Loài đuôi rắn ophiosphaera insignis brock, 1888 (lớp đuôi rắn – ngành da gai) mới ghi nhận ở vùng biển Việt Nam

Trên thế giới, hiện tượng lưỡng hình giới tính gặp ở một số nhóm loài sinh vật biển như thú biển (Rall & Mesnick, 2002), giáp xác (Ozawa, 2013), thân mềm (Pastorino, 2007), giun nhiều tơ (Orensky & Williams, 2009) Ở động vật da gai, hiện tượng này không phổ biến, chỉ có 4 loài đuôi rắn Ophiuroidea được xác định có sự lưỡng hình giới tính rõ ràng là: Ophiodaphne scripta (Koehler, 1904), O. formata (Koehler, 1905), Ophiosphaera insignis Brock, 1888 và Astrochlamys bruneus Koehler, 1912. Đối với những loài trên, con đực có kích thước nhỏ, sống bám vào mặt bụng đĩa thân của con cái, ngoại trừ loài A. bruneus – con đực bám vào lưng con cái. Ngoài ra, loài Amphipholis linopneusti Stohr, 2001 mới được phát hiện gần đây cũng có sự lưỡng hình giới tính nhưng sự chênh lệch về kích thước giữa con đực và con cái không rõ ràng (Parameswaran & cs., 2013). Vị trí phân loại của loài là vấn đề gây tranh cãi trong suốt một thời gian dài giữa các nhà khoa học. Theo Clark (1980), cấu trúc hàm ở đuôi rắn mang tính đặc trưng và54 là căn cứ cơ bản để phân biệt giữa hầu hết các họ. Ở những loài lưỡng hình giới tính và có hiện tượng con đực bám vào miệng con cái như Ophiosphaera, Ophiodaphne thì hàm của chúng được cho là có những biến đổi đáng kể để phù hợp với lối sống đặc biệt trên. Ban đầu, Brock (1888) xếp vào họ Ophiotrichidae, tiếp theo đó, Koehler (1930) xếp vào họ Amphiuridae, Clark & Rowe (1971) xếp vào họ Ophiactidae do một số đặc điểm giống Ophiodaphne (lúc này, Ophiodaphne thuộc họ Ophiactidae, nay chuyển sang họ Amphiuridae), Cherbonnier & Guille (1978) xếp vào họ Ophiocomidae. Hiện nay, giống Ophiosphaera (Chỉ có 1 loài duy nhất là O. insignis) được xếp vào họ Amphiuridae (Stohr, 2015)

pdf6 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loài đuôi rắn ophiosphaera insignis brock, 1888 (lớp đuôi rắn – ngành da gai) mới ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 50-55 LOÀI ĐUÔI RẮN OPHIOSPHAERA INSIGNIS BROCK, 1888 (LỚP ĐUÔI RẮN – NGÀNH DA GAI) MỚI GHI NHẬN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM Nguyễn Thị Mỹ Ngân, Bùi Quang Nghị Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Trong chuyến thu mẫu động vật da gai tại vịnh Nha Trang vào năm 2012, loài đuôi rắn có hiện tượng lưỡng hình giới tính Ophiosphaera insignis Brock, 1888 (thuộc lớp đuôi rắn) được ghi nhận là lần đầu tiên phát hiện ở vùng biển Việt Nam. Điểm khác biệt của loài này là cá thể đực có kích thước nhỏ hơn nhiều và sống bám vào miệng cá thể cái. Báo cáo này mô tả hình thái loài (con đực và cái) thể hiện đặc điểm thích nghi với lối sống khác biệt của loài; một số loài động vật khác có hiện tượng lưỡng hình giới tính cũng được giới thiệu trong bài báo. Mẫu vật này hiện được lưu trữ tại Bảo tàng Hải dương học. NEW RECORD OF THE OPHUROID OPHIOSPHAERA INSIGNIS BROCK, 1888 (OPHIUROIDEA – ECHINODERMATA) IN VIETNAMESE SEAWATERS Nguyen Thi My Ngan, Bui Quang Nghi Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract During the survey to collect marine animals in Nha Trang bay in 2012, the sexually dimorphic ophiuroid Ophiosphaera insignis Brock, 1888 (class Ophiuroidea) was first recorded in Vietnamese seawaters. The special characteristic of this species was the male much smaller than the female and living attaching to the mouth of the female. This paper provided