Tỉ lệ đáp ứng điều trị với phác đồ đầu tiên ở
các trẻ bị loét dạ dày tá tràng 49%, tỉ lệ thất bại là
51%. Dù các bệnh nhân này dùng đúng liều,
đúng thời gian và đúng giờ, chiếm tới 96,3%.
Vấn đề điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori thất bại
đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến với tỷ
lệ rất khác nhau. Sự đề kháng kháng sinh của
Helicobacter pylori là một trong các nhân tố chính
ảnh hưởng đến phương thức điều trị. Một
nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trong 4 năm
từ 1-2006 đến 12- 2009, tỉ lệ kháng
Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,
Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt như sau:
17,2 %, 26,7%, 5,9 %, 11,2 % và 16,2%(10,2).
Khi điều trị thất bại, chúng tôi tiến hành nội
soi lại lần 2 để đánh giá. Trong các trẻ được nội
soi (27 trường hợp) có 85,7% còn ổ loét ở tá
tràng. Khi cấy vi trùng Helicobacter pylori có
88,9% vi trùng mọc được định danh là
Helicobacter pylori trong các trường hợp nội soi
lần 2. Khi các vi trùng Helicobacter pylori mọc, ta
tiến hành làm kháng sinh đồ với kết quả kháng
Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,
Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt là 87,5%;
66,7%; 29,2%; 20,8% và 25%.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Loét dạ dày tá tràng do Helicobacter Pylori ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 41
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TP.HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Phúc Thịnh*, Hoàng Lê Phúc*, Nguyễn Việt Trường*, Phạm Trung Dũng*, Nguyễn Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em tương đối hiếm so với người lớn, 97% loét dạ dày tá tràng là do
Helicobacter pylori (Hp). Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh loét dạ
dày tá tràng ở trẻ em, trong đó đặc biệt chú ý tới tỉ lệ đề kháng các loại kháng sinh của Helicobacter pylori.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả trẻ được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng qua nội soi. Xác định nguyên
nhân loét dạ dày bằng giải phẫu bệnh. Riêng với nguyên nhân Hp nếu giải phẫu bệnh âm tính, phải làm thêm ít
nhất: kháng nguyên Hp trong phân, xét nghiệm hơi thở, huyết thanh tìm Hp. Tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị
theo phác đồ chuẩn. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi và điều trị được ghi nhận lại qua phiếu thu
thập dữ liệu. Chỉ những bệnh nhi thất bại điều trị lần 1 mới được nội soi lần 2 xác định lại tình trạng loét và
nhiễm Hp đồng thời làm kháng sinh đồ.
Kết quả: Trong 396 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng trong 7 tháng có 53 trường hợp loét: gồm 51 loét tá
tràng và 2 loét dạ dày, không có trường hợp phối hợp cả 2. Nam giới chiếm 85%, tuổi trung bình là 11 tuổi.
Nguyên nhân nhập viện có 71,1% do xuất huyết tiêu hóa trên, 26,6% là do đau bụng mạn tính. Kết quả giải
phẫu bệnh có 98,2% tìm thấy Hp và tất cả các trẻ đều nhiễm Hp. Có 51% thất bại với phác đồ điều trị tiệt trừ Hp
đầu tiên trong đó, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của với Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin
và Levofloxacin lần lượt là 87,5%; 66,7%; 29,2%; 20,8% và 25% ở các bệnh nhân thất bại điều trị với phác đồ
chuẩn lần 1.
Kết luận: Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em hầu hết là loét tá tràng, nam chiếm chủ yếu. Nguyên nhân loét dạ
dày tá tràng toàn bộ là do Hp. Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori thất bại rất cao chiếm tới 51% và ở các bệnh
nhân thất bại điều trị, tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của Helicobacter pylori rất đáng quan tâm.
Từ khóa: Helicobacter pylori, loét dạ dày tá tràng, tiệt trừ Hp.
