Tình trạng tăng tiểu cầu đã được ghi nhận
trong bệnh TCM nặng có biến chứng thần kinh
trong Y Văn; bệnh càng nặng xu hướng tăng
càng cao. Chan LG ghi nhận 29 trẻ TCM suy tim
và phù phổi cấp có trung bình số lượng tiểu cầu
là 454,000/mm3(3). Nguyễn Minh Tiến ghi nhận
trong số 153 TCM tử vong, 34% có tăng tiểu cầu
>400,000/mm3(9). Báo cáo của BVNĐ 2 ghi nhận
trong số 358 bệnh nhân TCM độ 2b trở lên có
trung bình tiểu cầu 355,000/mm3 ± 106,000 và
19,3% tiểu cầu tăng >400,000/mm3(1). Trương Thị
Chiết Ngự có 69 (19,3%) với số lượng tiểu cầu
tăng > 400,000/mm3(13).
Trong số 409 TCM độ 2 của chúng tôi, số
lượng tiểu cầu trung bình là 331,309/mm3, 59%
tiểu cầu >300,000/mm3. Hơn nữa, chúng tôi ghi
nhận tiểu cầu đếm và tỉ lệ tiểu cầu cao có liên hệ
chặt với tình trạng chuyển độ nặng hơn 2a (P
<0,001). Trong Y văn chưa có báo cáo nào về liên
hệ của tiểu cầu với biến chứng nặng của TCM.
Tiểu cầu tăng có lẽ do chức năng của tiểu cầu
quan trọng trong phản ứng của cơ thể đối với
nhiễm trùng, đặc biệt là siêu vi.
Nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm
mạnh như nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được
thu thập dữ kiện cẩn thận, các biến số được đo
lường chuẩn hóa, biến số phụ thuộc là chuyển
độ được định nghĩa theo phác đồ thống nhất.
Tuy nhiên nghiên cứu còn hạn chế vì không có
nhóm TCM độ 4 với phù phổi cấp và tử vong,
không có bằng chứng tổn thương thần kinh rõ
ràng, do đó không đánh giá được liên quan của
bạch cầu máu, đường huyết và tiểu cầu đối với
các biến chứng này hoặc tử vong.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa số lượng bạch cầu máu, tiểu cầu và đường huyết nhanh lúc nhập viện với sự chuyển độ nặng trên bệnh nhi tay chân miệng độ 2A tại bệnh viên Nhi đồng 1 từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 353
LIÊN QUAN GIỮA SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU MÁU, TIỂU CẦU
VÀ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH LÚC NHẬP VIỆN VỚI SỰ CHUYỂN ĐỘ NẶNG
TRÊN BỆNH NHI TAY CHÂN MIỆNG ĐỘ 2A
TẠI BỆNH VIÊN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 9/2012 ĐẾN THÁNG 1/2013
Bùi Quốc Thắng*, Bùi Quang Vinh*, Võ Bích Nga**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh tay chân miệng (TCM) có thể gây biến chứng thần kinh và tử vong. Các bệnh nhân
phân độ 2a (nghi ngờ biến chứng thần kinh) được nhập viện và làm công thức máu, đường huyết nhanh
thường quy nhưng liên quan của xét nghiệm với tình trạng chuyển độ nặng chưa rõ ràng.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa bạch cầu, tiểu cầu và đường huyết lúc nhập
viện với tình trạng chuyển độ của TCM độ 2a.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế đoàn hệ tiến cứu, chọn trẻ TCM độ 2a nhập khoa nhiễm BVNĐ 1 từ
9/2012‐1/2013 và làm xét nghiệm số lượng bạch cầu, tiểu cầu và đường huyết nhanh lúc sốt ≥37,5oC, theo dõi
diễn tiến chuyển độ nặng hơn 2a đến xuất viện.
