Kết quả điều trị có 12 trường hợp tử vong
(46,2%)(4) trong đó có 2 trường hợp đáng tiếc do
nhiễm trùng bệnh viện liên quan catheter gây ra
bởi vi khuẩn acinetobacter spp đa kháng mặc dù
sau lọc máu 2-3 đợt tình trạng bệnh nhân cải
thiện, tri giác phục hồi nhưng sau đó biểu hiện
nhiễm trùng nặng và tử vong. Điều này cho
thấy khi áp dụng những kỹ thuật cao, xâm lấn
nhiều trong hồi sức như đo huyết áp xâm lấn,
đo CVP, đo áp lực bàng quang, lọc máu liên tục,
thở máy, việc kiểm soát nhiễm trùng bệnh
viện cần phải đặt ra nghiêm ngặt, tuân thủ các
biện pháp vô trùng, cách ly, cũng như hoàn
thiện các qui trình chăm sóc trong lọc máu liên
tục nhằm đạt được mục tiêu cứu sống bệnh
nhân nặng với chi phí thấp nhất có thể. Số lần
lọc máu trung bình là 3,5 và khoảng 1,8 đợt chạy
thận ngắt quãng sau đó. Thời gian nằm khoa
Hồi sức trung bình là 24,2 ngày, dài nhất là 92
ngày.
So sánh 2 nhóm tử vong và sống còn (bảng
5) cho thấy không có sự khác biệt về tuổi, giới,
chức năng thận, tình trạng rối loạn chuyển hóa.
Trong khi các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử
vong có ý nghĩa là tình trạng huyết động không
ổn định trước lúc lọc máu, tình trạng hôn mê
sâu điểm Glasgow < 5 và men gan tăng cao.
Ngoài ra các chỉ số bệnh nặng PRISM và PELOD
cũng cao ở nhóm tử vong hơn nhóm chứng.
Trên thực tế lâm sàng chúng tôi cũng nhận thấy
những bệnh nhân có biểu hiện (1) mê sâu
(Glasgow < 5), (2) rối loạn huyết động và (3) men
gan tăng (SGOT > 5000 đv/L, SGPT > 3000 đv/L)
đặc biệt là 2 biểu hiện đầu thì hầu như lọc máu
liên tục không mang lại kết quả cứu sống sống
được bệnh nhân. Các tiêu chuẩn này được xem
như là tiêu chuẩn quá chỉ định lọc máu liên tục.
Vì thế, về phương diện điều trị, kinh nghiệm
cho thấy cần chống sốc tích cực bệnh nhân sốc
SXHD để bệnh nhân được ra sốc, thoát sốc giảm
thiểu được biến chứng có thể, tránh suy thận,
suy đa cơ quan. Ngay cả khi chống sốc tích cực
giữ vững ổn định huyết động mà bệnh nhân
vẫn bị biến chứng suy thận, suy đa cơ quan thì
việc lọc máu liên tục sau đó sẽ tạo nhiều cơ may
sống sót cho bệnh nhân.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lọc máu liên tục trong sốc sốt xuất huyết Dengue biến chứng suy đa cơ quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 140
LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
BIẾN CHỨNG SUY ĐA CƠ QUAN
Nguyễn Minh Tiến*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục điều trị bệnh nhân sốc sốt SXHD suy đa cơ quan
Phương pháp: mô tả tiền cứu loạt ca.
Kết quả: Có 26 trường hợp sốc SXHD suy đa cơ quan được thực hiện lọc máu liên tục, trung bình 8,3 tuổi.
Đây là những trường hợp sốc sâu, nặng độ IV (61,5%), độ III (38,5%) phần lớn đều là những trường hợp vào
sốc sớm ngày 4 (53,8%). Lọc máu liên tục tĩnh mạch cho thấy cải thiện tình trạng tổn thương các cơ quan. Tỉ lệ
tử vong 46,2%. Các yếu tố liên quan đến tử vong có ý nghĩa bao gồm mê sâu (Glasgow < 5), rối loạn huyết động
và men gan tăng cao. Ngoài ra vấn đề nhiễm trùng bệnh viện liên quan đến catheter cũng góp phần tăng tỉ lệ tử
vong.
Kết luận: Lọc máu liên tục giúp cứu sống bệnh nhân sốc SXHD suy đa cơ quan nếu được chỉ định thích
hợp.
Từ khóa: sốc sốt xuất huyết Dengue, suy đa cơ quan.
ABSTRACT
ROLE OF CONTINUOUS VENO-VENOUS HEMOFILTRATION ON TREATMENT OF DENGUE
SHOCK SYNDROME COMPLICATED WITH MULTIPLE ORGAN DYSFUNCTION SYNDROME
Nguyen Minh Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 140 - 147
Objective: Explore role of continuous veno-venous hemofiltration (CVVH) on treatment of Dengue shock
syndrome (DSS) complicated with multiple organ dysfunction syndrome (MODS).
