Liên quan giữa răng khôn hàm dưới mọc lệch với gãy góc hàm và gãy lồi cầu xương hàm dưới

KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy có sự liên quan giữa răng khôn hàm dưới và gãy góc hàm. Người có răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy lồi cầu ít hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu chỉ ghi nhận yếu tố nguy cơ mà chưa nhằm so sánh về mức độ trầm trọng trong gãy góc hàm và lồi cầu để đưa ra khuyến cáo chính xác về việc nhổ răng khôn mọc lệch. Do đó chúng tôi đề nghị những nghiên cứu kế tiếp cần mở rộng thực hiện trên đa trung tâm với số lượng mẫu lớn hơn, đồng thời các nghiên cứu sinh cơ học trong tương lai sẽ là cần thiết để làm rõ thêm nguy cơ gãy góc hàm phụ thuộc vào các mức độ lệch khác nhau và hướng của lực tác dụng bên cạnh răng khôn hàm dưới mọc lệch.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa răng khôn hàm dưới mọc lệch với gãy góc hàm và gãy lồi cầu xương hàm dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 261 LIÊN QUAN GIỮA RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH VỚI GÃY GÓC HÀM VÀ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI Trần Đăng Minh*, Nguyễn Thị Bích Lý** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về mối liên quan giữa răng khôn hàm dưới mọc lệch với các đường gãy góc hàm và gãy lồi cầu xương hàm dưới. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 546 bệnh nhân bị gãy xương hàm dưới được điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2013. Dữ liệu thu thập bao gồm tuổi, giới tính, nguyên nhân chấn thương (tai nạn giao thông, đả thương, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt), vị trí răng khôn hàm dưới và vùng gãy xương. Kết quả: Sự hiện diện răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy góc hàm cao gấp 2,06 lần so với người không có răng khôn. Trong khi đó sự hiện diện răng khôn mọc lệch làm giảm nguy cơ gãy lồi cầu 0,81 lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương với tình trạng gãy xương hàm dưới. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của răng khôn mọc lệch làm tăng nguy cơ gãy góc hàm. Trong khi đó nhóm có răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy lồi cầu ít hơn nhưng sư khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Răng khôn hàm dưới mọc lệch, gãy góc hàm, gãy lồi cầu. ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN IMPACTED LOWER THIRD MOLARS AND MANDIBLE ANGLE AND CONDYLE FRACTURES Tran Dang Minh, Nguyen Thi Bich Ly * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 261 - 266 Objective: The purpose of this study was to evaluate to relationship between impacted mandibular third molars and the risk of mandibular angle fractures and condyle fractures. Study design: This retrospective study reviews data from 546 patients attending the Division of Oral and Maxillofacial Surgery from December 2011 till October 2013, all presented for treatment of mandible fractures. Data collected included age, sex, injury cause (motor vehicle accident, assault, industrial accident, others), position of mandibular third molars and fracture sites. Diagnosis of fracture sites was made by clinical examination and panoramic radiograph. Results: The incidence of mandibular angle fracture was significantly greater on sides with an impact third molar, whereas the condylar fracture rate decreased in mandibles lacking a third molar but