Kết quả: Tổng số 409 bệnh nhân TCM 2a có tuổi trung bình 19,2 ± 10,8 tháng, 63% nam, nhập viện ngày
2 ± 0,7, với 97% có ban da tay chân, 94% loét miệng, 76% giật mình, 56% sốt cao ≥38,5oC (nách), và 21% khó
ngủ ‐ quấy khóc. Xét nghiệm có 40% bạch cầu cao, 59% tiểu cầu >300,000/mm3, và 15% đường huyết nhanh cao
>120 mg/dL. Thời gian điều trị trung bình 3,5 ± 1,6 ngày. Có 62 (15%) trẻ chuyển độ nặng hơn 2a, bao gồm 17
trẻ độ 2b1, 4 độ 2b2, và 41 độ 3 lúc xuất viện. Thời điểm từ nhập viện đến chuyển độ trung bình là 16 giờ. Số
lượng bạch cầu, nồng độ đường huyết nhanh, tỉ lệ bạch cầu cao và đường huyết cao không khác biệt giữa 2 nhóm
chuyển độ và không chuyển độ (P >0,05). Tuy nhiên, trẻ chuyển độ có số lượng tiểu cầu cao hơn (P = 0,001),
điểm cắt tối ưu cho tiểu cầu tương ứng với mức tiểu cầu ≥350,000/ mm3, tại điểm cắt này tỉ số chênh OR là 3,6;
(95% CI: 3,1‐6,3); AUC = 0,69; P <0,001).
Kết luận: Trên bệnh nhân TCM độ 2a, giá trị bạch cầu và đường huyết nhanh lúc nhập viện không liên
quan với tình trạng chuyển độ hơn 2a. Ngược lại, số lượng tiểu cầu và mức tiểu cầu >350,000/ mm3 có liên quan
đến tình trạng chuyển độ (P =0,001).
Từ khóa: bệnh tay chân miệng, phân độ 2a, chuyển độ, biến chứng thần kinh, bạch cầu máu, tiểu cầu máu,
đường huyết nhanh
ABSTRACT
ASSOCIATIONS BETWEEN WHITE BLOOD COUNT, PLATELET COUNT, DEXTROSTIX
AT ADMISSION AND DEGREE CHANGES IN PATIENTS WITH HAND, FOOT
AND MOUTH DISEASE DEGREE 2A IN THE CHILDREN HOSPITAL 1 FROM 9/2012‐1/2013
Bui Quoc Thang, Bui Quang Vinh, Vo Bich Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 353 ‐ 359
Background: Hand, foot and mouth disease (HFMD) may cause neurological complications and deaths.
Patients with degree 2a suspected of neurological complications are admitted and have white blood count and
destrotix but the relationships between these exams and the severity are unclear.
* Đại Học Y Dược TP.HCM ** Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Trà Vinh
Tác giả liên lạc: BSCK2. Võ Bích Nga ĐT: 0988391339 Email: vobichnga201@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 354
Objective: We assessed the associations between white blood count, platelete count, rapid blood glucose
concentration and degree changes among patients with HFMD degree 2a.
Method: A prospective cohort study, selected patients with HFMD 2a admitted at the ward of infectious
diseases of Children Hospital 1 HCM City from 9/2012 to 1/2013 and having total blood counts and dextrostix at
admission. Patients were followed up for severe signs of worse degree changes (degrees 2b1, 2b2, 3, and 4).
Results: A total of 409 patients with HFMD degree 2a had age mean of 19.2 ± 10.8 months, 63% boys,
admitted day as 2 ± 0.7. There were 97% cases with skin rash, 94% mouth ulcers, 76% jerks, 56% high fever
≥38.5oC (armpit), and 21% irritability or sleep difficulty. Exams revealed 40% leukocytosis, 59% thrombocytosis
(>300.000/ mm3), and 15% hyperglycemia (>120 mg/dL). Sixty two (15%) patients have worse degree changes
(17, 4, and 41 children at degrees 2b1, 2b2, and 41, respectively). White blood count, leukocytosis, platelet count,
and hyperglycemia at admission were not associated with degree changes (P >0.05). However, those with degree
changes had higher platelet count (P =0.001); the level of thrombocytosis >350.000/mm3 was optimal to predict
degree changes (AUC =0.69; P <0.001).
Conclusion: In HFMD 2a, white blood count and dextrostix were not associated with worse degree
changes. Inversely, platelet count and thrombocytosis (>350.000/ mm3) were asociated with the changes.
Keywords: hand, foot and mouth disease, degree 2a, degree changes, neurological complications,
leukocytosis, thrombocytosis, dextrostix
MỞ ĐẦU
Tay chân miệng (TCM) là một bệnh gây dịch
lớn ở các nước khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, diễn tiến nhanh, tiên lượng khó lường
và có thể gây tử vong. Bệnh do nhóm
enterovirus gây ra; đặc biệt chủng enterovirus 71
(EV71) có thể gây diễn tiến nặng, kèm theo biến
chứng thần kinh, dẫn đến tử vong vì phù phổi
cấp với tổn thương thân não(14). Tại Việt Nam,
trước tình hình số lượng bệnh nhân TCM và tử
vong tăng nhanh trong những đợt dịch gần đây,
Bộ Y Tế hướng dẫn phân loại bệnh TCM thành
các nhóm 1, 2a, 2b1, 2b2, 3, và 4 để xử trí phù
hợp và hạn chế tử vong(2). Tất cả các bệnh nhân
nhóm 2a nghi ngờ có biến chứng thần kinh đều
được nhập viện, theo dõi, và làm xét nghiệm
công thức máu và đường huyết nhanh để phát
hiện kịp thời các dấu hiệu chuyển độ và xử trí
thích hợp.
