Nghiên cứu thực hiện trên 300 phim đo sọ
nghiêng của 58 đối tượng gồm 29 nam và 29 nữ
7 đến 17 tuổi về sự tăng trưởng xương hàm dưới,
sự thay đổi các đặc điểm hình thái thân đốt sống
cổ C2, C3, C4 và mối liên quan giữa hai quá trình
này với nhau, cho các kết luận sau đây:
Trong quá trình tăng trưởng từ CS1 đến CS6,
đốt sống cổ C2 ít thay đổi hình dạng; trong khi
C3, C4 chuyển từ hình thang sang hình chữ nhật
nằm ngang, sau đó thành hình vuông và cuối
cùng là hình chữ nhật đứng. Kích thước thân các
đốt sống cổ C2, C3, C4 tăng lên có ý nghĩa thống
kê (p<0,001). Bờ trước tăng trưởng nhiều hơn bờ
sau. Riêng bờ dưới không có sự gia tăng đáng kể
và giá trị của nam lớn hơn nữ, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Kích thước xương hàm dưới tăng dần có ý
nghĩa thống kê qua các giai đoạn trưởng thành
đốt sống cổ. Riêng góc Go lại giảm (p<0,001).
Quá trình tăng trưởng có khuynh hướng phát
triển theo chiều đóng. Vùng góc hàm tăng
trưởng xuống dưới và ra sau.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới xuất hiện
giữa giai đoạn CS3 và CS4. Khoảng cách trung
bình giữa hai giai đoạn này là 1,55 năm. Độ tuổi
trung bình giai đoạn CS3 ở nam là 12,42±1,53 và
ở nữ là 11,33±0,75. Nữ trưởng thành sớm hơn
nam từ 0,5 đến 1 năm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên được báo cáo về
sự liên quan giữa quá trình tăng trưởng xương
hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt
sống cổ trên người Việt. Mặc dù cỡ mẫu chưa
lớn, nghiên cứu góp phần đánh giá giai đoạn
phát triển của cá thể và có ý nghĩa ứng dụng
trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị đối với
những trường hợp bất hài hòa răng mặt
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liên quan giữa sự tăng trưởng xương hàm dưới và các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 44
LIÊN QUAN GIỮA SỰ TĂNG TRƯỞNG XƯƠNG HÀM DƯỚI
VÀ CÁC GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH ĐỐT SỐNG CỔ
(NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG)
Huỳnh Thị Ngọc Châu*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định đặc điểm hình thái xương hàm dưới và thân đốt sống C2, C3, C4 tại các giai đoạn trưởng
thành đốt sống cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005). Từ đó, đánh giá mối liên quan giữa sự tăng trưởng
xương hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu dọc hỗn hợp được thực hiện trên 29 nam và 29 nữ, từ 7-17 tuổi
với khớp cắn bình thường, có phim đo sọ nghiêng ít nhất ở ba giai đoạn từ CS1 đến CS6. Đánh giá sự tăng
trưởng của xương hàm dưới cũng như sự thay đổi hình dạng, kích thước thân đốt sống cổ C2, C3, C4 qua các
giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.
Kết quả: Các đốt sống cổ có sự thay đổi hình dạng và gia tăng kích thước qua các giai đoạn trưởng thành.
Xương hàm dưới cũng có sự gia tăng kích thước đáng kể, đặc biệt đỉnh tăng trưởng xuất hiện vào thời điểm giữa
giai đoạn CS3 và CS4. Khoảng cách trung bình giữa hai giai đoạn này là 1,55 năm. Độ tuổi trung bình giai đoạn
CS3 ở nam là 12,42±1,53 và ở nữ là 11,33±0,75.
Kết luận: có thể sử dụng phương pháp trưởng thành xương đốt sống cổ để đánh giá sự trưởng thành xương
hàm dưới cho từng cá nhân riêng lẻ, dựa trên quan sát phim đo sọ nghiêng của người đó.
Từ khóa: xương hàm dưới, tăng trưởng, đốt sống cổ, trưởng thành
ABSTRACT
THE RELATIONSHIP OF MANDIBULAR GROWTH
AND CERVICAL VERTEBRAL MATURATION STAGES
Huynh Thi Ngoc Chau, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 44 - 53
Objectives: The purpose of this study was to determine the morphologic characteristics of the mandible and
the second, third and fourth cervical vertebrae bodies at each cervical vertebrae maturation stage, which was
evaluated by using the method developed by Baccetti et al (2005). Consequently, we evaluated the relationship
between mandibular growth and cervical vertebral maturation stages.
Methods: Mixed longitudinal data were used. The samples included 58 subjects (29 boys, 29 girls) from 7 to
17 years old with normal occlusion, had at least three lateral cephalometric radiographs, taken from CS1 to CS6.
This study was to evaluate the mandibular growth as well as the change of the shape of the second, third and
fourth cervical vertebrae bodies through cervical vertebral maturation stages.
Results: The cervical vertebrae bodies changed shape and increased in size through maturation stages.
Mandibular size also increased significantly, particularly the pubertal spurt taken place at a definite interval from
CS3 to CS4. Average interval between the two periods was 1.55 years. At CS3, the average age for men was 12.42
± 1.53 and 11.33 ± 0.75 in women.