the rate was not statistically significant different between groups. The risk of angle fracture was much more affected by impacted mandibular third molar than that of condylar fracture, when injury causes were taken into consideration. Conclusions: This study provides evidence to suggest that mandibular angle fractures are influenced by the presence of impacted third molar but not observe any significant difference between the position of mandibular *BS-Học viên Cao học khóa 2012-2014- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ môn Phẫu thuật miệng-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Trần Đăng Minh ĐT: 0982295579 Email: dangminh_dds@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 262 third molars and the risk of condyle fractures. Key words: impacted mandibular third molars, angle fractures, condyle fractures. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, gãy xương hàm dưới chiếm tỉ lệ khoảng 43%(2) trong các trường hợp gãy xương vùng hàm mặt do chấn thương mặc dù đây là xương chắc và khỏe nhất. Điều này được giải thích một phần là do vị trí đưa ra trước của xương hàm dưới nên dễ tiếp xúc với lực nguy cơ khi gặp chấn thương. Vị trí gãy xương hàm dưới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí lực tác động trên xương, hướng và cường độ của lực, cấu trúc mô mềm bao phủ, các đặc điểm sinh cơ học của cấu trúc hàm dưới như mật độ và khối lượng xương, trong đó những điểm yếu dễ gãy là cằm, góc hàm, lỗ cằm, lồi cầu. Năm 1964, Huelke(3) đã báo cáo rằng có mối liên quan đáng kể giữa vị trí gãy xương và vùng có răng. Trong một nghiên cứu thực nghiệm trên khỉ của Reitzik cho thấy rằng chỉ cần lực khoảng 60% lực làm gãy hàm dưới có răng khôn mọc hoàn toàn cũng đủ làm gãy hàm dưới có răng khôn lệch(10). Nguy cơ gãy góc hàm gia tăng từ 2-3 lần ở nhóm có răng khôn mọc lệch so với nhóm răng khôn bình thường. Mức độ lệch của răng khôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ gãy vùng góc hàm. Bên cạnh đó, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy ở những đối tượng có răng khôn hàm dưới mọc lệch thì tỉ lệ gãy cổ lồi cầu giảm đi rõ rệt. Theo mô hình sinh cơ học ngày nay, người ta giả thuyết rằng răng khôn hàm dưới tạo nên điểm yếu tại vùng góc hàm do làm giảm khối lượng xương, làm cho góc hàm dễ gãy hơn(6). Điểm yếu này sẽ làm giảm nguy cơ gãy lồi cầu. Vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu: - Mô tả các đặc điểm dịch tễ học của những bệnh nhân gãy xương hàm dưới điều trị tại Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2013. - Đánh giá mối liên quan giữa sự hiện diện của răng khôn hàm dưới đến tỉ lệ gãy góc hàm và lồi cầu xương hàm dưới. - Đánh giá mối liên quan giữa vị trí răng khôn hàm dưới đến tỉ lệ gãy góc hàm và lồi cầu xương hàm dưới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 546 hình ảnh toàn cảnh và hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới được điều trị nội trú tại khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2013. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương hàm dưới do chấn thương. Bệnh nhân từ 17 tuổi trở lên. Hồ sơ được chọn phải thỏa các điều kiện sau: + Có đầy đủ thông tin cá nhân có giá trị gồm: tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh, ngày chụp phim, nguyên nhân chấn thương. + Hình ảnh toàn cảnh kĩ thuật số phải có giá trị khảo sát và có độ tương phản rõ nét, không ảnh hưởng đến việc quan sát các chi tiết trên phim. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân gãy xương hàm dưới do bệnh lý u, nang xương hàm dưới. Bệnh nhân có gãy kết hợp xương hàm trên. Bệnh nhân có hồ sơ không đầy đủ. Bệnh nhân mất răng toàn bộ. Các bước tiến hành: Huấn luyện và định chuẩn trước nghiên cứu. Chọn lựa bệnh án Thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh nhân bao gồm phần hành chính: họ tên, giới tính, nghề Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 263 nghiệp; nguyên nhân gây chấn thương, chẩn đoán vị trí gãy xương Thu thập dữ liệu trên hình ảnh toàn cảnh: + Tình trạng gãy xương: ghi nhận số đường gãy, vị trí gãy xương hàm dưới. + Tình trạng răng khôn hàm dưới: ghi nhận sự hiện diện răng khôn hàm dưới của bệnh nhân. Ở những trường hợp bệnh nhân có răng khôn, xác định vị trí của răng khôn theo chiều ngang tương quan với cành đứng xương hàm dưới (Phân loại I, II, III) và theo chiều dọc so với mặt nhai răng cối lớn thứ hai (Phân loại A, B, C) theo phân loại của Pell và Gregory. Độ nghiêng của răng khôn được phân loại theo Shiller, dựa vào góc mọc của răng khôn. Đó là góc tạo bởi mặt phẳng nhai của răng khôn và mặt phẳng nhai RCL thứ hai. Răng khôn được phân thành các loại: răng khôn mọc thẳng (-100 đến 100), nghiêng gần (110 đến 700), nghiêng xa (góc lớn hơn 700 hay nhỏ hơn - 700), nằm ngang (-110 đến -700). Răng khôn ở mỗi phần hàm phải và trái được chia làm ba nhóm: + Nhóm 1: Bệnh nhân không có răng khôn. + Nhóm 2: Bệnh nhân có răng khôn mọc thẳng: răng có phân loại IA và có độ nghiêng -100 đến 100. + Nhóm 3: Bệnh nhân có răng khôn mọc lệch: răng thuộc các phân loại còn lại. Phân tích số liệu Dữ liệu thu thập được mã hóa và phân tích bởi phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 Thống kê mô tả: Tính các giá trị trung bình, phần trăm về số liệu tổng quát của nghiên cứu Thống kê phân tích: + Bước 1: Phân tích đơn biến để xác định các yếu tố liên quan. Kiểm định mối liên quan bằng phép kiểm chi bình phương (2). Nếu giá trị p<0,05 thì xác định có mối liên quan. Giá trị RR được đo lường để đánh giá mức độ liên quan. Trường hợp không có sự tương đồng giữa giá trị p và khoảng tin cậy 95% (giá trị p<0,05 nhưng khoảng tin cậy chứa giá trị trung tính) thì sẽ dùng test-based để xác định chính xác khoảng giá trị của khoảng tin cậy 95%. + Bước 2: Phân tích đa biến với hồi quy tuyến tính để xác định mối liên quan độc lập đến gãy góc hàm, lồi cầu (những biến số trong phân tích đơn biến liên quan có ý nghĩa thống kê hoặc có giá trị p<0,2 được đưa vào mô hình đa biến). Trị số của phép kiểm 2 chọn theo giá trị của chỉ số thống kê Z. Phép kiểm trên đều được sử dụng với độ tin cậy 95% và được kết luận dựa vào giá trị p: - Nếu p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Nếu p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Bảng 1: Mối liên quan giữa sự hiện diện răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy góc hàm (phân tích đa biến) Các yếu tố RR(KTC 95%) p Nhóm tuổi ≤20 1 21-30 0,95(0,69-1,33) 0,80 31-40 0,82(0,54-1,24) 0,35 41-60 0,90(0,54-1,50) 0,70 >60 0,78(0,18-3,31) 0,74 Răng khôn Có 1,54 (1,11-2,14) 0,009 Không có Không có 1 Mọc thẳng 1,07(0,71-1,63) 0,73 Mọc lệch 2,06(1,41-3,03) <0,001 Nguyên nhân chấn thương Giao thông 1 Đả thương 2,38(1,68-3,38) <0,001 Sinh hoạt 1,84(1,06-3,21) 0,03 Lao động 1,68(0,62-4,55) 0,31 Những người có răng khôn mọc thẳng tuy có khả năng