KẾT LUẬN
Logistics được xem là chìa khoá nâng cao sự cạnh
tranh xuất nhập khẩu hàng hóa, chi phí sử dụng
dịch vụ logistics cao, sẽ làm giảm khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác.
Thời gian gần đây, Chính phủ đã nỗ lực cải cách và
kiến tạo môi trường kinh doanh nói chung và lĩnh
vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng. Tuy vậy,
ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu,
chi phí logistics còn cao, tiềm lực tài chính của các
doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, tổ chức
mạng lưới toàn cầu, ứng dụng thông tin còn hạn
chế. Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các doanh
nghiệp dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, cần
thúc đẩy kết nối phát triển logistics theo hành lang
kinh tế và triển khai giải pháp ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin, mô hình kinh tế chia sẻ trong
logistics để tiết kiệm nguồn lực và giảm chi phí. Để
làm được điều đó, Việt Nam cần đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng có tính kết nối như xây dựng, đường,
cảng, sân bay; hiện đại hoá phương tiện cơ giới để
nâng cao chất lượng vận chuyển hàng hoá, hiện đại
hoá các hoạt động kiểm soát hàng hoá, đơn giản
hoá thủ tục,. Đây là những yếu tố hết sức cần thiết
trong hoạt động logistics nhằm gia tăng năng lực và
giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường quốc tế.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Logistics tại Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ năng lực và chi phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Logistics tại Việt Nam:
Tiếp cận từ góc độ nĕng lực và chi phí
Logistics in Vietnam:
Approach from angle of performance and cost
Nguyễn Minh Tuấn
Email: minhtuancnsd@yahoo.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 01/7/2020
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 28/9/2020
Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2020
Tóm tắt
Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam nổi lên như là một trong những nền kinh tế tĕng trưởng nhanh nhất thế
giới, với mức tĕng trưởng GDP hằng nĕm vào khoảng 5 đến 8%. Những con số ấn tượng này có sự đóng
góp không nhỏ của ngành công nghiệp logistics. Nĕm 2018, Việt Nam đã có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 64
lên thứ 39 trong bảng chỉ số nĕng lực quốc gia về logistics của World Bank, tuy nhiên chi phí logistics còn
chiếm tỷ trọng lớn 21% GDP, đây là một rào cản lớn dẫn đến giảm khả nĕng cạnh tranh của hàng xuất
khẩu Việt Nam. Dưới góc độ về nĕng lực và chi phí, bài báo đánh giá tổng quan hệ thống logistics: cơ sở
hạ tầng, pháp luật, doanh nghiệp logistics và chi phí sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam. Kết quả phân
tích cho thấy ngành logistics Việt Nam còn gặp nhiều khó khĕn trong hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống
pháp lý chưa có quy hoạch chi tiết, nhân lực chưa được đào tạo bài bản đã tạo nên điểm tắc nghẽn trong
chuỗi dịch vụ logistics và làm gia tĕng chi phí logistics cho doanh nghiệp.
Từ khóa: Logistics; chi phí; nĕng lực.
Abstract:
Over the past few decades, Vietnam has emerged as one of the fastest growing economies in the world,
with annual GDP growth of around 5 to 8 percent. These impressive numbers have a great contribution
to the logistics industry. In 2018, Vietnam jumped from 64th to 39th in the World Bank’s National Logistics
Capacity Index, but logistics costs also account for a large proportion of 21% of GDP, which is a barrier
leading to a reduction in the competitiveness of Vietnamese exports. In terms of capacity and cost, the
article reviews the overall logistics system: infrastructure, legislation, logistics enterprises and the cost of
using logistics services in Vietnam. Analysis results show that Vietnam’s logistics industry still faces many
difficulties in the infrastructure system, the legal system has not had a detailed plan, untrained human
resources have created a bottleneck in the chain of logistics services and increase logistics costs for
businesses.
Keywords: Logistics; cost; performance.
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
và sau 10 nĕm mới được thay thế bởi Nghị định
163/2017/NĐ-CP. Đến nay, cơ sở hạ tầng cho việc
thực hiện dịch vụ logistics đã có những tiến bộ rõ
rệt, tại các cảng biển lớn, hệ thống máy móc cũ,
lạc hậu đã dần được thay thế bằng các máy móc,
phương tiện hiện đại hơn, quy mô hơn. Chính phủ
và nhà quản lý cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của dịch vụ logistics trong hoạt động kinh tế.
Hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang phải từng
bước thực hiện các cam kết về việc mở cửa thị
trường. Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp
Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay
gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Để tĕng khả
1. GIỚI THIỆU
Tại Việt Nam, dịch vụ logistics đã xuất hiện từ
những nĕm 1990, nhưng chỉ đến nĕm 2005 mới
có hành lang pháp lý chính thức bằng luật (Mục 4,
từ Điều 233 đến Điều 240 Luật Thương mại ngày
14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 01/6/2006) và phải
sau hai nĕm, Chính phủ mới ban hành Nghị định
số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện
kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
Người phản biện: 1. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
2. TS. Dương Công Doanh
77
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
nĕng cạnh tranh cho mình, các doanh nghiệp cần
phải tối ưu các chi phí. Khi việc cắt giảm chi phí liên
quan đến nguyên vật liệu, nhân công, trở nên
khó khĕn thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều
hơn tới việc cắt giảm chi phí logistics. Đó là cách
tĕng lợi nhuận hiệu quả nhất, là nhân tố hết sức
quan trọng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao
khả nĕng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như
của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Thực tế hiện nay cho thấy Việt Nam có thế mạnh
để phát triển dịch vụ logistics, bởi chúng ta có thị
trường rất tiềm nĕng, trong đó, hoạt động xuất
nhập khẩu, hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra
rất nĕng động. Đặc biệt, Việt Nam có vị trí đắc địa,
là trung tâm của thị trường Đông Nam Á, có đường
bờ biển dài, nên có thể làm địa điểm trung chuyển
hàng hóa cho các nước trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp logistics
của Việt Nam chưa khai thác được hết những thế
mạnh này do còn những điểm nghẽn vướng mắc
như hạ tầng cho ngành dịch vụ logistics thiếu sự kết
nối giữa các phương tiện, giữa các hình thức giao
thông vận tải và đặc biệt là thiếu sự kết nối giữa
đường bộ với các phương tiện đường biển, đường
sắt dẫn đến chi phí logistics cao do khối lượng lớn
hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, trong khi đó,
đường bộ là hình thức vận chuyển có chi phí cao
hơn so với các hình thức vận tải khác. Mặt khác,
nĕng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics
còn yếu. Mặc dù chúng ta có khoảng 4.000 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, nhưng đa số
đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và
ít kinh nghiệm dẫn đến nĕng lực cạnh tranh thấp,
vì thế các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có
cơ hội vươn ra thị trường lớn. Để làm rõ hơn về tối
ưu chi phí logistics và đánh giá nĕng lực logistics
tại Việt Nam, bài viết sẽ khái quát hệ thống cơ sở
hạ tầng logistics (đường biển, đường sông, đường
bộ, đường sắt, đường hàng không), cũng như hệ
thống pháp luật, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics tại Việt Nam; đồng thời, so sánh với đánh
giá nĕng lực chi phí và nĕng lực logistics của Ngân
hàng Thế giới (World Bank) để khuyến nghị một số
đề xuất nhằm tối ưu chi phí và cải thiện nĕng lực
logistics của Việt Nam.
2. HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM
2.1. Cơ sở hạ tầng logistics
a. Về vận tải đường biển
Với hơn 3.200 km bờ biển, Việt Nam có 06 nhóm
cảng biển (nhóm 1: các cảng biển phía Bắc, từ
Quảng Ninh đến Ninh Bình; nhóm 2: các cảng biển
Bắc Trung Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; nhóm 3:
các cảng biển Trung Trung Bộ, từ Quảng Bình đến
Quảng Ngãi; nhóm 4: các cảng biển Nam Trung
Bộ, từ Bình Định đến Bình Thuận; nhóm 5: các
cảng biển Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu; nhóm
6: các cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long), gồm
45 cảng biển đang hoạt động, trong đó 02 cảng
biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển
loại I (cảng tổng hợp và đầu mối khu vực); 18 cảng
biển loại II (cảng tổng hợp địa phương) và 13 cảng
biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi) [4]. Hệ thống
cảng biển Việt Nam đã được đầu tư đồng bộ về cơ
sở hạ tầng cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc
dỡ hàng hóa, phát triển cơ bản hoàn chỉnh và đầy
đủ chức nĕng, quy mô và được phân bố rộng rãi
theo vùng miền, tận dụng được tối đa điều kiện tự
nhiên, đảm bảo nĕng lực đáp ứng được yêu cầu
luân chuyển hàng hóa vận tải, phục vụ tích cực cho
quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng
như giữ gìn, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Tính đến tháng 6/2019, đội tàu biển Việt Nam có
1.568 tàu (trong đó tàu vận tải 1.106 tàu) với tổng
trọng tải khoảng 7,8 triệu tấn, đứng thứ 4 trong khu
vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia)
và thứ 30 trên thế giới. Tuổi tàu bình quân của đội
tàu Việt Nam hiện là 15,6 tuổi, trẻ hơn 5,2 tuổi so
với tuổi tàu trung bình của thế giới (20,8 tuổi). Cơ
cấu đội tàu biển Việt Nam cũng phát triển theo
hướng chuyên dụng hóa, đặc biệt, đội tàu container
Việt Nam tĕng trưởng khá tốt từ 19 tàu trong (nĕm
2013) lên 39 tàu (nĕm 2019) [4]. Ngày 23/7/2020,
Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2020/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
171/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ
về đĕng ký, xóa đĕng ký và mua, bán, đóng mới tàu
biển, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức
tham gia vào chuỗi logistics bằng đường biển.
Về khối lượng hàng thông qua cảng biển do đội
tàu Việt Nam vận chuyển đạt 81,2 triệu tấn tĕng
16% so với cùng kỳ nĕm 2018, trong đó khối lượng
hàng container thông qua cảng của đội tàu biển
Việt Nam đạt 1,2 triệu TEU tĕng 5% so với cùng
kỳ nĕm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam
hiện đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận
tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên
dụng như hàng lỏng (LPG), xi mĕng rời,... Hàng
hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng
gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết
bị máy móc, container, xĕng dầu, hàng hoá tổng
hợp. Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu biển nước
ta đang đảm nhận vận chuyển khoảng 7% thị phần
và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á; đội
tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các
tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á,
một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các
tuyến châu Âu [1].
Mặc dù dịch vụ vận tải đường biển là phương thức
vận tải được nhiều khối lượng hàng hóa nhất,
nhưng tại Việt Nam vận tải đường biển chủ yếu là
các loại hàng có giá trị thấp, nên tổng doanh thu
78
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
ngành này vẫn xếp sau vận tải đường bộ. Về phí
xếp dỡ, cung ứng, mặc dù Việt Nam thấp hơn so
với các nước trong khu vực, nhưng phí hoa tiêu,
phí luồng lạch lại cao do hầu hết các cảng biển
của Việt Nam đều nằm trên sông, xa cửa biển.
Theo Ngân hàng Thế giới, mức phí cảng biển của
Việt Nam cao hơn không nhiều so mức trung bình
của các nước trong khu vực, nhưng các khoản phí
ngầm quá lớn và nhiều, mỗi loại phí lại do một cơ
quan quản lý, mỗi cơ quan lại công bố một giá và
tình trạng công bố và thực thi không thống nhất.
b. Về vận tải đường thủy nội địa
Là một quốc gia có mật độ sông và kênh vào loại
lớn trên thế giới (2.360 con sông, kênh lớn nhỏ
với tổng chiều dài khoảng gần 42.000 km). Tổng
chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang quản
lý và khai thác là 17.253 km, trong đó trung ương
quản lý 41% các tuyến đường thủy nội địa quốc
gia. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 280 cảng thủy
nội địa [8]. Hoạt động xếp dỡ hàng hóa và quản
lý cảng, bến thủy nội địa vẫn còn nhiều bất cập,
ngoài một số cảng thủy nội địa của các doanh
nghiệp thuộc các cơ sở liên doanh, hoặc một số
cảng chuyên dùng có dây chuyền thiết bị công
nghệ bốc xếp phù hợp, còn lại hầu hết các bến
thủy nội địa vẫn sử dụng công nghệ bốc xếp lạc
hậu, hệ thống cầu bến thô sơ. Việc đầu tư nâng
cấp hoặc xây dựng các cảng, bến đón trả hành
khách phục vụ hoạt động của tàu khách tốc độ
cao dường như chưa được quan tâm nhiều.
c. Về vận tải đường bộ
Việt Nam có hệ thống đường bộ với tổng chiều
dài toàn hệ thống là 570.448 km, trong đó quốc
lộ là 24.136 km, đường cao tốc là 816km, đường
tỉnh lộ là 25.741 km, đường huyện là 58.347 km,
đường đô thị là 26.953km, đường xã là 144.670 km,
đường thôn xóm là 181.188 km và đường nội đồng
là 108.597 km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên
các tuyến hành lang Bắc - Nam, vùng duyên hải
và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc
theo miền Trung Việt Nam. Hệ thống đường bộ
hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục
chính kết nối mạng lưới giữa các vùng, miền, các
cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, đầu mối
giao thông quan trọng [6]. Mạng lưới đường bộ Việt
Nam kết nối với các nước trong khu vực, bao gồm:
hệ thống đường ASEAN, hệ thống đường châu
Á và hệ thống đường trong Tiểu vùng sông Mê
kông (GMS). Đặc biệt, tháng 7/2020, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP triển khai
Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của
Quốc hội về việc chuyển đổi phương thức đầu tư
một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/
QH14 về chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ
cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn
2017 - 2020; đồng thời, thông qua một số đề xuất
của Bộ Giao thông vận tải để triển khai 3 dự án
thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan
Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án xây dựng
một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc -
Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được
Quốc hội khóa XIV quyết nghị tại Nghị quyết số
117/2020/QH14 ngày 19/6/2020 chuyển đổi từ đầu
tư theo phương thức đối tác công tư sử dụng một
phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công
sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước. Đây là
một lợi thế lớn cho hạ tầng logistics về đường bộ
trong giai đoạn tới.