* Học viên Cao học 2011-2013 Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn CHRM-Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Thị Ngọc Châu ĐT: 0907414606 Email: utna1986@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 45
Conclusions: Cervical vertebral maturation appears to be an appropriate method for the appraisal of
mandibular skeletal maturity in individual patients on the basic of a single cephalometric observation.
Keywords: mandibular, growth, cervical vertebrae, maturation.
.
MỞ ĐẦU
Việc đánh giá đúng thời điểm tăng trưởng ở
lứa tuổi dậy thì trong điều trị chỉnh hình răng
mặt là một yếu tố rất quan trọng, góp phần cung
cấp thêm thông tin để lập kế hoạch điều trị, xác
định thời điểm điều trị tối ưu cũng như đánh giá
sự ổn định khớp cắn sau can thiệp chỉnh hình ở
trẻ vị thành niên.
Do thời điểm diễn ra đỉnh tăng trưởng
thường khác nhau đáng kể giữa các cá thể, tuổi
tính theo năm sinh được xem là chỉ báo ít có giá
trị nhất(0,0). Sự khác biệt giữa các cá nhân có thể
giảm đi nếu sử dụng khái niệm “tuổi sinh học”
hay “tuổi phát triển” thay cho tuổi năm sinh khi
đánh sự tăng trưởng. Có rất nhiều cách để tính
“tuổi sinh học”, như dựa vào sự tăng trưởng
chiều cao, sự xuất hiện các đặc điểm giới tính thứ
cấp, quá trình khoáng hóa và/hoặc mọc răng
cũng như mức độ khoáng hóa một số xương trên
phim tia X(10). Trong đó, sự trưởng thành xương
đánh giá trên phim tia X bàn-cổ tay là phương
pháp kinh điển, khoa học và ngày nay vẫn còn
được sử dụng phổ biến(7,15). Tuy nhiên, khi áp
dụng phương pháp này, ngoài các phim thông
thường sử dụng trong chỉnh hình răng mặt như
phim toàn cảnh và đo sọ nghiêng, bệnh nhân cần
chụp thêm phim bàn-cổ tay.
Trong quá trình tăng trưởng giai đoạn dậy
thì, các đốt sống cổ cũng trải qua những thay đổi
và còn là những xương gần hệ thống xương sọ
mặt hơn các xương bàn tay. Nhiều tác giả đã đề
nghị sử dụng hình ảnh thân các đốt sống cổ
quan sát được trên phim đo sọ nghiêng để đánh
giá các giai đoạn trưởng thành xương. Từ đó,
phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt
sống cổ trong mối liên quan với sự tăng trưởng
của hệ thống sọ mặt đã ra đời và phát triển.
Mối liên quan giữa các giai đoạn trưởng
thành đốt sống cổ và sự tăng trưởng của xương
hàm dưới là một vấn đề được nhiều tác giả quan
tâm, trong đó có thể kể đến các nghiên cứu của
O’Reilly và Yanniello(18), Franchi(8), Chen F(0),
Chen LL(5), Mito(16,17).
Để khảo sát mối liên quan giữa sự tăng
trưởng xương hàm dưới và các giai đoạn trưởng
thành đốt sống cổ ở người Việt Nam, nghiên cứu
này được thực hiện với các mục tiêu sau:
Xác định đặc điểm hình thái thân đốt sống cổ
C2, C3, C4 và kích thước xương hàm dưới ở trẻ
7-17 tuổi tại các giai đoạn trưởng thành đốt sống
cổ phân chia theo Baccetti và cs. (2005).
Đánh giá mức độ tăng trưởng các đặc điểm
nghiên cứu qua các giai đoạn trưởng thành đốt
sống cổ.
Xác định mối liên quan giữa sự tăng trưởng
xương hàm dưới và các giai đoạn trưởng thành
đốt sống cổ.
So sánh sự khác biệt về các đặc điểm nghiên
cứu giữa nam và nữ.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được chọn ra từ
nhóm 287 trẻ của 4 trường mẫu giáo tại thành
phố Hồ Chí Minh, tham gia chương trình
“Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt
trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y Tế quản lý,
được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại
Học Y Dược TP.HCM.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: cha mẹ là người
Việt dân tộc Kinh, trẻ có tình trạng sức khỏe
bình thường, không có bất hài hòa mặt, tương
quan xương hạng I (1˚≤ANB≤5˚)(13), chưa từng
điều trị chỉnh hình răng mặt, khớp cắn bình
thường, tuổi trung bình khi bắt đầu nghiên
cứu là 7 tuổi ± 3 tháng.
Mỗi đối tượng có phim đo sọ nghiêng của ít
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 46
nhất ba giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ, chất
lượng phim tốt, thấy rõ hình ảnh mô cứng, có
thể quan sát được hình ảnh từ đốt sống cổ thứ 2
đến đốt sống cổ thứ 4, răng ở tư thế lồng múi tối
đa và môi ở vị trí thư giãn tự nhiên.