Methods: Prospective descriptive study of cases series
Results: 26 cases of DSS complicated with MODS have been given CVVH, average age of 8.3 years old.
They were severe cases with profound shock grade III 38.5%, grade IV 61.5%. CVVH improved organ
impairment. Mortality rate was 46.2%. Risk factors related to mortality included deep coma (Glasgow coma
scale< 5), unstable hemodynamic and highly elevated liver enzymes. In addition, nosocomial infection associated
with invasive devices and procedures also contributed to increase mortality.
Conclusion: CVVH would save the life of patient with DSS complicated with MODS if it was indicated
properly.
Key words: Dengue shock syndrome (DSS), Multiple organs dysfunction syndrome (MODS) Conitnuous
veno-venous hemofiltration (CVVH).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là một
bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue
gây ra và truyền cho người qua muỗi vằn Aedes
aegypti. Phần lớn các trường hợp sốc SXH-D
đều cải thiện sau khi điều trị theo phác đồ của
TCYTTG. Tuy nhiên, một số trường hợp sốc
SXH-D vẫn không cải thiện sau nhiều giờ điều
trị, với biểu hiện sốc kéo dài tổn thương nhiều
cơ quan như suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối
loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng
* Khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc, Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Minh Tiến ĐT: 0903391798, Email: tiennd1@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 141
suy đa cơ quan đưa đến tử vong nếu không
điều trị kịp thời cũng như không có đủ phương
tiện điều trị. Liệu chăng lọc máu liên tục mà cụ
thể là lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục có
hiệu quả tốt cho những trường hợp sốc SXHD
suy đa cơ quan? Cho đến nay vẫn chưa có
những nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này. Do
vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Lọc
máu liên tục trong sốc SXHD suy đa cơ quan“
nhằm rút ra một số nhận xét về chỉ định, kỹ
thuật điều trị, hiệu quả của lọc máu liên tục như
là một trong những biện pháp cuối cùng trong
tiến trình điều trị bệnh nhân sốc SXHD, qua đó
chia sẻ những kinh nghiệm điều trị với các đồng
nghiệp, giúp cứu sống nhiều hơn nữa những
bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục
điều trị bệnh nhân sốc SXHD suy đa cơ quan.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh
nhân sốc SXHD suy đa cơ quan.
So sánh tỉ lệ biểu hiện lâm sàng, cận lâm sng
trước sau lọc máu lần thứ nhất.
Đánh giá các yếu tố tiên lượng như tuổi,
giới, mức độ hôn mê, tình trạng sốc, mức độ tổn
thương gan, chỉ số PRISM, PELOD.
Xác định tỉ lệ biến chứng liên quan đến kỹ
thuật lọc máu: đông màng lọc, vỡ màng lọc, khí
trong hệ thống, chảy máu, tắc catheter, nhiễm
trùng bệnh viện...
Xác định tỉ lệ sống còn, số lần lọc máu liên
tục, số lần chạy thận nhân tạo, thời gian nằm
khoa hồi sức.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ dưới 15 tuổi bị sốc SXHD có suy
đa cơ quan nhập khoa hồi sức tích cực và chống
độc bệnh viện Nhi Đồng 1.
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu liên tiếp không ngẫu nhiên, cỡ
mẫu dự kiến khoảng 30 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi 1-15, sốc SXHD được xác định bằng
huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA dương tính
và suy đa cơ quan dựa theo tiêu chuẩn suy đa
cơ quan Wilkinson cải tiến.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân được chẩn đoán là sốc SXH theo
tiêu chuẩn của TCYTTG nhưng huyết thanh học
âm tính.
- Bệnh nhân được chuyển từ tuyến trước đến
nhưng không ghi rõ các dữ kiện cần cho nghiên
cứu.
- Có bất thường bệnh lý khác đi kèm như
bệnh tim phổi, gan mật, thần kinh.
- Không có sẵn máy lọc máu hoặc máy lọc
máu hư.
- Thân nhân không đồng ý cho phép thực
hiện phương pháp lọc máu.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm khi
bắt đầu tiến hành lọc máu liên tục: Ion đồ,
Lactate, mỗi 6 giờ, khí máu, chức năng thận,
gan: Bilirubin, SGOT, SGPT, NH3 thực hiện
mỗi 12 giờ.
Sau khi được quyết định lọc máu, bệnh nhân
sẽ được tiến hành lọc máu theo qui trình lọc
máu liên tục của khoa hồi sức như sau:
Máy BM25 hoặc Aquarius hoặc PRISMA,
PRISMA FLEX (đã được trang bị tại Khoa Hồi
Sức).
Dịch lọc sử dụng: dung dịch Hemosol.