Hệ thống vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa
bằng các phương tiện di chuyển trên bộ bao gồm:
xe khách, xe bồn, xe fooc, xe container, xe tải, rơ
mooc, sơ mi rơ mooc, Hiện nay, hệ thống này
là sự lựa chọn hàng đầu của những chủ hàng
muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh, Bắc -
Nam, chiếm khoảng 77% tổng lượng vận chuyển
hàng hóa cả nước.
d. Về vận tải đường sắt
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài
là 3.143 km, trong đó có 2.531 km đường chính
tuyến, 612 km đường nhánh và đường ga. Các
tuyến đường sắt Việt Nam hiện nay sử dụng 3 loại
khổ đường (khổ hẹp: 1.000 mm; khổ rộng: 1.435 mm;
khổ lồng: 1.435 mm và 1.000 mm). Đường sắt Việt
Nam hiện gồm 6 tuyến chính: Hà Nội - TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đĕng,
Yên Viên - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá -
Kép - Hạ Long [7]. Đường sắt Việt Nam nối liền với
đường sắt Trung Quốc theo hai hướng, nối với tỉnh
Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và nối với
tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn.
Ngoài ra, đường sắt Việt Nam có tiềm nĕng nối liền
với mạng lưới đường sắt Campuchia, Thái Lan và
Malaysia đến Singapore.
Hệ thống đầu máy, toa xe của đường sắt Việt Nam
hiện có khoảng hơn 300 đầu máy chạy ở cả 3
loại khổ đường; các đầu máy của đường sắt Việt
Nam chủ yếu của Nga, Australia, Mỹ, Trung Quốc,
Rumani, Séc, Ấn Độ, Đức và của Việt Nam. Hiện
Việt Nam còn sử dụng loại đầu máy của Mỹ chế
tạo từ nĕm 1963/1965, loại đầu máy này được coi
là lâu đời nhất; loại mới nhất do Đức chế tạo nĕm
2006 [7]. Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật, kết
cấu hạ tầng của đường sắt Việt Nam hiện nay vẫn
còn ở mức thấp và lạc hậu. Nĕng lực và chất lượng
vận tải đường sắt còn hạn chế, kết nối chưa đồng
bộ với các phương thức vận tải khác nên chưa
phát huy và khai thác có hiệu quả phương thức
vận tải có lợi thế về đường dài và khối lượng lớn.
e. Về vận tải đường hàng không
Thị trường hàng không Việt Nam luôn đạt mức tĕng
trưởng hai con số trong 10 nĕm qua. Theo đánh giá
79
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA),
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 7 trong nhóm các
thị trường hàng không tĕng trưởng nhanh nhất thế
giới về vận tải hàng không quốc tế, với vận tải hành
khách quốc tế đạt 6,9% và vận tải hàng hóa quốc
tế chiếm 6,6%.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 221 tàu bay và 31
trực thĕng, 04 hãng hàng không dân dụng (VNA,
Jetstar Pacific, Vietjet và Bamboo Airway, trong
đó VNA chiếm hơn 50% thị phần. Các hãng hàng
không khai thác 22 sân bay nội địa, 25 đường bay
nội địa, 34 đường bay quốc tế [3]. Trong 22 cảng
hàng không, chỉ có 04 cảng hàng không có nhà ga
hàng hóa riêng biệt, các cảng hàng không còn lại
không có nhà ga hàng hóa, toàn bộ hàng hóa đều
xử lý trong nhà ga hành khách. Đối với hàng hóa
quốc tế, Việt Nam đang sử dụng 03 sân bay quốc
tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng.
Nhiều sân bay của Việt Nam hiện đang trong tình
trạng quá tải và hoạt động hết công suất. Nĕng
lực hệ thống kết cấu hàng không hiện nay đang
thiếu hụt về hạ tầng, cản trở đến kinh tế và du lịch,
nhiều sân bay đang quá tải khi vượt quá công suất
thiết kế.
2.2. Hệ thống chính sách, pháp luật về logistics
Hành lang pháp lý cũng như các chế tài điều chỉnh
sự phát triển thị trường logistics tại Việt Nam
hiện nay tương đối đa dạng. Trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, môi trường pháp lý của Việt
Nam đối với loại hình dịch vụ logistics chịu nhiều
tác động của các quy định pháp luật, tập quán và
thông lệ, cam kết quốc tế và luật pháp trong nước.
a. Chính sách, pháp luật quốc tế điều chỉnh
hoạt động logistics
Hoạt động logistics về vận tải đường biển của Việt
Nam hiện nay chịu sự điều chỉnh của 06 công ước
và nghị định thư quốc tế: Công ước quốc tế thống
nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Công
ước Brussel 1924), có khoảng 90 quốc gia tham
gia công ước này; Nghị định thư sửa đổi Công ước
Brussel (Nghị định thư Visby 1968); Công ước của
Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa đường
biển (quy tắc Hamburg 1978), Đối với vận tải
hàng không, Việt Nam chịu sự điều chỉnh của 05
công ước, nghị định thư và hiệp định: Công ước
Vacsava 1929, Nghị định thư La Haye 1955, Công
ước Montréal 1999, Vận tải đường bộ và vận tải
đường sắt chịu sự điều chỉnh của 05 công ước,
thỏa thuận xuyên biên giới: Hiệp định NAFTA, thỏa
thuận của ASEAN, công ước liên Mỹ, công ước
CMR, công ước CIM, hiệp định SMGS,
Ngoài các công ước, nghị định thư, hiệp định,
thỏa thuận quốc tế, thị trường dịch vụ logistics Việt
Nam còn chịu sự điều chỉnh của các điều ước,
tập quán, cam kết quốc tế: Quy tắc UNCTAD/ICC,
các nguyên tắc của hợp đồng thương mại quốc tế
UNIDROIT, điều kiện thương mại quốc tế (INCON-
TERMS), quy tắc thống nhất chứng từ (UCP 600),
quy tắc phân bổ tổn thất chung, tập quán giải quyết
tranh chấp và các cam kết quốc tế trong các hiệp
định song phương, khu vực và trong WTO của Việt
Nam về mở cửa thị trường logistics như: hiệp định
vận tải qua biên giới GMS, hiệp định khung ASEAN
và nhiều cam kết trong WTO.