Tuy nhiên mối liên quan giữa các đặc điểm
xét nghiệm như số lượng bạch cầu máu tăng
hoặc đường máu tăng với diễn tiến bệnh nặng
chưa rõ ràng. Hồi cứu tại Đài Loan 1999 trên 154
bệnh nhân TCM EV71 dương tính trong đó 11
bệnh có biến chứng phù phổi cho thấy bạch cầu
tăng và đường huyết là yếu tố nguy cơ của bệnh
TCM có phù phổi(4). Hồi cứu tại Malaysia trên
725 bệnh TCM trong đó 102 (55%) kèm triệu
chứng thần kinh trung ương ghi nhận sốt ≥72
giờ, nhiệt độ cao nhất ≥38,5oC và li bì là yếu tố
nguy cơ biến chứng thần kinh và tử vong(10). Một
nghiên cứu tại Trung Quốc hồi cứu 369 trường
hợp TCM thời gian 2008‐2009 chia 2 nhóm nặng
và nhẹ; nhóm nặng (229 trường hợp) có biểu
hiện lâm sàng giống nhóm nhẹ (140) nhưng diễn
tiến bệnh nhanh từ 1 đến 5 ngày (Pan J)(11). Các
yếu tổ nguy cơ cao của bệnh TCM nặng được
báo cáo là tuổi <3, li bì, run chi, bạch cầu tăng
≥17,000/mm3 và CK‐MB tăng. Tại Việt Nam, báo
cáo của Trương Hữu Khanh 2012 ghi nhận trong
số 2750 trường hợp TCM độ 2a nhập bệnh viên
Nhi Đồng 1 có 121 (4%) chuyển độ nặng (2b, 3
và 4)(12). Tuy nhiên chưa có báo cáo về liên hệ
giữa giá trị bạch cầu, tiểu cầu và đường huyết
với tình trạng bệnh nặng hay tử vong tại Việt
Nam.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối
liên quan giữa giá trị các xét nghiệm cận lâm
sàng đánh giá lúc nhập viện (bạch cầu, tiểu cầu,
đường huyết nhanh) của các bệnh nhân TCM độ
2a, với diễn tiến bệnh nặng tại bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 355
PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.
Tiêu chuẩn chọn vào là bệnh nhi được chẩn
đoán TCM độ 2a nhập khoa Nhiễm, Bệnh viện
Nhi đồng 1 và được làm xét nghiệm từ tháng
9/2012 đến tháng 1/2013. Định nghĩa TCM độ 2a
theo phác đồ Bộ Y Tế 2012 là bệnh TCM có một
trong các dấu hiệu: bệnh sử có giật mình ít (<2
lần/30 phút, không ghi nhận lúc khám); lừ đừ,
khó ngủ, quấy khóc vô cớ; sốt >2 ngày hoặc có ít
nhất một lần khám xác định sốt ≥39oC; nôn ói
nhiều(2). Xét nghiệm theo phác đồ bao gồm công
thức máu và đường huyết nhanh lúc có sốt
≥37,5oC (nách) vào thời điểm nhập viện hoặc
ngay sau đó. Những bệnh nhân nào có thân
nhân đồng ý tham gia nghiên cứu với bản đồng
thuận được đưa vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại
trừ là những bệnh nhân TCM 2a nhưng có bệnh
lý mãn tính đi kèm như tiểu đường, tim mạch,
bệnh thần kinh, di chứng não.
Đề cương nghiên cứu được chấp thuận bởi
Hội Đồng Y‐Đức tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Cỡ mẫu được ước lượng dựa trên ước tính tỉ
lệ chuyển độ nặng (từ 2a lên 2b1, 2b2, 3, hoặc 4)
là 0,1 (theo một tổng kết tại khoa Nhiễm trong
tháng 6/2012), sai số 0,03, và sai lầm loại 1
α=0,05.
