Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
bệnh nhân bị viêm màng bụng lần đầu nhiều
nhất ở thời điểm dưới 18 tháng (44,6%) và trên
36 tháng (33,8%). Hai nhóm này chiếm 78,4%
tổng số bệnh nhân viêm màng bụng. Nghiên
cứu của Ruso R. và các cộng sự cho thấy 40% số
lần viêm màng bụng xảy ra trong năm đầu điều
trị (trong đó 25% trong 6 tháng đầu), 40% số lần
viêm màng bụng trong vòng 2-3 năm và 20% số
lần viêm màng bụng sau 36 tháng(16). Điều này
gợi ý rằng thời điểm cần chú ý đến việc tái huấn
luyện phòng tránh nhiễm khuẩn cho bệnh nhân
nên thực hiện ở thời điểm dưới 18 tháng và trên
36 tháng.
Tỉ lệ viêm màng bụng thấp nhất (0,06
lần/bệnh nhân - năm) ở nhóm bệnh nhân có
điểm kiến thức cao. Kết quả này cũng tương tự
nghiên cứu của Sayed S.A.M. và các cộng sự, tỉ lệ
viêm màng bụng thấp nhất trong nhóm bệnh
nhân có điểm kiến thức cao (1.0 lần/bệnh nhân –
năm)(17). Điều này có thể thấy rằng bệnh nhân có
điểm kiến thức cao thì có tỉ lệ viêm màng bụng
thấp thơn. Như vậy, kiến thức của bệnh nhân lọc
màng bụng có ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm màng
bụng. Vì vậy, bệnh nhân lọc màng bụng cần
được huấn luyện ban đầu một cách kĩ càng, tái
huấn luyện và kiểm tra kiến thức một cách
thường xuyên nhằm liên tục củng cố kiến thức
cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 188
bệnh nhân cho thấy có 65 bệnh nhân đã từng bị
viêm màng bụng, có mối liên quan giữa kiến
thức của bệnh nhân với tỉ lệ viêm màng bụng.
Trong số bệnh nhân bị viêm màng bụng thì hầu
hết bệnh nhân bị viêm màng bụng 1 lần chiếm
76,9%. Tỉ lệ viêm màng bụng là 1/112 (lần/bệnh
nhân – tháng) hay 0,1 (lần/bệnh nhân – năm).
Thời gian bệnh nhân bị viêm màng bụng lần đầu
chủ yếu tại thời điểm dưới 18 tháng (44,6%) và
trên 36 tháng (33,8%). Tỉ lệ viêm màng bụng
thấp nhất (0,06 lần/bệnh nhân – năm) ở nhóm
bệnh nhân có điểm kiến thức cao.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan của kiến thức phòng tránh nhiễm khuẩn với tỉ lệ viêm màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
419
LIÊN QUAN CỦA KIẾN THỨC PHÒNG TRÁNH NHIỄM KHUẨN
VỚI TỈ LỆ VIÊM MÀNG BỤNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC
Vương Tuyết Mai*, Phạm Thanh Tuyền**, Đỗ Gia Tuyển*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan của kiến thức phòng tránh nhiễm khuẩn với tỉ
lệ viêm màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở các bệnh nhân đang được điều trị
bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 03/2014 đến
tháng 09/2014.
Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 188 bệnh nhân, bệnh nhân đạt điểm kiến thức cao chiếm tỉ lệ tương đối thấp
6,4% (n = 12), nhóm bệnh nhân có điểm kiến thức trung bình chiếm 30,9% (n = 58), nhóm bệnh nhân đạt điểm
kiến thức thấp chiếm tỉ lệ khá cao 62,7% (n = 118). Bệnh nhân đạt điểm kiến thức thấp nhiều hơn ở nhóm bệnh
nhân nam (64,2%), bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm (70,8%) và bệnh nhân có trình độ học vấn dưới cấp 3 (67,4%),
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bệnh nhân đạt điểm kiến thức thấp nhiều hơn ở
nhóm bệnh nhân trên >18 tháng chiếm 64,5% (n=98) nhưng sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. 65 bệnh nhân đã từng bị viêm màng bụng chiếm tỉ lệ 35%, trong đó bệnh nhân bị viêm màng bụng 1 lần
chiếm tỉ lệ cao nhất 76,9% (n = 50), bệnh nhân bị viêm màng bụng 2 lần chiếm 18,5% (n = 12) và bệnh nhân bị
viêm màng bụng trên 2 lần chiếm 4,6% (n=3). Thời gian bệnh nhân bị viêm màng bụng lần đầu tại thời điểm
dưới 18 tháng chiếm 44,6% (n = 29), trên 36 tháng chiếm 33,9% (n = 22) và từ 19 – 36 tháng chiếm 21,5% (n =
14). Tỉ lệ viêm màng bụng thấp thất (0,06 lần/bệnh nhân – năm) ở nhóm bệnh nhân có điểm kiến thức cao, tỉ lệ
viêm màng bụng ở bệnh nhân có điểm kiến thức thấp và trung bình là 0,11 lần/bệnh nhân – năm, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan giữa kiến thức với tỉ lệ viêm màng bụng.
Bệnh nhân đạt điểm kiến thức cao có tỉ lệ viêm màng bụng thấp nhất (0,06 lần/bệnh nhân – năm).
Từ khoá: Lọc màng bụng liên tục (CAPD)
ABSTRACT
ASOCIATION BETWEEN KNOWLEDGE OF INFECTION PREVENTION AND PERITONITIS
IN CONTINUOUS AMBULATORY PERITONEAL DIALYSIS PATIENTS
Vuong Tuyet Mai, Pham Thanh Tuyen, Do Gia Tuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 419 - 425
Objectives: The aim of this study was to find out the association between knowledge of infection prevention
and peritonitis in Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis patients
Methods: A cross-sectional study was conducted on Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis patients at
the Nephro-Urology Department, Bach Mai Hospital, and Hanoi, Vietnam from March to September 2014.
Results: 188 patients were included in this study. Patients with high score of knowledge accounted for the
lowest percentage at 6.4% (n = 12), patients with average score of knowledge was 30.9% (n = 58) and patients
* Bộ môn Nội tổng hợp, Đại học Y Hà Nội ** Bộ môn điều dưỡng, Đại học Thăng Long
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Vương Tuyết Mai ĐT: 0915518775 Email: vuongtuyetmai@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
420
with low score of knowledge accounted for the highest percentage at 62.7% (n = 118). In the low score patients,
male was 64.2%; older than 60 years old patients were 70.8%; educational level of under high school patients were
67,4%; however, there was no statistically significant difference (p>0.05). 65 patients have had peritonitis,
proportion of 35%, while patients with one time of peritonitis were the highest percentage at 76.9% (n = 50),
patients with two times of peritonitis at 18.5% (n = 12) and patients with over two times of peritonitis accounted
for 4.6% (n = 3). Patients with CAPD less than 18 months had the first time peritonitis accounted for 44.6% (n =
29), over 36 months accounted for 33.9% (n = 22) and from 19-36 months at 21.5% (n = 14). Patients with high
level of knowledge had lowest percentage of peritonitis (0.06/patient-year), which with low level of knowledge had
higher percentage of peritonitis (0.11/patient-year); the difference was statistically significant (p < 0.05).
Conclusions: The data showed that there was the association between the knowledge of patients with the
percentage of peritonitis. Patients with high level of knowledge had lowest percentage of peritonitis (0.06/patient-
year).
Keywords: Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis (CAPD)
MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, sự thay đổi của chế độ
ăn và lối sống dẫn đến gia tăng nhanh của tỉ lệ
bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp,
bệnh thận mạn vì thế đang tăng lên nhanh
chóng và trở thành một vấn đề y tế toàn cầu(10).