b. Chính sách pháp luật trong nước điều chỉnh
hoạt động logistics
Hoạt động dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay chịu
sự điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ luật Dân sự nĕm
2015, Luật Thương mại nĕm 2005, Nghị định số
163/2017/NĐ-CP. Nĕm 2019, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019
về xây dựng Đà Nẵng thành một trong những
trung tâm kinh tế lớn của cả nước và Đông Nam Á
với vai trò là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công
nghiệp công nghệ cao. Nghị quyết số 45-NQ/TW
ngày 24/01/2019 về phát triển Hải Phòng thành
thành phố công nghiệp, tạo động lực phát triển của
vùng Bắc Bộ, có kết cấu giao thông phát triển nối
với khu vực, là trọng điểm dịch vụ logistics, đào
tạo, nghiên cứu, kinh tế biển. Đồng thời, Bộ Công
Thương đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT
ngày 26/3/2019 phê duyệt kế hoạch cải thiện chỉ
số hiệu quả Logistics của Việt Nam từ nay đến
nĕm 2025 lên 5-10 bậc nhằm cải thiện môi trường
kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao nĕng lực
cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ logistics của
Việt Nam. Bộ Tài chính đã có Quyết định số 876/
QĐ-BTC ban hành kế hoạch triển khai các giải
pháp nâng cao xếp hạng chỉ số giao dịch thương
mại qua biên giới của Việt Nam giai đoạn 2019 -
2021. Ngoài ra, các địa phương như thành phố Hải
Phòng, tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh
cũng đã ban hành nhiều kế hoạch thực hiện đề
án phát triển ngành logistics đến nĕm 2025, định
hướng đến nĕm 2030.
Ngoài ra, ngày 07/6/2019, Thủ tướng Chính phủ
đã ký Quyết định số 703/QĐ-TTg phê duyệt đề án
xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng
phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các
hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng
công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải
tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa
và dịch vụ của doanh nghiệp. Theo đó, phát triển
thị trường vận tải hàng hóa theo hướng phát huy
lợi thế của từng phương thức vận tải, gắn với
nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để giảm thị phần vận tải
đường bộ, tĕng thị phần vận tải đường sắt, đường
thủy nội địa, đường biển, đồng thời tĕng cường kết
nối giữa các phương thức vận tải để phát triển vận
tải đa phương thức và dịch vụ logistics chất lượng
80
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
cao. Đồng thời, ngày 26/02/2019 Chính phủ cũng
đã ký Nghị định thư sửa đổi Nghị định thư ngày
10/10/2005 thực hiện “Hiệp định vận tải đường bộ
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia” và
“Phụ lục sửa đổi Điều 6 và Điều 17 Hiệp định giữa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận
tải đường thủy”.
Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu,
việc thúc đẩy phát triển vận tải và nâng cao chất
lượng dịch vụ vận tải là một trong những giải pháp
quan trọng để xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh
theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết
nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng
áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí
vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng
hóa và dịch vụ của doanh nghiệp theo Quyết định
số 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo
đó ưu tiên tập trung phát triển những hạ tầng lớn,
hiện đại, có sức lan tỏa: (i) Nâng cấp Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng Cảng hàng
không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc - Nam phía
đông, một số đoạn tuyến quan trọng thuộc đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Xây dựng các
phương án quy hoạch kết nối đường sắt vào các
cảng biển đầu mối, bao gồm các tuyến đường sắt
đầu tư mới để triển khai thực hiện đầu tư ngay khi
có điều kiện.(ii) Nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải container đường thủy nội địa và
các dịch vụ logistics tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ,
c. Chính sách, pháp luật khác liên quan đến
logistics
Bên cạnh các chính sách trên, có nhiều chính sách
liên quan tác động đến hoạt động logistics, có thể
kể đến như: Luật Đường sắt nĕm 2017; Luật Giao
thông đường bộ nĕm 2008; Bộ luật Hàng hải nĕm
2015; Luật Hải quan nĕm 2014; Luật Hàng không
dân dụng nĕm 2006, sửa đổi nĕm 2014; Luật Giao
thông đường thủy nội địa nĕm 2004, sửa đổi nĕm
2014, Luật Quản lý ngoại thương nĕm 2017, Kế
hoạch triển khai các giải pháp nâng cao xếp hạng
chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới của Việt
Nam giai đoạn 2019-2021; quyết định về danh mục
hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại
cửa khẩu nhập; công bố danh mục cảng cạn (ICD)
Việt Nam; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về các hệ thống ngĕn ngừa ô nhiễm biển của tàu...
Do đặc điểm là một chuỗi gồm nhiều loại hình
dịch vụ, nên dịch vụ logistics được điều chỉnh bởi
nhiều quy định pháp luật khác nhau. Các vấn đề,
khía cạnh phát sinh trong hoạt động logistics rất
đa dạng và phức tạp, nên hệ thống vĕn bản đầy
đủ điều chỉnh vấn đề này phải quy định vô cùng
chi tiết và chặt chẽ. Các quy định trên đã tạo nên
bộ khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ logistics như:
Định nghĩa, phân loại, điều kiện kinh doanh, quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng
dịch vụ logistics, giới hạn trách nhiệm,
2.3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
Theo thống kê từ Cục Quản lý đĕng ký kinh doanh
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng các doanh
nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ
logistics đến hết nĕm 2018 là khoảng 23.000
doanh nghiệp, trong đó 3.000 doanh nghiệp có
hoạt động logistics quốc tế, chủ yếu tập trung ở
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận (khoảng 70%) [1]. Hầu hết các doanh nghiệp
này là thành viên của các hiệp hội liên quan đến
logistics của Việt Nam như: Hiệp hội Doanh nghiệp
dịch vụ logistics Việt Nam (VLA); Hiệp hội Vận tải ô
- tô Việt Nam (VATA); Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
(VPA); Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC); Hiệp
hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA);
Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hội Cảng - Đường thuỷ
- Thềm lục địa Việt Nam (VAPO).
Trong 3.000 doanh nghiệp có hoạt động logistics
quốc tế, VLA có khoảng 10 - 15% tổng số thành viên
tham gia cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam
nhưng đại diện trên 60% thị phần cả nước. Nhìn
chung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ logistics có quy mô vốn đĕng ký nhỏ cũng
như quy mô lao động hạn chế. Theo kết quả thống
kê của VLA, hiện vẫn có tới 90% doanh nghiệp dịch
vụ logistics có vốn điều lệ đĕng ký dưới 10 tỷ đồng.
Quy mô doanh nghiệp hạn chế là một trong những
rào cản cho doanh nghiệp khi cung cấp chuỗi dịch
vụ logistics hiệu quả, cạnh tranh trên cả thị trường
nội địa lẫn thị trường khu vực và thế giới.