Catheter 2 nòng số 7F (Edwards Lifescience)
hoặc 12F (B.Braun) (tùy bệnh nhân).
Màng lọc Aquamax HF 03 cho trẻ < 30kg, HF
07 cho trẻ 30 kg PRISMA hoặc PRISMA FLEX
M60 hoặc M100.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 142
Tốc độ dịch thay thế: 40ml/kg/giờ ; Tốc độ
bơm máu 4-6ml/kg/ph.
Kháng đông: Fraxiparin liều tấn công 10-20
UI/kg, liều duy trì 5-10 UI/kg/giờ tuỳ bệnh nhân.
Trong trường hợp có suy gan nặng liều
Fraxiparin sẽ giảm hoặc không sử dụng.
Theo dõi
Bệnh nhân được theo dõi quá trình lọc máu
bằng phiếu theo dõi lọc máu.
Sinh hiệu và theo dõi lượng xuất nhập được
theo dõi ít nhất mỗi 4 giờ.
Định nghĩa các từ hành động
Sốc kéo dài: Sốc không ổn định 6 giờ; tổng
lượng dịch 60ml/kg.
Suy hô hấp: một trong các dấu hiệu: nhịp
thở 50 l/ph trẻ < 12 tháng, 40 l/ph trẻ 1 - 5
tuổi, 30l/ph trẻ 5 tuổi, co lõm ngực, tím tái,
PaCO2 > 45mmHg, PaO2/FiO2 300mmHg: tổn
thương phổi cấp tính (ALI: Acute Lung
Injuries), PaO2/FiO2 200mmHg: nghi hội
chứng suy hô hấp cấp (ARDS: Acute
Respiratory Ditress Syndrome). Xquang phổi:
tràn dịch màng phổi lượng nhiều khi tỉ lệ giữa
bề dày lớp dịch và ½ lồng ngực 50%; trung
bình: 25 – 50%; ít: < 25%. Siêu âm bụng: tràn dịch
màng bụng lượng nhiều: dịch quanh vùng gan,
dưới cơ hoành, dịch tự do nhiều ở hố chậu, ổ
bụng; trung bình: dịch tự do ổ bụng ít, vừa; ít:
dịch túi Morison, túi cùng Douglas.
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH): ói máu và hay
tiêu phân đen. Mức độ nhẹ: không cần truyền
máu, nặng: cần truyền máu > 20ml/kg/24 giờ.
Suy gan: khi có đủ 4 dấu hiệu (1) SGOT và
SGPT tăng gấp 05 lần bình thường, (> 200 đv/L);
(2) Phosphatase kiềm > 350 đv/L; (3) NH3 tăng
trên mức bình thường (> 0,8 g/ml); (4) tỉ lệ
prothrombin giảm (< 60%). Tổn thương gan khi
có 3 trong 4 dấu hiệu trên.
Rối loạn đông máu: tiểu cầu giảm ( 100.103,
nặng < 50.103, tỉ lệ prothrombin < 60%, đông
máu nội mạch lan tỏa (DIC: Disseminated
Intravascular Coagulation) khi giảm tiểu cầu và
khi có 3 trong 4 kết quả bất thường: (1) PT > 18”
(2) APTT > 45” (>1,5 chứng), (3) fibrinogen giảm
( 20”
hoặc APTT > 60”.
Toan chuyển hóa: pH < 7,35 và/hoặc HCO3- <
16 mmol/L, mức độ toan chuyển hóa: nhẹ: pH
7,3 - 7,35 và/hoặc HCO3 =12-16; trung bình: pH
7,2 - 7,29 và/hoặc HCO3 =8-12; nặng < 7,20
và/hoặc HCO3 < 8.
Hạ đường huyết: < 50mg%, hạ natri máu: <
135, hạ kali máu: < 3,5, hạ calci máu: < 1
(mmol/L).
Suy thận: khi creatinine máu tăng > 2 lần
giới hạn trên theo tuổi tức là > 0,8 mg% trẻ < 1
tuổi, > 1,4 mg% trẻ 1-8 tuổi, > 2mg% trẻ > 8 tuổi.
Bất thường chức năng thận khi urê > 40mg%
hoặc creatinine > giới hạn trên theo tuổi.
Hôn mê: đánh giá theo thang điểm Glasgow
(nặng: < 5).
Điểm số suy cơ quan trẻ em PELOD(3)
(Pediatric Logistic Organ Dysfunction), tiêu
chuẩn MODS của Wilkinson cải tiến(10), điểm số
PRISM(5) (phụ lục 1, 2, 3).