ABSTRACT
CLINICAL MANIFESTATIONS AND MANAGEMENT OF PEPTIC ULCER DISEASES IN CHILDREN
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM JUNE 2013 TO JANUARY 2014
Nguyen Phuc Thinh, Hoang Le Phuc, Nguyen Viet Truong, Pham Trung Dung, Nguyen Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 41 - 47
Objectives: Peptic ulcer disease (PUD) is considered relatively uncommon, Helicobacter pylori infection
causes 97% peptic ulcer disease (PUD) in children. The aim of this study was to describe clinical, paraclinical
presentations of PUD, in which we especially focused on antibiotic resistance rate against Helicobacter pylori
(Hp).
Methods: All children were diagnosed PUD after endoscopy. Causes of PUD were based on positive
histology findings. If Hp histology finding is negative, then it must be determined by rapid urease test or Hp
antigens in stool or UBT. All children were treated by standard triple therapy. Medical history, clinical features
and following efficacy of the first-line therapy in Hp eradication in all these children were noted in data form. If
failure with the first-line therapy, children would have been second upper endoscope to confirm ulcer states, Hp
determination, culture and antibiotic resistance to Hp.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh, ** Đại học y dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Phúc Thịnh ĐT: 0983997053 Email:bsnguyenphucthinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 42
Results: From 396 endoscopy examinations, 53(13.38%) children with 54 duodenal ulcer and 2 gastric
ulcer, no case of both. They were mean 11 years old,85% cases were boy. Almost cases (71.1%) are admitted with
upper gastrointestinal bleeding, 26.6% cases with abdominal pain. Fifty one (98.2%) of them has Hp infection in
histology. All of them has Hp infection. 51% cases were failed of first-line Hp eradication. Among the patients
failed of first-line Hp eradication, the resistance rates of Hp to Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,
Amoxicillin and Levofloxacin were 87.5%, 66.7%, 29.2%, 20.8% and 25%, respectively.
Conclusions: Almost Peptic ulcer disease is duodenal ulcer. Cause of PUD is Helicobacter pylori. Failure
with first-line Hp eradication is very high, 51% peptic ulcer patients and in patients who failed to Hp eradicate
with first triple therapy, the resistance rate to antibiotic of Hp were very important.
Keyword: Helicobacter pylori, peptic ulcer in children, Hp eradication.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét dạ dày tá tràng là bệnh tương đối
không thường gặp nhưng có tiềm năng ảnh
hưởng tới tính mạng trong các bệnh đường tiêu
hóa của trẻ em. Loét dạ dày tá tràng là bệnh đa
yếu do nguyên nhân khác nhau. Nhiễm
Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây 97%
loét dạ dày tá tràng ở trẻ em(8). Điều trị tiệt trừ
Helicobacter pylori ở bệnh nhi loét tá tràng có thể
ngăn chặn sự tái phát ổ loét. Trên thế giới, có
không nhiều các nghiên cứu về loét dạ dày tá
tràng ở trẻ em và cũng rất ít các nghiên cứu mới
gần đây về loét dạ dày tá tràng, nếu có cũng là
các nghiên cứu hồi cứu(4,7).
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về loét dạ
dày tá tràng do H.pylori còn chưa có ở trẻ em. Tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh, theo
quan sát của chúng tôi tại phòng nội soi khoa
Tiêu Hóa trong 2 năm qua, bệnh loét dạ dày tá
tràng ngày càng nhiều. Điều trị thành công với tỉ
lệ ngày càng thấp dù điều trị theo đúng phác đồ.
Vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh nhi
loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở Bệnh viện Nhi
Đồng 1 như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị của bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H.
pylori ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2013
đến tháng 1/2014.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H. pylori.
Xác định tỉ lệ đặc điểm điều trị và tỉ lệ thất
bại điều trị tiệt trừ H.pylori theo phác đồ lần đầu.
Xác định tỉ lệ kháng với các loại kháng sinh
trên kết quả cấy kháng sinh đồ ở bệnh nhi loét
dạ dày tá tràng do H. pylori sau thất bại điều trị
lần 1.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả tiền cứu hàng loạt ca.