Có tất cả 58 trẻ (29 nam, 29 nữ), từ 7-17 tuổi
thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu. Do giai đoạn
CS1 và CS6 có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác
nhau, chúng tôi chỉ chọn phim giai đoạn CS1 ở
độ tuổi lớn nhất khi chuẩn bị chuyển sang CS2,
và phim giai đoạn CS6 ở độ tuổi thấp nhất khi
vừa chuyển từ CS5 sang. Tổng số phim được
khảo sát là 300 phim (158 phim của nam, 142
phim của nữ). Ở các giai đoạn trung gian như
CS2, CS3, CS4, CS5, nếu đối tượng có nhiều
phim, giá trị ghi nhận là giá trị trung bình của
các biến số.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dọc hỗn hợp.
Mô tả phương pháp
Trên mỗi phim đo sọ nghiêng, xác định giai
đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo tiêu chuẩn
của Baccetti và cs. (2005)(2). Có hai yếu tố cần lưu
ý trong phân loại này là sự xuất hiện độ cong
lõm ở bờ dưới và sự thay đổi hình dạng phần
thân các đốt sống cổ. Bờ dưới được ghi nhận là
cong lõm khi độ sâu ≥1mm.
Bảng 1: Phân loại các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo Baccetti và cs. (2005)(0)
CS1
- Bờ dưới C2, C3, C4 phẳng.
- Thân C3, C4 hình thang (bờ trên của
thân đốt sống cổ nghiêng từ sau ra
trước)
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm
dưới sẽ xảy ra trung bình khoảng 2
năm sau giai đoạn này.
CS4
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.
- Thân C3, C4 hình chữ nhật nằm ngang.
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã
xảy ra 1 hoặc 2 năm trước giai đoạn này.
CS2
- Bờ dưới C2 lõm (trong 4/5 trường
hợp, một số vẫn còn phẳng).
- Thân C3, C4 vẫn dạng hình thang.
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm
dưới sẽ xảy ra trung bình khoảng 1
năm sau giai đoạn này.
CS5
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.
- Ít nhất một trong hai thân của C3, C4 hình
vuông, thân của đốt sống còn lại hình chữ
nhật ngang; hoặc cả hai thân C3, C4 hình
vuông.
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã
kết thúc ít nhất 1 năm trước giai đoạn này.
CS3
- Bờ dưới C2, C3 lõm.
- Thân C3, C4 dạng hình thang hoặc
hình chữ nhật nằm ngang.
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm
dưới sẽ xảy ra trong vòng 1 năm sau
giai đoạn này.
CS6
- Bờ dưới C2, C3, C4 lõm.
- Ít nhất một trong hai thân của C3, C4 hình
chữ nhật đứng, thân của đốt sống còn lại
hình vuông; hoặc cả hai thân C3, C4 hình
chữ nhật đứng.
- Đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới đã
kết thúc ít nhất 2 năm trước giai đoạn này.
Hình dạng thân đốt sống cổ
Bảng 2: Hình dạng thân đốt sống cổ
Hình dạng Đặc điểm
Hình thang Bờ trên dốc xuống từ sau ra trước
Hình chữ nhật
ngang
Bờ sau và bờ trước bằng nhau, bờ trên và
bờ dưới dài hơn bờ trước và bờ sau
Hình vuông
Bờ sau, bờ trước, bờ trên, bờ dưới bằng
nhau
Hình chữ nhật
đứng
Bờ sau và bờ trước dài hơn bờ trên và bờ
dưới
Kích thước thân đốt sống cổ
Được đánh giá qua độ cong lõm bờ dưới,
kích thước bờ trước, bờ sau, bờ dưới. Đây cũng
là phương pháp đo mà Baccetti đã sử dụng khi
nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.
Vị trí của các điểm mốc này được mô tả bởi
Hellsing (1991)(12); từ đó, chúng tôi xác định điểm
chuẩn và thực hiện các phép đo như trình bày
trong bảng 3.
- C2p, C2m, C2a: điểm sau nhất, sâu nhất và
trước nhất trên bờ dưới thân C2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47
- C3up, C3ua: điểm trên nhất của bờ sau và
bờ trước thân C3.
- C3lp, C3m, C3la: điểm sau nhất, sâu nhất và
trước nhất trên bờ dưới thân C3.
- C4up, C4ua: điểm trên nhất của bờ sau và
bờ trước thân C4.
- C4lp, C4m, C4la: điểm sau nhất, sâu nhất và
trước nhất trên bờ dưới thân C4.
Hình 1: Các điểm chuẩn của thân các đốt sống cổ C2,
C3, C4 xác định trên phim đo sọ nghiêng.