Đo lường biến số
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được
thu thập số liệu theo bệnh án mẫu, bao gồm
các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm và
theo dõi. Quá trình lấy mẫu liên tục đến đủ số
từ tháng 9/2012 đến tháng 1/2013. Đường
huyết nhanh được thử ngay tại khoa bằng
dụng cụ lấy đường huyết hiệu Omnitest plus
của hãng B‐Braun Đài Loan. Công thức máu
được đếm bằng máy XT 1800i của hãng
Sysmex‐Nhật tại phòng xét nghiệm huyết học
Bệnh viện Nhi Đồng 1, được công nhận ISO
15189:2007. Bệnh nhân được theo dõi tại khoa
nhằm phát hiện các dấu hiệu chuyển độ của
các phân loại cao hơn độ 2a.
Định nghĩa bạch cầu máu tăng khi
>13,500/mm3(7). Đường huyết nhanh tăng khi
>120 mg/dL(5). Tiểu cầu tăng khi >300,000/
mm3(5). Chuyển độ được định nghĩa khi bệnh
nhân đang độ 2a có đủ triệu chứng để phân độ
cao hơn 2a, bao gồm 2b1, 2b2, 3, và 4. Tiêu
chuẩn phân loại độ TCM được định nghĩa theo
phác đồ Bộ Y Tế 2012(2).
Phương pháp thống kê
Biến số liên tục được trình bày bằng trung
bình (độ lệch chuẩn); biến số định tính được
trình bày bằng tần số (tỉ lệ phần trăm). Khi so
sánh giữa 2 nhóm chuyển độ và không chuyển
độ, sự khác biệt của các biến số liên tục được
đánh giá bằng phép kiểm Student nếu phân
phối bình thường hoặc Mann‐Whitney U nếu
phân phối không bình thường. Khác biệt của
các biến số định tính trong 2 nhóm được đánh
giá bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc
Fisher exact nếu tần số <5. Ngưỡng khác biệt
có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Các biến số
liên tục có thống kê khác biệt trong phân tích
đơn biến sẽ được xác định điểm cắt tối ưu
bằng hồi quy logistic và đường cong ROC.
Phân tích đa biến được dùng để kiểm soát các
yếu tố gây nhiễu (tuổi, giới). Dữ liệu được xử
lý bằng phần mềm STATA.
KẾT QUẢ
Từ 9/2012 đến 1/2013 tại khoa Nhiễm Bệnh
Viện Nhi Đồng 1 có 409 trẻ TCM độ 2a thỏa tiêu
chí nghiên cứu. Thời gian điều trị trung bình 3,5
± 1,6 ngày. Theo dõi đến khi xuất viện có 347
(85%) trường hợp không chuyển độ và 62 (15%)
trường hợp chuyển độ lên 2b1, 2b2 và 3. Không
có bệnh nhân độ 4, tử vong hoặc phải chuyển đi
nơi khác trong mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
Trong 409 bệnh nhân ban đầu nhóm 2a, tuổi
trung bình là 19,2 ± 10,8 tháng (Bảng 1). Đa số
trẻ từ 6 đến 36 tháng (91%), tuổi nhỏ nhất 5
tháng và lớn nhất 72 tháng. Nam nhiều hơn nữ
(tỉ lệ 1,73:1); đa số ở các tỉnh phía Nam ngoài
thành phố Hồ Chí Minh (64%). Chỉ có ít trẻ có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 356
tiền căn tiếp xúc bệnh TCM (8%) hoặc học nhà
trẻ (6%).
Thời điểm trẻ nhập viện trung bình là 2 ngày
(Bảng 1). Hầu hết trẻ tự đến bệnh viện (99%).
Triệu chứng lúc nhập viện hầu hết có ban ở tay
chân (97%), loét miệng (94%) và giật mình (76%).
Các triệu chứng ít gặp hơn là khó ngủ, quấy
khóc, nôn ói, tiêu chảy và ho (21% ‐ 4%). Sốt cao
(≥38,5oC) lúc nhập viện hoặc trong thời gian theo
dõi tại bệnh viện chiếm 56% trường hợp. Đa số
trẻ có cân nặng theo tuổi bình thường (86%).
Đặc điểm xét nghiệm máu
Số lượng bạch cầu trung bình 14,000/mm3
(Bảng 2). Bạch cầu cao >13,500/ mm3 gặp trong
40% trường hợp; hiếm khi có giảm bạch cầu
(1%). Số lượng tiểu cầu trung bình 330,000/ mm3.
Tiểu cầu cao >300,000/ mm3 có 59% trường hợp;
rất hiếm khi tiểu cầu giảm <150,000/ mm3 (1/409
trường hợp). Đường huyết nhanh trung bình là
98 mg/dL. Chỉ 15% bệnh nhân có tăng đường
huyết >120 mg/dL. Hạ đường huyết <80 mg/dL
khá thường gặp (25%).