a description in details on morphology of the species (both male and female) with the adaptation for their unusual life style, some other animals with sexual dimorphism were also mentioned. The specimens were reserved at Museum of Oceanography. I. MỞ ĐẦU Các loài đuôi rắn (lớp Ophiuroidea) thuộc 1 trong 5 lớp của ngành động vật da gai (Echinodermata), trong đó lớp đuôi rắn có thành phần loài nhiều nhất ở vùng biển Việt Nam. Qua kết quả của các chuyến điều tra về sinh vật đáy nói chung và động vật da gai nói riêng của nhiều tác giả trước đây, đã góp phần bổ sung thành phần loài của nhiều ngành, lớp. Đáng kể là các công trình của các tác giả như Serene (1937), Dawydoff (1952), Trần Ngọc Lợi (1967), Nguyễn Văn Chung và cs. (1978a, b, 1980, 1991), Nguyễn Văn Chung và cs., 1985 (Báo cáo khoa học đề tài 48.06.08 91981-1985) Gần đây, các báo cáo của các tác giả như Đào Tấn Hỗ (2002, 2005, 2006), Đào Tấn Hỗ & Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007). Đào Tấn Hỗ và cs. (2009), Nguyễn Thị Mỹ 51 Ngân & Đào Tấn Hỗ (2013) cũng đã góp phần bổ sung một số loài mới cho thành phần loài động vật da gai ở biển Việt Nam. Ngoài việc bổ sung loài mới vào danh mục thành phần loài, phần lớn những mẫu vật này còn được lưu giữ ở Bảo tàng Hải dương học (tại Nha Trang), góp phần làm cho bộ mẫu nơi đây ngày càng thêm phong phú. Trước đây, bộ mẫu sinh vật biển nơi này được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là rất quý và có giá trị khá cao về khoa học và lịch sử. Bài báo này nhằm giới thiệu loài đuôi rắn Ophiosphaera insignis Brock, 1888 được ghi nhận là lần đầu tiên phát hiện ở biển Việt Nam, sau khi đối chiếu với các tài liệu đã công bố trước đây. Báo cáo đã mô tả hiện tượng lưỡng hình giới tính của loài này, mẫu vật cũng được bảo quản và bổ sung cho Bảo tàng Hải dương học. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Mẫu vật thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Hải dương học, gồm 2 cá thể cái và 1 cá thể đực bám vào miệng cá thể cái. Mẫu được thu cùng nhum sọ Tripneustes gratilla do ngư dân lặn bắt và tập kết tại điểm lên cá ở Bãi Tiên, Nha Trang ngày 26/4/2012. Tại thời điểm thu, đuôi rắn tách rời, không bám trên nhum sọ. Mẫu được cố định và bảo quản bằng cồn 70% theo phương pháp của Mooi R. (trong Rigby & cs., 2007). Xác định tên loài theo khóa phân loại của Clark & Rowe, 1971 và tài liệu của Guille & cs., 1986. III. KẾT QUẢ 1. Vị trí phân loại Phylum Echinodermata Class Ophiuroidea Family Amphiuridae Genus Ophiosphaera Brock, 1888 Species Ophiosphaera insignis Brock, 1888 Synnonym: không 2. Đặc điểm hình thái 2.1. Cá thể cái: Đường kính đĩa thân cá thể cái từ 5 - 6 cm, tay dài gấp 2 - 2,5 lần đĩa thân. Mặt lưng đĩa không phẳng mà phồng lên dạng nửa bán cầu thấp (Hình 1a). Vẩy đĩa và phần miệng được che phủ bằng một lớp da có lớp sắc tố đen dạng hạt. Sau một thời gian ngâm trong cồn, màu sắc nhạt dần, có thể thấy rõ vẩy lưng và các hạt sắc tố. Thuẫn xuyên tâm hình chữ D (Hình 1d), chiều dài nhỏ hơn ½ bán kính đĩa thân và dính liền nhau suốt chiều dài thuẫn. Vẩy nhỏ và đều, không phân biệt vẩy nguyên thủy. Mặt bụng cũng mang vẩy và các đặc điểm tương tự như mặt lưng đĩa. Hàm hẹp, răng ở đỉnh hàm dạng gai nhỏ, gồm 1 chùm, răng bên cũng có dạng gai nhỏ nhưng chỉ có 1 chiếc đơn lẻ (Hình 1c). Tấm xương tay ở mặt lưng hình quạt, mép ngoài tròn. Tấm xương tay mặt bụng hẹp, cạnh ngoài tròn. Gai tay gồm 7 chiếc, hình trụ tròn, chiếc trên cùng ngắn nhất (Hình 1f). Lỗ xúc tu rõ, nhưng không có vẩy xúc tu. Lớp da mang sắc tố đen, răng và gai tay là những đặc điểm quan trọng để xác định loài (Clark & Rowe, 1971; Guille & cs., 1986). 