Bảng 3: Các biến số phụ thuộc đo đạc trên thân các đốt sống cổ C2, C3, C4. Nguồn Hellsing (1991)(12)
STT Biến Tên biến-Đơn vị Cách đo Loại biến
1 C2Conc Độ cong lõm bờ dưới C2 (mm)
Khoảng cách từ đường nối C2p và C2a
với C2m
Định lượng, liên tục
2 C3Conc Độ cong lõm bờ dưới C3 (mm)
Khoảng cách từ đường nối C3lp và C3la
với C3m
Định lượng, liên tục
3 C4Conc Độ cong lõm bờ dưới C4 (mm)
Khoảng cách từ đường nối C4lp và C4la
với C4m
Định lượng, liên tục
4 AH3 Bờ trước C3 (mm) Khoảng cách giữa C3ua và C3la Định lượng, liên tục
5 PH3 Bờ sau C3 (mm) Khoảng cách giữa C3up và C3lp Định lượng, liên tục
6 AP3 Bờ dưới C3 (mm) Khoảng cách giữa C3la và C3lp Định lượng, liên tục
7 AH4 Bờ trước C4 (mm) Khoảng cách giữa C4ua và C4la Định lượng, liên tục
8 PH4 Bờ sau C4 (mm) Khoảng cách giữa C4up và C4lp Định lượng, liên tục
9 AP4 Bờ dưới C3 (mm) Khoảng cách giữa C4la và C4lp Định lượng, liên tục
10 C3BAR Tỉ lệ giữa bờ dưới và bờ trước của thân C3 AP3/AH3 Định lượng, liên tục
11 C3PAR Tỉ lệ giữa bờ sau và bờ trước của thân C3 PH3/AH3 Định lượng, liên tục
12 C4BAR Tỉ lệ giữa bờ dưới và bờ trước của thân C4 AP4/AH4 Định lượng, liên tục
13 C4PAR Tỉ lệ giữa bờ sau và bờ trước của thân C4 PH4/AH4 Định lượng, liên tục
Kích thước xương hàm dưới
Các điểm chuẩn
- Điểm Articulare (Ar): giao điểm giữa bờ sau
nhánh đứng xương hàm dưới và bờ dưới của
nền sọ sau (phần xương chẩm).
- Điểm Gonion (Go): điểm sau nhất và dưới
nhất của góc hàm dưới.
- Điểm Gnathion (Gn): điểm trước nhất và
dưới nhất của cằm.
- Điểm Pogonion (Pog): điểm trước nhất của
cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
Bảng 4: Các biến số phụ thuộc đo đạc trên
xương hàm dưới
Biến Tên biến-Đơn vị Loại biến
Ar-Go Chiều cao nhánh đứng (mm)
Định lượng,
liên tục
Go-Gn
Chiều dài thân xương hàm
dưới (mm)
Định lượng,
liên tục
Ar-Gn
Chiều dài tương đối xương
hàm dưới (mm)
Định lượng,
liên tục
Góc Go
Góc tạo bởi hai đường thẳng
Ar-Go và Go-Gn (°)
Định lượng,
liên tục
Dụng cụ
Đối với các kích thước, dùng thước kẹp
điện tử (Electronic Digital Caliper) có độ nhạy
0,01 mm. Đối với các số đo góc, dùng thước đo
góc chuyên dụng (Hiệu Ormco Sybron).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 48
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
Thống kê mô tả
Trung bình và độ lệch chuẩn.
Thống kê suy lý
Kiểm định sự khác biệt giữa nam và nữ
dùng kiểm định t-test cho 2 mẫu độc lập hay
phép kiểm Mann-Whitney, giữa các giai đoạn
trưởng thành đốt sống cổ dùng phân tích One-
way Anova kết hợp Turkey hay phép kiểm
Kruskal-Wallis.
Tất cả các phép kiểm có độ tin cậy 95%.
Đánh giá sự tăng trưởng
Mức gia tăng từng giai đoạn: là hiệu số của
giá trị trung bình một số đo kích thước tại thời
điểm sau với giá trị của số đo kích thước đó tại
thời điểm trước đó, tính bằng mm đối với kích
thước và độ (°) cho số đo góc.
Tỉ lệ tăng trưởng từng giai đoạn (%): là tỉ lệ
phần trăm của khác biệt từng giai đoạn so với
giá trị trung bình tại thời điểm trước đó; tính
theo công thức: (mức gia tăng từng giai đoạn x
100) / giá trị trung bình tại thời điểm trước đó.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Việc xác định các giai đoạn trưởng thành đốt
sống cổ và đo đạc được định chuẩn và thực hiện
bởi cùng một người. Sau hai tuần, người này tiến
hành rút ngẫu nhiên 40 phim trong mẫu nghiên
cứu, xác định giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
và đo lại lần hai. Kết quả cho thấy tương quan
giữa hai lần đo >0,959 và chỉ số Kappa giữa hai
lần đánh giá giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
>0,81. Như vậy, các phép đo và đánh giá có độ
kiên định cao.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc trưng của mẫu nghiên cứu
Xét theo tuổi
Nhìn chung, độ tuổi từ 11 đến 16 chiếm tỉ lệ
khá cao. Nhóm 7 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất với
0,67% (2 phim) và nhóm 14 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất với 17% (51 phim) trên tổng số phim.
Biểu đồ 1: Phân bố phim đo sọ nghiêng của mẫu
nghiên cứu theo tuổi
Xét theo các giai đoạn trưởng thành đốt sống
cổ
CS5 là giai đoạn chiếm tỉ lệ cao nhất (21,15%)
và CS2 chiếm tỉ lệ thấp nhất (10,57%).