Tỉ lệ bệnh thận mạn ước tính khoảng 8 – 16%
dân số thế giới(7). Khi bệnh nhân bị bệnh thận
mạn, mức lọc cầu thận suy giảm không hồi phục
theo thời gian. Khi mức lọc cầu thận dưới 15
ml/phút/1.73 m2 da, cần áp dụng các phương
pháp điều trị thay thế thận như ghép thận, thận
nhân tạo và lọc màng bụng. Trên thế giới có
khoảng trên 1.8 triệu người đang được điều trị
thay thế thận(4). Ước tính có khoảng 10 – 15% số
bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối được
điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng
(Continuous Ambulatory Peritoneal Dialysis –
CAPD)(12). Đây là phương pháp điều trị do chính
bệnh nhân hoặc người nhà chủ động tiến hành
tại nhà. Điều này giúp giảm quá tải ở các bệnh
viện tuyến Trung Ương và giúp bệnh nhân
không bị tách khỏi xã hội(18). Tuy nhiên đây cũng
là một nhược điểm bởi nếu bệnh nhân không có
kiến thức phòng tránh nhiễm khuẩn tốt, không
thực hiện đúng các thao tác vô trùng trong quy
trình thì rất dễ bị biến chứng nhiễm khuẩn mà
đặc biệt là viêm màng bụng. Cùng với sự phát
triển về mặt kỹ thuật, tỉ lệ viêm màng bụng đã
giảm đáng kể theo thời gian nhưng viêm màng
bụng vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây thất bại
điều trị của phương pháp lọc màng bụng ở hầu
hết các quốc gia. Tại Mỹ, Mujais và Story nhận
thấy gần 30% bệnh nhân chuyển sang thận nhân
tạo là do nhiễm khuẩn (viêm màng bụng
và/hoặc nhiễm khuẩn chân ống)(14). Một thăm dò
tại Nhật trên phạm vi quốc gia về những lý do
bỏ điều trị trong lọc màng bụng đã cho thấy 1/3
số bệnh nhân chuyển sang thận nhân tạo là do
viêm màng bụng(8).
Khi thực hiện phương pháp lọc màng bụng,
bệnh nhân được huấn luyện kĩ về lý thuyết và
thực hành để bệnh nhân có thể tự thực hiện tại
nhà. Sự huấn luyện đầy đủ về kiến thức cũng
như kỹ năng thực hành cho bệnh nhân lọc màng
bụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có thể
ảnh hưởng tới sự thành công của phương pháp
lọc màng bụng và kết quả lâm sàng(3). Bệnh nhân
lọc màng bụng được huấn luyện về cả kiến thức
và thực hành trước khi ra viện. Tuy nhiên, sau
một thời gian lọc màng bụng, khoảng sau 6
tháng, nguy cơ viêm màng bụng của bệnh nhân
tăng lên(2). Vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá các yếu
tố ảnh hưởng đến tình trạng viêm màng bụng
trong đó có kiến thức phòng tránh nhiễm khuẩn
của bệnh nhân ở mỗi trung tâm lọc màng bụng
để có kế hoạch hạn chế tình trạng viêm màng
bụng và nâng cao hiệu quả điều trị là vô cùng
cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
nhằm mục tiêu tìm hiểu mối liên quan của kiến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
421
thức phòng tránh nhiễm khuẩn với tỉ lệ viêm
màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang được
thực hiện ở các bệnh nhân đang được điều trị
bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục
(CAPD) tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện
Bạch Mai từ tháng 03/2014 đến tháng 09/2014 đạt
tiêu chuẩn nghiên cứu: trên 18 tuổi, có thời gian
lọc màng bụng liên tục trên 6 tháng, có thể tiếp
xúc và trả lời được bộ câu hỏi dùng cho phỏng
vấn, đồng ý và tình nguyện tham gia vào nghiên
cứu.
