn so với mức tăng
chung. Ngành Bán buôn, bán lẻ có mức
tăng thấp hơn chút ít so với mức tăng
bình quân, có thể là thị trường đã bảo
hoà các nhà phân phối nhỏ. Trong khi đó,
ngành Vận tải kho bãi có mức tăng cao
(17,3%) phản ảnh các nhu cầu vận
chuyển tăng lên trong vùng, mặc dù lĩnh
vực này vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế. Một chuyển biến tích
cực là nhiều ngành dịch vụ như giáo dục,
đào tạo, chuyên môn, khoa học, công
nghệ, hành chính và các dịch vụ hỗ trợ
khác (trừ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm)
có tốc độ tăng rất cao dù số lượng doanh
nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này
còn khá ít ỏi.
Sự thay đổi về số lao động và vốn đầu tư
bình quân doanh nghiệp cũng thể hiện
quá trình cải thiện năng lực sản xuất kinh
doanh có sự khác nhau đáng kể giữa
các ngành. Mặc dù một số ngành như
Nông lâm thủy sản, Chế biến, chế tác có
số lao động bình quân doanh nghiệp
tăng trong khi các ngành Bán buôn, bán
lẻ và Vận tải, kho bãi có số lao động bình
quân doanh nghiệp giảm, sự biến động
này là không lớn và không cho thấy có
sự thay đổi đột biến nào về qui mô lao
động. Đối với vốn đầu tư, trừ doanh
nghiệp ngành Tài chính-ngân hàng-bảo
hiểm có tốc độ tăng trưởng rất cao
(18,3%/năm) và ngành Kinh doanh bất
động sản có tốc độ tăng trưởng khá cao
(5,9%), gắn với sự tăng trưởng nóng của
thị trường nhà đất, thì sự tăng trưởng
vốn của ngành Chế biến, chế tác là đáng
khích lệ (3,1%). Điều này cho thấy các
doanh nghiệp chế biến chế tác có sự
phát triển, không chỉ ở qui mô lao động
bình quân tăng từ 95 người lên 102
người mà quan trọng hơn là qui mô vốn
bình quân đã tăng cao hơn, từ 14,6 tỷ
lên 45,4 tỷ. Tuy nhiên, trừ các nhà máy
chế biến lớn tập trung chủ yếu ở ngành
thủy sản, hầu hết các doanh nghiệp chế
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG26
biến chế tác của vùng chủ yếu vẫn còn ở
qui mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Các
ngành quan trọng như Nông lâm thủy
sản, Vận tải kho bãi có tốc độ tăng vốn
bình quân gần gấp đôi, thấp hơn mức
tăng chung là 3,1 lần sau 5 năm. Như
vậy, các ngành sản xuất có tỷ trọng lớn
và quan trọng nhất đều có tăng trưởng
về số lượng doanh nghiệp và đầu tư
chiều sâu thông qua suất vốn đầu tư/lao
động cao hơn trước nhưng chỉ bằng
hoặc thấp hơn mức tăng chung của vùng.
So với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ,
nghiên cứu của Lê Thanh Sang (2012, tr.
46, 48) cho thấy tốc độ tăng trưởng số
doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010
của Tây Nam Bộ thấp hơn rất nhiều
(tương ứng là 24%/năm, 18,4%, và
11,6%) nhưng tốc độ tăng vốn bình quân
doanh nghiệp thì thấp hơn chút ít so với
TPHCM và cao hơn so với các tỉnh Đông
Nam Bộ (tương ứng là 3,3 lần, 2,0 lần và
3,1 lần). Kết quả này cho thấy mặc dù
các nguồn lực của doanh nghiệp ở vùng
Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng và đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp Tây Nam Bộ theo ngành:
2006-2010
Số doanh nghiệp Lao động bình quân Vốn bình quân
2006 2010 Tăng (*) 2006 2010 Tăng (*) 2006 2010 Tăng (*)
(n) (n) (%/năm) (n) (n) (%/năm) (tỷ) (tỷ) (lần)
A Nông lâm thủy sản 1.128 1.419 5,7 24 28 4,4 2,9 5,1 1,8
B Khai khoáng 62 77 5,4 26 28 1,4 8,3 16,2 2,0