Dân số mục tiêu
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng được chẩn
đoán qua nội soi dạ dày tá tràng tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2013 đến 01/2014.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng phát hiện qua
nội soi và được điều trị theo dõi tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2013 đến 1/2014
Cỡ mẫu
Lấy trọn
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhi loét dạ dày tá tràng do H.pylori
phát hiện qua nội soi, chưa được điều trị H.pylori
trước đó và theo dõi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
tháng 06/2013 đến 01/2014. Xác nhận đồng ý
tham gia nghiên cứu của thân nhân bệnh nhi.
Tiêu chí loại ra khỏi lô nghiên cứu
Bệnh nhân đã được điều trị H.pylori trong
vòng 6 tháng trước khi nội soi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 43
Bệnh nhi có thân nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Bệnh nhi bỏ tái khám và điều trị.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Dữ liệu đặc điểm lâm sàng, nội soi và đặc
điểm điều trị ở bệnh nhi loét dạ dày tá tràng.
Đặc điểm Loét dạ dày tá tràng
Tuổi trung bình(năm) 11 ± 2,5
Giới tính, nam 45 (85%)
Bệnh sử gia đình loét dạ dày
tá tràng
4(7,5%)
Gia đình nhiễm Helicobacter
pylori
28(52,4%)
Đặc điểm lâm sàng
Đau bụng (>2 tuần) 14(26,4%)
Xuất huyết tiêu hóa trên 38(71,6%)
Thiếu máu (hemoglobin
<10g/dl)
43(81,1%)
Nội soi
Loét tá tràng 51(96,2%)
Loét dạ dày 2(3,8%)
Hp (+) trên giải phẫu bệnh 52/53(98,1%)
Đặc điểm dịch tễ
Từ tháng 6-2013 đến 1-2014 tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 Tp.Hồ Chí Minh trong 396 trẻ nội
soi tiêu hóa trên phát hiện 56 trường hợp loét dạ
dày tá tràng. Trong đó, 53 trường hợp đủ điều
kiện đưa vào nghiên cứu, trong đó có 51 trường
hợp loét tá tràng và 2 trường hợp loét dạ dày, 45
nam (85%) và 8 nữ (15%) với độ tuổi trung bình
là 11 tuổi (SD=± 2,5), trẻ nhỏ nhất là 6 tuổi và lớn
nhất là 16 tuổi. Đa số các bệnh nhi là ở Tp.Hồ
Chí Minh (56,6%), phần còn lại rải rác ở các
nhiều tỉnh, chủ yếu là Tây Nam bộ và Đông
Nam Bộ.
Lí do nhập viện
Đa số bệnh nhân nhập viện vì xuất huyết
tiêu hóa trên (71,7%), trong đó, tiêu phân đen
chiếm 45,3% và ói ra máu chiếm 26,4%. Triệu
chứng thường gặp còn lại là đau bụng kéo dài
trên 3 tháng chiếm 26,4%.
Lâm sàng
Bảng 2: Tỉ lệ các lí do nhập viện của bệnh loét dạ dày
tá tràng.
Lí do nhập viện Số trẻ Tỷ lệ
Tiêu phân đen 24 45,3%
Ói ra máu 14 26,4%
Đau bụng 14 26,4%
Da xanh 1 1,9%
Đại đa số các trẻ (81,1%) đều được điều trị
nội trú tại khoa Tiêu hóa trước khi nội soi vì phải
nhập viện do xuất huyết tiêu hóa. Đa số các bệnh
nhân loét dạ dày tá tràng đều có các tiền sử
trước khi được chẩn đoán xác định là đau bụng
kéo dài (56,4%) và thiếu máu mạn tính (20,8%)
mà chưa được nội soi.
Có 18,9% bệnh nhi đã được nội soi dạ dày tá
tràng trước đó, trong đó có 9,5% các bệnh nhân
đã được chẩn đoán loét dạ dày tá tràng trong lần
nội soi trước. Có 15% các bệnh nhi đã được điều
trị tiệt trừ Helicobacter pylori ít nhất 1 lần cách
thời điểm nội soi lần này cách đây hơn 1 năm.