Bộ câu hỏi nghiên cứu đánh giá kiến thức
phòng tránh nhiễm khuẩn của bệnh nhân lọc
màng bụng liên tục dựa theo bộ câu hỏi trong
nghiên cứu “Ảnh hưởng của kiến thức bệnh
nhân lên tỉ lệ viêm màng bụng trong phương
pháp lọc màng bụng” của tác giả Sayed S.A.M và
các cộng sự được đăng trên tạp chí Peritoneal
Dialysis International năm 2013.
Bộ câu hỏi bao gồm 15 câu hỏi được chia
thành 3 nhóm câu hỏi:
Nhóm câu hỏi kiến thức về viêm màng bụng
bao gồm các câu hỏi liên quan đến triệu chứng,
xử trí và phòng ngừa viêm màng bụng: câu 1
đến câu 3.
Nhóm câu hỏi kiến thức về nhiễm khuẩn
chân ống bao gồm các câu hỏi liên quan đến
triệu chứng, xử trí và phòng ngừa nhiễm khuẩn
chân ống: câu 4 đến câu 6.
Nhóm câu hỏi kiến thức về xử trí các sự cố có
thể gặp tại nhà: câu 7 đến câu 15.
Bệnh nhân được một điểm cho mỗi ý trả lời
đúng (2-3 điểm cho mỗi câu hỏi), số điểm tối đa
cho 15 câu hỏi là 35 điểm và được chia làm 3 bậc:
+ Thấp: dưới 18 điểm
+ Trung bình: 19 đến 21 điểm
+ Cao: trên 21 điểm
Chẩn đoán xác định viêm màng bụng khi có
các tiêu chuẩn sau:
+ Dịch đục + đau bụng.
+ Tế bào dịch màng bụng: > 100BC/µL, > 50%
bạch cầu đa nhân trung tính.
+ Nhuộm Gram, nuôi cấy tìm thấy vi khuẩn
gây bệnh(9).
Tỉ lệ viêm màng bụng: Tỉ lệ viêm màng bụng
được tính theo công thức của Hiệp hội Thẩm
Phân Thế Giới (International Society for
Peritonel Dialysis - ISPD) năm 2010(9).
+ Tỉ lệ viêm màng bụng tính theo tháng (1
lần/bệnh nhân – tháng) = tổng số lần viêm màng
bụng/tổng số thời gian điều trị lọc màng bụng
(tháng).
+ Tỉ lệ viêm màng bụng tính theo tháng (1
lần/bệnh nhân – năm) = tổng số lần viêm màng
bụng/tổng số thời gian điều trị lọc màng bụng
(năm).
Các thông tin thu thập theo các thông số
nghiên cứu thống nhất. Các số liệu được mã hóa
và xử lý bằng chương trình SPSS 22.0.
Đạo đức nghiên cứu: Đối tượng tham gia
nghiên cứu được thông báo về mục đích nghiên
cứu và bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên
cứu. Số liệu nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích
nghiên cứu khoa học, không sao chép, không để
lộ danh tính đối tượng. Trong quá trình phỏng
vấn, các đối tượng có quyền từ chối bất cứ câu
hỏi nào mà họ không muốn trả lời, người nghiên
cứu cúng không gây một áp lực nào đòi hỏi hoặc
cố gắng thuyết phục đối tượng để lấy thông tin
và họ có thể ngừng cuộc phỏng vấn bất cứ khi
nào họ muốn. Nghiên cứu không có hại cho
bệnh nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
422
KẾT QUẢ
Bảng 1. Bảng phân bố nhóm điểm kiến thức theo giới, tuổi, trình độ học vấn
Nhóm
điểm
Tổng
Giới Tuổi Học vấn
Nam Nữ 60 < cấp 3 Cấp 3
Trung cấp
trở lên
n 188 106 82 47 117 24 89 53 46
Thấp
62,7%
(n=118)
64,2%
(n=68)
61,0%
(n=50)
59,6% (n=28) 62,4% (n=73) 70,8% (n=17) 67,4% (n=60) 64,2% (n=34) 52,1% (n=24)
Trung
bình
30,9% (n=
58)
29,2%
(n=31)
32,9%
(n=27)
29,8% (n=14) 31,6% (n=37) 29,2% (n=5) 30,3% (n=27) 26,4% (n=14) 37% (n=17)
Cao
6,4%
(n=12)
6,6%
(n=7)
6,1%
(n=5)
10,6% (n=5) 6,0% (n=7) 0% (n=0) 2,3% (n=2) 9,4% (n=5) 10,9% (n=5)
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
Nhận xét: Bệnh nhân thuộc nhóm điểm thấp
chiếm tỉ lệ cao nhất (62,7%). Bệnh nhân đạt điểm
kiến thức thấp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân
nam, bệnh nhân trong nhóm tuổi trên 60 và bệnh
nhân có trình độ học vấn dưới cấp 3. Tuy nhiên
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >
0,05.