3. NĔNG LỰC VÀ CHI PHÍ LOGISTICS TẠI
VIỆT NAM
3.1. Nĕng lực của các doanh nghiệp dịch vụ
logistics
Trong các tiêu chí đánh giá chỉ số nĕng lực quốc gia
về Logistics (Logistics performance index - LPI) của
Ngân hàng Thế giới, nĕm 2018, Việt Nam được xếp
hạng 39/160 nước điều tra, tĕng 25 bậc so với xếp
hạng 64 nĕm 2016. Trong đó, chất lượng dịch vụ và
khả nĕng theo dõi hàng hoá là những chỉ số được
cải thiện tốt nhất (tĕng tương ứng là 29 bậc và 41
bậc). Nĕm 2019, vận tải hàng hóa đạt 1684,1 triệu
tấn, tĕng 9,7% so với nĕm trước và 322,2 tỷ tấn/km,
tĕng 7,8%, trong đó vận tải trong nước đạt 1.650
triệu tấn, tĕng 9,8% và 179,4 tỷ tấn/km, tĕng 10,4%;
vận tải ngoài nước đạt 34,1 triệu tấn, tĕng 4,3% và
142,8 tỷ tấn/km, tĕng 4,7%. Dự kiến thị trường vận
81
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
chuyển hàng hóa và logistics Việt Nam sẽ đạt mức
doanh thu 113,32 tỷ USD vào nĕm 2022, với tốc
độ CARG là 16,56% [1]. Điều này phản ánh phần
nào nĕng lực hoạt động của các doanh nghiệp dịch
vụ logistics Việt Nam đã có những bước thay đổi
và cải thiện đáng kể. Sự cải thiện này một phần
bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức của doanh
nghiệp trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ
thông tin trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Tỷ lệ ứng
dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này đã
tĕng từ 15 - 20% nĕm 2015 - 2016 lên 40 - 50%
nĕm 2016 - 2017. Kết quả đánh giá các tiêu chí
khác nhau trong nĕng lực hoạt động logistics của
Việt Nam chủ yếu dựa trên sự đánh giá mang tính
định tính của các nhà giao nhận vận tải, các công
ty vận chuyển, logistics quốc tế hiện đang có mối
quan hệ thương mại với Việt Nam.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nĕm
2018 được đánh giá là cải thiện hơn rất nhiều so
với nĕm 2016, song vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn
đề cần xem xét. Chẳng hạn, nếu xét theo các chỉ
tiêu cụ thể để đánh giá tổng hợp nĕng lực logistics
quốc gia của Việt Nam nĕm 2018, thì các chỉ tiêu
liên quan đến “giao hàng quốc tế” (thể hiện mức độ
dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả
cạnh tranh); “đúng lịch” (giao hàng đúng hạn/giao
hàng thành công) mới được cải thiện ở mức độ hạn
chế. Có thể nói, một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên là công tác tổ chức giao nhận
vận chuyển, lưu trữ hàng hoá và các dịch vụ phụ
trợ khác trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics
chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, nếu so với các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Thái
Lan (quốc gia nằm trong khu vực, có nhiều điều
kiện tương đồng với Việt Nam) về thời gian hoàn
thành đơn hàng của các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics của Việt Nam, thì nĕng suất hoạt
động và mức độ tin cậy trong giao hàng của các
doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam vẫn còn có
khoảng cách nhất định. Đặc biệt khoảng cách này
là rất lớn khi so sánh với hiệu suất hoạt động của
các doanh nghiệp dịch vụ logistics của Đức (nĕm
2018). Trong khi đó, từ hơn 31 doanh nghiệp dịch
vụ logistics lớn của Việt Nam ta thấy, nĕng lực của
doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam được thể
hiện bởi 3 yếu tố: thời gian (25%), chi phí (32%),
độ tin cậy (43%). Các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics Việt Nam đang tập trung vào tạo dựng
lòng tin với khách hàng (reliability) hơn là chi phí và
thời gian. Đây có thể là xu hướng tốt vì nếu không
có khách hàng thì không doanh nghiệp nào có thể
tồn tại, đây cũng là xu hướng chung của phát triển
logistics và chuỗi cung ứng Việt Nam hiện nay.
Bảng 1. Mức độ đáp ứng các đơn hàng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
Tiêu chí Việt Nam Thái Lan Đức
Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển và hàng không
- Khoảng cách 43 km 300 km 212 km
- Thời gian hoàn thành đơn hàng 2 ngày 4 ngày 2 ngày
Tiêu chí Việt Nam Thái Lan Đức
Nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và hàng không
- Khoảng cách 447 km 300 km 560 km
- Thời gian hoàn thành đơn hàng 9 ngày 18 ngày 2 ngày
Nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ
- Khoảng cách 56 km 300 km 350 km
- Thời gian hoàn thành đơn hàng 3 ngày 5 ngày 2 ngày
Tỷ lệ các chuyến hàng đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra 83% 93% 95%
Nguồn: https://lpi.worldbank.org/domestic/performance/2018
Nếu xét theo thu nhập, Việt Nam có thứ hạng đứng
đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao
nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình
thấp. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng
thứ 3 sau Singapore (hạng 7 với 4,00 điểm) và Thái
Lan (hạng 32 với 3,41 điểm). Singapore là nước
phát triển có thu nhập cao và luôn nằm trong TOP
những nước đứng đầu thế giới về xếp hạng LPI,
trong khi Thái Lan là nước xếp thứ hai về LPI trong
nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Kết quả chỉ
số LPI và các chỉ số thành phần cho thấy, những
tiêu chí về hạ tầng, thông quan, nĕng lực (là những
yếu tố đầu vào có thể điều chỉnh được bằng cơ chế
chính sách và pháp luật) thường có số điểm thấp
hơn so với các tiêu chí đầu ra của chuỗi cung ứng
(giao hàng, truy xuất, thời gian).