Có 2 trường hợp (3,8%) có tiền căn gia đình
trực hệ bị ung thư dạ dày đã mất trước khi phát
hiện loét dạ dày tá tràng. Có 2 (3,8%) trường hợp
sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ
nặng trong 4 (7,5%). Trường hợp thiếu máu mức
độ nặng phải nhập cấp cứu.
Cận lâm sàng
Có 73,6 % các trường hợp trước nội soi có
Hct thấp hơn 30% khi nhập viện. Nội soi: hầu
hết là loét tá tràng (96,1%), chỉ có 2 trẻ loét dạ
dày (3,8%). Giải phẫu bệnh tìm Helicobacter pylori
có tỉ lệ dương tính (98,1%). Có 1 trường hợp
Helicobacter pylori âm tính trên giải phẫu bệnh ở
trẻ bị loét dạ dày (1,9%).
Điều trị
PPI sử dụng cho trẻ chiếm nhiều nhất là
Omeprazole chiếm 66%, các trường hợp, còn lại
được sử dụng Esomeprazole chiếm 34%. Phác
đồ điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở các trẻ này
rải rác nhiều phác đồ khác nhau. Nhưng trên cơ
sở PPI + 2 kháng sinh, phác đồ OAC chiếm
nhiều nhất 43,4%. Đáng chú ý là việc sử dụng
Levofloxacin cũng xuất hiện trong phác đồ đầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 44
tay điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori chiếm
22,6%. Thời gian điều trị PPI + 2 kháng sinh
trung bình là 10 ngày đến 14 ngày chiếm 100%.
Thời gian sử dụng PPI từ 6 đến 8 tuần.
Tỉ lệ đáp ứng điều trị với phác đồ đầu tiên
ở các trẻ bị loét dạ dày tá tràng 49%, tỉ lệ thất
bại là 51%.
Khi điều trị thất bại, chúng tôi tiến hành nội
soi lại lần 2 để đánh giá lại tình trạng loét và tình
trạng nhiễm Helicobacter pylori cũng như tiến
hành nuôi cấy, làm PCR và kháng sinh đồ.
Trong các trẻ được nội soi (26 trường hợp) có
85,7% còn ổ loét ở tá tràng. Khi cấy vi trùng
Helicobacter pylori có 88,9% vi trùng mọc được
định danh là Helicobacter pylori trong các trường
hợp nội soi lần 2. Khi các vi trùng Helicobacter
pylori mọc, ta tiến hành làm kháng sinh đồ với
kết quả kháng Clarithromycin, Metronidazole,
Tetracycline, Amoxicillin và Levofloxacin lần
lượt là 87,5%, 66,7%, 29,2%, 20,8% và 25%.
BÀN LUẬN
Trong vòng 7 tháng, chúng tôi có 56 trường
hợp loét dạ dày tá tràng, mất mẫu 3 trường hợp,
chúng tôi đang theo dõi 53 trường hợp liên tục.
Tỉ lệ phát hiện ra loét dạ dày tá tràng trong tất cả
các bệnh nhân nội soi tiêu hóa trên là 13,38% (56
trên 396 trường hợp). Nghiên cứu của chúng tôi,
cho thấy tỉ lệ nam: nữ là 5,7: 1. Tất cả bệnh nhi
đều là loét dạ dày tá tràng nguyên phát, tuổi
trung bình là 11 ± 2,5, nhỏ nhất là 6 tuổi và lớn
nhất là 15 tuổi. Đây là một con số có ý nghĩa vì
những nghiên cứu khác kéo dài nhiều năm mà
số bệnh nhi loét ít hơn đồng thời là các nghiên
cứu hồi cứu(3,4,7). Năm 2009, tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 trong 9 tháng, chỉ có 10 trường hợp loét
dạ dày tá tràng trong hơn 200 trường hợp viêm
dạ dày tá tràng đã được chẩn đoán qua nội soi.