2.2. Cá thể đực: Đĩa thân tròn, màu sáng, hơi đậm dần ở các tay, đường kính đĩa thân khoảng 1,5 mm (Hình 2a), tay dài gấp 1,5-2 lần đĩa thân. Trên mặt lưng của đĩa thân có thể thấy rõ những tấm vẩy to, vẩy nguyên thủy rõ. Thuẫn xuyên tâm nhỏ, khoảng ½ bán kính đĩa thân và dính nhau suốt chiều dài. Mặt 52 bụng phủ vẩy kích thước lớn tương tự như mặt lưng. Hàm kín. Tấm xương tay ở mặt lưng hình ngũ giác, không có vẩy xúc tu. Gai tay gồm 3 chiếc, một số biến đổi thành dạng móc. a b c d e f Hình 1. Ophiosphaera insignis cái, tỉ lệ: 2 mm. a. Mặt lưng; b. Mặt bụng, cá thể đực nhỏ, bám vào miệng; c. Hàm, T: gai răng, PA: gai miệng; d. RD: thuẫn xuyên tâm, DP: tấm xương tay mặt lưng, AS: gai tay; e. Tay (mặt lưng); f. Tay (mặt bụng): VA: tấm xương tay mặt bụng, TP: lỗ xúc tu Fig. 1. Ophiosphaera insignis cái, scale: 2 mm. a. Dorsal view; b. Ventral view, the male small and white, attached to the mouth; c. Jaw, T: Teeth, PA: Oral papillae; d. RD: Radial sheild, DP: Dorsal arm plate, AS: arm spine; e. Arm (dorsal view); f. Arm (ventral view): VA: Ventral arm plate, TP: tentacle pore 53 a b Hình 2. Ophiosphaera insignis đực. a. Mặt lưng, tỉ lệ: 1 mm. b. Mặt bụng Fig. 2. Ophiosphaera insignis đực. a. Dorsal view, scale: 1 mm. b. Ventral view 3. Hiện tượng lưỡng hình giới tính Đĩa thân cá thể cái có đường kính lớn gấp 3 lần cá thể đực khác. Giữa chúng còn có sự khác biệt lớn về vẩy đĩa: ở cá thể cái, vẩy đĩa nhiều, trong khi vẩy đĩa cá thể đực ít, nhưng to và rõ; số lượng, hình dạng gai tay: cá thể cái mang 7 gai tay to hình dạng đặc trưng như mô tả, trong khi cá thể đực mang 3 gai tay nhỏ; cấu trúc hàm: cá thể cái có răng dạng chùm, hàm hở, nhưng ở cá thể đực hàm kín, răng không có dạng chùm. 4. Hình thức sống O. insignis được biết sống trên nhum đen Diadema setosum. Chúng bám gần miệng nhum để trú ẩn và thuận lợi cho việc tìm thức ăn ( com/wildfacts/echinodermata/ophiuroidea/ ophiuroidea.htm). Trong trường hợp mẫu vật ở báo cáo này, 2 mẫu đuôi rắn được thu cùng nhum sọ T. gratilla, khi tìm thấy, chúng đã tách rời khỏi nhum, nhưng rất có thể nhum sọ T. gratilla cũng là một vật chủ của loài đuôi rắn trên. 5. Phân bố Khu vực phân bố ở vùng biển nhiệt đới nhưng không liên tục: Tây Ấn Độ Dương: Nosy Bé, Madagascar và Zanzibar (Clark, 1980); Philippine, Đông Phi (Rowe & Gate, 1995) - ở độ sâu đến 110 m, vịnh Thái Lan (Lane & cs., 2000) – độ sâu 18-245 m. IV. THẢO LUẬN Trên thế giới, hiện tượng lưỡng hình giới tính gặp ở một số nhóm loài sinh vật biển như thú biển (Rall & Mesnick, 2002), giáp xác (Ozawa, 2013), thân mềm (Pastorino, 2007), giun nhiều tơ (Orensky & Williams, 2009) Ở động vật da gai, hiện tượng này không phổ biến, chỉ có 4 loài đuôi rắn Ophiuroidea được xác định có sự lưỡng hình giới tính rõ ràng là: Ophiodaphne scripta (Koehler, 1904), O. formata (Koehler, 1905), Ophiosphaera insignis Brock, 1888 và Astrochlamys bruneus Koehler, 1912. Đối với những loài trên, con đực có kích thước nhỏ, sống bám vào mặt bụng đĩa thân của con cái, ngoại trừ loài A. bruneus – con đực bám vào lưng con cái. Ngoài ra, loài Amphipholis linopneusti Stohr, 2001 mới được phát hiện gần đây cũng có sự lưỡng hình giới tính nhưng sự chênh lệch về kích thước giữa con đực và con cái không rõ ràng (Parameswaran & cs., 2013). Vị trí phân loại của loài là vấn đề gây tranh cãi trong suốt một thời gian dài giữa các nhà khoa học. Theo Clark (1980), cấu trúc hàm ở đuôi rắn mang tính đặc trưng và 54 là căn cứ cơ bản để phân biệt giữa hầu hết các họ. Ở những loài lưỡng hình giới tính và có hiện tượng con đực bám vào miệng con cái như Ophiosphaera, Ophiodaphne thì hàm của chúng được cho là có những biến đổi đáng kể để phù hợp với lối sống đặc biệt trên. Ban đầu, Brock (1888) xếp vào họ Ophiotrichidae, tiếp theo đó, Koehler (1930) xếp vào họ Amphiuridae, Clark & Rowe (1971) xếp vào họ Ophiactidae do một số đặc điểm giống Ophiodaphne (lúc này, Ophiodaphne thuộc họ Ophiactidae, nay chuyển sang họ Amphiuridae), Cherbonnier & Guille (1978) xếp vào họ Ophiocomidae. Hiện nay, giống Ophiosphaera (Chỉ có 1 loài duy nhất là O. insignis) được xếp vào họ Amphiuridae (Stohr, 2015). Lời cảm ơn. Báo cáo này là một phần kết quả của Đề tài cấp cơ sở năm 2012 do Viện Hải dương học cấp kinh phí. Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Lâm đã hỗ trợ xử lý hình ảnh cho báo cáo và các đồng nghiệp ở Bảo tàng giúp chúng tôi hoàn thành bài báo trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brock J., 1888. Die Ophiuridenfauna des indischen Archipels. Zeitschrift für Wissenschaftliche Zoologie, 47: 465 - 539. Cherbonnier G. & A. Guille, 1978. Echinodermes: Ophiurides. Faune de Madagascar. No 48: iv +272 pp. Clark A. M., 1980. Some Ophiuroidea from the Seychelles Islands and Inhaca, Mozambique (Echinodermata). Rev. Zool. Afr. (1974), 94(3): 534-558. In: Revue de Zoologie Africaine. Musée Royal de l'Afrique Centrale: Tervuren. Clark A. M. and F. W. E. Rowe, 1971. Monograph of shallow-water Indo-West Pacific Echinoderms. Trustees of the British Museum (Natural History): London. x + 238 p. + 30 pls. Dawydoff C., 1952. Contribution à l’étude des invertébrés de la faune marine benthique de l’Indochine. Bull. Biol. Fr. Belg. Suppl., 37, 158 pp. Đào Tấn Hỗ, 2002. Động vật da gai vùng biển tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, T.2 (1): 1-11. Đào Tấn Hỗ, 2005. Mô tả các loài da gai (Echinodermata) bổ sung cho khu hệ động vật không xương sống biển Việt Nam (Phần I: Các loài đuôi rắn - Ophiuroidea). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, phụ trương 4 (5): 139- 149. Đào Tấn Hỗ, 2006. Mô tả các loài da gai (Echinodermata) bổ sung cho khu hệ động vật không xương sống biển Việt Nam (Tiếp theo). Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XV: 231-240. Đào Tấn Hỗ & Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007. Thành phần động vật da gai (Echinodermata) trong rạn san hô ở vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo tuyển tập Hội thảo quốc gia về khoa học sự sống – Quy Nhơn 2007, 51-54. Đào Tấn Hỗ, Nguyễn Thị Mỹ Ngân, Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2009. Kết quả phân tích mẫu động vật da gai (Echinodermata) thu được trong 2 chuyến khảo sát trên tàu “Viện sĩ Oparin”. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XVI: 191-202. Guille A., P. Laboute & J.