Đặc điểm các bệnh nhân chuyển độ
Có 62 (15%) bệnh nhân chuyển từ độ 2a sang
độ cao hơn 2a. Thời gian từ nhập viện đến
chuyển độ trung bình 16,6 ± 19,4 giờ (tối thiểu 30
phút, tối đa 94,5 giờ). Trẻ có tuổi trung bình 20,7
± 12,0 tuổi, ưu thế nam 14/62 (66%). Tại thời
điểm bắt đầu chuyển độ, phân loại ghi nhận 26
trẻ độ 2b1, 7 trẻ độ 2b2, 29 trẻ độ 3. Sau đó có 1
trẻ từ 2b1 chuyển 2b2, 8 trẻ từ 2b1 chuyển độ 3,
và 4 trẻ từ 2b2 chuyển độ 3. Khi xuất viện, phân
loại ghi nhận 17 (27%) trẻ độ 2b1, 4 (6%) trẻ độ
2b2, và 41 (66%) trẻ độ 3. Triệu chứng chuyển độ
thường gặp là cao huyết áp tâm thu theo tuổi
(21(34%) trẻ), giật mình lúc khám (16 (26%) trẻ),
giật mình thường xuyên theo bệnh sử (9(15%)
trẻ), thở bất thường (7(11%) trẻ), và đi loạng
choạng (4(6%) trẻ).
Xét nghiệm lúc nhập viên ở những bệnh
nhân chuyển độ ghi nhận tăng bạch cầu >13,500/
mm3 ở 30 (48%) trường hợp (Bảng 2). Đa số
bệnh nhân có tăng tiểu cầu >300,000 (81%).
Đường huyết nhanh tăng >120 mg/dL chỉ có 9
(15%) trường hợp.
Liên quan giữa các xét nghiệm và tình
trạng chuyển độ >2a
Nhóm chuyển độ có số lượng bạch cầu
không khác nhóm không chuyển độ (Bảng 3,
14,380/ mm3 so với 13,960/ mm3, P =0,25). Đường
huyết nhanh ở nhóm chuyển độ là 93,1 ± 24,0
mg/dL cũng không khác so với nhóm không
chuyển độ 98,9 ± 27,6 mg/dL (P =0,19). Tương tự,
tỉ lệ bạch cầu cao (>13,500/ mm3) và đường huyết
cao (>120 mg/dL) không liên quan với chuyển
độ (P >0,05). Phân tích hồi quy đa biến cho kết
quả tương tự.
Tuy nhiên nhóm chuyển độ có số lượng tiểu
cầu cao hơn (377,400 so với 323,080/ mm3,
P=0,001) và tỉ lệ tiểu cầu >300,000/ mm3 cao hơn
nhóm không chuyển độ (81% so với 56%;
P=0,001).
Hồi quy logistic đa biến cho tình trạng
chuyển độ theo số lượng tiểu cầu ghi nhận
diện tích dưới đường cong ROC (AUC) 0,69,
điểm cắt tối ưu cho tiểu cầu tương ứng với
mức tiểu cầu >350,000/mm3, tại điểm cắt này tỉ
số chênh OR là 3,6 (95%CI: 3,1‐ 6,3); độ nhạy
59,7%; độ đặc hiệu 70,5%.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân
lúc nhập viện (N = 409)
Đặc điểm x ± SD hoặc n (%)
Tuổi, tháng 19,2 ± 10,8
Nhóm tuổi
<6 tháng 6 (1)
6 đến 36 tháng 370 (91)
>36 tháng đến 5 tuổi 29 (7)
>5 tuổi 4 (1)
Nam 258 (63)
Tỉnh 161 (64)
Tiếp xúc bệnh TCM 31 (8)
Đi học/nhà trẻ 23 (6)
Ngày nhập viện 2 ± 0,7
Ban da tay chân 395 (97)
Lóet miệng 386 (94)
Giật mình 312 (76)
Khó ngủ, quấy khóc 85 (21)
Nôn ói 46 (11)
Tiêu chảy 20 (5)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 357
Đặc điểm x ± SD hoặc n (%)
Ho 16 (4)
Sốt ≥38,5oC 231 (56)