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn Wilkinson cải tiến và hội
chứng suy đa cơ quan (MODS) ở trẻ em(10)
Cơ quan Tiêu chuẩn
Tuần hoàn Huyết áp trungbình (HATB) < 40mmHg (trẻ
<12 tháng)
HATB < 50mmHg (trẻ 12 tháng)
Nhịp tim 220 l/p (trẻ <12
tháng)
Nhịp tim 200 l/p (trẻ 12
tháng)
Ngưng tim
Sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp
Thần kinh Điểm số Glasgow < 5
Đồng tử dãn cố định
Tăng áp lực nội sọ > 20mmHg
Thận Ur ê> 200mg%
Creatinine > 2mg%
Lọc thận
Gan Bilirubine toàn phần > 3mg% & SGOT > 2 lần
bình thường
Hô hấp Nhịp thở > 90 l/p (trẻ <12 tháng)
Nhịp thở > 70 l/p (trẻ 12 tháng)
PaCO2 > 65mmHg
PaO2/FiO2 < 200 mmHg
Thở máy (>24 giờ nếu hậu phẫu)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 143
Cơ quan Tiêu chuẩn
Đặt nội khí quản
Huyết học Hb < 5g%
BC < 3000/mm3
TC < 20.000/mm3
D-dimer (+) v PT > 20” hoặc APTT > 60”
Tiêu hóa Truyền máu > 20ml/kg/24 giờ vì xuất huyết
tiêu hóa
Suy cơ quan khi có một trong các tiêu chuẩn
trên, hội chứng suy đa cơ quan (MODS) khi có
2 cơ quan bị suy.
Phụ lục 2: Điểm số suy cơ quan trẻ em PELOD
(Pediatric Logistic Organ Dysfunction)(3)
Điểm Cơ quan
0 1 10 20
Hô hấp
PaO2/FiO2 >70 và 70 hoặc
PaCO2
(mmHg)
90 và > 90
Thở máy Không Có
Tuần hoàn
Nhịp tim (lần/ph)
195
12 tuổi 150 > 150
Huyết áp tâm thu (mmHg)
65 35-65 < 35
1 – 12 tháng > 75 35-75 < 35
1 – 12 tuổi > 95 45-85 < 45
12 tuổi 55-95 < 55
Thần kinh
Điểm Glasgow 12-15 và
Phản xạ đồng
tử
Phản ứng
2 bên
Không
phản ứng
Gan
SGOT (đv/L) < 950 và 950
hoặc
Tỉ lệ
prothrombin
(%)
> 60 60
Thận
Creatinine (mg%)
< 7 ngày < 1,59 1,59
7 ngày – 1 tuổi < 0,62 0,62
1 – 12 tuổi < 1,13 1,13
12 tuổi < 1,59 1,59
Huyết học
Bạch cầu
(/mm3)
> 4500 và 1500 –
4400 hoặc
< 1,5
Tiểu cầu
(/mm3)
35000 < 35000
Phụ lục 3: Điểm số PRISM(5)
Thông số Giới hạn Điểm
1 tuổi: 130 -
160
> 1 tuổi: 150 -
200
2
55 - 65 65 - 75 2
> 160 > 200 6
40 - 54 50 - 64 6
HA tâm thu
(mmHg)
< 40 < 50 7
HA tâm trương
(mmHg)
Mọi tuổi: > 110 6
1 tuổi: > 160 > 1 tuổi: > 150 4 Nhịp tim
(lần/phút)
< 90 < 80 4
1 tuổi: 61 - 90 > 1 tuổi: 51 -
90
1
> 90 > 90 5
Nhịp thở
(lần/phút)
Ngưng thở Ngưng thở 5
Mọi tuổi: 200 - 300 2 PaO2/FiO2
< 200 3
51 - 65 1 PaCO2
> 65 5
Điểm Glasgow < 8 6
Không đều hoặc dãn 4 Phản xạ đồng tử
Dãn và cố định 10
TQ hoặc TCK 1,5 chứng 2
Bilirubin toàn phần
(mg%)
> 3,5 6
3,0 – 3,5 1
6,5 – 7,5 1
< 3,0 5
K+ (mmol/L)
> 7,5 5
0,8 – 1,0 2
1,5 – 1,87 2
< 0,8 6
Ca++ ion hóa
(mmol/L)
> 1,87 6
40 - 60 4
250 - 400 4
< 40 8
Glucose (mg%)
> 400 8
< 16 3 Bicarbonate
(mmol/L) > 32 3
Tổng số điểm
Xử lý dữ kiện
Dữ kiệu được nhập và xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS 17.0 for Window.