-L. Menou (eds), 1986. Guide des etoiles de mer, oursins et autres echinodermes du lagon de Nouvelle-Caledonie, 109-197. Paris. Koehler R., 1930. Ophiures recueillies par le Docteur Th. Mortensen dans les Mers d’Australie et dans l’Archipel Malais. Papers from Dr. Th. Mortensen’s Pacific Expedition 1914-16. LIV. Videnskabelige Meddelelser fra Dansk naturhistorisk Forening, 89: 1-295, 22 pls. Lane D. J. W., L. M. Marsh, D. Vandenspiegel, F. W. E. Rowe, 2000. Echinoderm fauna of the South China Sea: an inventory and analysis of 55 distribution patterns. The Raffles Bulletin of Zoology, 8: 459-493. Nguyễn Thị Mỹ Ngân & Đào Tấn Hỗ, 2013. Một số loài sao biển mới được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, XIX: 176-181. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hỗ, Lê Trọng Minh, Tôn Thất Thống, Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Lượm, 1978a. Điểm lại các công trình điều tra nghiên cứu cơ bản động vật đáy biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, I(1): 57-72. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hỗ, Lê Trọng Minh,Tôn Thất Thống, Trần Đình Nam, Nguyễn Văn Lượm, 1978b. Kết quả sơ bộ nghiên cứu động vật đáy vịnh Bình Cang – Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, I(1): 95 - 110. Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hỗ, Lê Trọng Minh, Nguyễn Huy Yết, Tôn Thất Thống, Trần Đình Nam, Tạ Minh Đường, Phạm Thị Dự, Nguyễn Văn Lượm, Nguyễn Thị Huệ, Lê Quốc Dũng, 1991. Sinh vật đáy vùng biển Thuận Hải – Minh Hải. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, III: 137-149. Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Xuân Dục, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Huy Yết, 1980. Động vật đáy vùng ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, II(1): 133-151. Orensky L. D. & J. D. Williams, 2009. Morphology and ecology of a new sexually dimorphic species of Polydora (Polychaeta: Spionidae) associated with hermit crabs from Jamaica, West Indies. Zoosymposia, 2: 229-240. Ozawa H., 2013. Chapter 4: The history of sexual dimorphism in Ostracoda (Arthropoda, Crustacea) since the Palaeozoic. In: Moriyama, H. (Ed). Sexual Dimorphism. In Tech Open Access Company, Rijeka, pp. 51-80. Parameswaran U. V., K. U. Abdul Jaleel, V. N. Sanjeevan, 2013. Ophiodaphne scripta (Ophiuroidea: Amphiuridae), a brittle star exhibiting sexual dimorphism and epibiosis: first record from India, with notes on adaptations, systematics and distribution. Marine Biodiversity, 43: 333-339. Pastorino G., 2007. Sexual dimorphism in shells of the Southwestern Atlantic gastropod Olivella plata (Ihering, 1908) (Gastropoda: Olividae). 73 (3): 283-285. Ralls K. and S. L. Mesnick, 2002. Sexual dimorphism. In: Encyclopedia of Marine Mammals (eds., W. F. Perrrin, B. Wursig and H.G.M. Thewissen). Academic Press, pp. 1071 - 1078. Rigby P. R., K. Iken, Y. Shirayama, 2007. Sampling biodiversity in coastal communities. NaGISA protocols for seagrass and macroalgal habitats. Japan: Kyoto University Press. Rowe F. W. E & J. Gates, 1995. Echino- dermata. In ‘Zoological Catalogue of Australia’. 33 (Ed A. Wells.) pp xiii + 510 (CSIRO Australia, Melbourne). Serene R., 1937. Inventaire des Invertébrés marine de l’Indochine. 1. Notes Stn. Marit. Cauda, 30: 1-83. Stohr S., 2015. Ophiosphaera insignis Brock, 1888. In: Stohr, S.; O’Hara, T. & Thuy, B. (Eds), 2015. World Ophiu- roidea database. Accessed through: World Register of Marine Species at ea/aphia.php?p=taxdetails&id=213453 on 2015-04-10. Trần Ngọc Lợi, 1967. Peulements animaux et végétaux du substrat dur intertidal de la Baie de Nhatrang, Vietnam. Mem. Inst. Ocean. Nhatrang, no.11: 236 p.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07_nguyenthimyngan_trang50_55_2852_2070859.pdf