Biểu đồ 2: Phân bố phim đo sọ nghiêng theo giới và
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
Tuổi trung bình các giai đoạn trưởng thành
ĐSC
Tuổi trung bình tăng dần (p<0,001). Trừ CS2,
nữ luôn có xu hướng trưởng thành sớm hơn
nam khoảng 0,5 cho đến 1 năm với p<0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 49
Bảng 5: Tuổi trung bình của các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ theo giới (năm)
Giới CS2 CS3 CS4 CS5 p(2)
Nam 11,76±1,42 12,42±1,53 13,78±1,36 15,38±1,15 <0,001
Nữ 10,90±1,51 11,33±0,75 12,98±1,34 14,12±1,26 <0,001
Chung 11,40±1,49 11,84±1,28 13,39±1,40 14,75±1,35 <0,001
p
(1)
0,167 0,032 0,047 0,001
(1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập; (2) Phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp phương pháp Turkey).
Đặc điểm hình thái thân các đốt sống cổ
Hình dạng thân các đốt sống cổ
Đốt sống cổ C2 tỏ ra có rất ít sự thay đổi về
hình dạng trong khi C3, C4 có những thay đổi rõ
rệt. Chúng chuyển dần từ dạng hình thang sang
hình chữ nhật nằm ngang rồi hình vuông và
cuối cùng là hình chữ nhật đứng.
Kích thước thân các đốt sống cổ
Độ cong lõm bờ dưới
Độ cong lõm bờ dưới (C2Conc, C3Conc,
C4Conc) tăng dần có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Baccetti và cs.(1,2). Tuy nhiên, độ cong lõm trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, có thể do sự
khác biệt chủng tộc, cách chọn mẫu và thiết kế
nghiên cứu.
Bờ trước, bờ sau, bờ dưới
Bờ trước, bờ sau tăng dần có ý nghĩa thống
kê (p<0,001), bờ trước gia tăng nhiều hơn bờ
sau. Trong khi đó, bờ dưới không có sự thay
đổi đáng kể. Những đặc điểm này quyết định
sự thay đổi hình dạng phần thân các đốt sống
cổ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với
Knutsson(14) cho rằng sau khi hoàn thành quá
trình nội sụn hóa xương, sự tăng trưởng của
thân đốt sống cổ chủ yếu diễn ra ở phía trước
và phía bên. Ngoài ra, bờ dưới của nam luôn
lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,05;
đây có thể là một gợi ý để phân biệt giới tính
của đốt sống cổ.
Các tỉ lệ
Các tỉ lệ bờ dưới/bờ trước (C3BAR, C4BAR)
và bờ sau/bờ trước (C3PAR, C4PAR) giảm dần
có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Đối với tỉ lệ bờ
dưới/bờ trước dễ thấy rằng khi tử số (AP)
không đổi, mẫu số (AH) tăng dần sẽ làm cho tỉ
lệ này giảm dần. Và vì bờ trước tăng trưởng
nhiều hơn bờ sau nên tỉ lệ bờ sau/bờ trước cũng
ngày một giảm đi.
Bảng 6: Giá trị trung bình các đặc điểm đo đạc thân C2, C3, C4 qua các giai đoạn trưởng thành
Giới CS2 CS3 CS4 CS5 p(2)
C2Conc
Nam 1,23±0,21 1,26±0,30 1,69±0,45 2,17±0,51
Nữ 1,27±0,19 1,33±0,32 1,67±0,44 1,88±0,53
Chung 1,25±0,20 1,30±0,31 1,68±0,44 2,02±0,53 <0,001
p
(1)
0,645 0,563 0,911 0,057
C3Conc
Nam 0,64±0,22 1,33±0,31 1,81±0,44 2,32±0,44
Nữ 0,59±0,26 1,23±0,22 1,70±0,47 1,92±0,48*
Chung 0,62±0,23 1,28±0,27* 1,75±0,45 2,12±0,50 <0,001(K)
p
(1)
0,621 0,353 0,411 0,002(M)
C4Conc
Nam 0,47±0,37 0,65±0,29 1,67±0,37 2,11±0,48
Nữ 0,60±0,29 0,73±0,32* 1,55±0,40 1,80±0,46
Chung 0,52±0,34 0,70±0,30* 1,61±0,38 1,95±0,49 <0,001(K)
p
(1)
0,360 0,316(M) 0,265 0,026
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 50
Giới CS2 CS3 CS4 CS5 p(2)
AH3
Nam 7,51±1,30* 9,49±1,52 11,67±1,33 14,32±1,06
Nữ 8,74±1,64 9,65±1,42 11,74±1,36 13,33±0,81
Chung 8,02±1,54 9,57±1,44 11,71±1,33 13,83±1,06 <0,001
p
(1) 0,108(M) 0,770 0,865 0,001
PH3
Nam 10,76±1,47* 12,36±1,70 14,23±1,24 15,85±1,12
Nữ 11,46±1,24 12,30±1,31 13,95±1,03 14,73±1,07