C Chế biến, chế tác 2.862 4.199 9,6 95 102 1,8 14,6 45,4 3,1
D SX-PP điện, khí 432 447 0,9 13 12 -0,7 3,4 4,2 1,2
E Nước, rác, nước thải 98 150 10,6 59 54 -2,0 18,8 27,8 1,5
F Xây dựng 2.035 3.794 15,6 26 23 -3,2 6,3 10,0 1,6
G Bán buôn, bán lẻ 6.735 10.161 10,3 9 9 -0,8 3,4 7,8 2,3
H Vận tải kho bãi 449 896 17,3 33 19 -13,2 5,8 9,7 1,7
I Lưu trú, ăn uống 570 954 12,9 12 12 0,0 2,7 4,7 1,7
J Thông tin-TT 118 316 24,6 11 4 -23,1 4,9 1,6 0,3
K Tài chính-NH-BH 260 288 2,6 10 28 26,7 21,8 397,4 18,3
L Kinh doanh BĐS 84 219 24,0 12 13 3,2 22,2 130,8 5,9
M CM-KH-CN 308 913 27,2 14 11 -7,4 3,7 3,1 0,9
N HC và dịch vụ hỗ trợ 66 246 32,9 36 31 -3,8 4,8 5,9 1,2
P Giáo dục và đào tạo 18 84 38,5 8 10 4,4 2,2 2,4 1,1
Q Y tế và trợ giúp XH 21 38 14,8 29 49 13,1 8,1 21,3 2,6
R Nghệ thuật, giải trí 40 63 11,4 27 22 -5,8 118,2 142,0 1,2
S Dịch vụ khác 39 151 33,8 45 7 -45,9 2,6 0,7 0,3
Tây Nam Bộ 15.325 24.415 11,6 30 30 -0.4 6,7 20,2 3,1
(*) Xem chú thích ở Bảng 7.
Nguồn: Lê Thanh Sang và Nguyễn Mai Long, xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp 31/12/2006
và 31/12/2010 của Tổng cục Thống kê. 2012.
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 3 (199) 2015 27
Tây Nam Bộ đã được cải thiện rõ rệt và
có tốc độ tăng nhanh hơn các tỉnh Đông
Nam Bộ, sự giảm sút tương đối về qui
mô kinh tế của vùng so với TPHCM và
các tỉnh Đông Nam Bộ là một biểu hiện
đáng lo ngại về khả năng giảm sút vai trò
là chủ thể trung tâm trong liên kết phát
triển vùng.
4. KẾT LUẬN
Năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong vùng, trong ngành
thể hiện chủ yếu qua số lượng doanh
nghiệp và nguồn lực mà các doanh
nghiệp sở hữu, sử dụng. Mặc dù phản
ảnh tính chất nhỏ và rất nhỏ nói chung
của tuyệt đại đa số doanh nghiệp Việt
Nam, doanh nghiệp ở các tỉnh Tây Nam
Bộ có số lượng ít hơn, trình độ phát triển
thấp hơn hẳn so với TPHCM và qui mô
nhỏ hơn hẳn so với các tỉnh Đông Nam
Bộ. Những hạn chế về năng lực sản xuất
kinh doanh này có thể hạn chế nhu cầu
và khả năng liên kết theo hướng bền
vững của doanh nghiệp trong vùng với
vai trò là một chủ thể trung tâm của liên
kết phát triển.
Nhìn chung, bốn tỉnh thuộc Vùng Kinh tế
trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long
và hai tỉnh gần với TPHCM có năng lực
sản xuất kinh doanh cao hơn những tỉnh
còn lại nhưng sự khác biệt giữa các tỉnh
là không quá lớn. Tuy nhiên, có sự khác
nhau rất đáng kể giữa các ngành kinh tế.
Doanh nghiệp ngành Bán buôn, bán lẻ
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số
doanh nghiệp của vùng nhưng có nguồn
lực rất nhỏ. Mặc dù thương mại đóng vai
trò rất quan trọng, tình trạng có quá đông
đảo các nhà bán lẻ dẫn đến ít nhất 3 hệ
luỵ cho liên kết phát triển bền vững của
vùng: Một là, quá nhiều đầu mối mua đi
bán lại sẽ chia nhỏ số lợi nhuận ít ỏi mà
mỗi chủ thể kinh doanh có thể kiếm
được trong quá trình phân phối từ đầu
nguồn cung cho đến cuối nguồn cầu là
người sử dụng trực tiếp sản phẩm. Hai là,
quá trình này sẽ làm tăng chi phí giao
dịch và do vậy đẩy giá sản phẩm, làm
giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp
sử dụng và của toàn bộ nền kinh tế. Ba
là, hạn chế một cách tương đối sự phát
triển của những ngành công nghiệp hỗ
trợ và các dịch vụ cần thiết cho nền kinh
tế do giảm nguồn lực đầu tư.