82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
Bảng 2. Xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm
Năm Xếp hạng
Điểm
số
Thông
quan
Hạ
tầng
Giao
hàng
Năng
lực
Truy
xuất
Thời
gian
2007 53 2,89 2,89 2,50 3,00 2,80 2,90 3,22
2010 53 2,96 2,68 2,56 3,04 2,89 3,10 3,44
2012 53 3,00 2,65 2,68 3,14 2,68 3,16 3,64
2014 48 3,15 2,81 3,11 3,22 3,09 3,19 3,49
2016 64 2,98 2,75 2,70 3,12 2,88 2,84 3,50
2018 39 3,27 2,95 3,01 3,16 3,40 3,45 3,67
Nguồn: Bộ Công Thương, 2019
Như vậy, tính từ lần đầu tiên được xếp hạng vào
nĕm 2007, đến nay chỉ số hiệu quả logistics của
Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bâc. Nĕm 2007,
chỉ số LPI Việt Nam đạt 2,89 điểm, đứng thứ 53
trên thế giới, thấp hơn 1,3 điểm so với nước đứng
đầu là Singapore (4,19 điểm). Trong các tiểu chỉ
số thành phần, tiêu chí về thời gian đạt điểm cao
nhất (3,22 điểm), thấp nhất là hạ tầng (chỉ đạt 2,5
điểm). Giai đoạn từ nĕm 2007 - 2014, mặc dù
thứ hạng LPI của Việt Nam trên thế giới thay đổi
không nhiều (giữ nguyên xếp hạng 53 qua các
nĕm 2007, 2010, 2012 và tụt xuống hạng 48 nĕm
2014) nhưng điểm số LPI tĕng mạnh từ 2,89 lên
3,15 điểm. Hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho hoạt
động dịch vụ logistics có sự tiến bộ rõ rệt từ 2,50
lên 3,11 điểm, đồng thời, các tiêu chí về nĕng lực
cạnh tranh, chi phí liên quan đến giao hàng, và khả
nĕng theo dõi và truy xuất các lô hàng cũng có sự
cải thiện rõ rệt. Điểm số Thông quan giảm nhẹ từ
2,89 xuống 2,81 điểm.
Sau một giai đoạn dài tĕng liên tiếp, đến nĕm 2016,
điểm số LPI của Việt Nam sụt giảm mạnh từ 3,15
điểm (2014) xuống còn 2,98 điểm, thứ hạng tụt
16 bậc từ hạng 48 xuống hạng 64. Ngoài tiêu chí
về thời gian gần như không thay đổi, điểm số các
thành phần khác sụt giảm mạnh. Sự giảm điểm
này không hàm ý rằng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
kém hơn trước hay thủ tục hải quan phiền hà hơn
trước, mà là những bước tiến của logistics Việt
Nam trong thời gian qua chưa làm hài lòng người
sử dụng dịch vụ.
Nĕm 2018 được coi là một nĕm thành công với
logistics Việt Nam. Xếp hạng của Việt Nam trên hế
giới nhảy vọt 25 bậc, từ vị trí 64 (2016) lên hạng
39; điểm số LPI tĕng mạnh từ 2,98 lên 3,27 điểm.
Tất cả 6 tiêu chí đánh giá LPI nĕm 2018 đều tĕng
vượt bậc, trong đó mức tĕng cao nhất là nĕng lực
chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tĕng 29 bậc về
thứ hạng và 0,55 điểm về điểm số) và khả nĕng
theo dõi, truy xuất hàng hóa (xếp hạng 34, tĕng
41 bậc về thứ hạng và 0,61 điểm về điểm số. Các
tiêu chí đánh giá tĕng rất tốt là thông quan (xếp
hạng 41, tĕng 23 bậc), Kết cấu hạ tầng logistics
(xếp hạng 47, tĕng 23 bậc). Các tiêu chí thời gian
giao hàng (xếp hạng 40, tĕng 16 bậc) và tiêu chí
về giao hàng quốc tế (xếp hạng 49, tĕng 1 bậc)
cũng có sự cải thiện. Điều này phản ánh thực trạng
về cải thiện nĕng lực của doanh nghiệp thông
qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực
logistics, đồng hời, là kết quả của những nỗ lực cải
cách của Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường
kinh doanh, nâng cao nĕng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh
vực dịch vụ logistics nói riêng cũng như nỗ lực cải
thiện từ nội tại bản thân doanh nghiệp. Thời gian
này, cơ chế chính sách về logistics đã từng bước
được hoàn thiện với việc ban hành các vĕn bản
quan trọng như Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày
14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế
hoạch hành động nâng cao nĕng lực cạnh tranh và
phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến nĕm 2025;
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017
của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ
logistics; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các
giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu
quả hệ thống hạ tầng giao thông.
3.2. Chi phí logistics
Chi phí logistics của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam
thường bao gồm: chi phí vận tải; chi phí kho bãi;
chi phí hàng dự trữ và chi phí hành chính.
Theo thống kê của VLA, nĕm 2019, chi phí vận tải
(chi phí nhân công, chi phí xĕng dầu và chi phí bảo
dưỡng) trung bình chiếm khoảng 8,6% doanh thu,
với một doanh nghiệp điển hình thì chi phí vận tải
chiếm khoảng 7%, mức chi phí vận tải thấp nhất
chỉ chiếm 0,8% và lớn nhất lên đến 45% doanh thu.
Trong tổng chi phí logistics, chi phí vận tải thường
chiếm 60-70%. Chi phí nhân công trong chi phí vận
tải có tác động không lớn tới chi phí vận tải của
doanh nghiệp. Theo thống kê của VLA, trong thời
gian gần đây, mặc dù chi phí dành cho nhân công
vận tải tĕng lên, nhưng tổng chi phí vận tải không
phải là quá cao so với tổng chi phí logistics và so
83
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
với doanh thu. Chi phí xĕng dầu, bảo dưỡng có
tác động lớn đến chi phí vận tải, một sự gia tĕng
nhỏ trong chi phí xĕng dầu cũng có thể dẫn tới gia
tĕng chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt khi
quãng đường vận chuyển cần thiết càng xa, chủ
yếu là do điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn
nhiều hạn chế và các thủ tục hải quan còn nhiều
bất cập và các gánh nặng thuế, phí cũng là các yếu
tố làm cho chi phí vận tải gia tĕng.
Chi phí kho bãi trung bình chiếm khoảng 5,7%
doanh thu, với một doanh nghiệp điển hình thì chi
phí kho hàng chiếm khoảng 5%, mức chi phí kho
hàng thấp nhất chỉ chiếm 0,5% và lớn nhất lên đến
20% doanh thu. Yếu tố khiến chi phí kho bãi chiếm
tỷ trọng cao trong tổng chi phí logistics là chi phí
cho nhân lực thực hiện các công việc kho bãi, các
doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, sử dụng EDI
(Electronic Data Interchange - Trao đổi dữ liệu điện
tử), RFID (Radio Frequency Identification - Nhận
dạng qua tần số vô tuyến), chủ yếu sử dụng điện
thoại/tin nhắn, thư điện tử/fax, website, mạng nội
bộ, mã số vạch. Tình trạng trang bị công nghệ còn
hạn chế chủ yếu là do phần lớn các doanh nghiệp
đều có quy mô vốn đầu tư nhỏ, trong khi chi phí
đầu tư cũng như chi phí cho việc ứng dụng và triển
khai công nghệ thông tin là rất lớn. Do vậy, hiện tại
gần 3/4 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có
thuê ngoài dịch vụ kho bãi.