Chung 11,05±1,40* 12,33±1,47 14,09±1,14 15,29±1,22 <0,001(K)
p
(1)
0,138(M) 0,981 0,408 0,001
AP3
Nam 14,93±1,01 15,44±1,44 15,67±0,97 15,41±1,11
Nữ 14,05±0,70 13,98±1,28 14,18±0,95 14,10±1,03
Chung 14,56±0,98 14,66±1,52 14,94±1,21 14,75±1,25 0,629
p
(1)
0,026 0,009 <0,001 <0,001
AH4
Nam 7,62±1,31 8,92±1,94 11,07±1,25 13,55±1,21
Nữ 8,41±1,53 9,08±1,50 11,20±1,30 12,71±1,13
Chung 7,95±1,43 9,01±1,68 11,13±1,26 13,13±1,23 <0,001
p
(1)
0,192 0,809 0,735 0,018
PH4
Nam 11,11±1,52 12,28±1,60 14,15±1,11 15,66±1,02
Nữ 11,74±1,20 12,16±1,61 13,83±0,92 14,68±1,00
Chung 11,37±1,41 12,22±1,58 13,99±1,03 15,17±1,12 <0,001
p
(1)
0,288 0,838 0,290 0,002
AP4
Nam 14,63±0,96 15,02±1,48 15,39±1,14 15,24±1,06
Nữ 13,84±0,51 13,91±1,01 13,97±1,00 13,87±1,04
Chung 14,30±0,89 14,43±1,35 14,7±1,28 14,55±1,25 0,589
p
(1)
0,016 0,027 <0,001 <0,001
C3BAR
Nam 2,03±0,30 1,66±0,25 1,35±0,13 1,08±0,09
Nữ 1,66±0,32 1,47±0,22 1,22±0,13 1,06±0,07
Chung 1,87±0,35 1,56±0,25 1,29±0,15 1,07±0,08 <0,001
p
(1)
0,008 0,045 0,001 0,368
C3PAR
Nam 1,45±0,19 1,31±0,13 1,23±0,11 1,11±0,09
Nữ 1,33±0,16 1,29±0,13 1,20±0,11 1,11±0,07
Chung 1,40±0,18 1,30±0,13 1,21±0,11 1,11±0,08 <0,001
p
(1)
0,124 0,593 0,352 0,853
C4BAR
Nam 1,97±0,34 1,74±0,33 1,40±0,13 1,13±0,11
Nữ 1,70±0,31 1,56±0,22 1,26±0,15 1,09±0,08
Chung 1,85±0,35 1,64±0,29 1,33±0,15 1,11±0,10 <0,001
p
(1)
0,058 0,097 0,001 0,188
C4PAR
Nam 1,48±0,19 1,41±0,22 1,29±0,10 1,16±0,12
Nữ 1,42±0,17 1,35±0,12 1,25±0,13 1,16±0,11*
Chung 1,45±0,18 1,38±0,17 1,27±0,12 1,16±0,11 <0,001
p
(1)
0,485 0,373 0,267 0,885(M)
(1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập; (2) Phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp phương pháp Turkey); TB±ĐLC cho biến định
lượng phân phối bình thường. (M) Kiểm định Mann-Whitney; (K) Kiểm định Kruskal-Wallis cho biến định lượng phân phối
không bình thường;(*) Biến có phân phối không bình thường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 51
Đặc điểm tăng trưởng của xương hàm dưới qua các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
Bảng 7: Kích thước trung bình của xương hàm dưới qua các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
Giới CS1 CS2 CS3 CS4 CS5 CS6 p(2)
Ar-Go
Nam 43,62±3,61 43,77±3,52 45,98±4,44 48,65±4,31 50,35±3,75 51,38±4,59
Nữ 44,27±3,06 44,87±4,25 45,66±3,68 47,61±3,89 48,77±3,26 49,68±3,10
Chung 43,93±3,34 44,23±3,79 45,81±3,98 48,14±4,10 49,56±3,57 50,45±3,88 <0,001
p
(1)
0,519 0,494 0,836 0,394 0,126 0,215
Go-Gn
Nam 73,6±4,84 74,95±4,20 76,25±4,38 79,95±4,62 81,83±4,43 82,93±4,70
Nữ 73,44±3,64 74,47±4,58 75,20±3,45 78,14±4,23 79,32±3,85 79,94±4,54
Chung 73,52±4,27 74,75±4,27 75,69±3,87 79,06±4,48 80,57±4,30 81,30±4,78 <0,001
p
(1)
0,900 0,794 0,486 0,170 0,041 0,074
Ar-Gn
Nam 105,45±5,23 106,76±4,45 110,05±5,27 114,37±5,73 116,64±5,52 118,00±5,31
Nữ 104,61±3,77 105,53±5,18 107,14±4,93 110,60±4,64 111,86±4,19 113,32±5,02
Chung 105,05±4,56 106,25±4,70 108,49±5,20 112,52±5,51 114,25±5,41 115,45±5,60 <0,001
p
(1)
0,540 0,539 0,143 0,017 0,002 0,014
Góc Go
Nam 126,38±4,31 126,43±4,31 126,66±4,75 124,15±4,39 122,14±4,39 121,23±4,50
Nữ 123,73±3,90 122,70±4,84 123,03±4,88 121,59±5,81 119,94±4,77 120,17±5,45
Chung 125,11±4,29 124,88±4,81 124,72±5,07 122,92±5,22 121,04±4,67 120,65±4,99 <0,001
p
(1)
0,035 0,060 0,058 0,098 0,103 0,550
(1) Kiểm định t cho 2 mẫu độc lập; (2) Phân tích ANOVA một yếu tố (kết hợp phương pháp Turkey); TB±ĐLC.