Bảng 2: Phân bố nhóm điểm kiến thức theo thời gian
điều trị CAPD
Nhóm điểm Tổng
Thời gian điều trị CAPD
≤ 18 tháng > 18 tháng
N 188 36 152
Thấp 62,8% (n=118) 55,6% (n=20) 64,5% (n=98)
Trung bình 30,9% (n=58) 30,6% (n=11) 31% (n=47)
Cao 6,4% (n=12) 13,9% (n=5) 4,5% (n=7)
P > 0,05
Nhận xét: Bệnh nhân đạt điểm kiến thức
thấp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân trên 18 tháng
(64,5%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
Trong số 188 bệnh nhân CAPD được
nghiên cứu có 65 bệnh nhân đã từng bị viêm
màng bụng chiếm tỉ lệ 35%.
Bảng 3: Tỉ lệ bệnh nhân CAPD từng bị viêm màng
bụng
Số lần viêm màng bụng n Tỉ lệ %
Viêm màng bụng 1 lần 50 76,9
Viêm màng bụng 2 lần 12 18,5
Viêm màng bụng trên 2 lần 3 4,6
Tổng 65 100
Nhận xét: Trong tổng số 65 bệnh nhân bị
viêm màng bụng thì chủ yếu bệnh nhân bị
viêm màng bụng 1 lần chiếm tỉ lệ 76,9%. Thấp
nhất là nhóm bệnh nhân bị viêm màng bụng
trên 2 lần (4,6%).
Bảng 4: Tỉ lệ viêm màng bụng
Tổng số lần
viêm màng bụng
Tổng số tháng
điều trị CAPD
Tỉ lệ viêm màng bụng
(lần/BN-tháng)
Tỉ lệ viêm màng bụng
(1lần/BN-năm)
84 9414 1/112 0,1
Nhận xét: Tổng số tháng điều trị lọc màng
bụng liên tục của 188 bệnh nhân nghiên cứu là
9414 tháng, trong đó có 84 lần bệnh nhân bị viêm
màng bụng. Như vậy trong 112 tháng điều trị
xuất hiện 1 lần viêm màng bụng hay trong 0,1
năm điều trị có 1 lần viêm màng bụng.
Thời gian trung bình lần đầu viêm màng
bụng là 9,7 ± 19,5 tháng, thấp nhất là 1 tháng, cao
nhất là 111 tháng. Thời gian bệnh nhân bị viêm
màng bụng lần đầu chủ yếu tại thời điểm dưới
18 tháng chiếm 44,6%, trên 36 tháng chiếm 33,8%
(Bảng 5).