Thu thập số liệu
Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân sẽ được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 144
thu thập số liệu theo hồ sơ nghiên cứu kèm
theo.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để phân tích
số liệu, sử dụng các phép paired-sample t test
dành cho biến định lượng so sánh số trung bình
2 mẫu cặp đôi, phép kiểm independent sample t
test dành cho biến định lượng, so sánh số trung
bình 2 mẫu độc lập, phép kiểm so sánh cặp đôi
phi tham số Wilcoxon Signed Ranks Test dành
cho biến định tính, phép kiểm 2 so sánh 2 tỉ lệ,
ngưỡng ý nghĩa thống kê P < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 04/2004 – 8/2010,
khoa Hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1 nhận 1282
trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài
trong có 26 (2%) trường hợp suy đa cơ quan
thoả tiêu chí nhận, được đưa vào lô nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ lâm sàng
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (năm) 8,3 ± 3,1 (3 – 13)
Giới: nam/nữ 11 (42,3%)/15 (57,7%)
Độ SXHD III/IV 10 (38,5%)/16 (61,5%)
Ngày vào sốc N4/N5 14 (53,8%) /12 (46,2%)
Ngày bệnh trước lọc máu (ngày) 7,7 ± 0,6 (7-10)
Suy cơ quan (trước lọc máu)
Sốc 9 (34,6%)
ARDS/thở máy 12 (42,2%)/26 (100%)
Suy thận cấp 26 (100%)
Suy gan cấp 21 (80,7%)
Điểm Glasgow/Glasgow < 5/co
giật
11,4 ± 3,3/11 (42,3%)/4
(13,6%)
Rối loạn đông máu DIC/Tiểu cầu
< 50.000/mm3
26 (100%)/26 (100%)
Suy cơ quan tiêu hóa 18 (69,2%)
Điểm số PRISM III 18,6 ± 5,6
Điểm số PELOD 17,4 ± 4,3
DIC Disseminated Intravascular Coagulation, PRISM
Pediatric Risk of Mortality, PELOD Pediatric Logistic
Organ Dysfunction
Đặc điểm lọc máu đợt đầu
Bảng 2: Đặc điểm lọc máu đợt đầu
Đặc điểm Kết quả
Phương pháp CVVH 26
Đặc điểm Kết quả
Thời gian lọc máu trung bình
(giờ)
52,7 ± 12,4
Thể tích dịch thay thế (ml/kg/giờ) 40,7 ± 3,5
Thể tích dịch lấy (ml/kg/ giờ) 2,3 ± 0,6
Dịch thay thế Hemosol 26 (100%)
Tốc độ bơm máu ml/kg/phút 5,3 ± 1,2
Fraxiparin 20 (16,9%)
Tấn công (UI/kg) 12,2 ± 4,6
Duy trì (UI/kg/giôø) 5,1 ± 2,5
Catheter 2 nòng/ 7F/12F 26 (100%)/11
(42,3%)/15 (57,7%)
Biến chứng: Đông màng lọc 4 (15,4%)
Khí hệ thống 5 (19,2%)
Xuất huyết phổi 3 (11,5%)
Nhiễm trùng huyết liên quan
catheter
6 (23,1%)
CVVH Continuous veno-Venous Hemofiltration
Diễn tiễn tổn thương các cơ quan trước và
sau lọc máu lần đầu
Bảng 3: Diễn tiễn tổn thương các cơ quan trước và
sau lọc máu lần đầu
Cơ quan Trước lọc
máu
Sau lọc
máu
P*
SGOT (đv/L) 6961,5 ±
1113,2
3069,1 ±
548,7
< 0,05
SGPT (đv/L) 2305,1 ±
471,2
1181,4 ±
264,8
< 0,05
Gan
NH3 (µmol/L) 194,2 ± 25,9 105,4 ±
12,6
< 0,05
Ure (mg%) 107,7 ± 10,6 67,8 ± 6,1 < 0,05 Thận
Creatinin
(mg%)
2,99 ± 0,25 1,84 ± 0,20 < 0,05
Tri giác Điểm Glasgow 10,4 ± 3,3 11,1 ± 3,2 NS
ARDS
(PaO2/FiO2 <
200)
12 (46,2%) 4 (15,4%) <
0,05**
Hô hấp
AaDO2 443,3 ± 27,5 336,7 ±
39,7
< 0,05
Na+ (mmol/L) 132,8 ± 1,7 134,1 ± 1,8 NS
K+ (mmol/L) 5,2 ± 0,3 3,8 ± 0,1 < 0,05
Ca++ (mmol/L) 1,05 ± 0,04 1,02 ± 0,06 NS