Dinh dưỡng
Cân/T <-2 SD 23 (6)
Cân/T ≥-2 SD, <1 SD 353 (86)
Cân/T ≥1 SD 33 (8)
Viết tắt: x ± SD, trung bình ± độ lệch chuẩn; n (%), tần số (phần
trăm); cân/T, cân nặng theo tuổi
Bảng 2: Đặc điểm xét nghiệm của bệnh nhân lúc
nhập viện (N = 409)
Đặc Điểm x ± SD hoặc n (%)
Số lượng bạch cầu/mm3 14,030 ± 4,410
Mức bạch cầu (/mm3)
>13,500 164 (40)
5000 đến 13,500 239 (59)
<5000 6 (1)
Số lượng tiểu cầu/mm3 331,309 ± 9,160
Mức tiểu cầu (/mm3)
>300,000 240 (59)
150,000 đến 300,000 168 (41)
<150,000 1 (0)
Đường huyết nhanh, mg/dL 98,0 ± 27,1
Mức đường huyết (mg/dL)
>120 61 (15)
80 đến 120 245 (60)
<80 103 (25)
Bảng 3: So sánh bạch cầu máu, tiểu cầu, đường
huyết nhanh giữa 2 nhóm chuyển độ và không
chuyển độ1
Xét Nghiệm Chuyển Độ Không Chuyển P2
n = 62 n = 347
SL bạch
cầu/mm3 14,380 ± 3,720 13,960 ± 4,530 0,25
Bạch cầu
>13,500/mm3 30 (48) 134 (39) 0,14
Số lượng tiểu
cầu/mm3 377,400 ± 88,000
323,080 ±
89,860 0,001
Tiểu cầu
>300,000/mm3 50 (81) 190 (56) 0,0001
Đường huyết
nhanh, mg/dL 93,1 ± 24,0 98,9 ± 27,6 0,19
Đường huyết
>120 mg/dL 9 (15) 52 (15) 0,92
1 Các giá trị là x ± SD hoặc n (%). 2 Phép kiểm Chi square hoặc t‐
test.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong
409 bệnh nhân TCM độ 2a ban đầu, có 62 (15%)
chuyển sang độ nặng hơn (độ 2b1, 2b2, 3). Thời
gian từ nhập viện và làm xét nghiệm đến khi
chuyển độ trung bình là 16 giờ (tối thiểu 4 giờ,
tối đa 94 giờ). So sánh với nhóm không chuyển
độ, nhóm chuyển độ có số lượng bạch cầu, nồng
độ đường huyết nhanh và tỉ lệ tăng bạch cầu, tỉ
lệ tăng đường huyết (>120 mg/dL) không khác
biệt (P >0,05). Tuy nhiên số lượng tiểu cầu liên
quan thuận với tình trạng chuyển độ (P =0,001).
Điểm cắt tối ưu cho tiểu cầu tương ứng với mức
tiểu cầu >350,000/mm3, tại điểm cắt này tỉ số
chênh OR là 3,6 (P<0,05).
Theo y văn, bạch cầu cao và đường huyết
cao thường gặp trong bệnh TCM nặng. Nghiên
cứu của Chang LY hồi cứu 154 bệnh nhân
TCM bao gồm 11 phù phổi cấp (đều chết), 38
tổn thương thần kinh trung ương không phù
phổi (1 tử), và 105 không biến chứng(4). Nhóm
phù phổi có 11 bệnh nhân trong đó 82% tăng
số lượng bạch cầu máu (>17,500/mm3) và 82%
tăng đường huyết (>8,3mmol/l) lúc nhập viện.
Nghiên cứu của Chan LG trên 29 trẻ TCM suy
tim phù phổi ghi nhận trung vị số lượng bạch
cầu máu 24,700/mm3 (58% neutrophils), số
lượng tiểu cầu 454,000/mm3, đường huyết
211mg/dl(3). Nguyễn Minh Tiến tổng kết 153
trường hợp tử vong ghi nhận 64,1% bạch cầu
máu >16,000/mm3, 34% tiểu cầu >400,000/mm3
và 47,7% đường huyết > 180mg%(9).