Bảng 5: Tỉ lệ thời gian bệnh nhân CAPD bị viêm
màng bụng lần đầu
Thời gian n Tỉ lệ %
≤ 18 tháng 29 44,6
19 – 36 tháng 14 21,5
> 36 tháng 22 33,9
Tổng 65 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
423
Bảng 6: Phân bố tỉ lệ viêm màng bụng và nhập viện theo nhóm điểm kiến thức
Biến số Nhóm điểm thấp (n = 118 BN) Nhóm điểm trung bình (n = 58 BN) Nhóm điểm cao (n = 12 BN)
Tổng thời gian điều trị
(tháng)
5810 3046 558
Số lần viêm màng bụng 53 28 3
Tỉ lệ viêm màng bụng
(lần/bệnh nhân - tháng)
1/110 1/109 1/186
Tỉ lệ viêm màng bụng
(lần/bệnh nhân - năm)
0,11 0,11 0,06
Nhận xét: Tỉ lệ viêm màng bụng thấp nhất
(0,06 lần/bệnh nhân-năm) ở nhóm bệnh nhân có
điểm kiến thức cao và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p = 0,05.
BÀN LUẬN
Trong 188 bệnh nhân nghiên cứu của chúng
tôi, tổng điểm trung bình bệnh nhân đạt được là
16,2 ± 3.7 điểm, điểm trung vị là 16/35 điểm,
điểm thấp nhất là 5 điểm và điểm cao nhất là 27
điểm. Kết quả nghiên cứu của tác giả Sayed
S.A.M. và các cộng sự thì điểm trung vị thấp hơn
nghiên cứu của chúng tôi (11.5/35 điểm) nhưng
điểm cao nhất bệnh nhân đạt được cũng giống
nghiên cứu của chúng tôi là 27 điểm(17).
Nhóm bệnh nhân đạt điểm thấp chiếm tỉ lệ
cao nhất (62,7 %) và nhóm bệnh nhân đạt điểm
cao chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,4%). Điều này dễ
dàng hiểu bởi sau một thời gian điều trị lọc
màng bụng, bệnh nhân dễ dàng quên kiến thức
phòng tránh nhiễm khuẩn đã được hướng dẫn.
Vì vậy cần phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá
lại kiến thức của bệnh nhân một cách định kỳ để
điều chỉnh, cải thiện chương trình huấn luyện
một cách liên tục và có kế hoạch tái huấn luyện
phù hợp, hiệu quả cho bệnh nhân CAPD(15,1,11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh
nhân có điểm kiến thức thấp nhiều hơn ở
nhóm bệnh nhân nam, bệnh nhân trên 60 tuổi
và bệnh nhân có trình độ học vấn dưới cấp 3.
Lọc màng bụng là một phương pháp cần sự tỉ
mỉ, cần chú ý từng chi tiết nhỏ trong cả lý
thuyết và thực hành để đảm bảo vệ sinh sạch
sẽ và phòng tránh nhiễm khuẩn tốt vì thế nên
có thể bệnh nhân nam thường hay chủ quan
hơn và cũng làm tắt các bước trong quy trình
nhiều hơn. Trước khi bắt đầu làm phương
pháp lọc màng bụng, bệnh nhân được hướng
dẫn nhiều kiến thức và thực hành trong 5
ngày, do vậy có thể bệnh nhân trên 60 tuổi và
bệnh nhân có trình độ học vấn dưới cấp 3 có
thể không nhớ hết được những kiến thức mà
điều dưỡng đã hướng dẫn hoặc sau một thời
gian họ dễ quên hơn. Nghiên cứu của Ruso R.
và các cộng sự cho thấy câu trả lời đúng kiến
thức về lọc màng bụng nhiều hơn ở nữ, bệnh
nhân trẻ dưới 55 tuổi và bệnh nhân có học vấn
cao(16). Điều này gợi ý cho chúng ta nên tập
trung huấn ban đầu luyện kỹ càng hơn cũng
như kiểm tra và tái huấn luyện thường xuyên
với nhóm bệnh nhân nam, bệnh nhân trên 60
tuổi và bệnh nhân có trình độ học vấn dưới
cấp 3.
Bệnh nhân đạt điểm thấp nhiều hơn ở
nhóm bệnh nhân có thời gian điều trị CAPD
trên 18 tháng. Đây là nhóm bệnh nhân có thời
gian điều trị CAPD dài nên bệnh nhân trở nên
chủ quan và không nhớ những kiến thức được
hướng dẫn như khi bắt đầu lọc màng bụng.