Chuyển
hóa
Lactate 7,93 ± 0,03 4,16 ± 0,42 < 0,05
pH 7,32 ± 0,09 7,38 ± 0,05 < 0,05 Kiềm
toan HCO3- 12,7 ± 4,1 18,3 ± 4,9 < 0,05
PELOD 18,6 ± 5,6 11,5 ± 4,3 < 0,05
PRISM 17,4 ± 4,3 9,7 ± 3,1 < 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 145
ARDS Acute Respiratory Distrss Syndrome *phép kiểm
Paired Samples T Test, **phép kiểm Wilcoxon Signed
Ranks Test, ngưỡng ý nghĩa P< 0.05, NS: non-significant
Kết quả điều trị
Bảng 4: Kết quả điều trị
Đặc điểm Kết quả
Số lần lọc máu 3,5 ± 1,8 (1-6)
Số lần chạy thận nhân tạo 1,8 ± 0,6 (0-5)
Thời gian nằm khoa hồi sức
(ngày)
24,2 ± 22,7 (4-92)
Sống/chết 14 (53,8%)/12 (46,2%)
So sánh đặc điểm nhóm sống và tử vong:
Bảng 5: So sánh đặc điểm nhóm sống và tử vong:
Đặc điểm Nhóm sống
(n = 14)
Nhóm tử vong
(n = 12)
P value*
Tuổi 8,9 ± 3,2 7,6 ± 2,9 NS
Giới (nam) 5 6 NS**
Sốc 2 7 < 0,05**
Glasgow < 5 1 10 < 0,05**
ARDS 6 6 NS**
AST (SGOT) đv/L 4032,1 ±
1138,8
8096,3 ± 1494,2 < 0,05
ALT (SGPT) đv/L 1144,9 ±
459,1
2501,6 ± 658,5 < 0,05
NH3 (mol/L) 233,6 ± 43,7 184,6 ± 35,4 NS
Creatinine (mg%) 2,89 ± 0,37 2,87 ± 0,33 NS
PT (TQ) giây 31,4 ± 6,5 45,8 ± 7,8 NS
APTT (TCK) giây 81,4 ± 8,3 90,6 ± 12,6 NS
Fibrinogen (g/L) 0,72 ± 0,09 0,85 ± 0,12 NS
pH 7,33 ± 0,10 7,31 ± 0,09 NS
HCO3 14,2 ± 4,4 11,5 ± 3,5 NS
Lactate (mmol/L) 6,13 ± 2,67 9,74 ± 2,19 NS
PRISM 15,2 ± 2,4 22,8 ± 3,6 < 0,05
PELOD 14,4 ± 2,5 19,7 ± 2,8 < 0,05
*phép kiểm Independent Samples T Test, **phép kiểm 2
Test, ngưỡng ý nghĩa P< 0.05, NS: non-significant
BÀN LUẬN
Trong thời gian gần 7 năm từ tháng 04/2004
– 8/2010, khoa Hồi sức bệnh viện Nhi đồng 1 đã
tiến hành lọc máu liên tục cho 26 trường hợp
sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài suy đa cơ
quan, được xác định chẩn đoán bằng huyết
thanh Mac ELISA IgM dương tính. Tuổi trung
bình 8.3 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi, lớn nhất là 13 tuổi,
không có sự khác biệt về giới, nam 42,3%, nữ
57,7%. Đa số sốt xuất huyết nhập viện trong tình
trạng sốc sâu nặng độ IV (61,5%), các trường
hợp độ III (38,5%) đều nhập viện trong tình
trạng huyết áp tụt hoặc kẹp ≤ 15mmHg và phần
lớn đều là những trường hợp vào sốc sớm ngày
4 (53,8%). Đây là những trường hợp điều trị khó
khăn không đáp ứng theo phác đồ điều trị của
Bộ Y Tế và được chuyển đến bệnh viện Nhi
đồng 1 từ truyến trước. Biểu hiện suy đa cơ
quan theo tiêu chuẩn Wilkinson cải tiến(10) (bảng
1) cho thấy suy cơ quan tuần hoàn 34.6% với
biểu hiện sốc hoặc phải duy trì huyết động với
thuốc vận mạch liều cao dopamine hoặc
dobutamine ≥ 10g/kg/ph, suy cơ quan hô hấp(2)
mà chủ yếu là biểu hiện hội chứng nguy kịch hô
hấp cấp (ARDS acute respiratory distress
syndrome) 42,2%, suy gan cấp 80,7%, rối loạn tri
giác nặng 42,3% (điểm Glasgow < 5), co giật
13,6%. tất cả đều biểu hiện suy thận cấp, rối loạn
đông máu DIC, đưa đến xuất huyết tiêu hóa mà
biểu hiện nặng là suy cơ quan tiêu hóa tức là
xuất huyết tiêu hóa phải truyền máu >
20ml/kg/24 giờ(10) (phụ lục 1).