gãy góc hàm cao gấp 1,07 (KTC 95%: 0,71-1,63) lần so với người không có răng khôn, tuy vậy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy vậy, so với những người không có răng khôn, thì những người có răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy góc hàm cao gấp 2,06 (KTC 95%: 1,41- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 264 3,03) lần và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 2: Mối liên quan giữa sự hiện diện răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy lồi cầu Các yếu tố Gãy lồi cầu [Tần số(tỉ lệ%)] RR (KTC 95%) p Có Không Nhóm tuổi ≤20 45(21,2) 167(78,8) 1 21-30 96(19,1) 406(80,9) 0,90 (0,66- 1,23) 0,52 31-40 38(16,9) 186(83,0) 0,80(0,54- 1,17) 0,26 41-60 32(22,5) 110(77,5) 1,06(0,71- 1,58) 0,77 >60 5(41,7) 7(58,3) 1,96(0,96- 4,02) 0,06 Giới tính Nam 186(19,9) 750(80,1) 1,03(0,73- 1,46) 0,85 Nữ 30(19,2) 126(80,8) Răng khôn Có 160(19,5) 660(80,5) 0,95(0,72- 1,24) 0,70 Không có 56(20,6) 216(79,4) Không có 56(20,6) 216(79,4) 1 Mọc thẳng 82(22,3) 285(77,7) 1,07(0,79- 1,44) 0,66 Mọc lệch 77 (17,0) 375 (83,0) 0,81(0,59- 1,10) 0,20 Nguyên nhân chấn thương Giao thông 195(20,5) 755(79,5) 1 Đả thương 7(7,9) 81(92,1) 0,38(0,19- 0,79) 0,01 Sinh hoạt 11(27,5) 29(72,5) 1,33(0,79- 2,25) 0,27 Lao động 3(21,4) 11(78,6) 1,04(0,38- 2,67) 0,93 Người có răng khôn có nguy cơ gãy lồi cầu 0,95 lần so với người không có răng khôn nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, sự khác biệt về nguy cơ gãy lồi cầu giữa những người không có răng khôn, có răng khôn mọc thẳng, có răng khôn mọc lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3: Mối liên quan giữa vị trí răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy góc hàm Vị trí răng khôn Gãy góc hàm RR(KTC 95%) p Có Không Ngang I 109(21,2) 405 (78,8) 1 II 80(27,5) 211 (72,5) 1,29 (1,01- 1,66) 0,04 III 11(73,3) 4(26,7) 3,45(2,44- 4,89) <0,001 Dọc A 121(21,6) 440(78, 4) 1 B 71(33,5) 141(66, 5) 1,55(1,21- 1,98) <0,001 C 8(17,0) 39 (83,0) 0,79 (0,41- 1,51) 0,47 Độ nghiêng Thẳng 76(17,2) 367 (82,8) 1 Nghiêng gần 87(35,1) 161 (64,9) 2,04 (1,57- 2,67) <0,001 Ngang 27(29,7) 64 (70,3) 1,72 (1,18- 2,52) 0,004 Nghiêng xa 10(26,3) 28 (73,7) 1,53 (0,87- 2,71) 0,14 Người có răng khôn loại III có nguy cơ gãy góc hàm cao hơn đáng kể 3,45 lần (KTC 95%: 2,44-4,89), trong khi đó người có răng khôn loại II có nguy cơ gãy góc hàm cao hơn 1,29 lần (KTC 95%: 1,01-1,66) so với người có răng khôn loại I. Bảng 4: Mối liên quan giữa vị trí răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy lồi cầu Vị trí răng khôn Gãy lồi cầu RR(KTC 95%) p Có Không Ngang I 104(20,2) 410(79,8) 1 II 55(18,9) 236(81,1) 0,93(0,69- 2,15) 0,65 III 1(6,7) 14(93,3) 0,33(0,04- 2,20) 0,25 Dọc A 115(20,5) 446(79,5) 1 B 38(17,9) 174(82,1) 0,87(0,63- 1,22) 0,42 C 7(14,9) 40(85,1) 0,73(0,36- 1,46) 0,36 Độ nghiêng Thẳng 104(23,5) 339(76,5) 1 Nghiêng gần 40(16,1) 208(83,9) 0,68(0,49- 0,95) 0,03 Ngang 13(14,3) 78(85,7) 0,61(0,37- 1,03) 0,07 Nghiêng xa 3(7,9) 35(92,1) 0,34(0,11- 1,00) 0,06 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nguy cơ gãy lồi cầu với các vị trí răng khôn tương quan theo chiều ngang với cành đứng và tương quan theo chiều dọc với răng cối lớn thứ hai. Về độ nghiêng, răng khôn nghiêng gần có nguy cơ gãy lồi cầu 0,68 lần (KTC 95%: 0,49-0,95) so với răng khôn mọc thẳng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 265 BÀN LUẬN Mối liên quan giữa sự hiện diện và vị trí của răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy góc hàm Răng khôn hàm dưới là răng xuất hiện sau cùng trên cung hàm, cũng là răng mọc lệch, ngầm nhiều hơn bất kỳ răng nào khác. Khi răng khôn lệch, ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm quanh thân răng, viêm mô tế bào, nang, sâu chân răng kế cận, viêm mô nha chu, chen chúc muộn ảnh hưởng đến kết quả điều trị chỉnh hình. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy góc hàm gấp 2,06 lần (KTC 95%: 1,41-3,03) so với không có răng khôn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, trong khi đó nguy cơ gãy góc hàm khi có răng khôn mọc thẳng gần tương đương với không có răng khôn và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể thấy nguy cơ gãy góc hàm ở nhóm có răng khôn mọc lệch cũng tương tự so với nhóm răng khôn mọc thẳng. Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, trong đó nguy cơ tương đối dao động trong khoảng từ 1,2 đến 3,8. Nghiên cứu của Huelke(3) đã báo cáo rằng các đường gãy xảy ra thường xuyên hơn ở những vùng còn răng hơn những vùng mất răng xương hàm dưới. Khi phân tích các đặc điểm về độ nghiêng của răng khôn, chúng tôi nhận thấy rằng vị trí lệch gần vừa là vị trí phổ biến nhất vừa có liên quan cao đến nguy cơ gãy góc hàm. Nguy cơ gãy góc hàm khi răng khôn nghiêng gần là 2,04 (KTC 95%: 1,57-2,67), răng khôn nghiêng xa là 1,72 lần (KTC 95%: 1,18-2,52) so với răng khôn thẳng đứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giải thích cho điều này, chúng tôi nghĩ rằng do chân răng khôn trong nhóm răng nghiêng gần và nằm ngang hướng trực tiếp về góc hàm nên có thể đóng vai trò như một chêm tách góc hàm xương hàm dưới và tạo điểm yếu tại đây, vì thế lực gây chấn thương được chuyển tới cành đứng và góc hàm xương hàm dưới. Nghiên cứu của Tevepaugh và Dodson(11); Meisami(8) đã khuyến khích nhổ răng khôn để dự phòng nhằm ngăn chặn nguy cơ gãy góc hàm, đặc biệt là ở những vận động viên chơi thể thao trẻ tuổi. . Việc nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch có thể làm tăng hoặc không tăng sức đề kháng của xương hàm dưới vùng góc hàm. Nếu góc hàm xương hàm dưới có thể đề kháng hơn với gãy xương dưới một lực chấn thương, vậy khi lực này tác dụng lên, xương hàm dưới có bị gãy không? Có thể các chấn thương này sẽ tạo ra đường gãy ở một vị trí khác trên xương hàm dưới(7). Mối liên quan giữa sự hiện diện và vị trí của răng khôn hàm dưới và nguy cơ gãy lồi cầu Khi so sánh với nhóm không có răng khôn, nhóm có răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy lồi cầu ít hơn 0,81 (KTC 95%: 0,59-1,10) lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,2). Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu trên thế giới(1,4,9,12) nhưng chưa đủ để kết luận về vai trò của răng khôn mọc lệch đối với các trường hợp gãy lồi cầu. Nếu xét chung về vị trí răng khôn, chúng tôi thấy rằng xương hàm dưới có răng khôn theo phân loại IA có nguy cơ tương đối bị gãy lồi cầu cao nhất. Kết quả này ủng hộ giả thuyết rằng sự hiện diện của răng khôn hàm dưới mọc thẳng làm nguy cơ gãy lồi cầu tăng lên. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Duan(1), Zhu(12) và Iida. Có thể giải thích các phát hiện này là do việc giảm hấp thu lực của góc hàm. Theo Kober(5), kháng lực của góc hàm dưới gia tăng khi răng khôn đã mọc hoặc không có răng khôn; điều này đưa đến lực được truyền tới một vùng dễ gãy hơn, đó là lồi cầu. KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy có sự liên quan giữa răng khôn hàm dưới và gãy góc hàm. Người có răng khôn mọc lệch có nguy cơ gãy lồi cầu ít hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu chỉ ghi nhận yếu tố nguy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 266 cơ mà chưa nhằm so sánh về mức độ trầm trọng trong gãy góc hàm và lồi cầu để đưa ra khuyến cáo chính xác về việc nhổ răng khôn mọc lệch. Do đó chúng tôi đề nghị những nghiên cứu kế tiếp cần mở rộng thực hiện trên đa trung tâm với số lượng mẫu lớn hơn, đồng thời các nghiên cứu sinh cơ học trong tương lai sẽ là cần thiết để làm rõ thêm nguy cơ gãy góc hàm phụ thuộc vào các mức độ lệch khác nhau và hướng của lực tác dụng bên cạnh răng khôn hàm dưới mọc lệch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Duan DH., Zhang Y. (2008), "Does the presence of mandibular third molars increase the risk of angle fracture and simultaneously decrease the risk of condylar fracture?", Int J Oral Maxillofac Surg, 37(1), pp.25-8. 2. Hồ Nguyễn Thanh Chơn, Lâm Hoài Phương (2010), "Đánh giá hiệu quả điều trị gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp- vít nén", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, tr.180-185. 3. Huelke D. F. (1964), "Location of mandibular fractures related to teeth and edentulous regions", J Oral Surg Anesth Hosp Dent Serv, 22, pp.396-405. 4. Iida S., Nomura K., Okura M., Kogo M. (2004), "Influence of the incompletely erupted lower third molar on mandibular angle and condylar fractures", J Trauma, 57(3), pp.613-7. 5. Kober C, Sader R, Thiele H, Bauer HJ, Zeilhofer HF, Hoffmann KH, Horch HH (2001), "[Stress analysis of the human mandible in standard trauma situations with numerical simulation]", Mund Kiefer Gesichtschir, 5(2), pp.114- 9. 6. Lee JT, Dodson TB (2000), "The effect of mandibular third molar presence and position on the risk of an angle fracture", J Oral Maxillofac Surg, 58(4), pp.394-8; discussion 399. 7. Mechan JG (2000), "The effect of mandibular third molar presence and position on the risk of an angle fracture", Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 58(4), pp.399. 8. Meisami T, Sojat A, Sandor GK, Lawrence HP, Clokie CM (2002), "Impacted third molars and risk of angle fracture", International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 31(2), pp.140-4. 9. Patil PM (2012), "Unerupted lower third molars and their influence on fractures of the mandibular angle and condyle", Br J Oral Maxillofac Surg, 50(5), pp.443-6. 10. Reitzik M, Lownie JF, Cleaton-jones P, Austin J (1978), "Experimental fractures of monkey mandibles", International Journal of Oral Surgery, 7(2), pp.100-3. 11. Tevepaugh DB, Dodson TB (1995), "Are mandibular third molars a risk factor for angle fractures? A retrospective cohort study", J Oral Maxillofac Surg, 53(6), pp.646-9; discussion 649- 50. 12. Zhu SJ, Choi BH, Kim HJ, Park WS, Huh JY, Jung JH, Kim BY, Lee SH (2005), "Relationship between the presence of unerupted mandibular third molars and fractures of the mandibular condyle", Int J Oral Maxillofac Surg, 34(4), pp.382- 5. Ngày nhận bài báo: 30/01/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2015 Người phản biện: PGS-TS Nguyễn Thị Hồng Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflien_quan_giua_rang_khon_ham_duoi_moc_lech_voi_gay_goc_ham_v.pdf
Tài liệu liên quan