Chúng tôi nhận thấy chiều cao nhánh đứng
(Ar-Go), chiều dài thân xương hàm dưới (Go-Gn),
chiều dài tương đối xương hàm dưới (Ar-Gn) tăng
dần; trái lại, góc Go có khuynh hướng giảm dần
theo thời gian (p<0,001). Sự gia tăng nhiều nhất
của chiều cao nhánh đứng (Ar-Go), chiều dài thân
xương hàm dưới (Go-Gn) và chiều dài tương đối
xương hàm dưới (Ar-Gn) đều biểu hiện tại khoảng
thời gian giữa CS3 và CS4. Điều này chứng tỏ
đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới xảy ra trong
khoảng thời gian giữa CS3 và CS4. Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với nhận định của
Baccetti(0), Franchi(8), Yan Gu(11), O’Reilly(18).
Không có sự khác biệt về thời điểm xảy ra đỉnh
tăng trưởng xương hàm dưới giữa nam và nữ.
Bảng 8: Tỷ lệ tăng trưởng của chiều cao nhánh đứng (Ar-Go); chiều dài thân xương hàm dưới (Go-Gn); chiều
dài tương đối xương hàm dưới (Ar-Gn) qua các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ
Số đo Giới tính
Tỷ lệ tăng trưởng qua các giai đoạn trưởng thành ĐSC (%)
CS1-CS2 CS2-CS3 CS3-CS4 CS4-CS5 CS5-CS6
Ar-Go
Nam 0,34 5,05 5,81 3,49 2,05
Nữ 1,36 1,76 4,27 2,44 1,87
Chung 0,68 3,57 5,09 2,95 1,80
p
*
1,000 0,659 0,102 0,443 0,900
Go-Gn
Nam 1,83 1,73 4,85 2,35 1,34
Nữ 1,40 0,98 3,91 1,51 0,78
Chung 1,67 1,26 4,45 1,91 0,91
p
*
0,873 0,971 0,017 0,539 0,977
Ar-Gn
Nam 1,24 3,08 3,93 1,98 1,17
Nữ 0,88 1,53 3,23 1,14 1,31
Chung 1,14 2,11 3,71 1,54 1,05
p
*
0,942 0,632 0,017 0,589 0,911
(*)Kiểm định Turkey.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 52
Biểu đồ 3: Đường biểu diễn tỉ lệ tăng trưởng (%) của
chiều cao nhánh đứng (Ar-Go); chiều dài thân XHD
(Go-Gn) và chiều dài tương đối XHD (Ar-Gn) qua
các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ.
Như vậy, CS3 là giai đoạn gần nhất với thời
điểm bắt đầu đỉnh tăng trưởng. Tuổi trung bình
của nữ giai đoạn này là 11,33±0,75 (năm) và tuổi
trung bình của nam là 12,42±1,53 (năm). Tuy
nhiên, khi áp dụng trên thực tế cũng nên lưu ý
rằng độ tuổi dậy thì ngày càng có xu hướng
giảm dần vì nhiều lý do.
Tuy chịu sự ảnh hưởng bởi yếu tố chủng tộc
và vùng địa lý nhưng khi nhận xét theo giới, các
tác giả đều nhất trí là nữ có xu hướng trưởng
thành sớm hơn nam, các giai đoạn trưởng thành
đốt sống cổ ở nữ xảy ra trước nam khoảng từ 0,5
đến 1 tuổi. Do đó, trong thực hành cần chú ý thời
điểm can thiệp điều trị theo tuổi năm sinh của
nam và nữ là không giống nhau.
Mỗi giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ từ
CS2 đến CS5 trung bình kéo dài khoảng 1 đến
2 năm. Trong đó khoảng thời gian từ CS2 đến
CS4 kéo dài khoảng 2 đến 3 năm ở cả nam và
nữ. Đây là khoảng thời gian đỉnh tăng trưởng
dậy thì xảy ra. Mỗi giai đoạn tăng trưởng cũng
kéo dài rất ngắn, cần xác định chính xác giai
đoạn trưởng thành của bệnh nhân để từ đó có
kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm đạt hiệu quả
cao nhất.
Baccetti(0) và Faltin(6) cho rằng điều trị sai
khớp cắn hạng II là loại can thiệp nên bắt đầu tại
thời điểm có đáp ứng với quá trình tăng trưởng
cao nhất, nghĩa là giai đoạn quanh đỉnh tăng
trưởng dậy thì. Trong khi đó, theo Franchi(9), các
điều trị hạng III có nới rộng xương hàm trên và
đưa xương hàm trên ra trước chỉ đạt hiệu quả
khi tiến hành vào giai đoạn tiền dậy thì (CS1
hoặc CS2). Nếu áp dụng trong giai đoạn dậy thì
hoặc sau dậy thì thì hầu như chỉ tác dụng lên
phần xương ổ răng.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện trên 300 phim đo sọ
nghiêng của 58 đối tượng gồm 29 nam và 29 nữ
7 đến 17 tuổi về sự tăng trưởng xương hàm dưới,
sự thay đổi các đặc điểm hình thái thân đốt sống
cổ C2, C3, C4 và mối liên quan giữa hai quá trình
này với nhau, cho các kết luận sau đây:
Trong quá trình tăng trưởng từ CS1 đến CS6,
đốt sống cổ C2 ít thay đổi hình dạng; trong khi
C3, C4 chuyển từ hình thang sang hình chữ nhật
nằm ngang, sau đó thành hình vuông và cuối
cùng là hình chữ nhật đứng. Kích thước thân các
đốt sống cổ C2, C3, C4 tăng lên có ý nghĩa thống
kê (p<0,001). Bờ trước tăng trưởng nhiều hơn bờ
sau. Riêng bờ dưới không có sự gia tăng đáng kể
và giá trị của nam lớn hơn nữ, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Kích thước xương hàm dưới tăng dần có ý
nghĩa thống kê qua các giai đoạn trưởng thành
đốt sống cổ. Riêng góc Go lại giảm (p<0,001).