Liên quan giữa bạch cầu cao và đường huyết
cao với diễn tiến bệnh nặng được báo cáo trong
một số nghiên cứu hồi cứu. Nghiên cứu của
Chang LY trên 154 TCM có 11 trường hợp phù
phổi cấp, 38 tổn thương thần kinh không phù
phổi cấp ghi nhận tăng bạch cầu và tăng đường
huyết là yếu tố nguy cơ của phù phổi cấp sau
tổn thương thần kinh trung ương(4). Nghiên cứu
của Lin T.Y. trên 95 bệnh nhân TCM bao gồm 24
có viêm não và/hoặc hội chứng giống sốt bại liệt,
trong đó 8/24 có phù phổi cấp(8). Bệnh nhân có
phù phổi cấp có số lượng bạch cầu máu và nồng
độ đường huyết cao hơn so với lúc nhập viện
(tương ứng trung bình 16,200/mm3 so với
11,200/mm3, 324 mg/dL so với 113 mg/dL, P đều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 358
<0,05)(8). Nghiên cứu của Kao SJ trên 21 bệnh
TCM nặng ghi nhận lúc khó thở số lượng bạch
cầu máu và nồng độ đường huyết cao hơn lúc
nhập viện (tương ứng trung bình 48,600/mm3 so
với 15,600/mm3; 26,7 mmol/L so với 7,6 mmol/L;
P <0,05)(6).
Tuy nhiên đối với TCM độ 2a, mức độ tăng
bạch cầu và đường huyết khá thấp. Nghiên cứu
của chúng tôi trên 409 bệnh nhân 2a ghi nhận
40% bạch cầu tăng >13,500/mm3, 59% tiểu cầu
tăng >300,000/mm3, và 15% đường huyết >120
mg/dL. Trong Y văn, nghiên cứu của Trương
Thị Chiết Ngự trên 358 bệnh nhân TCM độ 2 có
25,1% bạch cầu tăng >15,000/mm3, và 5,6%
đường huyết >120 mg/dl(13). Tổng kết của bệnh
viện Nhi Đồng 2 năm 2011 hồi cứu 362 trường
hợp TCM chuyển độ nặng (từ độ 2b trở lên) có
trung bình số lượng bạch cầu máu 13,000 ±
4,000/mm3, đường huyết nhanh lúc cao nhất
trong nhóm 2b là 113 mg/dl (113,0±21,0)(1).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng
bạch cầu và nồng độ đường huyết nhanh lúc
nhập viên không có liên quan đến tình trạng
chuyển độ nặng hơn từ độ 2a lên độ 2b1 và cao
hơn (P >0,05). Lý do có thể vì xét nghiệm máu
lấy sớm lúc bệnh đang ở mức độ 2a, phản ứng
viêm không nhiều, do đó bạch cầu không tăng.
Mẫu xét nghiệm lấy sớm lúc bệnh chưa có tổn
thương thân não do đó không gây rối loạn thần
kinh giao cảm vì thế đường huyết không tăng.
Tình trạng tăng tiểu cầu đã được ghi nhận
trong bệnh TCM nặng có biến chứng thần kinh
trong Y Văn; bệnh càng nặng xu hướng tăng
càng cao. Chan LG ghi nhận 29 trẻ TCM suy tim
và phù phổi cấp có trung bình số lượng tiểu cầu
là 454,000/mm3(3). Nguyễn Minh Tiến ghi nhận
trong số 153 TCM tử vong, 34% có tăng tiểu cầu
>400,000/mm3(9). Báo cáo của BVNĐ 2 ghi nhận
trong số 358 bệnh nhân TCM độ 2b trở lên có
trung bình tiểu cầu 355,000/mm3 ± 106,000 và
19,3% tiểu cầu tăng >400,000/mm3(1). Trương Thị
Chiết Ngự có 69 (19,3%) với số lượng tiểu cầu
tăng > 400,000/mm3(13).
Trong số 409 TCM độ 2 của chúng tôi, số
lượng tiểu cầu trung bình là 331,309/mm3, 59%
tiểu cầu >300,000/mm3. Hơn nữa, chúng tôi ghi
nhận tiểu cầu đếm và tỉ lệ tiểu cầu cao có liên hệ
chặt với tình trạng chuyển độ nặng hơn 2a (P
<0,001). Trong Y văn chưa có báo cáo nào về liên
hệ của tiểu cầu với biến chứng nặng của TCM.
Tiểu cầu tăng có lẽ do chức năng của tiểu cầu
quan trọng trong phản ứng của cơ thể đối với
nhiễm trùng, đặc biệt là siêu vi.
Nghiên cứu của chúng tôi có nhiều điểm
mạnh như nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được
thu thập dữ kiện cẩn thận, các biến số được đo
lường chuẩn hóa, biến số phụ thuộc là chuyển
độ được định nghĩa theo phác đồ thống nhất.