Chính vì vậy mà cần phải có kế hoạch tái huấn
luyện chi tiết, cụ thể và theo dõi sát những
bệnh nhân trong nhóm này.
Trong 188 bệnh nhân nghiên cứu của chúng
tôi, có 65 bệnh nhân bị viêm màng bụng chiếm tỉ
lệ 35%, trong đó chủ yếu là bệnh nhân bị viêm
màng bụng 1 lần (chiếm 76.9% tổng số các
trường hợp bị viêm màng bụng). Kết quả này
gần tương tự với tác giả Ruso R. và các cộng sự,
có 62% bệnh nhân bị viêm màng bụng 1 lần, 32%
bệnh nhân bị viêm màng bụng 2 lần, 6% bị viêm
màng bụng nhiều hơn 2 lần(16).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015
424
Tỉ lệ viêm màng bụng trong nghiên cứu của
chúng tôi là 1/112 (lần/bệnh nhân-tháng). Tức là
trong 112 tháng bệnh nhân điều trị CAPD thì
xuất hiện 1 lần viêm màng bụng. Tỉ lệ viêm
màng bụng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Hiệp hội
Thẩm Phân Thế Giới (ISPD) là không nên vượt
quá 1/18 (lần/ bệnh nhân-tháng)(9). Tỉ lệ này cũng
tốt hơn tỉ lệ viêm màng bụng của Nhật 1/74
(lần/tháng-bệnh nhân)(6), tại Mỹ tỉ lệ viêm màng
bụng là 1/32.7 (lần/bệnh nhân-tháng)(13) và tại
Hồng Kông là 1/27.7 (lần/bệnh nhân – tháng)(5).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian
bệnh nhân bị viêm màng bụng lần đầu nhiều
nhất ở thời điểm dưới 18 tháng (44,6%) và trên
36 tháng (33,8%). Hai nhóm này chiếm 78,4%
tổng số bệnh nhân viêm màng bụng. Nghiên
cứu của Ruso R. và các cộng sự cho thấy 40% số
lần viêm màng bụng xảy ra trong năm đầu điều
trị (trong đó 25% trong 6 tháng đầu), 40% số lần
viêm màng bụng trong vòng 2-3 năm và 20% số
lần viêm màng bụng sau 36 tháng(16). Điều này
gợi ý rằng thời điểm cần chú ý đến việc tái huấn
luyện phòng tránh nhiễm khuẩn cho bệnh nhân
nên thực hiện ở thời điểm dưới 18 tháng và trên
36 tháng.
Tỉ lệ viêm màng bụng thấp nhất (0,06
lần/bệnh nhân - năm) ở nhóm bệnh nhân có
điểm kiến thức cao. Kết quả này cũng tương tự
nghiên cứu của Sayed S.A.M. và các cộng sự, tỉ lệ
viêm màng bụng thấp nhất trong nhóm bệnh
nhân có điểm kiến thức cao (1.0 lần/bệnh nhân –
năm)(17). Điều này có thể thấy rằng bệnh nhân có
điểm kiến thức cao thì có tỉ lệ viêm màng bụng
thấp thơn. Như vậy, kiến thức của bệnh nhân lọc
màng bụng có ảnh hưởng tới tỉ lệ viêm màng
bụng. Vì vậy, bệnh nhân lọc màng bụng cần
được huấn luyện ban đầu một cách kĩ càng, tái
huấn luyện và kiểm tra kiến thức một cách
thường xuyên nhằm liên tục củng cố kiến thức
cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên 188
bệnh nhân cho thấy có 65 bệnh nhân đã từng bị
viêm màng bụng, có mối liên quan giữa kiến
thức của bệnh nhân với tỉ lệ viêm màng bụng.
Trong số bệnh nhân bị viêm màng bụng thì hầu
hết bệnh nhân bị viêm màng bụng 1 lần chiếm
76,9%. Tỉ lệ viêm màng bụng là 1/112 (lần/bệnh
nhân – tháng) hay 0,1 (lần/bệnh nhân – năm).