Điều đó có thể do kỹ thuật nội soi ở trẻ em ngày
càng tiến bộ, an toàn hơn và chỉ định nội soi
ngày càng rộng rải, số lượng nội soi ngày càng
nhiều(9). Trong khi đó, nghiên cứu ở Đài Loan
của Shu Ching Hang kéo đài trong 9 năm từ
1999 đến 2008 chỉ có 67 trường hợp loét dạ dày
tá tràng trong 1234 trường hợp nội soi trong đó
chỉ có 32(47,7%) loét dạ dày tá tràng nguyên
phát do Hp(7).
Đa số bệnh nhi nhập viện vì xuất huyết tiêu
hóa trên (71,7%) trong đó, tiêu phân đen chiếm
45,3% và ói ra máu chiếm 26,4%. Triệu chứng
thường gặp còn lại là đau bụng kéo dài trên 3
tháng chiếm 26,4%. So với các nghiên cứu trước
đây tại các nước phát triển, triệu chứng thường
gặp nhiều nhất là đau bụng mạn. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Cẩm Tú và cộng sự năm 2011,
triệu chứng thường gặp của các bệnh nhi bị loét
dạ dày tá tràng là đau bụng (hơn 90%) nhưng
khi nghiên cứu đơn thuần trên các bệnh nhi loét,
lí do nhiều nhất bệnh nhi đến với chúng tôi là do
xuất huyết tiêu hóa trên. Nghiên cứu của chúng
tôi cũng có một số điểm tương đồng với của Shu
Ching Hang ở Đài Loan năm 2010, xuất huyết
tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao (62,5%)(7).Cũng chính vì
lí do này nên hầu hết các bệnh nhi chúng tôi đã
điều trị nội trú tại khoa Tiêu hóa Nhi Đồng 1
trước khi được nội soi. Đa số các bệnh nhân loét
dạ dày tá tràng đều có các triệu chứng trước khi
được chẩn đoán xác định là đau bụng kéo dài
(56,4%) và thiếu máu mạn tính (20,8%) chưa
được nội soi.
Có khoảng 15% các bệnh nhi đã được điều
trị tiệt trừ Helicobacter pylori ít nhất 1 lần cách
thời điểm nội soi lần này cách đây hơn 1 năm.
Đây là số bệnh nhi cần theo dõi vì thật sự chưa
biết bệnh nhi đã điều trị đã lành tái phát hay
điều trị thất bại mà không được theo dõi. Có 2
trường hợp (3,8%) có tiền căn gia đình trực hệ bị
ung thư dạ dày trước khi phát hiện loét dạ dày
tá tràng.
Có 2 trường hợp sốc mất máu do xuất huyết
tiêu hóa mức độ nặng, chiếm 3,8% trong 4
trường hợp thiếu máu mức độ nặng phải nhập
cấp cứu (7,5%). Biến chứng của loét dạ dày tá
tràng có thể diễn tiến tới sốc mất máu, thiếu máu
rất nặng, thậm chí tử vong nếu không điều trị
kịp thời. Tính đến thời điểm nội soi, đại đa số
các trường hợp được truyền dưới 10 ml/kg hồng
cầu lắng (49,1%), có hơn 20% các trường hợp
phải truyền hơn 10 ml/kg hồng cầu lắng trước
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 45
nội soi. Cho thấy loét dạ dày tá tràng không phải
là bệnh thường gặp nhưng có thể ảnh hưởng
đến tính mạng của trẻ.
Có 73,6 % các trường hợp trước nội soi có
Hct thấp hơn 30% khi nhập viện vì các bệnh
nhân đều nhập viện do xuất huyết tiêu hóa trên.
Giải phẫu bệnh tìm Helicobacter pylori có tỉ lệ
dương tính (98,1%). Có 1 trường hợp GPB âm
tính với Helicobacter pylori ở trẻ bị loét dạ dày
(1,9%). Tỉ lệ phát hiện Helicobacter pylori trên giải
phẫu bệnh là rất cao(1).