Chi phí hàng dự trữ trung bình chiếm khoảng 5,6%
doanh thu, với một doanh nghiệp điển hình thì chi
phí hàng dự trữ chiếm khoảng 5%, mức chi phí hàng
dự trữ thấp nhất chỉ chiếm 0,4% và lớn nhất chiếm
đến 21% doanh thu. Chi phí này chịu ảnh hưởng
của yếu tố tạo ra chi phí như thời gian tái đặt hàng,
thời gian giao hàng và thời gian lưu kho. Theo VLA,
nguyên nhân làm tĕng chi phí hàng dự trữ là do 1/4
số doanh nghiệp có thời gian giao hàng trung bình
14 ngày, thời gian lưu kho là 21 - 29 ngày.
Hình 1. Chi phí logistics của doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh
Nguồn: Bộ CôngThương, 2019
Ngoài các chi phí chính nêu trên, chi phí quản lý
của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trung
bình chiếm khoảng 2% doanh thu, với một doanh
nghiệp điển hình thì chi phí quản lý chiếm khoảng
1,8%, mức chi phí quản lý thấp nhất chỉ chiếm
0,2% và lớn nhất chiếm đến 8% doanh thu. Tổng
chi phí logistics trung bình chiếm khoảng 21,9%
doanh thu, với một doanh nghiệp điển hình thì tổng
chi phí logistics chiếm khoảng 19,3% doanh thu,
tổng chi phí logistics thấp nhất chỉ chiếm 1,9% và
lớn nhất lên đến 88% doanh thu (trong đó chiếm
tỷ lệ cao nhất trên tổng doanh thu của các doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ logistics là chi phí hàng dữ
trữ: 3,51%).
4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĔNG LỰC
VÀ CHI PHÍ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CUNG
CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS
4.1. Nhân tố từ môi trường bên ngoài
a. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ
cho nhu cầu vận tải
Quy hoạch cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam
còn mang tính rời rạc và thường tập trung vào các
phương thức đơn lẻ. Quy hoạch kết nối các đầu
mối logistics hay quy hoạch vận tải đa phương thức
còn đang rất hạn chế. Hiện nay, Việt Nam chưa có
quy hoạch nào kết nối giữa đường bộ và đường
thuỷ, các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn xếp dỡ
hàng hóa của hai phương thức này cũng chưa
được thống nhất. Đầu tư cho hạ tầng giao thông
Việt Nam vẫn chủ yếu cho đường bộ, hơn là các
phương thức vận tải có sức chuyên chở lớn và giá
cả cạnh tranh như vận tải thuỷ nội địa, đường sắt.
Chính điều này đã hạn chế sự lựa chọn phương
thức vận tải và tạo ra nhiều điểm tắc nghẽn trong
chuỗi dịch vụ logistics, làm gia tĕng chi phí logistics
cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vào những dịp cao
điểm trong nĕm, vận tải hành khách được ưu tiên
hơn vận tải hàng hóa, đây là nguyên nhân gây trì
hoãn trong vận chuyển hàng hóa, dẫn tới gia tĕng
chi phí lưu kho.
b. Cơ chế chính sách
Trong thời gian gần đây, Nhà nước đã ban hành
khá đầy đủ chính sách, pháp luật điều chỉnh các
hoạt động logistics. Bên cạnh Luật Thương mại
2005 dành 8 điều để quy định cụ thể về dịch vụ
logistics, chúng ta còn có nhiều luật chuyên ngành
khác như: Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân
dụng, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt,...
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thông qua nhiều quy
hoạch, chiến lược phát triển liên quan đến ngành
dịch vụ logistics cho các thời kỳ đến nĕm 2020, tầm
nhìn đến nĕm 2030. Tuy nhiên, cơ chế chính sách
pháp luật hiện hành về dịch vụ logistics ở Việt Nam
vẫn chưa tạo được mối liên kết ngang giữa các Bộ
ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này
phát triển. Hầu hết các chiến lược, quy hoạch tổng
thể về phát triển các dịch vụ logistics của chính phủ
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
mới dừng ở cấp chiến lược, tầm nhìn dài hạn, chưa
có quy hoạch chi tiết cho loại hình dịch vụ này. Một
số địa phương, thành phố lớn của cả nước - nơi
có nhiều tiềm nĕng để phát triển dịch vụ logistics
như: Hải Phòng, Hà Nội, Vũng Tàu hay Thành phố
Hồ Chí Minh, quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ
logistics vẫn còn chưa thực sự hợp lý và khoa học.
Cụ thể, mặc dù chúng ta đã có quy hoạch vị trí, quy
mô các cảng, các trung tâm logistics,... nhưng lại
chưa đề cập quy hoạch hệ thống đường dẫn hay
hạ tầng giao thông kết nối đến các khu vực này.
Ngay ở khu vực phía Nam, nơi kinh tế phát triển
cao trong 10 nĕm qua, nhưng do hạn chế trong
công tác lập kế hoạch và thiếu đầu tư, nên thường
xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa
ngõ ra vào các cảng lớn. Tất cả các bất cập này
đã góp phần làm tĕng chi phí logistics của doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp dịch vụ logistics
nói riêng.
Mặt khác, các doanh nghiệp logistics hiện nay phải
chịu ít nhất 13 loại thuế, phí như: thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế giá trị gia tĕng (GTGT), thuế thu nhập
doanh nghiệp, phí bình ổn xĕng dầu, phí bảo vệ
môi trường, phí cầu đường, Các loại thuế này có
xu hướng ngày càng tĕng cao, trong đó thuế GTGT
tĕng từ 5% đến 10%, thuế thu nhập doanh nghiệp
tĕng từ 20% đến 25%; đồng thời thủ tục hải quan
rườm rà, chưa minh bạch, quy định chồng chéo,
gây lãng phí nhiều thời gian và chi phí đã gia tĕng
chi phí vận tải và chi phí logistics nói chung cho các
doanh nghiệp.
4.2. Nhân tố từ bên trong doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ logictics
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ logistics của Việt Nam đang bị hạn chế rất nhiều
ở quy mô vốn hoạt động. Theo khảo sát của VLA
nĕm 2017, có tới gần 70% doanh nghiệp logistics
Việt Nam không có tài sản và chỉ 16% đầu tư trang
thiết bị, phương tiện vận tải; 4% đầu tư vào kho
bãi, cảng,... còn lại phải thuê ngoài. Do vậy, các
doanh nghiệp chưa đủ khả nĕng áp dụng các trang
thiết bị hiện đại như hệ thống EDI, mã vạch, RFID,
ERP vào quản lý, dẫn đến chi phí cho việc sử dụng
nhân lực còn nhiều. Bên cạnh đó, với quy mô như
vậy, các doanh nghiệp logistics rất khó có thể khai
thác được tính hiệu quả kinh tế về quy mô, vốn là
điểm mạnh của hoạt động khai thác vận tải và kho
bãi. Thông thường, các doanh nghiệp chỉ dừng ở
việc cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ, đơn nhất trong
chuỗi dây chuyền cung ứng với giá trị gia tĕng thấp.