Tất cả các trẻ trong lô nghiên cứu của chúng
tôi được tiến hành lọc máu ngày thứ 7.7 của
bệnh với phương pháp lọc máu tĩnh mạch tĩnh
mạch liên tục, với các thông số tốc độ bơm máu
trung bình 5,3ml/kg/phút, dịch thay thế được
chọn là hemosol có thành phần điện giải gần
tương tự như huyết tương, không chứa kali, đặc
biệt dung dịch đệm là HCO3 rất cần thiết trong
trường hợp có suy gan hay toan chuyển hóa
máu, với thể tích thay thế trung bình
40,7ml/kg/giờ, thể tích dịch lấy ra trung bình
2,3ml/kg/giờ vì bệnh nhận có biểu hiện dư dịch
do quá trình bù dịch chống sốc trước đó. Chúng
tôi lựa chọn thuốc chống đông bằng fraxiparin(5)
thay vì heparine do tất cả các bệnh nhân đều có
tiểu cầu thấp. Thời gian trung bình cho đợt lọc
máu đầu tiên khoảng 52,7 giờ. Hiệu quả của lọc
máu(1) thể hiện qua sự cải thiện lâm sàng, cận
lâm sàng – cải thiện chức năng thận, tình trạng
toan chuyển hóa đặc biệt là cải thiện tình trạng
suy hô hấp: giảm được tỉ lệ ARDS, giảm được
các thông số áp lực cài đặt thở máy (bảng 3). Sự
cải thiện còn thể hiện qua sự giảm điểm số
PELOD(3) và PRISM(5). Tuy nhiên điểm số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 146
Glasgow cải thiện không có ý nghĩa sau lọc máu
liên tục đợt đầu vì bệnh nhân vẫn còn tổn
thương gan nặng hoặc thiếu oxy não do huyết
động không ổn định, một phần do bệnh nhân
thở máy được an thần ức chế hô hấp bằng
midazolam truyền tĩnh mạch.
Tất cả bệnh nhân trong lô nghiên cứu đều
biểu hiện suy thận cấp, kết quả cho thấy lọc máu
liên tục(1) có hiệu quả trong việc thay thế thận,
loại bỏ những chất độc trong cơ thể như urê,
creatinine, đảm bảo cân bằng điện giải, đặc biệt
cải thiện tình trạng tăng kali máu.
Trong 26 bệnh nhân sốc SXHD suy đa cơ
quan, có 21 (80,7%) trẻ suy gan cấp nặng. Kết
quả lọc máu cho thấy các chỉ số như SGOT,
SGPT, NH3 có giảm, nhưng vẫn còn cao gấp
nhiều lần so với bình thường sau lọc máu và
bệnh nhân vẫn còn vàng da vàng mắt và hôn mê
(bảng 3). Gần đây, chúng tôi thực hiện truyền
mannitol 20% chống phù não trong 2 trường
hợp sốc SXHD suy đa cơ quan trong đó biểu
hiện tổn thương gan nặng (men gan tăng > 3000
đv/L) trong lúc lọc máu liên tục(1) cho thấy có cải
thiện đáng kể tình trạng tri giác của trẻ và cả 2
trẻ này đều được cứu sống.
Có rất ít nghiên cứu về lọc máu liên tục
trong sốc SXHD suy đa cơ quan có lẽ hoặc bệnh
nhân tử vong nhanh do sốc sâu nặng, bất hồi
phục hoặc chỉ dừng ở thẩm phân phúc mạc
hoặc chạy thận nhân tạo mà một số tác giả Thái
Lan, Ấn Độ thực hiện(4,7).
Các nghiên cứu hiện nay cũng đề cập đến
vai trò của cytokine gây viêm trong sốc SXHD
suy đa cơ quan như TNF, IL-1, IL-6, IL-8,
VEGF, qua đó làm cơ sở cho lọc máu liên tục(9).
Biến chứng liên quan đến lọc máu liên tục
được ghi nhận bao gồm đông màng lọc (15,4%),
khí hệ thống lọc (19,2%), nhiễm trùng huyết liên
quan đến catheter (23,1%), xuất huyết phổi gặp
trong 3 trường hợp (11,5%) có thể do tình trạng
rối loạn đông máu quá nặng hoặc do dùng
fraxiparine (bảng 4).
Kết quả điều trị có 12 trường hợp tử vong
(46,2%)(4) trong đó có 2 trường hợp đáng tiếc do
nhiễm trùng bệnh viện liên quan catheter gây ra
bởi vi khuẩn acinetobacter spp đa kháng mặc dù
sau lọc máu 2-3 đợt tình trạng bệnh nhân cải
thiện, tri giác phục hồi nhưng sau đó biểu hiện
nhiễm trùng nặng và tử vong. Điều này cho
thấy khi áp dụng những kỹ thuật cao, xâm lấn
nhiều trong hồi sức như đo huyết áp xâm lấn,
đo CVP, đo áp lực bàng quang, lọc máu liên tục,
thở máy, việc kiểm soát nhiễm trùng bệnh
viện cần phải đặt ra nghiêm ngặt, tuân thủ các
biện pháp vô trùng, cách ly, cũng như hoàn
thiện các qui trình chăm sóc trong lọc máu liên
tục nhằm đạt được mục tiêu cứu sống bệnh
nhân nặng với chi phí thấp nhất có thể. Số lần
lọc máu trung bình là 3,5 và khoảng 1,8 đợt chạy
thận ngắt quãng sau đó. Thời gian nằm khoa
Hồi sức trung bình là 24,2 ngày, dài nhất là 92
ngày.