Kết quả nội soi hầu hết là loét tá tràng
(96,1%), chỉ có 2 trẻ loét dạ dày (3,8%). Đây là
một dấu hiệu cần phải xem xét và theo dõi thêm,
vì theo các nghiên cứu trước đây không có một
nghiên cứu nào có tỉ lệ bệnh loét dạ dày và tá
tràng lớn đến như vậy(7). Theo nghiên cứu của
El Mouzan MI tại Ả rập Saudi, trên 24 trẻ loét thì
có 92% là loét tá tràng(6).
Khi điều trị loét dạ dày tá tràng do
Helicobacter pylori ở các bệnh nhi, PPI sử dụng
cho trẻ chiếm nhiều nhất là Omeprazole chiếm
66%, các trường hợp còn lại được sử dụng
Esomeprazole chiếm 34%. Phác đồ điều trị tiệt
trừ Helicobacter pylori ở các trẻ này dựa trên
nguyên tắc, PPI + 2 kháng sinh, và kháng sinh
thay đổi tùy bác sĩ điều trị. Chúng tôi chỉ can
thiệp vào đảm bảo bệnh nhi uống thuốc đúng
phác đồ, liều và thời gian sử dụng thuốc. Nhưng
trên cơ sở PPI + 2 kháng sinh, phác đồ OAC
chiếm nhiều nhất 43,4%. Đáng chú ý là việc sử
dụng Levofloxacin cũng xuất hiện trong phác đồ
đầu tay điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, chiếm
22,6%. Thời gian điều trị PPI+ 2 kháng sinh trung
bình là 10 ngày đến 14 ngày chiếm 100%.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sử dụng phác đồ 3 thuốc kháng sinh để điều trị tiệt trừ Hp.
(O: omeprazole; E: esomeprazole; A: Amoxicillin; M: Metronidazole; L: levofloxacin)
Tỉ lệ đáp ứng điều trị với phác đồ đầu tiên ở
các trẻ bị loét dạ dày tá tràng 49%, tỉ lệ thất bại là
51%. Dù các bệnh nhân này dùng đúng liều,
đúng thời gian và đúng giờ, chiếm tới 96,3%.
Vấn đề điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori thất bại
đã được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến với tỷ
lệ rất khác nhau. Sự đề kháng kháng sinh của
Helicobacter pylori là một trong các nhân tố chính
Series1, , 0.00
OAC; 43,40
OAM; 9,40
OAL; 11,30
EAC; 17,00
EAM; 5,70
EAL; 11,30
Khác; 1,90
OAC
OAM
OAL
EAC
EAM
EAL
Khác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 46
ảnh hưởng đến phương thức điều trị. Một
nghiên cứu đa trung tâm tiến hành trong 4 năm
từ 1-2006 đến 12- 2009, tỉ lệ kháng
Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,
Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt như sau:
17,2 %, 26,7%, 5,9 %, 11,2 % và 16,2%(10,2).
Khi điều trị thất bại, chúng tôi tiến hành nội
soi lại lần 2 để đánh giá. Trong các trẻ được nội
soi (27 trường hợp) có 85,7% còn ổ loét ở tá
tràng. Khi cấy vi trùng Helicobacter pylori có
88,9% vi trùng mọc được định danh là
Helicobacter pylori trong các trường hợp nội soi
lần 2. Khi các vi trùng Helicobacter pylori mọc, ta
tiến hành làm kháng sinh đồ với kết quả kháng
Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline,
Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt là 87,5%;
66,7%; 29,2%; 20,8% và 25%.
Biểu đồ 2: Biểu độ tỉ lệ nhạy cảm và đề kháng với các loại kháng sinh của Helicobacter pylori.