Trong khi đó, năng lực sản xuất kinh
doanh của các ngành đóng vai trò quan
trọng đối với việc tạo ra sản phẩm liên
kết và phương thức lưu thông như Nông
lâm thủy sản, Chế biến, chế tác, và Vận
tải, kho bãi còn rất hạn chế so với yêu
cầu phát triển của vùng, của các ngành
này và so với các ngành khác. Hoạt
động sản xuất nông nghiệp và thủy sản
hiện nay chủ yếu dựa vào hàng triệu
nông hộ đảm trách. Tỷ trọng sản phẩm
nông nghiệp được chế biến còn nhỏ, chủ
yếu ở dạng sơ chế, và có giá trị gia tăng
thấp. Sản phẩm công nghiệp chế tác
trong vùng phục vụ sản xuất nông nghiệp
của vùng hầu như không đáng kể. Năng
lực vận chuyển và đặc biệt là năng lực
kho bãi, dịch vụ vận tải có thể xem là một
trong những hạn chế lớn nhất đối với liên
kết phát triển và lợi thế cạnh tranh của
vùng hiện nay. Các kết quả trên đặt ra
vấn đề về việc làm thế nào để thu hút sự
tham gia nhiều hơn của doanh nghiệp
vào những ngành mà Tây Nam Bộ có lợi
thế so sánh để thúc đẩy liên kết phát
triển theo hướng bền vững.
NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG28
CHÚ THÍCH
(1) Số liệu điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê tiến hành thu thập định kỳ. Các tác giả
tự xử lý kết quả từ nguồn số liệu gốc này. Trong khi bộ số liệu này bao gồm toàn bộ doanh nghiệp
đang hoạt động có Giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh, thông tin thu thập chỉ bao gồm một số
chỉ báo cơ bản, không cho phép phân tích sâu hơn các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp.
(2) Vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần thơ và các tỉnh Cà
Mau, An Giang, Kiên Giang.
(3) Về địa lý, TPHCM thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, TPHCM có trình độ phát triển vượt trội,
là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước mà số lượng doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với 5 tỉnh
Đông Nam Bộ còn lại và tính chất doanh nghiệp cũng khác biệt. Do vậy, trên nhiều phương diện,
kể cả năng lực sản xuất kinh doanh, khi phân tích cần tách TPHCM ra khỏi phần còn lại của Đông
Nam Bộ. Trong bài viết này khi nói Đông Nam Bộ chúng tôi không bao gồm TPHCM.
(4) Theo Đào Minh Tú và Từ Thị Kim Thanh, IMF ước tính tỷ lệ lạm phát trung bình ở Việt Nam giai
đoạn 2006-2010 là 11,5%/năm, trong khi tỷ lệ lạm phát do Tổng cục Thống kê công bố từ 2006-
2010 tương ứng là 12,6% ; 19,9% ; 6,5% ; 11,8%. Cần lưu ý yếu tố lạm phát vì đây là giá hiện
hành. Nguồn:
Nếu tính tỷ lệ lạm phát lũy tiến thì tổng mức lạm phát sau 5 năm 2006-2010 theo IMF là 58,4% và
theo Tổng cục Thống kê là 60,7% theo công thức Pt = P0ert với Pt là giá năm 2010, P0 là giá tại thời
điểm năm 2006, r là tỷ lệ lạm phát/năm, t là số năm=4. Do vậy, nếu vào dựa mức lạm phát trên thì
tỷ lệ tăng vốn, doanh thu sau 4 năm lớn hơn mức này mới được xem là có tăng trưởng thật. Việc
sử dụng giá hiện hành chưa loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát nhưng có ưu điểm là giúp hiểu
được tình trạng thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế tại mỗi thời điểm nghiên cứu, không bị
bóp méo bởi giá so sánh và đảm bảo tính thống nhất khi sử dụng các nguồn số liệu khác nhau chỉ
sử dụng giá hiện hành.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Cục Thống kê 13 tỉnh/thành phố Tây Nam Bộ. 2011. Số liệu tổng hợp doanh nghiệp hoạt
động năm 2006 và 2010 của các địa phương Tây Nam Bộ.
2. Lê Thanh Sang. 2012. Báo cáo đề tài Khảo sát doanh nghiệp ở vùng Nam Bộ theo hướng
phát triển bền vững. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
3. Lê Thanh Sang. 2014. Báo cáo dự án Điều tra cơ bản tổng thể về liên kết phát triển bền
vững vùng Tây Nam Bộ. Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_ket_phat_trien_ben_vung_vung_tay_nam_bo_nhin_tu_nang_lu.pdf