Thời gian bệnh nhân bị viêm màng bụng lần đầu
chủ yếu tại thời điểm dưới 18 tháng (44,6%) và
trên 36 tháng (33,8%). Tỉ lệ viêm màng bụng
thấp nhất (0,06 lần/bệnh nhân – năm) ở nhóm
bệnh nhân có điểm kiến thức cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson R.M., Funnel M.M., Aikens J.E., et al (2009),
"Evaluating the efficacy of an empowerment – based self-
managerment consultant intervention: result of a two-year
randomized controlled trial", The Patient Educ, 1: 3-11.
2. Bernardini J., (2009), "Training and retraining: Impact on
peritonitis", Peritoneal Dialysis International, 30: 434-436 .
3. Chen T.W., Li S.Y., Yang W.C., (2008), "Training of peritoneal
dialysis patients – Taiwan’s experiences", Peritoneal Dialysis
International, 28(Suppl 3): 72-5.
4. Grassmann A., Gioberge S., Moeller S., Brown G., (2005),
"ESRD patients in 2004: global overview of patient numbers,
treat-ment modalities and asociated trends", Nephrol Dial
Trans-plant, 20: 2578.
5. Ho Y.W., (2005), "Hong Kong Registry Report 2004", Hong
Kong J Nephrol, 7(1): 38-46.
6. Imada A., (2006), "A multicenter study on CAPD related
infection in Japan", Perit Dial Int, (Suppl 2): 54.
7. Jha V., Garcia G., Iseki K., et al, (2013), "Chronic kidney
disease: global dimension and perspectives", The Lancet, 382:
260-272.
8. Kawaguchi Y., (2003), "Study group for withdrawal from PD
in Japan. Searching for reason for drop out from peritoneal
dialysis: a nationwide survey", Peritoneal Dialysis International,
(2): 175-177.
9. Li P.K., Szeto C.C., Piraino B., et at (2010), "Peritoneal Dialysis
- related infections recommendations", Perit Dial Int, 30: 393 -
423.
10. Lysaght M.J., (2002), "Maintenance dialysis population
dynamics: current trends and long-term implications", J Am
Soc Nephrol, 13: 37-40.
11. Manns B.J., Taub K., Vanderstraeten C., et al, (2005), "The
impact of education on chronic kidney disease patients’ plans
to initiate dialysis with self-care dialysis: a randomized trial",
Kidney International, 68: 1777-83.
12. Mehrotra R., Nolph K.D., (2001), "Peritoneal dialysis should be
the first choice of initial renal replacement therapy for more
patients with end-stage renal disease", ASAIO J, 47: 309-11.
13. Mujais S., (2006), "Microbiology and outcomes of peritonitis in
North America", Kidney International, (70): 55-62.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học
425
14. Mujais S., Story K., (2006), "Peritoneal dialysis in the US:
Evaluation of outcomes in contemporary cohorts", Kidney
International, 103: 21-26.
15. Nevillle A., Jenkins J., William J.D., et al, "Peritoneal Dialysis
training: a multisensory approach", Pert Dial Int, 25(Suppl 3):
149-51.
16. Russo R., Manili L., Tiriboschi G., et al, (2006), "Patient
retraining in peritoneal dialysis: Why and when it is needed",
Kidney International, 70: 127-132.
17. Sayed S.A.M., Aisha H.A., Ahmed M.E., et al (2013), "Effect of
the patient’s knowledge on peritonitis rates in Peritoneal
Dialysis", Peritoneal Dialysis International, 33: 362-366.
18. Trần Quý Tường (2013), "Lợi ích kép với người bệnh và bệnh
viện", Sức khỏe và đời sống.
Ngày nhận bài báo: 31/05/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/06/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_quan_cua_kien_thuc_phong_tranh_nhiem_khuan_voi_ti_le_vi.pdf