So sánh 2 nhóm tử vong và sống còn (bảng
5) cho thấy không có sự khác biệt về tuổi, giới,
chức năng thận, tình trạng rối loạn chuyển hóa.
Trong khi các yếu tố nguy cơ liên quan đến tử
vong có ý nghĩa là tình trạng huyết động không
ổn định trước lúc lọc máu, tình trạng hôn mê
sâu điểm Glasgow < 5 và men gan tăng cao.
Ngoài ra các chỉ số bệnh nặng PRISM và PELOD
cũng cao ở nhóm tử vong hơn nhóm chứng.
Trên thực tế lâm sàng chúng tôi cũng nhận thấy
những bệnh nhân có biểu hiện (1) mê sâu
(Glasgow < 5), (2) rối loạn huyết động và (3) men
gan tăng (SGOT > 5000 đv/L, SGPT > 3000 đv/L)
đặc biệt là 2 biểu hiện đầu thì hầu như lọc máu
liên tục không mang lại kết quả cứu sống sống
được bệnh nhân. Các tiêu chuẩn này được xem
như là tiêu chuẩn quá chỉ định lọc máu liên tục.
Vì thế, về phương diện điều trị, kinh nghiệm
cho thấy cần chống sốc tích cực bệnh nhân sốc
SXHD để bệnh nhân được ra sốc, thoát sốc giảm
thiểu được biến chứng có thể, tránh suy thận,
suy đa cơ quan. Ngay cả khi chống sốc tích cực
giữ vững ổn định huyết động mà bệnh nhân
vẫn bị biến chứng suy thận, suy đa cơ quan thì
việc lọc máu liên tục sau đó sẽ tạo nhiều cơ may
sống sót cho bệnh nhân.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 147
KẾT LUẬN
Qua khảo sát hiệu quả của việc áp dụng lọc
máu liên tục 26 trường hợp sốc SXHD suy đa cơ
quan cho thấy đây là một biện pháp hỗ trợ điều
trị cuối cùng để cứu sống bệnh nhân nếu được
chỉ định thích hợp và kịp thời, góp phần cải
thiện tử vong, cứu sống nhiều bệnh nhân sốc
SXHD nặng suy đa cơ quan. Cần nghiên cứu
thêm vai trò của cytokine gây viêm trong sốc
SXHD suy đa cơ quan và hiệu quả của lọc máu
liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Goldstein SL (2001), Outcome in Children Receiving Continuous
Venovenous Hemofiltration, PEDIATRICS, Vol. 107 No. 6 June
2001, pp.1309-12
2. Espinoza-Gómez F (2005) Clinical Pattern of Hospitalized
Patients during a Dengue Epidemic in Colima, Mexico, Dengue
Bulletin – Vol 29, pp.8-16
3. Lacroix J et al (2005), Severity of illness and organ dysfunction
scoring in children, Pediatr Cri Care Med, Vol.6, No.3
4. Laoprasopwattana K (2010) Pornpimol Pruekprasert, Outcome
of Dengue Hemorrhagic Fever–Caused Acute Kidney Injury in
Thai Children, J Pediatr.; 157:303-9
5. Mehta RL , Dobos GJ (1992) Anticoagulation in Continuous
Renal Replacement Procedures, Seminars in Dialysis,Volume 5,
Issue 1, January pages 61–68.
6. Pollack MM , Capron C (1990), ‘‘The Pediatric Risk of Mortality
and the Theurapeutic Intervention Scoring System” Essentials of
Pediatric Intensive care lein and Morris 1990(2), WB
Saunders,NewYork 5,31-37
7. Ranjit S. et al (2005), Aggressive management of dengue shock
syndrome may decrease mortality rate: a suggested protocol,
Pediatr Crit Care Med.6(4):490-2
8. Richardson D, Bellamy M (2006), Intracranial hypertension in
acute liver failure, Nephrology Dialysis Transplantation,
Volume17, Issue1, Pp. 23-27
9. Yu-Wen Lin, Kuan-Ju Wang (2002) . Virus Replication and
Cytokine Production in Dengue Virus-Infected Human B
Lymphocytes, Journal of Virology, December p. 12242-12249,
Vol. 76, No. 23
10. Wilkinson JD (1986), "Outcome of pediatric patients with
multiple organ system failure”, Crit Care Med; 14:271
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loc_mau_lien_tuc_trong_soc_sot_xuat_huyet_dengue_bien_chung.pdf