Tuy nhiên nghiên cứu còn hạn chế vì không có
nhóm TCM độ 4 với phù phổi cấp và tử vong,
không có bằng chứng tổn thương thần kinh rõ
ràng, do đó không đánh giá được liên quan của
bạch cầu máu, đường huyết và tiểu cầu đối với
các biến chứng này hoặc tử vong.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 409 bệnh nhân TCM độ 2a
nhập khoa Nhiễm BVNĐ 1 với tuổi trung bình
19,2 ± 10,8 tháng có 62 (15%) trẻ diễn tiến
chuyển độ nặng (17 độ 2b1, 4 độ 2b2, và 41 độ
3) sau thời gian trung bình 16 giờ. Giá trị bạch
cầu đếm và đường huyết nhanh không liên
quan với tình trạng chuyển độ nặng (P >0,05).
Tuy nhiên nhóm chuyển độ có số lượng tiểu
cầu và tỉ lệ tiểu cầu tăng >300,000/mm3 cao hơn
nhóm không chuyển độ một cách có ý nghĩa
thống kê (P =0,001). Do đó giá trị của các xét
nghiệm ngay lúc nhập viện trên bệnh nhân
TCM 2a cần được nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế cục quản lý chám chữa Bệnh (2011). Báo cáo hoạt
động phòng chống bệnh tay chân miệng tại TP Hồ Chí Minh,
tr. 22‐24
2. Bộ Y Tế (2012). Hướng dẫn chẩn đoán ‐ điều trị bệnh tay chân
miệng. Quyết định số 1003/QĐ‐BYT ngày 30 tháng 3/2012 của
Bộ Trưởng Bộ Y Tế.
3. Chan LG, Parashar UD, Lye MS, Ong FG, Zaki SR, Alexander
JP, et al (2000). Deaths of children during an outbreak of
hand, foot, and mouth disease in sarawak, malaysia: clinical
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 359
and pathological characteristics of the disease. For the
Outbreak Study Group. Clin Infect Dis, 31, pp: 678‐683
4. Chang LY, Lin TY, Hsu KH, Huang YC, Lin KL, Hsueh C, et
al (1999). Clinical features and risk factors of pulmonary
oedema after enterovirus‐71‐related hand, foot, and mouth
disease. Lancet, 354, pp: 1682‐1686
5. Hall JE (2011). Guyton and Hall textbook of medical physiology.
12th ed. Elservier Saunders Philadelphia, PA. Unite VI, XI,
XIII
6. Kao SJ, Yang FL, Hsu YH, Chen HI. (2004). Mechanism of
fulminant pulmonary edema caused by enterovirus 71. Clin
Infect Dis, 38, pp:1784‐1788
7. Kliegman RM, Stanton BF., Geme JWS, Cschor NF, and
Behrman RE (2011). Nelson Textbook of Pediatrics. 19th ed.
Elservier Saunders Philadelphia, PA. Part 34: laboratory
medicine chaper 708
8. Lin TY, Hsia SH, Huang YC, Wu CT, Chang LY (2003).
Proinflammatory cytokine reactions in enterovirus 71
infections of the central nervous system. Clin Infect Dis, 36,
pp: 269‐274
9. Nguyễn Minh Tiến. (2011). Báo cáo tử vong do bệnh tay chân
miệng: Bệnh cảnh và các yếu tố cảnh báo. Tài liệu hội nghị
tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay chân
miệng, tr: 10‐11
10. Ooi MH, Wong SC, Lewthwaite P, Cardosa MJ, Solomon T
(2010). Clinical features, diagnosis, and management of
enterovirus 71. Lancet Neurol, 9, pp: 1097‐1105
11. Pan J, Chen M, Zhang X, Chen Y, Liu H, Shen W (2012). High
risk factors for severe hand, foot and mouth disease: a
multicenter retrospective survey in Anhui Province China,
2008‐2009. Indian J Dermatol, 57, pp: 316‐321.
12. Trương Hữu Khanh, Sabanathan S, Thanh TT, Thoa le PK,
Thuong TC, Hang V, et al (2012). Enterovirus 71‐associated
hand, foot, and mouth disease, Southern Vietnam, 2011.
Emerg Infect Dis, 18, pp: 2002‐2005
13. Trương Thị Chiết Ngự (2008). Đặc điểm bệnh tay chân miệng
ở trẻ nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Luận văn nội trú
chuyên ngành nhi, tr: 57‐58
14. WHO (2011). A Guide to Clinical Management and Public Health
Response for Hand, Foot and Mouth Disease (HFMD). World
Health Organization Geneva, Switzerland
Ngày nhận bài báo : 30/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 05/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_quan_giua_so_luong_bach_cau_mau_tieu_cau_va_duong_huyet.pdf