Ngoài khó khĕn về vốn, doanh nghiệp logistics Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình thiếu đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lao động được đào
tạo bài bản trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Theo
kết quả khảo sát của VLA, số lao động được đào
tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng
5-7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh
vực này. Các kiến thức liên quan đến ngoại ngữ và
ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên trong
doanh nghiệp còn thiếu và yếu.
5. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHẰM
TỐI ƯU CHI PHÍ VÀ CẢI THIỆN NĔNG LỰC
LOGISTICS
Một là, áp dụng công nghệ thông tin và mô hình
kỹ thuật giảm chi phí logistics: Các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay chủ
yếu vẫn áp dụng các phương pháp truyền thống
trong hoạt động quản lý, gây ra nhiều khó khĕn
trong việc quản lý như mất thời gian, thủ tục rườm
rà, sai sót trong xử lý số liệu và chi phí cao. Vì thế
doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận
với những tiến bộ trong công nghệ thông tin được
áp dụng thành công trong các doanh nghiệp trên
thế giới như hệ thống Manufacturing Execution
Systems (hệ thống phần mềm điều hành sản xuất),
kỹ thuật Cross-docking, mô hình Efficient Consumer
Response (đáp ứng khách hàng hiệu quả), Điều
này không chỉ giúp phát triển hoạt động logistics
nội bộ doanh nghiệp, công nghệ thông tin cũng là
chìa khóa để giúp các doanh nghiệp liên kết với
nhau thành một khối thống nhất, cùng nhau phát
triển và bền vững hơn. Công nghệ thông tin sẽ giúp
doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng, góp
phần thực hiện tối ưu hóa chi phí logistics.
Hai là, giảm chi phí vận tải: Chi phí vận tải là thành
phần chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí logistics,
do đó ngoài biện pháp vĩ mô của Nhà nước, doanh
nghiệp nên lựa chọn phương thức vận tải thích
hợp với đặc điểm của từng loại hàng hóa hoặc tiến
hành thuê ngoài nhằm tận dụng tính nĕng chuyên
nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ vận tải sẽ góp
phần giảm chi phí.
Ba là, liên kết doanh nghiệp: Các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp sản xuất,
xuất nhập khẩu Việt Nam cần chủ động liên kết với
nhau để chuyên môn hóa, tận dụng các thế mạnh,
tránh chi phí không cần thiết cho việc tự mỗi doanh
nghiệp thực hiện các hoạt động logistics.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực: Đây là vấn đề
vô cùng quan trọng không những đối với doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ logistics mà còn đối với
cả doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Nguồn
nhân lực tốt sẽ nâng cao được nĕng lực, tĕng khả
nĕng cạnh tranh và thị phần của doanh nghiêp.
Doanh nghiệp nên có sự phối kết hợp với các cơ
sở đào tạo, tham gia vào quá trình đào tạo để được
ưu tiên tuyển nhân sự tốt.
Nĕm là, xây dựng hệ thống tiêu chí về chi phí
logistics và nĕng lực logistics của doanh nghiệp:
Tiêu chí là công cụ theo dõi kết quả tối ưu chi phí,
nâng cao nĕng lực logistics sát sao nhất. Đối với
85
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 3 (70) 2020
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics, tiêu chí đo
lường hiệu quả đó là chi phí, thời gian, độ tin cậy.
Do vậy, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics
phải xây dựng các tiêu chí đánh giá gần tương
đồng với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Các
tiêu chí này phải được sử dụng các bộ công cụ
đo lường chính xác dựa trên công nghệ thông tin
để xác định hiệu quả, không được đo lường qua
cảm tính bằng các bảng hỏi thông thường. Do vậy,
xây dựng hệ thống tiêu chí về nĕng lực và chi phí
logistics là một nhiệm vụ lớn cho các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam trong thời
gian tới.
6. KẾT LUẬN
Logistics được xem là chìa khoá nâng cao sự cạnh
tranh xuất nhập khẩu hàng hóa, chi phí sử dụng
dịch vụ logistics cao, sẽ làm giảm khả nĕng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước khác.
Thời gian gần đây, Chính phủ đã nỗ lực cải cách và
kiến tạo môi trường kinh doanh nói chung và lĩnh
vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng. Tuy vậy,
ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu,
chi phí logistics còn cao, tiềm lực tài chính của các
doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, tổ chức
mạng lưới toàn cầu, ứng dụng thông tin còn hạn
chế. Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các doanh
nghiệp dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, cần
thúc đẩy kết nối phát triển logistics theo hành lang
kinh tế và triển khai giải pháp ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin, mô hình kinh tế chia sẻ trong
logistics để tiết kiệm nguồn lực và giảm chi phí. Để
làm được điều đó, Việt Nam cần đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng có tính kết nối như xây dựng, đường,
cảng, sân bay; hiện đại hoá phương tiện cơ giới để
nâng cao chất lượng vận chuyển hàng hoá, hiện đại
hoá các hoạt động kiểm soát hàng hoá, đơn giản
hoá thủ tục,... Đây là những yếu tố hết sức cần thiết
trong hoạt động logistics nhằm gia tĕng nĕng lực và
giảm chi phí, tĕng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Công Thương (2019), Báo cáo logistic 2018-2019, Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội.
[2]
Bộ Công Thương (2020), Báo cáo tình hình
thị trường logistics ASEAN- Xây dựng Hệ thống
cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics,
Hà Nội.
[3] https://baogiaothong.vn/ca-nuoc-co-them-41-tau-bay-trong-nam-2019-d446844.html.
[4]
h t t p : / / d o c u m e n t s 1 . w o r l d b a n k . o r g /
curated/en/165301554201962827/pdf/
Strengthening-Vietnam-s-Trucking-Sector-
Towards-Lower-Logist ics-Costs-and-
Greenhouse-Gas-Emissions.pdf.
[5]
bao-cao-thi-truong-logistics-asean-so-
thang-1-2020.
[6]
[
hoi/2019-12-13/phat-trien-giao-thong-duong-
bo-hien-dai-tang-tinh-ket-noi-80279.aspx].
[7] https://tapchiduan.info/tong-quan-ve-he-thong-duong-sat-quoc-gia/.
[8] https://vantaibactrungnam.com.vn/tin-tuc/tin-tuc-van-tai/page/4/.
[9]
https ://v i racresearch .com/industry/
bao-cao-chuyen-sau-nganh-logistic-q1-
2020+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn.
[10]
World Bank (2013), Global Economics Monitơr,
Commodities,
data-catalog/global-economic-monitơr.
Nguyễn Minh Tuấn
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Năm 1999: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế và xã hội, Tài chính
- Ngân hàng
+ Năm 2005: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh
+ Năm 2015: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính,
Trưởng khoa Kinh tế
- Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế, xã hội
- Điện thoại: 0912795162
- Email: minhtuancnsd@yahoo.com
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- logistics_tai_viet_nam_tiep_can_tu_goc_do_nang_luc_va_chi_ph.pdf