Quá trình tăng trưởng có khuynh hướng phát
triển theo chiều đóng. Vùng góc hàm tăng
trưởng xuống dưới và ra sau.
Đỉnh tăng trưởng xương hàm dưới xuất hiện
giữa giai đoạn CS3 và CS4. Khoảng cách trung
bình giữa hai giai đoạn này là 1,55 năm. Độ tuổi
trung bình giai đoạn CS3 ở nam là 12,42±1,53 và
ở nữ là 11,33±0,75. Nữ trưởng thành sớm hơn
nam từ 0,5 đến 1 năm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên được báo cáo về
sự liên quan giữa quá trình tăng trưởng xương
hàm dưới với các giai đoạn trưởng thành đốt
sống cổ trên người Việt. Mặc dù cỡ mẫu chưa
lớn, nghiên cứu góp phần đánh giá giai đoạn
phát triển của cá thể và có ý nghĩa ứng dụng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 53
trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị đối với
những trường hợp bất hài hòa răng mặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baccetti T., Franchi L., McNamara JA. (2002), "An improved
version of cervical vertebral maturation (CVM) method for the
assessment of mandibular growth", Angle Orthod., 72(4),
pp.316–323.
2. Baccetti T., Franchi L., McNamara JA. (2005), "The cervical
vertebral maturation method for the assessment of optimal
treatment timing in dentofacial orthopedics", Semin Orthod.,
11(3), pp.119–129.
3. Chen F., Terada K., Hanada K. (2004), "A new method of
predicting mandibular length increment on the basic of
cervical vertebrae", Angle Orthod., 74, pp.630-634.
4. Chen F., Terada K., Hanada K. (2005), "A special method of
predicting mandibular growth potential for class III
malocclusion", Angle Orthod., 75, pp.191-195.
5. Chen LL., Xu TM., Jiang JH. (2008), "Quantitative cervical
vertebral maturation assessment in adolescents with normal
occlusion: A mixed longitudinal study", Am J Orthod
Dentofacial Orthop., 134(6), pp.720.e721-720.e727.
6. Faltin K., Faltin RM.,Baccetti T. (2003), "Long-term
Effectiveness and Treatment Timing for Bionator Therapy",
Angle Orthod., 73(3), pp.221-230.
7. Flores-Mir C., Burgess CA., Champney M. (2006), "Correlation
of skeletal maturation stages determined by cervical vertebrae
and hand-wrist evaluations", Angle Orthod., 76, pp.1-5.
8. Franchi L., Baccetti T., McNamara JA. (2000), "Mandibular
growth as related to cervical vertebral maturation and body
height", Am J Orthod Dentofacial Orthop., 118, pp.335–340.
9. Franchi L., Baccetti T., McNamara JA. (2004), "Postpubertal
assessment of treatment timing for maxillary expansion and
protraction therapy followed by fixed appliances.", Am J
Orthod Dentofacial Orthop., 126, pp.555-568.
10. Green LJ. (1961), "The interrelationships among height, weight
and chronological, dental and skeletal ages", University of
Pittsburgh, 31(3), pp.189-193.
11. Gu Y., McNamara JA. (2007), "Mandibular growth changes
and cervical vertebral maturation. A cephalometric implant
study", Angle Orthod., 77(6), pp.947-953.
12. Hellsing E. (1991), "Cervical vertebral dimensions in 8-, 11-,
and 15-year-old children.", Acta Odontol Scand., 49(4), pp.207-
213.
13. Hồ Thị Thùy Trang (1999), Những đặc trưng của khuôn mặt hài
hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng (Nghiên cứu trên sinh viên
Đại học Y Dược), Luận văn thạc sĩ Y Học, Khoa Răng Hàm
Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.
14. Knutsson F. (1961), "Growth and differentiation of the
postnatal vertebra", Acta Radiol, 55, pp.401-405.
15. Lewis AB., Roche AF., Wagner B. (1985), "Pubertal spurts in
cranial base and mandible", Angle Orthod., 55(1), pp.17-30.
16. Mito T., Sato K., Mitani H. (2002), "Cervical vertebral bone age
in girls", Am J Orthod Dentofacial Orthop., 122, pp.380–385.
17. Mito T., Sato K., Mitani H. (2003), "Predicting mandibular
growth potential with cervical vertebral bone age", Am J
Orthod Dentofacial Orthop., 124, pp.173-177.
18. O’Reilly MT., Yanniello GJ. (1988), "Mandibular growth
changes and maturation of cervical vertebrae: a longitudinal
cephalometric study", Angle Orthod., 58, pp.179-184.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lien_quan_giua_su_tang_truong_xuong_ham_duoi_va_cac_giai_doa.pdf