Sự đề kháng với các loại kháng sinh với tỉ lệ
rất cao có thể góp phần là một trong những
nguyên nhân gây thất bại với điều trị tiệt trừ
Helicobacter pylori. Trong đó chú ý tới tỉ lệ đề
kháng với Clarithromycin cao đến 87,5%, kháng
Metronidazole đến66,7% và kháng Amoxicillin
đến 20,8%. Đây là đặc điểm cần lưu ý và cần
phải nghiên cứu sâu hơn.
KẾT LUẬN
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở trẻ
khoảng 11 tuổi, nam: nữ= 5,7:1. Triệu chứng
thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa trên.
Loét tá tràng chiếm đa số các trường hợp khi nội
soi.Phác đồ điều trị còn chưa thống nhất hoàn
toàn.Điều trị tiệt trừ với phác đồ 3 thuốc (PPI+ 2
kháng sinh) có tỉ lệ thất bại rất cao. Tỉ lệ đề
kháng kháng sinh của vi trùng Helicobacter pylori
cao nhưng đòi hỏi phải nghiên cứu với mẫu lớn
hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alarcon T, Martinez-Gomez JM, and Urruzuno P. (2013),
"Helicobacter pylori in pediatrics", Helicobacter. 18 Suppl 1, pp.
52-7.
2. De Francesco V et al. (2010), "Worldwide H. pylori antibiotic
resistance: a systematic review", J Gastrointestin Liver Dis.
19(4), pp. 409-14.
3. Drumm B, et al. (1988), "Peptic ulcer disease in children:
etiology, clinical findings, and clinical course", Pediatrics. 82(3
Pt 2), pp. 410-4.
nhạy cảm, Clarithromycin,
12,50
nhạy cảm, Metronidazole,
33,30
nhạy cảm, Tetracycline,
70,80
nhạy cảm, Amoxicillin,
79,20 nhạy cảm, Levofloxacin,
75,00
đề kháng, Clarithromycin,
87,50
đề kháng, Metronidazole,
66,70
đề kháng, Tetracycline,
29,20
đề kháng, Amoxicillin,
20.80
đề kháng, Levofloxacin,
25,00
nhạy cảm
đề kháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 47
4. Ecevit CO, et al. (2012), "Peptic ulcer disease in children: an
uncommon disorder with subtle symptomatology", Turk J
Gastroenterol. 23(6), pp. 666-9.
5. Egbaria R, et al. (2008), "Peptic ulcers and erosions are
common in Israeli children undergoing upper endoscopy",
Helicobacter. 13(1), pp. 62-8.
6. El Mouzan MI, Abdullah AM, and Al-Mofleh IA. (2004),
"Yield of endoscopy in children with hematemesis", Trop
Gastroenterol. 25(1), pp. 44-6.
7. Huang SC et al. (2010), "Etiology and treatment of childhood
peptic ulcer disease in Taiwan: a single center 9-year
experience", J Formos Med Assoc. 109(1), pp. 75-81.
8. Koletzko S et al. (2011), "Evidence-based guidelines from
ESPGHAN and NASPGHAN for Helicobacter pylori infection
in children", J Pediatr Gastroenterol Nutr. 53(2), pp. 230-43.
9. Nguyen Cam Tu, Pham Thi Ngoc Tuyet, Nguyen Anh Tuan
(2011), "viêmloét dạ dày tá tràng do Helicobacter pyloriở trẻ em:
đặc điểm lâm sàng, nội soi và hiệu quả tiệt khuẩn của phát đồ
OAC", tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, Editor^Editors, pp.
194-301.
10. Nguyen Thi Viet Ha, Carina Bengtsson, Li Yin, Nguyen Gia
Khanh, Hoang Thi Thu Ha, Phung Dac Cam, Mikael So¨rberg
and Marta Granstro¨m (2012), "Eradication of Helicobacter
pyloriin Children in Vietnam in Relation to Antibiotic
Resistance", Blackwell Publishing Ltd. Helicobacter17, pp. 319–
325.
Ngày nhận bài báo: 18/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/6/2014
Ngàybài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loet_da_day_ta_trang_do_helicobacter_pylori_o_tre_em_tai_ben.pdf